Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non hoa sen vĩnh yên vĩnh phúc thông qua hoạt động vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.33 KB, 62 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************

HOÀNG THỊ CHÀM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non

Người hướng dẫn khoa học
VŨ LONG GIANG

Hà Nội, 2012

Hoàng Thị Chàm

1

Lớp K34 - GDMN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, các giáo viên trường Mầm non Hoa Sen, đặc
biệt là thầy giáo Vũ Long Giang - người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Thị Chàm

Hoàng Thị Chàm

2

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường Đại học. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học,
các thầy giáo bộ môn “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình” và đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Long Giang.
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ” không trùng lặp với bất kì một đề tài nào
khác và chưa được công bố trên bất kì công trình nghiên cứu nào.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Thị Chàm

Hoàng Thị Chàm

3

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

GDTM: Giáo dục thẩm mĩ
NXB: Nhà xuất bản
SL: Số lượng
KHXH: Khoa học xã hội

Hoàng Thị Chàm

4

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. giả thuyết khoa học
8. phương pháp nghiên cứu
9. Cấu trúc khóa luận
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo lớn
1.1.1. Khái niệm giáo dục thẩm mĩ
1.1.2. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2. Một số vấn đề về hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.3. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
Chương 2: Tìm hiểu việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường
Mầm non Hoa Sen – Vĩnh yên – Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
2.1. Một số nét về khách thể nghiên cứu
2.2. Thực trạng về việc giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động vẽ ở trường
Mầm non Hoa Sen – Vĩnh yên – Vĩnh phúc
Hoàng Thị Chàm

5

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.1. Thực trạng nhận thức của các giáo viên về vai trò của việc giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
2.2.2. Thực trạng về việc tổ chức và thực hiện các phương pháp nhằm
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
2.2.3. Thực trạng việc phối hợp giáo viên – gia đình trẻ trong vấn đề giáo
dục thẩm mĩ thông qua hoạt động vẽ
Chương 3: Đề xuất của các giáo viên về việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
3.1. Đề xuất của các giáo viên về việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động vẽ
3.2. Nguyên nhân
3.3. Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

Hoàng Thị Chàm

6

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em chính là tương lai của đất nước vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng
những thế hệ măng non trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước với
đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nước là nhiệm vụ hàng đầu
của ngành giáo dục và toàn thể xã hội.
Trong đó, giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên của hệ thống
giáo dục quốc dân. Nhân cách của trẻ cũng được hình thành mạnh mẽ trong

giai đoạn lứa tuổi này. Vì vậy, giáo dục trẻ trong giai đoạn này vô cùng quan
trọng và cần được sự quan tâm của cả cộng đồng.
Nhà giáo dục Xô Viết A. S. Makarenkô khẳng định: Những cơ sở căn
bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy
cho trẻ trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo
dục con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng những
nụ hoa thơm đó được vun trồng trong 5 năm đầu.
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005,
UNESCO đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của
sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi”. “Bằng chứng cho thấy rằng sự
chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc phát
triển nhận thức và xã hội tốt hơn”.
Trong điều 21, 22, Luật Giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mục
tiêu giáo dục mầm non “Giáo dục Mầm non thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”, “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là
giúp trẻ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.

Hoàng Thị Chàm

7

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo

dục quốc dân. Nó là nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em.
Trẻ ở tuổi mẫu giáo lớn nhân cách bắt đầu được hình thành tuy chưa
hoàn toàn định hình nhưng nó có cơ sở tương đối ổn định trong việc tiếp tục
phát triển và hình thành nhân cách. Các công trình nghiên cứu khẳng định: ở
giai đoạn phát triển này “Tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm
đã tạo nên đặc trưng tâm lí ở tuổi mẫu giáo” (A. V. Daparojets). Lúc này trẻ
đặc biệt dễ dàng tiếp nhận những ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình
tượng và giàu màu sắc cảm xúc. Đó là những cái đẹp trong thiên nhiên, trong
đời sống và trong nghệ thuật. Một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ
đều dễ gợi lên những rung động trong lòng đứa trẻ. Đó chính là những cảm
xúc thẩm mĩ - những xúc cảm về cái đẹp. Hơn nữa, tuổi mẫu giáo lớn là thời
kì nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát cảm của
những xúc cảm, thẩm mĩ - những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi
trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp”. Tạo nên tinh thần khoan khoái khiến trẻ
cảm thấy gắn bó thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy nở
ở các cháu lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem lại niềm vui đến
cho mọi người. Vì vậy, tuổi mẫu giáo lớn là thời kì “hoàng kim” cho giáo dục
thẩm mĩ và chính việc giáo dục thẩm mĩ lại có khả năng kì diệu tạo ra hiệu
quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách đặc biệt là giáo dục đạo
đức, giáo dục lòng nhân ái.
Ở trẻ mẫu giáo lớn mặt thẩm mĩ phát triển nhanh nhất. Bởi đặc trưng
tâm lí của giai đoạn này được biểu hiện ở tính hình tượng, tính dễ xúc cảm và
tính đồng cảm. Hơn thế nữa, bản thân sự phát triển thẩm mĩ dễ kéo theo sự
phát triển của các mặt khác như đạo đức, trí tuệ và cả thể chất. Do vậy giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn là một việc làm không thể chậm trễ, là một
Hoàng Thị Chàm

