Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phân tích các nhân tố tác động tới mức độ tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.81 KB, 22 trang )

CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập và phát triển, trong hơn 20 năm qua, nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn không thể phủ nhận: nền kinh tế chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đang dần chuyển sang nền kinh tế thị
trường, hệ thống chính trị ổn định tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần
kinh tế phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát
huy…Rõ ràng đất nước ta đang trong thời kì chuyển biến mạnh mẽ, diện mạo
đất nước đã thay đổi rất nhiều, nhất là trong hơn 10 năm trở lại đây.
Tính đến cuối năm 2014, tỉ lệ hộ nghèo cả nước còn 5.8%, giảm 2% so
với năm 2013, riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm
(từ 38,2% năm 2013 xuống còn 33,2% năm 2014) (Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội 2014). Đời sống người dân khấm khá, tỉ lệ hộ nghèo giảm đã làm thay
đổi diện mạo của các vùng nông thôn nước ta một cách rõ nét. So với 5 năm
trước, các vùng nông thôn đã có sự thay đổi rất lớn. Ngoài việc cơ sở hạ tầng
nông thôn được nâng cấp, trong nội tại kinh tế nông thôn cũng có những chuyển
biến tích cực, người nông dân giờ đây không còn chỉ mãi trông chờ vào cây lúa
mà còn có thể trồng cây ăn quả, cây hoa màu đạt giá trị cao, một số hộ chăn nuôi
lợn, gà, nuôi cá…đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Các ngành
nghề truyền thống cũng được bảo tồn và phát triển, số hộ sản xuất, kinh doanh
sản phẩm dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng nhiều hơn, đem lại lợi ích kinh tế
không kém gì thành thị.
Tuy vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn
của nước ta còn nhiều thách thức: số lượng hộ nghèo còn lớn (theo tính toán là
hơn 5 triệu hộ), tỉ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững, nhiều hộ đã thoát
nghèo nay lại tái nghèo ...Hộ nghèo nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng nông
thôn, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2012, tỉ lệ hộ nghèo trung bình ở


nông thôn nước ta là 14.1% . Hộ nghèo phân bố không đều ở các vùng, theo đó


vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tỉ
lệ hộ nghèo tương đối thấp. Trong khi đó có các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt
khó khăn ở khu vực Miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên, tỉ lệ hộ nghèo nơi cao
nhất chiếm tới trên 50% số hộ trong xã. Các chương trình hỗ trợ của nhà nước
áp dụng đối với hộ gia đình khó khăn ở nông thôn như: trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ
xây nhà ở, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đào
tạo nghề, cho vay hộ nghèo, cho vay vốn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn, cho vay vốn xuất khẩu lao động nước ngoài…đã có những hiệu quả bước
đầu song chưa có hiệu quả thực sự sâu rộng, các chính sách mang nhiều tính chủ
động từ nhà nước và các cấp chính quyền, trong khi hộ nông dân thì khá bị động
đối với các chương trình đó, do vậy chưa phát huy được hết khả năng của họ,
chưa kích thích họ vươn lên trong cuộc sống từ chính sức lao động của mình.
Do đó, để công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn
có hiệu quả cao hơn, người nông dân cần phải chủ động hơn trong kinh doanh
sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Để làm được điều này, hộ nông dân cần
có một sự tiếp cận tốt đối với nguồn vay vốn, nhất là nguồn vốn ưu đãi từ các tổ
chức tín dụng ở nông thôn. Song có một thực trạng đang tồn tại hiện nay đó là
việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng ưu đãi của gia đình
ở nông thôn còn rất hạn chế. Đối với các hộ này, đây thường là nguồn vốn vay
ưu đãi với lãi suất thấp, thời hạn vay dài, lượng vốn vay khá lớn. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà các nguồn vốn này không dễ
để đến được với họ. Nguyên nhân chủ quan liên quan đến các hộ cần vay vốn, ví
dụ như về mong muốn vay vốn, có phương án sử dụng nguồn vốn vay hay
không, giới tính chủ hộ, tuổi tác hay thu nhập chi tiêu của gia đình… ảnh hưởng
đến quyết định vay vốn của họ. Còn nguyên nhân khách quan đến từ phía các tổ
chức tín dụng nông thôn về thủ tục hành chính có nhanh chóng hay không, sự
ảnh hưởng và lan tỏa của tổ chức tín dụng hay mức độ ưu đãi của món
vay…Nếu nâng cao được mức độ tiếp cận của hộ gia đình đối với nguồn vốn



