Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắcxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh năm 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÚ HOA

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ VÀ
QUẢN LÝ SỬ DỤNG VẮC-XIN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN
CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013-2014
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÚ HOA

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ VÀ
QUẢN LÝ SỬ DỤNG VẮC-XIN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN
CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013-2014
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ XUÂN THẮNG



HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
t
u

v

v

D

H N
a
N

tậ tì

ốt

p
u

H N

u


đã u

Luậ vă

t
v

t



s us

t

đã tậ tì

tr

suốt t

k a ấp I
t

t

t

r
ẫ t


u

t

s us

t

úp đỡ v

ệp D

v

t

t

t

r

ẫ t

tr

D

qu trì


tập v t ự

ệ đề t
t
ru

t

t Dự p


v
t

I N u
u ệ

aD

-H
đ

ệp t

đ ều k ệ

u

ru


úp đỡ t

t
t

đố
a

tr

s t
-

t Dự p

tr

Lệ

u ệ

H M đã

a t u t ập số

ệu p ụ vụ

u đề t
t

úp đỡ t

tr

tập

a đì

v

đã u

đ

v

t
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Học viên

D

N u

úH a


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................... 4
1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẮC XIN .................................................... 4
1.1.1 Vài nét về chương trình Tiêm chủng mở rộng ...................... 4
1.1.2 Tình hình sử dụng vắc xin tại Việt Nam ................................ 6
1.1.3 Quy trình sử dụng vắc-xin trong TCMR ............................... 9
1.1.3.1 Trước khi tiêm ................................................................... 9
1.1.3.2 Trong quá trình tiêm chủng ........................................... 10
1.1.3.3 Sau buổi tiêm chủng ........................................................ 10
1.1.4 Bảo quản vắc-xin trong TCMR............................................. 10
1.1.4.1 Nguyên tắc chung bảo quản vắc-xin .............................. 11
1.1.4.2 Phương tiện bảo quản vắc-xin........................................ 13
1.1.4.3 Dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh tại cơ sở y tế .......... 14
1.2 QUY TRÌNH TIẾP NHẬN CẤP PHÁT VẮC XIN ....................... 15
1.2.1 Xác định nhu cầu về số lượng vắc-xin .................................. 15
1.2.2 Kiểm nhập vắc xin .................................................................. 16
1.2.3 Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát ............................ 17
1.2.4 Hoạt động sử dụng vắc xin .................................................... 20
1.2.4.1 Giám sát việc thực hiên danh mục vắc-xin .................... 20
1.2.4.2 Giám sát việc chỉ định tiêm chủng .................................. 20
1.2.4.3 Giám sát việc hoạt động giao, nhận vắc-xin .................. 21
1.2.5. Một vài nét về thực trạng tình hình vắc-xin tại các Trung
tâm Y tế dự phòng.....................................................................................21


1.3 CÁC LOẠI VẮC XIN ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM ......... 23
1.3.1 Các loại vắc-xin sử dụng trong Chương trình TCMR...... 24
1.3.2 Lịch tiêm chủng trong Chương trình TCMR Quốc gia.... 24
1.4 MỘT VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN
CỦ CHI, TPHCM...................................................................................... 26

1.4.1 Giới thiệu đôi nét về TTYTDP huyện Củ Chi ..................... 26
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ .............................................................. 29
1.4.3 Nhân lực................................................................................... 29
1.4.4 Hoạt động khám chữa bệnh .................................................. 29
1.4.5 Tình hình nhân sự khoa dược ............................................... 30
1.4.6 Tình hình nhân sự, chức năng, nhiệm vụ khoa kiểm soát
dịch bệnh ............................................................................................ 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 33
2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....... 33
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 33
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................... 33
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 33
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................ 33
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................... 33
2.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 34
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÝ, TRÌNH BÀY SỐ LIỆU ...... 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................... 35
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TCMR NĂM 2013-2014 .......................... 35
3.1.1 Vắc xin trong chương trình TCMR ...................................... 35
3.1.2 Phân tích số lượng sử dụng vắc xin trong năm 2013-2014.......... 39
3.2 THỰC HIỆN QUẢN LÝ VẮC XIN................................................. 49
3.2.1 Bảo quản vắc xin trong chương trình TCMR ..................... 49


3.2.2 Hệ thống kho vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng Củ Chi ........ 52
3.2.3 Số lượng trang thiết bị bảo quản vắc xin ............................. 53
3.2.4 Nhân sự nghiệp vụ quản lý kho ............................................. 54
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................... 61
4.1 Tình hình dự trù và sử dụng vắc xin tại Trung tâm y tế dự phòng

Củ Chi......................................................................................................... 61
4.2 Hoạt động bảo quản vắc xin ............................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 65
1. Kết luận ................................................................................................ 65
2. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

