Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo tổng kết năm học 2010 2011 (Mẫu 2B)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.98 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1
Số: 25/BC-ĐK1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Kho, ngày 17 tháng 5 năm 2011

BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010-2011
PHẦN I
SỐ LIỆU CUỐI NĂM HỌC
I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC:
1. Tiểu học :
Nội dung

ĐVT

Tổng số

1.1- Số lớp cuối năm học. Trong đó:

lớp

14

Lớp
1
3


308

61

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

3

2

3

Lớp
5
3

61

65

- Lớp vùng cao
So với báo cáo đầu năm

lớp

- Số lớp tăng

- Số lớp giảm

lớp

1.2- Số học sinh cuối năm học

lớp

Trong đó:

hs

67

54

- Học sinh vùng cao
- Học sinh dân tộc

hs

So với báo cáo đầu năm

hs

1

1

- Số học sinh tăng

- Số học sinh giảm

hs

- Số học sinh bỏ học

hs

- Học sinh vùng cao bỏ học

hs

- Học sinh dân tộc bỏ học

hs
hs

- Học sinh dân tộc bỏ học

4

2

1

1


3. Đội ngũ cán bộ giáo viên :


Nội dung

Tổng

ĐVT

- Hiệu trưởng Tiểu học
- Phó Hiệu trưởng Tiểu học
- GV TH trực tiếp giảng dạy

- Số GV còn thiếu so với qui định
+ Giáo viên Tiểu học

số

người





Dân

Nữ

tộc

1
1
18


Đảng
viên

Tỉ lệ
GV/lớp

1
1
7

1

1,28

II. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:
1. Tiểu học:
Xếp loại hạnh kiểm và xếp loại giáo dục:
TS

Xếp loại

HS

Hạnh kiểm

được
đánh
giá
304


TH
ĐĐ
304

Xếp loại giáo dục
Giỏi

TL%
100

TS
68

Khá

TL%
22,8

TS

Trung bình
TL%

125

41,1

TS


Yếu

TL%

TS

TL%

104

34,2

7

2,3

lớp 2

lớp 3

lớp 4

lớp 5

Danh hiệu thi đua
Danh hiệu

Tỉ lệ

Tổng số


HS xuất sắc

68

Tỉ lệ

22,4

22,4

HS tiên tiến
41,1

41,1

21
35,6

125

Tỉ lệ

lớp 1

24
40,7

18
27,3


14
25,9

25
37,9

23
42,6

6
10,0

9
13,8

22
36,7

31
47,7

3. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
NỘI DUNG
- Số giáo viên được đánh giá xếp loại tay nghề
• Loại giỏi :
Chia ra :
+ Cấp trường
+ Cấp huyện
+ Cấp tỉnh

• Loại khá
• Trung bình
• Loại đạt yêu cầu
• GV yếu kém không giảng dạy được

Giáo viên TH
Số
lượng

Tỷ
lệ

18
15
1
2

83,3
5,6
11,1


PHẦN II: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
1) Các bộ môn văn hóa (Hoạt động 1)
1.1) Đánh giá việc thực hiện chương trình
* Tiểu học :
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông, dạy đúng và đủ
các môn học của cấp tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày
05/5/2006) do Bộ GD&ĐT ban hành và công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
1.2) Nền nếp thực hiện các quy chế chuyên môn

