Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng – Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 75 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành công nghiệp được mệnh danh là ngành công nghiệp không
khói nhưng lợi ích nó mang lại là vô cùng to lớn. Du lịch đóng góp vào doanh thu của
đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh
đất nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là
3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam
là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt
Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012 .Du lịch
đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng vào việc phát triển ngành kinh tế đầy tiềm
năng này, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã và đang đưa du lịch vào ngành kinh tế mũi
nhọn để đầu tư phát triển trong định hướng phát triển của đất nước, Huế nằm trong khu
vực được đầu tư trọng điểm. Thừa Thiên Huế là một vùng đất văn hiến,có bề dày lịch
sử, văn hóa đặc sắc với Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá
nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình,với hệ thống thành quách,cung
điện, miếu đường, đền đài, lăng tẩm.
Quần thể di tích Cố đô Huế thu hút được nhiều khách tham quan cũng như nhà
nghiên cứu phát triển về du lịch, hệ thống di tích rất phong phú và đa dạng về kiểu
dáng, qui mô, kiến trúc. Mặc dầu số lượng khách tham quan mỗi di tích là rất lớn, việc
khai thác hầu như đều đặn mỗi ngày nhưng việc đầu tư, nâng cấp, bảo tồn tại mỗi điểm
di tích thì vẫn chưa được quan tâm cụ thể. Đa số khách đến tham quan lần đầu và tỷ lệ
khách quay lại vần còn khá ít. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là hoạt
động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đa dạng, các dịch vụ bổ sung chưa
phong phú đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Hạn chế lớn nhất của ngành
du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế là công tác tiếp thị, quảng bá du lịch chưa thật sự hiệu


quả. Mặt khác, du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch ngày càng có nhiều sự lựa

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

chọn hơn do vậy họ cũng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn loại hình du lịch
phù hợp.
Chính vì vậy việc đưa ra các chính sách, biện pháp, nghiên cứu phát triển, bảo tồn
là hết sức quan trọng và cấp bách để loại hình du lịch văn hóa-lịch sử ngày càng phát
triển và thu hút du khách hơn. Đề tài “Đánh giá của du khách đối với di tích lăng
Minh Mạng-Huế” được chọn nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về những cảm nhận của du
khách trên mọi miền đất nước cũng như những du khách quốc tế về di tích lăng Minh
Mạng. Qua đó có thể biết được các ý kiến đánh giá, mong muốn của du khách về loại
hình du lịch văn hóa – lịch sử này cùng với những khả năng phát triển cũng như cách
thức để giữ gìn, bảo tồn các lăng,tẩm để phục vụ nhu cầu của du khách ngày càng tốt
hơn.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài “Đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng – Huế” được
chọn nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra nói trên. Trên cơ sở
khái quát một số vấn đề lý luận, tìm hiểu những đánh giá của khách du lịch khi tham
quan tại di tích lăng Minh Mạng Huế dựa trên những cơ sở thực nghiệm, đề tài tiến
hành nghiên cứu, phân tích thực trạng để xác định những ưu điểm, hạn chế, cũng như
những nguyên nhân của nó trong công tác phục vụ khách khi tham quan tại lăng. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, thoả mãn tối đa nhu cầu

của khách nhằm thu hút thêm một lượng lớn du khách tham quan tại lăng Minh Mạng
Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Là khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan tại di tích lăng Minh Mạng
Huế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu:do những hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên
cứu những dữ liều thứ cấp từ năm 2010-2012 và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 3 đến
tháng 4 năm 2013.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

+ Không gian nghiên cứu: Lăng Minh Mạng- Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đây là phương pháp nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung
của những người đi trước đã làm, nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu. Nội dung phân
tích bao gồm: Phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội dung và tổng hợp tài
liệu.
- Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài
nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu
thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn

chuyên gia về lĩnh vực du lịch và nghiên cứu khách hàng sẽ cung cấp những thông tin
hữu ích trong việc triển khai các mô hình nghiên cứu vào thực tiễn.
- Nghiên cứu định lượng: đây là bước nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sơ cấp thu
thập được từ phiếu phỏng vấn. Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phép thông kê
mô tả định lượng và các kiểm định cần thiết để có thể kết luận nhằm đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.
5.Bố cục đề tài
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương này nêu ra lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này gồm 3 chương.
Chương I: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Đánh giá của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng
- Trình bày tổng quát về lăng Minh Mạng Huế
- Phân tích ý kiến đánh giá của du khách đối với lăng Minh Mạng Huế
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút du khách đối với di tích lăng Minh
Mạng Huế