8


Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

việc cần được tiến hành một cách nghiêm túc. Vì vậy, để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mĩ nói riêng cho trẻ mẫu giáo lớn thì
việc tìm ra phương thức giáo dục thẩm mĩ hiệu quả là vấn đề cần thiết, rất
quan trọng và luôn được quan tâm chú ý một cách đặc biệt trong các trường
mầm non hiện nay.
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn có thể theo nhiều con đường,
nhiều hoạt động và nhiều hình thức khác nhau. Song con đường giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động vẽ được coi là con đường cơ
bản và hiệu quả cao. Bởi hoạt động vẽ ở trường mầm non có vai trò to lớn
trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ về trí tuệ, đạo đức và đặc
biệt về mặt giáo dục thẩm mĩ. Qua hoạt động vẽ và làm quen với các tác
phẩm của hoạt động vẽ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, làm quen và tập tạo ra
cái đẹp để chúng nâng cao nhận thức giáo dục thẩm mĩ và vận dụng những
hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày như ăn mặc sao cho đẹp, ở sao
cho gọn gàng ngăn nắp. Từ đó trẻ có ý thức tôn trọng và bảo vệ cái đẹp.
Hơn thế nữa, hoạt động vẽ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất
đối với trẻ mẫu giáo lớn, được tham gia vào tiết học vẽ là trẻ được tiếp xúc,
khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế
giới xung quanh làm cho chúng cảm thấy rất thích thú, say mê muốn tạo ra
những cái đẹp, cái hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cả về trí tuệ,
đạo đức và đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ. Như một nhà văn đã nói “Phải giáo
dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc
hình thành nhân cách con người”.

Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua hoạt động vẽ được thực hiện như thế nào? Thực trạng ở một số
trường Mầm non ra sao? Có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động này?
Hoàng Thị Chàm

9

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Việc lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua
hoạt động vẽ” để tìm hiểu sẽ giúp chúng ta nâng cao trình độ nhận thức. Từ
đó tìm ra những phương pháp, biện pháp hữu hiệu trong hoạt động này, phát
huy tối đa tác động của nó đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo
lớn. Tất cả đều tạo ra cho trẻ một nền tảng vững chắc, thuận lợi cho sự phát
triển toàn diện ở trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục thẩm mĩ là vấn đề được quan tâm và chú ý của toàn xã hội, ở
mọi quốc gia dân tộc. Cái đẹp luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, do vậy
đã có rất nhiều những quan điểm về cái đẹp của các nhà mĩ học có thể nói đến
như Arixtôt - nhà Mĩ học Hy Lạp cổ đại cho rằng: Cái đẹp có các thuộc tính
như sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng, chất lượng… với Baumgacten
(Giáo sư người Đức) cho rằng: Cái hoàn mĩ là cơ sở của cái đẹp, sự hoàn mĩ
là nhận thức thuần túy bao gồm có lí tính và ý chí, do đó sự hoàn mĩ là sự

thống nhất của chân - thiện - mĩ và nhiều quan điểm của các nhà mĩ học
khác.
Bên cạnh đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
L.X. Vưgotxki (1896 - 1955), trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi
thiếu nhi. NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985.
C.Mac, Ănghen trong tuyển tập, T1, NXB Sự thật, Hà Nội (1980) đã
đưa ra quan điểm về cái đẹp: Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của
con người mà là cái chuẩn để chỉ phẩm chất người.
Krupkaia N.K về giáo dục Mẫu giáo XN 1975 - TR208 “Cứ để các em
làm con tàu mà các em đi bằng những chiếc ghế, cứ để các em dựng ngôi nhà
bằng các mảnh gỗ vụn. Trong quá trình trẻ chơi trẻ khắc phục khó khăn,

