TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sang, mô bệnh học và đánh giá kết
quả điều trị u Phyllodes giáp biên và ác tính tại bệnh viên K từ 2005 đến 2012
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả
Bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân được chuẩn đoán u Phyllode giáp biên v
ác tính được chuẩn đoán và điều trị tại bệnh viện K từ 2005 đến 2012
Kết quả: Từ 2005 đến 2012, trong 72 bệnh nhân được chuẩn đoán u
Phyllodes giáp biên và ác tính, có 48,64% ở ộ tuổi 41-50 tổi, 75% bệnh nhân
đến khám khi kích thước u lớn hơn 5 cm, phần lớn bệnh nhân đến viện đều chưa
được điều trị (47,2%), tỉ lệ iều trị không đúng ở tuyến dưới là 52,8%. Đây là tỉ lệ
khá cao. Có thể nói, u Phyllodes bị chuẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Đặc
điểm mô bệnh học: phần lớn u có dạng đặc chiếm 72,9%; 68,14% bệnh nhân
được điều trị phẫu thuật lấy rộng u; 36,1% được điều trị tia xạ sau mổ; 29,16% tỉ
lệ bệnh nhân tái phát. Các biến chứng thường gặp tia xạ phù bạch huyết, xơ hóa
thành ngực
TỪ KHOÁ: Mô tả, đánh giá, u phyllodes
SUMMARY:
Objective: Describe clinical characteristics, histopathological and assess the
results of treating Phyllodes rumor considered borderline and malignant in K
Hospital from 2005 to 2012.
Method: Retrospective, clinical description.
Patients: All of them examined and treated in K Hospital from 2005 to 2012
Results: From 2005 to 2012, of 72 cases indicated Phyllodes rumor, there
are 48,62% of the age: 41-50, 75% of that patients must go to hospital when size of
rumor is larger than 5 cm. It’s high rate (52,8%) when common cases have no right
treatment in downline. Phyllodes rumor is general thought like many different
diseases. Description of histopathological: most of solid rumors (72,9%); surgeries
that moved rumor widely (68,14%), radiotherapy after surgery (36,1%); recurrence
(29,16%). Common complications are lymphoedema, chest wall fibrosis.
Keywords:
ĐẶT VẤN ĐỀ
U Phyllode là u đệm tế bào ngoại vi ống được Johanpners Muller mô tả lần
dầu tiên vào năm 1938, còn được gọi là sarcôm phyllode. Từ đó đến nay có
khoảng 50 tên được đặt tên cho khối u này. Trong những năm gần đây, hầu hết
1
các tác giả thống nhất gọi là u phyllode nhằm tránh từ sarcôm vì hầu hết khối u
này là lành tính. Nguồn gốc từ phyllode nhằm mô tả khối u có hình gân lá khi
xem xét trên kính hiển vi quang học. U phyllode là khối u hiếm của vú chiếm
khoảng 0,3% trong các u vú. Dựa trên các đặc điểm mô học, người ta chia u
phyllode làm 3 độ: lành tính, giáp biên và ác tính. Đặc điểm của u phyllode kể
cả lành tính vẫn có tiềm năng tái phát. Với các khối u ác tính, tỷ lệ tái phát cao
và có thể cho di căn xa theo đường máu, chủ yếu là di căn phổi, sau đó là xương,
giống như sarcôm mô mềm. U phyllode ác tính chiếm <1% các khối u ác tính ở
vú. Tại mỹ có khoảng 500 trường hợp được chẩn đoán hằng năm. Tỷ lệ u
phyllode giáp biên và ác tính chiếm 24% và 20%. Tại Bệnh viện K, đã có hai
nghiên cứu về u phyllode như Đặng Thế Căn và Hoàng Văn Thi, chủ yếu nghiên
cứu lâm sàng, mô bệnh học chung u phyllode. Tuy nhiên, hiện căn bệnh này vẫn
còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu, thậm chí còn một số Bác sĩ vẫn còn lúng
túng trong chẩn đoán và điều trị, chưa hiểu rõ bản chất của khối u này. Theo
hiểu biết của chúng tôi chưa có tác giả nào nghiên cứu về kết quả điều trị một
cách đầy đủ. Việc điều trị căn bệnh này chưa được áp dụng một cách thống nhất
giữa các trung tâm điều trị ung thư. Phân loại mô bệnh học của u phyllode cũng
có nhiều thay đổi trong những năm gần đây.
Nhằm góp phần nâng cao chẩn đoán và điều trị u phyllode, đặc biệt khối u
giáp biên và ác tính, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu sau: Mô tả
đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học, Đánh giá kết quả điều trị u phyllode giáp
biên và ác tính tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2012.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân được chẩn đoán là u phyllode giáp
biên và ác tính được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2012.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Loại hình nghiên cứu
Mô tả hồi cứu phối hợp tiến cứu kết hợp tiến cứu có theo dõi dọc.
