Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÁO cáo môn học CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế GIẢNG VIÊN TS vũ HOÀNG VIỆT NHÓM 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.9 KB, 8 trang )

Họ và tên: Thái Mai Thảo
Mã SV: 0951020186
Nhóm: 3

BÁO CÁO MÔN HỌC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾGIẢNG VIÊN TS. VŨ HOÀNG VIỆT-NHÓM 3
MỞ ĐẦU:
Câu 10 – chương 3:
Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” có đúng không?
Giải thích mối quan hệ này trong điều kiện nước ta.
Phần trả lời của đại diện nhóm 19:
Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” là không đúng bởi
vì đối với một quốc gia, sản xuất chỉ là tiền đề để phát triển ngoại thương, còn nói
rằng nó quyết định sự phát triển của ngoại thương là chưa chính xác.
Hai lĩnh vực này có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Xét mối quan hệ này ở
nước ta, có 4 yếu tố cần lưu ý:
Thứ nhất, nước ta là một nước chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô, sơ cấp,
dẫn đến phát triển những ngành công nghiệp trong nước, từ đó tạo điều kiện mở
rộng thị trường.
Thứ hai, tạo điều kiện phát triển những ngành không có cơ hội phát triển nếu
không có ngoại thương, ví dụ như ngành chế biến lương thực thực phẩm hay ngành
chế tạo máy


Thứ ba, tận dụng điều kiện tài nguyên thiên nhiên nước ta với đặc điểm là
một nước nhiệt đới để đẩy mạnh xuất khẩu cao su, cà phê,…
Thứ tư, từ hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho ngân
sách nhà nước, từ đó tài trợ cho những ngành sản xuất khác.
CÂU HỎI BỔ SUNG CỦA THẦY GIÁO:
1.

Sản xuất có quyết định đến ngoại thương không?



Trả lời:
Sản xuất không quyết định ngoại thương mà chỉ là tiền đề cho sự phát triển
của ngoại thương, đồng thời ngoại thương tạo điều kiện để phát triển sản xuất.
Không có sản xuất thì không có ngoại thương nhưng nói rằng sản xuất quyết
định ngoại thương thì chưa đúng bởi vì nó là một nhân tố chứ không quyết định
hết.
2.

Có trường hợp nào ngoại thương phát triển còn sản xuất thì không phát
triển?

Trả lời:
Ở Singapore không có nhiều tài nguyên thiên nhiên cho nên vấn đề sản xuất
trong nước không phát triển rộng rãi và mạnh mẽ như Việt Nam nhưng ngoại
thương thì rất phát triển.
3.

Ví dụ thực tiễn về việc ngoại thương góp phần phát triển một số ngành
khác?

Trả lời:


Xuất nhập khẩu phát triển khiến một số ngành như ngành chế biến lương
thực thực phẩm và ngành chế tạo máy phát triển. Đối với ngành chế biến lương
thực thực phẩm, nước ta xuất khẩu lương thực thực phẩm cho nước ngoài, hoạt
động này thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần phát triển ngành.
KẾT LUẬN:
Nói “sản xuất quyết định sự phát triển của ngoại thương” là đúng nhưng

chưa đủ. Thực tế, sản xuất và ngoại thương có một mối quan hệ tương tác hai
chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Ngoại thương ra đời là kết quả của sản xuất
phát triển, đồng thời ngoại thương lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản
xuất. Sản xuất có phát triển thì xã hội mới giàu có, nhưng muốn sản xuất phát
triển cần giải quyết các nhân tố cần thiết cho quá trình đó. Đó là việc tạo điều
kiện đảm bảo các yếu tố cho đầu vào, đầu ra của sản xuất, tạo lập thị trường cho
sản xuất phát triển. Ngoại thương đã góp phần giải quyết những vấn đề này.
Như vậy, hai yếu tố sản xuất và ngoại thương có mối quan hệ qua lại rất mật
thiết với nhau, giúp giải quyết được những bế tắc, thiếu sót trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Xét mối quan hệ này trong điều kiện nước ta:
Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế kém phát triển như nước ta, nền kinh tế
mất cân đối nghiêm trọng, việc buôn bán với nước ngoài đưa đến những sự thay
đổi cơ cấu sản phẩm xã hội có lợi cho quá trình sản xuất phát triển. Ngoại
thương không chỉ tạo ra thị trường bên ngoài rộng lớn để mua và bán những gì
mà sản xuất trong nước cần , mà còn thông qua xuất nhập khẩu mở rộng thị
trường trong nước. Ví dụ, chúng ta có thể thông qua xuất nhập khẩu, bằng việc
xuất đi những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, sản phẩm tiêu dùng công


nghiệp nhẹ, nông nghiệp và nhập về chủ yếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu
cho sản xuất.
Thứ hai, ngoại thương giúp các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng
không được khai thác”. Khái niệm xuất khẩu dẫn đến sự phát triển bao gồm yếu
tố thúc đẩy nhất định đối với một số ngành công nghiệp vốn không có cơ hội
phát triển. Ví dụ, khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
xuất khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết
bị chế biến ; hay việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp xuất khẩu
có thể làm giảm chi phí và còn mở cơ hội phát triển cho những ngành công
nghiệp khác như sản xuất thép, xi măng… để phục vụ xây dựng đường bộ, cầu

cảng…
Thứ ba, sự phát triển của xuất nhập khẩu có quan hệ đến thuế, tức là phần
thu nhập không nhỏ của Chính phủ từ việc xuất nhập khẩu được dùng để tài trợ
cho sự phát triển của một số ngành khác, ví dụ như hỗ trợ cho các ngân hàng
nhà nước, các công ty, doanh nghiệp, các ngành sản xuất kinh doanh tiềm năng.
(câu 11,chương 3, Giáo trình Chính Sách Thương Mại Quốc Tế)

Câu hỏi: Ngoại thương tác động đến việc mở rộng khả năng tiêu dùng nội địa
như thế nào?
Tổng hợp nội dung:
1. Ngoại thương nhập khẩu những tư liệu sản xuất cần thiết để phục vụ cho việc
sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước.


2. Ngoại thương trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản
xuất được hoặc san xuất chưa đủ.
3. Ngoại thương gián tiếp thúc đẩy phát tiển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
tại chỗ, Khi có ngoại thương phần lớn lực lượng lao động đươc trả lương cao hơn
mức trước đó tạo thêm nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng đại chúng như thực
phẩm chế biến, quần áo, giầy dép, đồ đạc,…
Khi mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài dẫn đến thay đổi tình trạng tiêu
dùng của xã hội: các nhà sản xuất trong nước muốn phát triển cạnh tranh với nước
ngoài thì phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng vì ngoại thương
hướng người tiêu dùng đến những đòi hỏi hợp lý hơn đối với thị trường, phù hợp
với chính sách tiêu dùng cụ thể trong một giai đoạn nhất định.
NX : Câu trả lời của bạn đúng nhưng không đủ, bạn mới chỉ nêu tác đông tích cực
chưa nêu tác động tiêu cực.
Câu hỏi bổ sung: Ngoại thương tác động xấu đên tiêu dùng trong nước như thế
nào?
Trả lời: Ngoại thương bên cạnh tích cực đến tiêu dùng trong nước còn có tác động

xấu đến tiêu dùng trong nước như khi ngoại thương tăng nhưng tiêu dùng lại giảm.
VD: Ngành công nghiệp dệt may của Mỹ phát tiển rất mạnh và đã có qua trình
chuyển giao nhưng theo Hiệp đinh dệt may của WTO 2006, Mỹ bắt buộc phải mở
cửa thị trường, dỡ bỏ hàng hóa thuế quan. Mặc dù tham gia vào WTO để phát tiển
ngoại thương nhưng vì thế hàng dệt may của Việt nam, Trung quốc vào Mỹ tăng
lên rât nhiều và người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi trong khi ngành công nghiệp
dệt may của Mỹ thì phá sản.Điều này dẫn đến việc có nhiều công nhân thất nghiệp,
thu nhập không có chỉ dựa vào trợ cấp thất nghiệp nên cầu trong nước giảm.