Hoàng Thị Chàm

10

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhận biết những cái xung quanh mà tìm ra lối thoát, phát triển óc tưởng
tượng, sáng tạo trong quá trình chơi”.
Các công trình nghiên cứu về tâm lí học khẳng định: “Tính hình tượng,
tính dễ xúc cảm và tính đồng cảm tạo nên đặc trưng của tuổi mẫu giáo”
(A.V.Daparojets).
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
thẩm mĩ nói chung và việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo nói riêng như:

Thẩm mĩ học đại cương của tác giả Tào Văn Ân - Trường ĐH Cần Thơ.
Giáo dục cái đẹp cho trẻ thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội (1989) của tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết.
Và nhiều công trình nghiên cứu khác.
3. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục thẩm mĩ là một nội dung không thể thiếu trong quá trình
chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Nó có khả năng kì diệu tạo ra hiệu quả to
lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách. Tìm hiểu đề tài này, nhằm tìm
ra những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn, giúp trẻ hình thành những xúc cảm thẩm mĩ - yêu thích cái đẹp;
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, khám phá cái đẹp; phát triển các chức
năng tâm lí như khả năng tri giác sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó làm
phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Qua tìm hiểu đề
tài này còn giúp giáo viên trau dồi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo lớn trường Mầm non Hoa Sen - vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua
hoạt động vẽ.
Hoàng Thị Chàm

11

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


5. Phạm vi nghiên cứu
Việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong trường Mầm non có thể thực hiện
bằng nhiều con đường và ở nhiều mức độ khác nhau. Nhưng do thời gian và
điều kiện có hạn nên trong đề tài này chúng tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu
việc nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm
non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mĩ và hoạt động vẽ của
trẻ mẫu giáo lớn.
Tìm hiểu thực trạng về giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường
Mầm non Hoa Sen - Vĩnh yên - Vĩnh Phúc và bước đầu đề xuất một số biện
pháp tác động nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mĩ trong hoạt động vẽ.
7. Giả thuyết khoa học
Hoạt động vẽ là một hoạt động quan trọng trong nội dung giáo dục
mầm non. Nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ cả về trí tuệ, đạo đức và đặc biệt là về thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
tại trường Mầm non Hoa sen. Nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động vẽ trong
việc giáo dục trẻ, sẽ làm hiệu quả của giáo dục toàn diện nói chung và giáo
dục thẩm mĩ nói riêng được nâng cao.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thông qua những tài liệu về tâm lí học, giáo
dục học, mĩ thuật học, phương pháp hoạt động tạo hình…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: dự giờ và quan sát tiết học vẽ.
+ Phương pháp điều tra: phiếu hỏi, trò chuyện…
+ Phương pháp thống kê toán học.

Hoàng Thị Chàm


12

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của khóa
luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường Mầm non
Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc thông qua hoạt động vẽ
Chương 3: Đề xuất của các giáo viên về việc nâng cao hiệu quả giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ

Hoàng Thị Chàm

13

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một số vấn đề về giáo dục thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu
giáo lớn
1.1.1. Khái niệm giáo dục thẩm mĩ
1.1.1.1. Khái niệm thẩm mĩ
Thẩm mĩ là một phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự
nhiên, con người và xã hội.
Nói đến thẩm mĩ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Cái đẹp
là cái hài hòa, sự cân đối cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Cái đẹp là sự
kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan. Đã có rất nhiều quan
điểm của các nhà Mĩ học về cái đẹp. Arixtôt cho rằng, cái đẹp có thuộc tính
như: sự cân xứng, sự hài hòa, trật tự, số lượng… còn Palaton lại coi cái đẹp là
ý niệm chung được thâm nhập vào các hiện tượng cụ thể mà tạo thành vẻ đẹp,
ông cho rằng cái đẹp có tính chất vĩnh cửu trong mọi thời gian, mọi địa điểm,
mọi ý nghĩa. Với Baumgacten - giáo sư người Đức: cái hoàn mĩ là một cơ sở
của cái đẹp, sự hoàn mĩ là nhận thức thuần túy bao gồm có lí tính và ý chí, do
đó sự hoàn mĩ là sự thống nhất của chân - thiện - mĩ. Theo Mác: “Cái đẹp
không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ
phẩm chất người”. Mác viết “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo
giống loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo và thích dụng cho
mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái
đẹp” (C.Mac. Ănghen. Tuyển tập, T1, NXB sự thật, Hà Nội 1980, trang 19).
Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người gắn với
quá trình hoàn thiện, hoàn mĩ. Hay cái đẹp là sự hài hòa, sự cân đối trong đời
sống vật chất lẫn tinh thần.

