Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh tại NHNoPTNT – chi nhánh cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.53 KB, 40 trang )

Báo cáo tổng hợp

1

LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1991, hòa chung với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước, hệ
thống Ngân hàng Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp đặc biệt trong nền
kinh tế, đã có nhiều đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức mà cả về phương thức
hoạt động. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam được phân thành hai cấp: Hệ thống Ngân
hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng thương mại. Hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã từng bước hoàn thiện và trưởng thành,
đáp ứng được những đòi hỏi và nhu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường. Thực
hiện chức năng là các trung tâm tài chính và kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng
thương mại, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank), đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO và trở thành thành viên
chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007. Theo xu thế hội nhập toàn cầu, hiện
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank đang không
ngừng cố gắng vươn lên,ngày một lớn mạnh để hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Kể từ ngày ra đời và đi vào hoạt động đến nay, NHNo đã có trên 20 năm
hoạt động và phát triển. Trong đó, chi nhánh Cầu Giấy của Agribank đã được thành
lập được hơn 6 năm luôn đồng hành phát triển cùng hệ thống NHNo và đã có những
đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung đó. Hiện nay chi nhánh đã và
đang có những bước phát triển đáng kể góp phần vào sự lớn mạnh của hệ thống
ngân hàng nông nghiệp trên cả nước.
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn chi nhánh Cầu Giấy, dựa trên những kết quả thu được, tôi xin trình bày một vài
nét chính về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Cầu Giấy
để từ đó có thể làm rõ hơn các vấn đề về:
- Quá trình hình thành, phát triển; cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.


- Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần
đây và những kết quả, hiệu quả mà ngân hàng Nông nghiệp và phat triển Nông
thôn – Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được.
Qua đó lựa chọn ra chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

2

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bản
báo cáo gồm có 3 chương:
Chương 1:

Tổng quan về NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy .

Chương 2:

Thực trạng tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh tại
NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy.

Chương 3:

Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh tại
NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy.

SV: Lê Thị Ngọc



Báo cáo tổng hợp

3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT – CHI NHÁNH CẦU GIẤY
1.1. Vài nét về hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (Agribank).
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank.
Tiền thân của NHNo ngày nay là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam - được thành lập ngày 26/3/1988. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp được
hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước các chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được
hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và
một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng,
Vụ Kế toán và một số đơn vị khác. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp được thành
lập để hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (AGRIBANK)
được thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 1988 tại số 2 - Láng Hạ - Ba Đình - Hà
Nội, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Đến nay NHNo hiện là
Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của
nền kinh tế Việt Nam.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân
hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy

quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐNHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam.
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

4

NHNo là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV,
mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2010, vị thế dẫn đầu của
NHNo vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt gần
267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ
đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%.
NHNo hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên
toàn quốc với hơn 30.000 cán bộ nhân viên.
Hiện nay, ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ
ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới
dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Ngân hàng là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân
hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và
vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2010; là thành viên của nhiều tổ chức như: Hiệp hội
Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Tín dụng
Nông nghiệp Quốc tế và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á ; đã đăng cai tổ chức nhiều
hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996
và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị
APRACA về thuỷ sản năm 2002.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗ
lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Sơ đồ tổ chức.

NHNo là một ngân hàng có mạng lưới rộng lớn. Nó được quản lý theo chiều dọc
từ trên xuống dưới với các lãnh đạo cấp cao hoạt động chủ yếu tại trụ sở chính và
phân quyền đến các cấp thấp hơn. Hội đồng quản trị là các nhà quản trị cấp cao đưa
ra các quyết định ở tầm vĩ mô, các quyết định quản trị mang tính chiến lược. Tổng
giám đốc và các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị (HĐQT), có
nhiệm vụ cụ thể hoá các quyết định của HĐQT thành các đường lối kinh doanh cụ
thể. Các chi nhánh có chức năng trực tiếp hoạt động kinh doanh, kiểm tra kiểm soát
nội bộ theo uỷ quyền của HĐQT và Tổng giám đốc.
NHNo&PTNT có sơ đồ tổng quát và hệ thống tổ chức như sau:

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

5

Hình 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của trụ sở chính

Hội đồng quản trị
Bộ phận giúp
việc HĐQT

Ban kiểm
soát

Ban trù bị ủy ban
quản lý rủi ro

Tổng giám đốc


Kế toán
trưởng

Các phó tổng
giám đốc

Hệ thống kiểm tra
kiểm toán nội bộ

Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ

Sở quản lý
KD vốn &
ngoại tệ

SV: Lê Thị Ngọc

Chi
nhánh

Sở giao
dịch

Văn phòng
đại diện

Đơn vị sự
nghiệp


Công ty
trực thuộc


Báo cáo tổng hợp

6

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

7

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức.
TRỤ SỞ CHÍNH

Sở giao
dịch

Phòng
giao
dịch

Chi nhánh
cấp 1


Văn phòng
đại diện

Đơn vị sự
nghiệp

Chi
nhánh

Chi
nhánh
cấp 2

Phòng giao
dịch

Chi nhánh
cấp 2

Phòng
giao dịch

Chi nhánh
cấp 3

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

SV: Lê Thị Ngọc

Công ty trực

thuộc


Báo cáo tổng hợp

8

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của trụ sở giao dịch, chi
nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp
Giám đốc

Các phó
giám đốc

Trưởng phòng
kế toán

Tổ kiểm tra
nội bộ

Các phòng chuyên
môn nghiệp vụ

Phòng giao
dịch

1.2. Một vài nét về NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
1.2.1. Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng NHNo&PTNT Cầu Giấy (Agribank Cầu Giấy) là chi nhánh cấp I
hạng I trực thuộc NHNo Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số

28/QĐ/HĐQT TCCB Ngày 13/01/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo Việt
Nam có trụ sở chính tại số 99 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Qua 5 năm xây dựng và phát triển, Agribank Cầu Giấy đã có những bước
phát triển vững chắc, khẳng định uy tín, vị thế trên xu thế đổi mới hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại
NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Tổng số cán bộ trong biên chế toàn chi nhánh tính đến ngày 31/12/2010 là 144 cán
bộ trong đó trình độ tiến sĩ 1, thạc sỹ 6, trình độ đại học 123 cán bộ. Đội ngũ cán bộ nhân
viên ngân hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
Bộ máy tổ chức của chi nhánh được cơ cấu như sau:
 Ban giám đốc: 3 người gồm một Giám đốc và ba Phó giám đốc
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

9

Giám đốc: TS. Lê Quốc Tuấn
Phó Giám Đốc: Thạc sỹ. Nguyễn Công Minh
Cử nhân. Nguyễn Thị Lý
Thạc sỹ. Đỗ Văn Độ
 Các phòng ban bao gồm:
+ Phòng DV & Maketing
Tp. Cử nhân. Thẩm Phương Vy
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp
Tp. Cử nhân. Lê Thị Hoài Lưu
+ Phòng Kiểm soát

Tp. Cử nhân. Trần Thị Thủy
+ Phòng Kế toán ngân quỹ
Tp. Thạc sỹ. Nguyễn Tuấn Dũng
+ Phòng Kinh doanh ngoại hối
Tp. Cử nhân. Vũ Minh Anh
+ Phòng Hành chính nhân sự
Tp. Hành chinh nhân sự
+ Phòng Điện toán
Tp. Cử nhân. Trịnh Thiết Cương
+ Phòng Tín dụng
Tp. Cử nhân. Phạm Thị Khánh Tùng
 Các phòng giao dịch trực thuộc:
PGD số 01: Nhà 4 B2 KĐT Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
ĐT: 04.2221 3582
PGD số 02: 33 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 04.3553 7900
PGD số 03: Công ty Bê tông Chèm Đông ngạc Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 04.3757 8095
PGD số 04 Tầng 1, nhà D1 Khu 7,2ha P.Vĩnh Phúc, Ba Đình Hà Nội
ĐT: 04.3761 7229
PGD số 05 – Đại học Giao Thông Vận Tải Hà Nội
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

10

ĐT. 04.3566 6506
PGD số 06: 61 Phố Yên Sở, Hoàng Mai Hà Nội

ĐT. 04. 3645 2724
PGD số 07: Số 11 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch Cầu Giấy Hà Nội
ĐT: 04. 3768 1994
PGD số 08: Số 9 Bách Hóa Nghĩa Tân Cầu Giấy Hà Nội
ĐT: 04. 3756 6787
PGD số 09: Tòa nhà Hoàng Sâm, Phố Hoàng Sâm, Cầu Giấy Hà Nội
ĐT: 04.6269 4368
PGD số 10: Tòa nhà A tập thể bộ Quốc Phòng Từ Liêm Hà Nội
ĐT: 04 2228 5296
Hình 1.3. Bộ máy tổ chức Agribank Cầu Giấy
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Các Phòng nghiệp vụ
P.KTKSNB

P. Kế Toán

P.Tín Dụng

P.KDNH

P. KH TH

P. Điện Toán


P. DV&MARKETING

P. HCNS

1.2.2..2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
- Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các phòng
giao dịch trực thuộc.
- Các phó giám đốc : được sự ủy quyền hàng năm của giám đốc phụ trách
các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc về một số công tác.

