Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.39 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................4
DANH MỤC THUẬT NGỮ KINH TẾ.....................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1.Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................................................2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................3
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
5.Cách thức giải quyết vấn đề..........................................................................................................3
6.Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài.......................................................................................3
7.Kết cấu bài nghiên cứu..................................................................................................................4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM............................................5
1.1. Nghèo đa chiều...................................................................................................................5
1.1.1. Nghèo đa chiều là gì?..............................................................................................................5
1.1.2. Đo lường nghèo khổ đa chiều.................................................................................................6
1.1.2.1. Chỉ số nghèo khổ con người HPI (Human Poverty Index).................................................................6
1.1.2.2. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp MPI (Multidimensional Poverty Index)..................................................7

1.2. Nghèo đa chiều trẻ em........................................................................................................7
1.2.1. Tại sao phải quan tâm đến nghèo đa chiều trẻ em?.............................................................7
1.2.1.1. Tại sao phải quan tâm đến nghèo ở trẻ em?........................................................................................7
1.2.1.2. Tại sao phải quan tâm đến nghèo đa chiều ở trẻ em............................................................................8

1.2.2. Khái niệm nghèo đa chiều trẻ em........................................................................................10
1.2.2.1. Quan niệm về nghèo đa chiều trẻ em trên thế giới............................................................................10
1.2.2.2. Khái niệm nghèo đa chiều trẻ em ở Việt Nam..................................................................................11


1.2.3. Nhận diện nghèo đa chiều trẻ em.........................................................................................12
1.2.3.1. Giáo dục.............................................................................................................................................15
1.2.3.2. Y tế....................................................................................................................................................15
1.2.3.3. Nhà ở.................................................................................................................................................16
1.2.3.4. Dinh dưỡng........................................................................................................................................16
1.2.3.5. Nước sạch và vệ sinh.........................................................................................................................17
1.2.3.6. Trẻ lao động sớm...............................................................................................................................17
1.2.3.7. Vui chơi giải trí..................................................................................................................................18
1.2.3.8. Thừa nhận và bảo trợ xã hội..............................................................................................................19

1.2.4. Các thước đo nghèo đa chiều trẻ em tổng hợp....................................................................19
1.2.4.1. Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR)..................................................................................................................19
1.2.4.2. Chỉ số nghèo trẻ em (CPI).................................................................................................................20

KẾT LUẬN CHƯƠNG I..........................................................................................................22


CHƯƠNG II: NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN...................................23
2.1. Tình hình nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam....................................................................23
2.1.1. Những nét chính về nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam........................................................23
2.1.2. CPR và CPI của trẻ em Việt Nam.......................................................................................26
2.1.2.1. CPR của trẻ em Việt Nam.................................................................................................................26
2.1.2.2. CPI của trẻ em Việt Nam...................................................................................................................27

2.2. Tại sao nghiên cứu nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên............................................27
2.2.1. Ý nghĩa tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên.............................................................27
2.2.1.1. Tự nhiên.............................................................................................................................................27
2.2.1.2. Kinh tế...............................................................................................................................................28
2.2.1.3. Xã hội................................................................................................................................................29


2.2.2. Tỉnh Điện Biên nằm trong ưu tiên của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 31
2.2.3. Tỉnh Điện Biên tiềm ẩn những nguy cơ của nghèo đa chiều..............................................31

2.3. Phương pháp đánh giá nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên......................................33
2.3.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu.........................................................................................33
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thống kê..............................................................................33

2.4. Đánh giá nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên.............................................................34
2.4.1. Đo lường nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên.................................................................34
2.4.1.1. Tỷ lệ nghèo trẻ em tỉnh Điện Biên (CPR).........................................................................................34
2.4.1.1.1. Xác định cỡ mẫu điều tra...........................................................................................................34
2.4.1.1.2. Kết quả.......................................................................................................................................37
2.4.1.2. Chỉ số nghèo trẻ em tỉnh Điện Biên..................................................................................................43
2.4.1.3. Phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực.......................................................44

2.4.2. Trẻ em nghèo tỉnh Điện Biên ở các lĩnh vực nghèo đa chiều giai đoạn 2005 – 2010........45
2.4.2.1. Giáo dục.............................................................................................................................................46
2.4.2.1.1. Tình hình chung.........................................................................................................................46
2.4.2.1.2. Trường bán trú dân tộc thiểu số.................................................................................................47
2.4.2.2. Y tế....................................................................................................................................................48
2.4.2.2.1. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em.............................................................................................48
2.4.2.2.2. Tiêm chủng.................................................................................................................................49
2.4.2.3. Nhà ở.................................................................................................................................................49
2.4.2.4. Dinh dưỡng........................................................................................................................................50
2.4.2.5. Nước sạch và vệ sinh.........................................................................................................................51
2.4.2.6. Vui chơi giải trí..................................................................................................................................52
2.4.2.7 Trẻ em lao động sớm..........................................................................................................................52
2.4.2.8. Thừa nhận và bảo trợ xã hội..............................................................................................................53

KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................................54

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH
ĐIỆN BIÊN..............................................................................................................................55
3.1. Định hướng mục tiêu giảm nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên đến năm 2015.......55
3.1.1. Định hướng mục tiêu theo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến năm 2015...................55
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên đến năm 2015................................55
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................................55
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015..........................................................................................................56


3.2. Một số khuyến nghị giảm nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên..................................56
3.2.1. Hình thành hiểu biết phổ biến về nghèo đa chiều trẻ em và xây dựng hệ thống đo lường
nghèo đa chiều trẻ em cấp tỉnh......................................................................................................56
3.2.2. Lựa chọn các lĩnh vực nghèo trọng điểm............................................................................57
3.2.2.1. Lĩnh vực nhà ở...................................................................................................................................60
3.2.2.2. Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh..........................................................................................................60
3.2.2.3. Lĩnh vực dinh dưỡng.........................................................................................................................62
3.2.2.4. Vui chơi giải trí..................................................................................................................................63

3.2.3. Thực hiện dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội.................................................64
3.2.4. Tăng cường mạng lưới cộng tác viên hoạt động vì trẻ em.................................................65
3.2.5. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, cộng tác viên, nhóm trẻ em nòng
cốt tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.............................................................................66

KẾT LUẬN...............................................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................69
Phụ lục.....................................................................................................................................71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNDP

CRC
DEV
Quỹ trẻ em đạo Cơ Đốc
UNICEF
MICS
VHLSS
Sở/Bộ LĐTBXH
CTMTQG
BVCSTE
CTV

Chương trình phát triển Liệp Quốc
Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Khung mẫu tình trạng bị tước đoạt, bị loại bỏ và dễ bị
xâm phạm
Quỹ Trẻ em Đạo Cơ Đốc
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
Sở/Bộ Lao động Thương bình & Xã hội
Chương trình mục tiêu quốc gia
Bảo vệ chăm sóc trẻ em
Cộng tác viên

DANH MỤC THUẬT NGỮ KINH TẾ
HPI
HDI
MPI
EU CWI
US CWI

CPR
CPI

Chỉ số nghèo khổ con người
Chỉ số phát triển con người
Chỉ số nghèo khổ tổng hợp
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên minh
Châu Âu
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em và thanh niên Mỹ
Tỷ lệ nghèo trẻ em
Chỉ số nghèo trẻ em


