MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TIẾT THỰC HÀNH
I- Đặt vấn đề
Một thực tế hiện nay tất cả các giáo viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh
của chúng ta có kỷ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế
khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm.
Đó chính là hậu quả của một thời gian khá dài trong chương trình giáo dục phổ
thông ít chú trọng đến các tiết thực hành. Trong đó có một phần trách nhiệm của đội ngũ
chúng ta chỉ truyền đạt kiến thức mà ít chú tâm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học
sinh. Các tiết thực hành nếu có thì cũng làm qua loa đại khái cho xong, mặc khác các
dụng cụ thí nghiệm thực hành quá cũ kỹ, lạc hậu, nhiều khi tiến hành thí nghiệm cho kết
quả trái ngược nhau dễ gây ra sự ngộ nhận của học sinh làm cho giáo viên cũng thực sự
lúng túng khi tiến hành những thí nghiệm mang tính chất định lượng vì vậy cũng gây cho
giáo viên tâm lý chỉ giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm định tính
trực quan để minh họa cho hiện tượng.
Ngoài ra, một lý do khác không thể nói đến đó là khả năng sử dụng các dụng cụ
thí nghiệm của các giáo viên chúng ta cũng còn nhiều hạn chế. Điều đó cũng khá là dễ
hiểu bởi đội ngũ giáo viên chúng ta đã được tập huấn với các dụng cụ thí nghiệm thực
hành một cách bài bản bao giờ đâu? Học bồi dưỡng trong dịp hè có chuyên đề thực hành
thí nghiệm tuy nhiên giáo viên cũng chỉ học “chay” bởi chưa có dụng cụ thí nghiệm để có
thể quan sát trực quan. Mặc khác, việc tiến hành một tiết thực hành và qui chế cho điểm
như thế nào để đảm bảo tính công bằng cũng là điều mà đa số giáo viên chúng ta khá
lúng túng.
Vấn đề cấp bách đặt ra cho đội ngũ chúng ta hiện nay phải cải tiến các tiết dạy
thực hành sao cho hiệu quả : rèn được kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào các tiết
thực hành và đánh giá một cách chính xác đảm bảo tính công bằng cho học sinh.
Chính vì những lý do trên, tôi xin đem một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân
trong quá trình dạy các tiết thực hành góp vào diễn đàn chung nhằm mục đích được chia
xẽ, được góp ý , được học hỏi các đồng nghiệp và được tích lũy kinh nghiệm cho bản
thân trong các tiết dạy thực hành.
II- Nội dung
1- Mục đích thí nghiệm
- Đây là phần khá quan trọng bởi nó giúp cho học sinh hiểu được lý do tại sao
phải làm thí nghiệm này?.
- Qua thí nghiệm giúp cho học sinh có sự liên hệ giữa kiến thức đã học vào cuộc
sống thực tiễn. Giúp cho các em tự mình có thể khám phá những điều mình đã học từ đó
tạo nên sự hứng thú với bộ môn vật lý đồng thời rèn luyện tư duy khoa học cho các em.
- Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tiết thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ có ý
thức hơn trong các tiết thực hành để rèn luyện kỹ năng.
- Qua các tiết thực hành thí nghiệm rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo
nhóm của học sinh
- Bên cạnh đó, sự đánh giá một cách chính xác và công bằng của giáo viên cũng
là một động lực giúp cho các em phấn khởi hơn, tự tin hơn và cố gắng hơn trong các giờ
thực hành.
2- Chuẩn bị
a/ Giáo viên
- Chuẩn bị phần giới thiệu mục đích của tiết thực hành sắp diễn ra và phạm vi
kiến thức phục vụ cho bài thực hành, tầm quan trọng của tiết thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho tiết thực hành : cần giới thiệu rõ
nhiệm vụ và chức năng của từng dụng cụ trong thí nghiệm.
- Chuẩn bị các thí nghiệm ảo (nếu có) để minh họa nhằm nêu lên sự liên hệ giữa
kiến thức đã học và thực tiễn.
- Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành
b/ Học sinh
- Cần nắm chắc kiến thức liên quan đến bài thực hành và vận dụng để tính toán
các số liệu thực nghiệm.
- Ôn lại cách tính sai số trong biểu diễn kết quả thực hành.
