Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Một số giải pháp giúp Việt Nam chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.73 KB, 81 trang )

Đề tài: Một số giải pháp giúp Việt Nam chủ động ứng phó với các vụ kiện
chống bán phá giá hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Bài học từ vụ kiện hàng thuỷ sản.
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một mốc
quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước từ nền kinh tế với cơ chế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đã mở ra những triển vọng to lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các thành
phần kinh tế nước ta. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường mở rộng cho
hàng hoá của Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư,
tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, triển vọng to lớn, hoạt động xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít rào cản về thuế quan
cũng như phi thuế quan, trong đó các vụ kiện chống bán phá giá càng ngày càng
gây thêm nhiều khó khăn cho việc thâm nhập thị trường quốc tế của các mặt
hàng vốn là thế mạnh của chúng ta.
Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu cũng đang trở thành đối tượng của
các vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Canada,
Mexico, Peru, ... Hàng hoá bị kiện là những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh
xuất khẩu ( thuỷ sản, giày dép, gạo ). Nhưng những mặt hàng chúng ta xuất khẩu
với số lượng chưa đáng kể cũng đã bị kiện ( đèn huỳnh quang, ván lướt sóng.,.).
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về thực

1


tế các vụ kiện chống bán phá giá để từ đó có biện pháp phòng tránh và giảm
thiểu thiệt hại.
Làm thế nào để ứng phó có hiệu quả đối với các vụ kiện chống bán phá giá
đang là một vấn đề hết sức mới mẻ, bỡ ngỡ của các doanh nghiệp Việt Nam.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Chỉ ra những quy định trong luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và
WTO.
- Phân tích thực trạng áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, dự báo các tình huống có thể
xảy ra và hành động ứng phó của Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa và giảm tối thiểu thiệt hại cho các
doanh nghiệp và ngành hàng kinh tế Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề chốngsss bán phá giá hàng hoá.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Tập trung nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

-

Thực trạng áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng Việt Nam ở thị

trường Hoa Kỳ với trường hợp cụ thể là vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn và
tôm.
Thời gian nghiên cứu : từ sau hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ( từ
2001 đến nay)
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện
chứng , phân tích tổng hợp và so sánh số liệu.
Kết cấu bài viết:
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan về bán phá giá hàng hoá trong Thương mại quốc tế.

2



Chương II: Thực trạng và bài học kinh nghiệm ứng phó với các vụ kiện chống
bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá
giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, có ít tài liệu nghiên cứu và trở thành đề tài
nổi cộm trong thời gian gần đây. Bài viết của em chỉ mang tính tổng hợp dựa
trên phân tích diễn biến hàng hoá Việt Nam đang bị kiện bán phá giá ở thị trường
Hoa Kỳ nên chắc chắn còn sơ sài và nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý
kiến của thầy giáo Th.s Vũ Thành Hưởng và các chuyên viên thuộc ban nghiên
cứu các vụ kiện chống bán phá giá thuộc Cục quản lý cạnh tranh - Bộ công
thương để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Bán phá giá
Theo tinh thần của Điều 2.2, GATT, một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu
như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước
khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu
dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường.
1.1.2 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặt
hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc
bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở
trong nước.

1.1.3 Sản phẩm tương tự
Được quy định ở Điều 2.6 của Hiệp định như sau: “sản phẩm giống hệt , tức là
sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc
trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù
không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều điểm giống với sản phẩm đang được
xem xét ”.
Việc quyết định một sản phẩm là “ sản phẩm tương tự ” là một yếu tố rất quan
trọng trong bất kỳ một vụ việc điều tra nào, vì nó không chỉ xác định sản phẩm
nào sẽ thuộc phạm vi để phân tích cho thiệt hại, do đó sẽ xác định ngành công
nghiệp nội địa nào để điều tra xác định thiệt hại, mà còn liên quan đến xác định
sản phẩm nào của thị trường nội địa nước xuất khẩu sẽ được sử dụng để xác định
giá trị thông thường. Việc quyết định một sản phẩm là “ sản phẩm tương tự ” sẽ

4


liên quan đến việc quyết định biên độ phá giá, cũng như quyết định về tình trạng
thiệt hại.
Hiệp định WTO không bao gồm thêm bất cứ một sự hướng dẫn ngoài định
nghĩa tại Điều 2.6, trong việc xác định “ sản phẩm tương tự”. Trong thông lệ
điều tra của các cơ quan điều tra đã phát triển thêm một số tiêu chí mà họ áp
dụng cho từng trường hợp cụ thể. Các thành viên của WTO đã áp dụng các tiêu
chí khác nhau để xác định, bao gồm các tiêu chí sau:


Các đặc tính vật lý của hàng hoá;



Mức độ chuyển đổi thương mại của các sản phẩm;




Các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất;



Những phương thức sản xuất và các công nghệ sản xuất được sử dụng trong

quá trình sản xuất hàng hoá;


Những chức năng và mục tiêu sử dụng cuối cùng của hàng hoá;



Phân loại ngành công nghiệp;



Giá cả;



Chất lượng;

Thông thường các cơ quan điều tra có thẩm quyền lớn hơn trong việc sử dụng
các nhân tố này để phân định một cách rõ ràng giữa các sản phẩm tương tự tiềm
năng và ít nhấn mạnh vào những nhân tố mà những nhân tố này chỉ ra những sự
khác biệt nhỏ của sản phẩm. Chính vì vậy, cái tạo thành “ ranh giới phân chia rõ

ràng” giữa các sản phẩm tương tự tiềm năng, thỉnh thoảng là một trong những
vấn đề tranh chấp nóng bỏng, gay gắt trong một vụ việc điều tra.