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

11

Các phòng chức năng
 Phòng kinh doanh:
-

Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để mở rộng cho vay; khai thác các dịch
vụ thu hút nguồn vốn.

-

Đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ trương, cơ
chế về công tác tín dụng.


-

Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các thông
tin từ đó phân tích tham mưu cho Giám đốc để đưa ra quyết định cho vay
hay không cho vay. Cố vấn cho Ban giám đốc trong quá trình ra quyết định
đối với các dự án vượt thẩm quyền.

-

Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo
lãnh…
 Phòng kế toán ngân quỹ

a) Kế toán nội bộ
-

Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương cho
cán bộ công nhân viên...

-

Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban giám đốc.

b) Kế toán giao dịch
-

Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân,
các tổ chức kinh tế, xã hội.


-

Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.

-

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm thu,
ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi..

-

Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp
vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động và sử dụng vốn.

-

Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.

-

Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân hàng
cấp trên.


-

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt động trong
công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế va các qui


SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

12

trình kiểm soát của ngân hàng.
-

Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm
tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm
bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.


-

Phòng Hành chính, nhân sự:

Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.

-

Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động
nghiệp vụ của Ngân hàng.


Phòng dịch vụ :


-

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

-

Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh phát
hiện, báo cáo kịp thời và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình
huống khẩn cấp.


Các phòng giao dịch:

Các phòng giao dịch gồm có các trưởng phòng và các giao dịch viên thực
hiện các nghiệp vụ huy động nguồn vốn, cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, thực
hiện các hoạt động dịch vụ như: chuyển tiền…
1.3. Một số hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
Đến nay Agribank Cầu Giấy đã và đang triển khai thực hiện tất cả sản phẩm
dịch vụ tiện ích của Ngân hang hiện đại như:
- Huy động các loại tiền gửu, tiền gửu tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VNĐ và
ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửu
của các thành phần kinh tế đầu được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện đồng tài trợ bằng VNĐ, USD các dự, chương trình kinh tế lớn
với tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợi
nhất, hoàn thành nhất.
- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình
cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa, chi trả lương qua tài khoản phát hành thẻ…
- Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

13

lãnh thanh toán, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm…
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ
thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng, an toàn,
chi phi thấp.
- Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiền
nhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối.
- Mua bán giao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ
- Thanh toán thẻ Visa, Mater
- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM)
- Dịch vụ vấn tin qua điện thoại
- Phục vụ các dự án có nguồn vốn từ nước ngoài
- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng.

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

14

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ KINH
DOANH TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH CẦU GIẤY


2.1. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý
đầu tư tại NH NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
2.1.1. Hoạt động huy động vốn.
2.1.1.1. Khái quát hoạt động huy động vốn
Cũng như bao ngân hàng khác, đây là một hoạt động không thể thiếu của
ngân hàng NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy. Để thực hiện mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình thì ngân hàng phải đi huy động từ các nguồn vốn trong nền
kinh tế (như dân cư, các doanh nghiệp…), trong nhiều trường hợp, để tạo nên tính
thanh khoản cho hoạt động của mình, thì ngân hàng còn có thể đi vay từ các tổ chức
tín dụng khác, hoặc là từ trụ sở chính Agribank.
Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Cầu Giấy có xu hướng ngày càng tăng
qua các năm, tuy nhiên có những thời kỳ bị suy giảm do nhiều nhân tố tác động. Để
thấy rõ hơn vấn đề trên chúng ta quan sát qua biều đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cầu Giấy)
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

