MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư luôn giữ một vị trí rất quan trọng đối với bất cứ một hoạt động sản xuất
kinh doanh nào của một công ty. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện phát triển kinh tế
hiện nay, đặc biệt là trong ngành sản xuất và kinh doanh trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, việc khai thác các nguồn vốn đầu tư được các công ty, doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư và sử
dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch và quản lý
hoạt động đầu tư có hiệu quả để phát huy tối đa các nguồn lực và thế mạnh mà mình có để
đưa các hoạt động đầu tư lên hàng đầu. Cùng với đó đưa nền kinh tế phát triển một cách
toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Công ty xi măng Hoàng Thạch là một trong những công ty lớn hàng đầu về lĩnh vực sản
xuất và cung cấp xi măng của Việt Nam, cùng với xu hướng tự do hóa thương mại về kinh
tế, Hoàng Thạch đã phấn đấu không ngừng về phương pháp và các hình thức quản lý nhằm
củng cố nội lực đồng thời thực hiện công tác đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, cũng
như chất lượng của sản phẩm. Vì vậy công tác đầu tư đã được trú trọng và triển khai từ
những ngày đầu thành lập và đã đạt được nhiều hiệu quả to lớn. Bên cạnh đó vẫn còn một
số mặt hạn chế cần được khắc phục.
Trong thời gian thực tập tại Phòng xây dựng cơ bản của công ty xi măng Hoàng Thạch tôi
đã được phân công và nghiên cứu về đề tài tình hình đầu tư cơ bản của công ty xi măng
Hoàng Thạch, làm đề tài nghiên cứu thực tập của tôi.
Chuyên đề thực tập của tôi gồm các nội dung chủ yếu sau, chuyên đề gồm 3 chương
(không kể phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo):
Chương 1: Tổng quan về Công ty xi măng Hoàng Thạch
Chương 2: Tình hình đầu tư và sản xuất của công ty xi măng
Hoàng Thạch
Chương 3: Dự án đầu tư mái che lò nung số 2 công ty xi măng Hoàng Thạch
Trong quá trình thực tập tôi được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn; Lãnh đạo,
các phòng ban liên quan của công ty xi măng Hoàng Thạch.
Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cùng toàn thể ban lãnh đạo của công ty xi
măng Hoàng Thạch, đã giúp tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Hà Nội ngày 04 tháng 5 năm 2009
Người thực hiện
ĐÀO VĂN NHÂN
CHƯƠNG I:
Phân tích dự án mái che lò nung số 2 tại
công ty
xi măng hoàng thạch
1.1 quá trình hình thành và phát triển của công ty xi
măng hoàng thạch
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
- Tên doanh nghiệp: Công ty xi măng Hoàng Thạch
- Địa chỉ: Thị trấn Minh Tân – Kinh Môn – Hải Dương
- Điện thoại: (84) 03203.821.092; (84) 03203.821.833
(84) 03203.820.804; (84) 03203.820.805
- Fax: (84) 03203.821.098
- Webstie: WWW.ximanghoangthach.com
- Email:
Sau khi chiến tranh kết thúc nền kinh tế nước ta bắt đầu hồi phục, trước tình hình đó Đảng
và Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó xây dựng cơ sở vật
chất, ký thuật của nền kinh tế được coi trọng hàng đầu. Để làm được việc đó ngành công
nghiệp vật liệu phải đi trước một bước.
Ngày 15-11-1976 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 448/TTg về việc xây dựng nhà máy xi
măng Hoàng Thạch.
Ngày 15-12-1976 đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Phó thủ tướng Chính phủ ký quyết định số
474/TTg “phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế nhà máy xi măng Hoàng Thạch” (cho phép xây
dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch) với tên gọi nhà máy xi măng Hoàng Thạch. địa điểm
xây dựng tại Thôn Hoàng Thạch xã Minh Tân huyện Kim Môn tỉnh Hải Hưng (Minh tân –
Kinh Môn – Hải Dương ngày nay) và thôn Vĩnh Tuy xã Vĩnh Khê huyện Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh. Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng là 73.683.000 USD, nhà máy do hãng
F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị toàn bộ và cho chuyên gia giúp xây
dựng vận hành nhà máy.
Ngày 19-5-1977 khởi công xây dựng dây chuyền 1 nàh máy xi măng Hoàng Thạch với
công suất thiết kế 1,1 triệu tấn mỗi năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất Việt Nam
vào thời điểm đó.
Ngày 04-3-1980 Bộ xây dựng ký quyết định số 333/BXD/TCCB về việc thành lập nhà máy
xi măng Hoàng Thạch.
Ngày 25-11-1983 nhà máy sản xuất được mẻ clanh-ke đầu tiên.
Ngày 16-01-1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu xi măng Hoàng Thạch ra đời, đánh
dấu thời kỳ mới, thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày 12-8-1993 Bộ xây
dựng ra quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập công ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở
hợp nhất nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công ty kinh doanh xi măng Hoàng Thạch.
Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh được bổ nhiệm làm giám đốc công ty.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, nhu cầu xi măng cho xây
dựng ngày càng tăng, công ty đă đầu tư mở rộng,khẩn trương tiến hành dây chuyền 2 có
công suất thiết kế là 1,2 triệu /năm,trên măt bằng công ty hiện có dây chuyền 2 được khởi
công ngày 28/12/1993.Sau gần 3 năm thi công xây dựng,ngày 12/51996 dây chuyền 2 được
khánh thành và đI vào sản xuất,như vậy tổng công suất của 2 dây chuyền là 2,3 triệu tấn/
năm.