vay này, không những giúp người nông dân có nguồn vốn để thực hiện phương
án sản xuất kinh doanh của mình để vươn lên, mà còn giúp các tổ chức này tồn
tại và phát triển, phù hợp với đường lối và chủ trương của nhà nước.
Vì lí do đó, nhóm tác giả chọn đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI CỦA HỘ GIA
ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM”. Để làm rõ hơn thực trạng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận này, giúp ích cho công cuộc xóa
đói giảm nghèo của đất nước, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn.
Mục đích nghiên cứu


Luận giải cơ sở lí luận về nông thôn, hộ nghèo và tín dụng ưu đãi ở

nông thôn Việt Nam.


Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ gia đình ở nông

thôn Việt Nam


Phân tích các nhân tố chính tác động tới mức độ tiếp cận tín dụng ưu

đãi của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu

đãi của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về mức độ

tiếp cận tín dụng ưu đãi các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, sử dụng bộ số
liệu có được từ cuộc “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2012” (VHLSS
2012).


Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về mức độ tiếp cận tín dụng ưu đãi

của hộ gia đình khu vực nông thôn của 63 tỉnh thành phố trên cả nước.
Phƣơng pháp nghiên cứu


Phân tích tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải

thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn.




Thống kê so sánh, sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời

điểm để so sánh tỉ lệ vay vốn tín dụng ưu đãi giữa các tổ chức.


Mô hình kinh tế lượng, bằng việc thu thập bộ số liệu từ cuộc “Điều tra


mức sống dân cư Việt Nam năm 2012” (VHLSS 2012), nhóm nghiên cứu tiến
hành lọc số liệu để thu được 6,712 mẫu quan sát là các hộ gia đình ở nông thôn
Việt Nam với các yếu tố (biến) cần thiết để nghiên cứu. Sau đó, nhóm sử dụng
thống kê mô tả để có cái nhìn tổng quát về những thông tin đặc trưng về các hộ
nông thôn. Sau khi lựa chọn biến thích hợp, tiến hành sử dụng phần mềm
Eviews để hồi quy các biến theo mô hình Logit để tìm ra tác động biên của từng
yếu tố riêng biệt của các hộ nông thôn ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng
ưu đãi như thế nào.
Dưới đây là sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất:


Mô hình nghiên cứu đề xuất

1

Hộ nông thôn

Tổ chức tín dụng

Giới tính

Tổ chức tín dụng

Tuổi
Mức độ và
quy mô tiếp
cận tín dụng
ƣu đãi

Trình độ học vấn


Lãi suất

Tình trạng nghèo

Diện tích đất
Chi phí đi vay

Chênh lệch thu chi
Chi phí SXKD

Khu vực địa lý

Các chương trình
trợ cấp khác

Môi trƣờng
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình hình tiếp cận và sử
dụng vốn tín dụng ở nông thôn, như các nghiên cứu của Vương Quốc Huy,


Marijke D’Haese, Jacinta Lemba, Lê Long Hậu và Luc D’Haese (2012); Nathan
Ukurut (2006); Phan Thị Nữ (2010); Đỗ Ngọc Tân (2012); Lê Thanh Tâm
(2008); Trần Thọ Đạt (1998);…
Đóng góp mới của đề tài
Các đề tài nghiên cứu trước hầu hết mới chỉ đề cập đến tín dụng chính thức,
phi chính thức và các nhân tố tác động đến mức độ tiếp cận tín dụng chính thức
và phi chính thức của hộ nông dân ở nông thôn Việt Nam, một số đề tài có chỉ ra

mối quan hệ giữa tiếp cận tín dụng và giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên lại
chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập riêng về tín dụng ưu đãi ở nông thôn, trong
khi đây là nguồn tín dụng vô cùng quan trọng đối với hộ gia đình ở nông thôn,
đặc biệt là đối với các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ở
đây, bằng phương pháp định lượng dùng bộ số liệu “Điều tra mức sống dân cư
Việt Nam 2012”, dùng mô hình Logit để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ưu
đãi và mô hình OLS để đánh giá quy mô khoản vay tín dụng ưu đãi; làm rõ các
nhân tố tác động đến việc quyết định vay vốn tín dụng ưu đãi, sau đó là giá trị
của khoản vay ưu đãi cả chính thức và phi chính thức của hộ gia đình ở nông
thôn Việt Nam.


