Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của lạm PHÁT đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 120 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
------------------------------------------------

TRƢƠNG XUÂN HƢNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01

Giảng viên hƣớng dẫn: TS.

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

TP.HCM, tháng 10.2014

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Trƣờng Đại học Tài chính –
Marketing đã trang bị cho tôi những kiến thƣc bổ ích của chƣơng trình Cao
học trong hơn 2 năm qua.
Tôi cũng xin chân thàn cám ơn giảng viên TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong 8 tháng qua để tôi hoàn thành bài luận văn thạc sĩ.
Tôi dành nhiều tình cảm cám ơn các đơn vị, các bạn đồng nghiệp và các
bạn trong lớp, trong khóa Cao học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
làm luận văn thạc sĩ.


Tôi cũng ghi nhận và biết ơn gia đình đã dành cho tôi những tình cảm,
động viên tôi hoàn thành chƣơng trình cao học Tài chính – Ngân hàng.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn tôi tự viết trên cơ sở số liệu độc
lập tự tìm kiếm từ các tài liệu thống kê và luận văn này chƣa đƣợc
công bố trên các ấn phẩm nào trƣớc đó.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài này đã tổng hợp, hệ thống hóa và vận dụng các nghiên cứu từ trước
tới nay về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, đặc biệt là việc xem xét ứng
dụng nghiên cứu của Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011) trong đề
tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” vào thực tiễn diễn
biến mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của Việt nam từ Quý 1 năm 1995
đến quý 2 năm 2014.
Đề tài tập trung vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu : (1) Mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào trong dài
hạn. (2) Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn
ra như thế nào trong ngắn hạn?(3) Có tồn tại các ngưỡng lạm phát mà có tác động
theo các chiều hướng khác. Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu theo quý trong giai
đoạn nghiên cứu với:
Tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc
dân theo quý (có 2 đơn vị tính theo % phản ánh tỷ lệ tăng trưởng và tỷ đồng phản
ánh sản lượng).

Lạm phát được nghiên cứu qua chỉ số giá tiêu dùng theo quý và được xác
định tại thời điểm cuối mỗi quý (với kỳ gốc là năm 2005 = 100 điểm và được thu
thập xem xét theo tỷ lệ % của kỳ sau so với cùng kỳ năm trước).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1. GDP trung bình theo quý của cả thời kỳ 1995 đến quý 2 2014 là 98,808.00 tỷ
VNĐ với tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn nghiên cứu là 6.932612%,
và mức độ lạm phát trung bình của thời kỳ này là 6.954166% cao hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
2. Nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì một mức sản lượng tiềm năng trung bình theo
quý là Log(GDP) = 10.7640301343 không phụ thuộc vào các tác động của lạm
phát trong các thời kỳ nghiên cứu

iv


3. Tác giả đã áp dụng phương pháp thử tuần tự từ 1 trễ cho tới 8 trễ tối đa để xác
định mối quan hệ nhân quả giữa CPI và LOG(GDP_SA). Kết quả phân tích
nhân quả cho thấy, trong các khoảng thời gian ngắn từ 4 quý trở xuống lạm
phát không có tác động tới tăng trưởng, sản lượng của nền kinh tế và chiều
ngược lại cũng vậy. Tuy nhiên với diễn biến từ 5 quý trở lên là có mối quan hệ
tác động nhân quả giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
4. Kết quả cho thấy tại các ngưỡng lạm phát đều có tác động ngược chiều tới
tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên tại mức K = 7 là có ý nghĩa và lớn nhất tới tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế (GDP_P). Như vậy khi lạm phát vươt qua mức 7% trở lên
thì ảnh hưởng tiêu cực với mức độ ngày càng lớn tới tăng trưởng kinh tế; và ở
chiều ngược lại khi nhỏ hơn 7% cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhưng mức độ
là nhỏ hơn các ngưỡng trên 7 .
5. Cuối cùng, các nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 1995 đến quý 2 2014
cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây (được đề cập ở phần
trên) về mối quan hệ thuận và nghịch chiều của lạm phát với tăng trưởng kinh tế