Phần 1: Tóm tắt câu trả lời của bạn.
Giữa ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài có mối quan hệ mất thiết
với nhau. Việc di chuyển các yếu tố sản xuất ra nước ngoài được thực hiện khá phổ
biến và là một sự lựa chọn khác ngoài buôn bán truyền thống để sử dụng nguồn lực
có hiệu quả hơn.
Việc di chuyển vốn ra nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp thường kích thích
hoạt động ngoại thương mà ở đây chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa, vì nhu cầu của
các cơ sở đầu tư tại nước ngoài đối với:
+ Thiết bị cho các công trình, các chi nhánh.
+ Các sản phẩm bổ sung.
+ Các bộ phận rời.
Mặc dù đầu tư trong nhiều trường hợp dẫn đến gia tăng tái nhập khẩu, nhưng
các công ty vẫn tăng xuất khẩu quy mô lớn hơn sang các cơ sở nước ngoài của họ.
Lý do của hiện tượng này là các đơn vị hoạt động trong nước có thể đưa vật tư và
các bộ phận rời đến cơ sở của họ ở nước ngoài để sử dụng trong việc sản xuất hay
lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Các chi nhánh ở nước ngoài hay các công ty lien kết
cũng có thể mua tài sản cố định hoặc cung cấp từ các công ty trong nước vì sự tin
tưởng của họ ở chất lượng, thời gian giao hàng hay vì để đạt được sự đồng nhất tối
đa của sản phẩm. Cơ sở nước ngoài có thể còn đóng vai trò đại lý bán hàng cho
việc xuất khẩu những sản phẩm khác của công ty mẹ.

Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn tạo điều kiện để các công ty có them
được những nguồn lực ở ngoại quốc ( như nguyên vật liệu, năng lực sản xuất, kiến
thức).


Phần 2: Nhận xét, đưa ra ý kiến.
Bạn đã đưa ra câu trả lời đúng, nhìn chung là đủ ý, súc tích, ngắn gọn, phù hợp
với 1 câu trả lời trong thời gian ngắn ở trên lớp. Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân
em, bạn cũng nên nêu tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài với ngoại thương. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến hạn
chế hay thúc đẩy ngoại thương?
Những mặt tích cực như bạn đã trình bày và có thể kể đến là: tăng cường nguồn
vốn đầu tư cho tăng trưởng; việc chuyển giao công nghệ có tính đột phá để nâng
cao năng lực của công nghệ Việt Nam; đẩy mạnh xuất khẩu; tạo việc làm; đóng
góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Ví dụ để làm rõ mặt tích cực, năm 2005, ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18.654 triệu USD, chiếm 57,5%
tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Con số này có ý nghĩa lớn trong
việc mở rộng nhập khẩu phục vụ cho phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đất
nước.
Tuy nhiên, cũng phải nói đến những mặt hạn chế, những tiêu cực. Một khoản
đầu tư nước ngoài nếu không được hướng vào mở mang và phát triển sản xuất sản
phẩm xuất khẩu thì khả năng nhập khẩu sẽ bị thu hẹp. Xuất khẩu là điều kiện quan
trọng mở rộng quy mô đầu tư vào thị trường nhập khẩu.
Ví dụ để làm rõ mặt tiêu cực này: như ngành dệt may Việt Nam chỉ đầu tư vào
sản xuất nhưng không đầu tư các ngành phụ trợ khiến dệt may chỉ gia công là
chính, khó phát triển xuất khẩu.


Trên đây là bản báo cáo của em cho câu hỏi: “Mối quan hệ giữa ngoại thương và

thu hút vốn đầu tư nước ngoài.” Theo em, những chính sách mà Đảng ta đang thực
hiện hiện nay rất phù hợp với hoàn cảnh đất nước cũng như bối cảnh chung của
toàn thế giới. Em xin hết ạ!

Tài liệu tham khảo: giáo trình Kinh tế ngoại thương, Trường Đại học Ngoại
thương, NXB Thông tin và truyền thông.



×