Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ loại diệp hạ châu (phyllanthus urinaria (l))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.68 KB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA SINH DƢỢC
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LOÀI DIỆP HẠ CHÂU
(PHYLLANTHUS URINARIA (L.))

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

HOÀNG THỊ LAN HƢƠNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA SINH DƢỢC
CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LOÀI DIỆP HẠ CHÂU
(PHYLLANTHUS URINARIA (L.))

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. PHÍ THỊ BÍCH NGỌC

HÀ NỘI, 2015




Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới ThS. Phí Thị Bích Ngọc, TS. Trần Thị Phƣơng Liên đã luôn
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sinh - KTNN, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu để
tôi có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô phòng thí nghiêm Hoá
sinh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các cán bộ Trung tâm chuyển giao
công nghệ -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Uơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để tôi
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Lan Hương

Hoàng Thị Lan Hương

K37C – CN Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa
luận là do tôi thực hiện và không trùng lặp với bất cứ tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung được đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Lan Hương

Hoàng Thị Lan Hương

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các phản ứng định tính..................................................................... 19
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết rút các phân đoạn từ cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus
urinaria (L.)) ................................................................................................... 24
Bảng 3.2. Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết từ cây Diệp Hạ Châu

(Phyllanthus urinaria (L.)).............................................................................. 25
Bảng 3.3. Kết quả xây dựng đường chuẩn acid gallic .................................... 27
Bảng 3.4. Định lượng polyphenol tổng số các phân đoạn dịch chiết của cây
Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) ..................................................... 28
Bảng 3.5. Kết quả thử độc tính cấp theo đường uống..................................... 29

Hoàng Thị Lan Hương

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của flavonoid kiểu C6-C3-C6 .................................... 5
Hình 1.2. Flavan ................................................................................................ 6
Hình 1.3. Cấu trúc một số alkaloid ................................................................... 8
Hình 1.4. Cấu trúc một số hợp chất tannin ....................................................... 9
Hình 2.1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) .............................. 15
Hình 2.2. Chuột nhắt trắng chủng Swiss ......................................................... 15
Hình 3.1. Mô hình chiết rút các phân đoạn hợp chất tự nhiên từ cây Diệp Hạ
Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) .................................................................... 23
Hình 3.2. Chạy sắc kí bản mỏng của dịch chiết Diệp Hạ Châu
(Phyllanthus urinaria (L.)).............................................................................. 26
Hình 3.3. Đồ thị đường chuẩn acid gallic ....................................................... 28

Hoàng Thị Lan Hương


K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hoàng Thị Lan Hương

EtOH

Ethanol

CHCl3

Chloroform

EtOAc

Ethylacetate



Phân đoạn

K37C – CN Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
NỘI DUNG....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.))........................................... 3
1.1.1. Tên gọi..................................................................................................... 3
1.1.2. Thực vật học ............................................................................................ 3
1.1.3. Phân bố, sinh thái .................................................................................... 3
1.1.4. Thành phần hóa học ................................................................................ 4
1.1.5. Một số tác dụng Sinh-Dược và công dụng của cây Diệp Hạ Châu
(Phyllanthus urinaria (L.)) ............................................................................... 4
1.2. Một số hợp chất thứ sinh có hoạt tính sinh học ở thực vật ........................ 5
1.2.1. Flavonoid thực vật................................................................................... 5
1.2.2. Alkaloid thực vật ..................................................................................... 8
1.2.3. Tannin...................................................................................................... 9
1.2.4. Hợp chất phenolic ................................................................................. 11
1.2.5. Terpen thực vật...................................................................................... 12
1.2.6. Steroid ................................................................................................... 13
1.2.7. Glycosid trợ tim .................................................................................... 13
1.2.8. Saponin .................................................................................................. 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
2.1.1. Mẫu thực vật........................................................................................... 15

2.1.2. Động vật thí nghiệm .............................................................................. 15