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhận diện nghèo đa chiều trẻ em.....Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Kết quả Tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em năm 2006...........Error: Reference
source not found
Bảng 2.2. Xếp hạng các vùng theo CPI............Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh thô và số trẻ em được sinh ra mỗi năm tỉnh Điện Biên
.......................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Số trẻ em nghèo trong từng chỉ số và lĩnh vực khảo sát mẫu tỉnh
Điện Biên......................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Số trẻ em nghèo từng chỉ số và lĩnh vực khảo sát mẫu huyện Điện
Biên...................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Số trẻ em nghèo từng chỉ số và lĩnh vực khảo sát mẫu huyện Mường
Chà....................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Số trẻ em nghèo từng chỉ số và lĩnh vực khảo sát mẫu tỉnh Điện Biên
.......................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.8. Tỷ lệ nghèo trẻ em tỉnh Điện Biên theo chỉ số và lĩnh vực...........Error:
Reference source not found

Bảng 2.9. Tỷ lệ nghèo trẻ em từng địa điểm quan sát.Error: Reference source not
found
Bảng 2.10. Chỉ số nghèo theo lĩnh vực tỉnh Điện Biên.....Error: Reference source
not found
Bảng 2.11. Tính CPI.........................................Error: Reference source not found
Bảng 2.12. Tỉnh Điện Biên: Tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực..............Error:
Reference source not found


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1.Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................................................2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................3
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
5.Cách thức giải quyết vấn đề..........................................................................................................3
6.Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài.......................................................................................3
7.Kết cấu bài nghiên cứu..................................................................................................................4


1

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chi tiêu của tỉnh Điện Biên liên quan đến các
chính sách về trẻ em khá cao và được chú trọng nhưng tại sao tỷ lệ nghèo đa
chiều trẻ em vẫn còn cao, vòng luẩn quẩn nghèo vẫn tiếp diễn? Qua nghiên cứu
sơ bộ, tôi cho rằng sự nhận thức chưa rõ ràng và đầy đủ về “nghèo đa chiều trẻ
em”, những đặc thù về nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên, đã đưa đến những
bất hợp lý trong các chính sách của tỉnh Vì vậy, qua đề tài này, tôi muốn phân

tích các nguyên nhân trên, qua đó ,đề xuất được những giải pháp hữu hiệu, phù
hợp với đặc thù của tỉnh nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em
trong những năm tới.
1. Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam được thế giới công nhận là một trong những quốc gia có tốc độ
giảm nghèo nhanh, đây là một kết quả được đánh giá cao nhưng không phải là
kết quả lý tưởng được nhìn nhận để đánh giá thực trạng nghèo ở Việt Nam. “Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai” nhưng trẻ em lại là những đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội. Kết quả giảm nghèo nói trên của Việt Nam mới dành sự
quan tâm rất nhỏ bé cho trẻ em. Hơn nữa sự quan tâm ấy mới chỉ trên góc độ vật
chất, tức nghèo vật chất ở trẻ em, trong khi trẻ em là những đối tượng chưa có
khả năng tạo ra thu nhập.
Với sự kiện là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990,
Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc bảo vệ và nâng cao hơn nữa chất lượng
cuộc sống cho mọi trẻ em. Tuy nhiên, thực trạng nghèo trẻ em và tình trạng đối
xử với trẻ em ngày nay đang có nhiều vấn đề phức tạp rất đáng báo động. Vì
vậy, bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các vấn đề của trẻ em nhằm kiểm
soát tốt hơn tình hình của trẻ em hiện tại.
Có hai thước đo nghèo đa chiều trẻ em được sử dụng phổ biến là Tỷ lệ
nghèo trẻ em và Chỉ số nghèo trẻ em. Chỉ số nghèo trẻ em mới chỉ được tính
toán ở cấp vùng và quốc gia còn các đơn vị địa lý thấp hơn như tỉnh mới chỉ có
số liệu khá rời rạc. Điều này không hỗ trợ những hàm ý chính sách cho các đơn
vị cụ thể (như cấp tỉnh). Vùng được coi là bộ phận giám sát nhưng không đại
diện cho một cấp thiết kế và thực thi chính sách. Tỉnh là cấp thực thi chính sách,
ở đó, các nhà hoạch định chính sách có thể trả lời cho các kết quả. Việc tính toán
Chỉ số nghèo trẻ em ở cấp tỉnh và xếp hạng các tỉnh theo chỉ số này có khả năng


2


đưa ra các gợi ý chính sách trong vấn đề nghèo trẻ em, chính sách nguồn ngân
sách cho từng tỉnh cũng như ngân sách tỉnh cho các vấn đề khác nhau của trẻ
em. Vì vậy, bài nghiên cứu này chọn tỉnh Điện Biên, một tỉnh thuộc trung du và
miền núi phía bắc, một vùng có tỷ lệ nghèo trẻ em cao và kinh tế còn khó khăn,
như một nguồn thông tin phục vụ việc ra quyết định chính sách cho tỉnh Điện
Biên, theo như khuyến nghị của UNICEF về tăng cường thu thập số liệu ở cấp
tỉnh.
Từ những nhận định như trên, tôi chọn đề tài “Nghèo đa chiều trẻ em tỉnh
Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm góp phần đưa ra cái nhìn
chính xác hơn về nghèo đa chiều ở trẻ em, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp khả
thi cho tỉnh Điện Biên trong việc hoạch định các chính sách phù hợp nhằm giảm
nghèo nhanh đối với trẻ em.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghèo khổ là một trong năm vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: ô nhiễm
môi trường sinh thái, khủng hoảng năng lượng, bênh tật, thất nghiệp, nghèo khổ.
Nghèo trẻ em là một trong những khía cạnh rất quan trọng trong vấn đề nghèo
khổ và đã được UNICEF phân tích kỹ lưỡng trong các báo cáo và bài nghiên
cứu của tổ chức này như:
- Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010
- Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS (năm 2010)
- Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam (năm 2009)
- Báo cáo tổng hợp – phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam
(năm 2010)
- Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu – Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận
đa chiều về nghèo trẻ em (năm 2008)
- Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2007
- Báo cáo tình hình trẻ em thế giới 2008
- Báo cáo phân tích tình hình trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2000
- Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Điện Biên (năm 2010)

Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích một cách khoa học, sâu sắc
và đo lường nghèo đa chiều ở trẻ em của một tỉnh. Vì vậy, với đề tài “Nghèo đa
chiều ở trẻ em tỉnh Điện Biên”, những vấn đề liên quan đến nghèo trẻ em cấp
tỉnh sẽ được đưa ra lượng hóa và phân tích làm cơ sở cho những giải pháp cấp
tỉnh đối với trẻ em.


3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nghèo đa chiều ở trẻ em và
tình hình trẻ em tỉnh Điện Biên, bài nghiên cứu tính toán tình trạng nghèo
và đưa ra những kiến nghị, giải pháp đặc thù đối với vấn đề nghèo đa
chiều ở trẻ em tỉnh Điện Biên.
- Nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghèo và nghèo đa chiều ở trẻ em cùng
phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở trẻ em
Nêu lên đặc điểm chung về Điện Biên và thực trạng nghèo trên các khía
cạnh nghèo đa chiều của trẻ em tỉnh Điện Biên
Đo lường nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên và đề xuất giải pháp phù
hợp với tình trạng nghèo đa chiều trẻ em của tỉnh
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: thực trạng nghèo đa chiều của trẻ em tỉnh Điện Biên và giải
pháp phù hợp trong bối cảnh và thực trạng ấy
- Khách thể: trẻ em tỉnh Điện Biên
- Phạm vi xử lý của đề tài:
Không gian: địa bàn tỉnh Điện Biên
Thời gian: giai đoạn 2005 – 2010
5. Cách thức giải quyết vấn đề
- Điều tra chọn mẫu;

- Thu thập tài liệu thống kê, báo cáo, các nghiên cứu;
- Phỏng vấn trực tiếp.
6. Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài
- Lý luận:
Góp phần làm rõ quan điểm về nghèo đa chiều, nghèo đa chiều ở em,
cũng như phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở trẻ em;
Làm rõ các lĩnh vực của nghèo đa chiều và mối quan hệ của chúng xét ở
tỉnh Điện Biên;
- Thực tiễn:
Những kết quả, giải pháp trong bài nghiên cứu này có thể là những tài
liệu, nguồn thông tin cho những người nghiên cứu sau này về nghèo đa
chiều trẻ em nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.