- Trong năm học, đã thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn theo đúng Điều
lệ trường Tiểu học và các văn bản chỉ đạo của ngành. Giáo viên lên lớp có đủ hồ
sơ, giáo án, giảng dạy có chất lượng. Thực hiện tốt khâu kiểm tra học sinh, chấm
chữa bài, giúp học sinh yếu kém, đánh giá, xếp loại học sinh . . .Giáo viên luôn có
ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Không có tình trạng dạy thêm, học
thêm trái quy định.
- Tổ chức thường xuyên khâu kiểm tra đánh giá giáo viên theo Quyết định
14/ QĐ- BGDĐT ngày 04/ 5/ 2007/QĐ-BGD&ĐT.
1.3) Công tác chỉ đạo lớp chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Do đặc điểm của nhà trường nên không tổ chức lớp chọn. Việc bồi dưỡng
học sinh giỏi được tiến hành trong giờ dạy chính khoá. Công tác phụ đạo học sinh
có nguy cơ lưu ban được thực hiện trong các giờ dạy trên lớp và phụ đạo thêm 2
buổi/tuần (không thu tiền của học sinh) trong suốt năm học.
1.4) Đánh giá chất lượng học lực của học sinh
- Tích cực thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ
qua từng thời điểm, số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu giảm xuống
rõ rệt so với đầu năm học. Qua kết quả khảo sát đầu năm, số học sinh yếu là:
60/312 - Tỉ lệ: 19,2%. Đến cuối năm học, số học sinh yếu là: 7/304, Tỉ lệ: 2,3%
giảm (tăng) 16,9% so với đầu năm học và bằng so với cùng kì năm trước..
1.5) Tự đánh giá và xếp loại hoạt động 1: - Tốt
2) Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và giáo dục ngoài giờ lên lớp (Hoạt
động 2)
2.1) Việc thực hiện chương trình giáo dục công dân, đạo đức
- Thực hiện đảm bảo đúng, đủ chương trình đạo đức, đặc biệt chương trình
đạo đức của các lớp 1, 2, 3, 4 và 5 với nội dung mang tính giáo dục hành vi cho
học sinh cao và cách đánh giá phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS. Việc giảng dạy
chương trình môn đạo đức đã góp phần rất lớn trong việc hình thành hành vi thói
quen đạo đức cho học sinh nhờ vậy hạnh kiểm cuối năm học 100% học sinh thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh.

2.2) Việc tham gia giáo dục của các lực lượng giáo dục trong nhà trường


- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên, Công đoàn là những lực lượng tham gia rất tích cực trong việc tổ chức các
hoạt động giáo dục ngoại khoá cho học sinh. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Đoàn
thanh niên, Đội thiếu niên đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, hình
thành kỹ năng sống và tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
2.3) Việc tham gia các phong trào văn nghệ, TDTT, các hội thi, các hoạt động
ngoại khoá, tham quan …
- Trong năm học phong trào văn nghệ chỉ dừng lại ở mức độ hát đầu, giữa
giờ, tổ chức vào tiết chào cờ đầu tuần và hát trong các buồi sinh hoạt đội sao.
Phong trào thể dục – thể thao thường xuyên được duy trì như thể dục giữa giờ. Tổ
chức được các hội thi như: hôï thi “ An toàn giao thông”, Hội thi “Viết chữ đẹp”,
hội thi “Đỉnh vinh quang”, hội thi “Nét cọ tuổi thơ”, “Nét đẹp đội viên”, cắm trại,
“Ý tưởng trẻ thơ”, đưa học sinh giỏi đi tham quan
2.4) Việc tổ chức các ngày giáo dục truyền thống, các ngày chủ điểm
- Trong năm học đã tổ chức nghiêm túc và có ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền
như: lễ kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, kỉ niệm
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22/12, Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5,
ngày bầu cử Quốc hội khoá 13 và hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kì 2011-2016...
2.5) Tình hình kỷ luật, trật tự trong lớp, trong trường, ngoài xã hội
- Tình hình trật tự, kỉ luật trong lớp, trong trường, ngoài xã hội luôn được
giữ vững. Trong học kì không có hiện tượng nào vi phạm xảy ra.
2.6) Tình hình giữ gìn và bảo vệ của công
- Việc giữ gìn bảo vệ của công luôn được chú trọng. Trong năm học không
có hiện tượng mất mát nào xảy ra.
2.7) Mối quan hệ giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với Thầy
cô giáo