CHƢƠNG : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI
2.1. Tín dụng ƣu đãi của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
Nông thôn và hộ gia đình ở nông thôn
Có nhiều định nghĩa về nông thôn nhưng hiện nay, chưa có định nhgiax nào
được chấp nhận rộng rãi. Theo Thông tư số 54 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, khái niệm nông thôn được định nghĩa: "Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
Đặc điểm của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng tích cực
Thứ hai, cơ cấu nguồn thu của hộ gia đình nông thôn đang thay đổi, mức
sống hộ được cải thiện rõ rệt. Đa dạng hóa hoạt động kinh tế làm cho cơ cấu
nguồn thu nhập của hộ gia đình nông thôn thay đổi lớn.
Thứ ba, tổng chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn còn thấp hơn rất nhiều so
với thành thị và cả nước.
Thứ tư, hộ gia đình ở nông thôn đóng góp một lực lượng lao động đáng kể
cho xã hội.

Tín dụng ƣu đãi
Tín dụng xuất phát từ gốc từ Latinh “Gredittum” - tức là tin tưởng, tín nhiệm,
được hiểu là “quan hệ dựa trên tín nhiệm lẫn nhau” (Phan Thị Thu Hà, 2013).
Tín dụng được hiểu đơn giản là sự vay mượn, với hình thức phổ biến nhất là
quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng phi chính thức
Tín dụng phi chính thức là một bộ phận không thể thiếu của tín dụng khu vực
nông thôn, nguồn này thường được hình thành bởi các cá nhân, hộ gia đình có
nguồn tiền nhàn rỗi để cho vay thông qua người quen, bạn bè, bạn hàng…Tín
dụng phi chính thức tồn tại ở mọi ngõ ngách trong các quan hệ kinh tế ở nông


thôn. Nguồn vay này có đặc điểm rất đa dạng về lãi suất, kì hạn vay, số tiền vay
và không cần tài sản đảm bảo.
Mức độ tiếp cận tín dụng ƣu đãi
Khái niệm mức độ tiếp cận:
Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất
lượng của TCTCNT, đặc biệt là đối với khách hàng nghèo và dễ bị tổn thương.
Đo lƣờng: chiều rộng, chiều sâu
Độ rộng tiếp cận
Độ rộng trong tiếp cận tín dụng ưu đãi là mức độ tiếp cận đối với khách hàng
trên diện rộng, được đánh giá thông qua sự đa dạng hóa trong sản phẩm dịch vụ
cung ứng của tổ chức cung cấp tín dụng ưu đãi; số lượng và mức độ tăng trưởng
của khách hàng, của dư nợ tín dụng và tiết kiệm. Số lượng sản phẩm dịch vụ
cung ứng càng lớn, mức độ tăng trưởng qua các năm hoặc một thời kỳ càng tăng
chứng tỏ dịch vụ của tổ chức đó đa dạng.
Độ sâu của tiếp cận
Đây là khái niệm dùng để đo lường khả năng các khách hàng khác nhau có thể
tiếp cận dịch vụ của tổ chức cung cấp tín dụng ưu đãi tới mức nào; cũng như giá
trị ròng mà khách hàng nhận được.

Các nhân tố tác động đến mức độ tiếp cận tín dụng ƣu đãi
Các nhân tố bên cung
.1. Lãi suất
Lãi suất là tỉ lệ phần trăm giữa số tiền lãi người đi vay phải trả cho bên cho
vay và số tiền gốc mà họ đã vay. Đối với Ngân hàng và các tổ chức cho vay vốn
tín dụng của nhà nước, mức lãi suất này thường được quy định theo số tiền gốc
vay, thời hạn vay và đối tượng vay.
Lãi suất ưu đãi là mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trên thị trường với cùng
một khoản vay và cùng kì hạn cho vay.