Hoàng Thị Chàm

14


Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.1.2. Giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với trẻ và cần được tiến hành ngay từ tuổi mẫu giáo.
Theo quan điểm của Mĩ học Mac - Lenin, giáo dục thẩm mĩ có thể hiểu
theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: GDTM là quá trình giáo dục có tính trường quy về cái đẹp,
giáo dục con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.
Nghĩa rộng: GDTM là quá trình giáo dục và tự giáo dục nhằm phát huy
mọi năng lực của con người theo quy luật của cái đẹp trong đó có việc bồi
dưỡng nhận thức, thị hiếu thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của con người. Xây
dựng những tình cảm mạnh mẽ để con người có thể phân biệt rạch ròi giữa cái
đẹp - cái xấu, cái cao cả - cái thấp hèn.
GDTM cho trẻ em với tư cách là một môn khoa học để giáo dục trẻ và
đây được hiểu như một khái niệm rộng trong đó chủ yếu là giáo dục thái độ
thẩm mĩ của trẻ đối với thiên nhiên, đời sống xã hội, lao động, sinh hoạt và
nghệ thuật. Nhiệm vụ của GDTM là hình thành ở trẻ các quan hệ thẩm mĩ đối
với hiện thực, thúc đẩy trẻ hoạt động sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Một
cách đơn giản cũng có thể hiểu được cái đẹp trong hiện thực, trong thiên
nhiên, trong lao động sinh hoạt, trong các mối quan hệ và hành vi của con
người và trong nghệ thuật, phát triển các quan điểm thị hiếu, tình cảm, nhu
cầu và năng lực xây dựng cái đẹp một cách tích cực và sáng tạo
Giáo dục thẩm mĩ là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích
vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái

đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
Giáo dục thẩm mĩ trong trường Mầm non là quá trình giáo dục nhằm
hình thành ở trẻ những nhận thức đúng đắn về cái đẹp trong tự nhiên, đời

Hoàng Thị Chàm

15

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

sống xã hội và trong nghệ thuật, phát triển năng lực cảm thụ đánh giá và sáng
tạo cái đẹp.
1.1.2. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.1.2.1. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển,
trẻ mẫu giáo là thời kì “hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ. Hầu hết trẻ thơ đều
có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng
bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thơ thường tỏ ra dễ xúc cảm đối với người và
cảnh vật xung quanh. Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ hầu như chi
phối mọi hoạt động tâm lí của trẻ. Với các đặc điểm tâm lí như vậy mà năng
khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi thơ và tất nhiên việc giáo
dục thẩm mĩ và nghệ thuật cần tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo để ươm
trồng những tài năng cho tương lai.
Giáo dục thẩm mĩ là một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là giáo dục
thái độ thẩm mĩ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống, sinh hoạt và nghệ

thuật. Bởi vậy, thẩm mĩ thuộc phạm trù quan hệ và đánh giá. Khi có quan hệ
đến những đối tượng thẩm mĩ, cá nhân bộc lộ thái độ của mình qua sự đánh
giá. Thái độ trong tâm lí được lí giải như một mối liên hệ giữa con người với
hiện thực tất nhiên, thái độ phản ánh cả tập hợp, động cơ, tình cảm, ý thức.
Thái độ thẩm mĩ của trẻ đối với thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn
chỉnh của những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ với những phẩm
chất mĩ học của xung quanh. Thái độ thẩm mĩ của trẻ bao gồm: phản ứng xúc
cảm của trẻ đối với cái tuyệt vời, cái đẹp, những xúc cảm lành mạnh; hoạt
động sáng tạo của trẻ, nguyện vọng biến đổi xung quanh vừa sức mình.
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mĩ.
Tuy nhiên, việc nhận thức nghệ thuật rất đa dạng và độc đáo đến mức nó
được tách ra trong hệ thống giáo dục thẩm mĩ như một bộ phận riêng biệt của
Hoàng Thị Chàm

16

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nó. Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng nghệ thuật, một
bộ phận của giáo dục thẩm mĩ.
Giáo dục thẩm mĩ có mối liên hệ mật thiết với giáo dục đạo đức và giáo
dục trí tuệ. Cảm xúc thẩm mĩ không những được xây dựng trên cơ sở cảm thụ
cái đẹp mà còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung, tư tưởng của tác phẩm
nghệ thuật. Những cảm xúc thẩm mĩ có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức
của con người và làm cho tính cách của con người thêm cao thượng. Cảm xúc

thẩm mĩ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ, góp phần giáo dục tính lạc
quan yêu đời của các em, mối quan hệ của các em với cuộc sống và những
người xung quanh. Giáo dục thẩm mĩ làm cho sự tri giác được sắc bén hơn,
giúp cho việc hiểu cái đã tự giác được sâu sắc hơn và góp phần phát triển
năng lực nhận thức của con người.
Giáo dục thẩm mĩ có liên hệ trực tiếp với giáo dục lao động và thể dục.
Bản thân lao động được tổ chức tốt là phương tiện giáo dục thẩm mĩ.
Với tất cả những ý nghĩa ở trên, giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận của
giáo dục XHCN, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách phát
triển toàn diện. GDTM cần được tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo. Các hiện
tượng nghệ thuật tác động vô cùng mạnh mẽ đến trẻ em. Bởi vì, trẻ cảm thụ
nhờ tư duy trực quan hình tượng, nhờ tính dễ xúc cảm và nhờ mối quan hệ
tích cực của trẻ mẫu giáo đối với hiện tượng xung quanh.
Hình thành cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ thông qua việc tìm hiểu và tiếp
xúc với các tác phẩm cổ điển của thiếu nhi, với các tác phẩm âm nhạc, hội
họa. Trẻ học cách nhận biết, yêu mến các tác phẩm chân chính.
Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ vẻ đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ
và có ý thức bảo vệ những vẻ đẹp đó. Ví dụ: Những bông hoa đẹp, một lớp
học ấm cúng và sạch sẽ… đều là những cái đẹp trong cuộc sống cần được bảo
vệ và chăm sóc, giữ gìn và nâng niu.
Hoàng Thị Chàm

17

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


1.1.2.2. Nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn
Sự phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mĩ cho trẻ mẫu
giáo lớn
GDTM bắt đầu từ sự tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, cảm thụ cái đẹp,
hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật.
Theo quan điểm của Mĩ học Mac - Lênin. “Sự tri giác cái đẹp được
hiểu là quá trình cảm thụ cái đẹp mà kết quả nó là những rung cảm thẩm mĩ,
những tình cảm thẩm mĩ”.
Cơ sở của sự tri giác cái đẹp là nhận thức cảm tính cụ thể về mặt thẩm
mĩ. Nhìn và nghe là cơ sở đầy đủ về phương diện tâm lí, sinh lí để tri giác cái
đẹp. Từ “đẹp” sớm đi vào cuộc sống của trẻ. Trẻ say sưa lắng nghe bài hát,
sớm bị lôi cuốn một cách vô thức vào những gì sống động, sặc sỡ, hấp dẫn…
Song, đó chưa phải là tình cảm thẩm mĩ mà chỉ là sự biểu hiện ra của hứng
thú nhận thức. Cô giáo cần làm cho trẻ chú ý đến những sự vật hiện tượng của
tự nhiên, đến những hành vi của con người, dạy cho các em biết nhìn ra và
phát triển được cái đẹp trong đời sống, trong thiên nhiên lao động, tròn hành
vi và hành động của con người, dạy cho các em biết nhìn nhận về phương
diện thẩm mĩ đối với thế giới xung quanh.
Tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng có liên quan chặt chẽ với cảm xúc và
tình cảm thẩm mĩ. Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mĩ là niềm vui vô
tư là cảm xúc tâm hồn trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm
mĩ giữ vai trò rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật hiện tượng khác nhau
trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mĩ sau nàycho trẻ.
Giáo viên cũng có nhiệm vụ dẫn dắt trẻ đi tìm sự tri giác cái đẹp, cảm
xúc đối với nó đến chỗ hiểu và hình thành các khái niệm, các nhận xét và
đánh giá thẩm mĩ.