- Quan hệ giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo
luôn thân thiết và đúng mực. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đã tạo thêm quan hệ gần gũi giữa thầy cô giáo với học sinh.
2.8) Đánh giá và xếp loại hoạt động 2 : Tốt
3) Giáo dục lao động, kỹ thuật – tổng hợp – hướng nghiệp và chuẩn bị nghề
3.1) Việc thực hiện chương trình theo quy định
- Việc thực hiện chương trình theo đúng chính xác theo các công văn, chỉ
thị của Ngành cấp trên ban hành.
3.2) Việc gắn nhà trường với các mục tiêu kinh tế – xã hội ở địa phương :
- Nhà trường luôn gắn với mục tiêu kinh tế – xã hội tại địa phương. Thực
hiện tốt các Nghị quyết, kế hoạch do cấp uỷ và hội đồng nhân dân đề ra.
3.3) Tự đánh giá và xếp loại hoạt động 3: Tốt


4) Đánh giá xếp loại giáo dục vệ sinh, thể chất thẩm mỹ, các chương trình
lồng ghép
- Việc giáo dục thể chất, thẩm mĩ, và các chương trình lồng ghép được nhà
trường luôn quan tâm và thường xuyên kiểm tra. Trong năm học đã tổ chức được
2 tiết thao giảng toàn trường về dạy lồng ghép “ GDSK, GDNK”, giảng dạy đầy
đủ chương trình giáo dục lồng ghép như: Y tế học học đường, an toàn giao thông.
- Tự đánh giá xếp loại hoạt động 4: Tốt
5) Đội ngũ giáo viên
5.1) Phong trào tự học tập, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá
của giáo viên
- Hầu hết giáo viên đều có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ. Trong học kì
giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học chính trị do huyện uỷ tổ chức. Hiện nay
trong trường tất cả giáo viên đều đạt chuẩn THSP, có 19 giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn và 1 giáo viên đang học Đại học từ xa.
5.2) Tình hình đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của giáo viên
- Tình hình đoàn kết nội bộ trong nhà trường luôn được giữ vững. Không có

biểu hiện bè phái gây mất đoàn kết.
- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên ngày càng cao. Không có giáo viên
nào vi phạm phải khiển trách.
5.3) Tình hình tham gia cuộc vận động “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương,
Trách nhiệm”
Cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm” được
nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức và có biện pháp kiểm tra thường
xuyên nên cuộc vận động này đã góp phần nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt
hoạt động của nhà trường.
6) Công tác giáo dục ở vùng núi cao
6.1) Phát triển số lượng
Khu vực trường quản lí không có học sinh dân tộc, trong năm học có tuyển
1 em (2 dân tộc K’ho) thuộc địa bàn xã La Ngâu xin học. Em này được học
chương trình hoà nhập với học sinh người kinh.
6.2) Đánh giá
Học sinh dân tộc đều có bố hoặc mẹ là người Kinh nên khả năng tiếp thu
chương trình học tập của học sinh đều thuận lợi như những học sinh khác.
6.3) Những khó khăn, tồn tại lớn của giáo dục ở miền núi cao hiện nay là
Do em này không thường tiếp xúc với học sinh người kinh, nên trong đầu
năm học thường e ngại ít phát biểu trong học tập.
7) Về công tác phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ
7.1) Phổ cập GDTH


Công tác PCGDTH luôn được nhà trường quan tâm. Xã Đồng Kho được
công nhận chuẩn Quốc gia về PCGDTHĐĐT vào năm 2003. Đến nay vẫn giữ
chuẩn. Tỉ lệ đạt chuẩn năm sau luôn cao hơn năm trước.
7.2) Chống mù chữ
Tỉ lệ người mù chữ tại địa bàn ngày một giảm và đến thời điểm này vẫn tiếp
tục giữ được chuẩn Quốc gia về công tác CMC.

7.3. Kết quả đạt được
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU
CHỐNG MÙ CHỮ
HỌC
THỜI
ĐIỂM
Cuối
năm học

Số
Số
HV
lớp
ra lớp

Công
nhận
lên lớp

Công
Số
Số
nhận
HV
lớp
phổ cập ra lớp

Công
Công
nhận

nhận
lên lớp XMC

0

0

0

0

0

0

0

0

7.4) Đánh giá
- Công tác PCGDTH&CMC luôn được nhà trường quan tâm, hệ thống hồ
sơ sổ sách thường xuyên cập nhật.
- Hạn chế: Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan đến việc học của con em
mình nên dẫn đến việc phối hợp hai môi trường giáo dục nhiều lúc còn gặp khó
khăn.
* Những khó khăn tồn tại :
- Công tác điều tra trẻ từ 2 đến 5 tuổi chưa thật chính xác vì một số phụ
huynh chưa làm khai sinh và khai lệch độ tuổi nên đã ảnh hưởng đến việc cập nhật
hồ sơ và lập kế hoạch phát triển giáo dục.
- Công tác phối hợp trung học cơ sở chưa có tính thống nhất cao nên dẫn số

liệu còn sai lệch nhỏ.
8) Công tác quản lý
8.1) Công tác truyền đạt hướng dẫn các văn bản, chủ trương của Sở, của địa
phương
Công tác truyền đạt các văn bản, các chủ trương của Sở, của địa phương
được tiến hành thường xuyên và kịp thời thông qua các buổi họp hội đồng, các
buổi sinh hoạt chuyên môn, đảm bảo mọi giáo viên, công nhân viên đều nắm bắt
kịp thời.
8.2) Công tác tham mưu cho Cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương về các
vấn đề có liên quan đến công tác giáo dục
Thường xuyên tham mưu cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về các
vấn đề giáo dục. Đặc biệt về công tác PCGDTH, vận động học sinh ra lớp, xây
dựng cơ sở vật chất cho trường…


8.3) Xây dựng các điều kiện thiết yếu và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm
học
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm, ngay từ trong hè nhà
trường đã xây dựng những điều kiện thiết yếu cho năm học 2010-2011. Trong đó
có bám sát nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Bình Thuận, Phòng
Giáo dục&Đào tạo Tánh Linh và các Nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền địa
phương để xây dựng kế hoạch năm học và thông qua tại đại hội công nhân viên
chức để tập thể cùng bàn bạc thống nhất thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Công tác chỉ đạo điểm :
- Trong năm học, nhà trường đã tập trung chỉ đạo điểm một số công tác sau:
+ Thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: không theo thành tích và không tiêu
cực trong thi cử, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh không đạt
chuẩn lên lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh ngồi

nhầm lớp, học sinh có nguy cơ lưu ban, Phong trào "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực"...
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học
sinh. Đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh.
+ Phong trào giải toán qua mạng internet
+ Phụ đạo HS có nguy cơ lưu ban.
+ Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
+ Thực hiện quy chế dân chủ và vận động “Kỉ cương – Tình thương – Trách
nhiệm”.
8.4) Công tác kiểm tra nội bộ
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
trường học và công khai trước tập thể các nội dung sẽ kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra
được cụ thể hoá qua kế hoạch tháng, tuần để thực hiện. Công tác này được duy trì
thường xuyên và công khai, dân chủ, khách quan nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy
các hoạt động giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.
8.5) Công tác đầu tư xây dựng CSVC :
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất luôn được nhà trường quan tâm và
thường xuyên tham mưu cấp uỷ chính quyền địa phương, Phòng giáo dục&Đào
tạo để mua sắm trang bị thêm cơ sở vật chất cho nhà trường.
D/ NHẬN ĐỊNH CHUNG
Nhìn chung trong năm học vừa qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng tổ chức
thực hiện đầy đủ kế hoạch của năm học đã đề ra. Trong quá trình thực hiện nhiều
nội dung đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn còn một số nội dung chưa thực
hịên tốt. Trước thực tế trên, trong những năm học tiếp theo, nhà trường sẽ nỗ lực
nhiều hơn nữa, tiếp tục phát huy nội lực đồng thời đưa ra những chủ trương, giải
pháp đúng đắn để tháo gỡ khó khăn đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày


một đi lên nhằm sớm đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ

II.
* KIẾN NGHỊ
- Đề nghị cấp trên quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để trường giữ chuẩn
Mức độ I và phát triển chuẩn Quốc gia Mức độ II.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Phòng GD&ĐT (B/C);
- Lưu: VT.

Cao Thống Suý



×