Hoàng Thị Lan Hương

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Vật liệu ..................................................................................................... 16
2.2.1. Hóa chất................................................................................................. 16
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp tách chiết mẫu nghiên cứu .............................................. 16
2.3.2. Phương pháp khảo sát thành phần hóa học của cây Diệp Hạ Châu
(Phyllanthus urinaria (L.)) ................................................................................ 17
2.3.3. Thử độc tính cấp, xác định LD50 ........................................................... 22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 23
3.1. Quy trình tách chiết các phân đoạn từ cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus
urinaria (L.)) ................................................................................................... 23
3.2. Kết quả khảo sát thành phần các hợp chất tự nhiên của cây Diệp Hạ Châu
(Phyllanthus urinaria (L.)).............................................................................. 24
3.2.1. Kết quả định tính một số nhóm hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn
dịch chiết từ cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) .......................... 24
3.2.2. Phân tích thành phần các hợp chất tự nhiên trong các phân đoạn dịch chiết
từ cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) bằng sắc ký lớp mỏng......... 26
3.2.3. Định lượng polyphenol tổng số trong các phân đoạn dịch chiết từ cây
Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) ..................................................... 27

3.3. Kết quả thử liều độc cấp, xác định LD50 .................................................. 29
KẾT LUẬN .................................................................................................... 30
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32

Hoàng Thị Lan Hương

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh
tế, thế giới cũng đang có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực khoa
học trong đó ngành hóa sinh, hóa sinh dược học. Do đặc tính thân thiện và an
toàn, con người đang tích cực sử dụng và nghiên cứu các sản phẩm có nguồn
gốc từ thiên nhiên trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực dược
học. Dân tộc Việt Nam có truyền thống sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc
chữa bệnh. Những năm gần đây xu hướng tìm kiếm một số hoạt chất có
nguồn gốc từ thảo mộc làm thuốc chữa bệnh ngày một tăng thu hút rất nhiều
nhà khoa học nghiên cứu.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa khô và
mùa mưa rõ rệt, rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài cây đã tạo nên một
thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trong vô số các loài thực vật đó
đó có họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và
nhiệt đới. Việt nam có 75 chi, 420 loài (là một trong 5 họ có nhiều loài nhất nước

ta) chúng được sử dụng làm thuốc, làm cảnh, lấy gỗ và lương thực trong đó có
cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)).
Cây Diệp Hạ Châu hay còn gọi là cây Chó đẻ răng cưa là cây thân thảo
sống một năm, mọc thẳng, cao từ 30-60 cm hoặc 80 cm. Ở nước ta, cây mọc
khắp nơi thường thấy ở các bãi cỏ, ruộng đất hoang, có khi tới độ cao 500 m.
Theo Đông y, Diệp Hạ Châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh
can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng giải độc, có thể chữa một số bệnh như sỏi
thận, sỏi mật, viêm gan. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được nghiên cứu nhiều về
thành phần hóa học.

Hoàng Thị Lan Hương

1

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên đây, nhằm góp phần tìm hiểu thành
phần hóa học cơ bản của cây Diệp Hạ Châu để sử dụng chúng một cách khoa
học và hiệu quả, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một
số đặc tính hóa sinh dƣợc của dịch chiết từ loài Diệp Hạ Châu (Phyllanthus
urinaria (L.)).
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và tìm hiểu một số đặc tính hóa sinh dược của dịch chiết từ
cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)).
3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Sử dụng dung môi có độ phân cực khác nhau để tách các phân đoạn
dịch chiết từ cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)).
3.2. Định tính một số nhóm chất tự nhiên từ phân đoạn dịch chiết từ
cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.)) bằng các phản ứng hóa học đặc
trưng.
3.3. Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin - Ciocalteau.
3.4. Phân tích thành phần các hợp chất tự nhiên bằng phương pháp sắc
ký lớp mỏng (TLC)
3.5. Nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết thu được.

