Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.65 KB, 18 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA
XÉT GIẢI “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
Tên đề tài:
Những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường đại học
KTQD
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kết quả học tập của sinh viên
Hiện nay, công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên bậc đại học, cao
đẳng còn nhiều bất cập mặc dù trong những năm gần đây công tác này đã nhận
được quan tâm của các nhà giáo dục. Bởi vậy, chúng ta cần có thời gian mới có thể
cải thiện sâu và rộng.
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng và cần thiết
trong quy trình đào tạo sinh viên đang học tập tại trường. Thông qua đánh giá, nhà
quản lý giáo dục, thầy cô giáo biết được họ đang làm tốt cái gì và cần thay đổi cái
gì để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn. Đồng thời thông qua đó, sinh viên cũng biết
được họ tiếp thu được cái gì và cái gì chưa tiếp thu được. Kết quả học tập giúp cho
sinh viên hiểu được họ đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ nào. Ngoài
ra kết quả này còn nói lên khả năng và chất lượng đào tạo của một trường, cũng
như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các công ty, xí nghiệp v.v…
2.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Muốn biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của một người học,
điểm học tập là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó. Điều đó
cho thấy điểm của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các điểm số cho thấy
kết quả cuối cùng không phản đúng được năng lực thực sự của người học sẽ là một
vấn đề nghiêm trọng đối với công tác giáo dục, đào tạo và việc sử dụng nhân lực


trong xã hội.
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Một trong những thuận lợi lớn của đánh giá kết quả học tập là sau khi được
thực hiện đánh giá một cách có hệ thống, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả
mọi người trong cơ sở đào tạo, từ sinh viên đến giáo viên và những nhả quản lý.



Đối với người học, đánh giá kết quả học tập sẽ:
giúp người học thấy rõ những gì là quan trọng trong môn học và

chương trình học; báo cho người học biết rằng họ sẽ được đánh giá một cách nhất
quán và cụ thể

cho phép người học đưa ra những quyết định đúng đắn hơn về chương
trình học dựa trên kết quả học tập của mình

Đối với giáo viên, tham gia vào đánh giá kết quả học tập sẽ:

giúp họ xác định rõ cái gì tốt và cái gì chưa tốt trong những môn học
hoặc chương trình phụ trách;

cung cấp bằng chứng hùng hồn chứng minh những nguồn lực cần thiết
để duy trì và cải tiến chương trình đào tạo;


cho phép họ nói chuyện của họ với những cá nhân ngoài lĩnh vực của
họ (nhà quản lý, nhà chính trị, nhà tuyển dụng, sinh viên,v.v…);

cung cấp sự tái đảm bảo rằng tất cả giáo viên đang dạy một môn học
đồng ý hướng đến một nội dung chính;

Đối với nhà quản lý giáo dục, thực hiện đánh giá kết quả học tập rộng
khắp trường sẽ minh chứng một sự hứa hẹn tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo
và dịch vụ của trường, bao gồm:

cung cấp dữ liệu giá trị ủng hộ cho yêu cầu kinh phí từ nhà nước hoặc
những mạnh thường quân;

minh chứng cho những lý giải cho những nguồn tài trợ;

cung cấp những dữ liệu giá trị cho hoạch định đào tạo và ra quyết
định;


cho phép họ thông báo đến cấp trên, doanh nghiệp địa phương và

những mạnh thường quân về tác động của trường lên người học và công động một
cách thuyết phục và khuất phục;

cuối cùng, đánh giá kết quả học tập có hệ thống là một yêu cầu của
kiểm định chất lượng.
Năm 2012



Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Như vậy, đánh giá kết quả học tập là vô cùng cần thiết và là một khâu không
thể thiếu trong quy trình đào tạo của một trường đại học. Tuy nhiên, học tập là cả
một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài. Trong quá trình đó, có rất nhiều nhân tố
chủ quan cũng như khách quan tác động trực tiếp và gián tiếp tới kết quả học tập
của SV. Nghiên cứu và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đó cũng chính là
việc tìm ra căn nguyên, gốc rễ của thực trạng học tập hiện nay của SV; giúp xác
định được sự tác động tác động tích cực hay tiêu cực của các nhân tố tới kết quả
học tập của SV; từ đó sẽ có những giải pháp thích hợp giúp SV khắc phục hay phát
huy những nhân tố đó nhằm đạt được kết quả học tập cao hơn.
3.