Được sự quan tâm của Đảng ,nhà nước Công ty xi măng Hoàng Thạch đă không ngừng lớn
mạnh và phát triển công ty năm sau lớn hơn năm trươc,chất lượng sản phẩm ổn định ở
mức cao.Trước tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2006-2010),dự án đầu tư xây dựng
dây chuyền 3 Công ty xi măng Hoàng Thạch có công suất thiết kế là 1,2 triệu
tấn/năm,được thủ tướng Chính phử cho phép đầu tư tại quyết định số 91/QD-TTg ngày
20/01/2003.Dây chuyền 3 khởi công xây dựng ngày 04/02/2007 trên mặt bằng hiện có của
công ty với diện tích đất sử dụng là 7,46 ha, dự kiến năm 2009 khánh thành và dưa vào sản
xuất sẽ đưa tổng công suất của công ty lên 3,5 triệu tấn/năm .
Qua 30 năm xây dựng và phát triển.công ty xi măng Hoàng thạch luôn đI đầu trong tổng
công ty xi măng Việt nam,đứng đầu về sản lượng ,sản xuất tiêu thụ xi măng cả nước. Hệ
thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế Công ty
được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Hiện nay Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất và tiêu thụ trên thị trường các loại sản
phẩm sau:
- Xi măng Poóclăng hỗn lợp PCB30, PCB40. (xi măng bao và xi măng rời – TCVN 7024-
2002; TCVN 6260 – 1997).
- Clanh – ke Cpc50, Ccp60.
- Gánh chịu lửa cho ngành sản xuất xi măng, công nghiệp luyện kim và thuỷ tinh.
- Các loại bao bì phục vụ cho sản xuất xi măng, công nghiệp và dân dụng.
Với chất lượng cao và ổn định với giá cả hợp lý và hệ thống phân phối đều khắp cả ba
miền Bắc – Trung – Nam, xi măng Hoàng Thạch luôn mang lại sự thuận tiện cho khách
hàng có nhu cầu sử dụng trong những công trình của đất nước cũng như trong công trình
dân dụng. Công ty luôn coi trọng công tác đầu tư phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật
hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đủ năng lực để
cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
1.1.2 Quy trình công nghệ và kết cấu sản xuất.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có hai dây chuyền sản xuất: Xi măng Lò quay – phương
pháp khô, chu trình kín có hệ thống cyclon trao đổi nhiệt và buồng đốt canximer đầu lò.
Công suất dây chuyền I là 1,1 triệu tấn/năm, dây chuyền II là 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay
Công ty đang xây dựng dây chuyền III có công suất 1,2 triệu tấn/năm, dự tính sẽ đưa vào
hoạt động sản xuất quý III năm 2009.
Cả dây chuyền của Công ty có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại do hãng F.L.Smidth
(Đan Mạch) thiết kế và cung cấp. Dây chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ
khí hoá và hiện đại hoá hoàn toàn. Từ phòng điều khiển Trung tâm thông qua các máy tính
điện tử, thiết bị vi xử lý, hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn chỉ báo thể hiện tình
trạng thiết bị của hệ thống Camera quan sát giúp người vận hành phát hiện sự cố, xử lý,
điều khiển hoạt động của thiết bị kịp thời, dễ dàng.
Sơ đồ công nghệ
Khoan, nổ mìn,vận chuyển Khoan, nổ mình, vận chuyển
Mặc dù được thành lập từ năm 1980 nhưng công nghệ sản xuất của Công ty xi măng
Hoàng Thạch theo phương pháp khô vẫn đang là công nghệ sản xuất xi măng phổ biến
nhất hiện nay trên Thế giới. Nó đảm bảo trong việc sản xuất ra những sản phẩm có chất
lượng cao, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
* Mô tả sơ đồ dây chuyền công nghệ
* Mô tả sơ đồ dây chuyền công nghệ
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty.
Qua sơ đồ trên ta thấy với đặc thù về sản phẩm, quy trình công nghệ và quy mô lao động…
của Công ty nói riêng và với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta trong
những năm vừa qua nói chung, có thể nói mô hình này tương đối phù hợp với Công ty. Nó
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy định các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các
đơn vị phòng ban, tạo cơ sở tiền đề cho công tác quản lý của các đơn vị phòng ban. Nhờ
đó, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều thống nhất và đồng bộ, đồng thời
cũng giúp cho Công ty có khả năng thực hiện các yêu cầu đòi hỏi một cách kịp thời nhanh
chóng, linh hoạt thích ứng với thị trường.
Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập toàn cầu như hiện nay, Việt nam đã trở thành thành
viên của tổ chức thương mại quốc tế – WTO thì mô hình này sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm.
Vì vậy để thích ứng với xu hướng kinh tế hiện nay Công ty cần xem xét và cân đối lại cơ
cấu tổ chức, đồng thời củng cố lại bộ máy quản lý.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của cac phong ban trong cong ty
Tổ chức các bộ phận sản xuất trong Công ty
Kết cấu sản xuất của Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất chính, 6 phân xưởng phụ trợ và
các phòng ban chức năng.
1.1.4.1. Bộ phận sản xuất chính
Phân xưởng Nguyên liệu
Đảm nhiệm từ khâu đập đá vôi, đá sét cho tới xy lô đồng nhất bột liệu.
Đá vôi, đá sét sau khi được khai thác tại các mỏ của Công ty bằng phương pháp khoan nổ
mìn vi sai, cắt tầng sẽ được các phương tịên vận chuyển cỡ lớn chuyển đến các trạm đập
búa. Tại đây đá vôi, đá sét được đập nhỏ đến kích thước 25 x 25mm và được rải vào kho
đồng nhất thành các đống đá vôi và đá sét.
Quặng sắt và Bôxít (phụ gia điều chỉnh) được Công ty mua ngoài sau đó được tập kết vào
kho chứa.