BCG

Vắc-xin phòng bệnh Lao

DPT
Hib

Vắc-xin phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn
ván
Hemophilus influenza type b (Viêm
màng não mủ týp b)

KSDB

Kiểm soát dịch bệnh


OPV

Vắc-xin phòng bệnh Bại Liệt

TTYTDP

Trung Tâm Y tế Dự Phòng

TYT

Trạm Y Tế

UV

Uốn ván

VAT

Vắc-xin phòng bệnh Uốn ván

VGB

Viêm gan B

VNNB

Viêm não Nhật Bản B

VVM


Chỉ thị nhiệt độ đông băng

WHO

Tổ chức y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
THỨ TỰ

TÊN BẢNG

TRANG

1.1

Quy trình nhập kho vắc xin

16

1.2

Quy trình xuất kho vắc xin

19

1.3

Danh mục vắc-xin trong chương trình TCMR


24

1.4

Lịch tiêm chủng cho trẻ em (0-18 tháng) trong chương trình TCMR

24

1.5

Lịch tiêm chủng cho trẻ em (1-10 tuổi) trong chương trình TCMR

25

1.6

Lịch tiêm chủng phòng ngừa Uốn ván cho Bà mẹ mang thai

25

3.7

Số lượng vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR năm 2013-2014

35

3.8

Kết quả tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ từ 15-35 trong diện sinh đẻ

năm 2013-2014

37

3.9

Bảng sử dụng vắc-xin TCMR năm 2013-2014

38

3.10

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin BCG

40

3.11

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin Sởi

41

3.12

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin DPT

42

3.13


Bảng xuất nhập tồn vắc-xin Quinvaxem

43

3.14

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin OPV

44

3.15

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin VAT

46

3.16

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin VGB

47

3.17

Bảng xuất nhập tồn vắc-xin VNNB

48

3.18


Nhiệt độ bảo quản các loại vắc-xin trong chương trình TCMR

50

3.19

Trang thiết bị bảo quản vắc-xin

53

3.20

Kết quả kiểm tra sổ ghi chép nhiệt độ tại 21 TYT xã, thị trấn

55

3.21
3.22

Kết quả thanh kiểm tra công tác duy trì nhiệt độ tại
Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi
Kết quả kiểm tra thực tế việc đo nhiệt độ

57
59


DANH MỤC HÌNH
THỨ TỰ


TÊN HÌNH

TRANG

1.1

Sơ đồ kiểm tra cấp phát vắc-xin

20

1.2

Bản đồ hệ thống y tế trên địa bàn huyện

27

1.3

Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Củ Chi

27

1.4

Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Củ Chi

28

1.5


Đây là một trong 21 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở
vật chất

28

3.6

Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2013, thực hiện tại 21 xã, Thị
trấn (cho diện tiêm trẻ sinh từ tháng 1/2012-12/2012)

36

3.7

Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2014, Thực hiện tại 21 xã, Thị
trấn (cho diện tiêm trẻ sinh từ tháng 1/2013-12/2013)

36

3.8

Tủ lạnh TCW 3000

51

3.9

Phích vắc-xin dung cho tuyến xã

51


3.10

Tỷ lệ ngày kiểm tra nhiệt độ

56

3.11

Số ngày kiểm tra nhiệt độ đủ 2 lần tại các TYT xã, thị trấn

56

3.12

Đánh giá độ chính xác của sổ theo dõi nhiệt độ

58

3.13

Mức độ kiểm tra nhiệt độ tại 21 TYT xã, thị trấn

58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự ra đời của vắc-xin là thành tựu vĩ đại của lịch sử y học mà các
nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả
cao trong công tác phòng bệnh. Chính vì điều đó đã thúc đẩy nền y học thế

giới ngày càng phát triển mạnh, nhiều loại vắc-xin lần lượt được phát minh
đã làm thay đổi tình hình sức khỏe của con người.
Sử dụng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả
nhất và ít tốn kém nhất, hiện nay đã có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm
có thể phòng bệnh bằng vắc-xin. Tại Việt Nam sử dụng vắc-xin bằng hình
thức tự nguyện hay được nhà nước bao cấp thông qua chương trình TCMR,
tiêm chủng bằng vắc-xin, tỷ lệ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự
phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có ca tử
vong từ sau năm 2005. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế
là thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ luôn uốn ván sơ sinh năm
2005. Tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như Ho gà, Bạch
hầu, Sởi giảm rõ rệt. So sánh giữa năm 1985 (năm bắt đầu triển khai
chương trình TCMR) và năm 2009, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 543 lần, Bạch
hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần…Các vắc-xin dùng trong
tiêm chủng được phép lưu hành tại Việt Nam đều đạt yêu cầu về tính an
toàn và hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vắc-xin có thể xảy ra
các trường hơp phản ứng sau tiêm. Việc giám sát phản ứng sau tiêm để
phát hiện sớm và xử trí các tai biến xảy ra sẽ góp phần làm giảm diễn biến
nặng các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, giúp cho người dân yên tâm
và tin tưởng vào công tác tiêm chủng phòng bệnh. [14]
Bên cạnh sự thành công đó cũng gặp không ít khó khăn và sự cố về
vắc-xin, nhưng với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta đã vượt qua thử