Chi phí làm thủ tục vay vốn
Chi phí làm thủ tục vay vốn vao gồm các khoản phí, lệ phí mà khách hàng
phải nộp khi vay vốn từ các TCTD. Theo Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010), chi phí vay vốn có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các
TCTD.
Tổ chức cho vay
Các TCTD khác nhau có những lợi thế khác nhau, nên khả năng thu hút
khách hàng cũng khác nhau. Theo Lê Thanh Tâm (2008), việc tiếp cận vốn vay
của khách hàng cũng phụ thuộc vào “độ phủ sóng” của các TCTD, đặc biệt là
danh tiếng của TCTD đó.
Các nhân tố bên cầu
Giới tính, tuổi
Có nhiều nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mối quan hệ giữa giới tính, tuổi và
khả năng tiếp cận tín dụng, cho rằng: giới tính có tác động cùng chiều đến khả
năng tiếp cận và quy mô tín dụng; có nghĩa là khả năng tiếp cận và quy mô tín
dụng của nam giới lớn hơn nữ giới.
Tuổi của chủ hộ có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô khoản
vay của hộ gia đình ở nông thôn. Tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng
càng thấp, quy mô của khoản vay càng nhỏ và ngược lại.

Trình độ học vấn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trình độ học vấn không những tác động đến
khả năng tiếp cận mà còn tác động đến quy mô tín dụng.
Nghèo
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng trở xuống; với hộ cận nghèo là từ 401.000 đến
520.000đồng/người/tháng. Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, bởi vậy tỷ lệ
nghèo còn khá cao. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tỷ lệ ngày đang giảm đi rõ
rệt.


Hộ gia đình có nghèo hay không ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và quy mô
tín dụng của các hộ này.
Chi phí sản xuất kinh doanh, chênh lệch thu chi
Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) được nói đến ở đây là các yếu tố cần
thiết bỏ ra trong quá trình sản suất kinh doanh để đạt được mục đích, bao gồm
tiền và các loại chi phí khác quy đổi về tiền.
Chênh lệch thu chi là hiệu của doanh thu sản suất kinh doanh và chi phí sản
xuất kinh doanh, được quy về đơn vị tiền tệ.
Diện tích đất đai
Diện tích đất (bao gồm đất sản xuất kinh doanh và đất ở) là một trong những yếu
tố quan trọng để các TCTD xem xét có đồng ý cấp tín dụng hay không.
Các yếu tố khách quan bên ngoài
Khu vực địa lý
Khu vực địa lý bao gồm các điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, thiên
tai,… Từ đó xác định rõ nên trồng cây gì, nuôi con gì, sản xuất hay kinh doanh
ngành nghề gì để phù hợp với điều kiện tự nhiên đó. Hơn nữa, các khu vực khác
nhau có khoảng cách đến vùng trung tâm khác nhau cũng tạo khả năng tiếp cận
thông tin khác nhau.
Tác động của các chương trình trợ cấp ưu đãi

các chương trình trợ cấp ưu đãi như hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, hỗ
trợ tín dụng, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở có tác động đến mức
sống của các hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện chưa có
nghiên cứu nào đề cập đến việc ảnh hưởng của các chương trình này tới khả
năng tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi ở nông thôn.


CHƢƠNG : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM
MẪU NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Mô hình các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng ƣu đãi
(mô hình )
. Lý thuyết về mô hình hồi quy logit
Hồi quy Logit là mô hình hồi quy đặc biệt khi biến phụ thuộc là một biến giả
nhị phân chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Mô hình này không nghiên cứu ảnh hưởng
trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác
suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y.
. Lựa chọn biến cho mô hình
Các biến được lựa chọn như sau:
 Biến phụ thuộc
Trong nghiên cứu này biến phụ thuộc (Y) được lựa chọn như sau:
Yi = 1 nếu hộ nông thôn có vay hoặc còn nợ tín dụng ưu đãi năm 2012.
Yi = 0 nếu hộ nông thôn không vay và không còn nợ tín dụng ưu đãi năm
2012
 Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.1: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình 1
STT

Chỉ tiêu


Thang đo

Giả



thiết

hiệu

Tác giả nghiên cứu

1

Giới tính

1: Nam - 0: Nữ

+

X1

Nathan Ukurut (2006)

2

Tuổi

Tuổi


-

X2

Nathan

Ukurut

(2006); Nguyễn Quốc
Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010)


3

4

Trình độ học vấn

Nathan

mức cao nhất

(2006), TS. Bùi Văn

(có 4 mức)

Trịnh (2010); Phan

Tiểu học


1: có - 0: không

-

X3

Đình Khôi

THCS

1: có - 0: không

+

X4

(2013).