4

Đề xuất một số ý kiến đóng góp thiết thực đối với các nhà quản lý, đối với
Ban chỉ đạo các cấp trong việc thực thi các chính sách đối với trẻ em.
7. Kết cấu bài nghiên cứu
Chương 1:Tổng quan về nghèo đa chiều trẻ em và phương pháp đo lường nghèo
đa chiều trẻ em
Chương 2: Những đặc điểm chính về tỉnh Điện Biên về tự nhiên và xã hội, thu
chi ngân sách của tỉnh và thực trạng nghèo trẻ em của tỉnh
Chương 3: Đo lường nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên và một số kiến nghị


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM
1.1.


Nghèo đa chiều

1.1.1. Nghèo đa chiều là gì?
Nghèo khổ diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Sự khác nhau trong xác định “tiêu chuẩn
tối thiểu nhất định” đã đưa đến sự hình thành nên ba trường phái chính trong
quan niệm về nghèo khổ:
(1) Trường phái phúc lợi (Martin Ravallion): coi tiêu chí để xác định là phúc
lợi kinh tế của cá nhân hay độ thỏa dụng cá nhân. Tuy nhiên, vì độ thỏa dụng
vốn là một khái niệm mang tính ước lệ, không thể đo lường hay lượng hóa được
nên người ta thường đồng nhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức
sống. Khi đó, tăng thu nhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức
sống hay độ thỏa dụng cá nhân.
(2) Trường phái nhu cầu cơ bản (Seebohm Rowntree) coi tiêu chí để xác định
nghèo khổ là sự thiếu một tập hợp những hàng hóa và dịch vụ xác định cụ thể mà
việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước, điều kiện vệ sinh,
nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế cơ sở và giao thông công cộng. Trong những nhu cầu
cơ bản đó, nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất.
(3) Trường phái năng lực (Amartya Sen) coi giá trị cuộc sống của con người
không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu cơ
bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà
họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Như vậy, trường
phái này chú trọng đến việc tạo cơ hội cho người nghèo để họ có thể phát huy
năng lực theo cách mà tự chọn.
Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nghèo khổ được hiểu là sự thiếu
thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống, tức là nghèo khổ vật chất (như
trường phái phúc lợi). Tuy vậy, nghèo khổ cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn từ
khía cạnh về phát triển toàn diện con người, tức là nghèo khổ xét theo góc độ là

việc loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản nhất cho phát triển toàn diện con
người (như trường phái nhu cầu cơ bản và trường phái năng lực). Đối với các
nhà hoạch định chính sách, sự nghèo khổ về khả năng lựa chọn và cơ hội phát
triển có ý nghĩa hơn nghèo khổ về vật chất, bởi vì nó còn phản ánh nguyên nhân
của nghèo khổ vật chất và trực tiếp ảnh hưởng đến chiến lược hành động nhằm


6

cải thiện các cơ hội cho mọi người. Việc nhận thức sự thiếu thốn về khả năng
lựa chọn và cơ hội gợi ý rằng cần phải giải quyết vấn đề nghèo khổ không chỉ ở
khía cạnh vật chất.
Trong Báo cáo phát triển con người năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái
niệm nghèo khổ dựa trên cơ sở quan niệm về phát triển con người, gọi là nghèo
khổ tổng hợp hay nghèo khổ con người (nghèo khổ đa chiều). Nghèo khổ đa
chiều đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm bảo cuộc sống
cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”. Theo đó, nghèo khổ được tính đến
điều kiện khó khăn trong phát triển con người, ví dụ như cuộc đời ngắn ngủi (tuổi
thọ), thiếu giáo dục cơ bản và thiếu sự tiếp cận đến các nguồn lực tư nhân và của
xã hội. Khái niệm trên cho thấy, xóa nghèo cũng là một khía cạnh của phát triển
con người – một khái niệm được định nghĩa là “quá trình tăng thêm sự lựa chọn
của con người”. Phương pháp tiếp cận nghèo khổ là trên cơ sở quyền lợi cơ bản
của con người bao gồm quyền tự do: con người có quyền có một cuộc sống không
bị đói khổ và đe dọa do bạo lực, chống đối và bị thương tổn; quyền bình đẳng:
mọi người có quyền tham gia, hưởng thụ và chia sẻ thành quả phát triển của xã
hội; sự khoan dung: mọi người cần phải được tôn trọng bao gồm cả niềm tin, văn
hóa và ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là, các chính sách phát triển kinh tế cần
hướng về người nghèo. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, song lợi ích từ tăng
trưởng không tự động chuyển đến cho các hộ nghèo. Người nghèo cần trở thành
mục tiêu trong việc hoạch định và đánh giá tác động của các chính sách phát

triển. Cách tiếp cận mới này đã tập trung vào các chương trình cho phép người
nghèo được sử dụng nguồn lực, giải pháp và sự sáng tạo của họ bằng cách tạo
dựng một môi trường đảm bảo cũng như các nguồn lực quan trọng sẵn có bên
ngoài. Đảm bảo quyền cho người nghèo được nhìn nhận là yếu tố thiết yếu của
thành công trong xóa đói giảm nghèo.
1.1.2. Đo lường nghèo khổ đa chiều
1.1.2.1. Chỉ số nghèo khổ con người HPI (Human Poverty
Index)
Đây là chỉ số lần đầu tiên được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người
năm 1997 nhằm cố gắng tập hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lượng
cuộc sống con người vào trong một chỉ số tổng hợp để tiến tới một sự đánh giá
tổng hợp về mức độ nghèo khổ của một cộng đồng.


7

HPI tập trung phản ánh sự bần cùng về ba khía cạnh thiết yếu của cuộc
sống con người đã được đề cập đến trong HDI, đó là: tuổi thọ, giáo dục và chất
lượng cuộc sống. Yếu tố đầu liên quan đến khả năng sống: khả năng bị tử vong
ở độ tuổi tương đối trẻ do sự thiếu thốn, thể hiện trong HPI là phần trăm số
người chết trước tuổi 40. Khía cạnh thứ hai liên quan đến trình độ tri thức: bị
tách khỏi thế giới giao tiếp và đọc viết, đo bằng tỷ lệ phần trăm người lớn bị mù
chữ. Khía cạnh thứ ba liên quan đến chất lượng sống, đặc biệt là sự phân chia
kinh tế nói chung, phản ánh trong HPI bằng cách tổng hợp ba yếu tố: tỷ lệ phần
trăm số người không được tiếp cận với dịch vụ sức khỏe, nước sạch và tỷ lệ
phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
1.1.2.2. Chỉ số nghèo khổ tổng hợp MPI (Multidimensional
Poverty Index)
Chỉ số này được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Về
cơ bản, ý nghĩa và các tiêu chí cấu thành chỉ số nghèo khổ tổng hợp vẫn không

thay đổi, tức nó phản ánh mức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo 3 phương
diện: sức khỏe, giáo dục và chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, chỉ số này có hoàn
thiện hơn về nội dung và cách tính toán. Các yếu tố cấu thành mỗi tiêu chí có
hoàn thiện theo hướng đưa vào nhiều nội dung hơn, cụ thể, bao gồm 10 thành
phần tương ứng với 3 phương diện. Phương diện sức khỏe bao gồm 2 thành
phần: tình trạng suy dinh dưỡng và chết yểu; phương diện giáo dục gồm 2 thành
phần là tình trạng không học hết 5 năm và trẻ em không được đến trường.
Phương diện chất lượng cuộc sống bao gồm 6 thành phần: tình trạng không
được sử dụng điện, nước sạch, nhà vệ sinh, nhà cửa tồi tàn, sử dụng nguyên liệu
đun nấu bẩn và không có phương tiện đi lại tối thiểu.
1.2.