15

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn năm 2006 là 1081 tỷ đồng, sang
năm 2007 nguồn vốn huy động là 1881,5 tăng 800,5 tỷ đồng ( tăng 74,05% so với
năm 2006). Sang năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 2282 tỷ đồng tăng 400,5 tỷ
đồng (tăng 21,28% tỷ đồng so với năm 2007). Năm 2009 huy động vốn đạt 2505,6
tỷ đồng tăng 223,6 tỷ đồng (tăng gần 9,8 tỷ đồng).Đạt được kết quả trên đó là sự cố

gắng nỗ lực của chi nhánh Agribank Cầu Giấy trong hoạt động thu hút và huy động
vốn trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam riêng và thế giới nói chung gặp nhiều
biến động lớn. Tăng trưởng vốn mạnh là kết quả từ sự chuyển biến tích cực của
ngân hàng, kết hợp với việc sử dụng đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn như: làm tốt công
tác khách hàng, tăng cường tính chặt chẽ trong công tác điều hành, quản trị vốn và
lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng công nghệ mới trong hoạt động của
ngân hàng. Năm 2010 huy động vốn đạt 2458,3 tỷ đồng giảm 47,3 tỷ đồng (giảm
1,89%). Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, từ cuối năm 2010, tình trạng
lạm phát đã trở nên nghiêm trọng ở các quốc gia đang nổi, như Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil… Việt Nam không thoát khỏi vòng xoáy đó, lạm phát năm 2010 lên tới
11,75%. Việc CPI lên đến hai con số tạo nên bão giá khiến cho doanh nghiệp và
người dân đều gặp khó khăn. Do vậy nguồn vốn huy động trong năm 2010 sụt giảm
so với năm 2009. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế việc nguồn vốn
huy động sụt giảm là điều khó tránh khỏi. Sang năm 2011 nguồn vốn huy động đạt
2850 tỷ đồng tăng 391,7 tỷ đồng (tăng gần 16%). Agribank Cầu Giấy tiếp tục cải
thiện hoạt động thanh khoản và CPI giảm dần, lạm phát từng bước được kiềm chế,
tăng trưởng kinh tế phục hồi. Nguồn vốn huy động trong năm 2011 tăng gần 16% là
con số khá ấn tượng, phản ánh sự nỗ lực cố gắng của Agribank Cầu Giấy trong
công tác thu hút và huy động vốn.
 Agribank Cầu Giấy đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong
cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn. Chi nhánh đã có
những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất. Chi nhánh đã chủ động
điều chỉnh nguồn vốn theo hướng ổn định lâu dài và giảm giá thành (năm 2010 Chi
nhánh đã trả 500 tỷ đồng cho các tổ chức tài chính, tín dụng)

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp


16

2.1.1.2. Cơ cấu huy động vốn
Bảng 2.1. Cơ cấu huy động vốn NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy 2006-2011
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng nguồn vốn huy
A
1081
1881,5 2282
2505,6 2458,3
động
I
Phân theo thời gian
1
Tiền gửu không kỳ hạn 205,39 413,93 273,84
363,312 383,49
Tiền gửu có kỳ hạn <
2
443,21 809,045 1163,82 1267,83 1477,32
12 tháng
Tiền gửu có kỳ hạn >
3
432,4

658,57 844,34
874.458 597,49
12 tháng
II
Phân theo loại tiền
1
Nội tệ
1005,33 1764,28 2149.644 2327,7 2229,68
2
Ngoại tệ
75,67
117,22 132,356 177,9
228.62
Theo thành phần
III
kinh tế
1
Tiền gửu các TCKT
518,88 844,795 951,594 1177,63 943,98
2
Tiền gửu các TCTD
32,43
39.51
38,794
70,16
76,21
3
Tiền gửu Dân cư
529,69 997,195 1291,612 1257,81 1438,11
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cầu Giấy)

Phân theo thời gian:
-

Tiền gửu không kỳ hạn: 2006:19%, 2007:22%, 2008: 12%, 2009: 14,5%,
2010: 15,6%, 2011: 17%

-

Tiền gửu có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao 2006: 41% , 2007: 43% ,
2008:51% , 2009: 50,6%, 2010: 60,1% , 2011: 47%.

