TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
MÔ HÌNH TÔM RỪNG VÙNG VEN BIỂN XÃ VĨNH HẢI
HUYỆN VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành Phát triển nông thôn
GVHD:
Sinh viên thực hiện:
Ts. NGUYỄN HỒNG TÍN
Nguyễn Thị Ngoan
MSSV: 4114948
Lớp:CA11X5A1
Khóa: 37
CầnThơ, tháng 05 năm 2014
i
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
quý thầy cô tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Nguyễn Hồng Tín, thầy
Nguyễn Thanh Bình, thầy Dương Ngọc Thành, chị Tô Lan Phương, anh Linh, anh Tuấn
và các anh chị thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, trường Đại
học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập số liệu và làm luận văn,
đặc biệt thầy Nguyễn Hồng Tín đã góp ý chỉnh sửa bài làm cho tôi rất nhiều lần.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý cô chú, anh chị nông dân ở xã Vĩnh Hải,
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc trăng đã cung cấp số liệu cho tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn đến cô Khuyên và anh Nguyễn Nhi Phương thuộc khoa kinh
tế-quản trị kinh doanh đã hỗ trợ tôi trong quá trình xử lí số liệu.
Lòng thành thật biết ơn đến các anh chị và các bạn trong và ngoài ngành phát triển nông
thôn đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Đặc biệt, động viên tinh thần rất lớn cho tôi từ gia
đình trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô, quý cô chú, các anh chị đã nhiệt
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn. Đồng thời, lòng biết ơn đến quý
thầy cô đã giảng dạy cho tôi trong suốt 3 năm học tại trường, đã cung cấp tôi rất nhiều
kiến thức, nhiều lĩnh vực khác nhau trong chuyên ngành phát triển nông thôn của tôi.
Xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Thị Ngoan
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả quá trình nghiên cứu nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả luận văn hoàn toàn trung thực, không sao chép của bất kì công trình nghiên
cứu nào và chưa được ai công bố trước đó.
Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngoan
ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài luận văn: “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả mô hình tôm rừng vùng ven biển xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”
do sinh viên Nguyễn Thị Ngoan, mã số sinh viên 4114948, lớp CA11X5A1-Phát triển
nông thôn khóa 37 thuộc Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trường
Đại học Cần Thơ thực hiên từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:..............................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
TS. Nguyễn Hồng Tín
iii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Xác nhận của cán bộ phản biện về đề tài luận văn “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả mô hình tôm rừng vùng ven biển xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng”
do sinh viên Nguyễn Thị Ngoan, mã số sinh viên 4114948, lớp CA11X5A1-Phát triển
nông thôn khóa 37 thuộc Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trường
Đại học Cần Thơ thực hiên từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014.
Ý kiến của cán bộ phản biện: ...............................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng 05 năm 2014
Cán bộ phản biện
.........................................................
iv
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả mô hình tôm rừng vùng ven biển xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc
Trăng” do sinh viên Nguyễn Thị Ngoan, mã số sinh viên 4114948, lớp CA11X5A1-Phát
triển nông thôn khóa 37 thuộc Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long,
trường Đại học Cần Thơ thực hiên từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 04 năm 2014 và được
bảo vệ trước hội đồng.
Nhận xét hội đồng phản biện: ..............................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng 05 năm 2014
Chủ tịch hội đồng
.................................................................