Đá vôi, đá sét và các phụ gia điều chỉnh được các thiết bị vận chuyển đưa vào máy nghiền
theo năng suất nhất định (nhờ hệ thống cân định lượng). Hỗn hợp nguyên liệu sau khi được
nghiền mịn sẽ được chuyển đến hệ thống xy lô đồng nhất bột liệu. Tại đây bột liệu được
đồng nhất để đảm bảo thành phần hoá học trước khi cung cấp cho lò nung clinker.
Phân xưởng Lò nung
Đảm nhận từ khâu cấp bột liệu đến xy lô chứa clinker
Đây là phân xưởng đặc biệt quan trọng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, nó quy định đến
tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chức năng của đơn vị là phối hợp với phòng Điều hành Trung tâm tổ chức vận hành hệ
thống thiết bị trong phạm vi của đơn vị quản lý để đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục,
đồng bộ, an toàn nhằm sản xuất Clinker có chất lượng tốt, hiệu quả cao. Lập kế hoạch báo
cáo với ban Giám đốc về tình trạng hoạt động, tình trạng thiết bị của công đoạn Lò nung để
kịp thời chỉnh sửa thay thế.
Nhiệm vụ là sản xuất Clenker: Bột liệu sau khi được đồng nhất tại các xy lô chứa qua bộ
phận tiếp liệu được cấp tới hệ thống xyclon trao đổi nhiệt. Qua các tầng xyclon trao đổi
nhiệt bột liệu được tăng dần nhiệt độ nhờ sự đối lưu của dòng khí nóng và được cấp cho lò
nung. Trong lò với nhiệt độ lên đến 1450
o
C sẽ liên tiếp xảy ra các phản ứng hoá học giữa
các thành phần trong phối liệu để tạo ra clinker. Clinker ra lò được làm mát nhanh rồi tiếp
tục được vận chuyển đến xy lô chứa clinker để ủ.
Phân xưởng Xi măng
Giúp Giám đốc vận hành và quản lý thiết bị từ khâu vận chuyển Clinker, Thạch cao, phụ
gia đến máy nghiền, vận chuyển xi măng bột vào xylô, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên
tục, đồng bộ, an toàn nhằm nâng cao năng suất chất lượng. Tổ chức bốc xúc, vận chuyển
nguyên, nhiên, vật liệu tại cảng đưa về kho và vận hành thiết bị xuất Clinker.
Clinker được rút từ xy lô chứa cấp vào máy nghiền cùng với Thạch cao từ 3 ÷ 5% và các
loại phụ gia khác tuỳ theo chủng loại xi măng. Tất cả sẽ được nghiền mịn đến kích thước
quy định bằng hệ thống máy nghiền bi. Sản phẩm ra khỏi máy nghiền là xi măng và chúng
được đưa đến các xy lô chứa để chờ đóng bao.
Phân xưởng Đóng bao
Xi măng được rút từ các xy lô chứa và đưa đến thiết bị máy đóng, tại đây xi măng sẽ được
đóng vào bao với trọng lượng 50 ± 1 kg. Việc đóng bao này được điều khiển tự động từ
phòng điều khiển trung tâm của công đoạn. Ngoài chức năng nhiệm vụ đóng bao sản
phẩm, quản lý tài sản, vận hành các thiết bị trong dây chuyền được giao còn phối hợp với
phòng Kinh doanh để tổ chức xuất hàng cho ba loại phương tiện là đường sắt, đường bộ,
đường thuỷ đảm bảo chất lượng, số lượng, đúng chủng loại và an toàn lao động, đáp ứng
kịp thời cho khách hàng.
1.1.4.2. Bộ phận phụ trợ sản xuất
Xưởng Khai thác
Có chức năng quản lý lao động, sửa chữa các loại máy xúc, máy ủi, máy nén khí, máy
khoan và các thiết bị khác để tổ chức khai thác, bốc xúc đá vôi, đá sét theo kế hoạch được
giao. Khảo sát, đo đạc để làm cơ sở cho việc khai thác và lập hộ chiếu khoan nổ mìn theo
đúng quy trình quy phạm khai thác.
Xưởng Xe máy
Lập kế hoạch vận tải đá vôi, đá sét, Clinker, phụ gia, vật tư... Quản lý, sửa chữa, bảo
dưỡng các thiết bị xe máy (ôtô tải, máy xúc, xe cẩu...) và các thiết bị máy móc khác nhằm
phục vụ sản xuất. Quản lý, vận hành các trạm máy phát điện để sãn sàng cấp điện khi có sự
cố lưới điện.
Xưởng Cơ khí
Thực hiện việc sửa chữa, lắp đặt, gia công, chế tạo, phục hồi thiết bị, nắm vững các thiết bị
của dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, an
toàn, ổn định. Phối hợp với các đơn vị theo dõi hoạt động của các thiết bị, tìm ra nguyên
nhân sự cố, đề xuất ý kiến với lãnh đạo Công ty biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.
Xưởng Điện - Điện tử
Xưởng Điện - Điện tử là đơn vị trực thuộc Công ty có chức năng quản lý toàn bộ tài sản,
lao động và tổ chức vận hành, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống cung cấp điện, hệ thống
máy lạnh và hệ thống đo lường điều khiển, đảm bảo cho các thiết bị hoạt động liên tục ổn
định. Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa mạng thông tin nội bộ của Công ty.
Xưởng nước
Quản lý hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của cán
bộ công nhân viên trong Công ty. Nắm vững nguồn nước, khả năng cung cấp để tổ chức
vận hành và xử lý nước, điều phối nước hợp lý.
Xưởng sửa chữa công trình
Có nhiệm vụ sửa chữa xây vá lò nung, xây dựng và sửa chữa các công trình trong Công
ty.