Nghèo đa chiều trẻ em

1.2.1. Tại sao phải quan tâm đến nghèo đa chiều trẻ em?
1.2.1.1. Tại sao phải quan tâm đến nghèo ở trẻ em?
Xóa đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu của chính phủ các nước nhưng
liệu nó đã thực sự hiệu quả cho trẻ em? Liệu nó có tính đến: trẻ em rất dễ bị rơi
vào nghèo đói, trẻ em có nhu cầu khác với người lớn, trẻ em lệ thuộc vào nguồn
lực củâa người khác?
Có ba lý do để minh chứng cho sự quan trọng của phương pháp tiếp cận
nghèo tập trung vào đối tượng trẻ em:


8

(1) Trẻ em có nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn tại bất cứ thời điểm nào và ở
bất cứ đâu. Trẻ em phụ thuộc rất lớn vào môi trường trực tiếp đối với chúng để
đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Do bản thân không phải là một chủ thể độc lập về
kinh tế, chúng phải dựa vào sự phân bổ các nguồn lực từ cha mẹ, các thành viên

gia đình hoặc cộng đồng. Các biện pháp đánh giá nghèo tập trung vào đối tượng
trẻ em là rất cần thiết để cung cấp các thông tin về sự phân bổ này và từ đó đưa
ra các thông tin nghèo ở cấp độ cá nhân trẻ em.
(2) Nếu trẻ em lớn lên trong tình trạng nghèo, chúng có nguy cơ cũng sẽ
nghèo khi lớn lên. Nghèo thường là cái vòng luẩn quẩn mà trẻ em bị mắc vào từ
khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành. Đặt nhiệm vụ giảm nghèo trẻ em như một
mục tiêu ngắn hạn có thể giúp giảm tỷ lệ nghèo ở người lớn về lâu dài.
(3) Tác động của nghèo lên trẻ em cũng khác so với người lớn do các nhu
cầu cơ bản khác nhau. Ví dụ như nhu cầu về dinh dưỡng hay vai trò đặc biệt
quan trọng của giáo dục trong từng giai đoạn của cuộc đời. Phương thức tiếp cận
riêng đối với trẻ em có thể chỉ rõ và nhấn mạnh những nhu cầu nào là thiết yếu
đối với trẻ và sự phát triển của chúng.
1.2.1.2. Tại sao phải quan tâm đến nghèo đa chiều ở trẻ em
Trong đánh giá nghèo có sự phân biệt giữa khái niệm vật chất và đa chiều.
Phương pháp đo lường nghèo vật chất đã và đang là phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất trong việc phân tích trên thế giới, dựa trên nguyên tắc mỗi cá nhân
với sức mua nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản của họ. Tuy nhiên,
phương pháp này có nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc đo lường nghèo trẻ
em. Theo nguyên tắc cơ bản của phương pháp này, mọi thuộc tính thỏa mãn nhu
cầu cơ bản có thể mua được ngoài thị trường và thể hiện bằng tiền. Tuy nhiên,
trong rất nhiều trường hợp, có những thị trường không hề tồn tại hoặc vận hành
không hoàn hảo và giá trị về tiền không thể gắn cho một số thuộc tính cụ thể
(như tình trạng biết chữ, biết tính toán, tuổi thọ, sự tham gia xã hội và thông tin).
Ngoài ra, nếu một hộ gia đình có thu nhập đủ mua rổ hàng hóa không có nghĩa
là hộ gia đình đó sẽ sử dụng nguồn thu nhập cho rổ hàng hóa đó. Tương tự như
vậy, thu nhập chủ yếu được tính ở cấp độ hộ gia đình chứ không tính riêng cho
sự phân phối thu nhập của các thành viên trong gia đình. Cuối cùng, bản thân trẻ
em không phải là chủ thể kinh tế và do đó không thể tạo ra thu nhập để duy trì
cuộc sống. Do đó, các chỉ số nghèo vật chất không thể phản ánh chính xác tình
trạng nghèo trẻ em.



9

Do những hạn chế về khái niệm cũng như kỹ thuật như vậy nên các
hướng tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều đã được phát triển. Nghèo đa chiều
trẻ em là cách tiếp cận nghèo trẻ em trên các lĩnh vực phi vật chất như: giáo
dục, y tế, nhà ở, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi
giải trí, thừa nhận và bảo trợ xã hội.
Hai cách đo lường này (đo lường theo nghèo vật chất và đo lường theo
nghèo đa chiều) không đưa ra cùng một bức tranh về nghèo trẻ em mặc dù có
thể có một số trùng lặp. Ví dụ, 18% trẻ em được xác định là nghèo đa chiều,
không nghèo vật chất (nhóm A), 11% trẻ em được xác định là nghèo vật chất,
không nghèo đa chiều (nhóm B), 12% trẻ em được xác định là nghèo theo cả hai
cách đo lường (nhóm AB)
Nhóm C (59%) –
Không nghèo

Nhóm AB
(12%)

Hình 1.1. Phân biệt giữa cách tiếp cận nghèo đa chiều và nghèo vật chất
trong đo lường nghèo trẻ em
Nếu thiết kế chính sách và các biện pháp xác định đối tượng chỉ dựa vào
một phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em sẽ bỏ qua một số lượng đáng kể trẻ em.
Nếu chỉ sử dụng phương pháp tiếp cận vật chất thì sẽ không bao gồm được trẻ
em trong nhóm A: mặc dù có những em sống trong những hộ gia đình có thu
nhập cao hơn chuẩn nghèo quốc gia, song các em vẫn phải chịu nghèo trong các
lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường,
nhà ở,… là những lĩnh vực mà có thể nếu gia đình có thu nhập cao các em vẫn

không được tiếp cận lĩnh vực ấy. Cũng như vậy, các chính sách giảm nghèo nếu
chỉ dựa vào phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều sẽ không bao gồm những trẻ
trong nhóm B sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức chuẩn
nghèo: mặc dù được tiếp cận với các dịch vụ được cung cấp riêng cho các đối
tượng nghèo vật chất nhưng các nguồn lực có thể không đủ để đạt được ngưỡng
của các lĩnh vực về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, hoặc thừa nhận xã hội và bảo
vệ,… Do đó, các chính sách dựa vào việc kết hợp cả hai cách đánh giá nghèo sẽ


