MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và làm việc, từ Nam ra
Bắc, từ ngoài vào trong. Mỗi dân tộc đều có các truyền thống, văn hóa mang đậm đà
bản sắc từ việc sinh hoạt, sản xuất hay các hoạt động tổ chức hội hè…Sự riêng biệt
đó có thể tạo ra những giá trị về vật chất cũng như là tinh thần lớn của cả đất nước.
Nó cũng có thể tạo ra những nguồn tài nguyên về cả du lịch và các sản phẩm truyền
thống đa dạng, phong phú mà nếu đầu tư vào nó một cách triệt để và hợp lí sẽ mang
lại lợi ích lớn cho quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay đã đang và sẽ làm mai một một số
ngành nghề truyền thống thế mạnh, vậy làm sao để phát triển nó đem lại một nguồn thu
nhập lớn cho người dân địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư lại là mọt
vấn đề cần phải nghiên cứu và đẩy mạnh. Vì vậy bài viết này sẽ tập trung phân tích và
đưa ra các giải pháp phát triển bền vững một trong số các ngành nghề ở nước ta mà tiêu
biểu trong số đó chính là làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay nước ta có khoảng trên 2000 làng nghề truyền thống có từ 100 năm
tuổi trở nên, các làng nghề đã sản xuất ra hàng ngàn loại sản phẩm có giá trị sử dụng
trong nhiều lĩnh vực, đóng góp cho thị trường xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ
đáng kể. Tuy nhiên theo nhìn nhận khách quan thì việc phát triển làng nghề truyền
thống ở nước ta cần có nhiều vấn đề cần phải quan tâm và để có thể phát triển đúng
theo tiềm năng sẵn có.
Tỉnh Bắc Ninh hiên nay đang là tỉnh có mật độ dân số thuộc loại khá cao của cả
nước nhưng ruộng đất bình quân đầu người và năng suất lao động lại tương đối thấp,
sản lượng nông nghiệp lại không ổn định do đó vấn đề việc làm được đặt ra gay gắt.
Ngoài ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sản xuất nông
nghiệp cùng với những ứng dụng khoa học công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động
ngày càng tăng cao khiến cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại,
điều đó tất yêu tạo nên những tiêu cực đó chính là việc người nông dân nhàn rỗi
không có việc làm, dẫn tới đời sống không được cải thiện. Bởi vậy, việc phát triển
các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống ở nông thôn là điều nên làm, đây cũng
chính là chiến lược cơ bản khả thi của toàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay toàn tỉnh có 62
làng nghề trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới. Về làng nghề
thủ công mỹ nghệ Bắc Ninh hiện nay đang có làng nghề truyền thống Đồng Kỵ nổi
tiếng trên khắp cả nước và ra cả nước ngoài, tuy nhiên hướng phát triển của đồ gỗ
Đồng Kỵ chưa được ổn định và duy trì tốt, trong khi nhiều làng đồ gỗ mỹ nghệ nổi
tiếng như làng Phù Khê, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Ứng (Đông Anh,Hà Nội), đồ gỗ mỹ
nghê Canh Nậu ( Thạch Thất, Hà Tây) …lại đang phát triển cạnh tranh với đồ gỗ
Đồng Kỵ. Ngoài ra còn có một số vấn đề về môi trường còn chưa được giải quyết
triệt để. Bởi vậy cần có những giải pháp cấp thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh
của đồ gỗ Đồng Kỵ để giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế xã hội của toàn tỉnh Bắc
Ninh.Vấn đề này cần được nghiên cứu cụ thể và có những giải pháp đúng đắn, chính
vì vậy, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi chọn vấn đề “Giải pháp phát triển bền
vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)” làm đề tài nghiên
cứu.
2. Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài:
Tiền đề lịch sử
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người
nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển,
chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho các
trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến
khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền
khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì
nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách
thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã",
tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã
đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên.
Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là
mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP,
UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc
tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng
các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản
một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên
thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là
một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người"
(1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như
là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland.
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình
nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng
tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công
trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của
Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ
sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong
(1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất
trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981).
Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong
chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc
đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính
thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo
cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia
xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong
phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và
môi trường” của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de
Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại
Johannesburg (2002).
Phát triển bền vững theo Brundtland
Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu
của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng
những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự
nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố
quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng
lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự
bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao
hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng
nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững ..
Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được. Đề cập trong báo cáo
Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và
môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung
khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã
hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là "tấm biển
hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại.
Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút sự quan
tâm của toàn nhân loại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính
trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, và đặc biệt là giới khoa học với việc làm
dấy lên các tranh luận về khái niệm này mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ).
Một số quan điềm cho rằng khái niệm "Phát triển bền vững' mới chỉ dừng lại ở
cấp độ lý thuyết mơ hồ và phức tạp. Theo chúng tôi, khái niệm này mặc dù mới chỉ
dừng lại ở cấp độ lý luận trừu tượng nhưng nó đã có những đóng góp nhất định. Để
hiểu rõ khái niệm và khả năng áp dụng của nó ở từng phạm vi hay cấp độ, cần phải
định nghĩa và thao tác hoá khái niệm trong khuôn khổ mỗi phạm vi hay cấp độ, khả
năng áp dụng và tính phù hợp của khái,niệm này chỉ có thể đo lường thông qua kiềm
chứng thực tế.
“Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của
Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều
cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã
có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do
giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995)
của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này
đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland
như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền
vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật.
"Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai
đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển
bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác
giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền
vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một
số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi
trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã
trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát
triển bền vững.
Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh
tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển
bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs
và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công
nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã
hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường của World Bank.
Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các công
trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) của Phạm Xuân
Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát triển
bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị,
tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển. Trong một bài viết gần
đây đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề "Xã
hội học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ
bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần,
trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Nhìn chung các công trình nghiên
cứu này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo
Brundtland, tuy nhiên cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tính liệt kê,
tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương,
vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững
làng nghề truyền thống và phân tích thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghẹ Đồng Kỵ, đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển bền vững
làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ( Bắc Ninh ) đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững làng nghề truyền thống .
- Phân tích thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ ( Bắc Ninh).
- Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản và thực trạng phát triển bền vững
làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh).
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ ( Bắc Ninh).
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ và đề xuất giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền
thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ ( Bắc Ninh) đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu bài viết vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vậy biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể
như trìu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích và tổng hợp, so
sánh đối chiếu, thống kê kinh tế …. Các phương pháp này được sử dụng phù hợp
trong bài nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững làng nghề truyền thống.
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ ( Bắc Ninh).
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền
thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đến năm 2020.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1 Khái quát chung về phát triển làng nghề truyền thống:
1.1.1 Làng nghề:
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là vùng
châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ và chế độ
làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của dân
tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã
hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được quy về các khái niệm như nghề truyền
thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công...
Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh này, góc độ khác song vẫn
có những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là xét từ góc độ văn hoá, chúng ta
có thể sử dụng chung khái niệm "làng nghề". Làng nghề là một thực thể vật chất và
tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm
các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử
và được tồn tại lưu truyền trong dân gian. Khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn
hoá bao gồm các nội dung cụ thể như:
- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu
đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp
được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan
trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn
hoá và xã hội liên quan tới chính họ.
Theo Nghị quyết số 33 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước đã đưa ra quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Trong đó, các làng nghề truyền thống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bởi vì:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng
phong phú phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu;
Thứ hai, phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu để giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn;
Thứ ba, phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập,
cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn và tăng tích lũy, giảm di dân tự do;
Thứ tư, phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả
năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp
hiện đại;
Thứ năm, phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn và giữ gìn giá trị
văn hóa dân tộc.
1.1.2 Phát triển bền vững làng nghề truyền thống:
Từ những nhận định trên, theo tác giả Nguyễn Quang Thái Quỳnh TruyềnTrường Đại học Văn hóa TP.HCM trong bài báo Phát triển bền vững các làng nghề
truyền thống trong nền kinh tế thị trường số ra ngày 6-1-2015, báo Bình Dương,
chuyên mục kinh tế :
"Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống là quá trình phát triển nhằm
thỏa mãn nhu cầu đa dạng (sản xuất, kinh doanh, bảo tồn) và ngày càng phát triển
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng, hưởng thụ nhu cầu
đó của các thế hệ trong tương lai".
Quá trình phát triển bền vững các làng nghề truyền thống về cơ bản dựa trên 3
quan điểm sau:
Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống.
Phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đảm bảo việc giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống như: hoa văn, phương thức và các công cụ sản xuất, màu
sắc, đội ngũ nghệ nhân lành nghề. Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt, sức
hút đối với khách du lịch khi đến tham quan cũng như khi sử dụng các sản phẩm của
làng nghề. Giá trị sản phẩm làng nghề bao hàm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần,
hai yếu tố này không thể tách rời, kết hợp với không gian văn hóa vốn có, làng nghề
sẽ tạo nên quá trình phát triển bền vững. Kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện
đại là để chúng ta vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm,
vừa bảo đảm giá trị dân tộc, tính lịch sử. Có thể nói, kết hợp yếu tố truyền thống với
yếu tố hiện đại là một đòi hỏi chính đáng và cấp bách để không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, thúc đẩy mạnh mẽ sự cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần ổn định và phát triển xã hội nói chung.
Phát triển làng nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu
của kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và kinh tế nông thôn là một quá trình diễn ra phức tạp, lâu dài nhằm thay đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn từ đơn ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chiếm ưu thế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhằm thúc đẩy sự hình thành và
phát triển thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao động trong nông thôn,
góp phần đắc lực vào quá trình biến nước ta thành một nước công nghiệp phát triển.
Phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch
Du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một
cách bền vững bởi lẽ nó không chỉ giúp mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội thuận
lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống. Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang
trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam.
Để thực hiện tốt công tác phát triển du lịch tại làng nghề cần: Tập trung quảng bá
về làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng
nghề nằm trong các tuyến du lịch; Tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với
các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn, du lịch nông
nghiệp và các tuyến du lịch khác; Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến du lịch làng
nghề đã có.