3- Tiến trình: Gồm hai phần :
a/ Phần thực hành: khoảng 2/3 thời gian của 2 tiết : Đánh giá kỹ năng (5đ)
- Giáo viên ổn định lớp và chia theo các nhóm có sự phân bố đều về trình độ và
cử ra nhóm trưởng để dễ điều hành.
- Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm. Nêu sự liên hệ giữa kiến thức đã học và
thực tiễn.
- Giáo viên trình bày cơ sở lý thuyết và hướng dẫn cho học sinh ôn lại những kiến
thức đã học và rút ra công thức để học sinh có thể tiến hành thí nghiệm và tính toán một
cách dễ dàng.
- Nhắc lại cách tính sai số dụng cụ, sai số phép đo và cách biểu diễn sai số khi viết
kết quả thí nghiệm.
- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và nêu rõ chức năng của từng dụng
cụ.
- Giáo viên tiến hành biểu diễn trực quan thí nghiệm để học sinh có thể quan sát
nhưng không nêu số liệu ở dụng cụ đo để tránh tình trạng học sinh lấy số liệu đó làm kết
quả cho mình.
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành ráp dụng cụ thí nghiệm như đã hướng dẫn và
tiến hành đo đạc lấy kết quả định lượng của thí nghiệm.
- Sau khi tiến hành thí nghiệm xong các nhóm tháo các dụng cụ thí nghiệm, kiểm
tra các dụng cụ thí nghiệm và trả về vị trí ban đầu.
* Phương pháp đánh giá: theo nhóm
- Mỗi nhóm có một con số và ghi ở một bảng để cầm tay : Sau mỗi hiệu lệnh
nhóm nào thực hiện xong thì giơ cao bảng để giáo viên có thể đánh giá điểm kỹ năng
thao tác.
- Thang điểm đánh giá có thể chia như sau :
+ Kỹ luật :ổn định nhanh, trật tự, có đầy đủ vật dụng theo yêu cầu của giáo
viên (2đ)
+ Kỹ năng :lắp ráp dụng cụ nhanh, thao tác đúng kỹ thuật, đo đạc chính
xác (3đ)
b/ Phần xử lý kết quả và thu hoạch: khoảng 1/3 thời gian của 2 tiết (5đ)
Phần này các em làm việc hoàn toàn độc lập như một bài kiểm tra :
- Xử lý kết quả thực nghiệm, sai số và biễu diễn vào bảng kết quả thực nghiệm.
- Trả lời một số câu hỏi củng cố nhằm giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức hơn.
* Phương pháp đánh giá : theo cá nhân
- Giáo viên thu bảng kết quả thực nghiệm chấm như một bài kiểm tra
- Thang điểm đánh giá có thể chia như sau :
+ Kết quả thực nghiệm : 2,5đ
+ Trả lời câu hỏi : 2,5đ
* Kết quả chung : Tổng điểm của hai phần : Phần thực hành và xử lý kết quả.
III- Tiết dạy minh họa : Xác định hệ số ma sát ( thực hiện ở lớp 10NC)
1- Mục đích thí nghiệm
a. Kiến thức
- Vận dụng phương pháp động lực học để nghiên cứu lực ma sát tác dụng vào một
vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
- Xác định bằng thực nghiệm hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghĩ cực đại giữa
hai vật
b. Kỹ năng
- Rèn luyện năng lực tư duy thực nghiệm, biết phân tích ưu, nhược điểm của các
phương án để lựa chọn, khả năng làm việc theo nhóm.
- Giúp cho học sinh biết cách sử dụng lực kế, mặt phẳng nghiêng, thước đo góc,
máy đo thời gian…..rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm và xử lý kết quả.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Chuẩn bị phần giới thiệu, cơ sở lý thuyết và sai số trên Powerpoint
- Chia lớp học thành 6 nhóm : phân bố học sinh trong nhóm đều nhau về mặt bằng
kiến thức và cử một em có năng lực điều hành làm nhóm trưởng
- Dụng cụ: chuẩn bị 7 bộ thí nghiệm : 6 bộ cho 6 nhóm, một bộ cho giáo viên thị
phạm.
- Máy chiếu, máy vi tính, bảng tên nhóm.