THPT

1: có - 0: không

+

X5

1: có - 0: không

+


X6

Nghèo

Ukurut

TS. Bùi Văn Trịnh,
(2010), Phan Đình
Khôi (2013)

5

Chi phí SXKD Triệu đồng

-

X7

Trần Ái Kết (2009)

-

X8

Nathan Ukurut (2006)

+

X9


-

X10

năm 2012
6

Chênh lệch thu Triệu đồng
chi

6

Nghèo*chi

phí

sản xuất KD
7

Được hỗ trợ máy 1: có - 0: không
móc

8

Được dạy nghề

1: có - 0: không

-


X11

9

Được nhận trợ 1: có - 0: không

-

X12

+

X13

cấp khó khăn
10

Vay tín dụng ưu 1: có - 0: không
đãi năm 2011

11

Khu vực địa lý

Phan Thị Nữ (2010)

(6 vùng)
Đồng


bằng 1: có - 0: không

-

X14

và 1: có - 0: không

+

X15

sông Hồng
Trung

du

miền núi phía


Bắc
BTB và duyên 1: có - 0: không

+

X16

hải miền Trung
Tây Nguyên


1: có- 0: không

+

X17

Đông Nam Bộ

1: có- 0: không

-

X18

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Nathan Ukurut
Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010); Bùi Văn Trịnh
1 ; Trần Ái Kết (2009); Phan Thị Nữ

1

Nguyễn Quốc
Phan Đình Khôi

1 ; Lê Thanh Tâm (2008))

3.1.2. Mô hình các nhân tố tác động tới quy mô tiếp cận (mô hình 2)
. Lý thuyết về phương pháp OLS
Các giả thiết của mô hình OLS:
Giả thiết 1: Mô hình được ước lượng trên cơ sở mấu ngẫu nhiên kích thước n:
*(


)

+

Giả thiết 2: Kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên với điều kiện X bằng 0.
Giả thiết 3: Phương sai sai số ngẫu nhiên là bằng nhau tại mọi giá trị Xi:
var(u/X1i, X2i,...Xni)=σ2
Giả thiết 4: Giữa các biến độc lập Xj không có mối quan hệ đa cộng tuyến hoàn
hảo, có nghĩa là không có mối quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo.
Giả thiết 5: sai só ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn: ui N(0, σ2).
. Các biến được lựa chọn trong mô hình
 Biến phụ thuộc Y: quy mô của khoản vay tín dụng ưu đãi.
 Biến độc lập:
Bảng 3.2: Các biến độc lập của mô hình 2
STT Chỉ tiêu

Thang đo

Giả thiết



Đề tài nghiên cứu

hiệu
1

Giới tính


1: Nam - 0:

+

X1

Tuổi

Tuổi

Ukurut

(2006)

Nữ
2

Nathan

-

X2

Nathan

Ukurut


(2006); Trần Thọ
Đạt (1998); Nguyễn

Quốc Oánh, Phạm
Thị

Mỹ

Dung

(2010)
3

Trình
vấn

độ

học

Nguyễn

mức

cao

Oánh, Phạm Thị Mỹ

nhất (có 4 mức)
Tiểu học

Quốc


Dung (2010)
1: có - 0:

-

X3

+

X4

+

X5

+

X6

không
THCS

1: có - 0:
không

THPT

1: có - 0:
không


4

Nghèo

1: có - 0:

TS. Bùi Văn Trịnh,
(2010); Phan Đình

không

Khôi
(2013
5

Chi phí SXKD Triệu đồng

+

X7

Trần Ái Kết (2009)

+

X8

Nguyễn

năm 2012

6

Chênh lệch thu Triệu đồng
chi

Quốc

Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010),

7

Diện tích đất đai Mét vuông
(kể cả nhà ở)

+

X9

Trần

Thọ

Đạt

(1998);
Nguyễn

Quốc


Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010)


8

Chi phí làm thủ Nghìn đồng

-

X10

tục vay vốn

Nguyễn

Quốc

Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010),

9

Lãi suất

%/tháng

+

X11


Vương Quốc Huy,


Long

Hậu

Thanh

Tâm

(2012)
10

Lãi suất^2

11

Tổ chức cho vay
Ngân

-

X12


hàng 1: có - 0:

-


X13

-

X14

-

X15

(2008)

chính sách xã không
hội
Quỹ giảm nghèo 1: có - 0:
không
Tổ chức chính 1: có - 0:
trị xã hội
12

không

Khu vực địa lý

Phan Thị Nữ (2010)

(6 vùng)
ĐBSH


1: có - 0:

+

X16

+

X17

+

X18

0:

+

X19

0:

-

X20

không
Trung

du


và 1: có - 0:

miền núi phía không
Bắc
BTB và duyên 1: có - 0:
hải miền Trung

không

Tây Nguyên

1:

có-

không
Đông Nam Bộ

1:

có-

không


(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Nathan Ukurut
Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010); Bùi Văn Trịnh
1 ; Trần Ái Kết (2009); Phan Thị Nữ


1

Nguyễn Quốc
1

Phan Đình Khôi

Vương Quốc Huy, Lê Long

Hậu (2012); Trần Thọ Đạt (1998); Lê Thanh Tâm
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.2.1. Từ cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2012
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ cuộc “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
năm 2012” (VHLSS 2012). Cuộc điều tra mức sống dân cư được tổ chức trên
phạm vi cả nước với quy mô 46.995 hộ dân cư được chọn từ 3.133 địa bàn của
mẫu chủ theo các bước sau: Chọn 3133 địa bàn khảo sát (883 địa bàn thành thị
và 2250 địa bàn nông thôn), trong đó có 50% được chọn lai từ các địa bàn đã
được khảo sát năm 2010 và 50% được chọn mới từ mẫu mới. Trong 46.995 hộ
dân cư được điều tra có Tổng cục Thống kê chia số mẫu được phân bổ cho 4 kỳ
theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để tổ chức thu thập số liệu vào tháng 3,
6, 9, và 12/2012 với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và ghi thông tin phỏng
vấn vào phiếu phỏng vấn. Trong 46.995 hộ được khảo sát năm 2012 có 8.755 hộ
điều tra thu nhập, chi tiêu và các chủ đề khác phục vụ cho đề tài nghiên cứu của
nhóm. Từ cơ sở dữ liệu đó, nhóm nghiên cứu tiến hành lọc số liệu để thu được
6.712 mẫu quan sát là các hộ nông thôn Việt Nam (loại bỏ các hộ thành thị khỏi
dữ liệu) với các yếu tố (biến) cần thiết cho việc đánh giá mức độ tiếp cận tín
dụng ưu đãi của các hộ nông thôn Việt Nam, và từ đó tiếp tục đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của hộ nông thôn nhận được từ 930 hộ nông
thôn đã tiếp cận được tín dụng ưu đãi.
3.2.2. Các tổ chức cung cấp tín dụng ưu đãi

Ngân hàng Chính sách Xã hội
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) là
nguồn vốn quan trọng nhất đối với các hộ gia đình ở nông thôn.


Quỹ hỗ trợ việc làm
Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ
trợ xuất khẩu lao động (theo Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9
năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm phát triển và mở rộng thị trường lao
động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro
cho người lao động và doanh nghiệp.
Quỹ giảm nghèo
Ngày 02/11/1991, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định
cho phép Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thành lập
“Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm” (gọi tắt là Quỹ CEP).
Mục đích của Quỹ CEP là xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao
động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu
làm ăn vươn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói.
Các tổ chức chính trị xã hội
Các tổ chức chính trị xã hội ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay gồm có 4
tổ chức: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Các
tổ chức này nhận nguồn vốn vay ủy thác từ NHCSXH để thực hiện cho vay đối
với các hội viên của mình. Các tổ chức này đóng vai trò như một kênh trung
gian giữa NHCSXH và các đối tượng vay vốn, trong mỗi tổ chức lại hình thành
các tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện xét duyệt người vay, đứng ra bảo lãnh vay
vốn đối với các hội viên và trực tiếp thu lãi hộ Ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNN) là ngân
hàng có mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước, Ngân hàng có chi nhánh đến
100% các huyện trong cả nước. Với nguồn vốn lớn và chương trình tín dụng đa

dạng, NHNN&PTNN , đã và đang là ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất về
tín dụng khu vực nông thôn.