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

- Một số giải pháp cụ thể

- Một số định hướng nhằm thu hút du khách đến với di tích lăng Minh Mạng
Huế
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp
đã nêu ra.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về du lịch.
Ngày nay, nhu cầu đi du lịch đã trở thành một xu hướng chung của người dân
không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên, từ những góc độ tiếp cận khác nhau thì mỗi tổ chức, mỗi quốc gia lại
có những định nghĩa khác nhau về du lịch.
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official
Travel Organization), du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm
khác với nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Du lịch họp ở Roma (Italy) vào năm 1963, các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa sau về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng, và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với

mục đích hoà bình. Và nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thì “Du lịch bao gồm những hoạt
động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi
ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích
nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác.”
Theo Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2006) thì “Du lịch là hoạt động liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định.”
Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, thì du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch là một ngày kinh tế, dịch vụ phục vụ cho nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có thể hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
1.2. Khái niệm về du khách (khách du lịch).
1.2.1. Khái niệm:
Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch được định nghĩa như sau: “Khách du
lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” (Điều 10, chương 4, Luật Du lịch Việt Nam).

Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau, ở đây, chúng ta cần
phần biệt giữa khách du lịch, khách tham quan, và lữ khách dựa vào các tiêu thức như
mục đích, thời gian, và không gian của chuyến đi.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), thì khách du lịch có những
đặc điểm sau:
- Đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.
- Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế.
- Đi khỏi nơi cư trú từ 24h trở lên.
- Khoảng cách tối thiểu từ nơi ở đến các điểm du lịch là khoảng 30, 40, 50… dặm
theo theo quan niệm hay quy định của từng nước.
1.2.2. Phân loại:
• Khách du lịch quốc tế:
Năm 1963 tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Du lịch tại Rome, Uỷ ban thống kê
của Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm
viếng một nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kì lý do nào ngoài mục đích
hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.”
Năm 1989, “Tuyên bố Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc tế về Du
lịch: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm một quốc
gia khác quốc gia cư trú thường xuyên với mục đích tham quan, giải trí, thăm viếng,
nghỉ ngơi với thời gian không quá ba tháng, nếu trên ba tháng phải có giấy phép gia
hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận thù lao do ý muốn của khách hoặc là do

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên


ý muốn của nước sở tại. Sau khi kết thúc chuyến đi phải trở về nước của mình, rời khỏi
nước sở tại, hoặc đến một nước thứ ba.”
Tuy nhiên, Luật Du lịch Việt Nam ra ngày 1/1/2006 đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch.”
• Khách du lịch nội địa:
UNWTO đã đưa ra nhận định về khách nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa
là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư
trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó
ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”.
Đối với Việt Nam, Luật Du lịch Việt Nam đã quy định tại Điều 20, chương IV
như sau: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam.”
1.3. Khái niệm về di tích và cách phân loại di tích.
1.3.1. Khái niệm di tích.
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”. Ở Việt Nam, một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được
công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn
3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp
tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ
lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
1.3.2. Phân loại di tích
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn
hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hoá


Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di
tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, cố
đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích lịch sử
Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến
thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc
đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc
của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá
trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích
tiêu biểu loại này như phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo,...
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp
hạng.

Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai
đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người
Xưa, thánh địa Mỹ Sơn.
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.
Di tích thắng cảnh

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm
có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên
với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu
biểu thuộc loại này như 3 danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh
Hạ Long, động Phong Nha.
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất
về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ
Long, cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở
Việt Nam.
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.

Di tích lịch sử cách mạng
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích
lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng
như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc
có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với
mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật
lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt
ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo
mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo
tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.
1.4. Nhu cầu, động cơ và tâm trạng của khách du lịch
1.4.1. Nhu cầu du lịch (Động cơ du lịch)
Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. “Động cơ du
lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới
nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu
thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch”

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Các động cơ du lịch
Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ đã căn cứ vào thứ tự chi phối qúa
trình phát triển tinh thần của con người mà chia nhu cầu con người thành 5 bậc sau:
+ Nhu cầu sinh lý