trong ngắn hạn và dài hạn; cũng như theo ngưỡng lạm phát.
Trên cơ sở các nghiên cứu đó, luận văn đưa ra một số kết luận mang tính khoa học
và các đề xuất về xây dựng chính sách của nhà nước

v


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến.......................................................................... 4
1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VÀ LẠM PHÁT .......................................................................................................... 6
2.1. Tổng quan về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ................................................ 6
2.1.1. Lạm phát,................................................................................................... 6
2.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 6
2.1.1.2. Đo lƣờng lạm phát.............................................................................. 6
1.1.1.3. Các yếu tố tác động đến lạm phát ...................................................... 9
1.1.1.4. Tác động của lạm phát ..................................................................... 12
2.1.2 Tăng trƣởng kinh tế. ................................................................................. 13
2.1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 13
2.1.2.2. Đo lƣờng GDP ................................................................................. 14

2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng
trƣởng kinh tế ........................................................................................................ 17
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về đƣờng cong Phillips phản ánh mối quan hệ
tăng trƣởng lạm phát ......................................................................................... 17
2.2.2. Tóm lƣợc kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn gần
đây trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. .................. 19
2.2.3. Tóm lƣợc các kết quả nghiên cứu trong nƣớc về mối quan hệ lạm phát
và tăng trƣởng kinh tế ....................................................................................... 23

vi


2.2.4. Nghiên cứu của Shahzad Hussain và Shahnawaz Malik (2011) trong đề
tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” ....................... 25
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 28
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 29
3.3. Mô hình và phƣơng pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 1 - Mối quan
hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra nhƣ thế nào
trong dài hạn. ......................................................................................................... 30
3.3.1. Tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả ..................................................... 30
3.3.2. Kiểm định tính dừng bằng phƣơng pháp ADF và PP ............................. 31
3.3.3. Xác định độ trễ tối ƣu và kiểm định nhân quả ........................................ 32
3.3.4. Phân tích đồng liên kết Johansen ............................................................ 33
3.4. Mô hình và phƣơng pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 2 - Mối quan
hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra nhƣ thế nào
trong ngắn hạn. ...................................................................................................... 35
3.5. Mô hình và phƣơng pháp xử lý số liệu cho câu hỏi nghiên cứu 3 - Có tồn tại
các ngƣỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hƣớng khác nhau tới tăng
trƣởng kinh tế hay không? .................................................................................... 36

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ LẠM
PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ................................................................... 38
4.1. Diễn biến lạm phát và tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn từ 1995 tới nay .. 38
4.1.1. Diễn biến lạm phát .................................................................................. 38
4.1.1.1. Giai đoạn 1995-2004 ........................................................................ 39
4.1.1.2. Giai đoạn 2004-2009 ........................................................................ 39
4.1.1.3. Giai đoạn 2009 đến quý 2 năm 2014 ............................................... 40
4.1.2. Diễn biến tăng trƣởng kinh tế ................................................................. 41
4.2. Mô tả và phân tích về dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 42
4.2.1. Mô tả về dữ liệu ...................................................................................... 42
4.2.2. Kiểm định tính dừng ............................................................................... 45
4.2.3. Xác định trễ tối ƣu của các chuỗi dữ liệu................................................ 47
4.2.4. Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa CPI và GDP ................................ 49

vii


4.3. Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 1 ............................................... 50
4.4. Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 2 ............................................... 53
4.5. Kết quả nghiên cứu cho câu hỏi nghiên cứu 3 ............................................... 56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 60
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 60
5.2. Một số kiến nghị chính sách........................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66
PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................................................... 68
PHỤ LUC 2: ADF ..................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 3: TRỄ TỐI ƢU ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC 4: NHÂN QUẢ GRANGER ................................................................... 82
PHỤ LỤC 5: ĐỒNG LIÊN KẾT JOHANSEN ........................................................ 86
PHỤ LỤC 6: VECM ................................................................................................. 89