-

Tiền gửu có kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng 2006:40%, 2007:35% , 2008:
37% , 2009: 34,9% , 2010: 24,3% , 2011: 36%
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối

đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Vì vậy nguồn vốn huy động từ tiền
gửu có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, giúp Agribank Cầu Giấy có một nguồn vốn
ổn định thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
Phân theo loại tiền: Tiền gửu ngoại tệ chiếm một tỷ lệ 1/10 so với tiền gửu
nội tệ

SV: Lê Thị Ngọc

2011
2850
484,5
1339,5
1026

2550,75
299,25

1042,53
88,92
1718,55


Báo cáo tổng hợp

17

Thành phần kinh tế: Tiền gửu khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao so với
tiền gửu các TCKT và TCTD (Tiền gửu dân cư từ năm 2006 – 2011 lần luợt chiếm
49%, 53%, 56,6%, 50,2%, 58,5%, 60,3%). Đây là sự chính là sự cố gắng và phấn
đấu của chi nhánh, phản ánh niềm tin của dân cư vào Agribank Cầu Giấy
Hiện nay, với tình hình nóng bỏng của thị trường chứng khoán bên cạnh đó
lạm phát gia tăng đột biến làm cho lãi suất huy động có nhiều hướng ngày càng
tăng, do vậy nguồn vốn này bằng nhiều biện kỹ thuật nghiệp vụ, mở rộng mạng lưới
huy động, tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng …
Nhìn chung nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Cầu Giấy luôn tăng
trưởng làm cho nguồn vốn kinh doanh ổn định để đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế của Quận cũng như của toàn thành phố. Có được như vậy là được sự chỉ đạo
sát sao của đội ngũ ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự nỗ lực của cán bộ công
nhân viên Ngân hàng đã đưa công tác huy động NHNo&PTNT ngang tầm với sự
tăng trưởng dư nợ. Về chiến lược trước mắt cũng như lâu dài phai rtạo đủ lập nguồn
vốn cả về tỷ trọng và cơ cấu, đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay các thành phần kinh
tế trên địa bàn Quận
2.1.2. Hoạt động tín dụng.

2.1.2.1 Khái quát chung hoạt động tín dụng
Có thể thấy rằng đây là một hoạt động rất quan trọng đối với các ngân hàng
nói chung và ngân hàng NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng. Hoạt động
tín dụng sẽ giúp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Có nhiều hình thức cho vay như
cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư…trong đó thì cho vay đầu tư là một hoạt động
mang nhiều tính rủi ro bởi vì hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một khối lượng vốn
lớn, vì thế ngân hàng cần phải cẩn trọng trong hình thức cho vay này.
Theo quy định của trụ sở Agribank thì nguồn vốn sau khi thực hiện hoạt
động tín dụng, nếu chi nhánh không cho vay hết được thì sẽ chuyển về trụ sở
Agribank chứ không được thực hiên hoạt động đầu tư dưới bất kể hình thức nào. Số
vốn này sẽ được Agribank mua lại với mức chênh lệch lãi suất cao hơn 1% so với
mức chi nhánh cho dân cư và các doanh nghiệp vay. Và ngân hàng sẽ được hưởng
chênh lệch 1% hoa hồng này.
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

18

Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng hàng năm của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
2006 – 2011
Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cầu Giấy)
Qua bảng số liệu trên chúng ta dễ thấy dư nợ tín dụng năm sau thường tăng cao
hơn năm trước. Tuy nhiên thì mức tăng lại có xu hướng không đồng đều giữa các
thời kỳ. Năm 2006, năm mới thành lập, tổng dư nợ là 358 tỷ đổng, sau một năm
(năm 2007) tổng dư nợ tăng lên 1011(tăng 64,59% so với năm 2006) sang năm
2008 tổng dư nợ tăng 495,6 tỷ đồng so với năm 2007 (tăng 49,02% so với năm

2007) năm 2009 tăng 750,8 tỷ đồng so với năm 2008(tăng 49,83% so với năm
2008) sang năm 2010 theo chuỗi đà tăng, tổng dư nợ tăng 220,4 tỷ đồng (tăng
8,89% so với năm 2010) Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Cầu Giấy tăng
trưởng khá ổn định và hiệu quả, năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt vào các
năm 2008 và 2009 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu đã diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nước ta, đầu tư giảm xuống,
nhưng NHNo&PTNT Cầu Giấy đã có hướng đi đúng đắn vượt qua ảnh hưởng của
khủng hoảng tổng dư nợ 2009 tăng gần 50% so với năm 2008 đây là một kết quả
khá cao. Có được kết quả như trên là do: Trong giai đoạn vừa qua Agribank Cầu
Giấy đã đầu tư vào một số dự án trọng điểm như dự án Tubin Việt Nam, dự án khu

SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

19

nhà ở để bán và cho thuê làm văn phòng tại xã Trung Văn, huyện Từ Liêm – Hà
Nội, dự án bờ Tây sông Đáy và nhiều dự án khác.
Do đã lựa chọn được những doanh nghiệp có uy tín, những dự án có hiệu quả
và cũng được sự hợp tác quản lý vốn chặt chẽ của khách hàng nên chất lượng tín
dụng của Agribank Cầu Giấy được nâng cao, nợ xấu năm 2010 là 2,9% Tổng dư nợ.
Vốn đầu tư của Ngân hàng đã được các doanh nghiệp phát huy hiệu quả đảm bảo
trả nợ tốt cả gốc và lãi cho Ngân hàng.
2.1.2.2. Cơ cấu hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng hàng năm của NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
(Đvị: tỷ đồng)
STT
A

I
1
2
3
II
1
2
III
1
2
3

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ tín dụng
Phân theo thời gian
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Phân theo loại tiền
Nội tệ
Ngoại tệ
Theo thành phần
kinh tế
DN Nhà nước
DN ngoài quốc doanh
Hộ cá thể

2006
358


2007
1011

2008
1506,6

2009
2257,4

2010
2477,8

240,39 768,416 905,688 1466,298 1241,337
111,291 231,408 231,408 664,187 538,737
6,319
11,176 41,524 126,915 697,726
347.26
10.74

926.076 1411.68 2054.23
84.924 94.92
203.17

2294.44
183.36

39038
254.18
64.44


60.66
697.59
252.75

188.31
1883.13
406.36

188.333 225.742
1024.48 1647.9
293.787 383.758

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Cầu Giấy)
Về cơ cấu tín dụng có thể thấy một điều rằng tín dụng ngắn hạn có xu hướng
tăng dần qua các năm về giá trị tuyệt đối, trừ năm 2007 nhưng về giá trị tương đối
lại không đồng đều, có thời kỳ tăng và cũng có thời kỳ giảm. Năm 2006 chiếm
67% tổng dư nợ tín dụng. Nhưng sang đến năm 2007 thì con số này lại tăng lên là
76%,. Năm 2008 thì lại tăng lên thành 56%. Đến năm 2008 thì giảm xuống và chỉ
đạt 60%. Năm 2009, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn chiếm 61,5%. Và năm 2010 thì chỉ đạt
50%. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế (2008 -2010) khủng hoảng
rồi đến lạm phát, cơ cấu cho vay có những điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế,
SV: Lê Thị Ngọc

2011


Báo cáo tổng hợp

20


tránh rủi rủi ro cho Agribank Cầu Giấy. Điều này có thể thấy Agribank Cầu Giấy
đã có một kế hoạch khá hợp lý cho công tác này. Theo cách thông thường thì ngân
hàng luôn đảm bảo một tỉ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn ở mức trên 50% để đảm bảo
có thể quay vòng vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro.
 Hoạt động tín dụng tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả. Với định hướng
tăng trưởng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả, xác định phát triển phải đảm bảo an
toàn và chất lượng nên Agribank Cầu Giấy chú trọng đầu tư tín dụng cho các dự án
phát triển sản xuất và an sinh xã hội. Công tác quản trị rủi ro tín dụng được hết sức
quan tâm.
2.1.3. Hoạt động khác
2.1.3.1 Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ và khách hàng
Với phương châm hoạt động luôn hướng tới khách hàng, Agribank Cầu
Giấy đã không ngừng nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới nhằm đáp ứng các
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ
nhằm đem đến cho khách hàng của mình dịch vụ tốt nhất có thể, Agribank Cầu
Giấy đã triển khai đề án bộ phận chăm sóc khách hàng VIP theo đề án được Tổng
Giám đốc NHNoVN phê duyệt. Chi nhánh đã thành lập phong VIP, xây dựng quy
trình chăm sóc khách hàng và bước đầu đã đạt được những kết quả.
Agribank Cầu Giầy hết sức quan tâm nghiệp vụ phát triển thẻ, vì thế nghiệp
vụ thẻ đã có bước phát triển đáng kế. Chi nhánh là một trong những chi nhánh đã
làm tốt công tác phát hành thẻ đối với đối tượng hưởng lương hưu, hưởng lương
ngân sách, ngoài ra cũng tích cực trong công tác phát hành thẻ cho đối tượng.
Doanh nghiệp, sinh viên, và các đối tượng khác
Đến năm 2010 tổng số lượng thẻ phát hành của toàn chi nhánh: 60964000 thẻ
với số dư bình quân 100 tỷ đồng trong đó:
- Thẻ success: 60 336 thẻ
- Thể visa, Master: 519 thẻ
- Thẻ Tín dụng: 81 thẻ
- Thẻ lập nghiệp: 28 thẻ
Đến nay số lượng khách hàng đặt quan hệ giao dịch với Agribank Cầu giấy

tính đến 31/12/2010 lên đến 55 381 khách hàng
2.1.3.2. Công tác thanh toán Quốc Tế
Bảng 2.3 Tình hình tăng trưởng doanh số TTQT giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: ngàn USD
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