+ Nhu cầu an toàn
+ Nhu cầu xã hội
+ Nhu cầu được kính trọng
+ Nhu cầu tự thể hiện bản thân
1.4.2. Tâm trạng của khách du lịch
Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm trạng của khách du lịch
- Nhân tố chủ quan: Bao gồm cơ cấu ñặc ñiểm tâm lý: sức khoẻ, khí chất, tính
cách dân tộc, nghề nghiệp, giai cấp trình ñộ văn hoá, tôn giáo, giới tính và khả năng
thanh toán.
Các yếu tố này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành tâm trạng ban đầu của
khách du lịch.
- Nhân tố khách quan: Bao gồm toàn bộ thế giới xung quanh với những đặc điểm
và thành phần của nó, nhân tố này có thể làm cho tâm trạng ban đầu của du khách được
giữ vững và phát triển theo chiều hướng tích cực hoặc có thể phá vỡ tâm trạng ban ñầu
của du khách. Từ hy vọng đến thất vọng và phát triển theo chiều hướng xấu đi.
Các nhân tố khách quan qược xếp thành 04 thành phần, các thành phần đó khác
nhau ở đặc điểm riêng của nó và tác động theo cách này hay cách khác tới tâm trạng
của khách du lịch.
+ Môi trường thiên nhiên
+ Những giá trị văn hoá, lịch sử có sức hấp dẫn cũng là yếu tố tạo nên tâm trạng
dương tính cho khách du lịch.
+ Nếp sống văn hoá, phong tục tập quán điển hình, độc đáo của dân địa phương
có thể mang đến cho khách nhiều điều mới lạ, thích thú với ấn tượng đẹp
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, và việc mở rộng nhiều loại dịch vụ có ý nghĩa quan
trọng và đóng vai trò quyết định ñể duy trì tâm trạng tích cực của khách du lịch

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 10


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

1.5. Sự hài lòng
Sự hài lòng của khách hàng là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận về một
công ty(tổ chức) khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc là thỏa mãn vượt qua
sự mong đợi thông qua tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ. (Oliver,1997).
Theo Cadotte, Woodruff và Jenkins(1982) đã đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng là
sự so sánh của những kỳ vọng với những trải nghiệm”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa sự hài lòng của du khách là:“Kết quả của sự
tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm
đến.”(Pizam,Neumann,Reichel,1978 và Oliver,1980).
Oliver (1980) cho rằng sự chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và giá trị cảm nhận về
cách mà sản phẩm du lịch tác động đến cảm xúc của du khách sẽ quyết định mức độ
hài lòng của du khách đối với sản phẩm đó. Định nghĩa này có thể gây nhầm lẫn giữa
sự hài lòng và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định chất
lượng dịch vụ và sự hài lòng có quan hệ với nhau nhưng là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau (Bitner,1990; Parasuraman et al, 1988 ; Baker&CromPton, 2000). Họ cho
rằng chất lượng dịch vụ là kết quả của việc đánh giá về nhà cung ứng, trong khi sự hài
lòng là cảm xúc của khách hàng khi tiếp xúc hay giao dịch với nhà cung ứng.
Kotler (1997) đã định nghĩa sự hài lòng của khách hàng như sau: “Sự hài lòng của
khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của khách hàng bắt nguồn từ việc so sánh
kết quả thu được từ sản phẩm với những gì mà khách hàng đã kỳ vọng trước đó”.
Sự hài lòng của người tiêu dùng với dịch vụ là cảm xúc đối với công ty kinh
doanh dịch vụ dựa trên từng tiếp xúc hay giao dịch với công ty đó. (Bitner&
Hubbert,1994).
Sự hài lòng = Sự cảm nhận – Sự mong đợi
(S(stisfaction) = P(perception) – E(expectation))
Mối quan hệ giữa 3 yếu tố S,P,E có tính chất quyết định trong tất cả các công việc
của dịch vụ. Những người cung cấp dịch vụ thường mắc phải sai lầm khi điều khiển