Mục tiêu của công trình nghiên cứu

Cuộc điều tra được tiến hành nhằm những mục đích sau đây:


Thứ nhất, đưa ra cái nhìn toàn cảnh và bao quát về kết quả học tập

hiện tại và thực trạng, thái độ trong học tập của SV hệ chính qui trường đại học
KTQD.


Thứ hai, nghiên cứu các nguyên nhân, lí do chủ quan và khách quan

dẫn đến kết quả học tập như vậy của SV, cũng chính là việc xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả đó. Từ đó, phân tích xem xác nhân tố đó có ảnh hưởng

không, ảnh hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của
mỗi nhân tố ra sao?

Thứ ba, từ việc phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố, đưa ra
các kiến nghị và giải pháp từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân
SV để cải thiện kết quả học tập của SV trường KTQD.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng một số phương pháp phân tích thống kê sau:
4.1.

Phương pháp bảng, đồ thị



Khái niệm, tác dụng của bảng thống kê

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có
hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện
tượng nghiên cứu. Các tài liệu trong bảng thống kê được sắp xếp theo 1 cách khoa
học, nên có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh, đối chiếu, phân tích theo các
phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng.



Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê trong đề tài.

Trong đề tài này,chúng em chủ yếu sử dụng loại bảng thống kê dưới dạng
kết hợp. Cụ thể là:các thông tin thu thập được từ cuộc điều tra đều được phân tích
dưới dạng kết hợp và phân chia theo khóa,theo giới tính, theo khối thi… Bằng cách
phân chia một cách tỉ mỉ và chi tiết như vậy nhờ phần mềm SPSS, chúng em dễ
dàng phân tích được các vấn đề có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập của SV KTQD trong đề tài.
4.2.

Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác
nhau.
Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích
thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
khác.
Phân tổ nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: phân chia các loại hình kinh tếxã hội của hiện tượng nghiên cứu; biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu;
biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.
4.3.

Phương pháp hồi quy tương quan

Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến là biến phụ thuộc
hay còn được gọi là biến giải thích vào một hay nhiều biến khác là biến độc lập
Năm 2012



Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

hay còn được gọi là biến giải thích. Với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán
giá trị trung bình thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập
5.
5.1.

Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra.
Đối tượng, đơn vị điều tra là SV hệ chính quy đang học tại trường đại

học KTQD. Với số lượng tuyển sinh mỗi năm trung bình 4000 SV, SV hệ chính
qui là nguồn đào tạo chính của trường. Việc đào tạo ra các thế hệ sinh viên chính
qui với chất lượng cao phục vụ cho xã hội luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu
của nhà trường, đặc biệt với một ngôi trường đầu ngành về kinh tế như trường đại
học KTQD.Bởi vây, việc nghiên cứu kết quả để phục vụ cho chính việc nâng cao
chất lượng học tập của SV hệ chính qui là một điều dễ hiểu.
5.2. Phạm vi: trường đại học KTQD
6. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được
6.1. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được
Bố cục của đề tài gồm có 2 phần:
Phần I: Những vấn đề chung và phương pháp nghiên cứu sự ảnh hưởng của
các nhân tố tới kết quả học tập của SV đại học KTQD.
1) Phương pháp đánh giá kết quả và thực trạng học tập của SV
a. Cách tính điểm.
 Điểm học phần
Bảng 1: Cơ cấu điểm thành phần
STT
1

