Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập chương i hình 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.21 KB, 6 trang )

Chương I

ÔN TẬP CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 8
A. LÝ THUYẾT

1. Tính chất:

Tứ giác

Hình
thang

Hình thang
cân

Hình bình
hành

Hình chữ nhật

Hình thoi

Hình vuông

Hình

Cạnh

Góc

- có 4 cạnh


trong đó 2
cạnh bất kì
không thuộc
cùng 1
đường
thẳng
Tổng 4 góc
trong bằng
360o

1

-Hai
cạnh
đối
song
song

-Hai cạnh đối
song song
-Hai cạnh bên
bằng nhau.

-Các cạnh đối
nhau thì song
song và bằng
nhau

-Các cạnh đối
nhau thì song

song và bằng
nhau

-Hai góc kề 1
đáy bằng
nhau

-Các góc đối
bằng nhau

-4 góc bằng 90o

-Các cạnh đối
nhau thì song song
với nhau.
-4 cạnh đều bằng
nhau.

-Các góc đối bằng
nhau.

-Các cạnh đối
nhau thì song song
với nhau.
-4 cạnh đều bằng
nhau

-4 góc bằng 90o

Gv: Nguyễn Thanh Hoa – ĐT:0 974 973 xyz



Chương I

ÔN TẬP CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 8

-Hai đường
chéo bằng
nhau

Đường
chéo

-Hai đường
chéo bằng
nhau,cắt nhau
tại trung điểm
mỗi đường

-Hai đường
chéo bằng
nhau, cắt nhau
tại trung điểm
mỗi đường

-Hai đường chéo
vuông góc tại
trung điểm mỗi
đường.
-Đường chéo đồng

thời là đường phân
giác

-Hai đường chéo
bằng nhau và
vuông góc tại
trung điểm mỗi
đường.
-Đường chéo đồng
thời là đường phân
giác.

2. Sơ đồ chứng minh

2

Gv: Nguyễn Thanh Hoa – ĐT:0 974 973 xyz


BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN
Bài 1.
Cho tam giác ABC vuông tại A. M là điểm bất kì thuộc cạnh BC. Vẽ MD ⊥ AB, ME ⊥ AC. O là trung điểm của DE.
a) Chứng minh ba điểm A, O, M thẳng hàng.
b) Khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường nào?
c) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài ngắn nhất.
Bài 2. Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm hai đường chéo AC và BD. Gọi E, F, G, H lần lượt là các giao điểm của các
phân giác trong của các tam giác OAB, OBC, ODC, ODA.
a) Chứng minh: ba điểm E, O, G thẳng hàng, ba điểm H, O, F thẳng hàng.
b) Chứng minh các tam giác AEB và CGD bằng nhau.
c) Chứng minh tứ giác EFGH là hình thoi.

Bài 3. Cho tam giác ABC và một điểm M thuộc cạnh BC. Qua M vẽ đường thẳng song song với AB, cắt AC ở E và đường
thẳng song song với AC, cắt AB ở F.
a) Chứng minh tứ giác AFME là hình bình hành.
b) Xác định vị trí điểm M trên cạnh BC để tứ giác AFME là hình thoi.
Bài 4. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và
DE, N là giao điểm của BF và CE.
a) Tứ giác ADFE là hình gì?
b) Tứ giác EMFN là hình gì?
Bài 5. Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh các AD, DC lần lượt lấy các điểm E, F sao cho AE = DF. Gọi M, N lần lượt là trung
điểm của EF, BF.
a) Chứng minh các tam giác ADF và BAE bằng nhau.
b) Chứng minh MN vuông góc với AF.
Bài 6. Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, trên tia đối của tia CB lấy điểm F sao cho AE = CF.
a) Chứng minh tam giác EDF vuông cân.
b) Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh BI = DI.
c) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Chứng minh O, C, I thẳng hàng.
Bài 7. Cho tam giác ABC, dựng ra phía ngoài tam giác các hình vuông ABCD và ACEF. Vẽ đường cao AH kéo dài HA gặp DF
tại E. Chứng minh rằng DI = IF.
Bài 8. Cho hình bình hành ABCD. Vẽ về phía ngoài hình bình hành, hai hình vuông ABEF và ADGH. Chứng minh:
a) AC = FH và AC ⊥ FH.
b) Tam giác CEG là tam giác vuông cân.
Bài 9. Cho đoạn thẳng AB và điểm M thuộc đoạn thẳng đó. Vẽ về một phía của AB, các hình vuông AMCD, BMEF.
a) Chứng minh AE vuông góc với BC.
B.


b) Gọi H là giao điểm của AE và BC. Chứng minh ba điểm D, H, F thẳng hàng.
c) Chứng minh đường thẳng DF luôn đi qua một điểm cố định khi M di chuyển trên đoạn thẳng cố định AB.
Bài 10. Cho hình vuông ABCD. Trên cạnh CD lấy điểm M. Tia phân giác của góc ABM cắt AD ở I. Chứng minh rằng: BI ≤ 2
MI.