2.2. Tiến hành nghiên cứu
* Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng:
* Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học
* Ghi nhận các phương pháp điều trị
* Theo dõi sau điều trị
2
3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được sử lý bằng phần mềm tin học SPSS 16.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân loại theo tuổi
Nhóm tuổi
Số BN
≤ 20
2
21-30
5
31-40
10
41-50
35
51-60
15
≥ 60
5
Tổng số
72
Tỷ lệ %
2.8
6.9
13.9
48.6
20.9
6.9
100
Nhận xét: Nhóm tuổi mắc nhiều nhất từ 41-50 tuổi chiếm 48,6%, sau đó
đến nhóm tuổi từ 51-60 tuổi: 15 trường hợp (chiếm 20,9%) và nhóm tuổi từ 3140 tuổi: 13 trường hợp (chiếm 13,9%)
Bảng 2. Tiền sử gia đình và bản thân
Tiền sử gia đình và bản thân
Số BN
Tỉ lệ %
Viêm xơ tuyến vú
19
26.4
Tắc tia sữa
16
22.2
Gia đình có người bị ung thư
7
9.7
Không rõ
30
41.7
Tổng số
72
100
Nhận xét: 48.6% có tiền sử viêm tuyến vú, tắc tia sữa. 7/72 BN có tiền sử
gia đình (bố mẹ cô chú cậu dì anh chị em ruột) có người bị ung thư trong đó 3
BN có tiền sử mẹ hoặc dì, chị em gái bị ung thư vú
Biểu đồ 1. Phân độ mô học
Nhận xét: Trong 72 bệnh nhân u phyllode giáp biên có 37 BN chiếm
51.4%, 35 BN u phyllode ác tính chiếm 48.6%.
3
Hình 1. U phyllode giáp biên
BN Nguyễn Thị L, Mã GPB BVK11- 65702. Nhuộm HE x 400
Hình.2. U phyllode ác tính
BN Hoàng Thị M, Mã GPB BVK09-81536. Nhuộm HE x 400
Bảng 3. Cách thức mổ
Cách thức mổ
Số BN
Tỉ lệ %
Lấy rộng u
37
68.1
Căt vú toàn bộ
12
16.7
Patey
23
31.9
Tổng số
72
100
Nhận xét: Phương pháp phẫu thuật được tiến hành chủ yếu là mổ lấy rộng
u (68.1%).
Bảng 4. Vị trí tái phat, di căn
Số BN
n
Tỷ lệ
Tái phat, di căn
Tại chỗ
17
23.6
Di căn phổi( màng phổi)
3
4.5
Di căn xương
1
1.4
Tổng số
72
100
Nhận xét: Tái phát tại chỗ chiếm tỷ lệ cao nhất là 23.6%, di căn phổi có 3
trường hợp chiếm 4.5%, chỉ có 1 bệnh nhân di căn xương (1.4%).
Bảng 5. Liên quan thời gian tái phát, di căn với độ ác tính
Độ
Giáp biên
Ác tính
P
Số BN
n
%
4
n
%
P= 0,043
BN có tái phat, di căn
8
21.62
13
37.14
BN không tái phat, di căn
29
78.38
22
62.84
Tổng số
37
100
35
100
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy u ác tính cho cao hơn so với u giáp biên
(37.14% so với 21.62%). Sự khác biệt này có y nghia thống kê với P < 0,05.
Chứng tỏ có sự liên quan tỷ lệ tái phát, di căn với độ ác tính.
Biểu đồ 2. Thời gian sống thêm toàn bộ
Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ là 87.3%
Biểu đồ 3. Thời gian sống thêm không bệnh
Nhận xét: Thời gian sống thêm không bệnh là 73.6%
BÀN LUẬN
1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC
1.1. Về đặc điểm lâm sàng
* Đặc điểm về tuổi
Trong tổng số 72 trường hợp bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở độ tuổi từ 41-50 tuổi chiếm tới
48,6% trong tổng số các bệnh nhân. Đây cũng là độ tuổi thường gặp trong ung
thư vú. Tuy nhiên số bệnh nhân mắc bệnh ở độ tuổi không quá 30 chiếm tỷ lệ
9,7%. Đặc biệt, sau tuổi 50 tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng giảm dần. Đây là đặc
điểm rất khác so với ung thư biểu mô tuyến vú.
* Đặc điểm kích thước u
5
U phyllode thường có kích thước lớn tại thời điểm chẩn đoán. Trong nghiên
cứu của chúng tôi kích thước u trung bình là 7cm, giao động từ 5cm-10cm.
Mặc dù không có nghiên cứu nào khẳng định có sự liên quan giữa viêm xơ
vú, tắc tia sữa với ung thư vú hay u phyllode nhưng chúng tôi thấy có tới 26,4%
bệnh nhân có tiền sử viêm xơ vú và 22,2% tắc tia sữa, đây là tỷ lệ khá cao.
1.2. Về đặc điểm mô bệnh học
Quan sát hình ảnh đại thể trong khi mổ chúng tôi nhận thấy phần lớn u có
dạng đặc chiếm tỷ lệ 79.2%, kế đến là thể hỗn hợp đặc và nang chiếm tỷ lệ
13.9% và thể nang 6.9%. Trong số 72 trường hợp u có kích thước lớn nhất đo
được lên tới 19.5 cm. Velpeau đã thông báo một trường hợp u khổng lồ có chu
vi 1m20 và nặng tới 20kg .
2. VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
2.1. Cách thức điều trị
Về cách thức điều trị, phần lớn các trường hợp được phẫu thuật lấy rộng u
(chiếm tỷ lệ 68.1%). Có 23 trường hợp do u quá lớn chiếm gần hết thể tích vú,
hơn nữa ở các ca này đều có ngực nhỏ và có tới 39 bệnh nhân sờ được hạch
nách trên lâm sàng nên các nhà phẫu thuật chọn phương pháp mổ cắt tuyến vú
triệt căn biến đổi nhằm đảm bảo diện cắt cách rìa u 2 cm. Hai trường hợp còn lại
do kết quả chọc hút tế bào chẩn đoán là carcinoma nên chẩn đoán trước mổ nghĩ
nhiều tới u phyllode và bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật Patey.
2.2. Kết quả điều trị
Qua biểu đồ trang 42 nhận thấy tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 5 năm đạt
73.6%. Có thể nói đây là tỷ lệ khá cao. Mặc dù chỉ được điều trị chủ yếu bằng
các phương pháp tại chỗ, tại vùng. Tỷ lệ sống thêm không bệnh là 78.4% ở thể
mô học ác tính tăng lên 68.6% ở thể giáp ranh. Nghiên cứu của Scala trên tổng
số 821 trường hợp u phyllode ác tính thấy tỷ lệ sống thêm không bệnh và sống
thêm toàn bộ 5 năm lần lượt là 84% và 91%; tỷ lệ này được theo dõi 10 năm là
77% và 89% [Error: Reference source not found]. Nghiên cứu của Chaney tai
trung tâm MD Anderson, Hoa Kỳ trên 30 bệnh nhân u phyllode ác tính thấy tỷ lệ
sống thêm toàn bộ 5 năm và 10 năm lần lượt là 79% và 42% [Error: Reference
source not found].
Tỷ lệ sống thêm không bệnh có mối liên quan chặt chẽ với độ mô học. Có
19 trong số 72 bệnh nhân xuất hiện tái phát, di căn trong vòng 5 năm sau điều
trị. Vị trí tái phát, di căn hay gặp nhất là tại chỗ và tại phổi.
6
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 72 trường hợp u phyllode giáp biên và ác tính được điều trị
tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2012 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học
- Lứa tuổi hay gặp từ 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ 48.6%, tuổi trung bình là 42 tuổi.
- Tại thời điểm chẩn đoán, u thường có kích thước lớn ( 75% u kt > 5cm).
- Khối u có đặc điểm ranh giới rõ ( 84.7%), mật độ chắc (73.6%), bề mặt nhẵn
(61.1%).
- Một nửa số bệnh nhân có hạch trên lâm sàng tuy nhiên chỉ có 1 bệnh nhân di
căn trên mô bệnh học (1.4%).
- Về măt đại thể hầu hết các trường hợp là u đặc chiếm 79.7%.
- Tỷ lệ u phyllode giáp biên là 51.4%, u phyllode ác tính chiếm 48.6%.
2. Kết quả điều trị
- Tỷ lệ tái phát, di căn sau 5 năm là 26.4%, thể ác tính tái phát cao hơn thể giáp
biên, chủ yếu là tái phát tại chỗ.
- Vị trí tái phát, di căn hay gặp là tại chỗ chiếm tỷ lệ 23.6%.
- Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 5 năm là 73.6% (78.4% ở thể giáp biên và
68.6% ở thể ác tính).
- Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 5 năm là 87.3% (91.9 % ở thể giáp biên và
82.8% ở thể ác tính).
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hoài Nga, Trần Hồng Trường & CS
(2002): Tình hình bệnh ung thư trên người Hà Nội giai đoạn 1996-1999.
Tạp chí Y học thực hành.
2. Tạ Văn Tờ, Đặng Thế Căn, Lê Đình Roanh, Nguyễn Phi Hùng (2001):
nghiên cứu thụ thể yếu tố phát triển biểu mô trong ung thư vú bằng
nhuộm hóa mô miễn dịch. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Số đặc biệt
chuyên đề Ung bướu học. Phụ bản số 4, Tập 5: 23-28.
3. Alam I, Awad ZT, Give HF (2003), Cystosarcoma phyllodes of the breast,
a clinicopathological study of 11 cases, Ir Med. 96 (6), 179- 80.
4. Barth RJ Jr. (1999) Histologic features predict local recurrence after breast
conserving therapy of phyllodes tumors, Breast Cancer Res Treat Oct, 57
(3), 291- 5.
5. Belkacemi Y, Bousquet G, Marsiglia H, et al(2008). Phyllodes tumors of
the breast. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 70: 1011-7
6.
Lai YL, Weng CJ, Noordhoff MS, (1999) Breast reconstruction
following excision of phyllodes tumor, Ann Plast Suig Aug, 43 (2), 132 –
136.
7. Lau PT, Lim TC, Png DJ, Tan WT (1998), Phyllodes tumour, an update
of 40 cases, Ann Acad Med Singapore. Mar, 27 (2), 200-203.
8
9