Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Môn Tiéng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.15 KB, 34 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
(PHẦN CHÍNH TẢ)
Cần Thơ, tháng 7 năm 2010

1


Vị trí, tầm quan trọng :
+ Là phân môn thực hành – thực hành các
quy tắc chính tả nhằm rèn luyện cho học sinh
kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả, viết
đẹp, viết nhanh;
+ Viết đúng chính tả là điều kiện:
- Để học tốt các môn học;
- Giao tiếp bằng văn bản, bằng thư từ có hiệu
quả.
2


Nhiệm vụ
+ Cung cấp cho HS các quy tắc chính tả có hệ
thống, tập trung các lỗi về phụ âm (đầu vần, cuối
vần), các vần, dấu hỏi, dấu ngã trong từ thuần Việt
và Hán Việt;
+ Dạy cho HS hệ thống chữ cái, mối liên hệ âm
– chữ cái, cấu tạo và cách viết chữ;
+ Rèn luyện cho HS một số phẩm chất như :
tính cẩn thận, tính kỷ luật, óc thẩm mỹ và bồi
dưỡng tình cảm tiếng Việt, chữ Việt,…
3




Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả
+ Thuận lợi
- Đa số GV đều xác định được vị trí, nhiệm vụ, nội
dung của phân môn;
- Nội dung dạy học chính tả làm rõ được đặc điểm
ngữ âm và chữ viết tiếng Việt liên quan tới Chính
tả;
- SGV và những tài liệu bổ trợ cho Chương trình
và SGK đã hỗ trợ GV nắm rõ được các nguyên tắc
và phương pháp dạy chính tả;
4


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả

- Phong trào “Viết chữ đẹp – giữ vở sạch” được
phát động sôi nổi trong các trường tiểu học;
- Tiết Chính tả ở các lớp học được chú trọng, sản
phẩm viết các đoạn văn, đoạn thơ trong vở Chính
tả của HS được rèn ý thức giữ gìn để đánh giá,
trưng bày tại trường lưu giữ được nhiều năm.

5


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả
+ Khó khăn
* Đối với phần chính tả đoạn, bài – kiểu bài chính

tả tập chép (nhìn theo mẫu) ở lớp 1,2,3. Khi HDHS
thực hiện, GV gặp khó khăn sau:
Khi HS nhìn nội dung bài viết theo SGK : chữ in
rồi viết vào vở theo chữ viết tay, điều này rất dễ
làm biến thể mẫu chữ viết tay theo mẫu chữ chuẩn
bởi HS không được nhìn thấy chữ viết tay theo
mẫu chuẩn;
6


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả
Vấn đề trên cho thấy :
- Chưa đảm bảo toàn diện nguyên tắc dạy học
chính tả : Mục đích của chính tả là rèn luyện khả
năng “đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết đúng
chuẩn mực chữ viết và dạng thức viết của ngôn
ngữ;
- Chưa đảm bảo được đặc điểm của chữ viết tay
mẫu : để viết đúng chính tả, cần viết đủ các nét
chữ cơ bản (nét khu biệt) cũng như các nét liên
kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với
nhau. (Bài Chính tả tập chép ở lớp 1 – tuần 25)
7


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả

* Đối với phần chính tả âm, vần từ lớp 1 đến lớp 5
Các bài tập được sắp đặt sẵn, HS chỉ việc điền
âm, vần vào chỗ trống nhưng được thể hiện bằng

chữ in. Sau khi HS điền chữ viết tay vào vở  sản
phẩm tạo thành là một từ, một câu, một đoạn
thơ,... Nhưng không đồng nhất về hình thức chữ
viết.

8


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả
Chất lượng dạy - học phân môn trong thời gian
qua từng bước có nâng lên, cụ thể:
Đa số học sinh :
+ Viết đúng các âm, vần, tiếng của tiếng Việt
(trừ các vần khó ít sử dụng);
+ Viết đúng các câu, các đoạn văn, đoạn thơ
có nội dung đơn giản phù hợp lứa tuổi và có độ
dài theo yêu cầu từng khối lớp ;
+ Viết khá đúng mẫu các chữ cái, vần, tiếng,
từ ngữ đã học

