Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn của quỹ phát triển bản làng trên địa bàn huyện paksế, tỉnh chămpasắc, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 107 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

PANIN MUENLUANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN BẢN LÀNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHĂMPASẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

PANIN MUENLUANG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN BẢN LÀNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHĂMPASẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02


Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THANH TOÀN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Panin Muenluang, xin cam đoan rằng bản luân văn : “Giải pháp
nâng cao sử dụng nguồn vốn của quỹ phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế,
tỉnh Chămpasắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là công trình nghiên cứu khoa
học do em tự viết, không sao chép ở tài liệu nào. Được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn
của TS.Trần Thanh Toàn.
Nếu có vấn đề gì sau này thì em xin tự chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Tỉnh Chămpasắc, ngày: 24 tháng 11 năm 2013.
Tác giả

Ms. Panin MUENLUANG


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu của Trường Đại Học Tài
Chính – Marketing, thành phố Hồ Chí Minh, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Trường Cao Đẳng Tài Chính Nam Lào, tỉnh Chăm pa sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào trong sự nỗ lực hợp tác về việc phát triển nguồn nhân lực, tạo mọi điều kiện
mở lớp cao học quản trị kinh doanh, khoá I, để bản thân tôi có được cơ hội tham gia
rèn luyện và nâng cao về khả năng chuyên môn của mình.
Trong suốt thời gian học cao học tại trường đại học Tài Chính - Marketing, tôi
đã có dịp học hỏi và trao đổi với các thầy cô giáo đã tận tình giảng dậy cho tôi có thêm
kiến thức và chuyên môn, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thanh Toàn đã tận
tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Những kỷ niệm cao cả ấy sẽ
mãi mãi khắc sâu trong tâm hồn và tâm trí của tôi.

Xin cảm ơn các bạn học cùng lớp đã giành thời gian chia sẻ kiến thức và cuối
cùng tôi xin trân thành cảm ơn bố mẹ và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Do khả năng tiếp thu còn nhiều hạn chế, cách thu thập thông tin còn nhiều khó
khăn. Do đó bản Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng sẽ
tiếp nhận những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn.
Tác giả

Ms. Panin MUENLUANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu……………………………………………….. 2
3. Các câu hỏi cần nghiên cứu của đề tài……………………………………………..3
4. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………….3
4.1 Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………….3
4.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………….. 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 3
5.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 3
5.2 Phạm vi nhiên cứu……………………………………………………………. 3
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..4
6.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài…………………………………………... 4
6.2 Nguồn dữ liệu………………………………………………………………… 4
6.2.1 Dữ liệu thứ cấp…………………………………………………………. 4
6.2.2 Dữ liệu sơ cấp………………………………………………………….. 4
7. Kết quả dự kiến…………………………………………………………………… 4

8. Bố cục của luận văn………………………………………………………………. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QŨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA QŨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN………... 6
1.1 Khái niệm về qũy đầu tư………………………………………………………....6
1.2 Các loại hình qũy đầu tư………………………………………………………… 6
1.2.1 Qũy đầu tư tập thể (qũy công chúng)……………………………………… 6
1.2.2 Qũy đầu tư cá nhân (qũy thành viên)……………………………………… 7
1.2.3 Qũy đóng………………………………………………………………….. 8
1.2.4 Qũy mở……………………………………………………………………. 8
1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của qũy đầu tư……………………………………. 9
1.3.1 Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………….. 9
1.3.2 Hoạt động của qũy đầu tư…………………………………………………. 9
1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn……………………………………………… 9
1.3.2.2 Hoạt động đầu tư…………………………………………………….. 11


1.3.3 Các loại phí và chi phí thông thường của một qũy……………………….. 11
1.3.3.1 Loại phí mà nhà đầu tư chi trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền
khỏi qũy……………………………………………………………… 11
1.3.3.2 Phí quản lý…………………………………………………………… 12
1.4 Vai trò của qũy đầu tư trong nền kinh tế………………………………….......... 13
1.4.1 Đối với nền kinh tế nói chung……………………………………………. 13
1.4.2 Đối với thị trường chứng khoán………………………………………….. 13
1.4.3 Đối với nhà đầu tư……………………………………………………….. 14
1.4.4 Đối với người cần vốn là các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế và
các sáng kiến có thể tạo ra cơ hội kinh doanh……………………………. 15
1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của qũy phát triển bản, làng………….. 16
1.5.1 Chỉ tiêu chung……………………………………………………………. 17
1.5.2 Chỉ tiêu cụ thể……………………………………………………………. 18
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của qũy phát triển bản làng...18