các mong đợi của khách hàng không xuất phát từ khách hàng, mà thường từ ý muốn

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

chủ quan của họ. Khả năng đặt bản thân vào vị trí người khác gọi là sự đồng cảm, là kỹ
năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng sự tuyệt hảo của dịch vụ.
Như vậy để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ,
người ta thường so sánh kết quả thu được từ sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của
người đó. Có thể xảy ra một trong ba mức độ sau: khách hàng không hài lòng nếu kết
quả thực tế kém hơn so với những gì họ kỳ vọng; khách hàng hài lòng nếu kết quả đem
lại tương xứng với kỳ vọng và khách hàng rất hài lòng nếu kết quả thu được vượt qua
sự mong đợi.
1.6. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
1.6.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong du lịch
1.6.1.1. Số lượt khách
Số lượt khách du lịch là tổng lượt khách đã đi du lịch và tiêu dùng các sản phẩm
du lịch trong một thời kỳ nhất định hay là tổng số lượt khách du lịch đã được công ty
du lịch phục vụ trong một thời kỳ nhất định.
1.6.1.2. Số ngày khách
Số ngày khách là tổng số ngày du lịch của khách du lịch trong một thời kỳ nhất
định (tính theo phương pháp cộng dồn ngày người) hay tổng số ngày khách được thu
thập từ các báo cáo thống kê định kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh rõ khối lượng phục vụ khách du lịch của đơn vị kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định hơn chỉ tiêu số lượng khách du lịch.
1.6.1.3. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được của khách du lịch trong một thời kỳ
nhất định từ các hoạt động phục vụ du lịch của đơn vị kinh doanh du lịch.
Để đánh giá doanh thu du lịch ta thông qua các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu bình quân 1 ngày khách (a).
- Thời gian lưu trú bình quân 1 khách (b).
- Lượng khách du lịch (c).
- Doanh thu bình quân 1 khách (d).
- Tổng số ngày khách (e).

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

- Tổng doanh thu (D).
Ta có thể xây dựng mối liên hệ sau:
D = a.b.c
D = a.e
D = d.e
1.7. Một số mô hình đánh giá của du khách.
1.7.1. Mô hình đánh giá chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI)
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu về hành vi khách hàng ở
các nước phát triển đã bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu về sự thỏa mãn của
khách hàng như Oliver(1977), Churchill và Suprenant (1982), Olshavsky (1993). Năm
1989, Fornell và các đồng nghiệp của ông ở đại học Michigan đã giúp Thụy Điển thiết
lập hệ thống đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đầu tiên trên thế giới ở cấp độ quốc
gia (SCSB – Swedish Customer Satisfaction Barometer), (Fornell,1992) và đây là cơ
sở cho việc thiết lập chỉ số hài lòng khách hàng sau này.

CSI (Customer Satisfaction index) được ứng dụng nhằm đo lường sự thỏa mãn của
khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế
giới.
1.7.2 Mô hình đánh giá chỉ số về hài lòng khách hàng của các quốc gia Châu Âu.
ECSI (European Customer Satisfaction Index) – Mô hình chỉ số thỏa mãn khách
hàng của các quốc gia Châu Âu được xây dựng dựa trên các chương trình của một số
nước trong khu vực EU và quốc gia sáng lập nên chương trình này là Thụy Điển. Mô
hình ECSI có một số khác biệt nhất định so với mô hình của Mỹ, hình ảnh của sản
phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mong đợi của khách hàng và sự hài
lòng của khách hàng là sự tác động tổng hòa của bốn nhân tố hình ảnh, giá trị cảm
nhận, chất lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và vô hình.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Hình 1: Mô hình chỉ số về hài lòng khách hàng của các quốc gia EU – ECSI
(European Customer Satisfaction Index).

1.7.3. Mô hình đánh giá chỉ số về hài lòng khách hàng của Mỹ
ACSI (American Customer Satisfaction Index) – mô hình chỉ số hài lòng khách
hàng của Mỹ được phát triển dựa trên mô hình của Thụy Sĩ. ACSI được phát triển bởi
Claus Fornell (Fornell và cộng sự, 1996) thuộc trung tâm nghiên cứu chất lượng quốc
gia thuộc đại học Michigan như một chỉ số thông dụng và một phương thức đo lường
sự thỏa mãn của khách hàng với hàng loạt nhãn hiệu mang lại lợi ích cho khách hàng.
ACSI đo lường được trong 10 lĩnh vực kinh tế, ở 41 ngành. Trong mô hình chỉ số hài
lòng của Mĩ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tác động bởi chất lượng cảm nhận và sự

mong đợi của khách hàng, khi đó sự mong đợi của khách hàng có tác động trực tiếp
đến chất lượng cảm nhận.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Hình 2: Mô hình chỉ số về hài lòng khách hàng của Mĩ – ACSI.