Hoàng Thị Chàm


18

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phát triển các năng lực nghệ thuật sáng tạo của trẻ
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh
động, cụ thể, gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm
(từ điển tiếng Việt - NXB - KHXH 1994). Bởi vậy, giáo dục nghệ thuật cho
trẻ là một quá trình khó khăn và phức tạp.
Đặc điểm sáng tạo của trẻ thể hiện ở chỗ: trong hoạt động trẻ thực hiện
một cách có chủ định, biết phối hợp các tri thức về ấn tượng của mình ở tính
chân thực cao khi thể hiện tình cảm và tư tưởng… Hơn nữa đặc điểm tâm lí
được thể hiện rất rõ ở tuổi mẫu giáo là sự bắt chước. Đặc điểm này thể hiện
rất rõ trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong trò chơi trẻ bắt chước những
hoạt động của người lớn, trẻ biết thể hiện bằng hình ảnh những ấn tượng lấy
trong thế giới xung quanh.
Óc tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện ở chỗ các em
thường kết hợp có ý thức các chủ đề khác nhau. Các em lấy tư tưởng từ
chuyện cổ tích hay những câu chuyện trong cuộc sống, phim ảnh, từ các vở
diễn trên sân khấu… các em phối hợp các tri thức, ấn tượng và thống nhất
chúng trong một cái hoàn chỉnh. Thường các em mô tả những cái có thể
không có trong thực tế (trò chơi trên cung trăng, ước mơ bay lên những vì
sao) song tính chân thực của trẻ trong trò chơi vẫn thể hiện rõ nhất.
Tính sáng tạo cũng thể hiện trong các hình thức nghệ thuật khác: vẽ,
nặn, ca hát, kể chuyện. Trẻ thỏa mãn nhu cầu của mình trong việc thể hiện có

hiệu quả, bằng hình tượng các ấn tượng của mình. Chính ở đây bắt đầu nảy
sinh ra chủ định sau đó tìm phương tiện thực hiện và trẻ biết phối hợp các ấn
tượng của mình thu được.
Ở tuổi mẫu giáo đã có mầm mống của tính sáng tạo, chúng thể hiện ở
sự phát triển năng lực xây dựng các chủ định và thực hiện nó; ở kĩ năng phối

Hoàng Thị Chàm

19

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hợp các tri thức, khái niệm của mình ở việc truyền đạt chân thực tư tưởng,
tình cảm, cảm xúc.
Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ
Sự cảm thụ cái đẹp có liên hệ mật thiết đến năng lực đánh giá cái đẹp
một cách đúng đắn. Thị hiếu thẩm mĩ của con người luôn được biểu hiện ở sự
phán đoán đánh giá.
Cần dạy cho trẻ phân biệt được cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch
và cái xấu xí. Giáo dục cho các em năng lực trình bày lí do tại sao lại thích
bức tranh này, bài hát này, tại sao lại thấy đẹp, tại sao lại thấy không đẹp…
Hình thành cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ thông qua việc tìm hiểu các tác
phẩm cổ điển của thiếu nhi, tìm hiểu âm nhạc, hội họa. Trẻ học cách nhận
biết, yêu mến các tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Dạy trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống xung quanh và

biết bảo vệ nó.
Tóm lại, nghiên cứu các nhiệm vụ cơ bản của GDTM cho trẻ mẫu giáo
lớn cho thấy chúng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của trẻ,
đồng thời cũng thấy được quá trình GDTM rất phức tạp, nhiều hình, nhiều vẻ
và đòi hỏi ở nhà giáo dục một vốn tri thức và kĩ năng văn hóa thẩm mĩ nhất
định.
1.2. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn
1.2.1.1. Đặc điểm sinh lí
Ở trẻ mẫu giáo lớn, sự phát triển diễn ra chậm hơn so với giai đoạn
trước. Về số lượng: Chiều cao trung bình tăng từ 4 - 6cm, đạt từ 105,5 125,2cm. Về cân nặng tăng khoảng 1 - 2,5kg, đạt khoảng 25,7kg. Có sự thay
đổi rõ rệt về chất lượng.