thách và được Cộng đồng Quốc tế chấp nhận là một Quốc gia thành công
trong công tác TCMR.
Nhưng dù sao ngành y vẫn phải xem lại 2 yếu tố có thể xảy ra: Chất
lượng vắc-xin; Quy trình an toàn tiêm chủng. Vì vậy để nâng cao chất
lượng vắc-xin và đảm bảo chương trình TCMR tiếp tục thực hiện và người
dân chấp nhận nhằm giảm nhanh tỉ lệ mắc các bệnh cũng như tiến tới thanh

toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vẫn còn một số bệnh nguy hiểm, trong chương trình TCMR Quốc
gia chưa có vắc xin như Não mô cầu A-C, Thủy đậu… nên các đơn vị y tế
cần tiếp tục làm tốt công tác truyền thông giáo dục phổ biến kiến thức
phòng bệnh bằng các biện pháp khác và các vắc-xin khác hiện có tại các
điểm tiêm chủng dịch vụ, góp phần vào sự thành công trong công tác
phòng bệnh hiệu quả.
Trung tâm y tế dự phòng Huyện Củ Chi là đơn vị sự nghiệp Nhà
nước, một trong các nhiệm vụ trọng tâm trực tiếp quản lý và triển khai
công tác TCMR tại 21 trạm y tế xã, Thị Trấn. Lịch tiêm chủng quy định
thống nhất cố định hàng tháng tại 21 TYT xã, Thị Trấn, kể cả ngày lễ hay
thứ bảy, chủ nhật. Nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn tiêm chủng là
công việc được đặt lên hàng đầu. Trung tâm y tế Dự phòng huyện Củ Chi
mỗi tháng lên lịch phân công nhân viên y tế giám sát quy trình tiêm chủng,
qui trình bảo quản và phân phối vắc-xin từ Trung Tâm xuống tận xã, Thị
Trấn.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin trong
chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Trung Tâm Y Tế dự phòng
Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013-2014.

2


Mục tiêu của đề tài:
Phân tích hoạt động quản lý sử dụng vắc-xin tại Trung tâm y tế dự
phòng huyện Củ Chi năm 2013-2014.
Phân tích thực trạng bảo quản vắc-xin tại Trung Tâm y tế dự phòng
huyện Chỉ Chi năm 2013-2014.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng

trong hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin trong chương trình
TCMR tại TTYTDP huyện Củ Chi.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẮC-XIN
1.1.1 Vài nét về Chương trình tiêm chủng mở rộng
Tại Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu từ năm 1985 với 6 loại
vắc-xin cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Hiện nay chương trình đã bao
phủ 100% số xã/phường cả nước, đạt tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 90% với
8 loại vắc-xin cơ bản phòng bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại
liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib cho trẻ em trong nhiều năm
liên tục. Cùng với 3 loại vắc-xin khác phòng bệnh viêm não Nhật Bản B,
Tả, Thương hàn được sử dụng chọn lọc cho những nhóm cộng đồng có
nguy cơ cao, hiện đã có 11 loại vắc-xin trong chương trình được các công
ty trong nước sản xuất. Thành công của công tác TCMR đã làm cho tỷ lệ
mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng giảm đi hàng chục đến
hàng trăm lần. Sau 28 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam dự
phòng cho 6,7 triệu trẻ em khỏi mắc 11 bệnh truyền nhiễm và cứu 43 nghìn
trẻ em khỏi bị tử vong do Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt.
Theo đánh giá của các tổ chức y tế, chương trình TCMR của Việt Nam xếp
ở mức “rất hiệu quả”. [18]
Trong quá trình triển khai thực hiện, chương trình gặp không ít khó
khăn: theo thống kê thì tỉ lệ tiêm chủng ở giai đoạn đầu triển khai chương
trình chỉ đạt 85% do nhận thức của phụ huynh về tiêm chủng còn thấp và
các phản ứng phụ sau tiêm chủng như: sốt, sưng đau chỗ tiêm và đôi khi
xảy ra trường hợp tai biến do sai quy trình tiêm chủng; phương tiện giao
thông vùng sâu, vùng xa chưa được thông thương do đèo núi, vượt sông; cơ

sở vật chất và nhân sự của TYT còn thiếu, yếu chưa đủ triển khai chương
trình một cách tốt nhất. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã
chỉ đạo thực hiện một cách thông minh và sáng tạo nên chương trình
4