1.7.4. Mô hình đánh giá chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Hồng Kông
Mô hình City U–HKCSI (City Hongkong Customer Satisfaction Index) đã được
công bố năm 1997 bởi Uỷ ban quản lý khoa học của Hồng Kông, với mục đích đo
lường các cấp độ thỏa mãn của người tiêu dùng về các hàng hóa được tiêu thụ trong
nước (hàng nội địa). Chỉ số này cho phép được so sánh trực tiếp các cấp độ thỏa mãn
của các khách hàng khác nhau của cả những sản phẩm, dịch vụ thông qua phương pháp
thống kê tiên tiến. CityU-HKCSI Cung cấp một phương pháp đánh giá thống nhất cho
69 sản phẩm dịch vụ với cùng một thang đo lường. Hiện nay các dữ liệu và phương
pháp ứng dụng của CityU-HKCSI đã được giảng dạy và nghiên cứu phổ biến tại Uỷ
ban quản lý khoa học của Hồng Kông.
Hình 3: Mô hình chỉ số quốc gia về hài lòng khách hàng của Hồng Kông.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên


1.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ việc tổng hợp các mô hình đánh giá sự hài lòng, trên cơ sở nghiên cứu đặc thù
của các yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá hài lòng của khách hàng, kết hợp với nghiên
cứu khám phá, từ đó rút ra mô hình lý thuyết các nhân tố cho tác động đến sự đánh giá
của du khách đối với di tích lăng Minh Mạng như sau:
Hình 4: Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến việc đánh giá của du khách
đối với di tích lăng Minh Mạng

Trong mô hình nghiên cứu này, ta sẽ dùng để kiểm định các giả thuyết có mối
quan hệ giữa đánh giá của khách hàng về các yếu tố cảm nhận và sự hài lòng của du
khách:
H1: Trang thiết bị có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.
H2: Cảnh quan, môi trường có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.
H3: Nhân viên phục vụ có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.
H4: Hoạt động tại di tích có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.
H5: Yếu tố an ninh, an toàn có quan hệ đồng biến với sự hài lòng của du khách.
Du khách đánh giá càng cao khi mức độ hài lòng về di tích lăng Minh Mạng của
du khách càng được thỏa mãn.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI
DI TÍCH LĂNG MINH MẠNG
2.1. Tổng quan về tình hình du lịch tại Huế

Trong những năm gần đây, du lịch được xem là một trọng tâm và được đầu tư để
trở thành ngành mũi nhọn của thành phố Thừa Thiên Huế. Và cũng có thể thấy được
những nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc quảng bá hình ảnh của Huế - một
thành phố du lịch đến bạn bè khắp nơi trong và ngoài nước. Khi nhắc đến Huế, suy
nghĩ đầu tiên của mọi người biết về Huế đó là một thành phố với nhiều di tích lịch sử,
lăng tẩm, chùa chiền và cung điện - tất cả đều mang một vẻ đẹp cổ kính độc đáo. Chính
vì nét đặt trưng đó nên Huế thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Huế hàng năm.
Theo ông Phan Tiến Dũng, giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế thì ngành du lịch Huế đã đạt được rất nhiều thành công và góp phần tích cực vào
tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Phan Tiến
Dũng cũng đề cập đến những thành tựu mà Huế đã đạt được trong giai đoạn từ năm
2005 đến 2010:
“Một trong những bước tiến của du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 là
sự phát triển nhanh về cơ sở lưu trú, từ 122 cơ sở với 3.747 phòng và 7.179 giường,
sau 5 năm đã tăng lên 310 cơ sở với 7.221 phòng và 13.171 giường….Doanh thu du
lịch đồng thời cũng có mức tăng trưởng, từ 543 tỷ đồng năm 2005 lên 1.130 tỷ đồng
năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20% - 25%/năm, đưa dịch vụ, du lịch chiếm
44% cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế. Lượng khách du lịch đến Huế đạt 1,5 - 2 triệu
lượt/năm, dẫn đầu là thị trường Pháp và Tây Âu, sau đó là thị trường Việt kiều, có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là các thị trường Mỹ, Bắc Mỹ, khu vực Đông Nam
Á, Bắc Á và một số thị trường mới.
Cùng với phát triển cơ sở vật chất, một số loại hình, sản phẩm du lịch mới được
triển khai, đưa vào hoạt động, như các điểm du lịch sinh thái tâm linh phía tây nam
thành phố, các loại hình du lịch cộng đồng tại A Lưới, Phước Tích, Tam Giang. Xu
hướng xã hội hóa trong dịch vụ du lịch cũng góp phần làm phong phú hơn sản phẩm