1.2. Nội dung phát triển bền vững làng nghề truyền thống:
Từ thế kỷ XX cho đến nay, những nhận thức của chúng ta về “ Phát triển bền
vững” ngày càng trở nên rõ ràng và có những bước tiến quan trọng thông qua
những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: “Vòng tròn khép kín”
(1971) của Barry Commner; “Xây dựng một xã hội bền vững” (1981) của Laster
Brown; “ Our common future” (1987) của GH. Brundtland; … và sự ủng hộ của toàn
nhân loại cùng hướng tới một sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng khái niệm “ Phát triển bền vững”
đã được thể hiện trên nhiều cấp độ. Từ cuối thập kỷ 80 của thế kỳ XX cho đến nay
đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đã phần nào tiếp thu, diễn giải và
đưa những nội dung xung quanh” Phát triển bền vững” trên nền tảng cơ sở lý thuyết
báo cáo của Brundtland ( 1987) đến gần hơn với nền tri thức quốc gia. Cụ thể: Bài
nghiên cứu "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi
trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đưa ra tiến trình phát triển bền vững theo bốn
lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi
trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững
cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền
vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành đã tham khảo bộ
tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc
Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một
quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường.
Kế thừa những nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ nghiên cứu phát triển bền
vững tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống trên ba giác độ : Bền vững về kinh tế,
Bền vững ở góc độ xã hội, Bền vững ở góc độ môi trường.
1.2.1 Bền vững về kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng về kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế
kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Có thể nói quá trình phát triển kinh tế gắn chặt với quá trình phát triển của tái sản
xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất- phân phối- trao đổi- tiêu
dùng. Tiêu thụ hàng hóa là một khâu vô cùng quan trọng trong khâu lưu thông hàng
hóa, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng và cũng là kênh thực hiện chức năng giá trị
của hàng hóa, đảm bảo quá trình tái sản xuất xã hội được diễn ra liên tực, nhịp nhàng
và không bị gián đoạn. Chính vì lẽ đó, phát triển kinh tế cũng đồng thời là sự phát
triển về tiêu thụ sản phẩm.
Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra khái
niệm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững kinh tế là sự phát triển thỏa mãn nhu
cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ
tương lai.” Cũng theo khoản 4 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005: “ Phát
triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xẫ hội và bảo vệ môi
trường”. Với xu hướng chung này, phát triển bền vững tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là
sản phẩm của làng nghề truyền thống phải vừa thúc đẩy sự gia tăng về quy mô sản
xuất, sự tăng lên về hiệu quả kinh tế, sự chuyển dịch theo hướng tích cực và lâu dài
trong cơ cấu kinh tế và hơn hết nó còn phài là động lực để phát triển công bằng và
tiến bộ xã hội, tiến tới sự sung túc và thịnh vượng của người dân trong tương lai.
Chứa đựng những đặc trưng kinh tế, địa lý, văn hóa, xã hội riêng nhất định, sự
phát triển của các làng nghề nói chung cũng như là tiêu thụ sản phẩm của các làng
nghề truyền thống hiện nay tại nước ta dưới giác độ kinh tế thường được thể hiện ở
các khía cạnh như : quy mô sản xuất, cơ cấu danh mục sản phẩm, thị trường tiêu thụ
và mức sống của người dân tại làng nghề.
Đối với nền sản xuất ở các làng nghề truyền thống, việc sản xuất kinh doanh
thường xoay quanh các ngành nghề thủ công nghiệp được hình thành và phát triển từ
rất lâu đời dựa trên những sản phẩm phát huy cao lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên và xã hội, kết tinh cốt cách và kỹ thuật cũng như những dấu ấn văn hóa, tín
ngưỡng của người dân địa phương.
Có thể nói xét trong quá trình phát triển của mình để có thể tiếp tục duy trì, phát
triển được làng nghề thì sản phẩm của làng nghề phải tạo ra được thu nhập cho người
dân, phải giải quyết việc làm và phát triển bền vững kinh tế địa phương.
Bắc Ninh là một trong những cái nôi văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Nơi đây không chỉ có những di sản văn hóa phi vật thể quý báu mà còn là nơi
hội tụ những làng nghề truyền thống nổi tiếng. Các làng nghề truyền thống ở đây
xuất hiện rất sớm và tồn tại lâu đời trong lịch sử như: Làng rèn Đa Hội, thủ công mỹ
nghệ Đồng Kỵ, sơn mài Đình Đảng, dệt Tường Giang, đúc nhôm Văn Môn, giấy dó
Phong Khê, gạch Đáp Cầu, đúc đồng Đại Bái, gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông
Hồ…
Nghề trúc ở Xuân Lai đã có từ lâu đời. Với kỹ thuật chế tre đặc biệt đã làm cho
sản phẩm tre trúc tại đây rất độc đáo và khác biệt. Làng nghề chủ yếu sản xuất các
sản phẩm như ghế tre, giường tre, tranh tre, tranh kỷ tre,… phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
Là một làng nghề có tiếng với nghề đồng truyền thống, Đại Bái chuyên sản xuất
các linh kiện, phụ kiện, chi tiết gia công cho những nhà máy lớn như nhà máy thiết bị
Việt Tiệp,....
Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh năm 2010, trong đó công nghiệpxây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng
1,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông
thôn 16,4 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp năm 2010
đạt 21%, dịch vụ 10,6%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 68,39%. Công
nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Ngành tiểu thủ
công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “ Vùng đất
trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế
giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)… Năm
2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,24% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Tỷ
trọng khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh xuống còn 8,5%, khu
vực công nghiệp- TTCN tăng mạnh chiếm tỷ trọng 70,7%, dịch vụ chiếm 21,8. Năm
2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởng đạt 12,3%. Năm 2012, tổng giá trị sản phẩm trong
tỉnh đạt 13556 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông
Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: khu vực
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 73.3%; dịch vụ 19,2%; nông, lâm nghiệp
và thủy sản còn 7,5%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm
(tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Năm 2013 tốc độ phát triển kinh tế là 10,2% so với năm trước đó (giá so sánh năm
1994) với tổng giá trị sản xuất là 14939 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 68,2
triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%;
dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GRDP) năm 2014 tăng 0,2% (giá so sánh 2010) so với năm 2013 và 7% (giá so
sánh 1994); trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 1,3%. . Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước
đạt 8.350 tỷ đồng, tăng 1,8% so năm 2013. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch
theo hướng tích cực. Chính sách thực hiện dồn điền đổi thửa tạo điều kiện đưa cơ
giới hoá vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp – nông dân – nông
thôn góp đã được triển khai rộng rãi trên toàn tỉnh.
Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả
quan trọng. Quy mô, nguồn lực, kết cấu hạ tầng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
được tăng cường, lực lượng lao động và doanh nhân phát triển, vị thế của tỉnh có
bước tiến mới. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong
ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần
quảng bá hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong
toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
1
A
B
1
Tổng giá trị sản xuất
(tính theo giá cố định năm 1994)
2 Cơ cấu kinh tế (tỷ trọng)
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
4
5
6
7
8
Tỷ.đồng 10.384 12.071 13.556 14.939 15.984
%
100
100
100
100
100
-Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
%
68,4
8,5
7,5
6
5
- Công nghiệp – TTCN
%
21
70,7
73,3
74,5
76,3
- Dịch vụ
%
10,6
21,8
19,2
19,5
18,7
%
17,86 16,24
12,3
10,2
7
L 3 Tốc độ phát triển kinh tế
4 GDP bình quân đầu người/năm
Tr.đồng 20,4 25,3 67,4 68,2
100,8
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2013 và bacninh.gov
Làng nghề vốn là thế mạnh của Bắc Ninh, đặc biệt những năm gần đây sự phát
triển mạnh mẽ của các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nhanh
chóng của ngành công nghiệp nông thôn tỉnh. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp,
HTX, hộ gia đình tham gia sản xuất CN-TTCN không ngừng phát triển cả về số
lượng và quy mô hoạt động. Giá trị sản xuất mà các làng nghề tạo ra tập trung chủ
yếu vào một số làng nghề chính: sắt thép, đúc đồng, gỗ mỹ nghệ,… đạt 1.222,85 tỷ
đồng, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh,
và chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất tại
một số làng nghề lớn như Đồng Kỵ, Châu Khê năm 2014 đều có mức tăng trưởng
khá, riêng sản xuất đồ gỗ ước đạt 2.130 tỉ đồng, bằng 107% so với năm 2013; sản
xuất sắt thép ước đạt 2.719 tỉ đồng, bằng 108% so với năm .
1.2.2 Bền vững ở góc độ xã hội
Phát triển bền vững dưới giác độ xã hội được xem xét trên nhiều khía cạnh như:
tính công bằng, y tế, giáo dục, an ninh,… tuy nhiên đứng trên góc độ phát triển bền
vững tiêu thụ làng nghề truyền thống xét đến sự phát triển bền vững xã hội ta chủ
yếu thấy được các yếu tố sau: thu nhập, việc làm và an sinh xã hội.
Kết quả tổng hợp điều tra về hiện trạng lao động các LN của tỉnh Bắc Ninh cho
thấy số lao động thường xuyên khá cao đạt trung bình 328 hộ/làng nghề và 925 lao
động/làng nghề. Trong tổng số lượng việc làm tạo ra tại Bắc Ninh, thì số lượng lao
động địa phương chiếm khoảng 80%, còn 20% thu hút lao động ở các địa phương
khác. Sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đồng thời đem lại
hiệu quả rất thiết thực. . Lao động được thu hút vào ngành nghề truyền thống hàng
năm gần 35000 người. Thu nhập từ làm nghề đã dần dần chiếm vị trí quan trọng
trong thu nhập gia đình hộ nông dân.
Cùng với thu nhập dần tăng lên cùng với số công ăn việc làm trong huyện là hạt
nhân để các yếu tố an sinh xã hội được phát triển, góp phần không nhỏ vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, trị an, an toàn xã hội ở
địa phương.
1.2.3 Bền vững ở góc độ môi trường
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy
định: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”
Có thể nói môi trường sinh thái chính là một chỉnh thể thống nhất, có mối quan
hệ chặt chẽ, biện chứng và phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì vậy mọi sự biến đổi, rối
loạn bất ổn định ở một khâu nào đó cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy, quá trình kiến tạo môi trường, sản xuất của cải vật chất của con
người đã đem đến những biến đổi không nhỏ cho hệ sinh thái trên toàn cầu.
Sau đại chiến thế giới thứ II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc
gia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không tái tạo,
nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn nhất, sự
gia tăng dân số, đặc biệt các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn năng lượng
lớn chưa kịp tái tạo. Chính trong thời điểm này những nhận thức về sự biến đổi môi
trường và những hiểm họa sắp tới của con người mới thực sự rõ ràng. Những bước
chuyển mình đầu tiên thể hiện sự quan tâm tới môi trường của con người được phản
ảnh qua nhiều bài viết và nghiên cứu như “ Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên
thế giới vào những năm 50” của UNESCO năm 1951 là một ví dụ điển hình.