TCMR của Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, triển khai có kết
quả và được cộng đồng Quốc tế công nhận Việt Nam là quốc gia triển khai
công tác TCMR tốt nhất, hiệu quả nhất, thành công nhất, làm thay đổi nhận
thức của người dân từ việc vận động trẻ tiêm chủng, hoặc xuống tận bản
làng, ngõ hẹp để thực hiện tiêm chủng đến nay người dân tự nguyện đến
các TYT để tiêm chủng.
Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới ký công ước về quyền
trẻ em, sớm hòa nhập vào chiến lược chung của cộng đồng Quốc tế đưa
công tác TCMR trở thành chương trình Quốc gia ưu tiên. Từ năm 1985 đến
nay chương trình TCMR của Việt Nam đã thu hút được sự ủng hộ hàng
chục triệu USD bằng vắc xin, vật tư tiêm chủng, dây chuyền lạnh của nhiều
nước và tổ chức Quốc tế.
Hiện nay WHO đang hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam một số các lĩnh
vực như:
Phối hợp với các phòng xét nghiệm Quốc gia thiết lập và tăng cường
hoạt động giám sát các dịch, bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.
Đưa các loại vắc-xin mới vào TCMR thường xuyên với sự hỗ trợ của
Liên Minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), đang giúp Việt Nam
thực hiện tiêm chủng thường xuyên và giám sát ca bệnh đối với những
bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin gồm Bại liệt, Sởi/Rubella,
Hemophilus Inluenza type b, viêm não Nhật Bản B, hội chứng Rubella bẩm
sinh, phù hợp với mục tiêu toàn cầu và khu vực là thực hiện thanh toán Bại
liệt, loại trừ bệnh Sởi và kiểm soát bệnh Hib vào năm 2012. Chương trình
TCMR Quốc gia đang giám sát việc sử dụng vắc-xin, thúc đẩy thực hành

tiêm chủng an toàn, điều tra tác dụng phụ sau tiêm chủng từ cấp quốc gia
đến phường/xã, hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường công tác kiểm soát chất
lượng vắc-xin trong các cơ quan quản lý quốc gia ở Việt Nam cũng như
cung cấp hướng dẫn về sản xuất vắc-xin trong nước.
5


Việt Nam đã gặt hái nhiều thành quả: năm 1995, chương trình
TCMR đã có vắc- xin phòng được 6 bệnh: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà,
Uốn ván, Sởi. Không dừng lại ở đó chính phủ đồng ý đưa vào chương trình
TCMR để tiêm miễn phí 4 loại vắc-xin mới là VGB, VNNB, Tả, Thương
hàn. Điểm nổi bật là nước ta đã nỗ lực sản xuất vắc-xin; và đạt được mục
tiêu thanh toán Bại liệt năm 1997 (được xác nhận năm 2000) và loại trừ
Uốn ván sơ sinh năm 2005. [19]
Hạn chế:
Sau gần 30 năm triển khai chương trình TCMR, kết quả đạt được là
rất lớn trong mục tiêu chương trình Quốc gia phòng bệnh hơn chữa bệnh,
thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho toàn dân. Song chương
trình vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức. Các bệnh Sởi, Bạch hầu, Ho gà
chỉ được khống chế, nguy cơ bệnh quay trở lại, đặc biệt ở vùng núi, vùng
sâu, biên giới, hải đảo là khá cao. Một số người dân có thu nhập thấp chưa
được tiếp cận với vắc-xin phòng các bệnh nguy hiểm mà chương trình chưa
đáp ứng trong giai đoạn hiện nay… Bên cạnh thành quả đạt được lại xuất
hiện một số sự cố sau tiêm chủng là trẻ tử vong sau khi tiêm các vắc-xin
phòng bệnh VGB, Quinvaxem.
1.1.2 Tình hình sử dụng vắc-xin tại Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố thanh toán bệnh Đậu mùa,
bệnh Bại liệt và đang trên đường loại trừ Uốn ván sơ sinh, Sởi…Tần suất
mắc các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng từng bước được
cải thiện đã làm giảm mạnh tỉ lệ mắc và chết trên phạm vi toàn cầu. Thực

hiện tiêm chủng thì có thể ước tính mỗi năm cứu sống 3 triệu trẻ em và
750.000 trẻ không bị tàn tật do di chứng bệnh truyền nhiễm.
Thống kê cho thấy, đến nay tỷ lệ mắc bệnh Sởi giảm 23 lần, bệnh
Bạch hầu giảm 428 lần, bệnh Sởi dự kiến sẽ được thanh toán vào năm
2015. Để đảm bảo hậu cần vững chắc cho chương trình TCMR, Việt Nam
6