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 17


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

du lịch Huế. Công tác liên kết phát triển du lịch được hình thành và thúc đẩy, với các
tuyến du lịch trên hành lang Đông - Tây và các điểm du lịch nằm trên con đường di
sản miền Trung: Phong Nha - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn. Nhiều năm liền, Thừa
Thiên Huế được bình chọn là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.”
Với những lợi thế đó thì lượng khách du lịch đến Huế trong những năm gần đây
không ngừng tăng lên đồng nghĩa với việc sức hút của Huế đối với khách du lịch đang
gia tăng và càng ngày càng có nhiều người chú ý hơn đối với thành phố Huế.
2.2.Tình hình phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012
2.2.1 Số lượng khách đến Huế trong giai đoạn 2010-2012
Bảng 1: Tổng lượt khách quốc tế đến Huế từ năm 2010 đến năm 2012
CHỈ TIÊU
Tổng lượt khách
quốc tế đến Huế

2010

2011

2012

612.463

653.856

730.490

2011/2010

±
%
41.393

1,07

2012/2011
±
%
76.634

1,117

(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)
Bảng 2: Tổng lượt khách nội địa đến Huế từ năm 2010 đến năm 2012
CHỈ TIÊU
Tổng lượt khách
nội địa đến Huế

2010

2011

2012

873.970

950.494

999.050


2011/2010
±
%
76.524

1,09

2012/2011
±
%
48556

1,05

(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)
Trong 3 năm qua lượng khách quốc tế và nội địa đều tăng lên qua từng năm, điều
này đã chứng tỏ du lịch Thừa Thiên Huế ngày càng thu hút du khách và đây là tín hiệu
đáng mừng cho du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm tới.
2.2.2 Doanh thu du lịch
Bảng 3: Doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế năm 2010 – 2012
Đơn vị : Triệu đồng

Năm

2010

2011

2012


Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 18

2011/2010

2012/2011


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Chỉ tiêu

+/-

%

+/-

%

318966

123,8

552299

133,3


Doanh
thu du

1338530 1657496 2209795

lịch
( Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch )
Năm 2011 doanh thu du lịch tăng 23,8% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 33,3%
so với năm 2011. Năm 2012 có sự tăng trưởng vượt bậc do những chính sách phát triển
du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai và có hiệu quả. Trong năm 2007, Huế
đã đăng cai và tổ chức rất thành công hội nghị các thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF).
Trong tháng 7/2009, Huế cũng là thành phố đứng ra tổ chức hội nghị liên minh các
thành phố lành mạnh ở khu vực Châu Á.
Tuy có những thành công đáng khích lệ như vậy nhưng ông Phan Tiến Dũng cũng
đã đánh giá là những thành công này vẫn còn “vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, sản
phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa mang tính cạnh tranh cao; tài nguyên du lịch chưa
được đầu tư khai thác đáng kể, đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên. Các sản
phẩm dịch vụ chưa phong phú, các dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí ban đêm còn
thiếu. Nguồn nhân lực của ngành còn yếu, kinh phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực còn
ít, kinh phí cho tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nước hạn chế. Cơ chế chính sách để
thu hút đầu tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch chưa được quan tâm đúng
mức…”
Và để có thể phát triển tốt hơn ngành du lịch tại Huế góp phần thúc đẩy sự phát triển
Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, mục tiêu mà tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra trong
thời gian tới là “từ nay đến năm 2015, ngành du lịch phấn đấu đón từ 2,5 đến 3 triệu
lượt khách (trong đó có 50% là khách nước ngoài), đưa dịch vụ, du lịch đạt 48-50% cơ
cấu tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của tỉnh, khẳng định vị trí ngành kinh tế mũi nhọn
của Thừa Thiên Huế.” Nhưng việc phát triển cũng được chú trọng vào xu hướng phát
triển du lịch bền vững - vừa phát triển du lịch đồng thời bảo vệ những giá trị riêng và
thúc đẩy xã hội phát triển.


Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

2.3. Tình hình địa điểm nghiên cứu.
2.3.1 Giới thiệu Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Được chính thức thành lập vào ngày 10/6/1982 .
Cơ quan chủ quản trực tiếp : Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế .
Cơ quan quản lý về chuyên môn: Bộ Văn hóa,Thể thao & Du lịch. Cơ quan phối
hợp trong quan hệ đối tác với UNESCO: Ủy ban Quốc gia UNESCO ViệtNam.
Tư vấn và phối hợp quốc tế trong công tác quản lý bảo tồn di sản: Văn phòng
UNESCO tại Hà Nội.
Chức năng chính: Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô
Huế (được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), giá trị Nhã
nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật thể
Đại diện của Nhân loại năm 2003), và cảnh quan môi trường gắn liền với quần thể di
tích.
Những năm qua, với sự hỗ trợ của Chính phủ, của các cá nhân và tổ chức trong và
ngoài nước, đặc biệt là sự phát huy nội lực của bản thân, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã
gặt hái được nhiều thành tích đáng kể. Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết
bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia
cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa, nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt,
các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết,
nhiều công trình di tích và cơ sở hạ tầng đã được tu bổ từng phần hoặc tu bổ hoàn
nguyên. Tổng kinh phí tu bổ trong giai đoạn 1996-2009 chiếm trên 400 tỉ đồng từ
nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và tài trợ quốc tế. Đến năm 2008, Trung tâm