CHƢƠNG : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả mô hình về mức độ tiếp cận tín dụng ƣu đãi của các hộ gia
đình ở nông thôn Việt Nam (mô hình 1)
. Thống kê mô tả
Trong mẫu nghiên cứu gồm 6712 hộ nông thôn, có đủ dữ liệu cần thiết để đánh
giá khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi. Nhóm 1 là nhóm hộ nông thôn có vay
hoặc còn nợ tín dụng ưu đãi năm 2012 gồm 930 hộ chiếm 13,86% tổng số quan
sát. Nhóm 2 là nhóm hộ nông thôn không vay và không còn nợ tín dụng ưu đãi
năm 2012 gồm 5782 hộ chiếm 86,14% tổng số quan sát.
. Kết quả thực nghiệm và so sánh với giả thuyết
Sau khi có kết quả mô hình 1, nhóm có bảng kết luận so sánh lý thuyết và
thực tế như sau:
Bảng 4.1: Bảng so sánh lý thuyết và thực tế mô hình 1
Biến độc lập



Giả

Thực tế

Kết luận (thực tế giống

hiệu

thuyết


Tuổi của chủ hộ

X2

-

-

Giống

Trình độ học vấn THCS

X4

+

+

Giống

Nghèo

X6

+

+

Giống


Nghèo*Chi phí SXKD

X9

+

-

Khác

Được hỗ trợ máy móc

X10

-

-

Giống

Được dạy nghề

X11

-

-

Giống


Được trợ cấp khó khăn

X12

-

-

Giống

Vay tín dụng ưu đãi

X13

+

+

Giống

X14

-

-

Giống

hay khác với giả thiết)


của chủ hộ

năm 2011
Khu vực Đồng bằng
sông hồng


(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Nathan Ukurut
Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010); Bùi Văn Trịnh

1

Nguyễn Quốc
Phan Đình Khôi

1 ; Trần Ái Kết (2009); Phan Thị Nữ (2010); Lê Thanh Tâm (2008); Kết
quả xử lí dữ liệu của nhóm tác giả

1

Theo đó, đa phần các biến đều được giả thuyết đúng với thực tế. Nguyên
nhân do các nghiên cứu trước cũng được điều tra trên quy mô tương tự (vùng
nông thôn) nên có nhiều đặc điểm tương đồng, không làm sai lệch kết quả nhiều.
Chỉ có 1 biến có kết quả ngược với giả thuyết (Nghèo*Chi phí SXKD). Nguyên
nhân có sự khác biệt này đó là trong khi các nghiên cứu trước chỉ nghiên cứu về
chi phí SXKD của hộ nông dân thông thường, còn kết quả của nhóm là biến chi
phí SXKD có xét đến yếu tố nghèo hoặc không nghèo, do vậy dẫn đến sự khác
biệt giữa giả thuyết và thực tế kiểm định
Kết quả mô hình về quy mô tiếp cận tín dụng ƣu đãi của hộ nông thôn

Việt Nam (mô hình 2)
Thống kê mô tả
Mẫu nghiên cứu gồm 930 hộ có vay hoặc còn nợ tín dụng ưu đãi năm 2012
được lọc từ 6712 hộ ở mô hình 1.
Kết quả thực nghiệm và so sánh với giả thuyết
Sau khi có kết quả mô hình 2, nhóm có bảng kết luận so sánh lý thuyết và
thực tế như sau:
Bảng 4.2: Bảng so sánh lý thuyết và thực tế mô hình 2
Biến độc lập
Ký hiệu
Giả thiết
Kết
quả Kết luận (kết quả
thực tế

thực tiễn giống hay
khác lý thuyết)

Trình độ học vấn

X5

+

+

Giống

Chênh lệch thu chi


Ln(X8)

+

+

Giống

Diện tích đất đai

Ln(X9)

+

+

Giống

chủ hộ là THPT


Lãi suất

X11

+

+

Giống


Lãi suất 2

X12

-

-

Giống

NHCSXH

X13

-

-

Giống

Quỹ giảm nghèo

X14

-

-

Giống


Tổ chức chính trị xã

X15

-

-

Giống

sông

X16

+

+

Giống

Trung du và miền

X17

+

+

Giống


X18

+

+

Giống

X19

+

+

Giống

hội
Đồng

bằng

Hồng

núi Bắc Bộ
Bắc trung Bộ và
duyên

hải


miền

Trung
Tây Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ Nathan Ukurut
Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010); Bùi Văn Trịnh
1 ; Trần Ái Kết (2009); Phan Thị Nữ