Phân loại thuế quan;



Các kênh phân phối và tiếp thị của hàng hoá;

5




Sự hiện diện của điều kiện thuận lợi sản xuất thông thường hoặc sử dụng

nhân công trong nhà máy sản xuất;


Nhận thức của khách hàng và nhà sản xuất về sản lượng hàng hoá;



Uy tín thương mại / thương hiệu;

“Sản phẩm tương tự” nên được xác định càng sớm càng tốt trong vụ việc chống
bán phá giá, vì nó sẽ hình thành và tác động tới toàn bộ quá trình điều tra. Tuy
nhiên, nó sẽ là cần thiết, trong một vài trường hợp, để xem xét lại vấn đề này sau
đó trong quá trình điều tra.

1.1.4 Giá xuất khẩu
Mặc dù Hiệp định chống bán phá giá của WTO không đưa ra định nghĩa hoặc sự
mô tả về “ giá xuất khẩu” nhưng cũng quy định các cách thức tính giá xuất khẩu
khác nhau ( tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể):
Phương pháp 1: Giá xuất khẩu là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất
hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu;
Phương pháp 2: Giá xuất khẩu là giá trị tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm
nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một giá
trị tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan thẩm quyền quyết định.
Cách tính giá xuất khẩu thứ nhất là cách tính giá xuất khẩu chuẩn và được ưu
tiên áp dụng trước. Chỉ khi hoàn cảnh cụ thể như giá xuất khẩu không đáng tin
cậy vì lý do nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ 3 nào đó có quan hệ với nhau ( ví
dụ như công ty liên kết…) hoặc có thoả thuận về bù trừ; hoặc nếu như sản phẩm
đó không được bán lại hoặc được bán lại nhưng không theo những điều kiện
giống với điều kiện nhập khẩu hàng hoá, không đáp ứng các điều kiện để áp
dụng cách tính 1 thì giá xuất khẩu mới được tính theo cách 2.
1.1.5 Giá trị thông thường

6


Giá trị thông thường được quy định tại Điều 2.1 của Hịêp định WTO “ giá có thể
so sánh được, trong điều kiện thương mại thông thường, đối với sản phẩm tương
tự khi được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác”.
1.1.6 Các khái niệm khác:
-

Sản phẩm bị điều tra: là sản phẩm bị cáo buộc là bị bán phá giá và được

xuất khẩu vào nứơc nhập khẩu và bị cáo buộc là gây ra sự thiệt hại cho ngành

công nghiệp nội địa sản xuất sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
-

Ngành công nghiệp nội địa: đề cập đến ngành công nghiệp của nước nhập

khẩu được coi là bị thiệt hại bởi hàng hoá bị bán phá giá.
Điều quan trọng cần ghi nhận trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO,
những cuộc điều tra chống bán phá giá chỉ được khởi xướng trên cơ sở khiếu nại
của “ ngành công nghiệp nội địa hoặc của ngành đại diện”. Hơn nữa, để đảm bảo
rằng việc áp thuế chống bán phá giá chỉ tiến hành khi số lớn nhà sản xuất nội địa
bị tác động, theo đó Hiệp định cũng đã đưa ra hai tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Các ngành sản xuất ủng hộ việc áp dụng biện pháp chống bán phá
giá phải chiếm trên 50% tổng sản lượng của những nhà sản xuất bày tỏ ý kiến
ủng hộ hoặc phản đối việc điều tra.
Tiêu chí 2: Các nhà sản xuất ủng hộ việc điều tra chiếm tối thiểu 25% tổng sản
lượng sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Những tiêu chí này đã đặt ra yêu cầu đối với cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ
xác định liệu bên khởi kiện có đủ tư cách pháp lý khởi kiện (standing issue) hay
không trước khi tiến hành điều tra.
-

Thị trường nội địa: Ở đây đề cập tới thị trường nội địa của nước xuất xứ

của hàng hoá bị cáo buộc là bán phá giá, nói một cách khác, thị trường nội địa
của nước xuất khẩu.

7


-


Biên độ phá giá: Đây là mức độ mà giá trị thông thường vượt qua giá xuất

khẩu và được thể hiện bằng phần trăm hoặc một lượng cụ thể.
-

Biên độ phá giá không đáng kể (De minimis): Nếu biên độ phá giá đó thấp

hơn 2% của giá xuất khẩu.
-

Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể:

Nếu khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó
chiếm ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập
khẩu đó.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần đặc biệt lưu ý về quy định cộng gộp tổng kim
ngạch xuất khẩu của Hiệp định. Thông thường, việc đánh giá xem xét hàng nhập
khẩu có đang gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước hay không phải được
tiến hành riêng biệt đối với từng nước. Tuy nhiên, tại Điều 5.8 của Hiệp định đã
cho phép trong một số tình huống nhất định,cơ quan điều tra sẽ xem xét, đánh
giá kết hợp những tác động của tất cả các hàng nhập khẩu đang bị điều tra để xác
định thiệt hại. Việc cộng gộp này cho phép trường hợp số lượng nhập khẩu của
các sản phẩm tương tự từ mỗi nước dưới 3% ( tức là mức không đáng kể), nhưng
tổng số các sản phẩm nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu thì một cuộc điều tra chống bán phá giá
vẫn có thể xảy ra.
1.2 Quy định của WTO về chống bán phá giá
1.2.1 Mục tiêu và bản chất của chống bán phá giá
Bán phá giá thường được bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công

bằng. Do đó,Chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động để chống
lại những hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà thông