9


Thực trạng việc dạy và học phân môn Chính tả

Tuy nhiên, qua khảo sát kết quả qua các lần
kiểm tra, dự giờ phân môn này ở một số đơn vị
(đặc biệt là kết quả lần kiểm tra cuối kỳ 2 khối lớp
5, năm học 2009 - 2010 ),trên địa bàn thành phố,
số HS bị điểm yếu phân môn này còn khá đông, cụ

thể :

10


Thực trạng của việc dạy – học phân môn Chính tả
Đơn vị

TSHS kiểm tra

Số lượng yếu

Tỷ lệ

Bình Thủy

1371

272

19.8

Cái Răng

927

199

21.4


Cờ Đỏ

1852

169

9.1

X

X

X

Ô Môn

1660

146

8.8

Phong Điền

1218

77

6.3


Thới Lai

1738

333

19.1

Thốt Nốt

2117

375

17.7

Vĩnh Thạnh

1873

125

6.7

TPCT

12756

1969


13.3

Ninh Kiều

11


Một số lỗi chính tả học sinh
thường viết sai
+ Một số chữ̃ ghi phụ âm đầu (tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n,r/g,
ng/ngh,…)
+ Một số chữ ghi các âm chính (ai/ay/ây; ao/au/âu;
ui/uôi; um/uôm; ưi/ươi; ưu/ươu,…)
+ Một số chữ ghi âm cuối trong các vần (an/ang; at/ac;
ăn/ăng; ăt/ăc,…)
+ Lỗi sai thanh điệu (hỏi/ngã)
+ Lỗi sai các quy tắc chính tả tiếng Việt (viết hoa, các
chữ c/k/q; g/gh,ng/ngh hay i/y,…)
+ Lỗi viết không đúng mẫu chữ;
+ Lỗi trình bày văn bản.
12


Các nguyên nhân chính dẫn đến việc
học sinh mắc lỗi chính tả
a. Do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ:

+ HS miền Bắc: không viết sai thanh điệu
và vần nhưng thường viết lẫn lộn một số
chữ ghi phụ âm đầu (tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n,…)

+ HS miền Nam : thường viết sai thanh điệu
hỏi/ngã, một số vần có nguyên âm đôi, có
phụ âm cuối (n/ng, t/c,…)
13


Các nguyên nhân chính dẫn đến việc
học sinh mắc lỗi chính tả
b. Do hạn chế về vốn từ :
+ Chưa hiểu nghĩa của từ và cách viết cụ thể
của từ đó;
+ Viết sai các từ Hán Việt do chưa hiểu thấu đáo
nghĩa của từ.
c. Do chưa nắm vững các quy tắc chính tả
tiếng Việt :
+ Quy tắc viết hoa (tên riêng, đầu câu, tu từ);
+ Quy tắc viết các chữ c/k/q, g/gh, ng/ngh hay
i/y,…
14


Các nguyên nhân chính dẫn đến việc
học sinh mắc lỗi chính tả
d. Do giáo viên
+ Phát âm chưa chuẩn;
+ Cách đọc cho học sinh viết;
+ Cách dạy (việc vận dụng, phối hợp các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,…)
+ Cách hướng dẫn học sinh soát bài, sửa bài;
+ Cách nhận xét, đánh giá bài viết học sinh,…


15


Một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Chính tả
1.1. Luyện phát âm

+ Muốn HS viết đúng chính tả, GV phải chú ý luyện phát
âm cho chính mình và cho HS để : phân biệt các thanh,
các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi
âm : âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy;
+ Việc luyện phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết
tập đọc, mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài
trong tất cả các tiết học Tiếng Việt

16


Một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Chính tả
2. Phân tích, so sánh
Với những tiếng khó, GV nên áp dụng biện pháp
phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng
dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để
HS ghi nhớ;

17



Một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Chính tả
3. Giải nghĩa từ
Khi HS không thể phân biệt từ khó dựa vào phát
âm hay phân tích cấu tạo riêng, GV nên dùng biện
pháp giải nghĩa từ:
+ Miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô
hình, thông qua tranh, ảnh, đoạn phim,…
+ Đọc mục chú giải SGK;
+ Đặt câu;
+ Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa;
+ Với từ nhiều nghĩa, GV phải đặt từ đó trong ngữ
cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
18


Một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Chính tả
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang
tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp GV khắc phục
lỗi chính tả cho HS một cách rất hữu hiệu :
+ Lớp 1, HS đã được làm quen với luật chính tả đơn
giản như các âm đầu k, gh, ngh chỉ luôn kết hợp với
các nguyên âm i, e, ê, iê;
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch : đa số các từ chỉ đồ
vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch
19