Mô hình phát triển bền vững
Hiện nay con người ngày càng phải đối mặt với nhiều những hiểm họa do sự suy
thoái môi trường đem lại và con người chính là nhân tố gây đến sự suy thoái này.
Biều hiện đầu tiên và rõ rệt nhất của sự suy thoái môi trường và đây cũng là mối
quan ngại lớn nhất trên toàn cầu hiện nay. Suy giảm tầng ozon là sự suy giảm lượng
ozon trong tầng bình lưu. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện lỗ
thửng ở tầng ozon ở Nam cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lỗ thủng ở tầng
ozon ở Bắc cực. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã
suy giảm khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không
cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ozon mà chúng ta đã và đang
quan sát, dự báo sẽ là tiền đề quan trọng cho các nước dần công nhận Nghị định thư
Montreal về hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các
hợp chất Cacbon của Clo và Flo ( CFC- chlorofluorocacbons) hay các chất hóa học
gây suy giảm tầng ozon khác như tetraclorit cacbon, các hợp chất của Brom ( halon)
và methylchloroform. Cường độ gia tăng của các bức xạ cực tím đang được cho là
nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả sinh học, thí dụ như việc gia tăng các khối u ác
tính, tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có nhờ sáng của biển. Dựa trên những
công trình nghiên cứu của Crutzen, Rowland và Molian, các nhà khoa học dự tính
rằng nếu lượng sản xuất CFC tiếp tục tăng hằng năm khoảng 10% cho đến năm
1990 và sau đó không đổi, các khí CFC sẽ làm giảm 5% đến 10% lượng ozon toàn
cầu vào năm 1995 và 30% đến 50% vào năm 2050. Ước tính hằng năm có khoảng
788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được sử dụng rộng
rãi trông công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Năm 1987, có 27 nước đã ký công
ước Viên về việc bảo vệ tầng ozon. Những nước công nghiệp phát triển nhất đã cam
kết giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất gây hại
cho tầng ozon vào năm 2000. Tùy đã có những động thái tích cực nhưng thực trang
suy giảm tầng ozon cũng như những hệ lụy của nó vẫn là một bài toán lớn của toàn
nhân loại trong dài hạn.
Vấn đề môi trường thứ hai cũng giành được rất nhiều sự quan tâm trên toàn thế
giới đó là “ hiệu ứng nhà kính”. Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân
bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất
vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia
sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất
với nhiệt độ bề mặt trung bình +16 oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí
quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí
CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC,… “ Kết quả của sự trao đổi không cân bằng
về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quang dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ
của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính
trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính”. Sự gia tăng tiêu thụ nguyên liệu hóa
thạch của con người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Khí
CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển Trái đất gia tăng làm nhiệt độ Trái đất
tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khí nồng độ CO2 trong khí quyển
tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên khoảng 3 oC. Các số liệu nghiên
cứu cho thấy nhiệt độ Trái đất đã tăng 0.5 oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến
1940 do thay đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0.027% đến 0.035%. Dự báo , nếu
không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 1.54.5oC vào năm 2050. Sự tăng lên của nhiệt độ trên bề mặt Trái đất cũng rấy lên nguy
cơ tan băng khổng lồ ở hai cực khiến cho mực nước biển tăng lên đe dọa đến nhiều
quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.
Ngoài ra chúng ta còn phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ những suy thoái và
ô nhiễm khác như: suy thoái đất, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí và
nguồn nước,… Hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ ha đất bị thoái hóa trong vòng
50 năm trở lại đây, với 25 tỷ tấn đất bị rửa trôi, xói mòm hằng năm. Ước tính có gần
50% đất canh tác bị thoái hóa do khô hạn, xói mòn, phèn hóa, axít hóa, gần 1/3 diện
tích đất trồng trọt bị thế giới bỏ hoang trong 40 năm qua. Suy thoái đất nông nghiệp
làm thiệt hại 42 tỷ USD/năm. Rừng, các hệ sinh thái, sinh cảnh đang bị phát
hủy( mỗi năm có khoảng 5% diện tích rừng nhiệt đới bị mất đi). Từ khoảng năm
1600-1700, tốc độ tuyệt chúng là 10 năm/ loài, đến thời điểm từ 1850-200, tốc độ
trung bình là 1 năm/ 1 loài. Dự tính trong 10 năm đầu thế kỷ 21 sẽ có 25.000 loài sẽ
biến mất… Đó là những minh chứng không thể chối cãi về những gì chúng ta đang
phải đối mặt với những biến đổi môi trường mà chính con người là thủ phạm.
Sự phát triển ồ ạt các ngành công nghiệp , đặc biệt là các ngành công nghiệp gây
ô nhiễm; nạn phá rừng trên phạm vi toàn cầu; sự mất cân bằng tài nguyên và dân số ,
chạy đua vũ trang được coi là những nguyên nhân chủ đạo dẫn tới những biến đổi
sâu sắc của môi trường và hệ sinh thái trong suốt thời gian qua.