1.1.4.3. Các phòng ban chức năng
Phòng Tổ chức - Lao động
Chức năng quản lý, tổ chức, đào tạo lao động, pháp chế, tiền lương và các chế độ chính
sách đối với người lao động nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đề
xuất với Giám đốc về lĩnh vực tổ chức kết cấu bộ máy làm việc và bố trí nhân lực trong
Công ty, đảm bảo đúng người đúng việc.
Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính
Có chức năng quản lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tổ
chức, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công
ty theo cơ chế quản lý mới.
Phòng Kế hoạch
Giúp Giám đốc quản lý, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sửa chữa (lớn, vừa và nhỏ)
thiết bị, công trình kiến trúc, tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể trong và ngoài
Công ty. Ngoài ra còn giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Phòng Vật tư
Thực hiện việc mua sắm vật tư (nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng...), tiếp nhận hàng hoá
nội địa và nhập khẩu, đặt gia công chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ sửa chữa nhằm đảm
bảo duy trì sản xuất liên tục. Nắm vững giá cả để mua sắm các loại vật tư, tham gia cùng
các đơn vị lập định mức, dự trù nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế.
Phòng Y tế
Giúp Giám đốc quản lý chăm sóc sức khoẻ, khám, điều trị và cấp cứu cho cán bộ công
nhân viên theo khả năng chuyên môn và phân cấp của ngành Y tế, tổ chức phòng bệnh,
phòng dịch, vệ sinh môi trường và các hoạt động y tế khác của Công ty. Xây dựng và thực
hiện kế hoạch phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ hàng năm cho Cán bộ Công nhân
viên.
Phòng Bảo vệ - Quân sự
Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự,
quản lý hộ khẩu, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ bể bơi, thực hiện công tác quân sự của
Công ty theo quy định của Nhà nước.
Phòng Đời sống
Giúp Giám đốc quản lý, tổ chức, phục vụ ăn cho Cán bộ Công nhân viên trong Công ty,
phục vụ bữa ăn cho khách đến làm việc, cấp phát độc hại hàng tháng cho Cán bộ Công
nhân viên.
Phòng Điều Hành Trung Tâm
Chỉ đạo vận hành liên động toàn bộ hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng
hoặc cục bộ từng công đoạn: Nguyên liệu, Lò nung, Nghiền than, Nghiền xi măng v.v...
Đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, có hiệu quả. Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo
việc điều độ kế hoạch sản xuất giữa các đơn vị phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty.
Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều hành đảm bảo sản xuất liên tục
không bị gián đoạn.
Phòng Kinh doanh
Thực hiện các công tác liên quan đến tiêu thụ, bán sản phẩm do Công ty sản xuất, có trách
nhiệm chính trong việc giúp Giám đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán
hàng tại Công ty và cung ứng cho các nhà phân phối. Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các
nhà phân phối, các đại diện tiêu thụ, tiếp thị, thu nhận thông tin, dự báo khả năng và năng
lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm tiêu thụ sản phẩm cao nhất và mở rộng thị
trường.
Phòng Thí nghiệm
Kiểm tra và xác định chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ gia, kiểm tra chất lượng từng
công đoạn sản xuất và thành phẩm của Công ty theo tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn cơ sở,
duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO - 9001.
1.1.4.4. Chế độ công tác của Công ty
Với đặc thù công nghệ của ngành sản xuất xi măng là phải duy trì lò nung chạy liên tục và
ổn định, do đó chế độ công tác của doanh nghiệp cũng phải bố trí sao cho đáp ứng được
yêu cầu công nghệ đặt ra. Công ty xi măng Hoàng Thạch là đơn vị sản xuất xi măng nên
cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất Công ty đã có những sự điều chỉnh cũng như thay đổi
trong việc lập chế độ công tác của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Hiện nay Công ty đã và đang áp dụng chế độ làm việc như sau:
Công ty thực hiện chế độ làm việc 42 giờ/tuần, thời gian nghỉ trong một năm là 92 ngày.
Nghỉ lễ theo chế độ của Nhà nước là 9 ngày. Nghỉ phép năm là 12 ngày đối với khối hành
chính, 14 ngày đối với khối trực tiếp sản xuất và cứ 5 năm công tác thì được tính thêm 1
ngày nghỉ phép.
* Các trường hợp nghỉ việc riêng có lương:
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con mất hoặc người lao động lấy vợ hoặc lấy chồng.
- Thời gian học, họp hay tham gia công tác đoàn thể.
- Nghỉ thai sản.
* Các chế độ công tác:
- Chế độ công tác làm việc hành chính: Áp dụng cho các khối phòng ban, khối làm việc
gián tiếp; thời gian làm việc như sau:
Buổi sáng: Từ 7
h
00’ ÷ 11
h
30’
Buổi chiều: Từ 13
h
30’ ÷ 17
h
00’
Tuần làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bẩy và Chủ nhật nghỉ. Riêng thứ Bẩy đầu hàng
tháng làm.
- Chế độ công tác làm việc theo ca
Áp dụng thống nhất cho các bộ phận trực tiếp sản xuất và đi ca. Thời gian công tác là 360
x 3 x 8
Ca I : từ 6h30 ÷ 14h30
Ca II : từ 14h30 ÷ 22h30
Ca III : từ 22h30 ÷ 6h30
Về hình thức đảo ca: đảo ca thuận
1
3 2
Số ngày đảo ca: 2 ngày đảo ca một lần
Số ngày nghỉ:
Ca I nghỉ một ngày
Ca II không có ngày nghỉ
Ca III nghỉ một ngày
Như vậy một vòng đi ca có 8 ngày, 6 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ.