Một số biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học phân môn Chính tả
+ Để phân biệt âm đầu s/x : đa số các từ chỉ
tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s ( sả, sứ,
sậy, sầu riêng, so đũa,…; sáo, sếu, sò, sư tử, san
hô,…
+ Để phân biệt dấu hỏi/ngã :
* Luật bổng trầm (đối với các từ láy âm đầu):
Không - sắc - hỏi  hỏi
Huyền - nặng – ngã  ngã
( Chú ý vẫn có trường hợp ngoại lệ : rảnh rỗi,…)
20


Phương pháp dạy Chính tả
1.Tập luyện theo mẫu (trực quan, trực tiếp).
+ PP này hướng tới mục đích dạy và học chính tả không chỉ
là cung cấp tri thức về hệ thống chữ viết và chính tả, mà còn
sử dụng chữ viết và chính tả vào hoạt động giao tiếp hình
thành kỹ năng viết tiếng Việt;
+ GV giới thiệu chữ mẫu và mẫu chính tả, giải thích yêu cầu
viết chính tả và thể hiện yêu cầu đó qua cách viết. Sau đó HS
làm bài tập phân tích, nhận biết mẫu và quy tắc chính tả, viết
chính tả theo mẫu (phổ biến ở kiểu bài tập chép lớp 1, 2)
+ Chép theo mẫu (nhìn – ghi) GV viết trên bảng lớp, HS viết
vào bảng cá nhân;
+ Chép theo mẫu chữ in trong SGK (nhìn – ghi) , HS chuyển
từ kiểu chữ in sáng kiểu chữ viết tay.
21



Phương pháp dạy Chính tả
2. Phương pháp đàm thoại
+ Là PP trao đổi giữa thầy và trò, trong đó thầy nêu ra
câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS quan sát các tài liệu và hiện
tượng chính tả, suy nghĩ, so sánh, nhận biết,... rút ra kết
luận;
+ Muốn đàm thoại có kết quả : các câu hỏi đặt ra phải “có
vấn đề”, có tính hệ thống, được sắp xếp một cách khoa
học, hợp lý theo mục đích yêu cầu của bài chính tả. Nội
dung câu hỏi vừa sức, đòi hỏi HS phải suy nghĩ, quan sát
tài liệu và hiện tượng thực tế và tự mình kết luận, giải đáp;
+ Kết quả đàm thoại được đánh giá và kiểm tra bằng cách
cho HS tự đối chiếu, nhận xét lẫn nhau, GV kết luận,...
22


Phương pháp dạy Chính tả
3. Phương pháp giao tiếp
+ Đàm thoại và luyện tập theo mẫu chỉ là cơ sở để HS
chuyển sang hoạt động có tính chất chủ động và có hiệu
quả : hoạt động giao tiếp;
+ PP giao tiếp trong dạy chính tả yêu cầu phát hiện và
khắc phục lỗi chính tả cá biệt, hoặc lỗi chính tả do phát âm
địa phương và các loại lỗi gây cản trở trong quá trình giao
tiếp.

23



Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động
trong một tiết học phân môn Chính tả

Hoạt động dạy học
A.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết Chính tả
1. HDHS đọc và nắm nội dung bài viết (nếu bài CT
nhớ - viết, cho HS đọc thuộc lòng đoạn, bài sẽ viết)
+ 2 – 3 HS khá giỏi đọc bài viết;
+ GV nêu 1, 2 câu hỏi ngắn giúp HS nắm nội dung
bài viết (cả lớp);
24


Nội dung, biện pháp tổ chức các hoạt động
trong một tiết học phân môn Chính tả
+ Tổ chức cho HS trao đổi nhóm phát hiện những hiện tượng
chính tả trong bài viết theo gợi ý của SGK, SGV:
- Cách trình bày văn bản;
- Một số hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài viết;
+ HDHS nhận xét, luyện viết một số chữ ghi tiếng khó hoặc dễ
lẫn vào bảng con (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ lẫn
do ảnh hưởng phương ngữ hay thói quen,…(HS viết, tự giới
thiệu, nhận xét cho nhau trong nhóm, GV chỉ bao quát nắm tình
hình chung để biểu dương hoặc điều chỉnh, uốn nắn cách viết
cho HS)
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×