v
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình tôm rừng vùng
ven biển xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” qua đó, đề xuất các giải pháp
kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống của người dân vùng ven biển thông qua nâng cao hiệu
quả sản xuất mô hình tôm rừng, góp phần duy trì và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phỏng
vấn cấu trúc và bán cấu trúc, phương pháp bố trí thí nghiệm hộ nông dân theo dõi các chi
và thu nhập từ mô hình tôm rừng, ứng dụng phần mềm Lingo for Windows 13.0 giải bài
toán tối ưu, phân tích SWOT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân gặp những khó khăn và thuận lợi trong mô hình
tôm rừng. Về thuận lợi, sau khi cải tạo ao gia tăng khả năng sản xuất của mô hình tôm
rừng, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong tổng sản
lượng, năng suất và lợi nhuận của mô hình. Bên cạnh đó, nông dân thực hiện mô hình
tôm rừng đang gặp một số khó khăn về chính sách giao khoán rừng, cải tạo, vét kênh
mương, kỹ thuật nuôi tôm và thời tiết không thuận lợi do nước ngọt đến sớm làm tôm
chết. Canh tác phụ từ màu đóng góp lớn cho thu nhập nông hộ cũng gặp khó khăn về giá
cả quá bấp bênh. Ngoài ra, nông hộ trong mô hình tôm rừng diện tích đất trống còn
nhiều, cần bổ sung lượng cây rừng và phân bổ lại diện tích đất rừng cho nông hộ. Qua kết
quả mô hình tối ưu lợi nhuận từ các chi phí đầu vào của nông hộ nuôi tôm và trồng màu
thì cho thấy cấp đất rừng cho mỗi hộ 15 ha đất rừng chia chỉ tỷ lệ rừng tôm là 7:3 đạt lợi
nhuận 428,4717 triệu VNĐ, diện tích tôm 4,2 ha, diện tích màu 0,2 ha với điều kiện thời
tiết thuận lợi, nông hộ áp dụng kỹ thuật và phân tích lại chuỗi giá trị màu của nông hộ. Vì
vậy, kiểm lâm Vĩnh Hải cần phải giao đất rừng cho hộ nông dân để nông dân làm chủ
được mảnh đất canh tác và đó cũng là điều kiện tiên quyết áp dụng kỹ thuật thuật sên vét
kênh mương, giúp nông dân xoay đồng vốn từ ngân hàng nhà nước là điều quan trọng và
cấp thiết nhất đối với nông dân hệ thống mô tôm Vĩnh Hải, có ý nghĩa trong tương lai về
suy thoái hệ sinh thái rừng và bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ....................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .................................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN........................................................................ iv
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ...........................................................................................v
TÓM TẮT .......................................................................................................................... vi
MỤC LỤC......................................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ...........................................................................................................x
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................ xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤM ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................2
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ..........................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng ...........................................3
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Vĩnh Châu .......................................4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Vĩnh Hải ....................................................5
2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ ............................................................9
2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL ............................................................................9
2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Sóc Trăng....................................................................12
2.2.3 Mô hình tôm rừng ..............................................................................................14
2.3.2 Vai trò, chức năng và ý nghĩa mô hình tôm rừng ..............................................15
2.4 CÁC CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT RỪNG ................................................................17
2.4.1 Chính sách của nhà nước...................................................................................17
vii
2.4.2 Chính sách giao đất rừng ...................................................................................17
2.4.3 Giao đất rừng theo luật định ...............................................................................18
2.5 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TỐI ƯU ........................................................................19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................20
3.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................................20
3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ CHỌN HỘ ĐIỀU TRA ........................................21
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................21
3.2.3 Chọn hộ điều tra .................................................................................................21
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................................21
3.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp .....................................................................................21
3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................................22
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................................22
3.3.1 Đánh giá thực trạng mô hình tôm rừng tại ven biển Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng. ..................................................................................................22
3.3.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình tôm rừng ở tỉnh
Sóc Trăng hiện nay. .....................................................................................................23
3.3.3 Đề xuất các giải pháp đảm bảo cuộc sống người thực hiện mô hình tôm rừng. 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................28
4.1 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TÔM RỪNG VÙNG VEN BIỂN VĨNH HẢI ............28
4.1.1 Nguồn lực nông hộ .............................................................................................28
4.1.2 Cơ cấu sử dụng đất .............................................................................................29
4.1.3 Hiệu quả sản xuất mô hình tôm rừng .................................................................29
4.1.4 Lịch thời vụ mô hình tôm rừng Vĩnh Hải ..........................................................30
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH TÔM RỪNG VĨNH HẢI ............32
4.2.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến mô hình tôm rừng .................................32
4.2.3 Yếu tố thời tiết và thủy sản tự nhiên tác động mô hình tôm rừng. ....................32
4.2.4 Các chi phí đầu vào ảnh hưởng đến mô hình tôm rừng .....................................33
4.2.5 Kết quả mô hình bài toán tối ưu lợi nhuận của bốn hộ nghiên cứu. ..................34
4.2.6 Mô hình bài toán tiến hộ kỹ thuật, thời tiết thuận lợi và giá ổn định của hộ. ....37
4.2.7 Mô hình bài toán áp dụng kỹ thuật, thời tiết thuận lợi, giá màu ổn định trên diện
tích 4,4 ha. ...................................................................................................................38
4.2.8 Mô hình bài toán phân bổ diện tích sử dụng đất. ...............................................39
viii
4.2.9 Kết quả các mô hình bài toán tối ưu lợi nhuận ..................................................40
4.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH TÔM RỪNG ......................................41
4.3.1 Phân tích SWOT.................................................................................................41
4.3.2 Các giải pháp từ phân tích SWOT mô hình tôm rừng .......................................42
4.4 THẢO LUẬN ..........................................................................................................43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................46
5.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................................46
5.2 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................48
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................50
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ ...................................................................50
PHỤ LỤC 2: BẢNG THEO DÕI NHẬT KÍ NÔNG HỘ THÍ NGHIÊM VĨNH HẢI,
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ...................................................................55
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ MÔ HÌNH TỐI ƯU LỢI NHUẬN TRUNG BÌNH BỐN HỘ ..60
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH TỐI ƯU LỢI NHUẬN DIỆN TÍCH THẤP NHẤT.