Hình 1-3 Sơ đồ đi ca
- Chế độ công tác làm việc theo kíp
Kíp I: từ 6h ÷ 12h
Kíp II: từ 12h ÷ 18h
Kíp III: từ 18h ÷ 24h
Kíp IV: từ 24h ÷ 6h
1.1.4.5. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô sản xuất lớn nên để đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh và vận hành toàn bộ dây chuyền hiện nay Công ty đang có tổng số 2.672
cán bộ công nhân viên trong đó:
Cán bộ lãnh đạo (từ Giám đốc đến Trưởng ca): 212 người, chiếm 7,93%
Cán bộ kỹ thuật (Đại học, Cao đẳng): 453 người, chiếm 16,95%
Công nhân kỹ thuật: 1.577 người, chiếm 59,02%
Lao động phổ thông: 173 người, chiếm 6,47%
Số lượng lao động nữ: 411 người, chiếm 15,38%
Căn cứ vào các số liệu về tình hình lao động của Công ty xi măng Hoàng Thạch ta thấy nó
phản ánh đúng kết cấu lao động đặc trưng của ngành xi măng đó là:
Khối lượng máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng là lớn và nhiều nên đòi hỏi
phải có một số lượng lao động tương ứng để vận hành và theo dõi, do đó lực lượng công
nhân kỹ thuật của Công ty đã chiếm đến con số trên 50% tổng số lao động. Mặt khác đây
là một ngành công nghiệp nặng, mức độ độc hại cao, thời gian làm việc 3 ca liên tục nên
không thích hợp với lao động nữ do đó số lao động nữ trong Công ty chỉ chiếm ở con số
trên 15%, mà phần lớn là thuộc khối hành chính hay các đơn vị phụ trợ.
Để giúp người lao động yên tâm công tác, ngoài việc đảm bảo về chế độ tiền lương, tiền
thưởng Công ty còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác như: đào tạo, huấn luyện định kỳ cho
người lao động về công tác an toàn lao động - vệ sinh lao động, trang cấp đầy đủ trang bị
bảo hộ lao động theo đúng quy định, đảm bảo chế độ ăn ca, độc hại cho người lao động,
hàng năm tổ chức nhiều chuyến thăm quan du lịch cho cán bộ công nhân viên, cho những
người mắc bệnh nghề đi nghỉ điều dưỡng...
1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư và sản suất của công
ty xi măng hoàng thạch
1.2.1. Đặc điểm tình hình chung
Năm 2008 là năm thứ 25 Công ty XMHT thực hiện việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo
định hướng của Nhà nước đồng thời là năm đầy khó khăn, thách thức với nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan không thuận lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện kế
hoạch của Công ty.
1.2.1.1. Khó khăn:
- Nền kinh tế nói chung lâm vào tình trạng lạm phát với nhiều diễn biến hết sức phức tạp,
làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nước ta nhất là các doanh nghiệp sản xuất – kinh
doanh. Thực hiện các giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, một số dự án đầu tư
XDCB phải đình hoãn, giãn tiến độ hoặc ngừng thi công làm cho nhu cầu xây dựng trong
đó có xi măng giảm mạnh.
- Có nhiều thương hiệu xi măng cùng tham gia trên thị trường với cơ chế hết sức linh hoạt;
một số tháng do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, việc tiếp tục giải quyết những
tồn đọng của Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính; Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy; Việc gia
công xi măng tại các đơn vị khác do giá cả tăng cao, không ổn định, thiếu nguồn clinker
cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu sản lượng sản xuất tiêu thụ và tài chính
của Công ty.
- Gía vật tư đầu vào cho sản xuất liên tục tăng ( xăng dầu, vỏ bao, thuốc nổ, than…);
Nguồn nguyên liệu ( đá vôI, đất sét…) gặp nhiều khó khăn do trữ lượng ngày càng
giảm…. là trở ngại lớn đối với việc sản xuất kinh doanh.
- Việc vừa tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, vừa triển khai xây dựng dây chuyền
III với yêu cầu đảm bảo tiến độ là một thách thức lớn.
1.2.1.2. Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của các đồng chí lãnh đạo Bộ xây dựng và các cơ quan
chức năng của Bộ. Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Công ty CN
XM VN và các phòng ban chức năng của Công ty, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh. Sự cổ vũ và động viên kịp thời
của các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương.
- Những tháng đầu năm và cuối năm tốc độ ĐTXD tăng mạnh dẫn đến nhu cầu xây dựng
xi măng liên tục tăng. Thương hiệu XMHT luôn được thị trường tin dùng.
Năm 2008 Công ty XMHT đã xác định rõ các mục tiêu và điều kiện hiện có, từng bước tìm
cách tháo gỡ những khó khăn, phát huy lợi thế, đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ sản phẩm, phấn
đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Hoàng Thạch mà
Tổng Công ty CN XM VN đã giao cụ thể như sau:
1.2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2008:
1.2.2.1. Tổng sản lượng sản xuất tiêu thụ:
Sản xuất:
- Clinker: KH năm là: 2.100.000 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 2.142.769 tấn, bằng 102% kế
hoạch năm.
- Xi măng bột: KH năm là: 3.420.000 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 3.519.039 tấn, bằng
102,8% kế hoạch năm.
Trong đó:
+ Nghiền tại HT: KH năm là: 3.250.000 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 3.372.431 tấn, bằng
103,8% kế hoạch năm.
+ Gia công tại các đơn vị: KH năm là: 170.000 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 146.608 tấn,
bằng 86,2% kế hoạch năm.
- Gạch chịu lửa: KH năm là 25.000.000 vỏ; Thực hiện năm 2008 là: 9.228 tấn, bằng
135,7% kế hoạch năm.
- Vỏ bao xi măng: KH năm là: 25.000.000 vỏ; Thực hiện năm 2008 là: 22.070.000 vỏ,
bằng 88,3% kế hoạch năm.
Sản phẩm tiêu thụ:
- Sản phẩm tiêu thụ KH năm là: 3.420.000 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 3.495.766 tấn (XM
+ clinker) bằng 102,2% KH năm ( tại HT là: 3.349.158 tấn ( XM + clinker), bằng 103%
KH năm; tại các đơn vị gia công là: 146.608 tấn, bằng 86,2% KH năm).
- Vật liệu chịu lửa: KH tiêu thụ năm là 6.800 tấn; Thực hiện năm 2008 là: 7.201 tấn, bằng
105,9% KH năm.
- Vỏ bao xi măng: KH năm là: 25.000.000 vỏ; Thực hiện năm 2008 là: 22.070.000 vỏ (kể
cả vỏ bao gia công), bằng 88,3% KH năm.
1.2.2.2. Nộp ngân sách ước đạt: 220 tỷ bằng 153,9 % kế hoạch năm.
1.2.2.3. Lợi nhuận ước đạt: 450 tỷ đồng bằng 105,1 % kế hoạch năm.
1.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008:
1.2.3.1. Về sản xuất:
- Công ty đã tăng cường công tác quản lý, theo dõi bảo dưỡng thiết bị để xử lý kịp thời
những sự cố về cơ, điện công nghệ trong dây chuyền sản xuất để đưa thiết bị trở lại hoạt
động nhanh chóng, ổn định.
- Gíam sát chặt chẽ hệ số phối liệu từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu vận hành thiết
bị để giữ phối liệu ổn định, tích cực khai triển kế hoạch cung cấp phụ gia, đồng thời cân
đối từng loại phụ gia, thử nghiệm khả năng hoạt tính, khả năng cải thiện màu sắc để xác
định tỷ lệ pha tối ưu. Tỷ lệ pha phụ gia bình quân dạt :21% (qui mô).
- Thực hiện tốt những qui trình, qui phạm về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
– 2000 và ISO 14001– 2004 để đảm bảo chất lượng xi măng đồng thời giữ môi trường
xanh, sạch sẽ.
1.2.3.2. Về sửa chữa thiết bị:
Trong năm 2008 Công ty đã quản lý tốt khâu sửa chữa thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch
đến tổ chức thực hiện đúng qui trình, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để rút ngắn thời
gian, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm vật tư trong sửa chữa. Trong năm 2008 các đợt sửa
chữa lớn theo kế hoạch đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đúng tiến độ đề ra.
1.2.3.3. Công tác vật tư, phụ tùng:
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, quí, tiến độ và thời gian sửa chữa lớn, thiết bị,
Công ty đảm bảo đầy đủ, nguyên, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho sản xuất và sửa chữa
thiết bị. Chất lượng vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu nhập về được kiểm tra chặt chẽ, đúng
quy trình, đảm bảo yêu cầu.
- Trong quá trình mua vật tư, phụ tùng, Công ty luôn bám sát giá cả thị trường để đảm bảo
mua được với giá cả hợp lý theo đúng quy định của nhà nước va của Công ty. Ngoài những
đơn vị và thị trường mua sắm vật tư truyền thống, để đảm bảo mua được hàng với chất
lượng tốt và với giá cả hợp lý, Công ty đã mở rộng đối tượng và thị trường mua sắm thông
qua chào giá cạnh tranh và mời thầu rộng rãI theo đúng quy định hiện hành.
1.2.3.4. Về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm:
Trong năm 2008, công tác tiêu thụ XM gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của lạm
phát, suy thoái kinh tế thế giới và thực hiện các nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát nên
công tác tiêu thụ sản phẩm rất được Công ty chú trọng để đảm bảo giữ vững thương hiệu
“xi măng hoàng thạch” và hiệu quả kinh tế đạt mức tối đa.
Thực hiện việc dịch chuyển thị trường tiêu thụ xi măng từ miền Trung ra miền Bắc, Công
ty đã tăng cường công tác tiêu thụ tại miền Bắc, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường,
đồng thời duy trì giữ vững thị phần và khách hàng truyền thống. Xi măng Hoàng Thạch
vẫn chiếm sản lượng lớn tại miền Bắc (tăng 270.600 tấn so với năm 2007) và ưu thế ở thị
trường Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Tại thị trường miền Trung sản lượng xi măng gia công đạt thấp nên sản lượng tiêu thụ khu
vực này của Công ty chưa đáp ứng được kế hoạch đề ra.
Tại thị trường miền Nam, mặc dù khó khăn về công tác vận chuyển, do giá cước vận
chuyển liên tục tăng cao. Tuy nhiên thực hiện theo chỉ tiêu của Tổng Công ty CN XM VN,
Công ty đã xuất bán xi măng cho Cty CP XM Hà Tiên1, đồng thời tăng cường đưa xi măng
vào thị trường miền Nam, đáp ứng một phần tiêu thụ tăng cao tại địa bàn này trong quý 2
năm 2008, góp phần bình ổn thị trường.
Trong 2008 công ty đã triển khai hợp đồng gia công xi măng Hoàng Thạch tại một số đơn
vị khác, tuy nhiên sản lượng xi măng Hoàng Thạch gia công đạt thấp, không đáp ứng được
kỳ vọng của Công ty do giá nguyên vật liệu đầu vào (clinker), vận chuyển, chi phí gia
công…không ngừng tăng cao. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và tiêu
thụ xi măng gia công.
Việc Công ty đã triển khai mã hoá địa bàn tiêu thụ và các nhà phân phối chính đã cho thấy
hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tiêu thụ cũng như đảm bảo xi măng
được tiêu thụ đúng địa bàn quy định.
Bên cạnh đó thị trường trong nước, Công ty đã triển khai khảo sát và xây dựng chương
trình xi măng ra thị trường một số nước trong khu vực (Trung Quốc).
Đối với sản phẩm gạch chịu lửa và vỏ xi măng: do có sự quan tâm của Công ty và sự nỗ
lực của các nhà máy nên năm 2008, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã cao hơn những năm
trước và giảm lỗ đáng kể.
1.2.3.5. Về công tác xây dựng cơ bản:
a/ Các công trình đồng bộ:
Theo kế hoạch tổng giá trị đầu tư xây dựng các công trình đồng bộ và dây chuyền HT1 và
HT2 năm 2008 là: 40,83 tỷ đồng. Dự kiến tổng giá trị thực hiện trong năm 2008 là: 22,21
tỷ đồng tương đương 54% kế hoạch năm.
b/ Dự án đầu tư Hoàng Thạch 3:
Theo kế hoạch tổng giá trị khối lượng thực hiện Dự án HT3 năm 2008 là: 1,210 tỷ đồng.
Dự kiến thực hiện là: 904,5 tỷ đồng tương đương 74,8% kế hoạch năm.
c/ Đánh giá kết quả thực hiện ĐTXDCB: Trong năm 2008 Công ty đã có những giải pháp
tích cực nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư XDCB, tuy nhiên vẫn chưa
đáp ứng so với kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân sau:
Trong năm 2008, giá cả vật tư thường xuyên biến động không ngừng tăng, cộng với ảnh
hưởng của lạm phát…. nên gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện, điều đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình XDCB.
Một số nhà thầu thực hiện chậm tiến độ, chưa huy động đủ nhân lực, thiết bị để thi công,
nên không đáp ứng được yêu câu tiến độ theo HĐ đã ký.
1.2.3.6. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương:
- Công ty tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức để phù hợp với mô hình tiêu thụ, thành lập các
văn phòng đại diện ( thay cho chi nhánh) để đảm bảo yêu cầu của công tác tiêu thụ sản
phẩm.
- Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực cho SXKD hiện tại cũng như phục vụ dây chuyền 3,
trong năm 2008, Công ty đã tiếp tục đào tạo hàng chục công nhân kỹ thuật; và hàng trăm
học sinh học nghề.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các khoá học chính trị, tham quan học
tập trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và
tay nghề cho CBCNV trong Công ty.
- Công ty đã rà soát lại tất cả các nội qui, qui định các qui trình vận hành, qui trình an toàn,
qui chế và sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh…Xây dựng các quy định, quy chế kịp thời, phù hợp
với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh…
- Năm 2008 mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng thu thập của CB CNV công ty
vẫn luôn ổn định, thu thập tiền lương bình quân của CB CNV công ty tăng 22,7% so với
năm 2007.
1.2.3.7. Công tác quản lý tài chính:
Hoạt động tài chính trong năm 2008 của Công ty luôn ổn định và lành mạnh. Đồng vốn
được bảo toàn và phát triển, quản lý và sử dụng có mục đích, đạt được hiểu quả cao.
Không để thất thoát tài sản, vật tư, tiền vốn, không để phát sinh công nợ dây dưa, khó đòi.
Trả nợ vay ngân hàng kịp thời, giảm số dư nợ vay vốn lưu động, không có nợ quá hạn.
1.2.3.8. Công tác tiết kiệm:
Trước yêu cầu phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm để
tăng cường sức cạnh tranh. Công ty đã chỉ đạo và áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm như:
Tiết kiệm trong chi phí sản xuất, tiết kiệm trong chi phí lưu thông, tiết kiệm trong mua vật
tư, phụ tùng và tiết kiệm chi phí văn phòng…Công ty đã đặc biệt chú trọng trong việc tiết
kiệm dầu, tăng tỷ lệ chạy than, tiết kiệm điện trong giờ cao điểm và làm tốt công tác phối
liệu để duy trì lò chạy dài ngày với năng suất cao. Nên năm 2008 giá trị tiết kiệm dự tính
đạt trên 100 tỷ đồng.
1.2.3.9. Các mặt công tác khác:
* Công tác an ninh, trật tự: Trong năm 2008 luôn được tăng cường, giữ vững, ổn định an
toàn, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực sản xuất cũng như khu vực liền kề. Phối hợp
tốt với công an tỉnh Hải Dương, Công an huyện Đông Triều về công tác bảo vệ TTATXH
trong khu vực, đồng thời duy trì tốt hoạt động cụm liên kết an ninh Minh Tân – Phú Thứ –
Tân Dân – Vĩnh Tuy 2, Công an Hoàng Thạch, Công an Mạo Khê nên giữ vững trật tự trị
an tại các khu vực sản xuất, các khu tập thể, bãi đỗ xe Vĩnh Tuy và các địa bàn xung quanh
Công ty.
* Công tác an toàn: Luôn luôn được chú trọng, tất cả các công nhân đều được học tập nội
qui an toàn, qui trình vận hành, sửa chữa và tổ chức kiểm tra sát hạch thường xuyên. Năm
2008 đã không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào.
* Công tác Y tế, đời sống và công tác khác:
Công tác khám chữa bệnh cho CNVC, phòng chống các dịch bệnh phát sinh luôn được
quan tâm. Công ty đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ CB CNV.
stt Các chỉ tiêu đ/ vi
Kế hoach
2008
Thực hiện
cả năm 2008
Tỷ lệ % ht
2008
I Sản lượng sản phẩm sản xuất
1 Clinker sản xuất tại hoàng thạch Tấn 2.100.000 2.142.769 102,0%
2 Xi măng sản xuất tại hoàng thạch ‘’ 3.250.000 3.372.431 103,8%
3 Xi măng gia công bên ngoài ‘’ 170.000 146.608 86,2%
4 Gạch chịu lửa các loại ‘’ 6.800 9228 135,7%
5 Vỏ bao xi măng các loại Cái 25000000 22070000 88,3%
I Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
1 Xi măng và clinker tiêu thụ Tấn 3.420.000 3.495.766 102,2%
a Xi măng tiêu thụ tại HT “ 3.250.000 3.319.312 102,1%
b Clinker tiêu thụ tại HT “ - 29.846 -
c Xi măng gia công bên ngoài “ 170.000 146.608 86,2%
Tại Cty CP XM Cẩm Phả “ - 5.9 -
Tại Cty CP XM Hữu Nghị “ - 1.408 -
Tại Cty CP XM & KS Yên Bái “ - 2.833 -
Tại Cty XM Tam Điệp “ - 55.787 -
Tại Cty XM HảI Vân “ - 12.162 -
Tại Cty XM Constrexim “ - 60.087 -
Tại Cty CP PT Sài Gòn “ - 2.531 -
2 Gạch chịu lửa các loại “ 6.800 7.201 105,2%
3 Vỏ bao xi măng các loại Cái 25.000.000 22.070.000 88,3%
III Các chỉ tiêu tài chính
1 Lợi nhuận (ước) Tỷ đ 428 450 105,1%
2 Nộp ngân sách (ước) Tỷ đ 143 220 153,9%
1.3. Hoạt động đầu tư công ty xi măng hoàng thạch
1.3.1. Quy trình đầu tư tại công ty:
Là một công ty sản xuất, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty cũng như số
lượng và chất lượng sản phẩm nên công ty đã chú trọng vào vấn đề đầu tư. Chính vì vậy
hoạt động đầu tư của công ty bao gồm các hoạt động sau
- Đầu tư vào dự án dây chuyền Hoàng Thạch III: Đây là một dự án lớn do Ban quản lý
Hoàng Thạch III đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị: Hoạt động này chủ yếu do phòng đầu tư thiết bị
phối hợp với phòng kỹ thuật thực hiện.
- Đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Hoạt động này do phòng tổ chức lao động phối
hợp cùng phòng kế hoạch đảm nhiệm.
- Đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường: Hoạt động này chủ yếu do phòng kinh doanh.
- Đầu tư và xây dựng các công trình đồng bộ và dây chuyền HT I, HT II do phòng xây
dựng cơ bản cùng các phòng ban liên quan thực hiện.
- Đầu tư và các hoạt động đấu thầu do các phòng kế hoạch, phòng xây dựng cơ bản… đảm
nhiệm.
Như vậy vấn đề đầu tư của công ty xi măng Hoàng Thạch bao gồm nhiều lĩnh vực và dự án
lớn kéo dài nhiều năm. Các hoạt động đầu tư vô cùng phong phú và thiết thực đóng góp
vào quá trình phát triển toàn công ty. Mà trong đó vai trò của các phòng ban là hết sức cụ
thể.
- Phòng kế hoạch với vai trò chính là tìm đối tác và kí kết hợp đồng, là đơn vị chịu trách
nhiệm về các hoạt động đấu thầu. Phòng xây dựng cơ bản lập kế hoạch đầu tư các công
trình xây dựng đồng bộ. Riêng Ban quản lý dự án Hoàng Thạch III có cơ cấu và tổ chức
hoạt động như một công ty nhỏ dưới sự chỉ đạo của chủ đầu tư là công ty xi măng Hoàng
Thạch tập trung chủ yếu nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện dây chuyền HT III.
- Quy trình đầu tư của công ty bắt đầu khi công cuộc thăm dò và tìm kiếm thị trường của
phòng kế hoạch, xây dựng cơ bản, kỹ thuật có hiệu quả sau đó sẽ lên kế hoạch cho việc
đào tạo nhân công và đội ngũ cán bộ cũng như kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị.
- Nội dung công tác lập kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư gồm những vấn đề sau:
+ Tập trung hoàn chỉnh lại quy chế sản xuất và xây dựng sao cho phù hợp với yêu cầu tình
hình mới.
+ Thống nhất các phương hướng kỹ thuật và tài chính khi kí kết hợp đồng và cac hoạt
động đấu thầu. Nên kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn và nâng cao tay nghề.
+ Nhanh chóng nắm bắt các thay đổi và những quy định mới của Nhà nước về lĩnh vực
hoạt động của sản xuất, chuẩn bị tốt công tác mua sắm thiết bị cung ứng vật tư phục vụ cho
sửa chữa và sản xuất.
+ Sắp xếp và bố trí cán bộ có năng lực trong công tác giám sát, theo dõi, kiểm tra đôn đốc
việc thực thi công trình và quá trình mua sắm bảo dưỡng thiết bị.
Làm tốt công tác lập kế hoạch công ty không những có thể nâng cao được khả năng thắng
lợi khi tham gia các hoạt động đấu thầu mà có thể mở rộng sản xuất ra thị trường. Đây là
uy tín lớn đối với các đơn vị bạn.
1.3.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng
Là một trong những đơn vị sản xuất xi măng lớn trong toàn quốc Công ty đã xây dựng và
đầu tư vào việc sửa chữa thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đúng
quy trình, máy móc luôn được đảm bảo.
1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản
Các công trình xây dựng cơ bản: Trong năm 2007- 2008, giá cả vật tư thường xuyên biến
động không ngừng tăng, cộng với ảnh hưởng của lạm phát…. nên gây nhiều khó khăn,
vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, điều đó đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công
các công trình XDCB.
Đầu tư xây dựng các công trình đồng bộ công ty XMHT – 2008 (Phụ lục 1)