21

Năm
Doanh số TTQT

2006
2007
2008
2009
2010
11082
30571
56685
92000
38500
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Agribank Cầu Giấy là ngân hàng cấp I có uy tín trong kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế, Agribank Cầu Giấy luôn được đánh giá là ngân hàng cung
cấp các sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt, kịp thời, àn toàn và
hiệu quả tới quý khách hàng
2.2. Thực trạng công tác thẩm định tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy

2.2.1. Mục đích công tác thẩm dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng
Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là
một phần không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ cho vay của các Ngân hàng và
đây cũng là công đoạn khá phức tạp đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh
nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư
thường có quy mô vốn lớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho
vay là công việc đòi hỏi một quy trình chặt chẽ. Đây cũng là một khâu có ý nghĩa
quan trọng làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền trong Ngân hàng ra quyết định tài trợ
vốn cho dự án. Trong các nội dung thẩm định thì công tác thẩm định tài chính lại
giữ vai trò quyết định nhất đến tính khả thi của một dự án đầu tư. Đồng thời đây
cũng là khâu phức tạp nhất, tốn kém thời gian nhất trong toàn bộ quy trình thẩm
định. NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy là một Chi nhánh rất coi trọng khâu
thẩm định trước khi cho vay, luôn tuân thủ theo các bước trong quy trình thẩm định
của NHNo&PTNT Việt Nam. Đối với Chi nhánh, thẩm định tài chính dự án đầu tư
vay vốn nhằm đánh giá lại tính hợp lý của chủ đầu tư trong việc xác định nhu cầu
nguồn lực tài chính và sự đảm bảo các nguồn lực đó cho quá trình thực hiện. Đồng
thời xem xét tính hợp lý trong việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả và độ an toàn về
mặt tài chính của dự án. Từ đó ra được quyết định tài trợ vốn một cách đúng đắn.
2.2..2 Quy trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư tại NHNo&PTNT – Chi nhánh
Cầu Giấy
Sơ đồ 2.2.2.: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT – Chi nhánh
Cầu Giấy
Phòng

kinh

doanh

Cán bộ tín dụng


Lãnh đạo phòng Giám
kinh doanh

đốc

chi

nhánh

SV: Lê Thị Ngọc
Lập báo cáo tín
dụng

Phê duyệt cho
vay/không cho vay


Báo cáo tổng hợp

Tiếp nhận hồ sơ
cho vay

22

Kiểm tra hồ
sơ vay vốn

Nghiên cứu
tiến trình tín
dụng


Tiến hành tái
thấm định
Lập báo cáo
tái thẩm
định
Thông báo kết
quả cho khách
hàng
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

23

- Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn: Cán bộ của Agribank Cầu Giấy tiếp xúc với
khách hàng có nhu cầu vay vốn , sau đó hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ vay vốn
và các loại giấy tờ có liên quan khác.
- Tiếp nhận hồ sơ vay và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
- Cán bộ tín dụng thực hiện công tác thẩm định đối với những hồ sơ của khách
hàng, và xem xét tính chính xác của những hồ sơ đó.
- Sau khi thẩm định xong, cán bộ thẩm định tổng kết lại, và lập ra một tờ trình
thẩm định, trong đó có ghi rõ ý kiến về tính khả thi của dự án, về món vay, bảo lãnh
và cả hạn mức tín dụng. Sau đó trình lên người có thẩm quyền phê duyệt
- Sau khi xem xét tờ trình mà cán bộ tín dụng trình lên, người có thẩm quyền sẽ
quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng.
2.2.3. Nội dung thẩm định
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, hay khách hàng là các cá nhân, thì
NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy cũng đều thẩm định những khía cạnh sau:

- Kiểm tra về hồ sơ vay vốn: Đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ vay vốn.
Khi đến ngân hàng thì khách hàng phải nộp những hồ sơ như: Hồ sơ chứng minh tư
cách pháp lý của khách hàng; hồ sơ về việc sử dung vốn vay (dự án); hồ sơ về tình
hình kinh doanh và khả năng tài chính; và một số hồ sơ khác nếu cán bộ Agribank
Cầu Giấy thấy cần.
- Thẩm định khách hàng: Sau khi đã kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ
vay vốn, cán bộ Agribank bắt đầu thực hiện thẩm định về khách hàng. Các khía cạnh
thẩm định như: Tư cách pháp lý; khả năng tài chính; tình hình sản xuất kinh doanh.
- Thẩm định hồ sơ xin vay: Thông thường, đối với các dự án đầu tư (tùy vào
tính chất phức tạp) thì cán bộ thẩm định của Agribank Cầu Giấy sẽ xem xét chi tiết
hay là khái quát những khía cạnh như: kĩ thuật; thị trường; tài chính; tổ chức quản
lý và nhân sự; kinh tế xã hôi. Nhưng trong đó thì khía cạnh tài chính của dự án vẫn
được tập trung hơn cả với mục đich đảm bảo cho món vay được an toàn
- Thẩm định tài sản bảo đảm: Thẩm định tài sản là khâu hết sức quan trọng, hạn
chế rủi ro trong tín dụng đối với ngân hàng, Cán bộ của Agribank Cầu Giấy sẽ xem
xét đối với từng hình thức bảo đảm cụ thể:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

24

+ Bảo lãnh tài sản từ bên thứ ba
+Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay
Từ đó có quyết định hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể
2.2.4. Đánh giá công tác thẩm định tại
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: phần trăm(%)


(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank cầu giấy)
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ trong giai đoạn 2006-2011 của Agribank Cầu giấy
luôn dưới 3%. Có được kết quả trên đây có phần không nhỏ trong công tác thẩm
định tại chi nhánh, công tác thẩm định tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy có
sự phân cấp trách nhiệm thẩm định rõ ràng, từng phòng chịu trách nhiệm thẩm định
với từng loại khách hàng khác nhau (khách hàng cá nhân; khách hàng là các doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ), do vậy mà dự án chi nhánh tiến hành đem lại hiệu
quả cao cho cả khách hàng và bản thân chi nhánh. Từ nguồn vốn mà ngân hàng cho
vay mà các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất góp phần
tăng GDP cả nước từ đó mà tác động tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra phải kể đến tác
SV: Lê Thị Ngọc


Báo cáo tổng hợp

25

động của dự án: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao cuộc sống
người lao động.
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu
Giấy
2.3.1. Công tác quản trị rủi ro NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy
Năm 2007-2010 thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất
giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, các Ngân hàng thương mại Việt
Nam (NHTM) không ngoại lệ, cũng nằm trong cơn lốc khủng hoảng tài chính đó.
Một trong những giải pháp khôi phục và phát triển doanh nghiệp nói chung và các
NHTM nói riêng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế là phải nâng cao năng lực cạnh
tranh, duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tranh thủ cơ hội và đối phó

với những thách thức mới.
Để thực hiện thành công các giải pháp nói trên, các NHTM phải kịp thời cải
cách thủ tục hành chính, đổi mới về quy trình tác nghiệp, nâng cấp công nghệ xử lý
nghiệp vụ và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Hiện
tại một số NHTM lớn đã chú tâm xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống quy
định, quy trình quản lý rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị
trường và đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp (QLRRTN). QLRRTN đã
được các ngân hàng trên thế giới ứng dụng từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, đối
với các NHTM Việt Nam, chỉ cách đây 5 năm, QLRRTN vẫn là một khái niệm mới
mẻ.
Hoạt động quản lý rủi ro của NHNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Giấy thực hiện
theo phân cấp có ủy quyền cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng đơn vị kinh doanh
và từng cấp quản lý, vì vậy mà trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý hoạt động là
rõ ràng và cụ thể.Tùy theo các dự án khác nhau mà quyền hạn đối với các phòng
trong quản lý rủi ro cũng khác nhau.Nhưng hầu hết, công tác quản lý rủi ro được
đưa qua phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tại phòng này, các cán bộ làm công tác
quản lý rủi ro căn cứ trên những thông tin thu thập được sẽ xem xét, phân tích
những rủi ro, bất lợi tiềm ẩn đối với hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ trình người
có thẩm quyền ra quyết định xử lý.
SV: Lê Thị Ngọc


×