Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.83 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI
TRƯỜNG T.H NGUY ỄN HU Ệ
Số:

/KH-TTH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sa Loong , ngày … tháng …. năm 2010

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
--------------------------Trường Tiểu học Nguyễn Huệ thành lập từ năm 1991 thuộc Phòng Giáo dục
huyện Ngọc hồi. Trường đổi tên thành trường Nguyễn huệ vào năm 2005, từ trường
tiểu học Sa Loong trước đây. Năm học 2009-2010 trường tách ra thành lập thêm
trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn xã Sa Loong, vậy trường chỉ còn quản
lí học sinh 02 thôn (Đắk Wang và Giăng Lố 1).
Trường đóng trên địa bàn xã Sa Loong là một xã biên giới thuộc vùng đặc biệt
khó khăn của tỉnh kon tum. Từ những ngày đầu thành lập công tác dạy và học còn
gặp rất nhiều khó khăn, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế của địa
phương và đời sống của nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số chưa phát triển; quy mô
trường lớp chưa đảm bảo, đội ngũ giáo viên không đồng bộ về trình độ chuyên môn,
yếu về nghiệp vụ công tác, do chịu sự ảnh hưởng từ trình độ đào tạo không chính
quy, cấp tốc, công đoạn…Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm học 2004-2005
đến nay chất lượng giáo dục, giảng dạy của nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực,
quy mô trường lớp được xây dựng và củng cố, đội ngũ giáo viên được tăng cường đủ
về số lượng, trẻ hoá về độ tuổi, cơ bản đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ. Các hình
thức dạy học 1 buổi, 2 buổi/ ngày được mở rộng.
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 là
nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá
trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường


và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên
và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường tiểu
học Nguyễn Huệ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết
của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện đúng những quyết sách của
ngành, của xã trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng trường trên vùng dân tộc
thiểu số. Góp phần xây dựng ngành giáo dục huyện Ngọc Hồi phát triển theo kịp yêu
cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.
I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ
TRƯỜNG:
1. Điểm mạnh.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 20 trong đó: BGH: 2,
GV: 16, nhân viên: 02 ( 1 kế toán, 1 văn thư)- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn
và trên chuẩn, trong đó có 72 % trên chuẩn(4 đ/c đại học, 9 đ/c cao đẳng).


- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Có kế
hoạch trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai
kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ,
giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề,
gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Chất lượng học sinh:
- Năm 2007-2008
+ Tổng số học sinh: 542 với 22 lớp.
+ Xếp loại học lực năm học : Giỏi 29 = 5,35 %; Khá 140= 25,8%; TB 246 =
45,4%; Yếu 127=23,4%
+ Xếp loại hạnh kiểm: 94 % Thực hiện đầy đủ.
+ Thi giao lưu học sinh giỏi huyện năm 2007- 2008 đạt 02 giải khuyến khích.
- Năm 2008 – 2009

+ Tổng số học sinh 573 với 24 lớp.
+ Xếp loai học lực: Giỏi 55 =9,6%; Khá 173 = 30,2%; TB 262= 45,7%; Yếu 83
= 14,5 %.
+ Tham gia thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện: đạt 01 giải khuyến
khích.
- Năm 2009- 2010
+ Tổng số học sinh 299 với 13 lớp
+ Xếp loại học lực: Giỏi 26 =8,7 %; Khá 56 = 18,7 %; TB. 184 =69,6 %; Yếu
33= 11,0%
+ Tham gia thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện: đạt 01 giải khuyến khích.
* Chất lượng phổ cập:
+ Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học năm học hàng năm đều đạt: từ 98%
trở lên.
* Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 14. Trong những năm gần đây đều được sữa chữa, tu tạo và cơ
bản đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay.
+ Trường có máy tính, mạng Internet phục vụ cho BGH, các bộ phận làm việc
và truy cập, tìm các thông tin…Có máy chiếu phục vụ cho việc tổ chức dạy học sử
dụng CNTT.
- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục, được học
sinh và phụ huynh học sinh tin cậy.
* Năm học 2006-2007; 2007-2008 đều được UBND huyện tặng giấy khen
“hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Năm học 2009-2010 đạt danh hiệu “tập thể lao động
tiên tiến”.
2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:


+ Cán bộ quản lí có đ/c mới bổ nhiệm kinh nghiệm quản lí còn hạn chế, công
tác tham mưu cho hiệu trưởng và các cấp để tuyển chọn cán bộ giáo viên có năng lực

chuyên môn nghiệp vụ và những người có tinh thần trách nhiệm cao đôi lúc chưa
thường xuyên.
+ Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ còn hạn chế.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên nhiều khi còn mang tính
động viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:
Một bộ phận giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc
quản lý, giáo dục học sinh, có giáo viên ý thức tự học chưa cao, bảo thủ, sự tín nhiệm
của học sinh và đồng nghiệp và nhân dân còn thấp.
- Chất lượng học sinh:
Là vùng dân tộc thiểu số nên điều kiện, hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn
còn một bộ phận dân cư thiếu sự quan tâm đến giáo dục nhất là việc học tập của con
em mìnhh nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của từng lớp và nhà
trường. Số học sinh có học lực trung bình và yếu còn chiếm tỉ lệ cao, còn có một số
học sinh chưa tự giác và ý thức học tập, rèn luyện còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất:
Chưa đồng bộ, hiện đại. Các phòng học đều cấp bốn và nhất là các phòng học ở
điểm lẻ đã và đang xuống cấp, bàn ghế học sinh đa phần là chưa đúng chuẩn, chưa có
các phòng chức năng như: phòng thư viện, phòng hội đồng, phòng học các môn năng
khiếu, khu hiệu bộ, nhà đa năng....
3. Thời cơ
- Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng tình hình kinh tế - xã hội
của xã đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện
đáng kể, nhân dân ngày càng tin tưởng sâu sắc hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức
thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà.
- Công tác xã hội hoá giáo dục, đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là những
năm gần đây, cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
của nhà trường. Gia đình - Xã hội đã nêu cao cộng đồng trách nhiệm trong công tác
giáo dục con, em mình.

- Nhà trường luôn được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong
khu vực.
- Được đưa vào lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 của huyện
giai đoạn 2010 - 2015.
4. Thách thức:
- Là xã biên giới với tổng dân số 3.600 người, thuộc 9 dân tộc anh em cùng
chung sống trên 6 thôn, làng, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, số còn lại chủ
yếu là di cư tự nhiên, đến làm ăn buôn bán. Đời sống của người dân còn nghèo, chủ


yếu làm nương rẫy quanh năm nên phần nào còn thiếu sự quan tâm đến việc học của
con cái.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tiếng dân tộc, khả năng
sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu trước sự
phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ 1 giai đoạn 2010-2015:
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của
nhà trường.
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức, tăng cường rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh.
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH

ĐỘNG:
1. Tầm nhìn.
Là một trường học thân thiện, đạt chuẩn quốc gia để mỗi học sinh có cơ hội
phát triển tài năng, có khả năng thích ứng mạnh mẽ để trở thành những công dân tốt,
có thể chất khỏe mạnh, tâm hồn trong sáng phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
2. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương và có chất lượng. Giáo
dục học sinh tính năng động, sáng tạo, tự chủ, sống biết chia sẻ và hòa nhập tốt
trong cộng đồng, có khả năng giải quyết vấn đề để vượt qua rào cản tâm lí và sự hạn
chế về phương diện kinh tế, lối sống còn lạc hậu của gia đình và của địa phương.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Sự hợp tác, đoàn kết, sáng tạo.
- Tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận tụy, tận lực.
- Tự trọng, có lòng nhân ái, bao dung độ lượng.
- Khát vọng vươn lên
4. Phương châm hành động:
“Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường
Tư duy giáo dục luôn thay đổi theo nhu cầu xã hội”
III. MỤC TIÊU CHUNG, CHỈ TIÊU CỤ THỂ.
1. Mục tiêu chung.


Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, từng bước tiếp cận với
mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời
đại. Là địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh khi gửi con vào học tập.
2. Chỉ tiêu cụ thể.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được
đánh giá khá, giỏi trên 70%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 40%, cấp huyện trên
20%, cấp tỉnh trên 10% tỷ lệ giáo viên đứng lớp.

- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 40% .
- Có trên 80% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học, Cao đẳng.
- Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 5%, Chiến sĩ
thi đua cấp 10%, Lao động tiên tiến 20%.
2.2. Học sinh
- Qui mô: Lớp - học sinh/ năm học
NH 2010 –
NH 2011 –
NH 2012 –
NH 2013 –
NH 2014 –
2011
2012
2013
2014
2015
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
13
286
14
293
14
276
14
282
14
285
- Chất lượng học tập:
+ Trên 30% học lực khá, giỏi (10% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 5% không có học sinh kém.
+ Thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh lớp 5: hàng năm đều có giải.
+ Xét HTCTTH đạt trên 98% hàng năm
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: có trên 95% hạnh kiểm đạt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng giao tiếp và kĩ năng sống cơ bản,
tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Không có học sinh
mắc các tệ nạn xã hội.
2.3. Cơ sở vật chất.
- Đạt các tiêu chuẩn về quy định trường chuẩn gia mức độ 1.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh”
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nhiệm vụ:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng
giáo dục đạo đức , giáo dục văn hoá.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu,
nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý
thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.


Giải pháp:
- Mở các hội nghị, các lớp bồi dưỡng cấp trường về các chuyên đề như : Ứng
dụng CNTT trong dạy học, Dạy học các môn học văn hoá tích hợp với giáo dục đạo
đức, Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích
cực; giáo dục bảo vệ môi trường.... Định hướng đổi mới phương pháp dạy học...
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào lớn của ngành,
địa phương gắn với chủ đề của từng năm học.
- Tăng cường công tác chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng

sống cho học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện
pháp giáo dục kỉ luật tích cực và các hoạt động giáo dục khác.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp để vừa nâng cao hiệu
quả giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh vừa nhằm thu hút học sinh đến trường.
* Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Nhiệm vụ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản
hoặc (tiếng dân tộc), có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết với nghề,
hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Giải pháp:
- Tăng cường công tác tham mưu đảm bảo đủ định biên theo quy định, thực
hiện công tác bồi dưỡng gắn với tự bồi dưỡng của từng CB,GV một cách hiệu quả.
- GV chủ động vận dụng các PPDH một các linh hoạt theo hướng tích cực hoá
hoạt động của HS. Sử dụng bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong dạy học một
cách hợp lí và hiệu quả. Đầu tư thời gian, động viên khích lệ giáo viên cả về vật chất
và tinh thần để GV tham gia dự thi các hội thi chuyên môn có hiệu quả.
- Các tổ chuyên môn thực hiện thường xuyên việc dự giờ, trao đổi, thảo luận,
rút kinh nghiệm cho các thành viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ...
- Sử dụng thường xuyên, có hiệu quả đồ dùng thiết bị dạy học tạo thói quen sử
dụng trong giáo viên, từ đó có kinh nghiệm trong dạy học và nâng cao hiệu quả tiết
dạy.
- Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn; xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch một khoa học có tầm nhìn dài hạn.
* Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Phấn đấu trường chuẩn quốc gia mức

độ 1 vào năm 2015.
Giải pháp:


- Tham mưu với UBND xã, Phòng GD-ĐT T đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
nhà trường như: Các phòng học bộ môn (tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc), nhà đa năng, Thư
viện, phòng truyền thống, khu hiệu bộ.....
- Huy động các nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh, các nguồn tài trợ
của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các sửa chữa nhỏ, xây dựng môi trường
xanh- sạch - đẹp. Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng dạy học, phân
loại các đồ dùng hư hỏng để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung.
* Người phụ trách: Ban giám hiệu, kế toán, nhân viên thiết bị - thư viện, giáo
viên.
4. Xây dựng văn hóa nhà trường:
Nhiệm vụ:
- Nhà trường văn hoá: Khung cảnh đẹp - Nề nếp tốt - Chất lượng cao.
- Nhà giáo mẫu mực: Phẩm chất tốt - Chuyên môn giỏi - Phong cách đẹp.
- Học sinh tích cực: Đạo đức tốt - Học tập giỏi - Lối sống đẹp.
Giải pháp:
- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai mức độ 1, có biện pháp giữ gìn, bảo
quản tốt cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Xây dựng cảnh quan sư phạm đảm bảo
xanh, sạch, đẹp; môi trường giáo dục lành mạnh, văn hóa, an toàn.
- Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật lao động, đảm bảo nề nếp làm việc, học tập, hội
họp khoa học có hiệu quả.
- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ, quy định rõ trách nhiệm của từng
thành viên trong nhà trường, giữ gìn mối đoàn kết nội bộ.
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị - đạo đức tốt, có tinh thần
tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết cao, gương mẫu, tận tụy với
nghề. Luôn nêu cao ý thức tự học tự rèn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, nề nếp làm việc khoa học, lối sống lành mạnh, ứng xử giao tiếp

văn hóa, được học sinh và phụ huynh tin tưởng.
- Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đáp
ứng yêu đào tạo con người mới:
+ Có ý thức phấn đấu tu dưỡng, động cơ học tập đúng đắn. Có tinh thần vượt
khó vươn lên trong học tập, công tác. Có phương pháp học tập khoa học, tinh thần tự
học, không ngừng nâng cao năng lực toàn diện.
+ Luôn nêu cao ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; nghiêm chỉnh
chấp hành các luật lệ, thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường. Có ý thức bảo vệ
môi trường, bảo vệ của công. Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện không lành
mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội, phong tục lạc hậu...
* Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Ban đại diện CMHS, Công
đoàn, Đoàn TNCSHCM, giáo viên,
5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ:


Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất
lượng quản lý, dạy và học.
Giải pháp:
- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi
dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.
- Thi giáo án điện tử cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp
huyện, cấp tỉnh.
- Khai thác triệt để Website của trường và động viên CBGV,NV tích cực truy
cập Website của phòng GD và các trang điện tử báo mạng khác để khai thác thông tin
bổ ích.
* Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Nhóm công nghệ thông tin.
6. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
Nhiệm vụ:

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV. Tăng cường công
tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, từng bước nâng cao cộng đồng
trách nhiệm giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội góp phần thực hiện thắng lợi kế
hoạch giáo dục hàng năm.
Giải pháp:
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát
triển Nhà trường.
- Về nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”
- Nguồn lực vật chất:
+ Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ
trợ.
+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy- học.
- Nguồn lực tinh thần: Sự quan tâm của phụ huynh, các tổ chức xã hội trong
việc quản lý giờ giấc học bài của con em mình; tuyên truyền các chủ trương của Đảng
về giáo dục gắn với chính sách phát triển kinh tế - chính trị của địa phương.
* Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban ĐDCMHS.
7. Xây dựng, quảng bá thương hiệu:
Nhiệm vụ:
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường bằng cách
tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã
đạt được thông qua các cuộc họp, tiếp xúc với phụ huynh hoặc các cuộc họp với
Đảng, chính quyền xã về các vấn đề có liên quan đến giáo dục.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh
và PHHS.
Giải pháp:



Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà
trường, bằng các hình thức:
- Thành lập trang web của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch,
kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận
được ý kiến tham gia của nhiều người.
- Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ
động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu
cho nhà trường trong nhân dân, trên Website của ngành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi
tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, phụ huynh học sinh, phòng GD&ĐT,
cấp ủy, chính quyền đại phương và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách
nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến
lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2011:
+ Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan
quản lý xin ý kiến chỉ đạo.
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng
góp, bổ sung.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2013:
Tham mưu và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 1.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2014 – 2015:
Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường và đẩy nhanh tiến độ thực
hiện.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới

từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá
thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu
trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm
tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề
xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, NV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế
hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm


học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải
pháp để thực hiện kế hoạch.
8. Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, chương
trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch này.
VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ :
Trong giai đoạn 2010 - 2015, trường tiểu học Nguyễn Huệ có nhiều cơ hội khi
đứng trước những điều kiện thuận lợi về chủ trương của Đảng ủy, chính quyền đối
với công tác giáo dục của xã nhà nói chung và sự quan tâm đối với trường nói riêng,
bên cạnh đó phía huyện và ngành cũng từng bước có những sự đầu tư trong xây dựng
cơ bản, bổ sung nguồn lực và tài chính. Song không ít những khó khăn và thách thức
phía trước về chất lượng học sinh, điều kiện về CSVC... Hội đồng trường xây dựng
kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2015 là tâm huyết và trí
tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt
hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh, nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa
phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015 là văn bản định
hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong
trường xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của nhà

trường.
Nhà trường mong muốn chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm
đầu tư kinh phí hơn nữa cho xây dựng cơ sở vật chất, nhất là các phòng học, phòng
chức năng, khu hiệu bộ... Các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm và tạo điều kiện tốt
nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập đầy đủ về thời gian, nội dung
bài học, môn học. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường
trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý đảm
bảo cả số lượng và chất lượng, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt kế hoạch,
chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015, xây dựng trường có chất lượng,
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
PHÒNG GD&ĐT PHÊ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT; (b/c)
- Đảng uỷ - HĐND, UBND xã; (b/c)
- Lưu: VT, hồ sơ PTNT.




×