- Mẫu báo cáo thực hành và có câu hỏi củng cố cho học sinh
b. Học sinh
- Đọc SGK trước khi làm thí nghiệm, suy nghĩ về cơ sở lý thuyết của cả 2 phương
án, chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc. Gợi ý cho các em chọn phương án 1
- Yêu cầu học sinh đọc trước bài toán 1/104SGK
- Chuẩn bị giấy nháp, máy tính nếu viết báo cáo.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1 (20 phút): Cơ sở lý thuyết và xây dựng phương án tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của học sinh
- Hiểu yêu cầu của bài thực hành.
Sự trợ giúp của giáo viên
- Giới thiệu mục đích thí nghiệm và những
liên hệ thực tế tầm quan trong của lực ma
sát.
- Cơ sở lý thuyết là phải rút ra được công- Củng cố kiến thức cho các em thông qua
thức của hệ số ma sát nghĩ và ma sát trượt. bài toán 1/104SGK để rút ra công thức tính
hệ số ma sát.
- Học sinh lắng nghe
- Giới thiệu tất cả các dụng cụ đã có theo
yêu cầu và đã được chuẩn bị trước, giới
thiệu sơ lược về hoạt động và cách sử dụng
các dụng cụ đó.
- Nêu câu hỏi: Bằng một số dụng cụ đã cho
và các kiến thức đã học hãy đưa ra phương
án tiến hành thí nghiệm đáp ứng yêu cầu của
bài thực hành.
- Trình bày các ý tưởng cá nhân.
- Hướng dẫn cách biểu diễn kết quả có sai số
* Hoạt động 2 (40 phút): Tiến hành làm bài thực hành.
Hoạt động của học sinh
- Hoạt động nhóm.
Sự trợ giúp của giáo viên
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Nhận nhiệm vụ.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Quan sát HS tiến hành làm thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo nhóm: Lắp ráp, bố trí- Giải đáp các thắc mắc khi cần thiết.
thí nghiệm, tiến hành đo, ghi kết quả thí
nghiệm.
- Nhắc nhở khi cần thiết.
- ghi số liệu thực nghiệm.
- Bao quát toàn bộ lớp học.
- Làm thí nghiệm xong, thu dọn dụng cụ thí- Kiểm tra toàn bộ dụng cụ thí nghiệm.
nghiệm.
* Hoạt động 3 (25 phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
- Học sinh làm việc độc lập như một bài - Yêu cầu HS xử lý và biểu diễn kết quả
kiểm tra
thực nghiệm vào bảng báo cáo thực hành
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi của cố
thông qua bài thực hành trên.
* Hoạt động 4 (5 phút): Nhận xét đánh giá.
Hoạt động của học sinh
- Rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
Sự trợ giúp của giáo viên
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ làm thực
hành.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
IV- Kiến nghị và đề xuất
- Để tiết thực hành có hiệu quả thiết thực thì cần phải có sự thay đổi về nhận thức
của cả giáo viên lẫn học sinh, cần nâng cao vai trò của các tiết thực hành. Muốn thế cần
phải có sự cải tiến một cách đồng bộ về trang thiết bị thí nghiệm sao cho chính xác, thao
tác đơn giản nhưng hiệu quả và tạo cảm giác tự tin cho giáo viên khi tiến hành một tiết
thực hành thí nghiệm.
- Phải có biểu điểm đánh giá tiết thực hành sao cho có sự thống nhất giữa các
trường để vừa mang tính chất động viên và vừa không làm sai lệch kết quả đánh giá của
bộ môn, để tạo cho học sinh niềm thích thú say mê trong các tiết học thực hành.
- Nếu các trường được cung cấp dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm thì đề nghị các
công ty cung cấp thiết bị tập huấn có bài bản cách sử dụng các thiết bị đó.
V- Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân mà tôi đã thực hiện trong những
năm học qua và chỉ mang tính chất tham khảo vì thời gian thử nghiệm còn quá ít, tuy
rằng kết qủa đạt được chưa được như mong muốn bởi nhiều yếu tố khác nhau như : đồ
dùng thí nghiệm, đối tượng học sinh …..nhưng tôi cũng xin mạo muội đưa ra nhằm được
các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để tôi có thể hòan chỉnh phương
pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu qủa giáo dục là mục tiêu của ngành đề ra