Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Bien phap quan ly, chi dao giup giam HS yeu mon toan va tieng viet o tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.22 KB, 19 trang )

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay là hai vấn đề được ngành giáo dục,
và toàn xã hội quan tâm đặc biệt.
Riêng đối với các trường tiểu học thì để nâng cao chất lượng học tập của học
sinh thì vấn đề xoá yếu, kém mà trọng tâm là ở hai môn học Toán và Tiếng Việt là
một trong những nội dung được các trường chú trọng đặc biệt. Thực tế ở các trường
tiểu học không ít thì nhiều trường nào cũng có học sinh yếu ở hai môn học này.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tại trường tiểu học Tam Lập cũng như một
số trường tiểu học khác trong địa bàn khi thực hiện việc khắc phục tình trạng học
sinh yếu thì còn không ít trường còn gặp khó khăn vướng mắc trong công tác quản
lý, chỉ đạo nội dung này. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên không phải đồng chí nào
cũng có khả năng đề ra được các biện pháp cụ thể tối ưu để khắc phục tình trạng
học sinh yếu của lớp mình.
Chính từ những yêu cầu thực tế và cấp bách trên nên tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài về công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn nhằm khắc phục tình trạng học
sinh yếu hai môn Toán và Tiếng Việt .
III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1/ Thuận lợi
Trong công tác quản lý, chỉ đạo trong việc khắc phục tình trạng học sinh yếu
của Trường tiểu học Tam Lập thì gặp những điều kiện thuận lợi như :
- Luôn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời Phòng giáo dục và
đào tạo trực tiếp là sự sâu xát của cán bộ chuyên môn phòng; sự quan tâm
của chính quyền địa phương; sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong
trường; của đa số phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tuỵ với nghề và đặc biệt là sự nhiệt tình, sự
nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ giáo viên, các tổ trưởng chuyên
môn của nhà trường.

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 1




- Đa số các em học sinh yếu đều có sự cố gắng vươn lên, có sự nỗ lực trong
việc học tập, trong việc tiếp thu bài giảng của cô trên lớp, tiếp thu bài trong
khi cô phụ đạo.
2/ Khó khăn
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, số lượng giáo
viên thật sự giỏi về chuyên môn chưa nhiều.
- Vị trí địa lý của nhà trường không thuận lợi. Nhà trường có tới sáu điểm
trường, khoảng cách giữa các điểm trường khá xa nhau nên khó khăn trong
việc đi lại cũng như trong công tác quản lý, chỉ đạo.
- Đa số học sinh của nhà trường là con em nông dân, con em gia đình làm
thuê, làm mướn do vậy cha mẹ ít có điều kiện quan tâm chăm lo đến việc học
tập của các em.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của nhà
trường còn chưa được đầy đủ.
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để khắc phục tình trạng học sinh yếu môn Toán và môn Tiếng Việt thì có rất
nhiều các biện pháp khác nhau. Theo tôi để thực hiện tốt công việc này thì người
quản lý cần phải thực hiện triệt để một số biện pháp sau :
1/ Tìm hiểu học sinh yếu.
Đây là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó cho người quản lý có cái
nhìn tòan diện về chất lượng học sinh trường mình. Từ việc nắm bắt này người
quản lý mới có thể xây dựng được kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh yếu cho
từng giai đoạn và cho cả năm học một cách chính xác, hiệu quả đúng theo tình hình
thực tế của trường mình.
Biện pháp thực hiện :
- Tìm hiểu học sinh yếu môn Toán và Tiếng Việt thông qua việc khảo sát chất
lượng đầu năm học ( danh sách học sinh yếu ở Phụ lục 1). Cụ thể:


Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 2


Tổng số học sinh của trường đầu năm học 2007 – 2008 là : 287 học sinh, Tổng
số học sinh yếu là 78 em ( tỷ lệ 27.2 %) trong đó :
Học sinh yếu môn Toán : 27 em
Học sinh yếu môn Tiếng Việt : 19 em
Học sinh yếu cả hai môn Toán và Tiếng Việt : 32 em
- Tìm hiểu các đối tượng học sinh yếu thông qua các tổ khối, các giáo viên chủ
nhiệm.
Qua việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế thì nguyên nhân học sinh yếu chủ
yếu là do:
+ Học sinh bị hổng kiến thức cơ bản tích tụ từ những năm học trước.
+ Học sinh quên kiến thức sau kỳ nghỉ hè.
+ Học sinh không hứng thú trong học tập.
+ Phụ huynh học sinh thiếu quan tâm, các em học yếu nhưng ở nhà không có
ai có khả năng chỉ bảo thêm cho các em.
+ Một số em tiếp thu chậm.
Ngoài ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của một số giáo viên để
phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp chưa thật sự hiệu quả do vậy dẫn đến
tình trạng một số em học sinh không nắm được kiến thức cơ bản mà cô truyền thụ.
Tóm lại : Từ việc nắm bắt chính xác thực tế đặt ra cho người quản lý một
nhiệm vụ cấp bách đó là phải lập cụ thể kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và chú
trọng thực hiện triệt để nội dung này, coi đây là một trong những vấn đề trọng tâm
để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh.
2/ Chỉ đạo, triển khai cụ thể các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu
trong sinh hoạt chuyên môn.
Trên cơ sở thực tế và những ý kiến đóng góp của các giáo viên, của các tổ khối

trưởng thì những biện pháp cụ thể để chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung trên là :

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 3


- Nắm bắt cụ thể, chính xác từng đối tượng học sinh yếu của lớp mình. Xác
định cụ thể từng đối tượng học sinh xem các em bị hổng những nội dung
kiến thức nào?
- Chú trọng việc phụ đạo học sinh yếu ngay trên giờ học chính khoá.
- Khuyến khích giáo viên thực hiện khoán chương trình, đảm bảo khi các em
nắm được kiến thức cơ bản mới chuyển qua nội dung kiến thức khác.
- Đối với những lớp, những khối có số học sinh yếu nhiều thì tổ chức phụ đạo
trái buổi.
-

Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học.

- Hệ thống câu hỏi cần được chia nhỏ để học sinh dễ tiếp thu.
- Chú trọng việc luyện tập thực hành ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt ưu tiên
tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được luyện tập, thực hành nhiều hơn.
- Đề ra các phương pháp học tập thích hợp cho học sinh.
- Coi trọng việc kiểm tra đánh giá thường xuyên, đặc biệt quan tâm đến sự tiến
bộ của các em học sinh yếu để tuyên dương hoặc nhắc nhở kịp thời các em.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phụ huynh quan tâm đến việc
học tập của các em, đặc biệt là việc học ở nhà.
- Chỉ đạo Đội thiếu niên tăng cường tổ chức nhiều phong trào thi đua trong
học tập như ‘ Phong trào hoa điểm 10”, “ Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn
học tập” …tăng cường việc tuyên dương những gương điển hình về học tập,

nhắc nhở, động viên, khuyến khích những em học yếu cố gắng vươn lên
trong học tập.
3/ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nắm bắt chính xác các đối tượng học sinh yếu
ngay từ đầu năm học.
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy các em, là người trực tiếp thực hiện kế
hoạch đề ra. Chính vì vậy giáo viên có nắm bắt chắc chắn, chính xác từng đối
tượng học sinh yếu thì mới có biện pháp phụ đạo phù hợp với từng em. Hiệu quả

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 4


phụ đạo đạt cao hay thấp một phần không nhỏ là nhờ vào sự nắm bắt chính xác các
đối tượng học sinh yếu .
3.1/ Thực hiện bàn giao chất lượng học sinh đầu năm học.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng giữa giáo viên chủ
nhiệm cũ và giáo viên chủ nhiệm mới.
- Việc trao đổi thông tin giữa giáo viên cũ và giáo viên mới với nhau sẽ cho
người giáo viên mới nhận lớp có cái nhìn sơ lược về chất lượng học sinh năm
trước.
- Việc bàn giao này giúp người giáo viên chủ nhiệm mới nắm bắt cụ thể từng
em học sinh giỏi , khá, trung bình, yếu; nắm bắt cụ thể các em yếu ở môn
nào; các em đạt mức trung bình nhưng có nguy cơ không đạt mức trung bình
khi lên lớp trên; các em học sinh lưu ban.
- Việc bàn giao chất lượng đầu năm học cũng là cơ sở ràng buộc người giáo
viên giảng dạy và nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc kiểm tra, đánh giá,
xếp loại học sinh; là cơ sở để giáo viên năm cũ chịu trách nhiệm về việc cho
lên lớp của mình. Tránh hiện tượng cho các em học sinh không đạt yêu cầu
lên lớp.

3.2/ Khảo sát chất lượng đầu năm học, nắm bắt qua thực tế.
• Khảo sát chất lượng đầu năm học :
- Triển khai cụ thể văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo về việc tổ
chức khảo sát chất lượng đầu năm học. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc
coi thi để xác định chính xác số học sinh yếu
- Các giáo viên chủ nhiệm nắm danh sách cụ thể học sinh yếu của lớp mình, tổ
khối lập danh sách học sinh yếu từng môn của tổ.
- Thông qua bài kiểm tra xác định cụ thể các đối tượng học sinh yếu : Yếu
môn nào? nội dung nào yếu ?
• Thông qua thực tế :

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 5


- Theo dõi việc học ở lớp của các em thông qua các hình thức như kiểm tra
miệng, quan sát học tập hoặc các hoạt động, các bài kiểm tra viết, tập vở của
các em …
- Giáo viên gần gũi trao đổi với các em để nắm bắt cụ thể về cá tính, năng lực,
sở thích … của từng em.
- Liên hệ gặp gỡ với gia đình học sinh để nắm thêm về điều kiện, hoàn cảnh
gia đình, sự quan tâm của gia đình và nề nếp học tập tại nhà của các em.
3.3/ Lập sổ tay theo dõi.
Mỗi giáo viên đều phải có một cuốn sổ tay ghi nhận, theo dõi các đối tượng
học sinh yếu.
Ví dụ : Sổ tay theo dõi học sinh yếu đầu năm của lớp 2A1 như sau :
Stt

Họ và tên học sinh


Hoàn cảnh

1

Nguyễn Văn Bảo

Nông dân

2

Nguyễn Văn Quý

Nông dân
Nông dân,

3

Huỳnh Trinh Nguyên

cha mẹ bỏ
nhau

4
5

Trần Minh Thoại
Hồ Thị Trang

Các nội dung cần chú ý


gia đình

Nông dân ,
nhà nghèo
Nông dân

Tính toán chậm, sai; đọc - viết rất
yếu.
Tính toán chậm; đọc - viết yếu;
nhút nhát, hay khóc, lười học.
Tính toán chậm, lười học, nề nếp
học tập chưa tốt.
Tính toán chậm, sai; đọc - viết rất
yếu; nề nếp học tập chưa tốt; ham
chơi.
Tính toán chậm.

- Trong từng giai đoạn cụ thể, dựa vào quá trình học tập của các em thì giáo
viên chủ nhiệm sẽ tiếp tục theo dõi và ghi nhận cụ thể vào sổ tay những nội
dung cần chú ý để tập trung rèn cho các em.

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 6


4/ Chỉ đạo đổi mới việc soạn giảng cũng như việc tổ chức lớp đảm bảo phù
hợp với các đối tượng học sinh.
4.1/ Đổi mới việc soạn giảng phù hợp với các đối tượng học sinh.

Các em học sinh học yếu thì năng lực tiếp thu bài của các em thường rất chậm
vì vậy chỉ đạo giáo viên cần phải nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp với thực tế lớp của mình đảm tất cả các đối tượng học sinh đều được
tham gia vào việc học tập và tiếp thu được kiến thức cơ bản. Cụ thể như :
- Trong bài giảng của mình giáo viên phải đề ra được hệ thống câu hỏi thích
hợp như có những câu hỏi ở mức độ dễ dành cho các em học sinh yếu; mức
độ vừa dành cho những em trung bình, khá; những câu hỏi khó dành cho
những em học sinh giỏi.
Ví dụ:
Trong bài Tập đọc “Ở Vương quốc tương lai” Tiếng Việt 4, tập 1.
Câu hỏi 1 : “ Tin – tin và Mi – tin đến đâu và gặp những ai? Vì sao nơi đó
có tên là Vương quốc tương lai?”.
Câu hỏi 2 : “ Các bạn ở Công xưởng xanh sáng chế ra những gì? Các phát
minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người?”
Thay vì hỏi một câu dài thì giáo viên cần tách mỗi câu hỏi ra làm 02 câu hỏi
nhỏ: Tin – tin và Mi – tin đến đâu và gặp những ai? (Đây là câu hỏi dễ nên dành
cho học sinh trung bình, yếu trả lời.) Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc tương
lai?”. (Đây là câu hỏi có mức độ khó hơn, đòi hỏi học sinh phải suy luận. Câu hỏi
này những em trung bình yếu ít em có thể trả lời được vì vậy giáo viên phải dự kiến
nếu các em gặp khó khăn thì gọi các em học sinh khá giỏi trả lời.). Các bạn ở Công
xuởng xanh sáng chế ra những gì? (Dành cho học sinh trung bình, yếu trả lời). Các
phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? ( Dự kiến học sinh khá giỏi
trả lời.).
- Xây dựng kế hoạch dạy học sao cho tất cả các đối tượng học sinh đều được
làm việc.
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 7



Ví dụ : Giả sử giáo viên muốn bắt học sinh tìm những điều đã cho và những
điều phải tìm trong một bài toán nào đó.
+ Thay vì giáo viên hỏi cả lớp “ Em hãy cho biết trong bài toán này đâu là
cái đã cho, đâu là cái phải tìm? Ai biết giơ tay?” thế thì không có gì bảo đảm là cả
lớp đều suy nghĩ để xác định đâu là cái đã cho? Đâu là cái phải tìm? Bởi vì thường
thường chỉ có bốn năm em; thậm chí, một hai em xin giơ tay trả lời mà chủ yếu là
các em học sinh khá giỏi; Còn các em học sinh khác nhất là học sinh trung bình,
yếu thì hầu như ngồi không. Do đó ta chỉ có thể khẳng định chắc chắn là trong lớp
chỉ có một số ít em suy nghĩ. Nhưng trên thực tế chỉ có một em được giáo viên chỉ
định lên trả lời, do đó chỉ có một em thực sự làm việc.
+ Để khắc phục điều này giáo viên tổ chức như sau :
Giáo viên ra lệnh : Giơ bút chì! ( cả lớp giơ bút chì).
Gạch dưới những điều đã cho, những điều phải tìm trong bài toán! ( cả lớp
đều phải chú ý đọc đề toán trong SGK để thực hiện yêu cầu của cô). Trong lúc này
giáo viên đi xuống cạnh các học sinh để đôn đốc các em làm việc, giúp đỡ các em
học sinh yếu, kém làm việc. Giáo viên có thể đưa mắt nhìn bao quát cả lớp, hễ thấy
học sinh nào không cầm bút gạch một cái gì đó thì nhắc nhở các em làm việc. Nhờ
cách làm này giáo viên sẽ kiểm soát được hoạt động học tập của cả lớp, tạo điều
kiện cho mọi đối tượng học sinh của lớp được hoạt động.
Tóm lại : Trong việc soạn giảng phải chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ nội
dung từng bài học, từng môn học, từng đối tượng học sinh cụ thể của lớp mình để
đề ra phương pháp dạy tối ưu nhằm tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh đều
tham gia vào việc học tập, đặc biệt là tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được
làm việc.
4.2/ Tổ chức lớp phù hợp.
- Bố trí các em học sinh yếu ngồi tại những vị trí giáo viên dễ kiểm tra, theo
dõi, chỉ dẫn trong từng tiết học. Cụ thể như ngồi bàn đầu, ngồi ở các đầu
bàn.
Tích luỹ kinh nghiệm


Trang 8


- Sắp xếp các em học sinh khá giỏi ngồi cạnh những em học sinh yếu để tạo
thành “ Đôi bạn học tập” học sinh giỏi sẽ cùng với cô giúp đỡ những bạn học
yếu hơn.
5/ Quản lý, chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu theo từng đối tượng.
5.1/ Đối với những học sinh đọc viết kém, tính toán chậm, tính toán sai.
Đọc thông, viết thạo, tính toán nhanh là điều kiện cần thiết giúp cho học sinh
tiểu học học tốt tất cả các môn học. Ngược lại nếu đọc viết kém, tính toán chậm và
tính toán sai là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn học sinh đến học yếu. Vì
vậy khắc phục được điểm yếu này sẽ góp một phần vô cùng quan trọng vào việc
xoá học sinh yếu. Cụ thể :
- Chỉ đạo khối trưởng lập kế hoạch phụ đạo, tổ chức thực hiện và đánh giá
việc thực hiện kế hoạch thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của
trường.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm từng lớp lập kế hoạch phụ đạo cụ thể cho từng
đối tượng học sinh.
5.1.1/ Kế hoạch phụ đạo đối với đối tượng đọc, viết kém.
- Theo dõi uốn nắn kịp thời khi các em đọc bài, viết bài tại lớp.
- Khắc phục kịp thời các lỗi các em thường gặp phải khi viết chính tả như : sai
phụ âm đầu, vần, thanh …
- Tạo điều kiện để các em được đọc nhiều trên lớp.
- Giao thêm bài cho học sinh ở nhà.
-

Đối với những em học sinh không biết đọc, không nhận được mặt chữ,
không biết ráp vần; không biết viết vần, viết chữ thì tổ chức phụ đạo trái
buổi để dạy lại các kiến thức này cho các em.


5.1.2/ Kế hoạch phụ đạo đối với các em tính toán chậm, tính toán sai.
• Tính toán chậm:
Việc các em học sinh tiểu học tính toán chậm thì một nguyên nhân cơ bản là
các em nắm chưa chắc bảng cộng, bảng trừ hoặc bảng nhân, bảng chia. Đây là
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 9


một nội dung quan trọng học sinh phải học thuộc. Khi hỏi các em phải trả lời
được ngay, không phải ngẫm nghĩ gì cả mới đạt yêu cầu. Đó là :
+ Các bảng cộng trong phạm vi 10.
+ Các bảng cộng, trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
+ Các bảng nhân, chia trong phạm vi 100.
Vì vậy tuỳ theo từng khối lớp giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức cho các em
học thuộc các bảng.
Một số biện pháp thực hiện :
- Cho học sinh tập đếm thêm :
Ví dụ 1:
Muốn cho học sinh học thuộc bảng “ 9 cộng với một số” ở lớp 1 ta hướng
dẫn các em lần lượt thêm 1vào số hạng thứ hai và tổng để có :
9+2

=

+1
9+ 3

+1
=


+1
9+4 =
+1

11
12
+1
13
+1

v.v.
Ví dụ 2:
Muốn cho học sinh học thuộc bảng nhân có thừa số 3 ở lớp hai. Ta có thể
cho học sinh đếm thêm 3 từ 3 đến 30 : 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24 ,27, 30. Các kết
quả đếm thêm này chính là tích số phải nhớ trong bảng nhân. Khi đếm thêm có thể
kết hợp bật ngón tay. Chẳng hạn : đếm 3 ( bật 1 ngón tay), đếm 6 ( bật thêm 1 ngón
tay nữa), đếm 9 ( lại bật thêm một ngón tay nữa) …. Sau khi đã đếm thêm 3 thành
thạo, học sinh chỉ việc ghép cụm từ “ 1 lần 3, 2 lần 3, ba lần 3, ….” với các kết quả
đếm thêm 3 là được bảng nhân có thừa số 3.
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 10


Đối với bảng chia thì các kết quả đếm thêm 3 chính là các số bị chia.
- Cho học sinh yếu đọc nhiều lần : Đọc xuôi : ( từ đầu bảng đến cuối bảng, từ
trái sang phải), đọc ngược ( từ cuối bảng lên đầu bảng, từ phải sang trái).
- Đọc kết hợp với che, xoá các phép tính trong bảng.
- Yêu cầu các em viết đi viết lại nhiều lần ( kết hợp với miệng đọc thầm) các

phép tính cần nhớ.
- Học sinh thường xuyên truy bài và giáo viên thường xuyên kiểm tra về việc
đọc thuộc các bảng tính.
• Tính toán sai :
Việc các em học sinh tính toán sai nguyên nhân chính là do các em bị rỗng
kiến thức mà cụ thể là quên kĩ năng cơ bản để thực hiện phép tính. Vì vậy giáo viên
phải nắm được điều này để tập trung rèn luyện, hướng dẫn lại kĩ năng cơ bản cho
các em.
Ví dụ : Kĩ năng cộng 2 số thập phân ( toán 5) gồm có 3 kĩ năng:
a) Kĩ năng đặt tính.
b) Kĩ năng cộng hai số tự nhiên.
c) Kĩ năng đặt dấu phẩy ở tổng.
Trong ba kĩ năng trên thì kĩ năng (b) các em đã thực hiện thành thục, kĩ năng
(a) và (c) là kĩ năng giáo viên cần phải rèn luyện thêm cho các em. Đặc biệt là kĩ
năng (a) thì học sinh hay vướng mắc hơn cả. Do vậy đây là kĩ năng cơ bản mà giáo
viên cần phải xác định rõ và rèn luyện kĩ thêm cho các em. Để thực hiện giáo viên
có thể ra thêm cho các em học sinh yếu các bài tập trong đó học sinh chỉ cần đặt
tính mà thôi ( không yêu cầu tính ra kết quả cuối cùng). Chẳng hạn.
Đặt tính :

3,25 + 12,6
43,27 + 756,284
13 + 2,578
101,2 + 2,101
0,16 + 37

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 11



Học sinh chỉ cần thực hiện như sau :
+

3,25
12,6

+

43,27
756,248

+

13
2,578

+

101,2
2,101

+

0,16
37

Như vậy để khắc phục tình trạng học sinh tính toán sai thì giáo viên phải biết
những chỗ học sinh hay vướng mắc, nhầm lẫn. Giáo viên cần tập trung công sức
vào việc lấp lỗ hổng kiến thức cho các em bằng cách hướng dẫn, rèn luyện lại kĩ

năng cơ bản cho các em, giáo viên cần soạn thêm các bài tập rèn kĩ năng cơ bản đó
để các em thực hành. Ngoài ra phải thường xuyên ôn lại những quy tắc và tính chất
đã học.
5.2/ Đối với học sinh chậm chạp, nhút nhát, trí nhớ kém
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các biện pháp cụ thể như :
- Thường xuyên tạo điều kiện, động viên các em, cho các em đọc bài, trả lời
các câu hỏi thường xuyên trước lớp và tăng cường gọi các em lên bảng làm
bài. Việc làm này sẽ tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
- Giáo viên phải thường xuyên quan tâm, gần gũi nhiều hơn chỉ dẫn, giúp đỡ
các em trong từng tiết học.
- Giáo viên phải tạo sự gần gũi giữa thầy và trò, chủ động đến với học sinh.
Giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, dễ gần, tăng cường khuyến khích động
viên nhiều hơn với các em.
5.3/ Đối với những học sinh ham chơi, lười học
Các học sinh lười học thì có nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể như do tác
động của môi trường bên ngoài đến các em như các quán điện tử, phim ảnh …; do
gia đình thiếu quan tâm, đôn đốc nhắc nhở việc học tập của các em; do các em học
yếu do vậy không làm được bài tập chính vì vậy càng ngày các em càng chán nản
trong việc học..vv.
Biện pháp chỉ đạo thực hiện:

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 12


- Có sự quan tâm đặc biệt đối với các em học sinh này. Tìm hiểu những
nguyên nhân làm cho học sinh ham chơi lười học để tìm biện pháp tác động
thích hợp.
- Kết hợp với gia đình học sinh lập thời gian biểu hàng ngày cho các em thực

hiện, đảm bảo các em phải có thời gian học tại nhà.
- Hàng ngày giáo viên phải giao một số bài tập vừa sức để các em ôn tập tại
nhà.
- Thường xuyên kiểm tra bài, tập vở của các em trên lớp, kiểm tra những nội
dung cô đã cho về nhà.
- Luôn luôn động viên khuyến khích động viên khi các em thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao đồng thời cũng chú ý nhắc nhở, uốn nắn thường xuyên
các em.
6/ Dự giờ đột xuất, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau giờ học.
6.1/ Dự giờ đột xuất
Dự giờ đột xuất là một biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên,
học tập của học sinh mang lại hiệu quả rất cao. Qua dự giờ đột xuất ngườI quản lí
sẽ nắm bắt được những ưu, nhược điểm của giáo viên trong quá trình truyền thụ
kiến thức. Cụ thể mục tiêu của dự giờ đột xuất ở đây đặt cao về phương pháp phụ
đạo học sinh yếu trong giờ học chính khoá, sự quan tâm của giáo viên đến các đối
tượng này trong giờ học. Việc dự giờ này được tiến hành đối với những lớp có số
học sinh yếu nhiều. Cụ thể như :
- Giáo viên đã có những phương pháp gì để đảm bảo dạy cho tất cả các đối
tượng học sinh trong lớp đều nắm được kiến thức cơ bản ?
- Giáo viên đã sử dụng những phương pháp gì để phụ đạo ngay trên giờ học
chính khóa cho những em học sinh yếu?
- Cách thức giáo viên tiến hành đã phù hợp chưa?
Việc dự giờ đột xuất sẽ giúp nhà quản lý đi sâu vào thực tế, có cái nhìn thực tế
về kế hoạch của mình đưa ra người giáo viên đã thực hiện cụ thể như thế nào, tránh
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 13


quan liêu. Người quản lý có thể nắm được những điểm yếu cơ bản về phương pháp

khắc phục tình trạng học sinh yếu của giáo viên. Giúp cho việc chỉ đạo quản lý chất
lượng dạy và học đi vào chiều sâu.
6.2/ Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau giờ học.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay sau giờ học cho người quản lý
thêm căn cứ để xác định phương pháp giảng dạy của giáo viên đã phù hợp với các
đối tượng học sinh cả lớp chưa? Khả năng tiếp thu thực tế của học sinh như thế
nào? Kết quả kiểm tra này thật sự khách quan và khá chính xác.
Qua kết quả kiểm tra người quản lý sẽ trao đổi trực tiếp những mặt yếu cụ
thể của học sinh cụ thể là các em yếu cái gì? Nội dung nào còn yếu? Để giáo viên
có biện pháp phụ đạo cụ thể từng em.
Tóm lại : Dự giờ đột xuất và đánh giá kết quả học tập của học sinh sau giờ
học giúp người quản lý phát hiện những sai lệch so với kế hoạch của mình đã đề ra,
đã thiết kế để kịp thời xử lý, điều chỉnh.
Thực tế tiến hành kiểm tra đột xuất hợp lý bao giờ cũng tạo ra sức ép tích
cực đối với giáo viên. Khi bị sức ép của kiểm tra đột xuất thì người giáo viên phải
thường xuyên lo chuẩn bị và giảng dạy nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý để đảm bảo
chất lượng giảng dạy của mình. Vì nếu không nỗ lực, cố gắng thì chất lượng giảng
dạy thấp, chất lượng học tập của học thấp sẽ bị phát hiện, người khác sẽ biết và lợi
ích, danh dự của bản thân người giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy giúp cho
kế hoạch của người quản lý đưa ra đạt hiệu quả cao hơn.
7/ Quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh hai môn Toán
và Tiếng Việt được tiến hành theo từng giai đoạn học tập ( giữa học kỳ I, cuối học
kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II ). Kiểm tra đánh giá định kỳ sẽ cung cấp thông
tin cho người quản lý để quản lý quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của
giáo viên. Có thể nói đây là thành quả cuối cùng để đánh giá một quá trình giảng
dạy, phụ đạo học sinh yếu của giáo viên, quá trình học tập của học sinh.
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 14



7.1/ Thực hiện tốt việc ra đề thi.
- Xác định đúng những kiến thức, kĩ năng cần đạt của môn Tiếng Việt và môn
Toán ở từng giai đoạn nhất định để ra đề thi cho phù hợp. Bởi có như thế
mới có thể đánh giá được mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt được đặt ra có
đạt được hay không? Việc giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu có thành công
hay không? Người học có tiến bộ không?
- Đề thi phải đảm bảo phân loại được các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung
bình, yếu.
-

Đề thi phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tức là khi ra đề
thi chúng ta cần chú ý không ra đề tách rời thực tế nơi học sinh đang sống .
Nếu ra đề thi không sát với thực tế thì người quản lí khó có thể có sự đánh
giá chính xác về kết quả phụ đạo của giáo viên trường mình.

7.2/ Quản lý, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc coi thi.
- Quán triệt đến toàn thể giáo viên đảm bảo việc coi thi nhẹ nhàng, tránh căng
thẳng gây áp lực cho học sinh.
- Chỉ đạo thực hiên nghiêm túc cuộc vận động “ Nói không với thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”. Đảm bảo làm cho kỳ thi nhẹ nhàng, nghiêm túc ,
kiểm soát chặt chẽ không cho học sinh quay bài hoặc chép bài của bạn.
- Người quản lý trực tiếp đi kiểm tra việc coi thi, đồng thời phân công tổ văn
phòng theo dõi, ghi nhận tất cả các trường hợp giáo viên không thực hiện
đúng quy chế thi.
Tóm lại : Thực hiện nghiêm túc quy chế thi thì mới đánh giá được chính xác kết
quả cũng như sự tiến bộ của học sinh yếu, đánh giá chính xác được tinh thần trách
nhiệm của giáo viên trong việc phụ đạo học sinh, tránh hiện tượng chất lượng “
ảo”.

7.3/ Chỉ đạo giáo viên phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ.
Qua kết quả thi sẽ cho người quản lý có cái nhìn chính xác và tổng thể về
chất lượng học tập của học sinh trường mình, xác định được chất lượng giảng dạy
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 15


của giáo viên, tiến độ thực hiện kế hoạch phụ đạo đã đề ra, đã đạt được bao nhiêu
phần trăm so với yêu cầu đặt ra. Đối với giáo viên họ sẽ nắm bắt được kết quả quá
trình giảng dạy, phụ đạo của mình như thế nào. Cụ thể :
- Thống kê số lượng học sinh yếu lớp mình, danh sách cụ thể từng em.
- Xác định rõ các em yếu những môn nào?
- Nội dung kiến thức, kỹ năng nào còn yếu?
- Trong những em yếu đó có em nào phát sinh không?
- Tỷ lệ học sinh yếu so với các lần kiểm tra trước.
7.4/ Họp, đánh giá rút kinh nghiệm khi có kết quả thi.
Việc làm này rất cần thiết và quan trọng vì sau khi thực hiện kỳ thi ta có thể
cùng ngồi lại và nhìn nhận tất cả các mặt ưu điểm cũng như nhược điểm trong việc
thực hiện kế hoạch phụ đạo đã đề ra. Cụ thể :
- Chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt.
- Tình trạng học sinh yếu hai môn Toán và Tiếng Việt có gì chuyển biến
không? So với lần kiểm tra trước, so với đầu năm …..
- Đánh giá xem kết quả giảng dạy, phụ đạo có đạt được mục tiêu đề ra hay
không?
Tóm lại : Kết quả của kỳ thi chính là thước đo của việc thực hiện kế hoạch.
Tất cả mọi vấn đề trong việc thực hiện kế hoạch được đưa lên bàn để giáo viên, tổ
khối cùng ban giám hiệu trao đổi, phân tích, đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm .
8/ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Họp phụ huynh các em học sinh yếu định kỳ: Cụ thể là đầu năm học, giữa

học kỳ I, học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm. Việc làm này nhằm thông báo cụ
thể tình hình học tập của các em cho gia đình biết. Đồng thời cùng với phụ huynh
học sinh thống nhất các biện pháp phối hợp nhằm khắc phục tình trạng học yếu của
các em. Yêu cầu gia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường và luôn quan tâm
động viên theo dõi việc học của các em, đặc biệt là việc học bài, làm bài ở nhà.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 16


1/ Đối với giáo viên.
2/ Đối với học sinh
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện đề tài này và những kết quả thu được tôi rút ra được
những bài học cụ thể như sau:
- Phải nắm bắt chính xác số lượng học sinh yếu của trường mình ngay từ đầu
năm học.
- Lập kế hoạch khắc phục tình trạng học sinh yếu, đề ra mục tiêu xoá yếu cho
từng giai đoạn. Nắm vững một số biện pháp cơ bản để khắc phục tình trạng
học sinh yếu.
- Tìm hiểu về thực trạng việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh yếu của
trường; thấy những ưu, khuyết điểm của giáo viên và học sinh. Từ đó đề ra
những biện pháp khắc phục cụ thể.
- Quản lý, chỉ đạo kiên quyết; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch đề ra. Tuyên dương, động viên các giáo viên, các tổ khối thực hiện tốt
kế hoạch; phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên, tổ khối thực hiện
chưa tốt. Lấy chất lượng giáo dục và mức độ tiến bộ của học sinh là cơ sở
quan trọng để đánh giá kết quả công tác của giáo viên.
VI/ KẾT LUẬN

Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo việc khắc phục tình trạng học sinh yếu
môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự
nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những
hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để
cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Các văn bản chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo.
- Công văn số 37/GD – TH “V/v phụ đạo cho học sinh yếu và học sinh “ngồi
nhầm lớp” năm học 2006 – 2007”, ngày 29 tháng 01 năm 2006.
- Công văn số 12/GD – Th “V/v báo cáo danh sách học sinh “ngồi nhầm lớp”
năm học 2006 – 2007”, ngày 09 tháng 01 năm 2007.
- Công văn số 77/GDTH “V/v chấn chỉnh công tác giải quyết khắc phụ tình
trạng học sinh” ngồi nhầm lớp”, học sinh yếu kém”, ngày 02 tháng 04 năm
2007.
- Công văn số 179/GDĐT – TH “ V/v hướng dẫn khảo sát chất lượng đầu năm
học 2007 – 2008”, ngày 31 tháng 8 năm 2007.
- Công văn số 305/PGDĐT “ V/v giúp đỡ học sinh học lực yếu kém và giải
quyết nhu cầu học tập của học sinh”, ngày 05 tháng 10 năm 2007.
2/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên “Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học”, NXB
Giáo dục.
3/ Một số vấn đề về đổi mới quản lý giáo dục tiểu học vì sự phát triển bền vững,
NXB Giáo dục - ( Đặng Huỳnh Mai - chủ biên).
4/ Quản lý học đại cương Tích luỹ kinh nghiệm


Trang 18


Tích luỹ kinh nghiệm

Trang 19



×