1.6.1 Nhân tố khách quan……………………………………………………….18
1.6.2 Nhân tố chủ quan………………………………………………………… 23
1.7 Kinh nghiệm của các nước đối với sự ra đời và phát triển của qũy đầu tư và bài
học kinh nghiệm đối với Lào…………………………………………………... 25
1.7.1 Qũy đầu tư tại thị trường các nước phát triển…………………………….. 26
1.7.1.1 Qũy đầu tư tại Mỹ…………………………………………………….26
1.7.1.2 Qũy đầu tư tại Nhật………………………………………………….. 27
1.7.2 Qũy đầu tư tại các nước đang phát triển………………………………….. 29
1.7.2.1 Qũy đầu tư tại Trung Quốc…………………………………………... 29
1.7.2.2 Qũy đầu tư tại Thái Lan……………………………………………… 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………………... 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN BẢN LÀNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHĂM
PASẮC, CHDCND LÀO TRONG NHỮNG NĂM QUA……………... 36
2.1 GIỚI THIỆU TỈNH CHĂMPASẮC……………………………………………36
2.1.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………….. 36
2.1.2 Địa hình và khí hậu………………………………………………………. 36


2.1.3 Tài nguyên đất…………………………………………………………… 37
2.1.4 Tài nguyên nước…………………………………………………………..38
2.1.5 Tài nguyên rừng………………………………………………………….. 38
2.1.6 Tài nguyên khoáng sản……………………………………………………38
2.1.7 Tài nguyên du lịch……………………………………………………….. 39
2.1.8 Dân số và lao động……………………………………………………….. 40
2.2 TỔNG QUAN VỀ QUỸ PHÁT TRIỂN BẢN LÀNG………………………… 41
2.2.1 Khái niệm về qũy phát triển làng bản……………………………………. 41
2.2.2 Lợi thế và vai trò của qũy phát triển làng bản……………………………. 41
2.2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của qũy phát triển làng bản………………...42
2.2.4 Hoạt động của qũy phát triển làng bản…………………………………… 43

2.3 PHÂN TÍCH HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
BẢN LÀNG HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHĂMPASẮC GIAI ĐOẠN 2010-2012
………………………………………………………………………………….46
2.3.1 Kết qủa hoạt động của quỹ phát triển bản làng huyện Paksế, tỉnh
Chămpasắc giai đoạn 2010 – 2012……………………………………….. 46
2.3.2 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn của quỹ phát triển bản làng huyện Paksế,
tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2010 – 2012…………………………………...56
2.3.2.1 Tình hình hoạt động gửi tiền………………………………………….56
2.3.2.2 Tình hình hoạt động cho vay ………………………………………... 59
2.3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của quỹ……………………………... 62
2.3.3 Những kết qủa đạt được và mặt tồn tại trong hoạt động của quỹ………… 69
2.3.3.1 Những kết qủa đạt được………………………………………………69
2.3.3.2 Những mặt tồn tại……………………………………………………. 70
2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của qũy……………………......73
2.3.4.1 Những khó khăn về mặt vĩ mô và chính sách………………………... 73
2.3.4.2 Những khó khăn về mặt huy động vốn………………………………. 74
2.3.4.3 Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư…………………... 74
2.3.4.4 Những khó khăn về việc minh bạch thông tin của doanh nghiêp – đối
tượng đầu tư…………………………………………………………..74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………………... 74


CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN CỦA QŨY ĐẦU TƯ PHÁT LÀNG BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHĂMPASẮC, CHNDND LÀO ĐẾN NĂM
2020……………………………………………………………………..75
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…………………………………………75
3.1.1 Quan điểm về sự cần thiết phát triển bền vững quỹ phát triển bản làng….. 75
3.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của một tổ chức tài chính vi mô vững mạnh…... 77
3.2 HOÀN THIỆN CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN……………………………… 78

3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI QŨY
ĐẦU TƯ……………………………………………………………………….. 78
3.3.1 Khuyến khích sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm nhân thọ để đầu tư………. 78
3.3.2 Tăng cường phổ biến kiến thức về qũy cho công chúng đầu tư………….. 78
3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH…………………………………………………………………. 79
3.4.1 Nhóm giải pháp nâng cao kết quả hoạt động tín dụng…………………… 79
3.4.1.1 Mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ……………... 79
3.4.1.2 Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát………………………….. 80
3.4.2 Nhóm giải pháp nghiệp vụ tín dụng……………………………………… 80
3.4.2.1 Tổ chức bộ máy điều hành…………………………………………... 80
3.4.2.2 Hệ thống hóa các quy định hiện hànhtrong cấp tín dụng…………….. 81
3.4.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nêu cao đạo đức nghề nghiệp………… 81
3.4.2.4 Ổn định tăng trưởng nguồn vốn giao dịch…………………………… 81
3.4.2.5 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng…………………………………... 81
3.4.2.6 Phân loại đánh giá khách hàng………………………………………. 81
3.4.2.7 Rà soát quy trình thẩm định, tái thẩm định…………………………... 82
3.4.2.8 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và quản trị quỹ là bạn…………………. 83
3.4.3 Nhóm giải pháp về quản lý điều hành nghiệp vụ…………………………83
3.4.4 Giải pháp về huy động vốn……………………………………………... 85
3.4.5 Giải pháp cho vay khách hàng…………………………………………… 85
3.5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ LÀM CƠ SỞ THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP ĐỀ RA………………………………………………………………….. 87
3.5.1 Đối với Chính phủ………………………………………………………... 87


3.5.2 Đối với chính quyền địa phương…………………………………………. 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3……………………………………………………………...87
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………... 91
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………... 92



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
• Tiếng Việt:
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBTD

Cán bộ tín dụng

CHDCND
Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

DN

Doanh nghiệp

KD

Kinh doanh

LAK


Đồng tiền Kíp của Lào

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDNH

Tín dụng ngân hàng

TSCĐ

Tài sản cố định

TN

Thu nhập

TTCK

Thị trường chứng khoán


TTCP

Thủ tướng Chính phủ

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước


• Tiếng Anh:
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Consultative Group to Assist the
Poor
French International
Development Agency

Nhóm tư vấn để hỗ trợ người
nghèo

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

Gross Domestic Product

Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammennarbeit/
German Agency for Technical
Cooperation
International Labor Organization

LCDs

Least Developed Countries

Nhóm các nước kém phát triển

MDGs

Millennium Development Goals

Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ

NAV

Net Added Value
National Economic Research
Institute
National Socio-Economic
Develpoment Plan
Association of South East Asian
Nations
United Nation Development
Assistance Framework
World Trade Organization


Giá trị gia tăng ròng

CGAP
FIDA
GDP
GIZ

NERI
NSEDP
ASEAN
UNDAF
WTO

Qũy tài trợ của nước Pháp

Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức
Tổ chức lao động quốc tế

Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Khung hỗ trợ phát triển Liên hợp
quốc
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng số
Bảng 1.1

Tên bảng
So sánh qũy đầu tư dạng đống và dạng mở
Các loịa phí mà nhà đầu tư chi trả khi họ bắt đầu tham
gia và khi rút khỏi quỹ

Trang số
8

12

Bảng 1.4

Loại chi phí trực tiếp lên qũy
Thị trường qũy đầu tư của một số quố gia trên thế giới

Bảng 2.1

Số lượng ngân hàng ở Lào, năm 2009

44

Bảng 2.2

Qũy phát triển làng bản ở Lào, năm 2011
Số lượng thành viên, số tiền gửi và cho vay tín dụng
năm 2012
Kết quả hoạt động của quỹ phát triển bản làng huyện

Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 – 2012
Phân tích kết quả hoạt động của quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 –
2012
Tình hình huy động tiền gửi của quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 –
2012
Tình hình dư nợ vốn vay của quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 –
2012
Tình hình nợ qúa hạn của quỹ phát triển bản làng huyện
Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu phản ánh nợ tại quỹ phát triển bản làng huyện
Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 – 2012
Sự thay đổi nợ tại quỹ phát triển bản làng huyện Paksế,
tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động cho vay của quỹ phát triển
bản làng huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm
2010 – 2012
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của quỹ phát triển bản
làng huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc giai đoạn năm 2010 –
2012
Những đặc điểm chủ yếu của một tổ chức tài chính vi mô
vững mạnh

45

Bảng 1.2
Bảng 1.3


Bảng 2.3
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Bảng 2.9

Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Bảng 2.15
Bảng 3.1

12

26

45
46
47

57

60
63
64
65
67


68
77


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình vẽ số
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ 2.5
Sơ đồ 2.6
Sơ đồ 2.7
Sơ đồ 2.8
Sơ đồ 2.9
Sơ đồ 2.10
Sơ đồ 2.11
Sơ đồ 2.12
Sơ đồ 2.13
Sơ đồ 2.14
Sơ đồ 2.15
Sơ đồ 2.16
Sơ đồ 2.17
Sơ đồ 2.18
Sơ đồ 2.19

Tên hình vẽ
Trang số
Cơ cấu tổ chức của qũy phát triển làng bản ở CHDCND

42
Lào
Các nguồn hình thành doanh thu của qũy phát triển bản
43
làng ở Lào
Sơ đồ sự thay đổi về tổng doanh thu và cơ cấu doanh thu
của Quỹ phát triển làng bản huyện Paksế từ năm 2010 48
2012
Sơ đồ cơ cấu chi phí của Quỹ phát triển làng bản huyện
49
Paksế năm 2010
Sơ đồ cơ cấu chi phí của Quỹ phát triển làng bản huyện
50
Paksế năm 2011
Sơ đồ cơ cấu chi phí của Quỹ phát triển làng bản huyện
51
Paksế năm 2012
Sơ đồ sự thay đổi về vốn tiền vay của Quỹ phát triển bản
51
làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lãi tiền gửi, tiền lương, khấu hao tài
sản cố định, thuế lợi tức, chi phí quản lý, chi phí điện
52
nước và văn phòng phẩm của Quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lãi gộp của Quỹ phát triển bản làng
52
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lợi nhuận từ hoạt động của Quỹ phát
53

triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lãi tiền gửi phải trả của Quỹ phát
54
triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế của Quỹ phát
54
triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về thuế lợi tức của Quỹ phát triển bản
55
làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về lợi nhuận sau thuế của Quỹ phát triển
56
bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về huy động tiền gửi của Quỹ phát triển
58
bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về số thành viên Quỹ phát triển bản làng
58
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về tiền gửi bình quân của Quỹ phát triển
59
bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về tổng dư nợ cho vay và tổng huy động
tiền gửi của Quỹ phát triển bản làng huyện Paksế từ năm
61
2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về số thành viên vay vốn của Quỹ phát
62
triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012



Sơ đồ 2.20
Sơ đồ 2.21
Sơ đồ 2.22
Sơ đồ 2.23
Sơ đồ 2.24
Sơ đồ 2.25
Sơ đồ 2.26
Sơ đồ 2.27
Sơ đồ 2.28
Hình 3.1

Sơ đồ sự thay đổi về bình quân vốn vay của Quỹ phát
triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ sự thay đổi về nợ qúa hạn tại Quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ tỷ trọng nợ nhóm 1 tại Quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ tỷ trọng nợ nhóm 2- 5 tại Quỹ phát triển bản làng
huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ tỷ lệ nợ xấu tại Quỹ phát triển bản làng huyện
Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ tỷ lệ tăng giảm các nhóm nợ tại Quỹ phát triển bản
làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ tỷ lệ sinh lời và biến đổi tỷ lệ sinh lời của Quỹ phát
triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010 – 2012
Sơ đồ hiệu suất sử dụng vốn và biến đổi hiệu suất sử dụng
vốn của Quỹ phát triển bản làng huyện Paksế từ năm 2010
– 2012
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ phát

triển làng bản
Mô hình về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô

62
64
66
66
67
67
68
69
73
76


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cộng hòa dân chủ nhân Lào là một trong những quốc gia đang nằm ở bán đảo
Đông Dương dưới dự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, định hướng phát
triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau hơn hai thập kỳ theo đuổi chính
sách đổi mới, CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều
mặt, đời sống vật chất và tinh thần đã được nâng cao, mức sống của người dân đã được
cải thiện hơn bao giờ hết. Nhưng thành tựu đã gặt hái được cũng chưa đáp ứng được
mục tiêu phát triển thiên nhien kỷ (MDGs). Với nền kinh tế còn non trẻ, ngân sách nhà
nước còn thiếu thốn, Lào vẫn chưa thoát khỏi danh sách nhóm các nước kém phát triển
(LCDs). Do đó, việc thu hút mọi tiềm năng nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài sẽ góp
phần đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Để từng bước đạt được mục tiêu trên đây, với phương châm Nhà nước và nhân
dân cùng tham gia, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra thông tư số: 09/TTCP về công tác
xóa đói giảm nghèo. Theo thông tư này là để tìm ra các nguồn vốn từ cộng đồng trong

cả nước đề đầu tư phát triển bắt đầu từ các bản làng cho đến tầm quốc gia. Có thể coi
đây là hành lang pháp lý cơ bản nhất khởi đầu cho sự hình thành và ra đời của quỹ đầu
tư phát triển bản làng trên phạm vi toàn quốc. Sau một chặng đường đi vào hoạt động,
qũy đầu tư phát triển bản làng này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo trên địa bànhuyện Paksế, tỉnh Chămpasắc. Bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế
và rủi ro tồn đọng, có thể kể đến hiện nay tỉnh hình huy động và quản lý vốn còn yếu
kém, từ đó xảy ra thiếu hụt về vốn đầu tư để phát triển, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của các cấp quản lý chưa đáp ứng được nhiệm vụ, quản lý kém chất lượng và trình độ
áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp kém không đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động
góp vốn và vay vốn của các thành viên trong quỹ, thất thoát vốn và tình trạng nợ nần
kéo dài thậm chí còn có nợ không thể hoàn trả được với lý do vay tiền và sử dụng
không đúng mục tiêu.
Để phần nào được đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào việc thực hiện mục
tiêu cao cả đó, được sự hướng dẫn của TS. Trần Thanh Toàn, tôi quyết định lựa chọn
đề tài: “Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn của quỹ phát triển bản làng trên
địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào” làm đề tài nghiên cứu của
[1]


luận văn với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của quỹ phát triển
bản trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào đến năm 2020.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính đã xuất hiện khá lâu ở các nước phát triển
nên trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này với những nội dung hết
sức phong phú.
Tuy nhiên, đối với CHDCND Lào quỹ đầu tư vẫn còn là một khái niệm tương
đối mới mẻ nên các nghiên cứu đối về đề tài này chưa có nhiều. Ngoài một số nghiên
cứu về những luật lệ của quỹ phát triển bản làng của tác giả như (Darachanthra,
S.2003) đã đề cập đén khía cạnh về điều kiện thành lập và những quy định của quỹ
phát triển bản làng.

Đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế là một chủ trương mang tính chiến
lược của CHDCND Lào. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của CHDCND Lào
đến năm 2020 là phấn đấu đưa nền kinh tế đất nước từng bước đạt được các tiêu chí
của một nước công nghiệp tiến tiến, có cơ sở vật chất hiện đại, với cơ cấu kinh tế phù
hợp, đưa mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 7-9%. Để thực hiện mục tiêu trên, điều
kiện căn bản là phải huy động được tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong
đó nguồn vốn trong nước được đánh giá là đặc biệt quan trọng. Chính phủ đã có những
chính sách đặc biệt để khuyến khích sự tham gia về tài lực của mọi thành phần kinh tế,
tận dụng mọi nguồn tiết kiệm, kể cả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, biến các nguồn vốn
này thành nguồn vốn đầu tư hữu ích.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết phải hình thành một kênh huy động vốn trung và
dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, quỹ phát triển bản làng đã chính thức được thành lập vào
năm 1997. Cho đến nay, qua hơn mười năm hoạt động, mặc dù đã đạt được một số kết
quả bước đầu đáng khích lệ nhưng nhà nước Lào vẫn còn nhiều mặt hạn chế, một
trong số đó là sự thiếu ổn định của thị trường. Chính vì vậy, sự hình thành các quỹ
phát triển làng bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc
thúc đẩy sự phát triển của CHDCND Lào.
Mặt khác, với mục tiêu đầu tư dài hạn và những ưu điểm vượt trội về năng lực tài
chính, sự hình thành của các quỹ đầu tư sẽ góp phần bình ổn và dẫn dắt thị trường, tạo
[2]


điều kiện để nền kinh tế Lào phát triển nhanh chóng trở thành một kênh huy động vốn
trung-dài hạn có hiệu quả cho nền kinh tế.
3. CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong nghiên cứu của luận văn này, đề tài cần trả lời được các câu hỏi chính
dưới đây:
1) Đã có những cơ sở lý thuyết nào về quỹ đầu tư?.
2) Hiệu qủa sử dụng nguồn vốn của qũy đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn

huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong những năm qua đã thành công và
hạn chế gì?
3) Các giải pháp nhằm để nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào đến năm 2020 là
như thế nào?
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
qũy phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc trong những năm qua.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và gợi ý kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng sử dụng nguồn vốn của qũyđầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế,
tỉnh Chămpasắc đến năm 2020
4.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
1) Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về qũy đầu tư.
2) Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng sử dụng nguồn vốn của qũy đầu tư phát
triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc trong những năm qua.
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn qũy đầu
tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc đến năm 2020.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả sử dụng nguồn vốn qũy đầu tư
phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào.
5.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi sau đây:
[3]


• Về phạm vi không gian:
Đề tài thực hiện khảo sát qũy đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế,

tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào.
• Về mặt thời gian:
Đề tài thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng qua thống kê các dữ liệu
báo cáo hoạt động thường niên của qũy đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện
Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong giai đoạn từ năm 2010-2012.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp sau đây:
• Phương pháp thống kê mô tả nhằm thống kê một cách có hệ thống các dữ
liệu qua các báo cáo hoạt động thường niên của qũy đầu tư phát triển bản làng trên địa
bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong giai đoạn từ năm 2010-2012.
• Phương pháp phân tích, mô tả, đối chiếu so sánh. Phương pháp quy nạp và
phương pháp diễn dịch.
6.2 Nguồn dữ liệu:
6.2.1

Dữ liệu thứ cấp:

Đề tài thu thập, sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Tổng Cục Thống Kê Quốc Gia Lào,
Ngân hàng Nhà nước Lào (chi nhánh tỉnh Chămpasắc), các báo cáo hoạt động thường
niên của qũy đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND
Lào trong giai đoạn từ năm 2010-2012, các sách tham khảo, tạp chí kinh tế, các trang
website…
6.2.2

Dữ liệu sơ cấp:

Đề tài thu thập và sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp các nhà
quản lý của qũy đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND
Lào.

7. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Làm rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn của quỹ phát triển bản làng trên địa
bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn qũy đầu tư
phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào đến năm
2020.
[4]


8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, các tài liệu tham khảo, luận văn này được bố cục
nghiên cứu thành 3 chương:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về qũy đầu tư phát triển và hiệu qủa sử dụng nguồn
vốn của qũy đầu tư phát triển.
• Chương 2: Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn của qũy đầu tư phát triển bản làng
trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh Chămpasắc, CHDCND Lào trong
những năm qua.
• Chương 3: Một số giải pháp nhằm để nâng cao hiệu qủa sử dụng nguồn vốn
của qũy đầu tư phát triển bản làng trên địa bàn huyện Paksế, tỉnh
Chămpasắc, CHDCND Lào đến năm 2020.

[5]


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QŨY ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN CỦA
QŨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QŨY ĐẦU TƯ
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi
từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài

sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi
công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
1.2 CÁC LOẠI HÌNH QŨY ĐẦU TƯ
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo tiêu chí phân
loại khác nhau.
• Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
1.2.1 Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng):
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Những người
đầu tư có thể là thể nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ
công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa
đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp
của đầu tư mang lại.
Đây còn gọi là quỹ đầu tư tập thể, là những quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp
của rất nhiều nhà đầu tư và uỷ thác cho một công ty quản lý quỹ để thực hiện các hoạt
động đầu tư của quỹ. Thuật ngữ Mutual Fund có nghĩa là quỹ tương hỗ, thuật ngữ này
được dùng rất nhiều ở Mỹ, nơi có hệ thống các quỹ đầu tư rất phát triển. Thuật ngữ này
cũng là một cách gọi đối với các quỹ công chúng.
Việc huy động vốn của các quỹ này được thực hiện thông qua những đợt phát hành
chứng chỉ quỹ ra công chúng. Khi tham gia vào các quỹ công chúng, các nhà đầu tư
được hưởng các lợi ích sau:
- Được hưởng lợi từ việc đầu tư đa dạng hóa, nhờ đó, giảm thiểu các rủi ro
không hệ thống;
- Được hưởng lợi nhờ giảm thiểu các chi phí đầu tư do quy mô đầu tư của các
[6]


quỹ thường lớn;
- Vốn của các nhà đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia đầu tư có chuyên
môn và giàu kinh nghiệm của một công ty quản lý quỹ;
- Các chứng chỉ quỹ cũng có tính thanh khoản như một loại cổ phiếu, nhờ đó,

các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán các chứng chỉ quỹ khi cần thiết.
Do nguồn vốn của quỹ công chúng được huy động từ nhiều nhà đầu tư nên hoạt
động đầu tư của quỹ công chúng phải tuân thủ rất nhiều hạn chế nghiêm ngặt của pháp
luật. Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý cũng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khắt
khe trong hoạt động quản lý các quỹ này. Mục đích của các hạn chế trên là nhằm đảm
bảo sự an toàn cho Quỹ đầu tư chứng khoán, bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của
các nhà đầu tư.
1.2.2 Quỹ đầu tư cá nhân (quỹ thành viên):
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ
các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân hay các định chế tài chính
hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tình thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ
công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn và đổi lại, họ
có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ.
Về bản chất, Quỹ thành viên là một dạng Quỹ đầu tư chứng khoán, tuy nhiên, quỹ
này chỉ giới hạn ở một số ít nhà đầu tư tham gia góp vốn.
Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập các Quỹ thành viên là để thực hiện các hoạt
động đầu tư có tính chất tương đối mạo hiểm. Các hoạt động đầu tư này có thể mạng lại
những khoản lợi nhuận tiềm năng rất cao cho các nhà đầu tư, tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn.
Với tính chất rủi ro như vậy, các quỹ thành viên không phù hợp với việc huy động
vốn từ công chúng. Quy mô và phạm vi huy động vốn của quỹ chỉ tập trung vào một số
ít nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và có khả năng chấp nhận những rủi ro cao trong
hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, để tham gia vào quỹ thành viên, các nhà đầu tư phải đạt
được những điều kiện nhất định do pháp luật đặt ra.
Với tính chất và mục tiêu đầu tư như trên, các quỹ thành viên thường không phải
chịu các hạn chế như quỹ công chúng.
Hiện tại, hầu hết các nước có thị trường chứng khoán phát triển đều có hình thức
quỹ đầu tư này.
[7]



1.2.3 Quỹ đóng:
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy
động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi
nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết
thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc
chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố
định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động.
1.2.4 Quỹ mở:
Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do
tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ,
và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với
hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với
công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng
khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các
nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada…
và chưa có mặt tại Lào.
Bảng 1.1: So sánh quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở
Quỹ đầu tư dạng đóng

Quỹ đầu tư dạng mở

- Số lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ hiện -Số lượng cổ phiếu phát hành luôn luôn
hành cố định
thay đổi
- Chào bán ra công chúng/ phát hành chỉ 1 - Có thể chào bán ra công chúng/phát hành
lần
nhiều lần
- Quỹ không mua lại các cổ phiếu/chứng - Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu/
chỉ quỹ đã phát hành

chứng chỉ quỹ đã phát hành
- Cổ phiếu/chứng chỉ quỹ được giao dịch - Cổ phiếu/chứng chỉ quỹ được phép mua
trên thị trường chính thức hoặc OTC
trực tiếp từ Quỹ đầu tư, người bảo lãnh
phát hành hay môi giới, các đại lý được ủy
quyền
- Giá giao dịch được xác định theo giá trị - Giá giao dịch là giá trị tài sản thuần
cung cầu,do đó giá mua có thể thấp hơn cộng/hoặc trừ phí hoa hồng
hoặc cao hơn giá trị tài sản thuần
[8]


1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QŨY ĐẦUTƯ
1.3.1 Cơ cấu tổ chức:
• Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do
cổ đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư, chọn Công ty quản lý quỹ và
giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kỳ Hội đồng quản trị của quỹ sẽ
họp xem xét, kiểm tra giám sát tình hình điều hành của Công ty quản lý quỹ để giải
quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có các quỹ đầu tư dạng Công ty mới có có hội đồng
quản trị quỹ.
• Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do đại hội người đầu tư bầu
ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện
quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác.
• Công ty quản lý quỹ: là Công ty có chức năng quản lý, điều hành các quỹ đầu
tư chứng khoán.
• Công ty tư vấn đầu tư: là Công ty có trách nhiệm lập các dự án đầu tư và phân
tích các thông tin để trình Hội đồng quản trị quỹ xem xét, đồng thời cùng Công ty quản
lý quỹ thực hiện các dự án đầu tư. Thông thường Công ty quản lý quỹ kiêm luôn vai trò
tư vấn đầu tư cho quỹ đầu tư chứng khoán.

• Ngân hàng giám sát bảo quản: là ngân hàng thương mại, thực hiện việc bảo
quản, lưu ký tài sản của quỹ đồng thời giám sát Công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ
lợi ích của cổ đông.
• Cổ đông của quỹ: là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ phát
hành, có quyền lợi như các cổ đông của các Công ty cổ phần bình thường.
• Người hưởng lợi: là người mua chứng chỉ của các quỹ theo mô hình tín thác
và được hưởng lợi trên kết quả hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giữ chứng
chỉ quỹ đầu tư không có quyền biểu quyết cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ.
• Công ty kiểm toán: là đơn vị xác nhận báo cáo tài chính của quỹ đầu tư.
1.3.2 Hoạt động của Quỹ đầu tư:
1.3.2.1 Hoạt động huy động vốn:
• Phương thức phát hành
Đối với các quỹ đầu tư dạng Công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốn hình
thành nên quỹ. Tương tự như các Công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhận được các
[9]


cổ phiếu xác nhận số cổ phần mình sở hữu tại Công ty.
Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành
nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như cổ phần của quỹ dạng Công ty). Quỹ sẽ
phát hành chứng chỉ đầu tư, xác nhận số đơn vị tương đương với số vốn góp của người
đầu tư vào quỹ. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đầu tư có thể phát hành
dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
• Định giá phát hành
Việc định giá cổ phiếu / chứng chỉ đầu tư lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức
đứng ra thành lập quỹ xác định. Đối với quỹ theo mô hình Công ty, việc định giá cổ phiếu
quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng,
Công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.
Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đại lý, chi phí in ấn tài liệu…)
được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được.

• Phương thức chào bán
Về cơ bản, có hai phương thức chào bán: chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát
hành và do quỹ trực tiếp chào bán.
+ Chào bán qua các tổ chức bảo lãnh phát hành: Phương thức phổ biến nhất
để bán cổ phần của quỹ đầu tư theo mô hình Công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát
hành. Theo phương thức náy, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như người bán buôn và
người phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán. Các Công ty này
đến lượt mình lại bán các cổ phiếu cho công chúng qua các văn phòng chi nhánh của họ.
Ngoài ra, quỹ đầu tư có thể thông qua các đại lý chào bán là các ngân hàng thương mại,
các Công ty chứng khoán hoặc các Công ty tài chính để thực hiện việc chào bán.
+ Chào bán trực tiếp từ quỹ hoặc Công ty quản lý quỹ: Các quỹ được trực tiếp
bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông qua một trung gian nào. Các quỹ đầu tư
dạng hợp đồng do Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập thường hay chào bán chứng
chỉ đầu tư bằng hình thức này thông qua hệ thống mạng lưới của Công ty quản lý quỹ
hoặc mạng lưới của ngân hàng giám sát. Các quỹ này hấp dẫn nhà đầu tư trước hết
thông qua quảng cáo, thư trực tiếp cũng như bằng những bài diễn văn, các phương tiện
quảng cáo hữu hiệu.
• Khái niệm giá trị tài sản ròng và việc giao dịch chứng chỉ đầu tư
[10]


+ Giá trị tài sản ròng của quỹ (Net asset Value - NAV): Bằng tổng giá trị tài
sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ. Đối với quỹ đầu
tư, giá trị tài sản ròng của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả
hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở để định giá chào bán cũng như xác định giá
mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở.
+ Giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư: Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng ở bất kỳ
mô hình nào, sau khi phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư được niêm yết trên TTCK và giao
dịch như bất kỳ loại cổ phiếu niêm yết nào. Chính vì vậy, giá của chứng chỉ đầu tư do
cung cầu thị trường quyết định và dao động xung quanh giá trị tài sản ròng. Đối với quỹ

đầu tư dạng mở, sau khi phát hành, chứng chỉ đầu tư của quỹ được phát hành thêm và
mua lại tại chính Công ty quản lý quỹ hoặc thông qua các đại lý của Công ty. Giá chứng
chỉ đầu tư của quỹ luôn gắn liền với giá trị tài sản ròng của quỹ.
1.3.2.2 Hoạt động đầu tư:
Bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào được thành lập cũng nhằm đạt được những
mục tiêu ban đầu như sau:
- Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức;
- Lãi vốn: làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá các cổ
phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ;
- Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp giữa hai yếu tố trên.
Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư
riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra. Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức
độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ.
Chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ thường được thể hiện ở tên gọi của quỹ.
1.3.3 Các loại phí và chi phí thông thường của một quỹ:
Phí và chi phí của một quỹ đầu tư cho các dịch vụ quản lý và hành chính bao gồm
2 loại chính: loại mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ,
và loại chi phí trực tiếp lên quỹ.
1.3.3.1 Loại phí mà nhà đầu tư chi trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền
khỏi quỹ

[11]


×