2
3

Cơ cấu điểm thành phần
Điểm đánh giá của GV
Điểm kiểm tra học phần
Điểm thi kết thúc học phần

Tỉ lệ (%)
10%
20%
70%

Điểm HP = Điểm đánh giá của GV ×10%+Điểm KTHP×20%+Điểm thi HP×70%
Trong đó:

Điểm 10% (thường được gọi là điểm chuyên cần):
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Do GV đánh giá, thường dựa trên các tiêu chí như: mức độ đều đặn khi lên
lớp (số buổi đến lớp, số buổi vắng), thái độ trong giờ học (có tích cực xây dựng bài
hay không, tập trung nghe giảng hay làm việc riêng, ngủ gật, mất trật tự….).


Điểm 20%( thường được gọi là điểm kiểm tra giữa kì):


Do GV đánh giá. Mỗi GV cũng có một cách riêng để đánh giá, cho điểm
SV. Đó có thể là bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp, cũng có thể là một bài kiểm
tra theo cách truyền thống trên lớp, hay một tiểu luận….Bên cạnh đó, cũng không
ít thầy cô “cá tính” bằng cách miễn bài kiểm tra giữa kì cho SV (thường cho 9; 10)
nếu SV đó có một bài phát biểu được đánh giá cao, hay một cách làm mới đầy sáng
tạo…


Điểm thi kết thúc học phần:

Đây là bài thi bắt buộc đối với SV. SV phải tham gia kì thi cuối kì cùng với
những SV học cùng học phần trong kì đó. Hình thức thi có thể là thi viết(tự luận,
trắc nghiệm, kết hợp tự luận với trắc nghiệm); thi trên máy vi tính; thi vấn đáp; thi
kết hợp các hình thức trên.

Điểm trung bình chung học tập( Điểm TBCHT), điểm trung bình chung tích
lũy (điểm TBCTL).
N

=∑
i =1

ai ni

∑n

i

Trong đó:

: điểm TBCHT học kì hoặc điểm TBCTL
ai: điểm của học phần thứ i
ni : số tín chỉ học phần thứ i

N: tổng số học phần
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Điểm TBCHT được để lẻ 2 chữ số thập phân. Kết quả của các học phần
Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất không tính vào điểm TBCHT
b. Thực trạng học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
Giáo dục đại học mà tiêu biểu là SV với việc học hiện nay còn thụ động và mang
tính hình thức.
2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập.
a. Các nhân tố chủ quan
 Mức trợ cấp từ gia đình, người thân
 Vấn đề làm thêm






b.



Hoạt động ngoại khóa
Tham gia các CLB học thuật
Điều kiện sinh sống, nhà ở.
Thời gian dành cho việc vui chơi, giải trí
Việc tự học của SV
Ảnh hưởng của việc yêu đối với việc học.
Các nhân tố khách quan.
Phương pháp giảng dạy của GV

 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Phần II: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV hệ
chính qui trường đại học KTQD và kiến nghị, giải pháp.
1. Mô tả các kết quả phân tích


Điểm thi vào ĐH KTQD trung bình là 24.03. Điểm đầu vào của SV

nam lớn hơn so với SV nữ (24.34 và 23.81), của khối A cũng cao hơn khối D với
kết quả lần lượt là 24.3 và 23.6.

Điểm tích lũy trung bình của SV cả 4 khóa là trong khoảng từ 7.0 đến
dưới 8.0. Còn khi xét theo khóa, số SV của khóa 50 có nhóm điểm giỏi, từ 8.0 đến
dưới 9.0 nhiều hơn và nhóm điểm trung bình cũng thấp hơn của 3 khóa còn lại. Có
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51


nghĩa là, nếu số SV này ra trường thì số bằng khá, giỏi sẽ chiếm ưu thế, đây là kết
quả của chương trình đào tạo của nhà trường. Khi xét theo giới tính, các con số
cũng cho ta kết quả tương tự khi kết quả học tập của SV nữ cao hơn so với SV
nam. Kết quả này là xứng đáng cho sự chăm chỉ và cẩn thẩn của phần lớn SV. Bên
cạnh đó, tuy SV thi đại học khối D vào trường có điểm đầu vào thấp hơn khối A,
nhưng trong quá trình học tập lại có kết quả cao hơn; điều này chứng tỏ kết quả
học tập là hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố gắng cũng như ý thức của mỗi người.
Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của môn Tiếng Anh, một lợi thế của “dân
khối D” trong sự đóng góp và kết quả học tập của họ bởi lẽ số tín chỉ của môn học
này là khá lớn trong tổng số tín chỉ đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu này càng
khẳng định thêm sự cần thiết của việc cải thiện trình độ ngoại ngữ của SV không
chỉ để đóng góp vào thành tích học tập mà còn để phục vụ tốt hơn cho công việc
sau này khi tốt nghiệp ra trường.

Có sự học lệch đúng như dự đoán của nhóm SV thi đầu vào là khối A
và khối D trong sự phân bố điểm số của nhóm các môn học tự nhiên và xã hội.
Trong khi nhóm SV khối A trả lời “điểm thấp ở các môn xã hội, cao ở các môn tự
nhiên” thì nhóm SV thi khối D lại hoàn toàn đối lập “điểm cao ở các môn xã hội và
thấp ở các môn tự nhiên”.

Bên cạnh đó, theo kết quả kiểm định thì chỗ ở hiện tại không có mối
liên hệ tới kết quả học tập của SV, vì điểm tích lũy ở mỗi nhóm SV phân theo nơi
ở đều phổ biến từ 7.0 đến dưới 8.0.

Khi tìm hiểu về trợ cấp mà SV nhận được từ phía gia đình thì mức trợ
cấp của đa số SV là từ 1.5 đến dưới 2.5 triệu đồng. Mức trợ cấp ở mức cao (trên
2.5 triệu đồng) chiếm tỉ lệ rất nhỏ và tỉ lệ SV nam có mức trợ cấp này cao hơn SV
nữ. Một nguồn không kém phần quan trọng khác đóng góp vào thu nhập của SV là
thu nhập từ công việc làm thêm. Tại thời điểm điều tra, chỉ 30% SV trường Đại

học KTQD hiện đang đi làm thêm, đây là một tỉ lệ còn khiêm tốn, đặc biệt là đối
với một trường chuyên ngành về kinh tế, đòi hỏi ở SV sự năng động như trường ta.
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Tỉ lệ SV đi làm thêm khi xét theo khóa cũng tăng dần từ khóa 53 đến khóa 50, vì
SV của các khóa trên đã quen với môi trường ngoài xã hội và cũng đã có sự ý thức
rõ ràng hơn về việc cần phải tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.

Yếu tố quyết định rất lớn đến kết quả học tập của SV đó là ý thức tự
học. Thời gian tự học hàng ngày của SV điều tra được phổ biến là từ 1 giờ đến
dưới 2 giờ. Điều này cho thấy tính chủ động và tinh thần tự học của SV còn chưa
tốt. Đặc biệt khi xét khoảng thời gian tự học từ 4 giờ đến dưới 6 giờ thì tỉ lệ này
gần như giảm dần theo các khóa từ khóa 53 đến khóa 50. Tức là, càng ở những
năm sau của quá trình học đại học thì mức độ chăm chỉ trong việc tự học hàng
ngày của SV lại càng giảm đi. Hơn nữa, SV hầu như vẫn chưa có cách học tập
khoa học, vì có tới 86% số SV “để dành” đến khi thi mới bắt đầu học, còn tỉ lệ SV
đã ý thức được tầm quan trọng của việc phải học thường xuyên, học liên tục chỉ là
một con số rất nhỏ 14%. Một chỉ tiêu khác cũng nhằm đánh giá ý thức tự học của
SV là tần suất lên thư viện. Kết quả điều tra về tiêu chí này cho thấy, phần lớn SV
hiếm khi hoặc chưa bao giờ lên thư viện trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng
đường của mình. Thực tế này cho thấy việc tham khảo tài liệu của SV còn rất ít,
dường như đối với SV, một cuốn giáo trình là đã “quá đủ” cho một môn học.

Việc tham gia vào các CLB học thuật như CLB Ngoại ngữ, các khóa
học tại Học viện doanh nhân, các CLB nhằm đào tạo các nhà kinh tế trẻ… cũng

giúp bổ trợ rất nhiều kiến thức cho SV. Khóa 50 là khóa SV có thời gian tham gia
các CLB học thuật dưới 2 giờ thấp nhất trong 4 khóa, vì đây là lớp SV sắp ra
trường nên đã tự ý thức được việc phải trau dồi các kĩ năng như ngoại ngữ, tin học,
giao tiếp để có thể có một công việc tốt. Cũng vì phân bổ thời gian cho các công
việc đó nên thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa của khóa này cũng thấp
hơn các khóa khác, đặc biệt là khóa 53 vì đây là khóa SV mới vào trường.

Đa số SV trường đại học KTQD hiện tại đang ở cách trường trong bán
kính dưới 4km, vì rất nhiều thuận lợi của việc ở gần trường mang lại. Bên cạnh
việc học tập thì đời sống tinh thần là không thể thiếu được, trong đó việc có người
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

yêu giúp đời sống tinh thần của SV thêm phong phú. Khi nhắc đến tác động của
việc yêu đến kết quả học tập, phần lớn SV đánh giá cao vai trò tích cực mà tình
yêu đem lại, đó là giúp tạo động lực để phấn đấu học tập tốt hơn. Chiếm tỉ lệ lớn
chỉ đúng sau ý kiến trên là những quan điểm đồng tình với sự tiêu cực mà tình yêu
thời SV mang lại, đó là việc liên lạc như nhắn tin, gọi điện cho người yêu “ngốn”
mất rất nhiều thời gian và khiến các bạn mất tập trung vào bài học. Bên cạnh đó,
còn rất nhiều ý kiến khác cho rằng việc yêu đem lại cả những tác động tích cực lẫn
tiêu cực.


Phần lớn SV đánh giá cao vai trò của phương pháp giảng dạy của

giảng viên trong việc tạo nên kết quả học tập của mình. Và phương pháp giảng dạy

được số đông SV yêu thích là SV phải tự học, tự nghiên cứu, còn giảng viên chỉ
đóng vai trò hướng dẫn thêm. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy bằng giáo án
điện tử cũng được đông đảo SV hoan nghênh. Chứng tỏ rằng, SV trường Đại học
KTQD đã nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của việc cần phát huy tính chủ
động của SV cũng như vai trò của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào việc dạy
và học.


“Học thầy không tày học bạn”, sự ganh đua cùng bạn bè trong học tập

cũng là một động lực để học tập tốt hơn của đa số SV. Tuy nhiên, chúng ta cũng
không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của cạnh tranh vì đã có rất nhiều SV
cho rằng cạnh tranh gây áp lực nặng nề, thậm chí còn làm thoái chí SV và còn có
rất nhiều hệ quả không tốt do cạnh tranh mang lại như không trung thực trong thi
cử, đi thầy…
 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của SV
Từ thực trạng kết quả học tập của SV trường KTQD, nhóm điều tra đã đề ra một số
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của SV. Mỗi SV trả lời phiếu điều
tra sẽ sắp xếp mức độ quan trọng của các biện pháp từ 1 đến 6 theo mức độ hiệu
quả giảm dần của các biện pháp theo ý kiến chủ quan của riêng mình
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Bảng 2: Điểm đánh giá trung bình của các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của SV
STT biện pháp

Tên biện pháp
theo mức độ
hiệu quả giảm
dần
1
Học bổng có nhiều mức theo kết quả
từng học kì
2
Nghiêm túc thực hiện qui chế thi
3
Kiểm tra bài thường xuyên
4
Cho nhiều chuyên đề nghiên cứu và bài
tập lớn
5
Điểm danh thường xuyên trên lớp
6
Nộp lệ phí cao khi phải học lại

Điểm đánh giá
TB
2.83
2.84
2.94
3.23
3.79
5.10

 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
của SV

Bảng 3: Điểm đánh giá trung bình của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
học tập của SV
STT nhân tố theo mức độ
quan trọng giảm dần

Tên nhân tố

1

Thời gian tự học hàng ngày

2.37

2

Phương pháp học tập của SV

2.87

3

Thời gian tham gia các CLB học thuật

4.89

4

Thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa

4.96


5

Thời gian vui chơi, giải trí trong ngày

5.09

6

Trợ cấp hàng tháng của SV

5.25

7

Thời gian làm thêm

5.66

8

Có người yêu

6.69

9

Giới tính

6.93


2. Tính chính xác và tin cậy của kết quả
Năm 2012

Điểm đánh
giá TB


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Chúng tôi dùng kiểm định Chi Square để kiểm định mối liên hệ giữa các
biến độc lập đó với kết quả học tập của SV.
Cặp giả thuyết của các kiểm định này là:
H0: hai vấn đề độc lập nhau
H1: hai vấn đề phụ thuộc nhau
Nếu tiêu chuẩn kiểm định < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ và ngược lại
Theo kết quả của kiểm định Chi bình phương, các nhân tố có ảnh hưởng tới kết
quả học tập của SV là:







Giới tính
Trợ cấp hàng tháng
Thời gian tự học hàng ngày

Mức độ lên thư viện
Trang thiết bị giảng dạy
Cạnh tranh trong học tập

3. Ý nghĩa của các kết quả
Trong mô hình hồi qui không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến cũng như tự
tương quan nên có tính tin cậy cao.
Trên cơ sở đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của
SV thông qua kiểm định Chi bình phương, ta tiến hành xây dựng mô hình hồi qui
tuyến tính bội. Trước tiên, ta kiểm tra điều kiện của các biến có mỗi liên hệ tới kết
quả học tập đã được kiểm định ở trên:
Bảng 4: Xác định các biến độc lập của mô hình
Tên biến
Giới tính
Trợ cấp hàng tháng
Thời gian tự học hàng ngày
Mức độ lên thư viện
Trang thiết bị giảng dạy
Cạnh tranh trong học tập

sig
0.000
0.823
0.000
0.124
0.246
0.020

So với 0.05
<

>
<
>
>
<

Chấp nhận/ Loại bỏ
Chấp nhận
Loại bỏ
Chấp nhận
Loại bỏ
Loại bỏ
Chấp nhận

Dựa vào kết quả trên, ta xác định được các biến độc lập để xây dựng mô hình
hồi qui với
- Biến phụ thuộc: Điểm tích lũy trung bình của SV
- Biến độc lập:
Giới tính
Thời gian tự học học hàng ngày
Cạnh tranh trong học tập
Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

Mô hình hồi qui có dạng:
Trong đó:

x1: Giới tính
x2: Thời gian học hàng ngày
x3: Cạnh tranh trong học tập
 Ý nghĩa của các hệ số hồi qui trong mô hình
o β1 = 0,316: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, giới tính của
SV và kết quả học tập có mối liên hệ thuận
SV nữ có điểm tích lũy học tập trung bình cao hơn SV nam là 0.316 đơn vị. Điều
này đã được lí giải bởi sự chăm chỉ của SV nữ so với SV nam cũng như sự hiếu
động nên dễ bị cám dỗ bởi các trò giải trí mất nhiều thời gian của SV nam.
o β2 = 0,200: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thời gian tự
học hàng ngày và kết quả học tập có mối liên hệ thuận
Nếu thời gian tự học mỗi ngày tăng thêm 2 giờ thì điểm tích lũy sẽ tăng 0.200
điểm. Kiểm định này đã khẳng định chắc chắn hơn tầm quan trọng của việc tự học
trong việc tạo nên kết quả học tập cho SV.
o β3 = -0,116: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi cạnh tranh
trong học tập mỗi tuần và kết quả học tập có mối liên hệ nghịch
Nếu sự cạnh tranh trong môi trường giảng đường Đại học càng gay gắt thì thành
tích học tập lại giảm 0.116 đơn vị. Chứng tỏ rằng, sự cạnh tranh trong học tập đã
đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực. Như đã phân tích ở trên, chính vì
lúc nào trong đầu cũng phường trực ý nghĩ phải cố gằng thế nào, phải làm gì để
bằng bạn bằng bè nên không ít SV cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng cực độ, thậm
chí là buông xuôi “muốn đến đâu thì đến” dẫn đến kết quả học tập đi ngược lại với
mong muốn. Khi đó, chính cạnh tranh lại là một áp lực vô hình đối với SV.
4.
Một số ý kiến đề xuất
4.1. Đối với sinh viên

Tự tìm ra những nguyên nhân tại sao mình chưa học đều giữa các
nhóm môn học tự nhiên xã hội để từ đó có những biện pháp để khác phục tình
trạng trên.





Không để việc đi làm thêm ảnh hưởng tới kết quả học tập
Cần đảm bảo việc tự học mỗi ngày một cách thường xuyên, đều đặn
Cần phải tỉnh táo và biết làm chủ tình cảm cũng như tương lai của

chính mình để tình yêu trong sáng thời SV mang đến những lợi ích, những tác
động tích cực
4.2.

Về phía nhà trường

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

4.2.1. Đối với giảng viên:

Giảng viên cần sử dụng nhiều hơn cách giảng dạy bằng giáo án điện
tử, cần tạo điều kiện cho SV được phát huy tính chủ động cũng như sự sáng tạo
của mình

Giảng viên cũng cần có thái độ nghiêm khắc để có thể đánh giá được
SV


Tổ chức các buổi đi tham quan hay đi thực tế tại các doanh nghiệp,
các cơ sở sản xuất...nhằm nâng cao tầm hiểu biết cho SV cũng như củng cố thêm
các bài học.
4.2.2. Đối với ban giám hiệu nhà trường:

Trang bị những thiết bị cơ bản nhất cho việc dạy và học của giảng
viên và sinh viên như: micro,máy chiếu…

Hoàn thiện thêm các thiết bị khác như máy tính,sách tham khảo, băng
đĩa…tại thư viện bằng cách xin nguồn tài trợ hoặc nhờ vào nguồn đóng góp thêm
của SV.

Thứ ba,cần thường xuyên đổi mới,chỉnh sửa thiết bị đảm bảo trong
khi học tập không bị hỏng hóc.
4.3. Về phía gia đình
 Các bậc phụ huynh cần có những biện pháp cụ thể để có thể nắm được tình
hình học tập và sinh sống của SV, từ đó có thể định hướng tốt cho lối sống
sinh viên.
 Cần thiết có sự liên hệ giữa gia đình sinh viên với trường đại học

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình điều tra xã hội học - PGS.TS Trần Thị Kim Thu – NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.

2. Giáo trình lý thuyết thống kê - PGS.TS Trần Ngọc Phác, PGS. TS Trần Thị Kim Thu NXB Thống kê, Hà Nội 2006.
3. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc NXB Hồng Đức năm 2008.
4. Phần mềm SPSS 11.5

Năm 2012


Đề tài nghiên cứu khoa học

TKKD 51

MỤC LỤC

Năm 2012



×