PHỤ LỤC 7: NGƢỠNG LẠM PHÁT THEO GDP_P ............................................ 92

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Mô tả về dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 43
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng bằng ADF................................... 46
Bảng 4.3: Kết quả xác định trễ thông qua LogL, LR, FPE, AIC, SC, HQ ............... 47
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Pairwise Granger ........................................ 49
Bảng 4.5: Kết quả phân tích đồng liên kết Johansen cho các khả năng ................... 50
Bảng 4.6: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ cân bằng dài hạn ................................... 52
Bảng 4.7: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn ................................................ 53
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo ngƣỡng lạm phát từ 3% đến 18%........................... 56

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đƣờng cong Phiiip .................................................................................... 18
Hình 2.2: Đƣờng cong Phillip minh họa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế................ 18
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 28
Hình 4.1: Diễn biến lạm phát (%) giai đoạn từ quý 1 1995 - đến quý 2 2014 ......... 38
Hình 4.2: Diễn biến GDP (%) giai đoạn từ quý 1 1995 - đến quý 2 2014............... 41
Hình 4.3: Mô tả dữ liệu CPI (%) theo quý ................................................................ 44
Hình 4.4: Mô tả dữ liệu GDP (tỷ đồng) theo quý ..................................................... 45
Hình 4.5: Diễn biến mức độ ảnh hƣởng và ý nghĩa của các ngƣỡng lạm phát ......... 58

x



DANH MỤC VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm quốc dân (tỷ VNĐ)

GDP_P

Tỷ lệ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc dân (%)

SA

Điều chỉnh yếu tố mùa vụ theo phƣơng pháp Censu X12

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (tính % kỳ này so cùng kỳ năm trƣớc)

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

xi


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Sự thay đổi về giá cả có ảnh hƣởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trƣởng.
Sự tăng giá ở một mức độ nhất định sẽ kích thích sự tăng trƣởng. Theo trƣờng phái
Keynes, mối quan hệ giữa tăng trƣởng và lạm phát là mối quan hệ cùng chiều và

nghiên cứu thực nghiệm của nhà nghiên cứu Tobin (năm 1965) cũng cho ra kết quả
tƣơng tự; tuy nhiên, nếu sự thay đổi giá mạnh mẽ sẽ dẫn đến lạm phát. Nhìn về mặt
ngọn của vấn đề có thể thấy, đó là sự mất cân đối tiền - hàng, khi GDP tăng trƣởng
nóng dựa vào vốn là chủ yếu sẽ dẫn đến lạm phát.
Những nghiên cứu của một số nhà khoa học nhƣ Fisher (năm 1993), Bruno
và Easterly đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trƣởng và lạm phát là trái chiều nhau ở
một số nƣớc trên thế giới. Nhƣ vậy, có thể thấy, trong một quốc gia, ở những thời
điểm khác nhau sẽ có những ảnh hƣởng khác nhau trong mối quan hệ lạm phát và
tăng trƣởng mà nguyên nhân là do chính sách thƣờng diễn biến đột ngột ở cả phía
cung và phía cầu; và luôn đòi hỏi cần đƣợc nghiên cứu để bổ sung các vấn lý luận
mới đối với các diễn biến từ thực tiễn đó.
Về mặt thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, quan sát diễn biến của GDP và
CPI các năm giai đoạn 1995 đến 2013 tác giả nhận thấy1:
(i) Diễn biến GDP của Việt Nam trong giai đoạn này đƣợc chia làm 3 thời
kỳ: (a) thời kỳ 1995 – 1999, GDP suy giảm từ mốc 9.40% xuống còn 4.77% (thấp
nhất trong cả giai đoạn; (b) Thời kỳ từ 2000 đến 2006 GDP có tốc độ tăng trƣởng
phục hồi và ổn định từ mức 6.79% lên 8.48%; (c) Thời kỳ 2007 đến nay (2013), gắn
liền với khủng hoảng và suy thoái nên GDP có xu hƣớng giảm từ mức 6.23% xuống
còn 5.42% năm 2013.
(ii) Tƣơng ứng với diễn biến của GDP, CPI có các biến động mạnh và bất
thƣờng hơn: (a) Từ mức cao 12.7% năm 1995, CPI đã có cả một thời kỳ duy trì ở
mức thấp từ 1996 đến 2003 với mức tăng bình quân là 5.04%; (b) Sau đó CPI có
dấu hiệu tăng trở lại từ 2004 đến 2011, với mức bình quân là 11.68% mà đỉnh điểm
1