1

1

Nguyễn Quốc
Phan Đình Khôi

Vương Quốc Huy, Lê Long

Hậu (2012); Trần Thọ Đạt (1998); Lê Thanh Tâm (2008); Kết quả xứ lí dữ liệu
của nhóm tác giả

1 )

Như vậy, kết quả kiểm định mô hình có được đều giống với các giả thuyết đã
đặt ra. Nguyên nhân là do các nghiên cứu trước đều có khoanh vùng phạm vi
nghiên cứu tương tự (vùng nông thôn), do vậy các đặc điểm đã nêu cũng có
nhiều nét tương đồng.


CHƢƠNG : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
 Xác suất vay hoặc còn nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của hộ gia
đình ở nông thôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố: tuổi của chủ hộ, trình độ học
vấn của chủ hộ, hộ có phải hộ nghèo không, chi phí sản xuất kinh doanh của hộ,
khu vực sinh sống của hộ và việc tiếp nhận các chương trình trợ cấp, hỗ trợ của
các chương trình trong quá khứ. Trong đó:
 Các nhân tố như: tuổi của chủ hộ, được hỗ trợ máy móc, được dạy nghề,
được nhận trợ cấp khó khăn và vùng ĐBSH có tác động ngược chiều đến xác
xuất vay hoặc còn nợ các chương trình tín dụng ưu đãi.
 Các nhân tố: tốt nghiệp THCS, nghèo, được vay tín dụng ưu đãi năm
trước có tác động cùng chiều đến xác suất vay hoặc còn nợ chương trình tín
dụng ưu đãi.

Về giá trị của khoản vay ưu đãi của hộ, các nhân tố tác động đến

bao gồm: Trình độ học vấn là THPT, chênh lệch thu chi, diện tích đất đai, lãi
suất, nguồn cho vay tín dụng ưu đãi và khu vực địa lí. Trong đó:
 Các nhân tố: Trình độ học vấn là THPT, chênh lệch thu chi, diện tích đất
đai có tác động cùng chiều đến giá trị khoản vay.
 Yếu tố lãi suất có tác động đặc biệt đến giá trị khoản vay vay được.
 Giá trị khoản vay chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tổ chức cho vay. Theo kết
quả mô hình cho thấy, giá trị khoản vay sẽ tăng dần nếu hộ nông dân vay vốn từ
Quỹ giảm nghèo, các tổ chức chính trị xã hội, NHCSXH và các nguồn khác
(NHNN&PTNN, tín dụng phi chính thức.
 Còn đối với khu vực địa lí, giá trị khoản vay của hộ sẽ tăng dần ở các khu
vực: Đông Nam Bộ và ĐBSCL, ĐBSH, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
 Qua kết quả mô hình, ta kết luận rằng nhân tố giới tính của chủ hộ không
có tác động đến xác suất vay hoặc còn nợ chương trình tín dụng ưu đãi của hộ,



tức là chủ hộ là nam hay nữ thì quyết định và khả năng vay vốn tín dụng ưu đãi
là như nhau.
 Đối với mô hình về giá trị khoản vay ưu đãi, ta kết luận rằng các yếu tổ
như độ tuổi của chủ hộ, hộ nghèo hay không, chi phí để vay được không có tác
động tới giá trị khoản vay hộ vay được. Như vậy, khi hộ đã tiếp cận được với
nguồn vốn vay ưu đãi, thì tuổi của chủ hộ, hộ nghèo hay không nghèo hay chi
phí trong quá trình vay không ảnh hưởng gì tới giá trị khoản vay mà hộ vay
được.
5.2. Kiến nghị
Thứ nhất, cần có các biện pháp nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết của hộ
gia đình ở nông thôn về hoạt động vay vốn ưu đãi ở nông thôn.
Thứ hai, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho vay.
Thứ ba, xem xét việc nâng dần lãi suất cho vay cho phù hợp với cơ chế thị
trường.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của hộ.
Thứ năm, củng cố vai trò của tổ chức Chính trị - xã hội đối với hoạt động vay
và cho vay tín dụng ưu đãi.



×