8


thường là thông qua việc đánh thuế chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Ngay từ năm 1974, Hiệp định GATT đã quy định thuế chống bán phá giá chỉ
được áp dụng trong những trường hợp chứng minh được rõ ràng có hành vi bán
phá giá và hành vi đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất tới một ngành
sản xuất trong nước.Tại ĐiềuVI nói trên, căn cứ xác định khi nào bán hang dưới
giá trị thông thường được quy định. Tình huống này xảy ra khi giá xuất khẩu
thấp hơn “ giá so sánh trong kênh thương mại bình thường của sản phẩm tương
tự được bán cho tiêu dung nôi địa tại nước xuất khẩu”. Trong trường hợp không
có giá nội địa để so sánh thì giá trị thông thường có thể căn cứ vào “ giá so sánh
cao nhất của sản phẩm tương tự xuất khẩu tới bất cứ một nước thứ 3 nào trong
kênh thương mại; hoặc giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ cộng
thêm một khoản lợi nhuận và chi phí bán hàng hợp lý ”. Khi các tiêu chí phức
tạp này được đáp ứng thì nước nhập khẩu được quyền áp thuế chống bán phá giá
tương đường với phần chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu.
Mặ dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá ( cũng như các biện pháp
chống trợ cấp và tự vệ ) được cho là để đảm bảo sự công bằng trong thương mại
quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giá
không phải là chính sách công mà là chính sách tư. Đó là một phương tiện mà
một đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng quyền lực của Nhà nước để giành lợi thế
cạnh tranh trước các đối thủ khác. Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bên
hưởng lợi là ngành công nghiệp nội địa và nạn nhân của biện pháp này là các nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất và

mục đích này thông qua một bản báo cáo của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa

9


Kỳ (ITC) “… mục đích của pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp không
phải bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ nhà sản xuất…Thực chất, chức năng
của pháp luật chống bán phá giá là bảo vệ cho các công ty và những người lao
động tham gia vào các hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì vậy, chẳng có gì đáng
ngạc nhiên khi người được hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là các nhà sản
xuất, ngược lại các chi phí kinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu. Chính phủ
Hoa Kỳ, thông qua luật pháp, đã đưa ra một sự lựa chọn chính trị tỉnh táo, khôn
ngoan để đưa những biện pháp đảm bảo công bằng này được công nhận trên thực
tế…”
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thương
mại mà các thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thống
thương mại đa phương. Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá
là nhằm để duy trì thương mại công bằng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần
đây cho thấy, có tới hơn 90% các biện pháp này không nhằm bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh hoặc thương mại công bằng. Ngày nay, chống bán phá giá vẫn là một
vũ khí bảo hộ cho các ngành công nghiệp truyền thống như thép, hoá chất, dệt
may và các lĩnh vực khác là những ngành có sức cạnh tranh yếu do nền tảng
công nghệ của chính họ.
Như vậy, biện pháp này được sử dụng để làm phương tiện bảo hộ, và sẽ có
những tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại của nước xuất khẩu, nhưng
ngược lai, việc bảo hộ này làm tổn hại đến nền kinh tế của chính nước sử dụng
biện pháp chống bán phá giá, đặc biệt trong trường hợp nguồn cung không lớn
hoặc sản xuất sản phẩm bị áp thuế phá giá lại có vai trò của nguyên liệu đầu vào
quan trọng của ngành công nghiệp khác như thép, điện tử, hoá chất… cũng như
ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.


10


1.2.2 Nguyên nhân làm nảy sinh vụ kiện chống bán phá giá
1.2.2.1 Xu hướng tự do hoá mậu dịch dẫn đến tình trạng lạm dụng biện pháp
chống bán phá giá
* Trong xu thế tự do hoá mậu dịch ngày càng trở nên phổ biến việc từng bước
dỡ bỏ hàng dào thuế quan và phi thuế quan buộc nhiều nước phi áp dụng các
biện pháp tài chế đơn phương để bảo hộ sản xuất trong nước. Một kết quả của
việc mở cửa thị trường chính là sự cạnh tranh lành mạnh và nền kinh tế nhờ quy
mô đem lại hiệu quả. Nhưng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu có thể làm thiệt
hại đến ngành sản xuất trong nước. Chính vì vậy, biện pháp chống bán phá giá
được coi là “ biện pháp bảo hộ có chỉ đạo”, sử dụng các thủ tục pháp lý và cách
lập luận kinh tế không rõ ràng nhằm gây nhầm lẫn và thanh minh cho việc bảo
hộ cho các ngành công nghiệp.
Nói cách khác, chống bán phá giá là một rào cản phi thuế quan cho phép một
nhóm các nhà sản xuất giành được sự bảo hộ, thậm chí trong khi các chính sách
thương mại quốc gia tổng thể đang hướng về thương mại tự do.
* Bản thân các ngành công nghiệp nội địa đã ngày càng nhận thức được vai trò
và hiệu quả của các biện pháp chế tài này, nhất là biện pháp kiện chống bán phá
giá, chống trợ cấp…trong thương mại quốc tế trong việc giúp họ bảo hộ sản xuất
trong nước.
* Ngoài ra, các vụ kiện chống bán phá giá đem lại thuế suất cao hơn so với các
vụ kiện chống trợ cấp.
* Bên cạnh đó, việc tăng thâm hụt thương mại đã làm dấy lên khuynh hướng
gây sức ép bảo hộ trong các nước nhập khẩu. Dẫn lời của ông Supachai
Panikchakdi, tổng giám đốc WTO nói với BBC rằng:” Các nước phát triển đang
đi ngược lại những điều mà họ thuyết giáo, đặc biệt là chính sách bảo hộ ngày