đã thành công với chiến lược tự túc vắc-xin từ những cơ sở sản xuất vắcxin tại Việt Nam, đáp ứng hơn 70% nhu cầu sử dụng vắc-xin trong chương
trình TCMR là: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Viêm gan B,
Viêm não Nhật Bản, Tả và Thương hàn. Hiện tại Việt Nam đang tiến hành
thử nghiệm một số vắc-xin mới như: Quai bị, Hib, Rubella, Dại tế bào,
Cúm A (H5N1), Cúm mùa (H1N1). [20]
Trong những năm gần đây vấn đề tai biến do vắc-xin là một thử
thách lớn đối với chương trình TCMR của ngành y tế. Theo báo cáo của
Ban chủ nhiệm chương trình TCMR quốc gia thì trong số 11 loại vắc-xin
đang tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam những năm gần đây ghi nhận 2 loại
vắc-xin có liên quan nhiều đến tai biến tử vong là vắc-xin Quinvaxem và
vắc-xin VGB. Còn 9 loại vắc-xin khác hầu như không có tai biến nặng.
Cần tìm dữ liệu có thể chứng minh được nguyên nhân tử vong sau
tiêm chủng, đây là chìa khóa mở rộng hướng đi tốt cho công tác tiêm
chủng, các nhà khoa học cũng đã tập trung phân tích sâu các nguyên nhân:
Một là chất lượng vắc-xin, hai là quy trình tiêm chủng, ba là do phản ứng
cơ thể của mỗi trẻ (sốc phản vệ).
Theo ước tính của Bộ y tế, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm tỷ
lệ khoảng 18/1.000 số trẻ sinh ra. Như vậy với khoảng 1,5 triệu trẻ em sinh
ra hàng năm thì mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 27.000 trẻ sơ sinh tử vong
và mỗi ngày có 70 trẻ sơ sinh tử vong. Các thống kê hàng năm cũng cho
thấy, tử vong sơ sinh chiếm tới 1/3 tổng số tử vong chung, tỷ lệ này càng
cao hơn ở các khu vực miền núi, vùng sâu, hẻo lánh, nông thôn…, nhiều

nơi cao gấp 3-4 lần so với khu vực đồng bằng và thành thị. [21]
Do đó việc tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi, kể cả tiêm vắc-xin trong
vòng 24 giờ sau sinh, thì sự trùng hợp ngẫu nhiên của việc tiêm vắc-xin với
trẻ tử vong hàng ngày có tần suất trùng hợp là rất cao.

7


Vụ việc xảy ra ngày 20-7 tại Bệnh viện huyện Hướng Hóa (Quảng
Trị) với 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin VGB cùng một điểm tiêm chủng đã
được Hội đồng tư vấn đánh giá phản ứng sau tiêm loại bỏ nguy cơ tử vong
do đột tử, như vậy còn lại 2 nguyên nhân cần làm rõ là quy trình tiêm
chủng và chất lượng vắc-xin.
Đến nay Bộ y tế đã ban hành quy trình tiêm chủng an toàn và các
quy định đảm bảo chất lượng vắc-xin trong bảo quản, vận chuyển và sử
dụng tại các điểm tiêm chủng. Nếu quá trình đó không thực hiện đúng theo
quy định như bảo quản không đúng nhiệt độ, sử dụng sai quy trình, để lẫn
vắc-xin với các thuốc và sinh phẩm khác dể có nguy cơ nhầm thuốc, không
khám sàng lọc trẻ trước tiêm để chống chỉ định các trường hợp nguy cơ tai
biến cao là những lỗi mà nhân viên y tế không được vi phạm.
Về chất lượng vắc-xin phải được bảo đảm bởi quy trình nghiêm ngặt
từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Chất lượng vắc-xin được đánh giá qua
hai tiêu chuẩn quy định là an toàn và hiệu lực, bắt buộc cho mỗi vắc-xin
muốn đăng ký lưu hành ở bất kỳ quốc gia nào. Các quy định về an toàn
được thể hiện qua các dấu hiệu phản ứng toàn thân và tại chỗ như: sốt,
sưng đau tại chỗ tiêm, vã mồ hôi, dị ứng…và hầu hết các vắc-xin đều có
phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, từ nhẹ đến vừa và nặng, tùy theo từng loại
vắc-xin.
Hiệu lực của vắc-xin được nhà sản xuất thực hiện qua nhiều nghiên
cứu và phải qua các khâu kiểm định chất lượng từ cơ sở đến cấp quốc gia,

Quốc tế một cách nghiêm ngặt. Để vắc-xin có hiệu lực như mong muốn,
nhà sản xuất phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng qua nhiều giai đoạn với
nhiều lịch tiêm chủng cho các đối tượng khác nhau ở nhiều thời điểm khác
nhau… và kéo dài hàng chục năm mới có được lịch tiêm chủng ổn định.
Nhằm kiểm soát được chất lượng vắc-xin và đảm bảo chương trình
TCMR tiếp tục được toàn dân ủng hộ và tham gia nhằm giảm nhanh tỷ lệ
8


mắc các bệnh và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho trẻ em, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, thực hiện
các quy định do Bộ y tế ban hành về quy trình tiêm chủng.
Trong thời gian qua tuyến y tế cơ sở đã áp dụng quy trình tiêm chủng
của Bộ Y tế, hầu như chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng gây tử vong
cho trẻ khi sau tiêm trong thời gian gần đây.
Để thực hiện an toàn tiêm chủng, qui trình phải theo một chiều từ
khâu tiếp nhận, khâu khám sàng lọc, bàn tiêm, chờ 30 phút sau tiêm. Trong
đó khám sàng lọc cho trẻ trước tiêm chủng cần áp dụng triệt để, Bác sĩ
khám sàng lọc chỉ định tiêm 01 buổi không quá 50 trẻ. Trước đây tiêm
chủng thực hiện chỉ một ngày theo lịch cố định, nhưng hiện nay lịch tiêm
chủng xã, Thị trấn phải thực hiện nhiều ngày, đôi khi kéo dài cả tuần “Tuần
tiêm chủng”. Ngoài ra còn tăng cường công tác giám sát quy trình tiêm
chủng an toàn ở cả Trung ương và địa phương. Giao trách nhiệm giám sát
thường xuyên buổi tiêm chủng an toàn cho ngành y tế các tỉnh, Thành phố
bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Thường xuyên tập huấn cho nhân
viên y tế tham gia công tác tiêm chủng về các quy định an toàn tiêm chủng,
bảo đảm cho nhân viên tham gia tiêm chủng có đủ kỹ năng thực hành tiêm
chủng an toàn.
1.1.3 Quy trình sử dụng vắc-xin trong TCMR
1.1.3.1 Trước khi tiêm:

- Kiểm tra nhãn lọ vắc-xin, dung môi, hạn dùng, hủy nếu lọ không
nhãn và quá hạn sử dụng.
- Kiểm tra nhiệt độ, chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin (nếu có). Nếu hình
vuông bên trong cùng màu hay hình tròn bên ngoài, vắc-xin còn hạn dùng
thì xử dụng trước, nếu hết hạn sử dụng thì hủy lọ vắc-xin. Nếu hình vuông
sẫm màu hơn hình tròn bên ngoài, hủy ngay lọ vắc-xin dù còn hạn sử dụng.

9


- Kiểm tra nước hay bột trong lọ vắc-xin, hủy vắc-xin nếu có thay
đổi về màu sắc hoặc bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khác.
- Sử dụng đúng loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ.
1.1.3.2 Trong quá trình tiêm chủng
- Pha hồi chỉnh nếu vắc-xin có dung môi như: BCG, Sởi
- Lắc lọ vắc-xin. Không chạm vào nút cao su
- Đâm kim tiêm và dốc ngược lọ vắc-xin lên. Không chạm tay vào kim tiêm.
- Rút hơn 0,5ml đối với các loại vắc-xin như: Sởi, VAT…hoặc hơn
0,1ml đối vắc xin BCG (để có thể đuổi khí).
- Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm.
- Dừng lại ở vạch 0,5ml, hoặc 0,1ml đối với vắc xin BCG.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong phích vắc- xin, giữ ở (+20C đến +80C).
1.1.3.3 Sau buổi tiêm chủng:
- Kiểm tra nhiệt độ trong phích vắc- xin (+20C đến +80C) bảo quản
lọ vắc-xin, dung môi chưa mở trong hộp riêng.
- Nếu nhiệt độ tăng gần +80C thay bình tích lạnh để giữ nhiệt độ
(+20C đến +80C). Bảo quản vắc-xin sau buổi tiêm trong hộp riêng và nhiệt
độ phải (+20C đến +80C) để sử dụng cho buổi tiêm chủng ngày sau.
- Các lọ vắc- xin đã mở, hủy sau buổi tiêm.
- Lưu giữ lọ vắc-xin và dung môi đã sử dụng, thời hạn lưu giữ 2 tuần.

- Lau khô và giữ sạch hòm lạnh, phích vắc-xin.
1.1.4. Bảo quản vắc-xin trong TCMR
Vắc- xin nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng, vì vậy phải bảo quản
vắc-xin ở nhiệt độ cho phép từ nơi sản xuất đến khi sử dụng. Hệ thống bảo
quản, vận chuyển và phân phối vắc-xin gọi là dây chuyền lạnh. Vắc-xin khi
đã bị hỏng thì hiệu lực bảo vệ giảm hoặc mất, ngoài ra còn sinh ra chất độc
hại cho cơ thể con người. Vì vậy, việc bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ thích

10


hợp là điều kiện tối cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công tác
tiêm chủng.[16]
1.1.4.1. Nguyên tắc chung bảo quản vắc-xin:
Sắp xếp vắc-xin và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận
tiện cho việc cấp phát.
a/ Vắc-xin:
Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ +20C đến +80C.
b/ Dung môi:
Một số vắc-xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm
theo trước khi sử dụng.
- Dung môi được đóng gói cùng với vắc-xin phải được bảo quản ở
nhiệt độ từ +2oC đến +8oC.
- Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc-xin có thể được bảo quản
ngoài dây chuyền lạnh nhưng phải được làm lạnh trước khi sử dụng để bảo
đảm có cùng nhiệt độ từ +2oC đến +8oC với nhiệt độ của vắc-xin trước khi pha hồi chỉnh.
- Không được để đông băng dung môi.
- Dung môi của vắc-xin nào chỉ được sử dụng cho vắc-xin đó. Sử
dụng vắc-xin và dung môi của cùng nhà sản xuất.
- Vắc-xin đông khô sau khi pha hồi chỉnh chỉ được phép sử dụng

trong vòng 6 giờ, riêng vắc xin BCG sử dụng trong vòng 4 giờ hoặc theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Vắc-xin được sử dụng theo nguyên tắc ngắn hạn tiếp nhận và sử
dụng trước hoặc theo tình trạng của chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin (VVM).
- Ưu tiên sử dụng trước các lọ vắc-xin trả về kho sau buổi tiêm chủng.
- Sắp xếp hộp vắc-xin đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc-xin và
có khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
- Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ)
và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
11


- Không bảo quản vắc-xin đã hết hạn sử dụng, lọ vắc-xin đã mở sau
buổi tiêm chủng và vắc-xin có chỉ thị nhiệt độ đã đổi màu chung với lọ vắcxin khác trong dây chuyền lạnh.
- Không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm chung trong dây
chuyền lạnh bảo quản vắc-xin.
- Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trước khi cầm hộp, lọ vắc-xin.
c/ Ảnh hưởng của nhiệt độ nóng tới vắc-xin:
Tất cả vắc-xin đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhưng một số vắc-xin
nhạy cảm bởi nhiệt độ cao hơn các vắc-xin khác, nên việc sắp xếp vắc- xin
theo thứ tự như sau:
1. Bại liệt (OPV)
2. Sởi
3. Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
4. Lao (BCG)
5. Hib- Bạch hầu - Ho gà- Uốn ván (trẻ nhỏ)
6. Uốn ván - bạch hầu (trẻ lớn)
7. Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản B
(Lưu ý: Tất cả vắc-xin đông khô đều trở nên rất nhạy cảm với nhiệt

độ cao khi pha hồi chỉnh).
d/ Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh với vắc-xin:
Một số vắc-xin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh, khi bị đông
băng hoặc khi nhiệt độ dưới 00C có thể làm mất hiệu lực của vắc-xin.
Không được để những vắc-xin này tiếp xúc với nhiệt độ đông băng và nhiệt độ cao.
e/ Ảnh hưởng của ánh sáng tới vắc-xin:
Vắc-xin BCG, Sởi là những vắc-xin rất nhạy cảm với ánh sáng nên
không được để những vắc-xin này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nê ông).
12


f/ Thời gian bảo quản và hạn sử dụng:
Việc bảo quản vắc-xin trong dây chuyền lạnh ở tuyến xã chỉ thực
hiện trong ngày tiêm chủng.
Cần chú ý tới chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin (nếu có) và hạn sử dụng của
vắc-xin, không được dùng vắc-xin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị nhiệt độ
lọ vắc-xin cho thấy vắc-xin cần phải hủy bỏ.
1.1.4.2. Phương tiện bảo quản vắc-xin
Tùy theo tuyến mà nhu cầu các loại dụng cụ bảo quản cũng khác
nhau để vận chuyển và bảo quản vắc-xin và dung môi ở nhiệt độ thích hợp.
a) Tuyến Trung ương: bảo quản vắc-xin trong buồng lạnh, tủ lạnh
chuyên dùng. Tại đây hòm lạnh, xe lạnh được sử dụng để vận chuyển vắc-xin.
b) Kho tỉnh, huyện: bảo quản vắc-xin trong tủ lạnh chuyên dùng
hòm lạnh khi có sự cố.
c) Tại trạm y tế có thể sử dụng tủ lạnh, hòm lạnh và phích vắc-xin.
*Lưu ý:
- Tất cả tủ lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin đều phải có nhiệt kế đã được
kiểm định để theo dõi nhiệt độ.
- Thiết bị lạnh phải được bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, xả băng thường