Tại Việt Nam hiện nay, ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn nhức nhối,
bộc lộ rất nhiều nguy cơ ảnh hương không nhỏ đến quá trình sản xuất, sinh sống của
người dân nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
Theo thống kê cho thấy , mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế
xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụ công nghiệp Tham Lương, thành
phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng
lượng nước thải ước tính 500.000m3/ ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm,
đệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất
giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước
thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng nước sông Cầu
Bảng 1.2 : Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình
(Nguồn Cục Bảo vệ Môi trường, 2013)
Ô nhiễm không khí, nước, bụi, tiếng ồn,… cũng là những thực trạng tồn tại
không chỉ các thành phố, các cụm, trung tâm công nghiệp mà nó đã và đang ảnh
hưởng đến toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề không những không giảm, mà
còn có xu hướng gia tăng theo thời gian, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các
làng nghề là than (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa
chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất, lượng bụi và khí CO, CO 2, SO2 và NOx
thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Nồng độ bụi ở khu vực sản xuất vật liệu xây
dựng tại một số địa phương vượt QCVN 05:2013 là 3 - 8 lần, hàm lượng SO 2 có nơi
vượt 6,5 lần. Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
còn phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và
các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như CH 4, H2S, NH3...các
khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu, điển hình như Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc,
Quảng Nam). . Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, đệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lí.
Để có thể phát triển bền vững tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề thì bất kể sự
tăng trưởng về mặt kinh tế cũng cần đi liền với sự duy trì và bảo vệ môi trường.
Nhưng hiện nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống vẫn chỉ đơn thuần là
việc tăng lên về quy mô sản xuất, chưa chú trọng trong việc bảo vệ tài nguyên và
môi trường sống xung quanh. Việc phát triển làng nghề đi liền với việc bảo tồn và
giữ gìn môi trường không chỉ khiến cho hiệu quả kinh tế, uy tín, chất lượng hàng hóa
sản phẩm không mà nó còn là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến đời sống của người
dân sinh sống tại các làng nghề truyền thống. Đây chính là điều mà các cơ quan quản
lý cần có những sách lược và chính sách đúng đắn để hướng tới một nền sản xuất bền
vững hơn.
2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại, phát triển hàng trăm năm nay, được
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ
yếu. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng
nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền
thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong
và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh).
Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái,
tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.Các làng nghề
được duy trì và phát triển với tốc độ rất nhanh đóng góp một phần không hề nhỏ vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của
tỉnh nhà đồng thời đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho
nhân dân trong tỉnh (trên 75.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời
vụ). Mức thu nhập của người dân cao gấp 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông,
nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh.Ở Bắc Ninh,số người giàu và khá
càng tăng, 100% số hộ đều có ti vi, xe máy.
Bảng 1.3 :giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng của làng nghề truyền thống ở
nước ta qua các năm
Đơn vị
Mặt hàng xuất khẩu
tính
Hàng dệt, may
Triệu $
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
7732,0 9120,5 9065,6 11209,8 13211,7 14416,2 17140,86
20950
202,9
Hàng mây tre, cói, lá,
“
thảm
246,7
199,6
22,1
27,4
181,5
211,1
227,0
(10 tháng
đầu)
415,1
Hàng gốm sứ
“
334,9
344,3
267,2
317,1
359,2
440,5
475,3
(10 tháng
đầu)
Hàng sơn mài, mỹ nghệ
Hàng thêu
“
“
217,8
111,8
385,5
110.6
1296,2
129,3
14,2
154,0
(Nguồn: tổng cục thống kê và tổng cục Tổng cục Hải quan )
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã nằm trong tốp 11 mặt hàng có
kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, qua đó góp phần
giải quyết được nhiều công ăn việc làm, trong điều kiện các lao động trong doanh
nghiệp lớn đang gặp khó khăn… Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã
góp phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn
nguyên liệu trong nước.
Bảng 1.4: Danh sách các làng nghề truyền thống Bắc Ninh
Làng nghề
Làng tranh dân gian Đông
sản phẩm
tranh dân gian
địa điểm
làng Đông Hồ, xã Song Hồ,
Hồ
huyện Thuận Thành, tỉnh
Làng Gỗ mỹ nghệ Hương
đồ gỗ mỹ nghệ
Bắc Ninh
xã Hương Mạc, thị xã Từ
Mạc
Làng gò đúc đồng Đại Bái
sản phẩm trang trí bằng
Sơn
Xã Đại Bái,huyện Gia Bình,
Làng dệt Tam Tảo
đồng
sản phẩm dệt
tỉnh Bắc Ninh
xã Phú Lâm, huyện Tiên Du-
Làng dệt Hồi Quan
vải khổ hẹp, vải màn, đũi,
tỉnh Bắc Ninh
xã Tương Giang, thị xã Từ
Làng Gỗ mỹ nghệ Tam Sơn
khăn mặt
đồ gỗ mỹ nghệ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc
chum vại, ấm đất chậu
Ninh
xã Phù Lãng, huyện Quế
cảnh, tiểu sành, lọ hoa, ấm
Võ , tỉnh Bắc Ninh
Làng gốm Phù Lãng
Làng Giấy Phong Khê
Làng gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ
Làng nghề sắt thép Đa Hội
chén, lư hương.
