Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Không gian nghệ thuật trong thơ chữ hán cao bá quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.99 KB, 70 trang )

Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ THUỲ

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoá học:
Thạc sĩ: NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2010

Bùi Thị Thùy –K32B

-1-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN


Khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng
viên chính Nguyễn Thị Tính, tác giả khoá luận xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
khoá luận này.

Hà Nôi, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Bùi Thị Thùy –K32B

-2-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong khoá luận này là trung thực. Khoá luận này không trùng khít với bất
cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn
thoàn chịu trách nhiệm


Hà Nôi, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Bùi Thị Thuỳ

Bùi Thị Thùy –K32B

-3-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 8
6. Đóng góp của khoá luận .............................................................................................. 8
7. Bố cục khóa luận.......................................................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CAO BÁ QUÁT - TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM. ..................................... 10
1.1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX .................. 10
1.1.1.Chính trị ................................................................................................................ 10

1.1.2.Kinh tế ................................................................................................................... 11
1.1.3.Về văn hoá ............................................................................................................. 11
1.1.4.Về tư tưởng ............................................................................................................ 11
1.1.5.Về ngoại giao ......................................................................................................... 12
1.1.6.Tình hình văn học ................................................................................................. 12
1.2. Tác gia Cao Bá Quát............................................................................................... 12
1.2.1.Gia đình và quê hương .......................................................................................... 12
1.2.2. Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát........................................................................... 13
1.3 Tác phẩm Cao Bá Quát ........................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ
QUÁT............................................................................................................................. 16
2.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật .................................................................... 16
2.1.1. Không gian ........................................................................................................... 16
2.1.2. Không gian nghệ thuật ......................................................................................... 17
2.1.3. Các hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học............................ 19
2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát .................................... 20
2.2.1. Không gian thiên nhiên ........................................................................................ 20
2.2.2. Không gian xã hội ................................................................................................ 33
2.2.3. Không gian gia đình, nguồn cội ........................................................................... 49
2.2.4. Không gian hải ngoại ........................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70

Bùi Thị Thùy –K32B

-4-

Khoa Ngữ văn



Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
a. Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ vĩ đại hàng đầu của văn học
dân tộc, là một hiện tượng lạ của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế
kỷ XIX.
Có thể nói ông là một nhà thơ, một nhân vật đặc biệt ở thế kỷ XIX,
một tài hoa lỗi lạc luôn được dân chúng xưng tán là “Thần Siêu thánh Quát”.
Vua Tự Đức đã phải hết lời khen ngợi rằng:
“Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường.”
Không những vậy, ông còn được mệnh danh là một thi hào nổi tiếng - người
làm giàu cho tao đàn Việt Nam bằng những “hàng châu ngọc” đầy giá trị.
b. Cao Bá Quát để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ có giá
trị to lớn về cả nội dung và nghệ thuật. Nhưng nổi bật hơn cả về mọi mặt,
những sáng tác đã làm nên tên tuổi của nhà thơ đó là mảng thơ chữ Hán.
Thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đạt được thành công xuất sắc trên mọi
phương diện: giá trị, nội dung, tư tưởng, nghệ thuật… cả về số lượng. Những
tác phẩm ấy đã vẽ lên chân dung một người nghệ sĩ tài ba, một nhà thơ lớn
của văn học dân tộc.
c. Trong thơ luôn có không gian, thời gian nghệ thuật, chúng chính là
hình thức để con người cảm thụ thế giới và con người.
Tìm hiểu không gian trong tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách
cảm nhận của cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ ở trong đó, từ đó
cảm nhận được tâm hồn, tình cảm và cách cảm nhận của nhà văn.
d. Có rất nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu thơ văn Cao Bá

Quát, đặc biệt là những tác phẩm thơ chữ Hán. Nhưng tìm hiểu không gian

Bùi Thị Thùy –K32B

-5-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

nghệ thuật trong thơ ông là một đề tài mới, chưa được nhiều nhà nghiên cứu
phê bình văn học đặt bút đến. Khám phá tìm hiểu một đề tài mới lạ, ta góp
phần làm phong phú, đặc sắc về giá trị cho các tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá
Quát.
e. Hiện nay, vấn đề không gian nghệ thuật, cùng với thời gian nghệ
thuật trong tác phẩm văn chương là thành tựu nghiên cứu của ngành thi pháp
học - một ngành nghiên cứu hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc tìm hiểu,
khám phá tác phẩm và đang được giới nghiên cứu quan tâm chú ý.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, việc khám phá tác phẩm văn chương từ góc độ tìm hiểu không
gian nghệ thuật - sự phát triển của ngành thi pháp học, đang được giới nghiên
cứu quan tâm khai thác nhiều. Đã có nhiều công trình văn học khai thác về
vấn đề không gian nghệ thuật như: không gian nghệ thuật của ca dao dân ca
trữ tình, không gian nghệ thuật trong thần thoại, truyện cổ tích, trong “Chinh
phụ ngâm khúc”, “Cung oán ngâm khúc”, hay trong thơ chữ Hán Nguyễn
Du…”.
Cao Bá Quát là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, là người đem

đến một tiếng nói riêng một cá tính sáng tạo độc đáo, để lại những dư âm đậm
sâu trong lòng người đọc. Cao Bá Quát là một nhà nho học uyên bác, một văn
gia đã được văn giới Việt Nam tặng cho huy hiệu “Thánh Quát”. Hiện nay
việc đánh giá về tác gia này đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ nhiều phương
diện. Chính vì vậy các công trình nghiên cứu về Cao Bá Quát và tác phẩm của
ông ngày càng tăng lên với một số lượng đáng kể.
Thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng có rất nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu lớn. Nhưng vấn đề không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán của
ông thì số lượng bài viết còn ít.

Bùi Thị Thùy –K32B

-6-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu và bài viết về thơ chữ Hán
Cao Bá Quát :
1. Nguyễn Huệ Chi (1961), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong
thơ Cao Bá Quát”, Tạp chí nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 6.
2. Tảo Trang (1963), “Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát”, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 2.
3. Vũ Khiêu (1969), “Lời giới thiệu” trong sách “Thơ chữ Hán Cao Bá
Quát” tuyển dịch, in lần thứ 1 - 1970 và lần thứ 2 - 1976, Nxb Văn học, Hà
Nội.

4. Nguyễn Ngọc Quận (2002), “Chất tự sự trong thơ chữ Hán của Cao
Bá Quát” - Khoa ngữ văn trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, hợp tuyển
nghiên cứu - Giảng dạy văn học và ngôn ngữ, Nxb Đà Nẵng.
5. Nguyễn Ngọc Quận (2002), “Vài nhận xét về tập thơ văn Cao Bá
Quát”, tập san khoa học xã hội và nhân văn số 20.
Những bài viết và một số tài liệu đã có ý nghĩa mở đường, định hướng.
Trên cơ sở ấy đề tài xin được tiếp tục nghiên cứu, mở rộng và bổ sung nhiều ý
kiến, quan điểm của bản thân về không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán
Cao Bá Quát.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tác phẩm thơ chữ
Hán Cao Bá Quát.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chúng tôi giới hạn trong phạm vi không gian nghệ thuật trong
thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Bên cạnh đó để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khách quan trong phân
tích, nhận xét, đánh giá chúng tôi đặt cách chiếm lĩnh không gian nghệ thuật

Bùi Thị Thùy –K32B

-7-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát với cách chiếm lĩnh không gian trong ca dao
dân ca Việt Nam, và một số nhà thơ trước và cùng thời với ông.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
a. Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống sâu sắc, và cụ thể hơn vấn
đề không gian nghệ thuật trong tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Từ đó có
cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về con người và giá trị thơ văn của ông.
b. Thực hiện đề tài mục đích lớn nhất là có một cái nhìn mới mẻ từ góc độ
nghệ thuật - không gian ở những tác phẩm thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Có cách
tiếp cận, điểm nhìn mới - không gian nghệ thuật trong tác phẩm thơ chữ Hán
Cao Bá Quát - về con người về giá trị tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm của
ông.
c. Đề tài góp phần phục vụ cho việc giảng dạy về tác gia và tác phẩm
Cao Bá Quát ở trường phổ thông sau này.
d. Người viết bước đầu tập tìm hiểu nghiên cứu khoa học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
- Phương pháp bình giảng văn học.
6. Đóng góp của khoá luận
Tìm hiểu phân tích hệ thống không gian trong thơ chữ Hán Cao Bá
Quát làm nổi bật con người, phong cách và những sáng tạo độc đáo của
nhà thơ.
7. Bố cục khóa luận
Mở đầu :
Nội dung :

Bùi Thị Thùy –K32B


-8-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chương 1: Cao Bá Quát - Tác gia và tác phẩm.
1.1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX.
1.2.Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát.
1.3.Tác phẩm Cao Bá Quát.
Chương 2 : Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán - Cao Bá Quát
2.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật.
2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Kết luận :
Tài liệu tham khảo.

Bùi Thị Thùy –K32B

-9-

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CAO BÁ QUÁT - TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.

1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Cao Bá Quát sống ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cùng thời với
các nhà thơ lớn của dân tộc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công
Trứ… Đây là giai đoạn tổng khủng hoảng một cách toàn diện sâu sắc của chế
độ phong kiến, biểu hiện trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

1.1.1. Chính trị
Chính trị trong nước khủng hoảng trầm trọng. Sự khủng hoảng bắt đầu
từ các tập đoàn phong kiến thống trị Trung ương. Đó là sự thất thế liên tục
của triều đại phong kiến. Cao Bá Quát đã tận mắt chứng kiến sự hưng thịnh
cũng như suy vong của ba triều đại: triều Tây Sơn, triều Lê, triều Nguyễn.
Đời sống nhân dân vì vậy vô cùng cực khổ: loạn lạc, đói kém, mất mùa,
bệnh dịch, đau ốm… Đặc biệt là sự hoành hành, lan rộng từ Nam ra Bắc của
bệnh dịch.
Cũng lúc đó xảy ra hành loạt các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp
giật, lừa đảo…
Nông dân ở khắp mọi nơi đã bùng lên khởi nghĩa đòi quyền sống, đòi
sự công bằng, đòi sắp xếp lại trật tự xã hội.
Mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra vô cùng gay
gắt, quyết liệt: mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, mâu thuẫn giữa nhân
dân lao động với địa chủ quan lại vua chúa.
Bị áp bức bóc lột đến thậm tệ khốn cùng, nhân dân không thể chịu
đựng được nữa họ vùng lên đấu tranh, khởi nghĩa. Các cuộc khởi nghĩa nông

Bùi Thị Thùy –K32B


- 10 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

dân xảy ra liên tiếp và rộng khắp: họ đòi ruộng đất, đòi giảm sưu thuế, chống
áp bức bóc lột: Những cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh
Phương, Hoàng Công Chất… mà đỉnh cao, kết tinh sức mạnh của khởi nghĩa
nông dân là chiến thắng lừng lẫy của đội quân áo vải Tây Sơn do Nguyễn
Hữu Cầu lãnh đạo.
Đây được mệnh danh là thế kỉ nông dân khởi nghĩa.

1.1.2. Kinh tế
Nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu thì đến giai đoạn này càng bị trì trệ
nghiêm trọng. Kinh tế hàng hoá vốn đã nảy nở đến giai đoạn này đã bị kìm
hãm bởi rất nhiều nguyên nhân: thiên tai, chiến tranh, những chính sách bảo
thủ phản động của giai cấp phong kiến.

1.1.3.Về văn hoá
Đây là giai đoạn trưởng thành của ý thức dân tộc, mà bản sắc văn hoá
chính là biểu hiện đẹp đẽ của ý thức dân tộc ấy. Trên cơ sở của văn học dân
gian và sự tiếp nhận văn học Trung Quốc, dưới tinh thần tự hào dân tộc, văn
học dân tộc dần thoát khỏi tư tưởng sùng ngoại để đi vào một khuynh hướng
tiếp nhận sáng tạo tinh hoa văn hoá nước ngoài.
Ở thời kì này các ngành nghệ thuật phát triển như: nghề in, văn tự, nghệ

thuật sân khấu, điêu khắc kiến trúc…

1.1.4. Về tư tưởng
Từ sự khủng hoảng của xã hội dẫn đến Nho giáo - hệ tư tưởng chính
thống của chế độ phong kiến cũng bị phá sản. Đồng thời với nó là sự xuất
hiện của hệ tư tưởng mới, tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc: tư tưởng dân
chủ.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 11 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

1.1.5. Về ngoại giao
Các quan niệm và các giai thoại xưa cho rằng: giai cấp phong kiến giai
đoạn này tỏ ra phản động, họ đã bán nước, làm tay sai cho quân xâm lược mà
tiêu biểu là Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh… Điểm sáng ngoại giao bừng
lên trong thời của vua Quang Trung …
Cao Bá Quát đã sống và chứng kiến sự chìm nổi trong thời đại ấy. Ông
là một nhân chứng của thời đại đau thương mà quật khởi có bi kịch cũng có
anh hùng ca. Những điều đáng thương, những điều “trông thấy mà đau đớn
lòng”, những cuộc thay thầy đổi chủ ấy, hiện thực chốn quan trường, cuộc
sống sự mưu sinh cực khổ ấy đã ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến thế giới
quan của nhà thơ.


1.1.6. Tình hình văn học
Đồng thời thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX cũng là thế kỉ của sự chuyển
biến về chất trong văn học: Lần đầu tiên trong văn học con người cá nhân
được đặt vào vị trí trung tâm được soi sáng từ bên trong, từ nội tâm và nhu
cầu hạnh phúc, nhu cầu phát triển nhân cách, tài năng được đặt ra. Tuy vậy thì
những vấn đề lớn của dân tộc và đất nước vẫn được các nhà thơ quan tâm và
thể hiện.
1.2. Tác gia Cao Bá Quát
1.2.1.Gia đình và quê hương
Cao Bá Quát sinh năm 1808 mất năm 1855.
Cao Bá Quát sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Nho học tại
một làng cách Hà Nội 17 km về phía Đông. Đó là làng Phú Thị, huyện Gia
Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 12 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Thân phụ Cao Bá Quát là nhà nho nghèo có đi thi nhưng không đỗ đạt,
sau đó ở nhà làm nghề dạy học - được gọi là thầy đồ Giảng. Ông kì vọng
nhiều ở con cái, ông muốn hai con ông đỗ cao và sẽ trở thành những bậc hiền
thần nên đã đặt tên cho con trùng tên với những hiền sĩ nhà Chu thời xưa.

Anh trai Cao Bá Quát là Cao Bá Đạt.
Cao Bá Quát hầu như không được thừa hưởng gì từ gia đình vì
nghèo.Thủa nhỏ, ông sống ở khu Hoành Đình, tức Đình Ngang phía Nam
thành. Đó là căn nhà lụp xụp giữa nơi hẻo lánh, ngõ vào chật hẹp, với xóm
giềng xung quanh không có giậu rào.
Vì vậy cái nghèo theo ông từ nhỏ đến suốt cuộc đời.

1.2.2. Thân thế, cuộc đời Cao Bá Quát
Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Mẫn Hiên và Cúc Đường. Anh em
ông được đi học rất sớm, đều nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Cả hai đều được
chính Hương cống Cao Huy Diệu là ông trong họ trực tiếp dạy dỗ.
Cao Bá Quát nổi tiếng thông minh, cá tính: Có một lần vua Minh Mệnh
ra Bắc, trên đường đi gặp Cao Bá Quát đang tắm ở hồ Tây. Cao Bá Quát cứ
thế chạy lên xem và bị lính bắt trói lại. Vua ra câu đối:
“Nước trong leo lẻo cá đớp cá”
Cao Bá Quát đối lại:
“Trời nắng chang chang người trói người”

Một hôm có một ông quan dạy học, Cao Bá Quát tò mò liền đứng xem.
Tỏ thái độ khinh bạc, ông thầy liền ra câu đối:

“Nhi tiểu sinh hà khứ đáo lai
Cảm thuyết trình, Chu sự nghiệp”.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 13 -

Khoa Ngữ văn



Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

(Mày là học trò oắt con từ đâu đến đây
Mà dám bàn về sự nghiệp của ông Trình ông Chu)

Cao Bá Quát liền đáp lại:

“Ngã quân tử, kiến cơ nhi tác dục
Vi Nghiêu thuấn quân dân”.
(Ta là bậc quân tử biết thời cơ
Mà dấy lên muốn làm vua và dân thời Nghiêu Thuấn.)

Cao Bá Quát là một người lận đận trong thi cử và trong công danh sự nghiệp:
Năm 1821, Cao Bá Quát 14 tuổi đi thi Hương lần đầu nhưng không đỗ.
Năm 1831, Cao Bá Quát 23 tuổi đi thi hương, đậu Á Nguyên thứ nhì.
Đầu năm 1832, Cao Bá Quát đi thi Hội nhưng bị trượt.
Đến năm 1835 và 1838, ông cũng tham gia các kì thi Hội nhưng đều bị
trượt.
Đến 1841, Cao Bá Quát mới được gọi đi làm quan và nhận một chức
quan nhỏ (hành tẩu bộ lễ) nhân viên để sai vặt.
Năm 1841, Cao Bá Quát được cử đi sơ khảo ở phủ Thừa Thiên. Thấy
có nhiều bài học trò làm giỏi nhưng lại phạm huý, Cao Bá Quát rủ một người
bạn chấm thi cùng là Phạn Nha chữa bài thi cho học trò. Chuyện bị phát giác
Cao Bá Quát liền bị bắt giam và đánh đập dã man. Ông bị giam trong hai năm
từ 1841 đến 1842.
Đến 1843, thì Cao Bá Quát được ra tù và đi phục dịch trên một tàu ra
nước ngoài (tàu của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.)

Mùa hè năm 1843, ông được về nước. Tuy nhiên, sau khi về nước Cao
Bá Quát không được làm quan nữa, ông trở về quê hương.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 14 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Năm 1847, Cao Bá Quát lại được triều đình gọi vào Huế làm ở viện
Hàn lâm. Công việc rất buồn, tẻ nhạt. Ông rất chán nản.
Năm 1851, Cao Bá Quát lại bị đổi từ viện Hàn lâm sang làm giáo thụ
(quan giáo dục) ở Quốc Oai Hà Tây. Lúc bấy giờ, Quốc Oai là một nơi hẻo
lánh, Cao Bá Quát buồn và đã viết thơ.

“Nhà trống ba gian một thầy, một cô, một chó cái.
Học trò dăm đứa nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.”

Năm 1853, Cao Bá Quát thôi làm quan và về nuôi mẹ.
Năm 1854, ông tôn một người là Lê Duy Cự làm minh chủ, mình là
minh sự khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. Họ tiến hành cuộc khởi nghĩa Mỹ
Lương đánh ở Thanh Oai - Hà Tây và một phần của Vĩnh Phúc.
Đầu 1855 (tháng 12 Giáp Dần), Tự Đức cho phái 500 quân ở Thanh
Hoá đến đóng giữ Sơn Tây, đồng thời treo giải thưởng 500 lạng cho ai bắt
sống, hoạc 300 lạng cho ai giết chết được Cao Bá Quát.

Cuối cùng Cao Bá Quát đã bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết
Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp Cao Bá Quát còn nhiều ý kiến,
tranh luận, bàn bạc. Đó là một câu hỏi lớn cho các thế hệ độc giả đi sau giải
mã và tìm hiểu.

1.3 Tác phẩm Cao Bá Quát
Sau khi chống lại triều đình, dòng họ Cao bị tru di tam tộc. Cao Bá
Quát có hai người con cũng đều bị giết, vợ thì không rõ tên chỉ biết là có họ
Đỗ. Sự nghiệp văn chương của ông cũng chịu chung số phận bị mang đi thiêu
hủy.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 15 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Sáng tác thơ văn của Cao Bá Quát do người đời sau sưu tầm và thu
thập gồm:
12 đầu sách.
1553 bài thơ và 21 bài văn.
Thơ văn của Cao Bá Quát được sáng tác rải rác trong suốt cuộc đời
ngắn ngủi của mình, từ thời là học trò đến khi là một thuộc quan.
Cao Bá Quát viết thơ, văn bằng chữ Nôm, chữ Hán.
Thơ văn Cao Bá Quát thể hiện rõ cuộc đời tâm sự của nhà thơ: chân

dung một con người có hoài bão, có tài năng và có chí lớn, một con người
giàu tình cảm yêu quê hương, làng xóm, vợ con bạn bè, một con người dám
đấu tranh đương đầu với chế độ phong kiến, một con người trọng nghĩa khí
cảm thương xót xa cùng nhân dân.
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHỮ HÁN
CAO BÁ QUÁT

2.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật
2.1.1. Không gian
“Không gian là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, là một hình
thức tồn tại của vật chất. Trong cuộc sống không có gì có thể tồn tại ngoài
không gian và thời gian”.
Con người luôn phải tồn tại thể hiện tính xác định của mình trong thế
giới khách thể lớn chiều. Đó là ba chiều không gian một chiều thời gian. Thơ
phải thích nghi với ba chiều không gian một chiều thời gian đó. Giữa ba chiều
không gian và một chiều thời gian có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cũng
vì thế quan niệm khoa học hiện đại đã coi thời gian là chiều thứ tư của không
gian là ý nghĩa ấy.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 16 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Không gian là một định lượng để xác định quá trình tồn tại vận động và
phát triển của mọi sự vật sự việc trong thế giới tự nhiên. Không gian là hình
thức tồn tại cơ bản của thế giới vật chất. Ở trong đó, các vật có thể có kích
thước, độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia.
Con người có thể nhìn ngắm, đo đạc thậm chí chạm được vào không
gian một cách trực tiếp, có thể cảm nhận được một cách cụ thể chân thực
bằng trực giác. Tuy vậy, đó chưa phải là không gian nghệ thuật chỉ là không
gian cụ thể, không gian vật chất.
2.1.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật,
không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật
nào không có nền cảnh nào đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình
cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả
trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng cũng xuất phát từ một điểm nhìn,
diễn ra trong trường nhất định, qua đó thể hiện thế giới nghệ thuật cụ thể,
cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục
cách quãng, nối tiếp, cao thấp, xa gần, rộng dài, tạo thành viễn cảnh nghệ
thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính
chủ quan…” [1, 160 ].
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm
nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh đơn giản
không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất.” Và “không gian nghệ

Bùi Thị Thùy –K32B

- 17 -


Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ
của các biểu tượng không gian” [2, 108 - 109 ]
Trong cuốn “Một số vấn đề thi pháp học hiên đại” GS.Trần Đình Sử
lại đưa ra một cách hiểu khác về không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ
thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển
khai thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và
mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn cách nhìn”.
I.U.Lôman cho rằng: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là
hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một trong những không gian
được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình
một đối tượng vô hạn - là thế giới ngoài tác phẩm” [3, 376 ]
Nói chung không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề
có nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, các quan điểm đều
thống nhất ở chỗ cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với
không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người
đang sống đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó.
Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của
thế giới nghệ thuật, là phạm trù của thế giới nghệ thuật. Tuy nhiên điều đặc
biệt ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó
không thể quy không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản đơn không gian địa

lí không gian vật chất. Trong nghệ thuật, cụ thể là trong tác phẩm văn học
ngoài không gian vật thể còn không gian tâm tưởng.
Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò
chơi, nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất
và người đọc đồng cảm.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 18 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình
hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như: Tôn giáo, xã hội, đạo đức, luật
pháp… Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm tính phân giới, tính
cản trở… Không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc bên trong của tác phẩm
văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ
của một tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để
khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng
nghệ thuật.
Sự biến đổi không gian trong tác phẩm văn học gắn với sự thay đổi xã
hội, sự tự ý thức của con người và tư duy nghệ thuật trong văn học. Việc tìm
hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có tầm quan trọng
lớn, cho phép khám phá phong cách cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ một
cách khoa học về đời sống.

Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực,
vật lý mà là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình tượng con
người trong thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan
niệm về con người góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình của thế giới nghệ thuật. Sự
đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian, các miền phương vị: cao - thấp;
xa - gần; các chiều: sâu – cao - rộng…tạo thành các ngôn ngữ nghệ thuật để
biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm. Sự lặp lại cuả các hình thức không
gian tạo thành tính loại hình của không gian nghệ thuật.

2.1.3. Các hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Hình thức không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề
phức tạp, đa diện bởi nó có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 19 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho việc triển khai đề tài khóa luận chúng
tôi tạm chia hình thức không gian nghệ thuật thành hai kiểu: không gian nghệ
thuật trong các loại tiểu thuyết, không gian nghệ thuật trong các thể loại phi
tiểu thuyết.
Ở đây chúng tôi chỉ lưu ý đến không gian nghệ thuật trong các thể loại

phi tiểu thuyết. Bao gồm không gian trong thần thoại, không gian trong sử thi,
không gian trong cổ tích và không gian văn học viết trung đại.
Văn học viết trung đại lại gồm hai thể loại đó là văn xuôi và thơ trữ
tình. Ta thấy, con người trung đại luôn ý thức về vị trí của mình giữa thế giới,
tự cảm nhận mình như là một khách thể của vũ trụ, nhìn mình từ bên ngoài,
trên cao (đăng cao) hoặc ngoài xa (viễn vọng)… từ đó mà cảm nhận nhân thế,
sướng vui đau khổ. Không gian nghệ thuật trong văn học trung đại cũng là
không gian trong tâm hồn con người. Chẳng hạn như: sân trường, mái ngói,
lều tranh là không gian thân thuộc; ngọn núi, suối vắng, luống cúc, giò
lan…thể hiện sự ẩn dật, vắng vẻ, thanh sạch, chân trời, góc bể, quan tài, biểu
hiện sự xa cách, tha hương, lạnh lẽo. Điều này tạo cái nhìn siêu cá thể - nhìn
thế giới và bản thân trong toàn cảnh thế giới (người ta còn gọi đó là cái nhìn
“hùng tâm đa chí”).

2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
2.2.1. Không gian thiên nhiên
Không gian thiên nhiên là không gian bao rộng lớn: không gian trời
đất, không gian đồi núi…những mây, gió, trăng, hoa, tuyết… không gian từ
xưa đến nay miêu tả nhiều không gian thiên nhiên.

Trong ca dao, ta bắt gặp hình ảnh:

Bùi Thị Thùy –K32B

- 20 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả rập rờn.
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều,,

Hình ảnh của “biển lúa” của “đỉnh Trường Sơn”, một không gian đất
nước thật nên thơ mờ ảo : “mây mờ , rập rờn”, không gian thiên nhiên lại có ở
thơ trữ tình, ở truyện ngắn, ở tiểu thuyết… nó hiện hữu trong mọi hoàn cảnh
và không gian. Các nhà thơ, nhà văn dù ở thời đại nào, dù sáng tác với mục
đích gì, nội dung thế nào… thì thiên nhiên, đất trời… luôn là một mảng và đề
tài không thể thiếu, Hồ Chí Minh khẳng định:

“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp.
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết núi sông.”

Cao Bá Quát đã tiếp thu và sáng tạo nguồn mạch ấy của văn học dân
tộc. Ông là một nhà thơ lớn, là một tâm hồn giàu cảm thông, yêu mến.Thơ
ông chan chứa những cảm xúc chân thành, thắm thiết: yêu quê hương, yêu
làng xóm…Ông luôn say mê những cảnh đẹp của đất nước, có thể ông đã đi
rất nhiều nơi, thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh. Từ Bắc vào Trung ông
đã đều tới thăm và đều có thơ ngâm vịnh. Đối với Cao Bá Quát, thiên nhiên
chính là niềm tự hào của đất nước. Vì thế mà không gian thiên nhiên trong thơ
của ông xuất hiện nhiều, và với nhiều loại không gian khác nhau, đa dạng:
không gian trời đất, không gian đồi núi, không gian biển cả…có những không
gian rất đặt biệt - không gian con đường, không gian bãi cát… tạo nên một
Cao Bá Quát mới mẻ, độc đáo.
Trong bài thơ “Quá Dục Thúy Sơn” ta thấy không gian trời đất kỳ vĩ:


Bùi Thị Thùy –K32B

- 21 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

“Trời đất có núi ấy.
Muôn thủa có chùa này.
Phong cảnh đã kỳ tuyệt.
Lại thêm ta đến đây.
Ta muốn lên đỉnh núi.
Hát vang gửi nước mây.”

Đây là một trong những bài thơ hay viết về phong cảnh thiên nhiên.
Xuất hiện trước mắt bạn đọc là không gian trời đất, sông núi bao la rộng mở
“Trời đất có núi ấy. Muôn thủa có chùa này”. “Trời đất” đã bao quát toàn bộ
khung cảnh thiên nhiên trong đó. Không có chim muông, hoa cỏ, cây lá...
nhưng ta thấy dường như không thiếu. Trong những câu thơ ngũ ngôn ngắn
mà bao cảnh, bao tình, thật là “kỳ tuyệt”. Thiên nhiên đẹp và quyến rũ đã kích
thích nhà thơ phải làm sao cho thiên nhiên không gian ấy thật tuyệt hơn nữa:
Ông muốn trèo lên đỉnh núi để cất cao giọng, hát khúc ca khải hoàn. Cả trời
đất, sông núi, nước mây như ngập tràn một nét tâm trạng, cảm xúc của tác
giả: hân hoan đầy tự hào.
Trong những thi phẩm chữ Hán, không gian thiên nhiên xuất hiện

nhiều, bao quát nhất là không gian trời đất.

“Đầu non ném hạt mai gieo,
Giống thanh gửi chốn núi đèo xanh tươi.
Nữa mai xuân điểm bầu trời.
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung.”
-Tài mai-

Bùi Thị Thùy –K32B

- 22 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Không gian ở đây có một điểm nhấn, đó là hình ảnh hạt “mai gieo” trên
đỉnh núi đồi. Chỉ mới đem đi gieo thôi mà ta như tưởng tượng thấy một rừng
mai rực rỡ giữa bầu trời. Vũ Khiêu trong “Lời giới thiệu” - “Thơ chữ Hán
Cao Bá Quát” NXB.VH - 1976 có nhận xét về thiên nhiên và con người trong
thơ Cao Bá Quát như sau: “Càng lớn, càng đi sâu vào cuộc đời thì thiên
nhiên càng gắn bó với ông. Thiên nhiên trở thành bạn tâm tình của ông, cùng
ông suy nghĩ trong hoàn cảnh cô đơn, thất vọng,…yêu thiên nhiên cũng là yêu
đất nước, yêu những con người đang sống và đã từng sống trên dải đất này”.
Nhà thơ như muốn giang rộng cánh tay của mình để ôm trọn lấy “đất trời”.
Trong mắt nhà thơ, núi cao biển cả nói lên khí phách hào hùng của dân tộc.
Chính vì thế không gian thiên nhiên đất trời luôn hiện hữu rất lạ - hùng vĩ đến

khác thường:

“Đứng sừng sững đầu non đỉnh tuyêt vời.
Son phai phấn lạt biết vĩ ai ?
Người nơi nao vắng không tin tức?
Đường mây trùng xa cách biển trời?
Mây phủ rêu xanh làn tóc rũ,
Khói dầm trăng bạc, giọt châu rơi.
Trời già đất cỗi tình khôn chuyển.
Động biếc chuông đêm vẫn đổ hồi!”
-Vọng phu thạch-

Một mình đứng trên đỉnh núi cao, ngắm nhìn cảnh trời đất, sông núi
nhà thơ thấy không gian khác lạ: “trời già, đất cỗi”. Không cảnh như bị tách
biệt giữa trời và đất.

Bùi Thị Thùy –K32B

- 23 -

Khoa Ngữ văn


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Ở “Đăng hải vân quang” lại là một không gian đất trời - một bức tranh
thiên nhiên khác:


“Bậc cao lên mãi không cùng
Đứng trên nhìn khắp, mắt dường ngủ mê.
Bé teo đường tỉnh lối quê
Đỉnh trời thấp giữa bốn bề núi quây.
Biển xa, thuyền tựa lá cây,
Đường lên ải: chiếc thang mây khác nào.
Nhìn ven rừng, thú biết bao,
Suối tuôn trong vắt màu trắng in”.

Ở đây “trời”như hoà vào cùng núi rộng, trời như thấp xuống để ôm bọc
lấy đất.
Không gian trong lành, tươi mát biết bao! Trước không gian thiên nhiên
trời đất ấy, tác giả cảm thấy “mắt dường ngủ mê”, đẹp và cuốn hút đến lạ kì .
“Đỉnh trời thấp giữa bốn bề núi quây”. Nhìn ra xa lại là biển rộng , những
chiếc thuyền trên biển được ví như những chiếc lá cây. Không gian trời đất
trong thơ Cao Bá Quát thật tự nhiên. Trong một bài thơ khác ta thấy xuất hiện
những địa danh :
“Vầng dương ló rạng, cảnh thanh quang,
Côn hứng lâng lâng , dạo khán sơn .
Tam Đảo, Tân Viên, lừng thắng cảnh,
Hồ Tây, sông Nhị, nhích gần hơn.
Thôn xa, đồng rộng phô mây trắng,
Gác tía, lầu son ứng bóng gương.”
- Đăng Khán sơn hữu hoài –

Bùi Thị Thùy –K32B

- 24 -

Khoa Ngữ văn



Khoá Luận Tốt Nghiệp

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Giữa trời đất, vầng dương ló sáng,... Cao Bá Quát một mình thong
dong tình cờ lên núi.Trước mắt ông là một không gian “đồng rộng, mây
trắng”, “gác tía lầu son” ở những địa danh nổi tiếng. Nó không giống với thơ
Nguyễn Du:

“Ngày xuân con én đưa thoi.
Thiều quang chín trục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
-Truyện Kiều - Nguyễn Du.
Không gian thiên nhiên đất trời trong thơ Nguyễn Du là không gian
nhiều mầu sắc với “cỏ non xanh tận,… cành lê trắng điểm” trong mùa xuân,
thật tươi vui ấm áp mà rộn rã. Còn không gian thiên nhiên, đất trời trong thơ
của bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương thì lại khác:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
- Tự tình số 3 –

Trên mặt đất ấy từng đám rêu mọc xiên ngang, còn ở phía chân trời
kia là những tảng đá lổm ngổm “mấy hòn”, trời đất như thấp hơn, gần nhau
hơn.
Thơ ca chính là sự cảm nhận về thế giới con người. Dưới con mắt nhà
thơ Cao Bá Quát trời đất, không gian thiên nhiên ấy hiện lên bao la rộng mở.

Ta thấy số lượng bài thơ viết về không gian trời đất là rất nhiều. Nó như một

Bùi Thị Thùy –K32B

- 25 -

Khoa Ngữ văn


×