xuyên đối với buồng lạnh, tủ lạnh. Phích vắc-xin và hòm lạnh phải được vệ
sinh trước và sau khi sử dụng.
- Các thiết bị phải được kiểm tra, theo dõi định kỳ và có kế hoạch bảo
trì sửa chữa bảo đảm vắc-xin được lưu giữ an toàn trong quá trình bảo
quản, vận chuyển cũng như sử dụng.
- Phân công cán bộ hỗ trợ, giám sát việc bảo quản vắc-xin.
- Xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (hư hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất
điện), ghi rõ các phương án thực hiện, tên và số điện thoại cán bộ có trách
13


nhiệm. Bản kế hoạch này phải được lãnh đạo phê duyệt, phổ biến và được
dán ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
1.1.4.3. Dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh ở cơ sở y tế:
Những dụng cụ này để theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh, kiểm tra
nhiệt độ của vắc-xin và dung môi trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
a/ Chỉ thị nhiệt độ
Chỉ thị nhiệt độ (VVM) được dán lên nhãn lọ vắc-xin. Chỉ thị nhiệt
độ có thể thay đổi màu khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao và quá thời
gian cho phép.
Trước khi mở lọ vắc-xin phải kiểm tra chỉ thị nhiệt độ xem vắc-xin
có bị hỏng bởi nhiệt độ không.
VVM có thể in trên nhãn của lọ vắc-xin hoặc trên nắp lọ. Đó là 1
hình vuông nằm bên trong hình tròn. Khi nắp lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt
độ cao, hình vuông sẽ chuyển sang màu sẫm.
Chỉ sử dụng vắc-xin khi hình vuông bên trong sáng hơn hình tròn bên ngoài.
Ưu tiên sử dụng trước nếu lọ vắc-xin có VVM mà hình vuông trong
bắt đầu sẫm màu nhưng vẫn sáng hơn hình tròn bên ngoài.
b/ Nhiệt kế
Các tủ lạnh, phích vắc-xin đều sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ

dây chuyền lạnh.
Nhiệt kế tròn, kim di chuyển chỉ vạch chia độ, các số có dấu (+) khi
nhiệt độ nóng và dấu (-) khi nhiệt độ lạnh.
Nhiệt kế dài, chất lỏng màu di chuyển chỉ vạch chia độ, di chuyển
lên khi nhiệt độ nóng, xuống khi nhiệt độ lạnh.
Các nhiệt kế đều vẽ vạch màu xanh là giới hạn nhiệt độ cho phép.
c/ Chỉ thị nhiệt độ đông băng
* Đồng hồ đông băng:

14


Đồng hồ đông băng không thể thay đổi được, nó chuyển màu khi
vắc- xin tiếp xúc với nhiệt độ đông băng, gồm có thẻ màu trắng và 1 lọ nhỏ
dịch lỏng màu, tất cả được bọc trong vỏ nhựa.
Nếu đồng hồ đông băng ở nhiệt độ 00C trên 1 giờ, lọ sẽ bị vỡ và dịch
lỏng màu sẽ tràn ra thẻ trắng.
Dụng cụ này để báo nhiệt độ đông băng đối với các vắc-xin dễ bị
đông băng như DPT, VAT (đông băng ở -6,50C), VGB, Hib dạng dung
dịch và vắc-xin DPT-VGB, DPT-VGB-Hib và VNNB (đông băng ở -0,50C).
Tủ lạnh bảo quản vắc-xin cần có chỉ thị nhiệt độ đông băng, cần đặt
chỉ thị nhiệt độ đông băng trong mỗi hòm lạnh trong quá trình vận chuyển
và phân phối vắc-xin. Điều này giúp phát hiện nguy cơ khi vắc-xin tiếp xúc
với nhiệt độ âm.
* Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử
Freeze-tag gồm có thiết bị đo nhiệt độ điện tử vòng tròn với hiển thị
trên màn hình. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ dưới 00C ± 0,30C trên 60 phút ± 3
phút thì hiển thị sẽ đổi từ tình trạng tốt sang tình trạng nguy hiểm (X). Sử
dụng chỉ thị nhiệt độ đông băng đóng gói cùng vắc-xin DPT, VAT và Bạch
hầu- Uốn ván,VGB. Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử có hạn sử dụng 5 năm.

1.2 QUY TRÌNH TIẾP NHẬN CẤP PHÁT VẮC-XIN
Dự trù vắc-xin trong chương trình TCMR căn cứ vào số lượng trẻ
em được quản lý tại địa bàn, bao gồm trẻ thường trú, tạm trú với các mục
tiêu chủng ngừa theo quy định của chương trình TCMR Quốc gia.
1.2.1 Xác định nhu cầu về số lượng vắc-xin
Trong chương trình TCMR có 2 cách ước tính nhu cầu sử dụng:
 Ước tính nhu cầu sử dụng vắc xin dựa vào số đối tượng cần
tiêm chủng (trẻ em, bà mẹ mang thai).
 Ước tính nhu cầu căn cứ vào số sử dụng trước đó cho số lượng
dùng theo tháng, quý, năm.
15


×