Giấy dó
xã Phong Khê, huyện Yên
đồ gỗ mĩ nghệ
Phong, tỉnh Bắc Ninh
phường Đồng Kỵ, thị xã Từ
sắt thép
Sơn, Bắc Ninh
Khu phố Đa Hội, phường
Châu Khê, Thị xã Từ Sơn-
Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động đồ gỗ mĩ nghệ
Bắc Ninh
Làng nghề Mai Động - Xã
Hương Mạc - Thị xã Từ Sơn-
Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê
Làng tơ tằm Vọng Nguyệt
Làng đúc phế liệu Mẫn Xá
Làng tre Xuân Lai
Làng nghề Rượu Đại lâm
Làng nghề đúc đồng Quảng
Bố-Lương Tài
đồ gỗ mĩ nghệ
Bắc Ninh
Phù Khê -tx. Từ Sơn- Bắc
lụa tơ tằm
Ninh
Xã Tam Giang, Huyện Yên
phế liệu táichế
Phong, Tỉnh Bắc Ninh
xã Văn Môn, huyện Yên
các sản phẩm tre hun khói
Phong, tỉnh Bắc Ninh
(xã Xuân Lai, huyện Gia
Rượu
Bình, tỉnh Bắc Ninh
làng Đại Lâm- xã Tam Đa-
sản phẩm cơ khí
Yên Phong – Bắc Ninh
Quảng Bố -xã Quảng Phú,
huyện Lương Tài- Bắc Ninh
(Nguồn: tổng hợp)
Phía bắc tỉnh Bắc Ninh với làng nghề tiêu biểu nhất là Đông Hồ, nổi tiếng với
tranh dân gian. Hầu như tất cả người dân trong làng từ trẻ đến già đều tham gia nghề
sản xuất truyền thống. thu hút được hầu hết số lao động vào các khâu sản xuất.
Không chỉ vào thời gian nông nhàn, mà nay đã là một nghề sản xuất quanh năm của
số đông các gia đình trong làng với tổng doanh thu hàng tỷ đồng/ năm. Đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân làng nghề ngày được nâng cao, làng quê đã ngói hoá
100%, nhiều gia đình xây nhà kiên cố, nhà nhiều tầng, trong nhà tiện nghi sinh hoạt
khá đầy đủ, làng Đông Hồ là một trong những làng có tốc độ đô thị hoá nhanh ở
huyện Thuận Thành.Tuy nhiên hiện nay, ở làng Đông Hồ hàng năm số lượng du
khách đến thăm quan và mua tranh dân gian không còn nhiều, chủ yếu là người nước
ngoài nên tổng sản phẩm bán được chỉ khoảng 2 - 3 nghìn bộ tranh/ năm với giá mỗi
bộ tranh chỉ 3-4 USD/bộ cho nên việc bảo tồn và phát triển nghề sản xuất tranh dân
gian là một vấn đề rất khó.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,tranh Đông Hồ đã
không còn mang đậm nét dân dã như thời xưa mà đang dần bị “thương mại
hoá”.Các họa sĩ cho rằng ở thời điểm hiện tại, tranh Đông Hồ thường không có màu
sắc thắm như tranh cổ, bởi vì người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy nhằm bớt
lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh, thay vì sử dụng những màu sắc tự nhiên được
chế từ cây cỏ như đen của than tre,xanh của lá chàm,vàng của hoa hòe,đỏ của của gỗ
vang,..thì ngày nay màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các
bản khắc mới cũng có những bản không được tinh tế như bản cổ. Không những thế,
một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ Nôm) bên cạnh phần hình của
tranh khiến tranh ít nhiều mất dần ý nghĩa.Chính vì thế tranh Đông Hồ đang đứng
trước nguy cơ mai một và bị thất truyền.
Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã
Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km.Phù Lãng, là quê hương
của sản phẩm gốm Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh được hình
thành và phát triển cách ngày đây khoảng 900 năm với những sản phẩm thủ công
truyền thống, đồ gia dụng,...Hàng nghìn đồ gốm cổ đã được tìm thấy ở đây. Có
khoảng 300 hộ gia đình ở Phủ Lãng sản xuất đồ gốm. Làng gốm Phù Lãng ngày nay
đã thay đổi nhiều so với trước. Hiện nay làng có hàng trăm xe máy các loại, hàng
mấy chục ô tô và xe công nông. Làng không còn ngôi nhà tranh nào. Nhiều gia đình
đã sắm được những phương tiện sinh hoạt đắt tiền, như tivi mầu, đài cassette,
giường, tủ, bàn ghế đẹp… Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, chậu
cảnh, tiểu sành,ấm đất...Ngày nay,để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các nghệ nhân đã
tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén
gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân,
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ưa thích và đón nhận . Sản phẩm của họ đã
được xuất khẩu và bán ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Tuy nhiên hiện nay,
cùng với sự xuất hiện đa dạng các mặt hàng gia dụng bằng nhựa,kim loại,...với giá
thành rẻ hơn gốm nên đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, gốm Phù Lãng đang
đứng trước nguy cơ mai một.