11


càng tăng của Hoa Kỳ. Điều này làm xói mòn lòng tin của các nước đang phát
triển trong hợp tác tự do hóa thương mại ”.
1.2.2.2 Các quy định về chống bán phá giá còn phức tạp và chứa đựng nhiều yếu
tố bất lợi
Theo luật chống bán phá giá của WTO và một số nước như Hoa Kỳ, EU,
Canada… trong trường hợp số lượng sản phẩm nhập khẩu từ một nước thấp hơn
3% tổng số lượng sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới thì đơn
khởi kiện sẽ bị bác bỏ và vụ kiện sẽ được chấm dứt. Vì số lượng “ không đáng
kể ” này không thể là nguyên nhân gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho
ngành công nghiệp nội địa nước nhập khẩu.
Chính vì vậy, khi số lượng sản phẩm nào đó của một nước xuất khẩu cao hơn
3% thì đó sẽ là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để ngành công
nghiệp nội địa khởi kiện.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật chống bán phá giá nêu trên còn cho
phép cộng gộp thị phần xuất khẩu của các nước cùng xuất khẩu sản phẩm bị kiện
vào nước nhập khẩu. Điều đó đã giúp cho các ngành công nghiệp nội địa có
thêm cơ hội trong việc chứng minh hàng nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc
đe doạ gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa của họ. Bằng phương pháp
này các cơ quan điều tra sẽ cộng gộp tất cả các hàng hoá nhập khẩu tương tự từ
tất cả các nước bị điều tra để đánh giá tác động gộp đối với ngành sản xuất nội
địa. Mặc dù quy định này đã được hợp pháp hoá trong WTO, đây vẫn là một
vấn đề lớn trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng
các phương pháp cộng dồn đã đem đến lợi thế đáng kể cho các quyết định khẳng
định có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Theo các nghiên cứu của cơ sở dữ
liệu chống bán phá giá WTO về việc điều tra của Hoa Kỳ, cộng dồn đã làm thay

12



đổi kết quả từ phủ định sang khẳng định trong phần lớn số vụ kiện. Phương pháp
cộng dồn đã làm tăng lợi ích cho việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa lên khoảng
30%. Một phân tích về các vụ kiện chống bán phá giá của EU cũng đã cho thấy
rằng có một sự thay đổi mạnh mẽ trong các kết luận của vụ điều tra về thiệt hại
và các quyết định kết luận là có thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa EU đã tăng
lên 42%.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy các vụ kiện chống bán phá giá thường
đem lại nhiều lợi thế so sánh hơn so với việc vụ kiện chống trợ cấp như thuế suất
thường cao hơn; thời gian áp dụng dài hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia thì
thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá thường kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc
vô thời hạn; có nhiều khả năng điều chỉnh luật lệ hơn; sự phản hồi mang tính
ngoại giao yếu hơn và có thể đạt được kết quả khả quan khi vụ kiện chống bán
phá giá nhằm vào các nền kinh tế phi thị trường.
Một điều đáng quan tâm hơn nữa là trên thực tế, việc sử dụng biện pháp chống
bán phá giá là một phần quan trọng luôn có trong chiến lược kinh doanh của
nhiều ngành công nghiệp nội địa nhằm bảo vệ lợi ích của ngành mình trước sự
cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt từ hàng hoá nhập khẩu.
Trong phần lớn các lập luận, các nghiên cứu và các cuộc tranh luận trong các
vòng đàm phán của WTO như vòng đàm phán Kenedy (1964-1967), vòng đàm
phán Tokyo ( 1973-1979 ), vòng đàm phán Uruguay (1994) và đặc biệt trong
các vòng đàm phán Doha (2001) các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ,
Canada, Australia, EU…thường tập trung nhiều vào nguyên tắc “ thương mại
công bằng ” và các hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế được coi như “
hành vi thương mại không công bằng”.Trên thực tế, biện pháp chống phá giá đã
bị lạm dụng và nhiều nước, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển đã

13



biến nó thành rào cản thương mại, duy trì chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Nói
cách khác, biện pháp được coi là hợp pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bóp
méo dòng chảy thương mại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại khách quan
của hoạt động này, đi ngược lại mục đích của WTO là giảm đáng kể thuế và các
rào cản thương mại khác theo hướng loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối
quan hệ thương mại quốc tế.
1.2.2.3 Vấn đề chính trị trong các vụ kiện chống bán phá giá
Nếu nhìn vào sự linh hoạt, biến đổi liên tục của hệ thống pháp luật chống bán
phá giá của EU, Hoa Kỳ, Canada thông qua việc cải cách, sửa đổi, bổ sung của
các văn bản pháp luật, chúng ta sẽ thấy yếu tố chính trị có vai trò không nhỏ
trong các vụ kiện chống bán phá giá.
Chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua một vi dụ điển hình sau
Dưới sức ép mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa và với động cơ chính trị
nhằm giành được sự ủng hộ của cử chi trong ngành công nghiệp nội địa như
thép, nông nghiệp, điện tử, điện tử bán dẫn,…, ngày 28/10/2000 Tổng thống Bill
Clinton ký sắc lệnh ban hành tu chính án Byrd bất chấp sự phản đối mạnh mẽ và
đe doạ trả đũa từ các đối tác thương mại lớn như EU, Nhật Bản, Canada…Theo
quy định của văn bản pháp luật này thì hàng năm ngành công nghiệp nội địa Hoa
Kỳ có thể thu về một khoản tiền khổng lồ từ thuế chống bán phá giá hàng nhập
khẩu. Theo ước tính của hãng luật này thì trong vụ kiện chống bán phá giá tôm
đến khoảng tháng 1/2006 ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ có thể nhận được một
khoản tiền từ 100-120 triệu USD theo quy định này.
Điều đáng chú ý hơn nữa là Chính phủ Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng chính sách
kép kín trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong ngành thương mại nội địa thép
và nông nghiệp, Chính phủ Hoa Kỳ một mặt vẫn trợ giá, đồng thời sử dụng vũ

14



khí chống bán phá giá chống lại các nhà xuất khẩu nước ngoài. Chính vì vậy,
một khi các nhà sản xuất Hoa Kỳ cảm thấy không thể cạnh tranh được, họ chỉ
cần kiện các nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá.
1.2.2.4 Sự phức tạp của pháp luật chống bán phá giá
Theo đánh giá của các cơ quan pháp lý, luật pháp chống bán phá giá là một
trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế.
Một số vấn đề như trả lời các câu hỏi, điều tra, thẩm tra tại chỗ, phương pháp
tính giá, sử dụng thông tin sẵn có, xem xét lại thủ tục hành chính, quy định về
nền kinh tế phi thị trường, gánh nặng của nghĩa vụ chứng minh bên bị khởi
kiện… đã làm cho tính chất của một vụ kiện rất phức tạp, thời gian giải quyết vụ
kiện thường kéo dài và thời hạn áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá cho
sản phẩm bị kiện thường là vô thời hạn.
Cùng với việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chống bán phá giá của
các nước như Hoa Kỳ, EU, Canada và một số thành viên khác của WTO thì Bản
câu hỏi dành cho các nhà xuất khẩu theo thời gian dường như ngày càng dài hơn
và phức tạp hơn. Vào năm 1987, Bản câu hỏi dài 52 trang, thì đến năm 1988 đã
tăng lên 73 trang, năm 1989 là 128 trang và đến năm 1990 thì số trang đã tăng
lên là 158, dài gấp 3 lần số trang của 3 năm trước đó. Những lời chỉ trích đưa ra
không chỉ về tính phức tạp của Bản câu hỏi mà còn về số lượng ngày càng nhiều
thông tin cần cung cấp về việc bán phá giá ở thị trường nội địa, việc bán hàng
sang nước thứ ba…
Hơn nữa, các cơ quan điều tra còn đưa ra các quy định, các đòi hỏi quá cao và
không tương thích về việc cần phải hệ thống hoá và hiện đại hoá hệ thống sổ
sách kế toán, chứng từ, tài liệu liên quan… theo đúng như tiêu chuẩn của mình

15


đặt ra. Hiện nay, các cơ quan điều tra, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU, yêu cầu việc trả
lời thông tin cần phải đưa vào đĩa CD rom theo hệ thống định dạng riêng biệt.

Tình hình còn phức tạp hơn khi hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi các quy
định chống bán phá giá đối xử một cách thiếu công bằng đối với các nước bị coi
là có nền kinh tế phi thị trường (NME). Ví dụ, số nhân viên của bộ phận điều tra,
tính toán biên độ phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) là 129 người, trong
đó 2/3 lực lượng này (80 người) có nhiệm vụ điều tra 7 nước mà theo luật pháp
của Hoa Kỳ bị coi là có nền kinh tế phi thị trường. Trong khi đó chỉ có 40 nhân
viên điều tra những nước có nền kinh tế thị trường ( hơn 100 nước), trong đó có
những nước kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất lớn và cũng là
những nước bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá rất nhiều đó là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan, Đức… Câu hỏi được đặt ra ở đây là, tại sao phải cần đến một lượng
nhân viên lớn như vậy để xử lý các vụ kiện bán phá giá tư các nước NME. Câu
trả lời ở đây rất đơn giản “ đó là sự phức tạp từ các nước NME “ . Nhưng sự
phức tạp trong quá trình xử lý lại nằm trong chính sự phức tạp, cồng kềnh và yêu
cầu quá cao của các quy định trong hệ thống pháp luật chống bán phá giá của
nước này nhằm chống lại hàng hoá xuất khẩu giá rẻ từ các nước NME.
Có lẽ chỉ có các bên có lợi ích liên quan như ngành công nghiệp nội địa là ưa
thích sự phức tạp của hệ thống pháp luật này vì như thế vô hình chung đã tạo
thêm gánh nặng nghĩa vụ chứng minh lên vai của các nhà sản xuất và xuất khẩu
nước ngoài.
1.2.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO
Trong 25 năm, qua nhiều nước đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng
của việc giải quyết tranh chấp tại WTO. Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO được đánh giá là khá hữu hiệu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chống

16


bán phá giá, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này nhận xét rằng: “ giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực phá giá sẽ là một trong những thách thức chính đối với
hệ thống WTO…Nhận thức được sự phức tạp về sự kiện cũng như tính pháp lý

của các vấn đề điển hình nảy sinh trong quá trình tranh chấp về chống bán phá
giá, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp ở cấp độ pháp lý cao hơn này sẽ không
dễ dàng ”.Theo quy định tại điều 17 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO
(ADA) về tham vấn và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chống bán phá giá,
các quốc gia thành viên phải tuân thủ Bản ghi nhớ về giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ WTO (DSU).
Những vấn đề có thể đưa ra để giải quyết tranh chấp liên quan đến chống bán
phá trong khuôn khổ DSU của WTO bao gồm:
(i)

Hành động cuối cùng để áp đặt thuế chống bán phá giá ( như quyết

định cuối cùng )
(ii)

Cam kết giá;

(iii)

Các biện pháp tạm thời với điều kiện là biện pháp này có ảnh hưởng

đáng kể và quốc gia khiếu nại thấy rằng biện pháp này không tuân thủ các quy
định về điều kiện áp dụng biện pháp tạm thời;
Tuy nhiên, các quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đã không được
đưa ra xử lý theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Một quốc gia thành viên có quyền yêu cầu tham vấn đối với một thành viên
khác nếu nhận thấy rằng:
(i)

Bất kỳ lợi ích nào của nước này, trực tiếp hoặc gián tiếp theo Hiệp định


này, đang bị mất đi hoặc suy giảm; hoặc
(ii)

Bất kỳ mục đích nào bị ngăn cản bởi thành viên khác.

17


Thành viên yêu cầu tham vấn có thể đưa vấn đề ra cơ quan giải quyết tranh
chấp (DSB) nếu:
(i)

Thành viên đó nhận thấy việc tham vấn không giúp đạt được một

(ii)

Thành viên khác đã đánh thuế chống bán phá giá chính thức hoặc đã

chấp nhận cam kêt giá; hoặc
(iii)

Trong trường hợp biện pháp tạm thời có tác động nghiêm trọng và đã

bị áp dụng trái với quy định của Hiệp định này về biện pháp tạm thời như quy
định tại Điều 7.1.
Trên cơ sở đó, DSB sẽ thành lập Ban hội thẩm xét xử theo đúng các thủ tục đã
định. Ban hội thẩm xem xét vấn đề căn cứ vào:
(i)


Văn bản của thành viên khiếu nại;

(ii)

Các căn cứ thực tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có

được phù hợp với các thủ tục nội bộ của nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, Ban hội thẩm chỉ xem xét, xác định sự việc: (i) liệu cơ quan có
thẩm quyền của nước nhập khẩu đã thiết lập các căn cứ thực tế có đầy đủ, hợp lý
hay không; và (ii) cách đánh giá các căn cứ thực tế đó có công bằng và khách
quan hay không. Nếu hai yêu cầu này được đáp ứng và thoả mãn thì Ban hội
thẩm sẽ tôn trọng quyết định của các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu.
Hơn nữa, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu Ban Hội thẩm thấy có ít
nhất hai cách giải thích, diễn giải có thể chấp nhận được cho một quy định của
Hiệp định chống bán phá giá và nếu biện pháp có liên quan của cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu dựa trên một trong hai cách giải thích đó thì biện
pháp này được Ban hội thẩm coi là phù hợp với Hiệp định.

18


Việc hạn chế vai trò của Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp của WTO trong
các vụ việc chống bán phá giá chỉ đơn thuần là xác định liệu “ Việc thiết lập các
dữ liệu của cơ quan có thẩm quyền có thích hợp và việc đánh giá đó công bằng
và khách quan hay không”. Hiệp định đã đưa ra các điều kiện để Ban hội thẩm
xem xét lại các kết luận chống bán phá giá bị hạn chế hơn rất nhiều so với việc
cho phép thẩm quyền của các Ban hội thẩm khác trong WTO. Việc khác nhau
và sự hạn chế các vấn đề cần xem xét của Ban hội thẩm đã cho phép các cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu thoát ra khỏi việc xem xét cẩn trọng của Ban

hội thẩm WTO và đưa ra sự hạn chế quá mức đã làm giảm tính hiệu quả của việc
xem xét lại.
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá đều liên quan nhiều nội dung khiếu nại.
Điều này thể hiện một thức tế là một quyết định chống bán phá giá là một chuỗi
các quyết định về nhiều vấn đề khác nhau như về thiệt hại, phương pháp tình
toán sai, quy trình xử lý… Ở đây câu hỏi đặt ra là liệu Ban hội thẩm của của
WTO có bị ràng buộc bởi thời gian nghiên cứu nghiêm ngặt của DSU hay
không. Đặc biệt là thời hạn 6 tháng theo quy định tại Điều 12.8. Thực tế cho thấy
phần lớn các quyết định của WTO thường kéo dài đến 1 năm và dễ bị quá tải nếu
cùng một lúc có quá nhiều vụ tranh chấp. Điều này có thể phương hại tới chất
lượng và tính nhất quán của các quyết định của Ban hội thẩm chống bán phá giá.
Thêm vào đó, do quy chế giải quyết tranh chấp của WTO không đề cập tới
NME nên vấn đề xác định giá trị thông thường trong các vụ kiện chống bán phá
giá thương gây tranh cãi nhiều lại không thể giải quyết tại DSB.
Khi chưa là thành viên của WTO, Việt Nam chưa có cơ hội sử dụng cơ chế
giải quyết tranh chấp chống bán phá giá để tự bảo vệ mình trong thời gian qua.
Khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ hoàn toàn bình đẳng với các thành viên khác

19


trong sử dụng cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp trong thương mại nói
chung, tranh chấp chống bán phá giá nói riêng theo DSU. Điều này sẽ hạn chế
bớt các hành vi đối xử thiếu công bằng, bớt tình trạng lạm dụng các biện pháp
chống bán phá giá chống lại hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu những điểm trình bày trên đây có thể hoàn toàn đúng về mặt lý
thuyết thì về mặt thực tiễn chúng ta vẫn cần nhận thức rõ các khó khăn, thách
thức không chỉ về mặt lý luận, kiến thức, kinh nghiệm, nguồn nhân lực được đào
tạo cơ bản…mà còn cả về tiềm lực tài chính để theo đuổi các vụ tranh chấp này .
Chính vì vậy, công tác chuẩn bị ngay từ bây giờ, cần phải được quan tâm thích

đáng.
1.3 Những khó khăn thiệt hại khi Việt Nam bị kiện bán phá giá

Các vụ kiện chống bán phá giá đã gây ra tác động lớn đến nền kinh tế Việt
Nam. Một khi bị kiện bán phá giá, dù chưa có kết luận cuối cùng về việc có bán
phá giá hay không, ảnh hưởng bao trùm lên nền kinh tế chính là sự lo lắng về
nguy cơ bị áp thuế và các công tác kháng kiện đã làm đảo lộn các hoạt động kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp và của người lao động. Có thể thấy sự tác
động này trên các mặt sau:
1.3.1 Đối với các doanh nghiệp trong nước
Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất về mặt
tài chính ngay từ những ngày đầu tiến hành điều tra vụ kiện. Từ năm 1994 cho
đến nay, mặc dù có những vụ kiện chống bán phá giá nhưng không áp thuế cho
doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng này cũng đã trải qua những
khoản chi phí khổng lồ liên quan đến công việc kháng kiện. Các chi phí đó
thường bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời Bản câu hỏi, thuê luật sư tư
vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng,… Ví dụ như trong vụ kiện

20


chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm tôm, các doanh nghiệp Việt
Nam đã phải bỏ ra cả triệu đô la để tiến hành thuê Hãng Luật Wilkie Farr &
Gallagheer tư vấn và làm đại diện cho mình. Đây quả là một chi phí đáng kể đối
với các doanh nghiệp Việt Nam.
1.3.2 Ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu
Một tác động rất lớn về mặt kinh tế do các vụ kiện chống bán phá giá đó là sự
giảm sút đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Điều này hoàn toàn lý giải được vì ngay
từ khi cuộc điều tra mới bắt đầu, các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ hay
EU đều cắt giảm nhập khẩu do có những lo ngại về nguy cơ phải trả thêm khoản

thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu các sản phẩm tôm, cá hay da giày từ Việt
Nam. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận thị trường này đã bị thu
hẹp lại ngay trong quá trình diễn ra điều tra. Ví dụ: trong vụ tôm, ngay khi có
quyết định chính thức của DOC và ITC, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã chuẩn bị
những dự phòng rủi ro khi có quyết định chính thức về bán phá giá. Đồng thời,
họ đã chuyển sang nhập tôm thẻ chân trắng có giá thấp hơn. Đặc biệt khi Hải
quan Hoa Kỳ có dự thảo yêu cầu các nhà nhập khẩu phải ký quỹ cho cơ quan hải
quan theo tỷ lệ 10% giá trị nhập khẩu ( từ các năm trước ) của các nước bị kiện,
các nhà nhập khẩu càng e ngại nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Chính những phản
ứng của các nhà nhập khẩu này đã làm cho các mặt hàng đang bị điều tra của
Việt Nam khó có thể thâm nhập vào thị trường xuất khẩu chủ yếu này.
Sự tác động này thể hiện ngày càng rõ nét khi có quyết định áp thuế chống bán
phá giá. Khi có quyết định áp thuế, các sản phẩm của Việt Nam sẽ bị bất lợi về
giá cả trong cạnh tranh với các hàng hoá của nước khác không bị áp thuế hoặc bị
áp thuế ở mức thấp hơn. Hơn nữa, do người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng phải mua
hàng với giá cao hơn, nhu cầu tại thị trường này đã giảm xuống và điều này đã

21


tác động đến nhu cầu nhập khẩu các hàng hoá bị áp thuế sẽ giảm. Trong trường
hợp tôm của Việt Nam, rất nhiều hợp đồng nhập khẩu giữa các doanh nghiệp
Hoa Kỳ và Việt Nam đã giảm đáng kể vào dịp tháng 9-10/2004 so với cùng kỳ
2003 do tác động của giá tôm tăng. Kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2004 đã
giảm xuống một cách rõ rệt.
Một ví dụ khác cho sự suy giảm kim ngạch nhập khẩu do tác động của thuế
chống bán phá giá là ngành sản xuất xe đạp. Kim ngạch xuất khẩu xe đạp của
Việt Nam trong tháng 7/2005 chỉ còn 10tr USD, giảm từ 18tr USD trong tháng
trước do tác động từ việc EU quyết định áp thuế chống bán phá giá với mức thuế
suất từ 15,8- 34,5% trong tháng 7.

Ngoài ra, những quy định liên quan tới các biện pháp đặt cọc bảo đảm khi xuất
khẩu vào Hoa Kỳ cũng đã góp phần tác động tiêu cực không nhỏ cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Trong vụ cá basa, các nhà nhập khẩu phải đóng một khoản
tiền đặt cọc là 50000 USD và họ sẽ thanh toán khoản thuế còn nợ theo từng
container hàng. Ví dụ, với cá basa nhập khẩu từ Việt Nam, khoản tiền thuế có
thể khoảng 20000-25000 USD/contạiner. Khoản tiền đặt cọc này thậm chí còn
tăng lên cao hơn, tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá tính trên tổng
lượng hàng mà một công ty nhập khẩu ( từ nước bị áp thuế) trong vòng 12 tháng.
Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu tôm và cá basa sau này sẽ phải
chấp nhận các khoản tiền đặt cọc khổng lồ lên tới hàng chục triệu USD nếu
muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Một lần nữa các khoản đặt cọc này đã
làm cản trở sự tăng trưởng xuất khẩu của các ngành công nghiệp liên quan của
Việt Nam.
Mặc dù, vụ kiện chống bán phá giá đối với giày da xuất khẩu từ Việt Nam sang
thị trường EU đang trong giai đoạn điều tra, nhưng ngay trong năm 2005, ngành

22


công nghiệp giày da của ta đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã bị suy giảm tới 300 triệu USD so với kế
hoạch đề ra từ đầu năm. Nghiêm trọng hơn cả, các doanh nghiệp nhận gia công
từ nước ngoài đã bắt đầu cắt giảm đơn đặt hàng.
1.3.3 Tác động tới các ngành công nghiệp khác
Các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị chống
bán phá giá mà lan rộng sang các ngành công nghiệp khác. Đó chính là phản ứng
mang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm bị điều
tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào. Ví dụ trường hợp xuất khẩu tôm và cá,
doanh nghiệp tư nhân nuôi tôm, cá và cả những doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
đều chịu chung một số phận. Mặc dù các doanh nghiệp chế biến đã xuất khẩu đã

rất cố gắng chuyển hướng sang tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới như Nhật
Bản, các nước Trung Đông nhưng khó khăn về giá cả và quy mô thị trường xuất
khẩu mới này vẫn không thể bù đắp được những thiệt hại do các vụ kiện chống
bán phá giá gây ra, kéo theo sự ảnh hưởng tới chính các nhà nuôi trồng. Các vụ
kiện chống bán phá giá còn gây tác động tiêu cực đến tình hình đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Sau các vụ kiện xe đạp, đèn huỳnh quang và hiện tại là giày
mũ da, không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nói
trên đã hoặc đang tính đến phương án đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Việt Nam
và dịch chuyển đi nơi khác. Như vậy, nguy cơ mất thị trường xuất khẩu cũng
như hiểm hoạ phá sản đối với nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất khácxuất khẩu sẽ tác động tiêu cực tới nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác.
Từ khi vụ kiên da giày xảy ra, đơn hàng giảm, sản lượng giảm dẫn đến thu
nhập doanh nghiệp bị giảm 15 đến 60%. Bên cạnh đó, thu nhập doanh nghiệp
giảm còn do phải trả lương chờ việc, bù lương cho công nhân trong khi không có

23


đơn hàng hoặc đơn hàng có giá trị thấp. Cùng với hậu quả thu nhập giảm, các
doanh nghiệp còn bị thiệt hại nặng nề về kinh tế do chỉ sử dụng được tối đa 6070% công suất thiết kế, thiệt hại trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hao mòn vô
hình, hao mòn hữu hình… Vụ kiện phá giá đang đẩy các chủ doanh nghiệp vào
tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” đầu tư tiếp hay dừng lại hẳn vẫn là câu hỏi chưa
có câu trả lời.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn thấy các tác động tiêu cực của các vụ kiện chống bán
phá giá e rằng việc đánh giá sẽ quá đơn giản và một chiều. Thực tế cho thấy, các
vụ kiện này, đặc biệt là vụ kiện lớn như cá tra, cá basa, tôm, xe đạp, giày mũ da
cũng có những tác động tích cực của chúng đó là:


Khẳng định sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc


tế.


Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trước

dư luận thế giới.


Cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng rà soát và xây

dựng lại chiến lược xuất khẩu của mình.


Cơ hội để doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thương mại quốc tế nói

chung và pháp luật chống bán phá giá nói riêng, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời hoàn chỉnh công tác kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu…
Điều này cũng có thể được chứng minh trong 2 vụ kiện chống bán phá giá cá
tra, basa và tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gặp nhiều
khó khăn trên thị trường Hoa Kỳ sau 2 vụ kiện này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
đã chủ động xúc tiến mạnh việc xuất khẩu vào thị trường khác, đặc biệt là thị
trường EU và Nhật Bản. Cùng với viêc mở rộng thị trường, các doanh nghiệp đã
trú trọng tới việc đa dạng hoá sản phẩm, thay thế dần sản phẩm xuất khẩu sơ chế

24


bằng những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với các thị trường truyền
thống. Nhờ đó, hiện nay cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã thay
đổi theo chiều hướng tích cực: thị trường Nhật Bản đã chiếm 24,4%, EU vươn

lên vị trí thứ hai là 23,4%, Hoa Kỳ chỉ còn 18,1%.
1.4 Bài học kinh nghiệm của một số nước
1.4.1 Trung Quốc
Trong những năm 90, Trung Quốc là nước chịu nhiều vụ kiện chống bán
phá giá nhất trên thế giới. Chỉ trong hơn 10 năm ( từ năm 1987 - 1998) đã có 262
vụ điều tra chống phá giá của các nước trên thế giới đối với Trung Quốc, chiếm
1/6 tổng số các vụ điều tra chống phá giá trên thế giới. Tính trong thời kỳ WTO,
từ 1995 – 2005, Trung Quốc là bị đơn của 469 vụ kiện chống bán phá giá trong
đó phần lớn các vụ kiện đều đi đến kết quả là các sản phẩm của Trung Quốc bị
áp dụng thuế chống bán phá giá, bị buộc nâng giá hoặc bị hạn chế về số lượng
xuất khẩu. Điều đáng lưu ý là mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xuất
khẩu của Trung Quốc thông thường rất cao do Trung Quốc vẫn bị coi là một
nước có nền kinh tế phi thị trường.
Sức ép từ các vụ kiện chống bán phá giá đối với Trung Quốc gia tăng sau
thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO. Thực tiễn cho thấy, việc gia nhập WTO
đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội về thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với
tăng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải đối mặt với
nhiều nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hơn. Theo thống kê của WTO, trong
giai đoạn 1995 – 2000, trung bình Trung Quốc phải chịu 34,5 vụ kiện/năm. Con
số này đã tăng lên đến 51,25 vụ kiện/năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Sức ép từ các vụ việc chống bán phá giá càng trở nên nặng nề hơn khi Chính phủ

25


×