Hoàng Thị Lan Hương

2

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.))
1.1.1. Tên gọi
Cây Diệp Hạ Châu có một số tên gọi khác là cây Chó đẻ răng cưa, Trân
Châu Thảo, Cam Kiềm.
Tên khoa học là Phyllanthus urinaria (L.).
Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
1.1.2. Thực vật học

Diệp Hạ Châu là cây thân thảo sống một năm, mọc thẳng đứng hay
nằm bò, cao từ 30-60 cm có thể tới 80 cm.
Thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc, thường có màu hồng đỏ và nhẵn.
Các lá xếp thành hai dãy, có lá kèm, ở gốc lá kèm có tai dễ thấy. Lá
mỏng, thuôn dài, phần xa trục màu lục xám hoặc nhợt nhạt, phần gần trục
màu lục tươi hay sẫm, mép lá có lông rung. Cuống lá rất ngắn.
Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành chùm từ 2-4 dọc theo phần
ngoại biên của các cành nhỏ. Lá đài 6, màu trắng hơi vàng, nhị hoa 3, chỉ nhị
hợp nhất hoàn toàn thành cột mảnh. Hoa cái dọc theo phần giữa và dưới của
cành nhỏ, mọc thành từng hoa riêng biệt, lá đài 6, hình trứng tới hình trứngmũi mác, bầu nhụy hình trứng hay hình cầu có các vảy nổi, vòi nhụy 3, chẻ
đôi ở đỉnh [1], [4].
Quả nang hình cầu với các vết nổi hơi đỏ, nốt sần có vảy, hạt hình ba
mặt màu nâu đỏ, hơi xám nhạt. Hạt có 3 mặt, màu nâu đỏ hơi xám nhạt,
thường với 1-3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt.
1.1.3. Phân bố, sinh thái
Cây Diệp Hạ Châu phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, các nước
Đông Dương. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ
ruộng đất hoang, tới độ cao 500 m.

Hoàng Thị Lan Hương

3

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Diệp Hạ Châu là loại cây ưa ẩm và ưa sáng sinh sống trên các cánh
đồng, ven đường, vùng đất bỏ hoang, bìa rừng. Diệp Hạ Châu cũng có thể
chịu bóng nên khi mọc lẫn trong bãi cỏ, vườn nhà hoặc ở vùng đồi.
Cây Diệp Hạ Châu mọc từ hạt, thường xuất hiện vào khoảng cuối mùa
xuân, sinh trưởng nhanh trong vòng 2 tháng của mùa hè, sau đó ra hoa quả và
tàn lụi. Vòng đời của cây chỉ kéo dài 3-4 tháng.
1.1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Diệp Hạ Châu đa dạng và phong phú. Có một
số nhóm chất như:
- Lignan: phylanthin, phytetralin, hypophylanthin, urinatetralin, urinaligran,
dextrobuscherlin, 5-demethyoxynirathin.
- Acid: acid hexacosanoic.
- Alkanol: triacontanol.
- Benzenoid: acid gallic.
- Coumarin: trimethylester dehydrochebulic acid, methylbrevifolin.
carboxylate, ellagic acid.
- Ester: montanoic acid ethyl ester.
- Flavonoid: quercetin, quercitrin, isoquercitrin, rutin, kaempferol.
- Phytallate: phyllester.
- Sterol: daucosterol, β-sitosterol.
- Tannin: geraniin.
- Triterpene: lupeol acetate, β -amyrin.
1.1.5. Một số tác dụng Sinh-Dược và công dụng của cây Diệp Hạ Châu
(Phyllanthus urinaria (L.))
Theo Đông y, Diệp Hạ Châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng
thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Từ 2.000 năm nay, Y học
cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng Diệp Hạ Châu đắp tại chỗ chữa các

Hoàng Thị Lan Hương


4

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy, chữa các bệnh vàng da, lậu,
tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón,
viêm phế quản, ho, khó tiêu, viêm đại tràng. Ngoài ra còn dùng chữa rắn rết
cắn bằng cách dùng cây tươi giã đắp, hoặc dịch ép cây tươi bôi ngoài, liều
lượng không hạn chế. Với phụ nữ có thai không được sử dụng cây Diệp Hạ
Châu [1].
1.2. Một số hợp chất thứ sinh có hoạt tính sinh học ở thực vật
Quá trình trao đổi chất của thực vật ngoài tạo các chất phục vụ cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây như protein, saccarid, lipid, vitamin còn sản
xuất ra một lượng lớn hợp chất hữu cơ mà có một số chất không tham gia vào
quá trình sinh trưởng phát triển của cây, những chất này được gọi là hợp chất
thứ cấp. Chức năng chủ yếu của các hợp chất thứ cấp là bảo vệ thực vật chống
lại các tác nhân gây bệnh. Nhiều hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học mạnh
được dùng làm chất diệt côn trùng, diệt nấm, dược chất. Một số hợp chất thứ cấp
phổ biến như các hợp chất phenolic, flavonoid, alkaloid, tannin, terpen,
coumarin [2], [12].
1.2.1. Flavonoid thực vật
1.2.1.1. Cấu tạo và phân loại
Flavonoid là một nhóm chất tự nhiên có màu vàng, khung cacbon của
flavonoid là C6 - C3 - C6, gồm 15 nguyên tử cacbon chứa 2 vòng benzen (vòng
A và vòng B) được nối với nhau bởi một mạch 3 cacbon.


Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của flavonoid kiểu C6-C3-C6

Hoàng Thị Lan Hương

5

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Mạch cacbon này được đánh theo số thứ tự các số tương ứng là 2, 3, 4,
có thể liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH) ở vòng A để hình thành nên
vòng C. Flavonoid được phân loại dựa theo cấu trúc của vòng C này.
2'
8
7

O
1

9

2

B


1'

4'

C

A
6

3'

10

6'

3

5

5'

4

Hình 1.2. Flavan
Tùy thuộc vào cấu tạo của phần mạch C3 trong bộ khung C6C3C6,
flavonoid được phân thành các phân nhóm sau:
Eucflavonoid: flavon, flavonol, flavanon, flavanol, chalcon, anthocyanin.
Isoflavonoid: isoflavon, isoflavanon, rotenoid.
Neoflavonoid: calophylloid.
1.2.1.2. Tác dụng sinh học

* Tác dụng chống oxy hóa
ADN, protein, lipid có thể bị phá hủy bởi các gốc tự do sinh ra trong
quá trình sinh lý bình thường của cơ thể hay do tác động bên ngoài làm phát
sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm và sự lão hóa cho cơ thể. Những flavonoid có
các nhóm hydroxyl sắp xếp ở vị trí octo dễ dàng bị oxy hóa dưới tác dụng của
các enzyme polyphenoloxydase và peroxydase tạo thành dạng semiquinon
hoặc quinon. Đây là các gốc tự do bền vững chúng có thể nhận điện tử và trở
thành dạng hidroquynol. Bởi vậy các chất này có khả năng phản ứng với các
gốc tự do hoạt động và loại chúng ra khỏi cơ thể [10].
O2 + Flavonoid (dạng khử)

polyphenoloxydase

(dạng Hydroquinon)

Hoàng Thị Lan Hương

Flavonoid (dạng oxy hóa)
(Semiquinon hoặc Quinon)

6

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Peroxydaxe


H2O2 + Flavonoid (dạng khử)

Flavonoid (dạng oxy hóa) + H2O

(dạng Hydroquinon)

(Semiquinon hoặc Quinon)

* Tác dụng làm bền thành mạch máu
Flavonoid có hoạt tính của vitamin PP, giúp làm bền thành mạch, giảm sức
thẩm thấu các hồng cầu qua thành mạch nên được ứng dụng trong chữa trị các
rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn
võng mạc.
* Tác dụng kháng khuẩn
Flavonoid có tính kháng khuẩn, kháng virut, tăng khả năng đề kháng
của cơ thể do kích thích lympho bào, tăng sản xuất interferon.
* Tác dụng điều hòa hoạt động enzim
Flavonoid có khả năng điều hòa hoạt động enzyme do khả năng liên kết
với nhóm amin trong phân tử protein, làm thay đổi cấu hình không gian của
enzyme do đó tạo hiệu ứng điều hòa dị lập thể.
* Tác dụng hạ glucose huyết
O

OH

OH
OH

OH


H3OC
O

HO

HO

HO

O

OH

O
O

O O

HO
CH3

HO

OH
OH

OH

O


OH

O

Quercetin

Hesperidin

OH

OH
OH

HO

Epicatechin

Một số flavonoid được tách chiết từ nguyên liệu thực vật đã được
chứng minh là có tác dụng điều hòa glucose huyết như: quercetin có trong Đỗ
trọng (Eucommia ulmoides Oliver.) [16], Hesperidin và Naringin có trong các
cây thuộc họ Rutaceae, Genistein và Daidzein có trong Đậu Nành (Glycine
max L.), Myricetin có trong cây Vông Vang (Abelmoschus moschatus) [6].