Tổng hợp của tác giả từ công bố của Tổng cục thống kê hàng năm về GDP và CPI trong thời kỳ 1995 2013

1



là năm 2008 với mức tăng 19.90%; (c) Năm 2012 CPI có dấu hiệu giảm nhiệt còn
6.81%; và tiếp năm 2013 đạt mức 6.04%.
Nhƣ vậy với những vấn đề lý luận đặt ra cũng nhƣ diễn biến thực tiễn của
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã khiến tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên
cứu, xem xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam trong
giai đoạn từ 1995 cho tới nay và tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài:
Phân tích tác động của lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong
giai đoạn 1995 đến hết quý 2.2014. Qua đó xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Từ đó đƣa ra các gợi ý về chính sách nhằm
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Việt nam trong giai đoạn tới.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
1. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra nhƣ
thế nào trong dài hạn?
2. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam đang diễn ra nhƣ
thế nào trong ngắn hạn?
3. Có tồn tại các ngƣỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hƣớng khác nhau
tới tăng trƣởng kinh tế hay không?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là diễn biến của cặp quan hệ tăng trƣởng
kinh tế và lạm phát nhƣ sau:
1. Tăng trƣởng kinh tế đƣợc nghiên cứu thông qua chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân
theo quý (có 2 đơn vị tính theo % phản ánh tỷ lệ tăng trƣởng và tỷ đồng phản ánh
sản lƣợng).
2. Lạm phát đƣợc nghiên cứu qua chỉ số giá tiêu dùng theo quý và đƣợc xác định tại
thời điểm cuối mỗi quý (với kỳ gốc là năm 2005 = 100 điểm và đƣợc thu thập xem
xét theo tỷ lệ % của kỳ sau so với cùng kỳ năm trƣớc).


2


3. Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ quý 1 năm 1995 đến hết quý 2 năm
2014.
Nguồn số liệu về CPI đƣợc tổng hợp theo quý và theo công bố của Tổng cục thống
kê tại website
Nguồn số liệu về GDP đƣợc tổng hợp theo quý theo công bố của IMF tại website
/>
/>



1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc viết theo phƣơng pháp định lƣợng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Trên cơ
sở nghiên cứu các nghiên cứu trƣớc đây trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến
đề tài, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình kinh tế Việt
nam.
Số liệu đƣợc sử dụng cho đề tài là số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến quý
2/2014 đƣợc lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê.
Tác giả sử dụng công cụ phần mềm thống kê Eview để tổng hợp, phân tích,
chạy mô hình hồi quy và thực hiện các kiểm định liên quan.
Cụ thể tác giả xem xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát trên
cơ sở ứng dụng nghiên cứu của Shahzad Hussain (2011)2, Shahnawaz Malik
(2011)3 trong đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”. Mô
hình nghiên cứu gốc của hai tác giả trên có dạng nhƣ sau :
Log(GDPt) = α +β*CPIt +εt và CPIt = α +β* Log(GDPt) +εt
Log (GDP)t = χ0+ χ1*CPIt + χ2*D* (CPIt – K) + Єt
GDP_Pt = χ0+ χ1*CPIt + χ2*D* (CPIt – K) + Єt


2
3

PhD Candidate, Department of Economics, Bahauddin Zakariya University Multan, Pakistan
Chairman and Professor, Department of Economics, Bahauddin Zakariya University, Multan, Pakistan

3


Trong đó:
Log (GDP) là Logarit cơ số 10 của GDP (tính theo sản lƣợng tỷ đồng
theo quý)
GDP_P là tốc độ tăng trƣởng GDP tính theo %
CPI là chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho lạm phát (tính theo % theo quý)
α, χ0 là các hệ số chặn, cho biết tăng trƣởng kinh tế không phụ thuộc vào
diễn biến CPI
β, χi là các hệ số của phƣơng trình

D là biến giả sẽ nhận giá trị = 1 nếu CPI > K (hay CPI – K >0) và D =0
nếu ngƣợc lại
K là các ngƣỡng lạm phát
ε, Єt là phần dƣ, các yêu tố ngẫu nhiên của các mô hình
t là thời gian tính theo quý
Để phân tích diễn biến mối quan hệ này, tác giả sẽ ứng dụng các mô hình
toán và phƣơng pháp xử lý dữ liệu nhƣ sau:
Thống kê mô tả các biến bằng các chỉ tiêu thống kê cơ bản
Kiểm định nghiệm đơn vị bằng phƣơng pháp ADF
Phân tích quan hệ nhân quả Granger
Phân tích đồng liên kết Johansen

Hồi quy bằng mô hình VECM
Hồi quy theo ngƣỡng lạm phát bằng phƣơng pháp OLS cho chuỗi sai
phân
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ xem xét phân tích mối quan hệ giữa tăng trƣởng
kinh tế và lạm phát; các ngƣỡng lạm phát trên quan điểm định lƣợng và từ đó có
đƣợc các nhìn nhận đúng đắn và đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị góp phần nào đó
cho việc điều hành chính sách của nhà nƣớc
Về mặt khoa học, đề tài tổng hợp một cách có phê phán các công trình
nghiên cứu trƣớc đây về lĩnh vực này theo các tác động tích cực, tiêu cực, trung tính
của mối quan hệ lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.

4


1.6. Kết cấu luận văn
Với các nội dung nhƣ trên đề tài đƣợc kết cấu làm năm chƣơng
-

Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu

-

Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát

-

Chƣơng 3: Mô hình nghiên cứu

-


Chƣơng 4: Kết quả phân tích thực nghiệm mối quan hệ lạm phát và tăng
trƣởng kinh tế

-

Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chƣơng 1

Tại chương 1, tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan nhất về toàn bộ nội dung
nghiên cứu của đề tài mối quan hệ tăng trưởng và lạm phát theo các nội dung: (i)
Sự cần thiết của đề tài; (ii) Các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu; (iii) Đối tượng và
phạm vi nghiên cứu; (iv) Khái quát về cách thức nghiên cứu, xử lý số liệu; (v) Ý
nghĩa của nghiên cứu và (vi) Cấu trúc dự kiến của đề tài. Chương 1 sẽ là định
hướng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài và viết các chương tiếp theo

5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT
2.1. Tổng quan về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế
2.1.1. Lạm phát,
2.1.1.1. Khái niệm
Theo N. Gregory Mankiw, (2010) lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của
mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị
trƣờng hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì
lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông
thƣờng theo nghĩa đầu tiên thì ngƣời ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong
phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì ngƣời ta hiểu là

lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trƣờng toàn cầu.
Phạm vi ảnh hƣởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi
giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngƣợc lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm
phát bằng 0 hay một chỉ số dƣơng nhỏ thì đƣợc ngƣời ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Theo Milton Friedman (1970) “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện
tƣợng tiền tệ”. Nhƣ vậy, có thể coi lạm phát là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và
đƣợc đo lƣờng bằng sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.
Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản là : Lạm phát đƣợc dùng để
chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa và dịch vụ so
với thời điểm trƣớc đó. Nhƣ vậy có thể hiểu lạm phát đƣợc đánh giá bằng cách so
sánh giá cả của hai loại hàng hóa tại hai thời điểm khác nhau với giả thiết chất
lƣợng không thay đổi.
2.1.1.2. Đo lường lạm phát
Theo Nguyễn Văn Công và các cộng sự (2008)4 Không tồn tại một phép đo
duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà ngƣời

4

Nguyễn Văn Công và cộng sự (2008), Giáo trình nguyên lý Kinh tế Vĩ Mô, Bộ môn Kinh tế Vĩ Mô, Trƣờng
đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Lao Động

6


ta gán ghép cho mỗi loại hàng hóa trong chỉ số, cũng nhƣ phụ thuộc vào phạm vi
kinh tế mà nó thực hiện. Các phép đo phổ biến chỉ số lạm phát nhƣ sau:
a)

(CPI- Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần


trăm để phản ánh mức thay đổi tƣơng đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở
dĩ chỉ là thay đổi tƣơng đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho
toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến nhất để đo lƣờng
mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát.
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng ngƣời ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm đƣợc
điều đó phải tiến hành nhƣ sau:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, ngƣời ta sẽ xác định lƣợng
hànhoá, dịch vụ tiêu biểu mà một ngƣời tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại
mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lƣợng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:
Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t
CPIt = 100 x
Chi phí để mua giỏ hang hóa thời kỳ cơ sở
Thời kỳ gốc sẽ đƣợc thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nƣớc.
Trên thực tế ngƣời ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu
dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch
vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này đƣợc dùng để tính chỉ số giá tiêu
dùng cho các thời kỳ sau. CPI thƣờng đƣợc tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn
đƣợc tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục
đích sử dụng. Ngoài CPI ngƣời ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của

7


giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá bán lẻ do ngƣời tiêu

dùng mua vào.
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
1. CPI không phản ánh đƣợc độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố
định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì
ngƣời tiêu dùng sẽ có xu hƣớng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ
mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá
cao hơn thực tế mức giá.
2. CPI không phản ánh đƣợc sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử
dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị
tiền tệ có thể mua đƣợc các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh đƣợc sự gia
tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
3. Không phản ánh đƣợc sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá vì nếu mức giá
của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhƣng chất lƣợng cũng tăng tƣơng ứng thậm
chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lƣợng hàng hoá dịch vụ nhìn
chung đều có xu hƣớng đƣợc nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
b) Chỉ số giảm phát GDP (DGDP - GDP deflator) là loại chỉ số có mức bao
phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất trong nền
kinh tế và trọng số tính toán đƣợc điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tƣơng
ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là
chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng nhập
khẩu cũng nhƣ sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhƣợc điểm chính của chỉ số giá
này là không thể hiện đƣợc sự thay đổi của chất lƣợng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ
lạm phát và chỉ số không phản ánh đƣợc sự biến động giá cả trong từng tháng. Chỉ
số giảm phát GDP theo công thức sau:

8



GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = 100 x
GDP thực tế
Khác với chỉ số giá tiêu dùng CPI, DGDP đƣợc tính trên giỏ hàng hoá thay đổi
do vậy nó phản ánh đƣợc sự thay thế giữa các hàng hoá, dịch vụ với nhau. Mặc dù
vậy nó lại không phản ánh đƣợc sự giảm sút phúc lợi của ngƣời tiêu dùng trong
trƣờng hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào đó.
CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn DGDP phản ánh giá của cả
hàng hoá do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế DGDP đƣợc coi là phản ánh đúng
hơn mức giá chung. DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong
nƣớc (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nƣớc) còn CPI phản ánh mức giá của cả hàng
hoá nhập khẩu. Ví dụ: khi giá một chiếc xe ô tô Toyota nhập khẩu tăng thì nó đƣợc
phản ánh ở CPI nhƣng không đƣợc phản ánh ở DGDP. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu
thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.
c) Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index) là một chỉ tiêu tƣơng đối
phản ánh xu hƣớng và đo lƣờng mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và
nhà nhập khẩu trên thị trƣờng sơ cấp vào một thời kỳ (thƣờng là tháng) so với thời
kỳ khác.
Chính vì chỉ xét đến thị trƣờng sơ cấp, nên cơ quan thống kê chỉ xem xét hai loại
nhà sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Trên cơ sở đó có chỉ số giá bán của nhà
sản xuất công nghiệp riêng và chỉ số giá bán của nhà sản xuất nông nghiệp riêng.
Chỉ số giá cả sản xuất đo chi phí của nguyên vật liệu sản xuất. PPI là một chỉ
số hữu dụng về xu hƣớng đối với giá cả: giá tiêu dùng tăng vài tháng sau khi giá cả
sản xuất tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang ngƣời tiêu dùng.
1.1.1.3. Các yếu tố tác động đến lạm phát
Có nhiều nguyên nhân gây nên lạm phát. Sau đây là một số yếu tố ảnh hƣởng
đến lạm phát có thể gặp.

9



a) Lạm phát do các yếu tố khách quan:
Thiên tai, dịch bệnh nặng nề đe dọa đến cuộc sống của cộng đồng ngƣời góp
phần tác động làm tăng lạm phát.
b) Lạm phát do yếu tố tiền tệ
Khi tốc độ tăng trƣởng cung tiền vƣợt mức so với tốc độ tăng trƣởng kinh tế
hiện tại sẽ dẫn đến lạm phát. Cung tiền tăng có thể do Ngân hàng trung ƣơng mua
ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nƣớc khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do
ngân hàng trung ƣơng mua công trái theo yêu cầu của nhà nƣớc. Điều này khiến cho
lƣợng tiền trong lƣu thông tăng lên và là nguyên nhân gây ra lạm phát.
c) Lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi
phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế làm cho giá cả sản phẩm bán ra tăng
cao. Ba loại chi phí thƣờng gây ra lạm phát là: tiền lƣơng, thuế gián thu và giá
nguyên liệu nhập khẩu.
Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lƣơng lên cao, các doanh
nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà
sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu,
các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động
trực tiếp tới giá cả hàng hoá.
Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết
yếu mà nền công nghiệp trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc, thì sự thay đổi giá của
chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh
hƣởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nƣớc. Nếu giá của chúng tăng mạnh
trên thị trƣờng thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trƣờng tài chính quốc
tế, thì chi phí sản xuất trong nƣớc sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhƣng cũng có thể gây ra tác
động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc.

10



d) Lạm phát do cầu kéo,
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lƣợng đã đạt
hoặc vƣợt quá mức tự nhiên.
Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu
về tiêu dùng và đầu tƣ. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng
mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên
và ngƣợc lại. Tƣơng tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu
đầu tƣ: sự lạc quan của các nhà đầu tƣ làm tăng nhu cầu đầu tƣ và do đó đẩy mức
giá tăng lên.
Trong nhiều trƣờng hợp, lạm phát thƣờng bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong
các chƣơng trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho
tiêu dùng và đầu tƣ nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngƣợc lại, khi
chính phủ quyết định cắt giảm các chƣơng trình chi tiêu công cộng, hoặc các công
trình đầu tƣ lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
e) Lạm phát do xuất nhập khẩu
Một biến thể của lạm phát do cầu kéo là lạm phát do xuất nhập khẩu. Khi
nhu cầu xuất khẩu tăng, lƣợng còn lại để cung ứng trong nƣớc giảm và do vậy làm
tăng mức giá trong nƣớc. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng
có thể gây ra lạm phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có
thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lƣợng tiền cung ứng.
Tình hình ngƣợc lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn nƣớc ngoài
chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực lâm vào suy thoái.
f) Lạm phát do cơ cấu
Một doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận tất yếu sẽ tăng tiền công cho ngƣời
lao động. Ngƣợc lại, ngành kinh doanh không hiệu quả thì không thể tăng tiền công
cho ngƣời lao động nhƣng để đảm bảo đƣợc lợi nhuận tối đa buộc ngành kinh
doanh kém hiệu quả phải tăng giá thành sản phẩm, lập chi phí dự phòng và trích
khấu hao cao. Lạm phát hình thành từ cơ cấu trong ngành kinh doanh, hiệu quả đầu

tƣ thấp, đầu tƣ dàn trải, đặc biệt đối với khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc.

11


g) Lạm phát do cầu thay đổi
Dẫn chứng một trƣờng hợp ngành kinh doanh độc quyền không cạnh tranh:
cầu của mặt hàng xe máy giảm trong khi lƣợng cầu của mặt hàng xăng dầu tăng lên.
Một sự hiển nhiên cho thấy mặt hàng xe máy có lƣợng cầu giảm vẫn không giảm
trong khi đó mặt hàng xăng dầu có lƣơng cầu tăng làm cho giá cả tăng. Kết quả mức
giá chung tăng lên dẫn đến lạm phát.
1.1.1.4. Tác động của lạm phát
Lạm phát có ảnh hƣởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tuỳ theo
mức độ của nó. Nếu là lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh
những tác hại không đáng kể. nếu là lạm phát cao thƣơng gây những tác hại nặng nề
cho nền kinh tế và đời sống. Tuy nhiên, nếu lạm phát đó đƣợc dự báo, tiên đoán
trƣớc thì không gây gánh nặng lớn kinh tế vì ngƣời ta có thể có những giải pháp để
đối phó. Nếu lạm phát không dự đoán trƣớc dẫn đến những đầu tƣ sai lầm và phân
phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
Một số tác động của lạm phát:
Tác động phân phối lại thu nhập và của cải: Khi lạm phát xảy ra, những
ngƣời có tài sản, những ngƣời đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói
chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngƣợc lại, những ngƣời
làm công an lƣơng, những ngƣời gửi tiền, những ngƣời cho vay là bị thiệt hại.
Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Nhƣ đã nói ở trên, trong điều
kiện nền kinh tế chƣa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát
triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lƣu thông, cung cấp thêm
vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và
nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến. Theo “Lý thuyết

trao đổi về lạm phát” của nhà kinh tế học A.W.Phillips thì một nƣớc có thể mua môt
mức để thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.

12


Các tác động khác: Trong lĩnh vực lƣu thông, kho vật giá tăng quá nhanh thì
tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hoá thƣờng là hiện tƣợng phổ biến, gây nên mất cân
đối giả tạo làm cho lƣu thông càng thêm rối loạn.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá
hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nƣớc so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cƣờng
tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động của nhập
khẩu.
Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi
vào tình trạng khủng hoảng.
Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nƣớc bằng việc bào mòn giá trị
thực của những khoản công phí. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng
số thuế nhà nƣớc thu đƣợc trong những trƣờng hợp nhất định.
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.1. Khái niệm
Theo Samuelson Paul A., Nordhalls William D (2007) tăng trƣởng kinh tế
là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia
(GNP) hoặc quy mô tổng sản lƣợng quốc gia tính trên đầu ngƣời (PCI -Per capita
income) trong một thời gian nhất định. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và
tăng trƣởng.
Theo lý thuyết của John M. Keynes (1936), trong ngắn hạn, sẽ có sự
đánh đổi giữa lạm phát và tăng trƣởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trƣởng đạt tốc độ
cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc
độ tăng trƣởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục

chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trƣởng thì GDP cũng không tăng thêm mà
có xu hƣớng giảm đi.
Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman (1968) cho
rằng lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở
mức độ lớn hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Lập luận này cũng đƣợc thể hiện trong

13


công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lƣợng tiền tệ -Quantity
theory of Money): MV = PY, trong đó: M: cung tiền; V: Hệ số tạo tiền; P: Giá; Y:
sản lƣợng đầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman (1968), nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp
2 lần mà thu nhập của ngƣời lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm
đến việc tăng giá hàng hóa. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, tăng trƣởng không bị
suy giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hƣớng này thì không ảnh
hƣởng nguy hiểm đến tăng trƣởng kinh tế. Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết
trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hƣởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác
động lên tăng trƣởng. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế thì
lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng
trƣởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
2.1.2.2. Đo lường GDP
Theo Nguyễn Văn Công và cộng sự (2008), có một số phƣơng pháp đo
lƣờng GDP nhƣ sau:
a) Phƣơng pháp chi tiêu
Theo phƣơng pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng
số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Nhƣ
vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội
nhƣ là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C+G+I+NX

Trong đó:
C là tiêu dùng của hộ gia đình
G là tiêu dùng của chính phủ
I là tổng đầu tƣ
I=De+In
De - depreciation là khấu hao
In - net investment là đầu tƣ ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của
tƣ bản hiện vật)
NX là cán cân thƣơng mại

14


×