Hoàng Thị Chàm

20

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Về hệ thần kinh, ở trẻ mẫu giáo lớn, cường độ và tính linh hoạt của các
quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối
tượng nhất định trong thời gian 15 - 20 phút. Đồng thời, lứa tuổi này, vai trò
của hệ thống tín hiệu ngày càng tăng. Tư duy bằng từ đã tăng lên, ngôn ngữ
bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt gần
như ở người lớn, ở chỗ, sự khái quát hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ

vật. Vì thế tư duy bằng hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thần
kinh cấp cao của trẻ. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể đọc và học viết. Ngoài ra, do
sự phát triển của hệ thần kinh, nên số lần ngủ trong ngày và thời gian ngủ của
trẻ cũng giảm xuống, còn 11 giờ trong ngày.
Về hệ vận động, trẻ mẫu giáo lớn có sự phối hợp vận động của nhiều
nhóm cơ như ở người lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen vận động còn
phụ thuộc vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là sự luyện tập phù hợp.
Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ mẫu giáo lớn cũng tăng lên và
biến đổi về chất: Huyết sắc tố: 80 - 90%, hồng cầu 4,5 - 5 triệu đơn vị, bạch
cầu 7 - 10 nghìn, tiểu cầu 200 - 300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp của tim
cũng tăng lên từ 80 - 110 lần/phút.
Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng
phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.2.1.2. Đặc điểm tâm lý
Trẻ mẫu giáo lớn đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt
hang ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ này ở trẻ được diễn ra theo các hướng:
Nắm vững ngữ âm, ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp
hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thường dung ngữ điệu êm ái để
biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại, khi giận giữ, trẻ lại dùng
ngữ điệu thô và mạnh.

Hoàng Thị Chàm

21

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích
lũy được khá phong phú, không chỉ về danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên
từ,… không chỉ hiểu được từ ngữ mà trẻ còn nắm vững ngữ pháp một cách
vững vàng đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày.
Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng nắm
được ý nghĩa của các từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của
người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là
nói đúng hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh
vi nhất về phương diện cú pháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạc,
thoải mái.
Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý.
Tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có biểu hiện ý chí tương đối lâu. Trong sự phát triển
các hành động ý chí của trẻ có thể thấy được sự liên kết giữa ba mặt: Thứ nhất
là sự phát triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập quan hệ
giữa mục đích của hành động với động cơ, thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh
của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động.
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic. Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu
một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết
quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu hiểu
rằng, có thể biểu thị một sự vật hay một hình tượng nào đó bằng từ ngữ hay
các kí hiệu khác nhau khi phải giải những bài toán tư duy độc lập.
Cả tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng đều liên
hệ mật thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ
nhận ra bài toán cần phải giải quyết, giúp trẻ đặt kế hoạch để tìm ra cách giải
quyết và nghe những lời giải thích, hướng dẫn của người lớn.

Hoàng Thị Chàm


22

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tiến vào bước ngoặt 6 tuổi. Tuổi mẫu giáo lớn là thời kì trẻ đang phát
triển tiến vào bước ngoặt 6 tuổi với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt
động vui chơi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo, nay những
yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở
giai đoạn sau bước ngoặt 6 tuổi. Do đó, bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan
trọng khiến các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt là giúp trẻ hoàn
thiện những thành tựu phát triển tâm lý suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác là tích
cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập
và cuộc sống ở trường phổ thông.
Một mặt quan trọng của trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho
việc học tập là làm sao cho trình độ phát triển ý chí của trẻ đủ để có thể điều
chỉnh hành vi của mình tuân theo nội qui của nhà trường và thực hiện những
yêu cầu của giáo viên hay của tập thể lớp đề ra, tự giác tuân theo qui định nơi
công cộng.
Tính chủ định của các hoạt động tâm lý cũng cần được tăng tiến để trẻ
có thể kiên trì theo đuổi các mục đích học tập, là tiếp nhận những tri thức
khoa học có hệ thống. Những hoạt động trí tuệ như quan sát, ghi nhớ, tư
duy… cần phải đạt tới một mức độ nhất định để có thể lĩnh hội các tri thức
khoa học một cách dễ dàng.
Đứa trẻ bước vào trường học cần phải có một tri thức nhất định về thế

giới xung quanh, về giới hữu sinh, về con người và lao động của họ về nhiều
mặt của đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức hành vi. Đặc biệt là khơi
dậy ở trẻ lòng ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ của thế giới
tự nhiên và cuộc sống xã hội.
Trình độ phát triển ngôn ngữ được coi là một điều kiện hết sức quan
trọng trong việc lĩnh hội các tri thức về khoa học tự nhiên cũng như khoa học
xã hội. Bởi vậy, lứa tuổi mẫu giáo lớn, việc trẻ em sử dụng thông thạo tiếng
Hoàng Thị Chàm