............................................................................................................................................61
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH TỐI ƯU LỢI NHUẬN DIỆN TÍCH CAO NHẤT .62
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ MÔ HÌNH BÀI TOÁN ÁP DỤNG KỸ THUẬT, THỜI TIẾT
VÀ GIÁ MÀU ỔN ĐỊNH TRÊN DIỆN TÍCH 3,3 HA ....................................................63
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HÀM TỐI ƯU LỢI NHUẬNÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ
THUẬT, THỜI TIẾT TỐT VÀGIÁ MÀU ỔN ĐỊNH VỚI DIỆN TÍCH 4,4 HA. ...........64
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HÀM PHÂN BỔ DIỆN TÍCHÁP DỤNG KỸ THUẬT, THỜI
TIẾT TỐT VÀ GIÁ MÀU ỔN ĐỊNH ...............................................................................65
ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.......................................................................3
Hình2.2 Bản đồ hành chính xã Vĩnh Hải .............................................................................5
Hình 2.3: Tỷ lệ dân tộc ở xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ...........................7
Hình 2.4 Cây màu ở xã Vĩnh Hải.........................................................................................8
Hình 2.5 Cơ cấu sản xuất ở Vĩnh Hải năm 2013 .................................................................9
Hình 2.6 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL từ năm 2007-2012, đơn vị: Tấn. ........................10
Hình 2.7 Diện tích rừng theo từng huyện tình Sóc Trăng năm 2013.................................13
Hình 2.8 Tỷ lệ sản lượng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, năm 2013 ..........................................14
Hình 2.9: Mô hình tôm rừng Vĩnh Hải ..............................................................................15
Hình 4.1: Tỷ trọng cơ cấu sử dụng đất của nông hộ mô hình tôm rừng Vĩnh hải .............29
Hình 4.2: Lịch thời vụ mô hình tôm rừng ..........................................................................31
Hình 4.3 Lợi nhuận thực tế và lợi nhuận mô hình vùng nghiên cứu Vĩnh Hải .................41
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày Vĩnh Hải năm
2013 ......................................................................................................................................8
Bảng 2.2 Diện tích rừng trồng ở ĐBSCL từ năm 2007-2012, đơn vị: Nghìn ha ...............12
Bảng 3.1: Sử dụng của ma trận SWOT ..............................................................................26
Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ tại vùng khảo sát ...........................................................28
Bảng 4.2: Sơ lược các hộ nghiên cứu tạo Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. .30
Bảng 4.3: Sản lượng và thu nhập từ màu (hành tím) của nông hộ tại Vĩnh Hải, huyện
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, năm 2013 ..............................................................................30
Bảng 4.4: Tóm tắt khó khăn nông hộ trong mô hình tôm rừng .........................................31
Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tôm rừng Vĩnh Hải ...................................32
Bảng 4.6: Sản lượng và thu nhập từ tôm rừng trong một năm ở Vĩnh Hải, huyện Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc trăng, năm 2013. ........................................................................................33
Bảng 4.7: Tổng chi phí và lợi nhuận vùng nghiên cứu, Vĩnh Hải năm 2013 ....................34
Bảng 4.8: Các chi phí sản xuất nuôi tôm và trồng màu của bốn hộ thử nghiệm tại xã Vĩnh
Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. .............................................................................34
Bảng 4.9: Các chi phí cho 1kg tôm và 1kg màu tại Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc
Trăng. .................................................................................................................................35
Bảng 4.10 Kết quả mô hình các chi phí sản xuất của bốn nông hộ tại Vĩnh Hải, huyện
Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. ...............................................................................................36
Bảng 4.11: Các chi phí cho 1kg tôm và 1kg màu với kỹ thuật và thời tiết tốt diện tích thấp
nhất (hộ 3) ..........................................................................................................................37
Bảng 4.12 Kết quả mô hình bài toán tối ưu lợi nhuận biết quy trình kỹ thuật và thời tiết
thuận lợi hộ 3. ....................................................................................................................38
Bảng 4.13 Kết quả mô hình bài toán trên diện tích 4,4 ha của hộ diện tích thấp. .............39
Bảng 4.14: Các chi phí cho 1 ha tôm và 1 ha màu hộ 3. ...................................................40
Bảng 4.15 Kết quả mô hình bài toán phân bổ diện tích 4,4 ha ..........................................40
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
RNM:
Rừng ngập mặn
WTO:
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
VNĐ:
Việt Nam đồng
UBND:
Ủy ban nhân dân
NQ-CP:
Nghị quyết-chính phủ
NĐ-CP:
Nghị định chính phủ
TC:
Thâm canh
BTC:
Bán thâm canh
NTTS:
Nuôi trồng thủy sản
USD:
Đô la Mĩ (United States Dollar)
PRA:
Đánh giá nhanh nông thôn (Participatory Rural Appraisal)
SWOT:
Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities), Thách thức (Theats).
xii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích 40.548,2 km² với dân số hơn 17
triệu người, đây là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam. ĐBSCL cung
cấp hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu (Tổng cục
thống kê, 2011). Mặc dù vậy, nông dân ở ĐBSCL đang phải đối diện với nhiều thách
thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn và công nghiệp hóa (Phạm
Khôi Nguyên, 2009).
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 331.164,25 ha, dân số hơn 1,3 triệu người. Diện tích
đất nông nghiệp Sóc Trăng khoảng 205.748 ha, đất nuôi trồng thủy sản 54.373 ha, đất
lâm nghiệp có rừng 11.356 ha. Thời gian qua, Sóc Trăng xác định thủy sản là một trong
các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó nghề nuôi thủy sản như tôm sú được xem là đối
tượng chủ lực góp phần không nhỏ trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm
2007, nghề nuôi tôm sú của tỉnh Sóc Trăng có khoảng 75% số hộ thành công, 13% số hộ
hòa vốn, còn lại bị lỗ do nhiều nguyên nhân và chiếm 48.642 ha diện tích tôm sú trên
toàn tỉnh (Sở Thủy sản Sóc Trăng, 2007). Năm 2008, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản
363 triệu USD, chiếm 65% tổng giá trị sản phẩm của tỉnh (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc
Trăng, 2009). Mặc dù có nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển, do tác động của nhiều
yếu tố chủ quan lẫn khách quan nên nghề nuôi tôm sú nhiều năm qua cũng không gặp ít
khó khăn, trở ngại. Vấn đề đáng quan tâm nhất cho định hướng phát triển bền vững của
nghề nuôi tôm hiện nay, là tác động của việc suy thoái môi trường ao nuôi đã ngày càng
trở nên nghiêm trọng. Thực tế đã chứng minh, với sự phát triển không theo quy hoạch,
không tuân thủ lịch thời vụ, không quan tâm tới việc cải thiện môi trường, thiếu ý thức
bảo vệ môi trường chung, kết hợp với những diễn biến bất thường của thời tiết và sự biến
đổi của khí hậu thì con số thiệt hại hàng năm ghi nhận được là không nhỏ, trung bình trên
dưới 10%, đặc biệt có những năm thiệt hại trên 30% tổng diện tích tôm nuôi toàn tỉnh,
gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân (Hồ Quang Cua, 2009).
Từ những thảm họa giảm diện tích rừng, nuôi tôm công nghiệp gặp nhiều rủi ro và thách
thức, mô hình tôm rừng xem như là hệ thống bền vững có khả năng cùng lúc đạt hai mục
tiêu hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Do vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả mô hình tôm rừng vùng ven biển xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh
Sóc Trăng” được thực hiện nhằm xác định những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
1
của hệ thống tôm rừng, duy trì sinh kế nông dân và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô
hình tôm rừng vùng ven biển xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề
xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống của người dân vùng ven biển thông
qua nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình tôm rừng, góp phần duy trì và bảo vệ hệ sinh
thái rừng ngập mặn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng mô hình tôm rừng ven biển tỉnh Sóc Trăng
(2) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình tôm rừng ở tỉnh Sóc
Trăng hiện nay
(3) Đề xuất các giải pháp đảm bảo cuộc sống người thực hiện mô hình tôm rừng.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình tôm
rừng và giải pháp khả thi nào được đề xuất để nâng cao hiệu quả mô hình tôm rừng?
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu trên và trả lời câu hỏi nghiên cứu thì thực hiện các nội dung
sau:
-
-
Đánh giá sự tham gia của cộng đồng và ý thức bảo vệ rừng của nông dân, chính quyền
địa phương, chính sách nhà nước đối với hộ trồng rừng ở ven biển. Thông qua số liệu
thứ cấp từ báo cáo, niên giám thống kê.
Điều tra nông hộ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mô hình tôm rừng. Sử
dụng phần mền Lingo for Window để phân tích và Microsoft Excel.
Phân tích SWOT nhằm đưa ra các chiến lược và giải pháp giúp nông hộ có lòng tin về
an sinh để nông hộ ở lại giữ rừng.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là nông hộ canh tác mô hình tôm rừng kết hợp tại xã Vĩnh Hải,
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển ĐBSCL có diện tích 331.164,25 ha với 11 đơn vị hành
chính bao gồm thành phố Sóc Trăng và các huyện Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách,
Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Vĩnh Châu, Thạnh Trị và Trần Đề (Hình 2.1).
Sóc Trăng tọa lạc ở tọa độ 9012’-9056’ vĩ Bắc và 105033’-106023’ kinh Đông, nơi có
đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển
Đông (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014).
Sóc Trăng là tỉnh tiếp giáp với nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL, địa giới hành chính của Sóc
Trăng bao gồm: phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc
Liêu, phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Đông và đông nam giáp Biển Đông.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: www.soctrang.gow.vn)
3
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, có hai mùa mưa
nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,80C, ít khi bị
bão lũ, lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yến vào các tháng
8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển (Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014).
Đất nông lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng chiếm 82,89% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất
sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%, đất
nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
chiếm 0,97% (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014).
Tính đến năm 2011, tỉnh Sóc Trăng có mật độ dân số 394 người/km2. Trong đó, dân số
sống tại thành số Sóc Trăng gần 339.000 người, dân số sống tại nông thôn chiếm khoảng
965.000 người. Sóc Trăng còn là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và
Chăm (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2014).
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Vĩnh Châu
Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, có diện tích 473,4 km² diện tích tự nhiên,
dân số 163.918 người gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Thị xã Vĩnh Châu cũng là đô
thị thứ II sau Thành phố Sóc Trăng .
Thị xã Vĩnh Châu được thành lập theo Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 25/8/2011 của
Chính phủ, số đơn vị trực thuộc trung ương gồm 4 phường và 6 xã (phường 1, phường 2,
phường Khánh Hòa, phường Vĩnh Phước, xã Vĩnh Hiệp, xã Hòa Đông, xã Lai Hòa, xã
Vĩnh Tân, xã Lạc Hòa và xã Vĩnh Hải). Thị xã Vĩnh Châu có 43 km bờ biển nên có tiềm
năng lớn về phát triển kinh tế biển và vùng ven biển. Trong đó, xã Vĩnh Hải có chiều dài
bờ biển trên 18 km (Ủy ban nhân dân Vĩnh Châu, 2010).
Với vị trí đất địa ở vùng cửa sông giáp biển nên Vĩnh Châu có lợi thế mạnh về nuôi trồng
thuỷ sản, nổi bật là tôm sú, cá kèo, kế đến là trồng hoa màu trên vùng đất cát pha, đất
trồng ven biển với sản phẩm nổi tiếng là hành tím, củ cải, tỏi là nguồn hàng chủ lực tiêu
thụ mạnh trong cả nước và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới (Ủy ban nhân dân
Vĩnh Châu, 2010).
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của thị xã Vĩnh Châu mới phát triển, trọng điểm là công
nghiệp chế biến thủy sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vĩnh Châu đang tiếp tục xúc
tiến thực hiện các dự án phát triển công nghiệp ở khu vực vùng ven Phường 1 và khu vực
cầu Mỹ Thanh 2 (xã Vĩnh Hải). Ngành nghề tiểu thủ công trước hết là nghề dệt chiếu
4
truyền thống của đồng bào Khmer ở Cà Săng, Soài Côn (Phường 2), Tầng Dù ( xã Lạc
Hòa), một số địa phương còn giữ được nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ hết sức phong
phú. Chế biến nông thủy sản phải kể đến mặt hàng xá bấu mặn (củ cải muối), xá bấu
ngọt, các loại tôm, cá khô, khô cá mặn đặc trưng của miền biển Vĩnh Châu (Ủy ban nhân
dân Vĩnh Châu, 2010).
2.1.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Vĩnh Hải
Vị trí địa lí
Xã Vