Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa bưu điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.61 KB, 113 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------------

NGUYỄN NGỌC HIẾU

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG
TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BƯU ĐIỆN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.Đặng Thị Ngọc Lan

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2014


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------------

NGUYỄN NGỌC HIẾU

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG
TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BƯU ĐIỆN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đặng Thị Ngọc Lan

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
TP.HCM, ngày …… tháng …… năm ………
Giảng viên hướng dẫn

TS. Đặng Thị Ngọc Lan

Trang i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12/2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang ii


LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của các giảng viên Khoa Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Tài chính Marketing, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bưu điện, các đồng nghiệp ở phòng Tổ
chức-Hành chính quản trị, phòng Tài chính - Kế toán và phòng Kế hoạch - Tổng hợp của
Bệnh viện Đa khoa Bưu điện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên chính - Người hướng dẫn khoa
học TS. Đặng Thị Ngọc Lan - Phòng Quản lý đào tạo của Trường Đại học Tài chính Marketing đã hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân
của tôi đã không ngừng động viên, cổ vũ tôi về tinh thần trong suốt những năm tháng học
tập và thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, đề tài
nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tôi rất mong nhận

được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các giảng viên và tất cả các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hiếu

Trang iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển rất
nhanh chóng, do đó ngành y tế cũng được hưởng lợi do các máy móc thiết bị chụp hình,
chẩn đoán bệnh công nghệ cao ngày càng chính xác và cho ra kết quả nhanh chóng. Tuy
nhiên để mua sắm được các máy móc thiết bị này trước đây rất khó khăn do hạn chế về tài
chính và thủ tục mua sắm rườm rà. Từ khi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/04/2006 ra đời, các đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành y tế tận dụng cơ hội này để thực hiện
quyền tự chủ tài chính tại đơn vị mình và Bệnh viện Đa khoa Bưu điện cũng không nằm
ngoài xu hướng này. Tuy nhiên khi thực hiện quyền tự chủ tài chính, Bệnh viện Đa khoa
Bưu điện đã gặp những khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ để hoàn thiện quyền tự
chủ tài chính tại đơn vị mình. Từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý
tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện” làm đề tài Luận văn thạc
sĩ Tài chính - Ngân hàng nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho công việc quản lý tài chính
theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện ngày càng hoàn thiện.
Trước tiên, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập, trong đó đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ở Việt
Nam về quản lý tài chính theo hướng tự chủ, rút ra bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện
Đa khoa Bưu điện.
Sau đó bằng các phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu tác giả đã cho

thấy thực trạng tài chính và mức độ tự chủ tài chính của bệnh viện trong giai đoạn 20092013. Mặc dù cơ chế tự chủ tài chính đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong công
tác quản lý tài chính ở bệnh viện nhưng nhìn chung vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần
phải được giải quyết. Để thực hiện được các mục tiêu trong quá trình tự chủ, phát huy
những mặt tích cực và kết quả đạt được, bệnh viện cần tiếp tục nghiên cứu để tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và các quy định tài chính
hiện hành đồng thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế, khó khăn còn
tồn tại của việc quản lý tài chính hiện nay nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế
tự chủ tài chính.
Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại và những khó khăn cần giải quyết,
Trang iv


tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể, đồng độ nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
của bệnh viện. Các giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
không có một giải pháp duy nhất để có thể giải quyết hết những khó khăn bất cập của
thực trạng đã được nêu lên. Vì vậy các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng
bộ để mang lại hiệu quả cao. Và cuối cùng để thực hiện được các giải pháp này một cách
triệt để không chỉ cần có sự cố gắng nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện mà còn cần
đến sự can thiệp tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Trang v


MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn .........................................................................................i
Lời cam đoan .............................................................................................................................ii
Lời cám ơn .................................................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn ........................................................................................................................iv
Mục lục .......................................................................................................................................vi

Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................................x
Danh mục các bảng biểu ...........................................................................................................xii
Danh mục các sơ đồ ..................................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................xiv
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................xiv
2. Các công trình đã nghiên cứu liên quan ...............................................................................xv
3. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................................xvii
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................xvii
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................xvii
6. Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................................xviii
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................................xviii
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP ...................................................................................................1
1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập .....................................................................1
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập .........................................................................................1
1.1.2. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập ..................................................................................2
1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập .......................................................2
1.1.2.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp y tế công lập .........................................................2
1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập .........................................................3
1.1.2.4 Vai trò đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong nền kinh tế thị trường ..............4
1.2. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ........................................5
1.2.1. Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập ....................................................................................................................5
1.2.1.1 Khái niệm về tài chính .......................................................................................5
Trang vi


1.2.1.2 Khái niệm về quản lý tài chính theo hướng tự chủ ............................................6
1.2.2. Vai trò và sự cần thiết của tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công
lập ...............................................................................................................................................7

1.2.3. Nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ..................7
1.2.3.1 Quản lý các nguồn lực tài chính ........................................................................7
1.2.3.2 Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính ..........................................................9
1.2.3.3 Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ ................................................................10
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập ...................................................................................................................11
1.2.5. Lợi ích của việc quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp y
tế công lập ..................................................................................................................................15
1.3. Các công cụ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập ...............16
1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước ...........................................................16
1.3.2. Quy chế chi tiêu nội bộ ...............................................................................................17
1.3.3. Công tác kế hoạch ......................................................................................................17
1.3.4. Hạch toán kế toán, kiểm toán .....................................................................................17
1.3.5. Hệ thống thanh tra, kiểm tra .......................................................................................18
1.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính...............................................................................18
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ đối với các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập hiện nay .................................................................................18
1.5. Kinh nghiệm về quản lý tài chính theo hướng tự chủ của một số nước trên thế
giới và ở Việt Nam ....................................................................................................................21
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ............................................................21
1.5.1.1 Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu ..................................21
1.5.1.2 Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc ........................................................22
1.5.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ..........................................................................................23
1.5.2.1 Đánh giá việc thực hiện TCTC tại Bệnh viện Bạch Mai .................................23
1.5.2.2 Đánh giá việc thực hiện TCTC tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông ..................25
1.5.3. Bài học kinh nghiệm về thực hiện tự chủ tài chính cho Bệnh viện Đa khoa Bưu
điện .............................................................................................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
BƯU ĐIỆN .................................................................................................................................28
Trang vii



2.1. Khái quát chung về Bệnh viện Đa khoa Bưu điện ......................................................28
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của bệnh viện ........................................................28
2.1.2. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của bệnh viện ................................................................29
2.1.3. Tình hình thực hiện chuyên môn của bệnh viện qua các năm ..................................32
2.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai đoạn 2009 2013 .............................................................................................................................................35
2.2.1. Quản lý các nguồn lực tài chính .................................................................................35
2.2.1.1 Quản lý nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp ................................................36
2.2.1.2 Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác ..................37
2.2.2. Thực trạng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính .................................................40
2.2.2.1 Quản lý chi thường xuyên ..................................................................................43
2.2.2.2 Quản lý chi không thường xuyên và chi khác ....................................................47
2.2.2.3 Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ .........................................................48
2.3. Thực trạng sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu
điện .............................................................................................................................................51
2.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước ...........................................................51
2.3.2. Quy chế chi tiêu nội bộ ...............................................................................................52
2.3.3. Công tác kế hoạch ......................................................................................................53
2.3.4. Công cụ hạch toán kế toán, kiểm toán ......................................................................53
2.3.5. Kiểm tra, thanh tra ......................................................................................................54
2.3.6. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính...............................................................................54
2.4. Đánh giá thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện ............55
2.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................................................55
2.4.1.1 Nguồn thu của bệnh viện có xu hướng tăng lên ................................................55
2.4.1.2 Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ............................................................56
2.4.1.3 Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực khám chữa bệnh và nâng cao hoạt động
nghiên cứu khoa học ..................................................................................................................56
2.4.1.4 Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên
chức ............................................................................................................................................57

2.4.1.5 Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả ..........57
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................................58
2.4.2.1 Hạn chế ..............................................................................................................58
Trang viii


2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế ........................................................................................60
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ
CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BƯU ĐIỆN ....................................................................63
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển Bệnh viện Đa khoa Bưu điện .......................63
3.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế ....................................................................63
3.1.2. Mục tiêu phát triển và quan điểm định hướng quản lý tài chính theo hướng tự chủ
tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện đến năm 2020 ........................................................................67
3.1.2.1 Mục tiêu phát triển .............................................................................................67
3.1.2.2 Quan điểm định hướng về quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện
Đa khoa Bưu điện .......................................................................................................................69
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa
khoa Bưu điện ...........................................................................................................................70
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính ..............................................70
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính ................................72
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài
chính ...........................................................................................................................................76
3.2.4. Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm toán đi đôi với công khai tài chính ..78
3.2.5. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ...........................................................................79
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước...................................................................................80
3.3.1. Tăng quyền tự chủ cho bệnh viện công lập trước hết là bệnh viện trọng điểm
trong việc quyết định các khoa khám chữa bệnh, chương trình liên kết khám chữa bệnh
và chế độ đãi ngộ vật chất hấp dẫn đối với đội ngũ y bác sĩ .....................................................80
3.3.2. Nhà nước cần trao cho bệnh viện trọng điểm, bệnh viện công lập tự chủ hoàn
toàn về kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền tự chủ về mức thu viện phí ..............81

3.3.3. Tăng cường đầu tư của Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất cho bệnh viện công lập
và hoàn thiện phương thức giao ngân sách cho lĩnh vực y tế ...................................................82
3.3.4. Hoàn thiện môi trường pháp lý ..................................................................................83
3.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về thành lập bệnh viện và
thuế .............................................................................................................................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................xix
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................xxi
Trang ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3


BN

Bệnh nhân

4

BTC

Bộ Tài chính

5

BYT

Bộ Y tế

6

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

7

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức

8


CBVC

Cán bộ viên chức

9

CNVC

Công nhân viên chức

10

CP

Chính phủ

11

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

12

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

13


GDP

Gross Domestic Product

14

KCB

Khám chữa bệnh

15



Nghị định

16

NQ

Nghị quyết

17

NSNN

Ngân sách Nhà nước

18




Quyết định

19

SNCT

Sự nghiệp có thu

20

SXKD

Sản xuất kinh doanh

21

TB

Trung bình

22

TCKT

Tài chính kế toán

23


TCTC

Tự chủ tài chính

24

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

25

TSCĐ

Tài sản cố định

26

TT

Thông tư

27

TTg

Thủ tướng

28


TTLT

Thông tư liên tịch

29

TW

Trung ương

30

TX

Thường xuyên
Trang x


31

UBND

Ủy ban nhân dân

32

XHH

Xã hội hóa


Trang xi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tình hình biên chế lao động tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai
đoạn 2009-2013

31

Bảng 2.2

Tình hình lao động tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai đoạn
2009-2013

32

Bảng 2.3

Thực hiện chỉ tiêu chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện
giai đoạn 2009-2013


33

Bảng 2.4

Tổng hợp các nguồn thu của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai
đoạn 2009-2013

35

Bảng 2.5

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho bệnh viện giai đoạn 2009-2013

36

Bảng 2.6

So sánh nguồn kinh phí thường xuyên và không thường xuyên của
bệnh viện giai đoạn 2009-2013

37

Bảng 2.7

Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác tại bệnh viện giai đoạn 20092013

38

Bảng 2.8


Tổng hợp chi ngân sách của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai
đoạn 2009-2013

42

Bảng 2.9

Chi thường xuyên của bệnh viện giai đoạn 2009-2013

43

Bảng 2.10

Chi không thường xuyên và chi khác của bệnh viện giai đoạn
2009-2013

47

Bảng 2.11

Mức tự đảm bảo kinh phí thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa
Bưu điện giai đoạn 2009-2013

48

Bảng 2.12

Tổng hợp chi lương tăng thêm tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai
đoạn 2009-2013


49

Bảng 2.13

Số tiền trích lập các quỹ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện giai đoạn
2009-2013

50

Bảng 2.14

Thống kê đội ngũ cán bộ TCKT của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện
năm 2013

55

Trang xii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Sơ đồ 2.1

Tên sơ đồ
Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện

Trang xiii

Trang
30



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa nhập với xu hướng chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam không còn
đơn thuần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao mà còn tự tổ chức cung ứng dịch vụ
cho xã hội. Nguồn tài chính của các đơn vị này không chỉ do ngân sách Nhà nước cấp mà
từng đơn vị đều khai thác thêm các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cho xã hội. Trong Nghị
quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị, quan điểm chỉ đạo của Đảng về
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: “Bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách
ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể
hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công
bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn
với tăng cường đầu tư của Nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
các dịch vụ trong lĩnh vực này”.
Xuất phát từ nội dung chỉ đạo trên, ngày 25/04/2006 Chính phủ ban hành Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này đã
tạo hành lang pháp lý nhằm nâng cao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Trong các nội
dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tự chủ tài chính luôn là vấn đề trọng tâm cần được xây
dựng cẩn thận, thực hiện một cách khoa học và sáng tạo nhất.
Đối với các cơ sở y tế công lập nói chung và Bệnh viện Đa khoa Bưu điện nói riêng,
việc thực hiện nội dung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP là một nhiệm vụ cấp thiết, đây
thực sự là bước ngoặt lớn nhằm xoá bỏ tư duy và lề lối làm việc mang tính bao cấp sang
hoạt động tự chủ, mở ra một giai đoạn mới trong công tác quản lý tài chính. Qua 7 năm

thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP Bệnh viện Đa khoa Bưu điện đã rất tích cực cải cách
và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao
hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt
sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của bệnh viện, nhu cầu về tài chính ngày
Trang xiv


một gia tăng, trong khi nguồn ngân sách Nhà nước cấp ngày một hạn hẹp, do vậy đòi hỏi
bệnh viện cần phải có giải pháp hữu hiệu hơn nữa giúp nâng cao mức độ tự chủ tài chính,
thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý tài
chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện” làm đề tài Luận văn thạc sĩ
cuối khóa học.
2. Các công trình đã nghiên cứu liên quan
Công tác phân tích và đánh giá việc hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ
tại bệnh viện và đưa ra các giải pháp cũng đã có vài tác giả trong và ngoài nước nghiên
cứu. Tuy nhiên, những đề tài về các bệnh viện ở Việt Nam thì chủ yếu do các tác giả Việt
Nam nghiên cứu và thực hiện, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như
sau:
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đài truyền hình Việt
Nam” của Nguyễn Văn Nam, người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Văn Hùng, 2008, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài này nêu lên được lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính ở
các đơn vị sự nghiệp có thu, thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của đài truyền hình Việt
Nam, và một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đài truyền hình Việt Nam.
Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu số liệu giai đoạn 2005-2007 khi nền kinh tế thế giới nói
chung và nước ta nói riêng phát triển tương đối tốt nên nguồn NSNN cấp cho đài truyền
hình Việt Nam còn khá, và các văn bản pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính mới ra đời hơn
1 năm vẫn còn nhiều bất cập nên đài truyền hình Việt Nam chưa dám mạnh dạn áp dụng
cơ chế tự chủ tài chính mà chỉ mới bắt đầu thăm dò và thực hiện để rút kinh nghiệm. Do đó
những giải pháp đưa ra để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đài truyền hình Việt

Nam trong đề tài này không còn thực sự phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự
chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM” của Nguyễn Tấn Lượng, người hướng dẫn: TS. Lê
Tấn Phước, 2011, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đề tài này nêu lên được những vấn
đề chung về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập, thực trạng về quản lý tài
chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP.HCM, và các giải pháp hoàn thiện
quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên do đề
tài lấy số liệu tổng hợp của các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn
TP.HCM ở giai đoạn nước ta mới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Trang xv


nên NSNN cấp cho các trường đại học chưa bị giảm nhiều, hơn nữa bởi vì công tác quản lý
tài chính ở các trường đại học và các bệnh viện khác nhau do đặc điểm hoạt động nên
không thể áp dụng toàn bộ các giải pháp được đưa ra trong đề tài này vào bệnh viện.
- Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong
các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Văn Lượng, người
hướng dẫn: TS. Bùi Đình Hòa, 2012, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
(Đại học Thái Nguyên). Đề tài này nêu lên được lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính của
các đơn vị sự nghiệp có thu, thực trạng về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự
nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh, và một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. Tuy nhiên
do đề tài lấy số liệu tổng hợp của các đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
nên các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính mang tính chất chung
chung, khi áp dụng cho từng đơn vị sự nghiệp có thu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh phải tìm
hiểu và chọn lọc lại để thực hiện.
Từ các phân tích trên dẫn đến công tác phân tích và đánh giá việc hoàn thiện quản
lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị vẫn còn
là một đề tài nóng bỏng và hấp dẫn, đặc biệt khi nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, làm cho con người

bị bệnh gia tăng trong bối cảnh các bệnh viện vốn bị quá tải dẫn đến căng thẳng hơn. Các
công trình nghiên cứu đã công bố mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu giai đoạn trước đây và
nghiên cứu ở các bệnh viện khác, còn tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện thì đến giờ này vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào có liên quan đến đề tài. Do đó, việc nghiên cứu về công
tác phân tích và đánh giá việc hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh
viện Đa khoa Bưu điện sẽ có tác dụng giúp cho các nhà quản lý bệnh viện cân đối được
nguồn thu chi trong hoạt động, tiết giảm được những chi phí chưa cần thiết nhưng vẫn
bảo đảm được tốt nhất về nhu cầu khám chữa bệnh của CNVC và nhân dân trong điều
kiện nền kinh tế nước ta đang bị suy giảm, dẫn đến vốn đầu tư của Nhà nước cho lĩnh
vực y tế cũng bị ảnh hưởng. Và điều quan trọng nhất là tìm ra những nguyên nhân và giải
pháp khắc phục để giúp cho bệnh viện tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn, sau đó đưa
bệnh viện từ bệnh viện hạng II trở thành bệnh viện hạng I.

Trang xvi


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa
khoa Bưu điện giai đoạn 2009-2013 để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc
quản lý tài chính theo hướng tự chủ của bệnh viện trong những năm tới được tốt hơn.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý tài chính và sử dụng các công cụ quản lý tài
chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó rút ra được những
mặt đã làm được và những mặt chưa làm được trong việc quản lý tài chính cũng như nguyên
nhân của các tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện việc quản lý tài chính theo hướng
tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện đến năm 2020, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của bệnh viện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý tài chính

theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện và các nhân tố ảnh hưởng.
 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tài chính của
Bệnh viện Đa khoa Bưu điện từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập số liệu sơ cấp:
- Thảo luận với Ban Giám đốc bệnh viện, các đồng chí trưởng phó phòng tài chính kế
toán của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện.
- Tham vấn ý kiến của các nhà quản lý Nhà nước, các nhà khoa học kinh tế, các
nhà quản lý tài chính trong ngành y tế.
- Học viên tự tổng hợp các số liệu đã công bố từ tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Y
tế, các tạp chí tài chính, sách báo, Internet,...
 Thu thập số liệu thứ cấp:
- Các văn bản luật, nghị định, thông tư, quyết định của Nhà nước.
- Các văn bản thông tư, quyết định, công văn hướng dẫn của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội
và Ủy ban nhân dân TP.HCM.
- Các quyết định, quy định, quy chế của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện.
Trang xvii


- Các số liệu từ báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo tổng kết, sổ sách kế toán tại bệnh
viện qua các năm.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được từ
các báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo tổng kết, sổ sách kế toán của bệnh viện.
- Phương pháp so sánh: là việc dựa vào những dữ liệu sẵn có để tiến hành so sánh, đối
chiếu về số tương đối, số tuyệt đối, sự tăng giảm các giá trị cần nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: là thống kê những thông tin, số liệu thu thập được
để từ đó tổng hợp những thông tin và số liệu cần thiết sử dụng cho đề tài.
Thông qua việc sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu nêu trên, từ đó phân

tích, đánh giá hoạt động tài chính và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý tài
chính theo hướng tự chủ tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện được tốt hơn.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn ở Bệnh viện Đa khoa
Bưu điện:
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa kích thích các nghiên cứu tiếp theo ở Bệnh viện
Đa khoa Bưu điện để khám phá những nhân tố mới cũng như tầm quan trọng của các
nhân tố trong việc hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện.
- Kết quả nghiên cứu góp phần hỗ trợ các nhà quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Bưu
điện nắm bắt được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong việc hoàn
thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 3
chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập.
- Chương 2: Thực trạng về quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Bưu điện.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Bệnh
viện Đa khoa Bưu điện.

Trang xviii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP
1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 9 luật Viên chức được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy
định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư

cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước”.
Theo quy định trên và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công
lập được xác định bởi các tiêu thức cơ bản sau:
- Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công
nghệ, môi trường, y tế, văn hóa thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm…
- Được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, chi phí hoạt động
thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
- Đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí nhất định
trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt
động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Phân loại Đơn vị sự nghiệp công lập: Theo điều 9 của Nghị định số
43/2006/NĐ-CP thì căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại
để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).

Trang 1


- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường
xuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách Nhà nước bảo
đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước

bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian
3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
1.1.2. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.1.2.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Theo điều 2 của Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 thì “Đơn vị sự
nghiệp y tế công lập” là tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập và
quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ
chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn
y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng;
giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ
phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe.
1.1.2.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Thứ nhất: Đơn vị sự nghiệp y tế công lập do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định thành lập.
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thể do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y
tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp ra quyết định thành lập
thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Do vậy, các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập phải tuân theo cơ chế và quy định của các cơ quan Nhà nước và cơ quan chủ quản.
Thứ hai: Đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp dịch vụ công cho xã hội
không nhằm mục đích sinh lời trực tiếp.
Dịch vụ công được cung ứng với mục đích đáp ứng lợi ích chung và lâu dài cho
xã hội. Việc cung ứng dịch vụ này không nhằm mục đích sinh lời. Thông qua các đơn

Trang 2


vị sự nghiệp y tế công lập, Nhà nước cung cấp những sản phẩm khám chữa bệnh,

phòng dịch bệnh…nhằm thực hiện định hướng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các đơn
vị sự nghiệp y tế được phép thu các loại phí, lệ phí, viện phí trong lĩnh vực y tế để đáp
ứng một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, đồng thời Nhà
nước cũng khuyến khích các đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn nhằm giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách Nhà nước.
Thứ ba: Các hoạt động do đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện thường mang lại lợi
ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và
giá trị tinh thần.
Hoạt động sự nghiệp công chủ yếu tạo ra các “hàng hóa công cộng” ở dạng vật
chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội.
Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mang hai tính chất không cạnh tranh và không
loại trừ, mọi người đều có khả năng sử dụng và không ai có thể gây ảnh hưởng đối với
việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ công cộng của người khác.
Hàng hóa công cộng có tính xã hội, vì vậy việc sử dụng những sản phẩm, dịch
vụ do hoạt động sự nghiệp công tạo ra nền tảng và động lực cho kinh tế, văn hóa, xã
hội…phát triển. Do vậy hoạt động sự nghiệp công luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích
cực đến quá trình tái sản xuất của xã hội.
Thứ tư: Hoạt động sự nghiệp công luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương
trình phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, Bộ
chủ quản. Chính phủ tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp là để thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
nhất định, Chính phủ tổ chức các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình
dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình sức khỏe sinh sản, chương trình phòng
chống HIV/AIDS… Để các chương trình này đi vào cuộc sống, Nhà nước thông qua
các đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai thực hiện.
1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Theo điều 3 của Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 thì Đơn vị sự
nghiệp y tế được đăng ký và phân loại theo các nhóm sau đây:


Trang 3


- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt
động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển.
- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt
động thường xuyên.
- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt
động thường xuyên.
- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh
phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do ngân sách Nhà
nước bảo đảm toàn bộ.
Việc đăng ký, phân loại các đơn vị sự nghiệp y tế được ổn định trong thời gian
03 năm, sau thời hạn 03 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trường hợp đơn vị
có biến động về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi làm thay đổi cơ bản mức tự bảo đảm
kinh phí hoạt động thường xuyên thì được xem xét điều chỉnh việc phân loại trước thời
hạn.
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên được xác định theo công thức:
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động
thường xuyên của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động thường xuyên

x 100%

1.1.2.4 Vai trò đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được

thể hiện trên một số điểm sau:
- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc cung cấp
dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, góp phần tích cực vào
việc bảo tồn và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội.
- Góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và đảm bảo công bằng xã hội.
Thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu trong lĩnh vực y tế như ưu tiên
khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội…các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các chính sách nêu trên.
- Giúp Nhà nước định hướng được sự phát triển của hệ thống các đơn vị sự
nghiệp y tế. Thông qua hoạt động của mình, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực
hiện sự hỗ trợ và định hướng cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế tư nhân,

Trang 4


tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tư nhân đóng góp tích cực vào sự nghiệp khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
- Huy động một phần nguồn lực cho NSNN: Qua việc cung cấp các dịch vụ công,
dịch vụ sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ tự đảm bảo chi phí
hoạt động, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách và hướng đến đóng góp tăng thu cho
NSNN.
1.2. Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.2.1. Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập
1.2.1.1 Khái niệm về tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các
nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu
tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính trong các bệnh viện là phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các
quỹ tiền tệ trong các bệnh viện. Xét về hình thức, nó phản ánh sự vận động và chuyển

hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền. Xét về bản
chất, nó là những mối quan hệ tài chính biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong
quá trình hình thành và sử dụng các quỹ bằng tiền nhằm phục vụ cho sự nghiệp chữa
bệnh cho CBVC và nhân dân của đất nước.
Các quan hệ tài chính trong bệnh viện như sau:
 Quan hệ tài chính giữa bệnh viện với NSNN
Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bao gồm: Chi thường xuyên, chi sự nghiệp
khoa học công nghệ, chi chương trình mục tiêu quốc gia về khám chữa bệnh, chi đầu
tư phát triển, chi nhiệm vụ đột xuất do Nhà nước giao cho các bệnh viện. Các bệnh
viện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như: Nộp thuế theo quy định
của Nhà nước.
 Quan hệ tài chính giữa bệnh viện với xã hội
Quan hệ tài chính giữa bệnh viện với xã hội, mà cụ thể là người bệnh được thể
hiện thông qua các khoản thu sau: viện phí, lệ phí và một số loại phí khác để góp phần
đảm bảo cho các hoạt động khám chữa bệnh. Bộ Y tế quy định khung viện phí, cơ chế

Trang 5


×