23

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mẹ đẻ được coi là yêu cầu nghiêm túc. Trước khi đến trường, trẻ phải biết nói
năng mạch lạc khi giao tiếp với người xung quanh, biết sử dụng ngôn ngữ
như một phương tiện để tư duy, để giao tiếp.
Cuối cùng, trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc học tập ở
trường phổ thông bao gồm những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ nhanh
chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm được vị trí của mình trong tập thể đó, có ý
thức trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động chung. Đó là những động cơ xã
hội của hành vi, là cách ứng xử với người xung quanh, là kĩ năng xác lập và
duy trì những mối quan hệ qua lại lẫn nhau với các bạn cùng lứa tuổi.
1.2.2. Một số vấn đề về hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn
1.2.2.1. Khái niệm hoạt động vẽ ở trường mầm non
Hoạt động vẽ (cho lứa tuổi mầm non) là hoạt động tạo ra sản phẩm trên

mặt phẳng giấy bằng các chất liệu khác nhau. Ở hoạt động này trẻ phải quan
sát đối tượng, nhận xét thông qua ước lượng bằng mắt về hình dáng, tỉ lệ… và
diễn tả lại trên nền giấy bằng cảm nhận riêng của mình. Vì thế bài vẽ của trẻ
chỉ diễn tả được “hao hao” với mẫu thực, nhưng cần rõ đặc điểm và hồn
nhiên, trong sáng. Màu sắc của bài vẽ thường tươi sáng, có thể là như thực
hoặc vẽ màu theo ý thích (không giống thực), nhưng cần có sự thay đổi về độ
đậm nhạt.
Hoạt động vẽ bao gồm nhiều nội dung:
Vẽ mẫu (vẽ theo mẫu): trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại những gì đã
thấy và vẽ lại sao cho rõ đặc điểm. Mẫu để cho trẻ vẽ là đồ vật (cái bát, cái
lọ…); quả cây (quả táo, quả cam, xoài, bưởi…); con vật (con vật nhồi bông
hoặc bằng nhựa…).
Vẽ trang trí: trẻ quan sát hình minh họa hoặc đồ vật để tập vẽ nét, vẽ
họa tiết; sắp xếp họa tiết theo cách nhắc lại, xen kẽ hoặc đối xứng và vẽ màu
tự do. Các loại bài tập thường là: trang trí cơ bản (đường diềm, trang trí hình
Hoàng Thị Chàm

24

Lớp K34 - GDMN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vuông, hình tròn) và trang trí ứng dụng (trang trí đường diềm ở khăn, áo, váy,
trang trí cái khăn vuông, cái đĩa tròn, cái lọ hoa…).
Vẽ tranh: trẻ tập vẽ tranh các thể loại đơn giản như: tranh tĩnh vật (lọ
hoa, quả); tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh đề tài sinh hoạt và tranh

các con vật quen thuộc. Tranh vẽ rõ nội dung (có hình ảnh chính, phụ) và vẽ
màu tự do.
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành kiểu tư duy mới - trực quan sơ đồ giúp
trẻ hiểu được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một
bước ngoặt về sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính
trừu tượng. Ở độ tuổi này, do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo
của vận động, trẻ đã có khả năng sáng tạo nên các đường nét với tính chất
khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của kinh
nghiệm nhận thức, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và
vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những nét đơn điệu, sơ lược. Đặc
biệt, trẻ ở độ tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của
các đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình
tượng, sự vật cụ thể. Ở độ tuổi này, nhiều trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong
phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ
linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tượng trong hiện thực
và làm quen trong quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc. Tính
tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc
một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung vẽ, qua đó mà
biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình qua những bức tranh trẻ vẽ.

Hoàng Thị Chàm

25

Lớp K34 - GDMN


×