Bài 11. Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm E thuộc đường chéo AC. Kẻ EF ⊥ AD, EG ⊥ CD.
a) Chứng minh rằng: EB = FG và EB ⊥ FG.
b) Chứng minh rằng: Các đường thẳng BE, AG, CF đồng qui.
Bài 12. Cho tam giác ABC. Vẽ ra phía ngoài tam giác ABC, các hình vuông ABDE và ACFG. Vẽ hình bình hành EAGH.
Chứng minh rằng:
a) AK = BC và AH ⊥ BC.
b) Các đường thẳng KA, BF, CD đồng qui.

BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Kẻ HD ⊥ AB, HE ⊥ AC (D ∈ AB, E ∈ AC). Gọi O là giao điểm của AH
và DE.
a) Chứng minh AH = DE.
b) Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của BH và CH. Chứng minh tứ giác DEQP là hình thang vuông.
c) Chứng minh O là trực tâm tam giác ABQ.
d) Chứng minh SABC = 2 SDEQP .
Bài 2: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, trực tâm H. Đường thẳng vuông góc với AB kẻ từ B cắt đường thẳng vuông góc với
AC kẻ từ C tại D.
a) Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành.
b) Gọi M là trung điểm BC, O là trung điểm AD. Chứng minh 2OM = AH.
c) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Chứng minh ba điểm H, G, O thẳng hàng.
Bài 3: Cho hình vuông ABCD, M là là trung điểm cạnh AB, P là giao điểm của hai tia CM và DA.
a) Chứng minh tứ giác APBC là hình bình hành và tứ giác BCDP là hình thang vuông.
b) Chứng minh 2SBCDP = 3 SAPBC .
c) Gọi N là trung điểm BC, Q là giao điểm của DN và CM. Chứng minh AQ = AB.
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH.
a) Chứng minh AH. BC = AB. AC .
b) Gọi M là điểm nằm giữa B và C. Kẻ MN ⊥ AB, MP ⊥ AC ( N ∈ AB, P ∈ AC). Tứ giác ANMP là hình gì ? Tại sao?
C.



c) Tính số đo góc NHP ?
d) Tìm vị trí điểm M trên BC để NP có độ dài ngắn nhất ?
Bài 5: Cho hình bình hành ABCD có AB = 8 cm,AD = 4 cm.Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a) Chứng minh tứ giác AMCN là hình bình hành. Hỏi tứ giác AMND là hình gì?
b) Gọi I là giao điểm của AN và DM, K là giao điểm của BN và CM. Tứ giác MINK là hình gì?
c) Chứng minh IK // CD.
d) Hình bình hành ABCD cần thêm điều kiện gì thì tứ giác MINK là hình vuông? Khi đó, diện tích của MINK bằng bao
nhiêu?
Bài 6: Cho hình thoi ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Qua O kẻ OM, ON, OP, OQ vuông góc với AB, BC,
CD, DA lần lượt tại M, N, P, Q.
a) Chứng minh: OM = ON = OP = OQ.
b) Chứng minh ba điểm M, O, P thẳng hàng.
c) Tứ giác MNPQ là hình gì? Vì sao?
d) Nếu ABCD là hình vuông thì MNPQ là hình gì? Vì sao?
Bài 7: Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD.
a) Chứng minh tứ giác AMCN là hình bình hành.
b) Chứng minh tứ giác AMND là hình thoi.
c) Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua D, Gọi Q là điểm đối xứng với điểm N qua D. Tứ giác ANKQ là hình gì?
Vì sao?
d) Hình bình hành ABCD có thêm điều kiện gì để tứ giác ABCN là hình thang cân.
Bài 8: Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc A, B, C, D tỉ lệ thuận với 5; 8; 13 và 10.
a) Tính số đo các góc của tứ giác ABCD.
b) Kéo dài hai cạnh AB và DC cắt nhau ở E, kéo dài hai cạnh AD và BC cắt nhau ở F. Hai tia phân giác của các góc AED và
góc AFB cắt nhau ở O. Phân giác của góc AFB cắt các cạnh CD và AB tại M và N. Chứng minh O là trung điểm của đoạn
MN.
Bài 9: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AC = BD. Qua B kẻ đường thẳng song song với AC cắt đường thẳng DC tại E.
Chứng minh:
a) Tam giác BDE là tam giác cân.
b) Các tam giác ACD và BDC bằng nhau.
c) ABCD là hình thang cân.

Bài 10: Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Từ điểm P vẽ
PM song song với BC (M ∈ AB).
a) Chứng minh tứ giác PCQM là hình chữ nhật.


b) Gọi I là trung điểm của PQ. Chứng minh rằng khi P di chuyển trên cạnh AC, Q di chuyển trên cạnh BC thì điểm I di
chuyển trên một đoạn thẳng cố định.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×