đã cơ bản hoàn tất công tác dựng pano quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích và hiện
đang tiếp tục định vị, xác định tọa độ phục vụ công tác cắm mốc khoanh vùng bảo vệ
di tích, tiếp tục lập hồ sơ điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ một số khu di tích
đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung và các quy định hiện hành.
Để phục vụ đắc lực cho công tác phục hồi và trùng tu di tích, các ngành nghề thủ
công truyền thống phục vụ cho công tác tu bổ đã được phục hồi. Xưởng sản xuất vật
liệu truyền thống của TTBTDTCĐ Huế (nay là Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Huế)

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

đến nay đã đầu tư nghiên cứu phục hồi các vật liệu truyền thống để phục vụ cho công
tác trùng tu như gạch Bát Tràng, gạch vồ, gạch hoa trang trí, ngói thanh lưu ly và
hoàng lưu ly; các ngành nghề khác như: sơn thếp, nề ngoã, hội họa, lắp ghép sành sứ,
mộc, sản xuất pháp lam, đúc đồng truyền thống và các nghệ nhân nghề thủ công của
địa phương cũng đã được hỗ trợ, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển theo định
hướng bảo tồn, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cơ sở hạ tầng và cảnh quan thiên
nhiên, sân vườn của nhiều di tích đã được tôn tạo, đẩy lùi không gian hoang phế, từng
bước trả lại diện mạo, dáng vẻ huy hoàng, đích thực ban đầu cho di tích; Giai đoạn từ
2001 đến nay, Trung tâm đã bảo tồn, tu bổ trên 100 hạng mục công trình, đảm bảo các
nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và quốc tế, đồng thời chú trọng công tác
nghiên cứu sưu tầm tư liệu, đảm bảo điều tra thám sát khảo cổ học đi trước một bước;
Tổ chức thành công trên 20 hội thảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Biên soạn và xuất bản
trên 30 đầu sách và kỷ yếu hội thảo; Xây dựng gần 100 hồ sơ khoa học phục vụ công
tác bảo tồn, trùng tu di tích và phục hồi các bài bản nhạc, múa và tuống cung đình;
Thực hiện được hàng chục đề tài nghiên cứu, ứng dụng cấp bộ, ngành, khẳng định

được vai trò và vị thế của mình trong lĩnh vực bảo tồn; Tổ chức hàng trăm cuộc biểu
diễn Nhã nhạc, hàng chục cuộc trưng bày triển lãm về di sản văn hóa Huế trong nước
và quốc tế; Thực hiện thành công hai bộ hồ sơ đệ trình UNESCO đề nghị công nhận
quần thể di tích Huế là "Di sản Văn hóa Thế giới" (được công nhận ngày 11/12/1993)
và Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam là "Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện
của Nhân loại" năm 2003; Hợp tác với hàng chục tổ chức, học viện và trường đại học
trong và ngoài nước về nghiên cứu và đào tạo; Hợp tác và phối hợp với các tổ chức bảo
tồn quốc tế thực hiện hàng chục dự án bảo tồn, tu bổ di tích và các tác phẩm nghệ thuật
đạt chất lượng cao. Ngoài ra, Trung tâm còn ra tờ tin chuyên đề theo định kỳ hàng quý
từng năm.
Bên cạnh việc bảo tồn các tài sản văn hóa vật thể, công tác gìn giữ và bảo tồn các
giá trị văn hoá phi vật thể cũng từng bước được khẳng định. Kể từ khi thành lập
(1994), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đến nay đã có hơn 100 diễn
viên, nhạc công đã qua đào tạo chuyên ngành; có đội ngũ cán bộ, chuyên viên am hiểu

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

nghệ thuật; có sự cộng tác của các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín và giàu
kinh nghiệm... Nhiều năm qua, Nhà hát đã sưu tầm, dàn dựng và biểu diễn trên dưới
hàng chục bài nhạc lễ; xây dựng nhiều điệu múa cung đình đặc sắc. Bên cạnh đó, Nhà
hát còn tham gia nhiều Festival, liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước được dư luận
đánh giá cao.
2.3.2 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức.
A. Lãnh đạo: Giám đốc và các Phó Giám đốc
B. Các tổ chức sự nghiệp:

1. Văn phòng.
2. Phòng Hợp tác Đốingoại.
3. Phòng Nghiên cứu Khoa học.
4. Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh
5. PhòngQuản lý Bảo vệ.
6. Phòng Kế hoạch – Tài chính.
7. Ban Quản lý dự án.
8. Bảo tang Cổ vật Cung đình Huế.
9. Phòng Cảnh quan Môi trường.
10. Thư viện Cố đô (đang lập đề án hình thành).
C. Các tổ chức sự nghiệp có thu: Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình
Huế.
D. Các tổ chức gắn thu, bù chi (hạch toán nội bộ): Xưởng thiết kế tu bổ Công
trình văn hoá (đang tạm gọi là Phòng Kỹ thuật và sẽ có đề án hình thành chính
thức).
E. Đơn vị sự nghiệp kinh tế (hạch toán độc lập: Công ty Cổ phần Tu bổ Tôn tạo
Di tích Huế)

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế
2.3.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
2.3.3.1 Giới thiệu điểm di tích lăng Minh Mạng Huế.
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do vua Thiệu Trị cho xây dựng), nằm trên
núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả

Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng
từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Tháng 2 năm 1820, vua Gia Long qua đời hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm
được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Làm vua được 7 năm, Minh
Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức
đã chọn được một cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp
lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng.
Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định
cho xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp
An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là Hiếu Lăng. Đích thân
nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương
Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu
Lăng bắt đầu. Vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức
điều khiển lính và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh
Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các
quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì
Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ
một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy
Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo
đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng
được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843
mới hoàn tất. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của

con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài
hòa với thiên nhiên lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.
2.3.3.2. Cơ sở vật chất hạ tầng tại điểm di tích lăng Minh Mạng Huế.
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn
nhỏ, nằm trên một khi đồi núi sông hồ thoáng mát. Hình thể lăng tựa dáng một người
đang nằm nghỉ trong một tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân
duỗi ra ngã ba sông Hương, sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, hai nửa hồ Trừng
Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Mật độ kiến trúc lăng tương đối thưa,
thoáng. Càng vào sâu mật độ kiến trúc càng dày.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS Lê Thị Kim Liên

Bao quanh lăng là bức tường thành dài 1,770m, cao 3m, dày 0,5m. Mặt trước
thành có 3 cửa ra vào. Trong lăng có 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ gồm cung điện,
lâu đài, đình tạ được bố trí cân đối trên trục đường thần đạo dài 700m từ Đại Hồng
Môn ở cửa ngoài cùng, sâu tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Vòng La thành
tuy cao nhưng không hạn chế được tầm nhìn từ trong lăng ra đến vùng núi non đẹp đẽ
ở bên ngoài, cảnh vật in bóng xuống hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc.
Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đăng đối, đối xứng nhau từng
cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ
thống, nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu thành xây theo
hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền lực chi phối toàn bộ xã hội
quân chủ. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng, càng vào sâu, kiến trúc
càng dày. Các nhà kiến trúc đương thời đã đưa ba khu kiến trúc ở lăng Gia Long nằm
theo chiều ngang nhập làm một, cho nằm theo chiều dọc trong một trục duy nhất ở lăng

Minh Mạng. Họ cùng lợi dụng thế đất và các ngọn đồi để nâng dần chiều cao của các
công trình kiến trúc. Ngoài tính cách đăng đối uy nghiêm đường bệ, lăng Minh Mạng
còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại để làm bối cảnh cho
các công trình kiến trúc.
Đại Hồng Môn là cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao
thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào
lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
Sân Bái Đình với hai dãy tượng đá, voi, ngựa, quan văn, quan võ to bằng người thực,
nhà bia sân triều lễ xây ba cấp tam tài (trời – người – đất). Bi Đình nằm trên đồi Phụng
Thần Sơn, bên trong có bia "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử
và công đức của vua cha.
Hiển Đức Môn là cửa dẫn vào nhà thờ chính là điện Sùng Ân.
Điện Sùng Ân nằm ở vị trí trung tâm, là nơi thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên
Nhân Hoàng hậu.
Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, hai bên có tả hữu tòng
tự, tả hữu tòng viện.

Nguyễn Thị Mai Hương – K43 KTDL 25


×