Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐÁNH GIÁ mức độ PHÙ hợp của hệ THỐNG QUẢN lý CHẤT LƯỢNG của TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG SO với ISO 9001 2008 và 10 TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH của BỘGIÁO dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 110 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

DANH THỊ HOÀNG OANH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG SO VỚI ISO 9001:2008 VÀ 10
TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

TP. HCM – NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

DANH THỊ HOÀNG OANH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG SO VỚI ISO 9001:2008 VÀ 10
TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.NGUYỄN KIM ĐỊNH

TP. HCM – NĂM 2015

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những
kết quả và số liệu phân tích trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một
công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của số liệu và
các nội dung khác trong luận văn của mình.
Kiên Giang, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Danh Thị Hoàng Oanh

ii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và các Thầy,
Cô trong khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Tài chính Marketing đã truyền đạt kiến

thức cho tôi trong suốt quá trình học cao học.
Đặc biệt là TS. Nguyễn Kim Định, Cô đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động
viên tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cám ơn Quý Thầy, Cô, các anh, chị trong và ngoài trƣờng và các bạn
sinh viên Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đã tham gia vào quá trình khảo sát
và đóng góp ý kiến. Tất cả các thông tin mà Quý Thầy, Cô, các anh, chị và các bạn
cung cấp đều rất thiết thực và hữu ích cho quá trình nghiên cứu của tôi.
Trong quá trình thực hiện, bản thân mặc dù đã tham khảo nhiều tài liệu, trân
trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của Cô và bạn bè để hoàn thiện luận văn
nhƣng cũng không thể tránh khỏi sai xót. Rất mong nhận đƣợc những thông tin đóng
góp, phản hồi từ quý Thầy, Cô, các anh, chị và các bạn.
Xin chân thành cám ơn./.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vi
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. x
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................... 3
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI .................................................. 5
8. DỰ KIẾN KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG VÀ NHỮNG YÊU
CẦU CỦA ISO 9001: 2008 VÀ 10 TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............................................................................ 7
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG VÀ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG TRONG ĐÀO TẠO ....................................................... 7
1.1.1. Một số khái niệm về chất lƣợng và đặc điểm của chất lƣợng ............................... 7
1.1.2. Quản lý chất lƣợng ............................................................................................... 8

iv


1.1.2.1. Một số khái niệm về quản lý chất lƣợng: (Quality Management system –
QMS) .............................................................................................................................. 8
1.1.2.2. Một số phƣơng pháp quản lý chất lƣợng .......................................................... 10
1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG VÀ ISO 9001:2008 ................................................... 13
1.3. CHẤT LƢỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG ........................... 17
1.3.1. Chất lƣợng giáo dục............................................................................................. 17
1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học ............................................... 20
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG ....................... 23
2.1. TỔNG QUAN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG .............. 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 23

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang ............. 24
2.1.3. Các Ngành nghề đào tạo tại Trƣờng .................................................................. 25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trƣờng ............................................................ 27
2.1.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy .............................................................. 29
2.1.6. Kết quả đạt đƣợc .......................................................................................................... 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG. ................................................................ 34
2.2.1. Một số quan điểm về đảm bảo chất lƣợng của Nhà Trƣờng ............................... 34
2.2.2. Nhận xét chung ............................................................................................................ 38
2.3. THUẬN LỢI .......................................................................................................... 39
2.4. KHÓ KHĂN ........................................................................................................... 40
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 41
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG SO VỚI 10 TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ ISO 9001:2008 ........................................... 42
3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ................................... 42
3.1.1. Mục đích đánh giá .............................................................................................. 42
3.1.2. Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................................... 42

v


3.2. QUY MÔ KHẢO SÁT .......................................................................................... 42
3.2.1. Kỹ thuật tiến hành ............................................................................................... 43
3.2.2. Phƣơng pháp tính toán ......................................................................................... 44
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .......................................................................................... 44

3.3.1. Kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng cao
đẳng...................................................................................................................44
3.3.2. Nhận xét kết quả đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng của Bộ Giáo dục

và đào tạo ...................................................................................................................... 52
3.3.3. Đánh giá theo các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ............................... 55
3.3.4. Nhận xét bảng đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ...................................... 58
3.3.5. So sánh các mức độ đáp ứng ............................................................................... 58
3.3.6. Kết quả đánh giá từ phiếu thăm dò mức hài lòng của sinh viên ............................. 59
3.3.7. Nhận xét đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chƣơng trình đào tạo ........... 60
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KIÊN GIANG .............................................. 61
3.4.1. Hoàn thiện về chƣơng trình đào tạo ................................................................... 61
3.4.2. Bồi dƣỡng đào tạo cán bộ quản lý, giảng viên ................................................... 62
3.4.3. Hoàn thiện thƣ viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ............................. 63
3.4.4. Nhanh chóng triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác quản
lý chất lƣợng của Nhà trƣờng ....................................................................................... 64
3.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 64
3.6. ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU MỚI ............................................................ 64
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hệ thống quản lý chất lƣợng ......................................................................... 10
Hình 1.2: Quản lý chất lƣợng đồng bộ .......................................................................... 13
Hình 1.3: Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ...................................................................... 14
Hình 1.4: Số lƣợng các tổ chức đã đƣợc chứng nhận ISO 9001:2008 ở VN ............... 15
Hình 1.5: Giấy chứng nhận Nhà trƣờng có HTQLCL phù hợp với tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 .............................................................................................................. 16

vii



SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Trƣờng……………………………………………….28
Biểu đồ 3.1: Kết quả bảng đánh theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
………………………………………………………………………………………..51
Biểu đồ 3.2: Kết quả bảng đánh theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 …………………....57
Biểu đồ 3.3: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chƣơng trình
đào tạo ………………………………………………………………………………..60

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan .............................................................. 4
Bảng 2.1. Ngành nghề đào tạo....................................................................................... 25
Bảng 2.2. Thiết bị giảng dạy của Nhà trƣờng ............................................................... 30
Bảng 2.3. Tình hình sinh có việc làm sau tốt nghiệp .................................................... 32
Bảng 3.1. Tổng hợp phiếu khảo sát .............................................................................. 43
Bảng 3.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Kiểm định chất lƣợng giáo dục ....45
Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .............................. 55
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ....................................................... 59

ix


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GDCN

: Giáo dục chuyên nghiệp


2. ĐH

: Đại học

3. CĐ

: Đại học

4. TCCN

: Trung cấp chuyên nghiệp

5. CBGV

: Cán bộ giáo viên

6. CĐCĐ

: Cao đẳng Cộng đồng

7. GDĐH

: Giáo dục đại học

8. GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

9. GV


: Giảng viên

10. HSSV

: Học sinh sinh viên

11. SV

: Sinh viên

12. ISO

: International Standards Organization

13. QLCL

: Quản lý chất lƣợng

14. CNCL

: Công nhận chất lƣợng

15. HTQLCL

: Hệ thống quản lý chất lƣợng

x



TÓM TẮT LUẬN VĂN
- Tên đề tài: “Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng
Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang so với ISO 9001-2008 và 10 tiêu chuẩn kiểm định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
- Ngƣời nghiên cứu: Danh Thị Hoàng Oanh, Khóa 2 – TNB, Trƣờng Đại học Tài
chính -Marketing
- Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TIẾN SĨ. NGUYỄN KIM ĐỊNH
- Nội dung của luận văn:
Công tác đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc triển khai trong vài
năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất lƣợng giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân. Để tồn tại và phát triển, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang cũng
cần thiết phải thực hiện kiểm định chất lƣợng, nhằm đánh giá chất lƣợng đào tạo, chất
lƣợng quản lý của Nhà trƣờng. Trên cơ sở đánh giá đó Nhà trƣờng sẽ nhận thấy rõ
đƣợc những vấn đề cần cải tiến mặt khá và khắc phục những mặt còn tồn tại, từ kết
quả kiểm định cũng sẽ nâng cao hình ảnh và uy tín của Nhà trƣờng. Cho đến nay,
Trƣờng vẫn chƣa đƣợc thực hiện việc tự kiểm định và kiểm định chất lƣợng một cách
toàn diện. Vì vậy, để làm Luận văn tốt nghiệp bậc Thạc sĩ của mình, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng của Trường Cao đẳng
Cộng đồng Kiên Giang so với ISO 9001-2008 và 10 tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo” làm đề tài nghiên cứu.
Luận văn đƣợc tác giả chọn theo hƣớng nghiên cứu 3 chƣơng:
Chƣơng một tác giả đã trình bày những khái niệm về chất lƣợng, các tiêu chuẩn
kiểm định chất lƣợng, kiểm định chất lƣợng giáo dục cao đẳng và đại học, khái niệm
cơ bản hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO. Bên cạnh đó, chƣơng một
cũng điểm qua một số nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá mức độ phù hợp về
hệ thống quản lý chất lƣợng của các trƣờng, đƣợc dựa trên nền tảng các cơ sở lý luận
đã có. Chƣơng hai đã trình bày tổng quan khái quát về Trƣờng CĐCĐ Kiên Giang.
Trong chƣơng này, luận văn cũng mô tả công tác đảm bảo chất lƣợng đào tạo của Nhà
trƣờng, đối chiếu với những yêu cầu của 10 tiêu chuẩn KĐCLGD .


xi


Phân tích thực trạng hoạt động của Nhà trƣờng, đã tổng kết những thuận lợi khó
khăn của Trƣờng trong những năm qua. Đây chính là những điểm quan trọng để đƣa ra
các định hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.
Chƣơng ba thực hiện đánh giá dựa việc quát thực trạng hoạt động quản lý chất
lƣợng của Nhà trƣờng, từ đó đƣa ra những định hƣớng chung nhằm đáp ứng tốt tiêu
chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo và tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001:2008. Đối tƣợng xem xét, đánh giá là các hoạt động, các chƣơng trình đào
tạo của Nhà trƣờng (đối chiếu với 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo). Luận văn sử dụng Phƣơng pháp chuyên gia và các kỹ thuật đánh
giá theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008.
Dựa vào 10 tiêu chuẩn KĐCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 05 điều khoản
chính trong tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008 Luận văn xây
dựng 02 Bộ câu hỏi gồm 115 câu phát cho các CBVC và HSSV trong trƣờng để tham
khảo ý kiến đánh giá. Kết quả đánh giá nhằm đƣa ra Một số kiến nghị nhằm nâng cao
chất lƣợng quản lý tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang.
Nghiên cứu đã xác định đƣợc các yếu tố tác động đến mức độ phù hợp về thống
thống quản lý chất lƣợng đào tạo của Trƣờng. Đồng thời mô tả thực trạng về hệ thống
quản lý chất lƣợng của Nhà trƣờng. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhƣng so với
mức chất lƣợng đạt khá cao cụ thể từ ý kiến đóng góp của những chuyên gia giàu kinh
nghiệm về lĩnh vực giáo dục và nhận đƣợc sự hài lòng của SV trên tất cả các nội dung
đƣợc thăm dò khảo sát từ chƣơng trình đào tạo. Kết quả phản hồi tích cực nhƣ trên từ
phía SV là một tín hiệu đáng mừng đối với lãnh đạo Nhà trƣờng nói riêng và chất
lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng nói chung.

xii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ sau đổi mới đất nƣớc nói chung và đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp
(GDCN) nói riêng ở nƣớc ta, mạng lƣới giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm giáo dục
Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Hƣớng nghiệp và Dạy nghề) ở các địa
phƣơng (tỉnh, thành phố) đã có sự phát triển nhanh chóng về quy mô và loại hình đào
tạo. Nhờ vậy số lƣợng ngƣời học cũng tăng lên rất nhanh, góp phần thỏa mãn nhu cầu
cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao về chất lƣợng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho đến nay sự phát triển ấy đã trở nên bất cập so với yêu cầu
nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế của đất nƣớc.
Sự bất cập ấy thể hiện trên nhiều khía cạnh nhƣ: sự phát triển thiếu tính định
hƣớng chiến lƣợc, sự phát triển tràn lan “trăm hoa đua nở”, thiếu những nguồn lực tài
chính và sự yếu kém có tính hệ thống trong công tác quản lý…, đã dẫn đến tình trạng
sa sút về chất lƣợng đào tạo. Ngoài ra căn bệnh chạy theo thành tích và có phần
nghiêng về mục đích lợi nhuận của các cơ sở đào tạo trên các địa bàn, địa phƣơng đã
làm cho giáo dục chuyên nghiệp ở nƣớc ta đã trở nên không kiểm soát đƣợc về chất
lƣợng đào tạo.
Vậy, làm thế nào để có thể thay đổi cải tiến hoạt động của hệ thống giáo dục
chuyên nghiệp trên địa bàn, các địa phƣơng có hiệu quả và phát triển bền vững; nghĩa
là vẫn tăng trƣởng về số lƣợng ngƣời học nhƣng đảm bảo chất lƣợng đào tạo và tiết
kiệm các nguồn lực còn hạn hẹp? Làm thế nào để quản lý chất lƣợng các hoạt động
đào tạo trong các trƣờng cao đẳng hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy đƣợc
chức năng, nhiệm vụ của các mô hình trƣờng Cao đẳng cộng đồng ở các địa phƣơng.
Vì vậy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và để thực hiện Luật Giáo dục 2005,
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, đã thực hiện đổi mới những mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục,
tăng cƣờng cơ sở vật chất… và đặc biệt thúc đẩy việc đánh giá và kiểm định chất
lƣợng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo trong các cơ sở đào tạo. Chính nhờ
thực hiện công tác đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục đƣợc triển khai trong vài

1


năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất lƣợng giáo dục của hệ thống giáo
dục quốc dân.
Theo xu hƣớng đó, để tồn tại và phát triển, trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên
Giang cũng cần thiết phải thực hiện kiểm định chất lƣợng, nhằm đánh giá chất lƣợng
đào tạo, chất lƣợng quản lý của Nhà trƣờng. Trên cơ sở đánh giá đó Nhà trƣờng sẽ
nhận thấy rõ đƣợc những vấn đề cần cải tiến, kết quả kiểm định cũng sẽ nâng cao hình
ảnh và uy tín của Nhà trƣờng. Tuy nhiên, cho đến nay Trƣờng vẫn chƣa đƣợc thực
hiện việc tự kiểm định và kiểm định chất lƣợng một cách toàn diện.
Vì vậy, để làm Luận văn tốt nghiệp bậc Thạc sĩ của mình, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng Cao
đẳng Cộng đồng Kiên Giang so với ISO 9001-2008 và 10 tiêu chuẩn kiểm định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá mức độ mức độ phù hợp của hệ thống quản lý chất lƣợng của Nhà
trƣờng so với những yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lƣợng ISO
9001:2008 và tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trƣờng
cao đẳng ở Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá, đề xuất một số kiến nghị đối với Trƣờng Cao
đẳng Cộng đồng Kiên Giang nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu những yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với hệ
thống quản lý chất lƣợng nói chung và đối với thống quản lý chất lƣợng trong các cơ
sở đào tạo nói riêng.
Nghiên cứu những yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn Kiểm định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo đối với các trƣờng cao đẳng ở Việt Nam.
Sử dụng các bảng câu hỏi theo những yêu cầu của hai tiêu chuẩn trên để đánh

giá hoạt động hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên
Giang. Từ đó, biết đƣợc mức độ phù hợp trong công tác quản lý của nhà trƣờng so với

2


những yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo và những mô hình tiên tiến trên thế giới
trong quản lý chất lƣợng (nhƣ ISO 9001-2008).
Trên cơ sở kết quả đánh giá đề xuất một số kiến nghị đối với Trƣờng Cao đẳng
Cộng đồng Kiên Giang nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nhằm đảm bảo chất lƣợng đào tạo trong các cơ sở đào tạo hiện nay chúng ta
nên lựa chọn mô hình quản lý nào phù hợp?
Lƣợng hóa, đánh giá hệ thống quản lý chất lƣợng của một trƣờng cao đẳng nên
thực hiện một cách thƣờng xuyên theo những phƣơng pháp nào là thiết thực và đơn
giản nhất?
Hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang cần
có những thay đổi cơ bản nào nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đồng thời đáp ứng
đƣợc các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chuẩn mực quốc tế trong tƣơng
lai?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống quản lý chất lƣợng tại Trƣờng Cao đẳng Cộng
đồng Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống đào tạo chính quy của Nhà trƣờng ở bậc Trung
cấp và Cao đẳng chuyên nghiệp.
Dữ liệu thu thập để đánh giá trong Luận văn bao gồm những hoạt động của Nhà
trƣờng từ tháng 01/2012 đến nay.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp định tính: Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc chính:
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua việc nghiên cứu lý luận tại bàn.
Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua kỹ thuật điều tra khảo sát, phỏng
vấn chuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục cao đẳng, đại học nói chung và chất lƣợng
đào tạo nói riêng. Đánh giá theo các bảng câu hỏi đƣợc xây dựng sẵn nhằm đối chiếu,
so sánh hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đối

3


với những yêu cầu của ISO 9001:2008 và 10 tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Việc quản lý chất lƣợng trong các hoạt động giáo dục, đào tạo trên thế giới là
một vấn đề thời sự, cấp thiết đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên
cứu. Trong lĩnh vực này, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều mô hình đƣợc đề
xuất nhằm tiêu chuẩn hóa các hoạt động quản lý chất lƣợng trên bình diện quốc tế. Có
thể giới thiệu một số công trình sau:
Lê Đức Tâm (2012) sử dụng mô hình đánh giá gồm 05 thành phần: Chƣơng
trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Hỗ trợ hành chính, Sự quan tâm của
nhà trƣờng và kết quả đạt đƣợc chung về khóa học để đánh giá đƣợc mức độ phù hợp
về hệ thống quản lý chất lƣợng. Nghiên cứu đƣợc tiến hành khảo sát đối với 300 sinh
viên hệ cao đẳng chính quy năm cuối đang học tại Trƣờng Trƣờng Đai học Xây dựng
Miền Trung thuộc 3 khoa Kinh tế, Xây dựng và Kỹ thuật hạ tầng đô thị, đồng thời tiến
hành phỏng vấn sâu 14 sinh viên là lớp trƣởng của 14 lớp cao đẳng năm cuối thuộc 3
khoa trên để tìm ra nguyên nhân về sự hài lòng về chất lƣợng đào tạo, nhằm đánh giá
đƣợc mức độ phù hợp về hệ thống quản lý chất lƣợng đào tạo của Trƣờng.
Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan
Tác giả

Năm


Địa điểm khảo sát

Các biến tác động
Tin cậy

Học viện Công

Đáp ứng

Sherry,

nghệ UNITEC,

Năng lực phục vụ

Bhat &

Auckland,

Cảm thông

Ling

NewZealand

Phƣơng tiện hữu hình
Giáo dục
Hình ảnh và danh tiếng của khoa


Diamantis

Trƣờng Đại học

Hữu tình

Và Benos

2007

Piraeus - Hy Lạp

Hỗ trợ hành chính

Nguyễn

2006

Trƣờng Đại học

Giảng viên

4


Thành

Cơ sở vật chất

An Giang


Long

Tin cậy
Cảm thông
Chƣơng trình học
Năng lực của giáo viên
Sự quan tâm của giáo viên đối với học

Phạm Thị

Học viện Hàng

viên

Cúc

Không Việt Nam –

Cơ sở vật chất

Tp.HCM

Các dịch vụ hỗ trợ học tập

Phƣơng

2008

Sự phù hợp và mức độ đáp ứng của

chƣơng trình đào tạo
Trình độ và sự tận tâm của giảng viên
Sinh viên đang học

Kỹ năng chung mà SV đạt đƣợc sau

tại Trƣờng ĐH

khóa học

Nguyễn

Khoa học tự nhiên

Mức độ đáp ứng

Thị

– ĐH Quốc gia TP.

Trang thiết bị phục vụ học tập

Hồ Chí Minh

Điều kiện học tập

Thắm

2010


Chƣơng trình đào tạo
Đội ngũ giảng viên
Cơ sở vật chất

Trƣờng ĐH Xây

dựng Miền Trung – Hỗ trợ hành chính

Lê Hữu
Tâm

2012

Sự quan tâm của Nhà Trƣờng

Phú Yên

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung trong quản lý
chất lƣợng hiện đại áp dụng trong lĩnh vực đào tạo trong một trƣờng cao đẳng chuyên
nghiệp. Đề tài cũng nghiên cứu những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lƣợng áp
dụng trong các cơ sở đào tạo, các trƣờng học.

5


Ý nghĩa thực tiễn: Từ những kết quả nghiên cứu, Lãnh đạo Nhà trƣờng (cụ thể
là Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang) có thể lựa chọn một mô hình quản lý phù
hợp với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng.
8. DỰ KIẾN KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… Luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng và những yêu cầu cơ bản của
ISO 9001:2008 và 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng của Bộ Giáo dục.
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động quản lý chất lƣợng tại Trƣờng Cao đẳng Cộng
đồng Kiên Giang.
Chƣơng 3. Đánh giá hệ thống quản lý chất lƣợng của Trƣờng Cao đẳng Cộng
đồng Kiên Giang so với 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng của Bộ Giáo dục và ISO
9001:2008.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG VÀ
NHỮNG YÊU CẦU CỦA ISO 9001:2008 VÀ 10 TIÊU
CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG CỦA BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƢỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG TRONG ĐÀO TẠO
1.1.1. Một số khái niệm về chất lƣợng và đặc điểm của chất lƣợng
Ngày nay, “ Chất lƣợng” là một khái niệm đã và đang trở nên quen thuộc với
chúng ta. Tuy nhiên, chất lƣợng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Tùy theo
góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận về chất lƣợng, từ “chất lƣợng” có nhiều định nghĩa
khác nhau:
Ngƣời sản xuất coi chất lƣợng là những qui định và yêu cầu do khách hàng đặt
ra, đó cũng chính là những mục tiêu mà họ phải đáp ứng để đƣợc khách hàng chấp
nhận.
-


“ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” , theo Roland T. Rust and P.L. Oliver –
một Giáo sƣ ngƣời Mỹ.

-

“ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Theo Giáo
sƣ J. I Hradesky & Crosby.

-

“ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Theo
Giáo sƣ ngƣời Nhật – Ishikawa.

-

Ở góc độ kinh doanh, chất lƣợng đƣợc hiểu là “mức độ phù hợp của sản phẩm
đối với yêu cầu của người tiêu dùng” (European Organiztion for Quality
Control)
Còn nhiều định nghĩa khác nữa liên quan đến khái niệm này. Chính vì vậy, để

thống nhất về khái niệm “chất lƣợng” trong điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 –
Tiêu chuẩn do Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa (ISO) định nghĩa chất lƣợng là:
“ Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có thể đáp ứng các
yêu cầu”. Mà các yêu cầu này đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
7


Từ những định nghĩa, có thể rút ra một số đặc trƣng của khái niệm chất lƣợng trong
quá trình quản lý nhƣ sau:
- Chất lƣợng đƣợc đánh giá bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu đã đề ra. Nếu một sản

phẩm vì lý do nào đó mà không đáp ứng đƣợc những yêu cầu đã đƣợc thiết kế, hoạch
định …bị coi là chất lƣợng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó
có thể rất hiện đại.
- Chất lƣợng không chỉ những là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa cụ thể mà
chất lƣợng còn có thể đƣợc xem xét đánh giá đối với các sản phẩm vô hình (các dịch
vụ, chất lƣợng một hệ thống, một quá trình).
- Do chất lƣợng đƣợc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến
động nên chất lƣợng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện
sử dụng. Khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng, ngoài việc xem xét các đặc tính
của đối tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng, mà
còn xem xét các nhu cầu khác của các bên liên quan.
- Những nhu cầu đối với chất lƣợng có thể đƣợc công bố rõ ràng dƣới dạng các
qui định, tiêu chuẩn nhƣng cũng có những nhu cầu không thể mô tả rõ ràng, ngƣời sử
dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện chúng trong quá trình sử
dụng - Nhất là đối với các sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra nó phải đáp ứng đƣợc yêu cầu
luận định.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, khái niệm chất lƣợng còn đƣợc mở rộng hơn, nó
không chỉ liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ sản xuất,…mà còn liên quan
đến các yếu tố khác nhƣ: giá cả, dịch vụ sau khi bán, giao hàng, thái độ của nhân viên
và văn hóa tổ chức…
1.1.2. Quản lý chất lƣợng
1.1.2.1. Một số khái niệm về quản lý chất lƣợng: (Quality Management
system – QMS)
Nhƣ phần trên đã trình bày, khái niệm về Chất lƣợng không chỉ liên quan đến các
chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ sản xuất,… mà còn liên quên đến nhiều yếu tố khác nhau
trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Do đó chất lƣợng không tự nhiên mà có, mà nó
cần phải có một quá trình tác động của các nhà quản lý đối với hàng loạt yếu tố có liên
quan đến quá trình hình thành chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ.
8



Theo tạp chí Business Week, một hệ thống quản lý chất lƣợng Quality
Management System (QMS) đƣợc định nghĩa là “ Cơ cấu tổ chức, thủ tục, quy trình
và nguồn lực cần thiết để đo lường hiệu quả của sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho
khách hàng và khách hàng.” Mục đích của QMS là “Phát triển và duy trì một hệ
thống tổ chức cung cấp đảm bảo chất lượng và kiểm toán thông qua tất cả các khu vực
của một tổ chức trong khi tối ưu hóa quá trình sản xuất. Các quá trình này có lợi cho
một tổ chức và dẫn đến sự hài lòng của khách hàng”.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005: Hệ thống quản lý chất lƣợng là “ Hệ thống quản
lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. Là một hệ thống quản lý
giúp các tổ chức hay các doanh nghiệp đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu của
khách hàng và những yêu cầu của pháp luật.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến là một hệ thống quản lý đƣợc xây
dựng trên cơ sở các triết lý sau:
- Để đảm bảo chất lƣợng không chỉ quản lý đầu ra của quá trình bằng các phƣơng
pháp kiểm tra đơn thuần về mặt kỹ thuật, mà phải kiểm tra cả một hệ thống quản lý
đồng bộ bao trùm lên tất cả mọi quá trình liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
- Là một hệ thống quản lý nên trách nhiệm về chất lƣợng không phải chỉ đặt lên
vai các nhân viên kỹ thuật, các nhân viên kiểm tra chất lƣợng (KCS), mà phải thuộc về
lãnh đạo cao nhất của tổ chức.
- Hoạt động quản lý chất lƣợng phải đƣợc xây dựng trên cơ sở các biện pháp
phòng ngừa, tránh lặp lại sai lầm trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ. Thông
qua các hoạt động theo dõi, phân tích sự cố tìm ra nguyên nhân chủ yếu để có các biện
pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời và chính xác. Thực hiện nguyên tắc làm đúng
ngay từ đầu.
- Sản phẩm muốn đạt Chất lƣợng, trƣớc hết phải đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân
lực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố hình thành nên
chất lƣợng sản phẩm. Do đó hoạt động quản lý chất lƣợng bao gồm cả công tác đào
tạo, huấn luyện nhân viên, phải lôi kéo đƣợc tất cả mọi thành viên trong tổ chức tham
gia quản lý từng bộ phận, từng quá trình liên quan đến chất lƣợng sản phẩm.


9


Hình 1.1: Hệ thống quản lý chất lƣợng
Tóm lại: Hệ thống quản lý chất lƣợng kết hợp với hệ thống quản lý khác trong
một tổ chức bao gồm các hoạt động có phối hợp để định hƣớng và kiểm soát việc thực
hiện các mục tiêu chung và các mục tiêu riêng về chất lƣợng.
Việc định hƣớng và kiểm soát về chất lƣợng nói chung bao gồm việc đề ra
chính sách chất lƣợng, xây dựng các mục tiêu chất lƣợng, lập kế hoạch chất lƣợng,
kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng.
1.1.2.2. Một số phƣơng pháp quản lý chất lƣợng
Do trình độ, nhận thức và đối tƣợng quản lý khác nhau nên có rất nhiều phƣơng
pháp quản lý đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, các phƣơng pháp đó đƣợc chia thành hai xu
hƣớng khác nhau:
Hệ thống Quản lý Chất lƣợng là một trong các hệ thống quản lý khác trong tổ
chức ( Hệ thống Quản lý tài chính, Hệ thống Quản lý rủi ro, Hệ thống Quản lý nguồn
nhân lực, Hệ thống Quản lý sản xuất…). Chính vì vậy, Quản lý Chất lƣợng cũng bao
gồm những chức năng cơ bản của quản lý. Do đối tƣợng và mục tiêu của Quản lý Chất
lƣợng mang tính đặc thù, cho nên, về mặt phƣơng pháp, Quản lý Chất lƣợng sử dụng
10


những mô hình quản lý riêng biệt. Tuy nhiên, các mô hình và các phƣơng pháp quản lý
chất lƣợng tập trung theo hai xu hƣớng sau:
Xu hướng thứ nhất:
Xuất phát từ quan điểm coi vấn đề chất lƣợng là những vấn đề kỹ thuật, phụ
thuộc vào các tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật, do những yếu tố về nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị , công nghệ…quyết định, cho nên để quản lý chất lƣợng ngƣời ta dựa
vào các phƣơng pháp kiểm tra bằng thống kê (SQC – Statisticall Quality Control) và

áp dụng các thiết bị kiểm tra tự động trong và sau sản xuất. Để làm cơ sở cho việc đối
chiếu, so sánh, ngƣời ta xây dựng các tiêu chuẩn chất lƣợng cho cac sản phẩm, thống
nhất phƣơng pháp thử. Sau đó, tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm so
với các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trên cơ sở các kết quả kiểm tra đó,
sẽ chấp nhận hay loại bỏ những sản phẩm đạt và không đạt yêu cầu.
Theo xu hƣớng này, có các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng nhƣ: Kiểm tra chất
lƣợng QC (Quality Control), Kiểm tra chất lƣợng toàn diện (TQC: Total Quality
Control).
Với phƣơng pháp này, để nâng cao chất lƣợng, ngƣời ta nghiên cứu xây dựng
các tiêu chuẩn với những yêu cầu cao hơn, hay sẽ tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Nhƣ vậy, trong hệ thống này, việc làm ra chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng đƣợc
thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, công việc quản lý chất lƣợng chỉ dành riêng cho
các chuyên viên chất lƣợng, các nhà quản lý. Chất lƣợng đƣợc đánh giá thông qua mức
độ phù hợp của sản phẩm và đƣợc tính bằng tỷ lệ sản phẩm đƣợc chấp nhận sau kiểm
tra.
Các phƣơng pháp này, đƣợc áp dụng trong một thời gian dài, nó đã góp phần
hình thành nên những mô hình quản lý chất lƣợng khác nhau, bƣớc đầu cũng đã giúp
các nhà sản xuất quản lý đƣợc chất lƣợng sản phẩm, giảm đƣợc những sản phẩm kém
chất lƣợng lọt ra ngoài thị trƣờng. Tuy nhiên, các phƣơng pháp quản lý này hoàn toàn
thụ động, không tạo điều kiện cải tiến, nâng cao chất lƣợng. Đặc biệt là không mang
lại hiệu quả kinh tế do thiếu sự phối hợp đồng bộ và sự quan tâm của các thành viên
khác trong tổ chức. Vì vậy, các chƣơng trình nâng cao chất lƣợng không có chỗ dựa
cần thiết để đảm bảo.
Xu hướng thứ hai:
11


Khác với quan niệm trên, xu hƣớng thứ hai cho rằng quản lý chất lƣợng bằng
kiểm tra, loại bỏ sản phẩm sẽ không tránh đƣợc những nguyên nhân gây ra sai sót.
Kiểm tra không tạo ra chất lƣợng, mà chất lƣợng đƣợc tạo ra từ toàn bộ quá trình, do

đó muốn chất lƣợng tốt, cần thiết phải quản lý một cách đồng bộ từ khâu thiết kế, tổ
chức sản xuất và các quá trình cung cấp dịch vụ sau bán hàng.
Chính vì vậy để quản lý chất lƣợng theo xu hƣớng này, ngƣời ta tiến hành quản
lý chất lƣợng ở tất cả các hoạt động liên quan đến chất lƣợng, các hoạt động đó đều
đƣợc mô tả chi tiết ở mọi Quy trình vận hành và Hƣớng dẫn thao tác chuẩn. Chúng là
những nguyên tắc đƣợc áp dụng trong quá trình nhập, lƣu trữ, sản xuất, đóng gói, thử
nghiệm và phân phối sản phẩm. Trong quá trình vận hành hệ thống quản lý chất lƣợng
ngƣời ta thƣờng xuyên kiểm tra, điều chỉnh lại những Quy trình, Hƣớng dẫn đó nhằm
tạo ra sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Chất lƣợng
phải đƣợc đảm bảo trong mọi hoạt động và liên quan đến chất lƣợng là công việc của
tất cả các thành viên trong tổ chức.
Các phƣơng pháp quản trị theo xu hƣớng này mang tính nhân văn sâu sắc nhƣ
phƣơng pháp quản lý chất lƣợng đồng bộ (TQM : Total Quality Management), Cam
kết chất lƣợng đồng bộ (TQCo : Total Quality Commitment) và cải tiến chất lƣợng
toàn công ty (CWQI : Company Wide Quality Improvement), nhờ các phƣơng pháp
quản lý này, ngƣời ta có thể khai thác đƣợc hết tiềm năng con ngƣời trong tổ chức.. và
kết quả là không những đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm mà còn nâng cao hiệu quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao chất lƣợng ở đây không chỉ là
những vấn đề liên quan đến công nghệ mà còn bao gồm các kỹ năng quản trị, điều
hành một hệ thống, một quá trình thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng.

12


×