Hoàng Thị Lan Hương

7

K37C – CN Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2. Alkaloid thực vật
1.2.2.1. Cấu tạo và phân loại
Về mặt cấu trúc hoá học, chúng có ít nhất 1 phân tử N trong phân tử,
chủ yếu nằm trong vòng. Sự có mặt của nguyên tử N trong cấu trúc quyết
định tính base của alkaloid.
HO

CH3
N

O

N

N

O

N

N
H3C

CH3


NH
H

N

O
HO

Caffein

Morphine

CH3

Nicotin

Hình 1.3. Cấu trúc một số alkaloid
Đã biết có trên 250 dạng cấu trúc khác nhau với hơn 5500 hợp chất
alkaloid trong tự nhiên. Một số nhóm alkaloid:
* Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin,
cytisin, nicotin, spartein, pelletierin.
* Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin.
* Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin.
* Nhóm isoquinolin: Các alkaloid gốc thuốc phiện như: morphin, codein,
thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin.
* Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin.
1.2.2.2. Tính chất
Đa số các alkaloid trong thành phần có chứa oxy ở thể rắn (cafein,
berberin), còn các alkaloid không có oxy thường ở thể lỏng dễ bay hơi (nicotin,
coniin, spatein). Alkaloid thường không có màu, mùi, có vị đắng, một số

alkaloid có màu vàng như berberin, palmitin… [7].
Hầu hết alkaloid base gần như không tan trong nước nhưng tan trong
các dung môi hữu cơ như CHCl3, eter... Alkaloid là các base yếu, do đó nó có

Hoàng Thị Lan Hương

8

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

đầy đủ tính chất của một base yếu, độ mạnh yếu của nó do các mạch cacbon
chứa nitơ quyết định. Chúng phản ứng với một số thuốc thử đặc trưng như:
Bouchardat (kết tủa nâu sẫm), Vans-Mayer (kết tủa trắng ánh vàng) hay
Dragendroff (cam).
1.2.2.3. Tác dụng sinh học
Alkaloid được hình thành từ các sản phẩm của quá trình trao đổi chất
như trao đổi protein. Ở trong cây, alkaloid được coi như là chất dự trữ cho
tổng hợp protein, các chất bảo vệ cây, tham gia vào sự chuyển hoá hydro ở
các mức độ khác nhau,... [11], [5].
Alkaloid được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược, có rất nhiều
thuốc chữa bệnh được sử dụng trong y học là các alkaloid tự nhiên hoặc nhân
tạo. Các sản phẩm từ alkaloid có nhiều tác dụng như: kích thích hoặc ức chế
thần kinh trung ương, kích thích thần kinh giao cảm, phó giao cảm, tác dụng
hạ huyết áp, tác dụng chống ung thư, tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn.
1.2.3. Tannin

1.2.3.1. Cấu trúc và phân loại
Tannin là hợp chất phenol có trọng lượng phân tử cao, có chứa các nhóm
chức hydroxyl và các nhóm chức khác (như cacboxyl), có khả năng tạo phức với
protein và các phân tử lớn khác trong điều kiện môi trường đặc biệt [11], [5].
OH
HO

O

OH
OH

OH
OH
O

OH

HO
OH
OH

Procyanidin

Quebracho

Hình 1.4. Cấu trúc một số hợp chất tannin

Hoàng Thị Lan Hương


9

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tannin có 2 nhóm chính: tannin thuỷ phân và tannin không thủy phân.
Tannin thuỷ phân: còn gọi là tannin pyrogallic vì sau khi bị thuỷ phân,
những tannin thuộc nhóm này sẽ bị cắt ra thành một đường, thường là glucose
và một acid, thường là acid gallic.
Tannin không thủy phân: còn gọi là tannin ngưng tụ. Dưới tác dụng của
acid hay enzyme, chúng dễ tạo thành tannin đỏ hoặc một sản phẩm trùng hợp
gọi là phlobaphen rất ít tan trong nước. Phlobaphen là đặc trưng của một số
dược liệu như vỏ Quế,…
1.2.3.2. Tính chất
Tannin thường là hợp chất vô định hình hoặc tinh thể, có màu trắng,
màu vàng nhạt hoặc gần như không màu, có hoạt tính quang học, vị chát, dễ
bị oxy hóa khi đun nóng hay khi để ngoài ánh sáng.
Tannin hòa tan được trong nước, rượu và không tan trong các hợp chất
hữu cơ, tham gia vào quá trình trao đổi chất và phản ứng oxy hóa khử. Tannin
tan trong nước tạo dung dịch keo và độ hoà tan thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ
polymer hoá.
1.2.3.3. Tác dụng sinh học
Do có tính tạo tủa với protein, khi tiếp xúc với niêm mạc, tổ chức da bị
tổn thương hay vết loét,… tannin sẽ tạo một màng mỏng, làm máu đông lại,
ngừng chảy nên ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da.
Tannin có tính kháng khuẩn, kháng virus, làm se niêm mạc ruột được

dùng trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy. Phối hợp với tính làm săn
se, tannin còn được dùng để làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng, họng
bị viêm loét hoặc chữa vết loét do người bệnh nằm lâu.
Tannin tạo kết tủa với các alkaloid và các muối kim loại nặng như chì,
thuỷ ngân, kẽm… nên làm giảm sự hấp thu của những chất này trong ruột, vì
vậy được ứng dụng để giải độc trong những trường hợp ngộ độc alkaloid và
kim loại nặng.

Hoàng Thị Lan Hương

10

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tannin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm
máu, chữa trĩ, rò hậu môn.
1.2.4. Hợp chất phenolic
1.2.4.1. Cấu trúc và phân loại
Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực vật.
Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm (benzene) mang một,
hai hay ba nhóm hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp vào vòng benzene. Dựa vào thành
phần và cấu trúc người ta chia hợp chất phenolic thành 3 nhóm nhỏ [14].
Nhóm hợp chất phenolic đơn giản: Trong phân tử chỉ có một vòng
benzene và một vài nhóm hydroxyl. Tùy thuộc vào số lượng nhóm -OH mà
chúng được gọi là các monophenol (phenol), diphenol (pyrocatechin,

hydroquynone), triphenol (pyrogalol, oxyhydroquynol…).
Nhóm hợp chất phenolic phức tạp: Trong thành phần cấu trúc phân tử của
chúng ngoài vòng thơm benzene (C6) chúng còn có dị vòng, mạch nhánh. Đại
diện nhóm này có acid cyamic, acid ceramic.
Nhóm hợp chất phenolic đa vòng: Là nhóm đa dạng nhất trong các hợp
chất phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết hoặc trùng hợp của các đơn
phân. Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa
vòng. Nhóm này có flavonoid, tannin và coumarin.
1.2.4.2. Tác dụng sinh học
Hợp chất phenolic được hình thành từ những sản phẩm của quá trình
đường phân và con đường pentose qua acid cynamic hay theo con đường
acetate malonate qua Acetyl-CoA. Nhóm hợp chất này có một số chức năng
trong đời sống thực vật [18], [13].
Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn, chúng có tác dụng quan trọng
trong quá trình liền sẹo ở các vết thương cơ học của thực vật, chúng có tác
dụng đẩy mạnh quá trình tái sinh, chống bức xạ, gốc tự do, tác nhân gây đột
biến và chất chống oxi hóa.