10

đảm bảo chắc chắn hơn việc xác định được đối tượng trẻ em nghèo, dù theo
quan điểm nghèo về mặt vật chất hay nghèo đa chiều.
Tuy nhiên, vì trẻ em là những con người có cuộc sống gắn liền và phụ
thuộc vào môi trường xung quanh, vào người lớn, đồng thời chưa có khả năng
tạo ra thu nhập nên nếu nghiên cứu nghèo vật chất thực chất là đã lệch hướng
tập trung vào đối tượng không phải là trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu nghèo đa chiều
là cần thiết hơn cả để phản ánh tình trạng của trẻ em.
1.2.2. Khái niệm nghèo đa chiều trẻ em
1.2.2.1. Quan niệm về nghèo đa chiều trẻ em trên thế giới
Phương pháp tiếp cận nghèo của Bristol là một phương pháp tập trung
vào trẻ em, chủ yếu dựa trên Công ước về quyền trẻ em CRC. Tình trạng nghèo
trẻ em được định nghĩa là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản của con người trong
bảy lĩnh vực khác nhau, bao gồm: thức ăn, nước sạch, công trình vệ sinh, cơ sở
chăm sóc sức khỏe, nơi ở, giáo dục, thông tin. Một đứa trẻ được xem là thiếu
thốn nghiêm trọng khi nó thiếu thốn ít nhất một trong các lĩnh vực, và sẽ được
coi là hoàn toàn nghèo khi nó chịu cảnh thiếu thốn ít nhất hai lĩnh vực.
Phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak, sử dụng CRC như điểm khởi
đầu, công nhận rằng vấn đề nghèo trẻ em là một vấn đề đa chiều. Tuy nhiên,
trong định nghĩa của mình Corak cho rằng nghèo trẻ em được định nghĩa là phần

trăm số trẻ có thu nhập dưới mức 50% thu nhập quốc dân quy đổi bình quân. Do
đó, mặc dù trên lý thuyết thì phương pháp này là đa chiều nhưng thực tế khi áp
dụng nó chỉ là phương pháp một chiều (vật chất).
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên minh Châu Âu (EU CWI) là
một phương pháp được áp dụng để so sánh giữa các nước trong Liên minh Châu
Âu. Trên cơ sở CRC, người ta xác định ra 8 nhóm để phản ánh được tính đa chiều
của nghèo, bao gồm tình trạng vật chất, nhà cửa, y tế, tình trạng khá giả chủ quan,
giáo dục, các mối quan hệ của trẻ em, sự tham dự của công dân và rủi ro an toàn.
Trong mỗi nhóm lại có các lĩnh vực và các chỉ số khác nhau được xác định. Giá trị
của các chỉ số tổng hợp so sánh tình trạng của từng nước trong Liên minh Châu Âu.
Tuy nhiên, số liệu này mang ít tính trực giác và chỉ cho thấy tình hình của một
nước so với mức trung bình chung và so với các nước khác.
Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em và thanh niên Mỹ (US CWI) được
xây dựng với mục đích để xem xét sự thay đổi tình trạng phúc lợi ở trẻ em theo
thời gian. Việc xây dựng các chỉ số dựa khái niệm chất lượng cuộc sống, gồm cả


11

các thước đo khách quan và chủ quan về tình trạng phúc lợi theo bảy lĩnh vực
chính là: khá giả về vật chất, y tế, an toàn, khả năng sản xuất, địa vị xã hội, sự
thân mật và sự đầy đủ về tình cảm. Phần trăm thay đổi từ năm gốc sẽ được tính
trung bình cho toàn bộ các chỉ số trong từng lĩnh vực, sau đó, tính trung bình
cho toàn bộ các lĩnh vực để tính ra được một chỉ số tổng hợp. Phương pháp này
đặc biệt có tác dụng trong việc theo dõi tình trạng phúc lợi của trẻ em cho các
nhóm dân cư khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu cao về số liệu và
từ chỉ số này không suy ra được thông tin nào khác.
Khung DEV về nghèo trẻ em được Quỹ Trẻ em Đạo Cơ Đốc (CCF) phát
triển dựa trên ba khía cạnh chính là tình trạng thiếu thốn, sự tách biệt và tính dễ
bị tổn thương (DEV). Phương pháp này phê phán và không đi theo cách tiếp cận

về các đầu ra có thể định lượng được một cách dễ dàng và lý giải nhân quả. Do
vậy, đây là một phương pháp tổng hợp nhưng không thể cung cấp các công cụ
sử dụng cho việc đánh giá và đo lường mức độ nghèo đa chiều ở trẻ em.
1.2.2.2. Khái niệm nghèo đa chiều trẻ em ở Việt Nam
Khái niệm nghèo đa chiều trẻ em được phát triển trên khái niệm nghèo
khổ đa chiều nhưng điều chỉnh và bổ sung các chỉ số và lĩnh vực phù hợp với
đối tượng là trẻ em. Điều này có nghĩa là, nghèo đa chiều trẻ em cũng dựa trên
cơ sở quan điểm về phát triển con người, đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và
sự lựa chọn để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc có thể chấp nhận được
cho trẻ em. Khác với một số quan niệm về nghèo đa chiều của một số chuyên
gia trên thế giới, ở Việt Nam, UNICEF đã xây dựng khái niệm nghèo đa chiều
trẻ em bao gồm những khía cạnh không có khía cạnh vật chất hay thu nhập.
Đồng thời, các khía cạnh được đưa ra là khách quan và có thể đo lường được.
Nghèo đa chiều nói chung và nghèo đa chiều trẻ em quan tâm kết quả của
các hoàn cảnh của đối tượng hơn là tình trạng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như
khuyết tật không phải là một nhân tố phản ánh tình trạng nghèo ở trẻ. Nó có thể
có tác động hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không thể được xem là một kết
quả, mà việc vì bị khuyết tật mà em đó không được đi học mới bị coi là nghèo ở
lĩnh vực ấy. Do đó, chúng ta tập trung vào đối tượng những trẻ em không được
tiếp cận đến những nhu cầu cơ bản và trẻ em bị chối bỏ các quyền cơ bản.
Nghèo trẻ em trong cách tiếp cận đa chiều có thể được định nghĩa như
sau: nghèo đa chiều trẻ em bao gồm các đối tượng dưới 16 tuổi không được


12

hưởng các quyền quy định trong Công ước năm 1989 của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em và không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người.
-Theo điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam:
“Trẻ em được hiểu là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Vì vậy khái niệm trên

đề cập đến các đối tượng dưới 16 tuổi.
-Quyền trẻ em thực chất là quyền con người, cụ thể hơn chính là những điều
mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự
sống còn, được bảo vệ, được phát triển và được tham gia. Các quyền đó được pháp
luật công nhận và xã hội phải thực hiện, ví dụ như quyền được khai sinh, quyền
được đi học, quyền được vui chơi, phát triển,… Theo công ước quốc tế về quyền
trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản sau: Quyền sống còn, Quyền được bảo vệ,
Quyền được phát triển, Quyền được tham gia. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ
em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà trẻ em là
những thành viên tích cực vào quá trình phát triển của xã hội. Về cơ bản, quyền trẻ
em thực chất là quyền con người, tức là, 4 quyền trên là sự cụ thể hóa 3 quyền của
con người được đề cập khi nhắc đến nghèo đa chiều: quyền tự do, quyền bình đẳng,
sự khoan dung và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng là trẻ em.
-Phương pháp tiếp cận theo nhu cầu ở Việt Nam xác định tám nhóm nhu
cầu cơ bản là giáo dục, y tế, nhà ở, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, lao động
trẻ em, vui chơi giải trí, thừa nhận và bảo trợ xã hội. Những nhu cầu được xác
định theo phương pháp tiếp cận này và các quy định trong CRC hầu như là trùng
nhau và cùng hướng đến những lĩnh vực phát triển của trẻ. Do đó, chúng bổ
sung và củng cố lẫn nhau để xác định tình trạng nghèo trẻ em.
1.2.3. Nhận diện nghèo đa chiều trẻ em
Dựa vào Công ước quốc tế về quyền trẻ em, hiện nay, phương thức tiếp
cận nghèo đa chiều trẻ em dựa trên các nguyên tắc:
- Dựa trên quyền, dựa vào nhu cầu.
- Lấy trẻ em làm trọng tâm và phù hợp với thực tế tình hình quốc gia.
- Dựa vào kết quả cuối cùng (không dựa vào năng lực).
Trẻ em nghèo đa chiều được xét dựa trên việc xét 8 lĩnh vực khác nhau
bao gồm:
(1) Giáo dục
(2) Y tế
(3) Nhà ở



13

(4)
(5)
(6)
(7)
(8)

Dinh dưỡng
Nước sạch và điều kiện vệ sinh
Trẻ em lao động sớm
Vui chơi giải trí
Thừa nhận và bảo trợ xã hội
Như vậy, về cơ bản, các lĩnh vực trong nghèo đa chiều trẻ em phản ánh
mức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo 3 phương diện: sức khỏe, giáo dục và
chất lượng cuộc sống. Trong đó, phương diện sức khỏe được thể hiện ở lĩnh vực
y tế và dinh dưỡng, phương diện giáo dục thể hiện ở lĩnh vực giáo dục, phương
diện chất lượng cuộc sống được thể hiện ở lĩnh vực nhà ở, nước sạch và vệ sinh,
trẻ em lao động sớm, vui chơi giải trí, thừa nhận và bảo trợ xã hội. Đây chính là
sự áp dụng thích hợp Chỉ số nghèo khổ tổng hợp MPI vào đối tượng là trẻ em.
Mỗi lĩnh vực trong 8 lĩnh vực trên có thể có 1 hoặc nhiều hơn 1 thành
phần cấu thành nên lĩnh vực ấy. Một đứa trẻ được coi là nghèo trong một lĩnh
vực nào đó nếu như đứa trẻ đó không thỏa mãn được một giá trị tới hạn được
đưa ra trong ít nhất một thành phần trong lĩnh vực đó. Mỗi thành phần này
tương ứng với một chỉ số là tỷ lệ trẻ em nghèo trong thành phần đó. Những trẻ
em chịu nghèo ở ít nhất 2 trong 8 lĩnh vực trên thì bị coi là trẻ em nghèo đa
chiều.
Bảng 1.1. Nhận diện nghèo đa chiều trẻ em

STT

Lĩnh vực

1

Thành phần

Định nghĩa thành phần

Giải thích

Tình trạng đi
học

Trẻ 5 tuổi không đi học mẫu
giáo
Trẻ trong độ tuổi 6-10 không
đi học tiểu học
Trẻ trong độ tuổi 11-15 không
đi học trung học cơ sở

Tình trạng
hoàn thành
bậc học

Trẻ trong độ tuổi 11-15 không
hoàn thành bậc tiểu học

Tình trạng

tiêm chủng

Trẻ em trong độ tuổi 2-4
không được tiêm chủng đầy đủ

Định nghĩa về tuổi được dùng
để tính toán tỷ lệ nhập học theo
từng cấp học có tính đến ngày
sinh, thời điểm bắt đầu năm học,
bao gồm cả những trẻ đi học
sớm
Tất cả các trẻ trong độ tuổi 1115 tại thời điểm phỏng vấn được
coi là nghèo nếu chúng không
hoàn thành bậc tiểu học
Gói tiêm chủng đầy đủ: vắc xin
chống bệnh lao (1 mũi), vắc xin
phòng chống bệnh bạch hầu, ho
gà, uốn ván (3 mũi), vắc xin
chống bệnh bại liệt (3 mũi) và
vắc xin chống bệnh sởi (1 mũi)

Nghèo về
giáo dục

2
Nghèo về
y tế


14

3

Nghèo về
nhà ở

Tình trạng
sử dụng điện
Tình trạng
mái nhà
Tình trạng
sàn nhà

5

Nghèo về
dinh
dưỡng

4

Nghèo về
nước sạch
và vệ sinh

5

Trẻ em bị
suy dinh
dưỡng thể
nhẹ cân

Trẻ em bị
suy dinh
dưỡng thể
thấp còi
Trẻ em bị
suy dinh
dưỡng gầy
mòn
Tình trạng
nhà vệ sinh

Trẻ em có cân nặng thấp so
với tuổi mà chiều cao vẫn bình
thường

Tình trạng
sử dụng
nước sạch

Trẻ em trong độ tuổi 0-15
không được uống nước sạch

Trẻ em tham
gia lao động

Trẻ trong độ tuổi 5-15 làm
việc có trả lương, tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD) của gia đình hoặc tự
làm trong vòng 12 tháng qua


Trẻ em
không có đồ
chơi

Trẻ trong độ tuổi 0-4 không có
đồ chơi kể cả tự làm hoặc mua

Lao động
trẻ em

6

Nghèo về
vui chơi
giải trí

Trẻ em trong độ tuổi 0-15
sống trong nhà không có điện
Trẻ em trong độ tuổi 0-15
sống trong nhà lợp mái
tranh/mái rạ
Trẻ em trong độ tuổi 0-15
sống trong nhà nền đất

Vật liệu mái tự nhiên bao gồm
rơm, rạ, lá cọ, tranh, gỗ và các
vật liệu khác
Vật liệu sàn tự nhiên bao gồm
nền đất, sàn tre, ván gỗ và các

vật liệu khác

Trẻ em có cân nặng bình
thường nhưng chiều cao thấp
so với lứa tuổi
Trẻ em có cân nặng và chiều
cao đều thấp so với lứa tuổi

Trẻ em trong độ tuổi 0-15 tuổi
sống trong nhà không có công
trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn

Một công trình đạt tiêu chuẩn vệ
sinh có thể là nhà tiêu có nước
dội vào hệ thống thoát nước,
nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu cải
tiến có thông hơi, có nắp đậy và
hố tiêu trộn phân.
Nguồn nước sạch là nguồn nước
đã được xử lý, bao gồm nước
theo đường ống dẫn riêng,
đường ống nước công cộng,
nước giếng có bảo vệ, nước
mưa và nước đóng chai.
Lao động trẻ em bao gồm bất kỳ
công việc nào (không tính số
ngày và số giờ làm việc) cho
một đứa trẻ sống xa gia đình
(được trả lương và không được
trả lương) cũng như tham gia

vào hoạt động SXKD của gia
đình (làm ruộng, SXKD của gia
đình hoặc đi ăn xin) và tự làm
trong vòng 12 tháng qua


15

7

Thừa
nhận và
bảo trợ xã
hội

Trẻ em
không có
sách/ truyện
dành cho
thiếu nhi
Tình trạng
đăng ký khai
sinh

1.2.3.1.

Trẻ trong độ tuổi 0-4 không có
một quyển sách/truyện dành
cho thiếu nhi


Trẻ em trong độ tuổi 0-4
không có giấy khai sinh

Giáo dục

Rõ ràng, giáo dục là một lĩnh vực đại diện cho quyền phát triển của trẻ
em, có thể được xem như nhu cầu cơ bản và quyền con người. Mỗi trẻ em đều
có nhu cầu giáo dục cho bản thân để có thể thực hiện vai trò như một chủ thể
kinh tế độc lập trong tương lai và đảm bảo cuộc sống của mình.
Chỉ số thích hợp nhất để phản ánh tình trạng giáo dục là tỷ lệ biết chữ
hoặc biết tính toán vì biểu thị rõ ràng kết quả giáo dục đối với trẻ em. Tuy nhiên
chỉ số này khó quan sát hoặc đo lường. Tỷ lệ nhập học được sử dụng rộng rãi
như là các chỉ số để báo cáo về kết quả giáo dục trẻ em. Về bản chất, tỷ lệ nhập
học là chỉ số đầu vào hơn là chỉ số kết quả. Tuy nhiên, nó thể hiện liệu trẻ em có
đi học và kết quả là nâng cao kỹ năng đọc viết và tính toán. Nghèo theo tình
trạng nhập học được xác định bởi việc một đứa trẻ không học ở cấp học phù
hợp với độ tuổi của đứa trẻ đó.
Chỉ số thứ hai về giáo dục là tỷ lệ trẻ không hoàn thành bậc tiểu học, xem
xét cho trẻ em trong độ tuổi 11-15, được coi là tỷ lệ nghèo theo tình trạng tốt
nghiệp. Chỉ có cấp tiểu học là phù hợp vì theo định nghĩa, trẻ em là công dân
dưới 16 tuổi, do vậy không thể coi là nghèo nếu chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.
1.2.3.2. Y tế
Lĩnh vực y tế xem xét đến các chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ
cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có sức khỏe tốt và tiếp
cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản của trẻ, đặc biệt bởi
những tác động ngắn hạn và dài hạn của nó. Tình trạng sức khỏe kém hoặc thiếu
dịch vụ chăm sóc khi trẻ bị ốm có thể để lại ảnh hưởng tiêu cực trong cả cuộc đời.
Việc xác định các chỉ số trong lĩnh vực nghèo phản ánh đúng tình trạng sức
khỏe và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế là một thách thức lớn. Tỷ lệ tử vong
thể hiện kết quả về y tế của trẻ nhưng những tỷ lệ này có thể thể hiện hoặc liên

quan đến các vấn đề khác ngoài vấn đề nghèo (chẳng hạn di truyền). Chỉ số này


16

cũng không quan sát được cho từng đứa trẻ riêng biệt vì số trẻ đã qua đời hoặc
không còn nằm trong số liệu nữa. Mặc dù các chỉ số về sử dụng hoặc chất lượng
các cơ sở y tế là rất lý tưởng nhưng chỉ có thể đo lường ở trẻ em đã từng bị ốm.
Các chỉ số về tiêm chủng cũng là một cách tốt để nghiên cứu nghèo trong lĩnh vực
y tế. Chúng coi việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế cho tất cả các trẻ (không kể
chúng đã từng bị ốm hay chưa); đồng thời được coi là một biện pháp phòng ngừa
nhằm tránh giảm sút sức khỏe. Cần lưu ý là ở đây đề cập đến tiêu chủng đầy đủ 8
mũi quy định đối với trẻ em Việt Nam. Chỉ khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ gồm
vaccine chống bệnh lao (01 mũi), vaccine tổng hợp phòng chống bệnh bạch cầu,
ho gà, uốn ván (03 mũi), vaccine chống bệnh bại liệt (03 mũi) và vaccine chống
bệnh sởi (01 mũi) thì mới được xem là được bảo vệ đúng cách.
1.2.3.3. Nhà ở
Ngôi nhà không những là nơi cư trú tránh các điều kiện khắc nghiệt của
thời tiết mà còn là nơi sống, ngủ và là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển
của trẻ. Trẻ em không nhà cửa hoặc nơi ở rõ ràng có thể được xem là dễ bị tổn
thương và nghèo. Đây cũng là vấn đề rất phù hợp với Việt Nam khi mà nhiều trẻ
em, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vẫn chưa được sống trong những ngôi nhà tử
tế. Trong lĩnh vực này, các chỉ số kết quả ở cấp độ gia đình chứ không phải cá
nhân trẻ vì trẻ em không sống trong nhà riêng mà thường là thành viên trong cơ
cấu hộ gia đình, sống cùng những người cung cấp nơi ở cho trẻ.
Chỉ số đầu tiên phản ánh tình trạng nhà ở của trẻ em đó là nhà có điện hay
không. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sử dụng điện thể hiện tỷ lệ trẻ sống
trong nhà không có điện. Có điện sẽ đảm bảo ngôi nhà được thắp sáng, có điện
cho tủ lạnh bảo quản thức ăn hay có thể dùng quạt vào mùa hè,… Đây là một hạ
tầng thiết yếu của ngôi nhà đảm bảo điều kiện sống thích hợp cho trẻ em.

Hai chỉ số còn lại liên quan đến điều kiện chi tiết của ngôi nhà là tình
trạng sàn nhà và mái nhà. Chỉ số về nhà ở do đó chỉ phản ánh số trẻ em không
sống trong nhà ở tử tế bao gồm biệt thự, nhà kiên cố và nhà bán kiên cố. Việc
chọn tiêu chí nhà mái tranh và nền đất để xác định các nhà không đủ tiêu chuẩn
được xem là phù hợp với Việt Nam. Những loại nhà này thường gắn liền với
nghèo và được xem là không thích hợp cho sự phát triển của trẻ và do đó được
sử dụng như là thành phần trong lĩnh vực nhà ở.
1.2.3.4. Dinh dưỡng


17

Vấn đề nghèo trẻ em trong lĩnh vực dinh dưỡng là tình trạng suy dinh
dưỡng ở trẻ em. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu dinh dưỡng mà hậu quả là do
việc ăn uống không đủ chất và thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn tái phát
kéo dài. Suy dinh dưỡng thường được xác định dựa vào cân nặng và chiều cao.
Nếu cân nặng thấp so với tuổi mà chiều cao vẫn bình thường thì gọi là suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân. Nếu cân nặng bình thường và chiều cao thấp so với lứa tuổi
thì gọi là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Cả cân nặng và chiều cao đều thấp so với
tuổi thì gọi là suy dinh dưỡng gầy mòn.
1.2.3.5. Nước sạch và vệ sinh
Nước uống an toàn và công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn là một khía cạnh
quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và do đó được đưa vào một lĩnh vực
riêng. Nước uống không an toàn và điều kiện vệ sinh kém có thể là nguyên nhân
hoặc tác nhân dẫn đến bệnh dịch và sự lan tràn virus gây bệnh.
Chỉ số đầu tiên trong lĩnh vực này là chỉ số về vệ sinh, nghiên cứu tỷ lệ trẻ
sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, được gọi là tỷ lệ nghèo trẻ
em theo tình trạng vệ sinh. Nói đến công trình vệ sinh là nói đến nhà xí hay nhà tiêu.
Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã nêu rõ nhà tiêu
hợp vệ sinh là phải “đảm bảo cho người sử dụng và các thành viên cộng đồng khác

khỏi nhiễm trùng từ chất thải ở nhà tiêu”. Một công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh có
thể là nhà tiêu có nước dội vào hệ thống thoát nước, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu cải tiến
có thông hơi, có nắp đậy và hố tiêu trộn phân. Do đó tiêu chí quan trọng nhất của
công trình vệ sinh là người sử dụng không bị dính bẩn với phân trong nhà tiêu và các
chất thải không bị vấy bẩn vào nguồn nước phục vụ cho các mục đích khác.
Nước uống an toàn là chỉ số thứ hai trong lĩnh vực này. Chỉ số tỷ lệ trẻ em
nghèo theo tình trạng nước uống đề cập đến tỷ lệ trẻ sống nhà không có nguồn
nước sạch. Đó là nguồn nước đã được xử lý, bao gồm nước theo đường ống dẫn
riêng, đường ống nước công cộng, nước giếng có bảo vệ, nước mưa và nước
đóng chai. Các nguồn nước không an toàn gồm có nước suối chưa được thanh
lọc, giếng đào nhỏ, bể nước, nước sông, suối, hồ, ao và các nguồn không thuộc
các nguồn nước an toàn đã được liệt kê ở trên.
1.2.3.6. Trẻ lao động sớm
Lĩnh vực lao động trẻ em được tách ra thành một lĩnh vực riêng vì tầm
quan trọng của nó đối với trẻ em Việt Nam. Lĩnh vực này được xem là một lĩnh
vực “tiêu cực” duy nhất trong danh sách phân tích vì lao động trẻ em không phải


18

là nhu cầu hay quyền cơ bản của trẻ nhỏ mà thực ra là một trở ngại. Vì vậy,
thuật ngữ được sử dụng ở đây không phải là tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng
lao động trẻ em mà chỉ đơn giản là nhắc đến tỷ lệ trẻ lao động sớm.
Trên thế giới có sự phân biệt rõ ràng giữa lao động trẻ em và trẻ em làm
việc. Trẻ em làm việc là phù hợp với độ tuổi và thể chất có nghĩa là giúp cha mẹ
việc nhà, giúp cha mẹ trong hoạt động kinh doanh buôn bán của gia đình hoặc
kiếm tiền tiêu vặt bằng cách làm thêm ngoài giờ học hoặc trong kỳ nghỉ. Các hoạt
động trên góp phần vào sự phát triển của trẻ em cũng như tình hình kinh tế của
gia đình, giúp cho trẻ có được một số kỹ năng và kinh nghiệm, đồng thời chuẩn bị
cho trẻ trở thành những thành viên có ích của xã hội khi trưởng thành. Ngược lại,

lao động trẻ em theo định nghĩa nêu trong CRC là một hình thức bóc lột kinh tế
đối với trẻ em. Lao động trẻ em bao gồm bất cứ loại hình công việc nào có tính
chất độc hại, hoặc gây cản trở việc học hành, hoặc có hại cho sức khỏe hay thể sự
phát triển thể chất, tâm lý, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. Lao động trẻ em
khiến trẻ bị tước đi tuổi thơ, tiềm năng cũng như nhân phẩm của các em. Việc xác
định những hình thức lao động nào thì được coi là “lao động trẻ em” còn phụ
thuộc vào độ tuổi, loại hình và cường độ lao động, điều kiện lao động và mục tiêu
của từng quốc gia. Câu trả lời chính xác phụ thuộc vào từng quốc gia cũng như
phụ thuộc vào từng ngành cụ thể. Nhưng nếu đã là lao động trẻ em thi không cần
thêm các chỉ số về số giờ làm việc của trẻ mỗi ngày với lý do quan trọng nhất là
trẻ em dưới 16 tuổi không được phép làm việc, chúng không nên bị bất cứ trở
ngại nào cho tập trung vào học tập hoặc phát triển bản thân.
1.2.3.7. Vui chơi giải trí
Mặc dù không thường xuyên được tính như là một lĩnh vực riêng biệt về
nghèo nhưng có thể coi vui chơi giải trí là một nhu cầu và là một quyền cơ bản
của trẻ em. Do đó, thành phần đầu tiên trong lĩnh vực này liên quan đến đồ chơi
của trẻ. Đồ chơi đóng vai trò quan trọng, kích thích sức sáng tạo của trẻ và là
một trong một số ít các vật dụng trong gia đình dành riêng cho trẻ em. Cần phân
biệt rõ giữa những vật được coi là đồ chơi và những đồ vật được sản xuất với
mục đích sử dụng là đồ chơi cho trẻ. Những vật dụng như đồ bếp, gậy, đá hoặc
các đồ bỏ đi không phải là đồ chơi thích hợp cho trẻ em. Tuy nhiên đồ chơi tự
làm hoặc được mua là tiêu chí rất phù hợp để đánh giá tình hình của một đứa trẻ
về phương diện giải trí. Trẻ không có đồ chơi tự làm hoặc mua ngoài cửa hàng
được thể hiện ở trong thành phần nghèo trẻ em về đồ chơi.


19

Thành phần thứ hai là xem xét liệu đứa trẻ có truyện thiếu nhi hoặc truyện
tranh hay không. Đọc sách là một hoạt động giải trí nhưng cũng là một hoạt

động quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ em nghèo về sách truyện cho
biết thông tin về trẻ không có truyện hoặc sách thiếu nhi. Cả hai thành phần này
đều áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống.
1.2.3.8. Thừa nhận và bảo trợ xã hội.
Thừa nhận và bảo trợ xã hội tức là thừa nhận đứa trẻ trong gia đình và
trong cơ cấu của cộng đồng, đảm bảo đứa trẻ nhận được sự quan tâm chăm sóc
của người nuôi dưỡng và sự tham gia cũng như tiếp cận với các hoạt động và
dịch vụ xã hội. Một số các quyền khác như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng
cũng được xếp vào lĩnh vực này.
Tình trạng được đăng ký khai sinh đối với trẻ dưới 5 tuổi được sử dụng để
cung cấp thông tin về mức độ khả năng tham gia và tiếp cận các hoạt động và dịch
vụ xã hội của trẻ em. Nếu trẻ em không đăng ký khai sinh thì sẽ không được tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe hay giáo dục. Điều này là trở ngại
lớn với việc thừa nhận xã hội và các hình thức bảo trợ xã hội. Vì vậy, tình trạng đăng
ký khai sinh là thành phần duy nhất được sử dụng khi xét đến lĩnh vực này.
1.2.4. Các thước đo nghèo đa chiều trẻ em tổng hợp
Trong Báo cáo “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? – Xây dựng và áp
dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em” do Tiến sỹ Chris de Neubourgh,
Tiến sỹ Franciska Gassman và Keetie Roelen biên soạn, hai thước đo nghèo đa
chiều trẻ em đã được đưa ra dựa trên hai tiêu chí:
- Thứ nhất là tính hai mặt trong mục đích của phương pháp tiếp cận nghèo
đa chiều trẻ em, đó là mục đích vận động chính sách (cần kết quả giản
lược, dễ hiểu) và mục đích làm đầu vào cho các chính sách (đòi hỏi thông
tin chi tiết, kỹ lưỡng hơn).
- Hai là, tính khả thi trong thực hiện
Hai thước đo nghèo đa chiều trẻ em là: Tỷ lệ nghèo (đa chiều) trẻ em
(Child Poverty Rate - CPR) và Chỉ số nghèo (đa chiều) trẻ em (Child Poverty
Index - CPI). Tỷ lệ nghèo trẻ em phản ánh số phần trăm trẻ em nghèo đa chiều.
Chỉ số nghèo trẻ em (CPI) là một chỉ số tổng hợp giúp theo dõi hiệu quả hoạt
động của các địa điểm thông qua xếp hạng các địa điểm ấy về CPI và qua đó có

cái nhìn về vấn đề nghèo đa chiều trẻ em một cách tổng quan.
1.2.4.1. Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR)


×