Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

tình hình rong kinh rong huyết ở phụ nữ tuổi sinh đê đến khám phụ khoa tại bệnh viện phụ sản hà nội 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.26 KB, 43 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
TÌNH HÌNH RONG KINH, RONG HUYẾT
Ở PHỤ NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI - NĂM 2014

Chủ nhiệm đề tài:
BSCKII. Nguyễn Thị Thu Phương
HÀ NỘI - 2014


ĐẶT VẤN ĐỀ
• Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình sức khỏe
nội tiết của người phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn chứng tỏ
nội tiết của người phụ nữ đang ở thời điểm hoạt động
tốt, đảm bảo chức năng sinh sản cũng như duy trì nâng
cao chất lượng cuộc sống
• Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ
từ buồng tử cung ra ngoài do sự bong niêm mạc buồng
tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt hooc môn sinh dục
trong cơ thể người phụ nữ.


• Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên một tuần, còn
rong huyết là hiện tượng ra máu từ bộ phận sinh dục không phải
kinh nguyệt, và kéo dài trên một tuần, Rong kinh nếu kéo dài
trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong
kinh – rong huyết, trường hợp này rất hay gặp.
• Rong kinh rong huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ tuổi trẻ đến


tuổi mãn kinh. Mỗi một độ tuổi rong kinh rong huyết có đặc thù
riêng. Rong kinh rong huyết là triệu chứng của nhiều nhóm bệnh
tuy nhiên hay gặp hai nhóm chính đó là nhóm cơ năng và nhóm
có tổn thương thực thể.
• Rong kinh rong huyết cần được phát hiện sớm và được điều trị
kịp thời, vì nếu để kéo dài gây mất máu ảnh hưởng đến sinh hoạt
hằng ngày thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, không những thế
rong kinh rong huyết kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, là một
trong những yếu tố góp phần gây nên vô sinh nữ.


Chúng tôi thực hiện đề tài :
“Tình hình rong kinh – rong huyết ở phụ nữ độ tuổi
sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện phụ sản hà
nội năm 2014”
Nhằm mục tiêu :
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rong kinh
rong huyết ở tuổi sinh đẻ.
2. Nhận xét các yếu tố liên quan rong kinh rong huyết
ở tuổi sinh đẻ


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý kinh nguyệt.
1.1.1. Sinh lý của hiện tượng kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt.

* Định nghĩa: Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính
chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra qua đường âm đạo ra
ngoài, do có sự bong nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự

tụt đột ngột estrogen và progesteron trong cơ thể

Cấu tạo nội mạc tử cung ở giai đoạn tăng sinh


Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Kích thích

Buồng
trứng

ức chế

Cơ chế điều khiển của trục vùng dưới đồi - tuyến yên buồng trứng


Phóng noãn

Chu
kỳ nội
tiết
Pha nang noãn

Phát
triển
nang


Nang trội
Pha tăng sinh

Pha hoàng thể

Hoàng thể
Pha chế tiết

Nội
mạc
TC
Kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt


1.1.2. Các thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

Các thời kỳ trong cuộc đời người phụ
nữ liên quan đến kinh nguyệt


1.2. Rong kinh, rong huyết:
Rong kinh, rong huyết là rối loạn hay gặp nhất trong rối loạn
kinh nguyệt, có thể gặp trong tất cả các giai đoạn kinh nguyệt
của người phụ nữ.
1.2.1. Một vài khái niệm của rong kinh, rong huyết
Rong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài > 7 ngày.

•Rong huyết là hiện tượng ra huyết từ tử cung không có chu kỳ
kéo dài trên 7 ngày.
•Rong kinh rong huyết khó phân biệt RKRH ở người có vòng
kinh không đều. Ngược trường hợp ra huyết không theo chu kỳ
kinh vẫn mang tính chất chảy máu, cơ chế chảy máu như chảy
máu kinh nguyệt nghĩa là do bong nội mạc tử cung dưới ảnh
hưởng của sự tụt đột ngột các hormon sinh dục nữa estrogen
hay cả estrogen và progesteron. Hiện tượng kinh nguyệt không
đều này hay gặp ở giai đoạn chuyển tiếp như tuổi dậy thì hoặc
tuổi tiền mãn kinh.


1.2.2. Phân loại rong kinh cơ năng.
 Theo Tchanop, phân loại theo sự chín muồi chức năng
sinh dục.
• Rong kinh trong thời kỳ trưởng thành sinh dục < 20 tuổi
• Rong kinh trong thời kỳ sinh đẻ (20 - 45 tuổi).
• Rong kinh trong thời kỳ tiền mãn kinh được tính trung
bình 45 -52 tuổi.
 Phân loại dựa vào biểu hiện của rối loạn chức năng
• Nhóm rong kinh có phóng noãn.
• Nhóm rong kinh không phóng noãn.
• Nhóm rong kinh không có quá trình phóng noãn đầy đủ.


 Dựa theo lâm sàng BVPSTW, phân loại RK cơ năng:
• Rong kinh tuổi trẻ từ < 20 tuổi
• Rong kinh tuổi sinh sản 20 - 45 tuổi
• Rong kinh tiền mãn kinh 45 - 52 tuổi
 Số ngày rong kinh chia làm 3 nhóm :

• Nhóm ra kinh từ 7 - 14 ngày.
• Nhóm ra kinh từ 15 - 30 ngày
• Nhóm ra kinh kéo dài hơn 30 ngày.


 Đánh giá lượng máu kinh khi rong, so sánh với lượng
máu kinh của BNở chu kỳ bình thường.
• Lượng máu kinh ít: khi máu kinh ra tương đương ngày
kinh đầu tiên, hay ngày kinh cuối kỳ kinh bình thường.
• Lượng máu kinh trung bình: khi lượng máu kinh ra
tương đương ngày có kinh nhiều nhất của bệnh nhân,
thường vào những ngày giữa của chu kỳ kinh.
• Lượng máu kinh nhiều: khi lượng máu ra nhiều hơn
những ngày có kinh nhiều nhất có thể gọi là băng kinh.
• Đánh giá tình trạng máu kinh: màu sắc, máu kinh đỏ
hay thẫm màu, có lẫn máu cục có các mảnh nội mạc tử
cung không, khi hành kinh có đau bụng không.


1.2.3. Sinh lý bệnh của RKRH
• Rong kinh do vòng kinh không phóng noãn có 2 đặc
điểm: mất kinh 2 đến 3 tháng sau đó có kinh nhiều và
kéo dài. Sau một vài tháng không có kinh, niêm mạc
chịu tác dụng của estrogen vẫn phát triển do một
nguyên nhân nào đó niêm mạc tử cung loạn dưỡng,
estrogen tụt xuống đột ngột gây ra bong niêm mạc tử
cung quá sản gây cường kinh và rong huyết.
• RKRH từng đợt do có sự dao động đáng kể trong việc
bài tiết estrogen, estrogen giảm đáng kể xuống dưới
ngưỡng chảy máu làm cho nội mạc tử cung bong.

Không có tác dụng của progesteron khiến nội mạc tử
cung bong không đều và không triệt để nên ra máu kéo
dài


1.2.4. Tính chất chu kỳ kinh.
• Bình thường chu kỳ 28 - 30 ngày dao động từ 25 - 34
ngày được coi là bình thường. Chu kỳ đầu nói lên hoạt
động trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng bình
thường. Số ngày thấy kinh bình thường 3 - 5 ngày quá
7 ngày là rong kinh, ít hơn 2 ngày là thiểu kinh .
• Lượng máu kinh trung bình: 60 - 80 ml ở phụ nữ Việt
Nam trung bình 38, 13 ± 24,76ml :
+ ướt 1 - 2 băng vệ sinh : ít
+ ướt 3 - 4 băng vệ sinh : trung bình
_ ướt > 5 băng vệ sinh : nhiều


1.2.5. Nguyên nhân gây RKRH
• Những nguyên nhân gây RKRH do nội k
• Bệnh về máu:
• Bệnh nội tiết: bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận,
gặp trong suy tủy,
• Do thuốc
• Những bệnh RKRH do bệnh nội khoa phải điều trị
theo bệnh nguyên, khi đó có rong kinh, điều trị cầm
máu nhanh nhất để làm giảm lượng máu mất ít nhất.
• Do nguyên nhân phụ khoa



1.3. Chẩn đoán rong kinh
1.3.1. Lâm sàng:
• Các bệnh toàn thân ảnh hưởng đến kinh nguyệt, bệnh
tim mạch, bệnh gan, bệnh đái tháo đường, tuyến giáp,
bệnh về máu.
• Khám toàn thân đánh giá mức độ thiếu máu: da, niêm
mạc, mạch, huyết áp, nhịp tim cũng như các xét
nghiệm sinh hóa máu.
• Khám lâm sàng phải cẩn thận phát hiện ra bất thường
ở tử cung và hai phần phụ, hệ thống nâng đỡ tử cung,
niêm mạc âm đạo biểu hiện các tác dụng của estrogen,
kiểm tra vú xem có tiết sữa không, đánh giá mức độ ra
huyết, thời gian rong huyết.


1.3.2. Các xét nghiệm và thăm dò.
+ Hồng cầu:
Bình thường ≥ 3,5 triệu;
Thiếu vừa 2,5 - 3,5 triệu;
Thiếu nhiều < 2,5 triệu (cần truyền máu).
+ Tỷ lệ Hb (Hemoglobin):
Bình thường > 11g%;
Thiếu vừa 8 - 11g%;
Nặng < 8g% (cần truyền máu)


• Hình ảnh chiều dày nội mạc tử cung
• Sinh thiết nội mạc tử cung
• Mô bệnh học
• Quá sản tuyến nang, nội mạc tử cung

• Quá sản dạng u tuyến


Quá sản dạng polip

• Quá sản không điển hình
• Teo nội mạc tử cung


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh án để nghiên cứu:
•Tất cả BN được chẩn đoán rong kinh rong huyết tuổi
sinh đẻ đến khám tại BV PSHN năm 2014
•Tuổi BN thuộc nhóm nghiên cứu 20 – 45 tuổi.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
•BN không trong nhóm tuổi NC. Các bệnh lý toàn thân:
bệnh về máu, Basedow, bệnh gan thận, những bệnh nhân
đang dùng các loại thuốc tránh thai, hooc môn thay thế.


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
NC được thực hiện theo phương pháp mô tả tiến cứu cắt
ngang
2.2.2. Các vấn đề nghiên cứu:
•Tuổi, nghề nghiệp, vùng sinh sống.
•Lý do vào khám : ra máu âm đạo.
•Tiền sử sản phụ khoa:
+ Bệnh sử phụ khoa:

+ Tiền sử sản khoa
•Lâm sàng


2.2.3. Tiến hành nghiên cứu
•Bệnh án được theo dõi, ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
BN được NC theo mẫu thu thập số liệu (phụ lục 1), bệnh án mẫu
(phụ lục 2).
•Thời gian NC: Từ tháng 4/2014 - 11/2014 thu thập tại khoa khám
bệnh tại BV PSHN.
•Hỏi bệnh: hỏi tỉ mỉ, chính xác, chu kỳ kinh nguyệt, thời gian ra máu,
mức độ ra máu, màu sắc, có triệu chứng gì kèm theo hay không.
•Các bệnh toàn thân liên quan: tim mạch, bệnh gan, đái tháo đường,
tuyến giáp, các thuốc đã dùng có liên quan đến RKRH.
•Khám LS: kỹ lưỡng có hệ thống, để phát hiện bất thường tại cổ tử
cung, thân tử cung, 2 vòi dẫn trứng, buồng trứng, niêm mạc âm đạo
đánh giá biểu hiện tác dụng của estrogen, kiểm tra vú có tiết sữa
không, các biểu hiện của dấu hiệu bệnh nội tiết liên quan (suy gan,
suy thận, hay có bệnh về máu).
•Xét nghiệm và thăm dò hình ảnh.


2.2.4. Các biến số nghiên cứu:
Những đặc điểm đối tượng nghiên cứu :
•Tuổi tính theo năm dương lịch chia thành các nhóm 2029, 30-39, 40-45
•Nghề nghiệp : cán bộ viên chức, làm ruộng nghề nghiệp
khác.
•Địa dư : Hà nội, tỉnh khác.
•Tình trạng hôn nhân : có chồng , chưa có chồng.
Tiền sử kinh nguyệt :

•Tuổi có kinh lần đầu.
•Chu kỳ kinh nguyệt có rối loạn hay không đều,
•Thời gian bắt đầu rối loạn kinh nguyệt
Tiền sử sản khoa


2.3. Cỡ mẫu.

P( x) .Q( x )
2
N = Z1−α / 2 .
2
d

Trong đó:
N
: Số cá thể của mẫu nghiên cứu .
1-α : Hệ số tin cậy, thường được chọn là 0,95 tức 95%.
Vậy ta có
P
: tỷ lệ RKRH tuổi sinh đẻ
Q
: 1-P
d = p.δ
δ
: là sai số ước lượng khi NC, ước tính là 20%
Chúng tôi chọn P = 0,25
Với công thức trên có: Q=0,75, N= 288,12, Lấy tròn 290 BN.



X

2.4. Xử lý số liệu
•Toàn bộ số liệu mẫu nghiên cứu được mã hoá đưa vào
máy tính và xử lý theo chương trình SPSS
•Dùng các thuật toán tìm ra các số liệu trung bình và độ
lệch chuẩn SD của các biến số nghiên cứu, so sánh các
tỷ lệ % bằng test χ2. Dùng T test so sánh hai giá trị
trung bình. Dùng test Anova để so sánh ≥ 3 giá trị


2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
•Đối tượng NC được giải thích, biết rõ mục đích NC, tự
nguyện tham gia vào NC.
•Tất cả những BN rong kinh rong huyết vào viện phải
được điều trị cầm máu nhanh nhất, đảm bảo sức khoẻ và
tính mạng của BN. Mọi thông tin cá nhân được giữ bí
mật, bảo đảm sự riêng tư của người bệnh . Không có sự
phân biệt trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị.


×