Hoàng Thị Lan Hương

11

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Các hợp chất phenolic tham gia vào quá trình hô hấp như là một chất

vận chuyển hydro.
Các polyphenol có thể hình thành liên kết hydro với các protein và
enzyme làm thay đổi hoạt động của các enzyme này tương tự như hiệu ứng điều
hòa dị lập thể.
Tác dụng mạnh lên quá trình sinh trưởng, đóng vai trò là chất hoạt hoá
IAA-oxydase và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp enzyme này. Hợp chất
phenol tác dụng như chất điều hoà các chất điều khiển sinh trưởng ở thực vật.
1.2.5. Terpen thực vật
1.2.5.1. Cấu trúc và phân loại
Terpen là nhóm hydrocacbon thực vật không no lớn và đa dạng nhất,
được hình thành từ quá trình polyme hoá các tiểu đơn vị isopren 5-carbon
(C5H8), có công thức chung là (izo-C5H8)n (n>=2). Ngoài các hydrocacbon
không no, các dẫn xuất của chúng như ancol, andehyd, ceton, cacboxylic acid
cũng được gọi là terpen.
Tuỳ theo số nguyên tử cacbon trong mạch hydrocacbon, người ta phân
chúng thành các nhóm: monoterpen, secpuiterpen, diterpen, triterpen,
tetraterpen, polyterpen. Trong đó monoterpen là quan trọng nhất trong
terpenoid. Nó có cấu trúc mạch hở, mạch vòng.
1.2.5.2. Tác dụng sinh học
Một số terpen là thành phần chính của các loại tinh dầu như
secpuiterpen, diterpen, triterpen, được dùng trong công nghệ hương mỹ phẩm,
thực phẩm và dược phẩm. Những terpen bậc cao thường là các chất có hoạt
tính sinh học. Polyterpen là thành phần chính của các cao su tự nhiên sử dụng
trong các ngành công nghiệp. Chính vì đặc điểm cấu tạo của chúng nên các
terpen có tác dụng làm thông mạch và làm tăng độ đàn hồi của cơ tim và
thành mạch.

Hoàng Thị Lan Hương

12


K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.6. Steroid
Là những hợp chất thiên nhiên có bộ khung cacbon stenan gồm bốn
vòng ngưng tụ với nhau, chứa các mạch bên và các nhóm chức khác nhau
như: CO, -CHO, -COOH, -OH. Steroid tồn tại trong động, thực vật dưới dạng
glycosid hoặc liên kết với các cacbon acid amin.
Các steroid tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể sống. Cho
đến nay, người ta đã biết đến hàng chục nghìn steroid và trong số đó có hàng
trăm chất được sử dụng trong y học.
1.2.7. Glycoside trợ tim
1.2.7.1. Cấu trúc và tính chất
Glycoside là hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa 1 phân tử
đường với 1 phân tử hữu cơ khác, với điều kiện nhóm hydroxyl bán acetal của
phần đường phải tham gia vào sự ngưng tụ.
Glycoside ở dạng kết tinh, dạng vô định hình hoặc lỏng sánh. Đa số
không màu (trừ anthraglycoside có màu đỏ, flavonoid có màuvàng), có vị đắng.
Glycoside tan nhiều trong nước và cồn loãng, ít tan trong các dung môi
không phân cực như ether, dầu, benzene... Trong cây, glycoside tồn tại ở dạng
hoà tan trong các dịch tế bào. Dưới tác dụng của enzyme hay acid loãng, các
glycoside bị thuỷ phân tạo thành các genin và các đường.
1.2.7.2. Tác dụng sinh học
Glycoside có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim nhưng với liều cao chúng
là các chất gây độc. Glycoside làm tăng sức co bóp của cơ tim, cả ở người lành

lẫn người bệnh, làm tăng trương lực cơ tim, làm ngắn chiều dài của các sợi cơ
tim đã bị căng, giãn do vậy làm tăng trương lực cơ tim, giảm thể tích và kích
thước tim, làm chậm nhịp tim, do vừa có tác dụng trên dây thần kinh phế vị, vừa
làm giảm tính tự động của nút xoang; làm giảm dẫn truyền trong nhĩ, đặc biệt
nút nhĩ thất; làm giảm tính kích thích của cơ tâm nhĩ, nhưng trái lại, làm tăng
tính kích thích của cơ tâm thất.

Hoàng Thị Lan Hương

13

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.8. Saponin
Saponin là một nhóm glycoside lớn, gặp rộng rãi trong thực vật.
Saponin còn được biết đến như một chất làm sạch giống như xà phòng (theo
tiếng Latin sapo có nghĩa là xà phòng).
1.2.8.1. Tính chất và phân loại
Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrhizin có trong Cam
Thảo Bắc, abrusosid trong Cam Thảo Dây có vị ngọt.
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó
người ta dùng ba dung môi này đề tủa saponin. Saponin có thế bị tủa bởi chì
acetate, barihydroxyd, ammoni sulfate. Saponin triterpenoid có hai loại là loại
trung tính và loại acid, saponin steroid có hai loại là loại trung tính và loại kiềm.
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hóa học có thể chia ra: saponin

triterpenoid và saponin steroid.
1.2.8.2. Tác dụng sinh học
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính
trong các dược liệu chữa ho như Viễn Chí, Cát Cánh, Cam Thảo, Thiên Môn,
Mạch Môn,...
Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiếu như Rau Má, Tỳ
Giải, Thiên Môn, Mạch Môn,...
Saponin còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, saponin có mặt trong một số
vị thuốc bố như Nhân Sâm, Tam Thất và một số cây thuộc họ Nhân Sâm
khác.
Saponin làm tăng sự thấm thấu của tế bào: sự có mặt của saponin sẽ
làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thu.
Một số saponin có tác dụng chống viêm, kháng khuấn, kháng nấm, ức
chế virus, chống ung thư. Nhiều saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm.

Hoàng Thị Lan Hương

14

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Mẫu thực vật
Mẫu: Cây Diệp Hạ Châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria (L.) thuộc họ

Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Địa điểm thu mẫu: Mẫu được thu tại Đình Chu - Lập Thạch - Vĩnh Phúc.
Thời gian thu mẫu: Tháng 5/2013
Bộ phận sử dụng: Rễ, thân, lá.
Xử lí mẫu: Phơi khô sau đó nghiền nhỏ.

Hình 2.1. Cây Diệp Hạ Châu (Phyllanthus urinaria (L.))
2.1.2. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng Mus musculus (chủng Swiss) có trọng lượng 17-20 g đảm
bảo sinh lý khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu, được Viện vệ sinh dịch tễ
TW cung cấp. Chuột được nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng 22-25°C với chu
kỳ 12 giờ sáng và 12 giờ tối, chuột được cho ăn và uống tự do.

Hình 2.2. Chuột nhắt trắng chủng Swiss

Hoàng Thị Lan Hương

15

K37C – CN Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2. Vật liệu
2.2.1. Hóa chất
- Silicagel 60 (0,04- 0,063 mm) Merck
- Các loại dung môi hữu cơ như methanol, ethanol, n - hexan, chloroform,

ethylacetat, toluen, aceton, ...
- Dung môi n - hexan : ethylacetate (2 : 1)
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ và thiết bị tách chiết: Bình ngâm mẫu, phễu chiết, giấy lọc, bình tam giác.
- Bóng đèn, quạt điện.
- Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.
- Tủ sấy Memert, Đức.
- Bản sắc kí giấy.
- Cân kĩ thuật GM612, Đức.
- Máy li tâm eppendorf, li tâm lạnh.
- Máy xét nghiệm tự động các chỉ số sinh hóa OLYMPUS AU 640, Nhật.
- Máy đo đường huyết tự động OneTouch Ultra và que thử, Mỹ.
- Micropipet và các dụng cụ đo đếm khác.
- Máy quang phổ UV - VIS 1000.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tách chiết mẫu nghiên cứu
Cây Diệp Hạ Châu được thu về phơi khô, sau đó nghiền nhỏ. Tiến hành
ngâm 3 kg Diệp Hạ Châu với ethanol 90% theo tỉ lệ mẫu : dung môi = 1 : 3
(khối lượng : thể tích) trong vòng 1 tuần (mỗi ngày khuấy đều một lần). Quá
trình này lặp lại 3 lần. Các dịch chiết được gom lại và lọc 3 lần qua giấy lọc để
loại bỏ cặn khỏi dịch chiết. Cô cất loại dung môi dưới bóng điện 220V-200W
thu được cao ethanol tổng số. Cao ethanol tổng số được hòa tan trong một thể
tích tối thiểu nước ấm cho đến khi hòa tan hoàn toàn và chiết lần lượt với các

Hoàng Thị Lan Hương

16

K37C – CN Sinh



×