Bên cạnh nghề làm gốm thì Phù Lãng còn được biết đến với các nghề thủ công
như làm bún, làm hàng xáo, đan lát, thợ nề thợ mộc…
Cùng với Phủ Lãng là làng Thổ Hà cũng nổi tiếng với sản phẩm gốm.Ngày xưa
nghề gốm đã giúp người dân Thổ Hà trở nên giàu có nhất nhì vùng Kinh Bắc. Gốm
Thổ Hà được nung bởi một loại đất đặc biệt, không cần dùng men. Đây cũng chính là
điểm khác biệt so với những loại gốm khác, bởi dù chôn xuống đất hay ngâm trong
nước hàng trăm năm nó vẫn giữ được màu như lúc mới ra lò. Đây cũng chính là lý
do khiến những sản phẩm gốm Thổ Hà ngày càng trở nên nổi tiếng. Kể từ khi đồ
nhựa ra đời thì người làng Thổ Hà không tìm được đầu ra cho sản phẩm, lượng gốm
tiêu thụ giảm đi đáng kể và cứ thế gốm mất dần thị trường và làng gốmThổ Hà cũng
chịu chung số phận với làng gốm Phù Lãng đứng trước nguy cơ mai một dần nghề cổ
truyền... Theo báo An ninh thủ đô,số ra Thứ Sáu, ngày 16/8/2013,hiện nay ở Thổ Hà
chỉ còn đúng một hộ gia đình còn theo đuổi nghiệp làm gốm. Giờ đây người ta nhắc
tới Thổ Hà bằng cái tên mới : Làng làm bánh đa nem. Bên cạnh đó, Thổ Hà cũng bắt
đầu sản xuất những sản phẩm khác như rượu và các loại bánh kẹo
Tiếp theo là làng sản xuất sản phẩm từ tre, đặc biệt là tre đen ở làng Xuân Lai.
Thông thường, tre được ngâm nước trong nhiều tháng, sau đó thì được xông khói
bằng rơm và đất sét trong vòng 4 ngày. Như vậy thì tre sẽ nhẹ và bền hơn. Trước sự
xuất hiện hàng loạt các sản phẩm gia dụng sản xuất công nghiệp hay thế như: đồ
bằng nhựa hoặc gằng gỗ ép…, để nghề thống không bị mai một, những người thợ
tâm huyết ở Xuân Lai đã mày mò nghiên cứu để đa dạng hóa các sản phẩm và nâng
cao chất lượng tre, tre hin khói với gam mầu đen bóng tự nhiên đã ra đời đem lại
những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội – ngoại thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nay hàng hóa của Xuân Lai như các sản phẩm đã
được tạo ra từ cây tre trúc thành bàn, ghế, giường, tủ, kệ sách, tranh tre…với các
kiểu dáng và kích thước khác nhau. đã được bày bán trên khắp đất nước như Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh… và đã xuất khẩu sang các nước như: Nhật, Pháp, Mỹ và các nước
EU…, được khách hàng trên thế giới đón nhận.
Khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn xưa thuộc tổng Yên Thường,
huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn là một trong những làng cổ nổi tiếng xứ Kinh Bắc
với nghề rèn sắt nức tiếng gần xa-đó chính là làng nghề sắt thép Đa Hội. Làng nghề
400 năm tuổi đã có rất nhiều người dân trở thành tỉ phú từ chính các sản phẩm truyền
thống. Những năm gần đây để phục vụ nhu cầu xây dựng của đất nước trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề rèn sắt thủ công làng Đa Hội dần thay thế
là nghề luyện cán Công cụ và phương tiện sản xuất được cải tiến từng bước cơ khí
hóa và điện khí hóa. Mặt hàng sản xuất ra phong phú và đa dạng như phụ tùng xe
đạp, công cụ nông nghiệp, sắt tròn các loại, bản lề đáp ứng nhu cầu sử dụng của
người tiêu dùng. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề ở Đa Hội không
còn là chuyện lạ từ nhiều năm nay với khói bụi từ việc đốt cháy các loại phế liệu còn
cả sơn, cả nhựa độc hại vô cùng.,bên cạnh đó điều đáng lo ngại hơn là về chất lượng
sắt thép tung ra thị trường hàng năm với số lượng không nhỏ, trong khi vẫn chưa có
cơ quan nào thẩm định, đánh giá chất lượng.
Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ- huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những
bộ bàn ghế, tủ đứng, tủ chè,sập gụ,đôn kê đồ,kệ,....theo các phong cách giả cổ và
hiện đại đang có mặt trên khắp cả nước với nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng đều có
xuất xứ từ làng nghề Đồng Kỵ.Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thì
làng cổ Đồng Kỵ đã được mở mang với quy mô lớn, trực thuộc khu công nghiệp Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh Theo ông Nguyễn Tiến Nhuận - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn - Bắc Ninh) thì tính đến nay, toàn phường
Đồng Kỵ có đến gần 200 hợp tác xã, doanh nghiệp và hơn 3.000 hộ tham gia sản
xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ (chiếm hơn 90% số hộ trong toàn phường). Hiện
nghề gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ đang tạo công ăn việc làm cho hơn 10 ngàn lao động
địa phương và 5 ngàn lao động từ các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh
Phúc…, với mức thu nhập bình quân từ 2-4 triệu đồng/người/tháng.
Làng nghề khác, làng Vân là quê hương của nhiều loại rượu truyền thống. Tất
cả người dân trong làng đều biết ủ rượu, hầu hết rượu được làm từ bột sắn. Trong số
họ thì người làm rượu nổi tiếng nhất là gia đình anh chị Bình Tường, có khách hàng
trải khắp nhiều miền của tổ quốc.Tuy nhiên công nghệ làm rượu thì vẫn là một bí
mật nên khó có thể mở rộng quy mô sản xuất.
Làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái thì lại nổi tiếng với sản phẩm đúc từ
đồng. Người dân trong làng Đại Bái được truyền nghề đúc từ cuối thế kỉ 10 đầu thế
kỉ 11. Kể từ đó nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Đại Bái từ xa xưa đã
nổi tiếng là làng thủ công truyền thống chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt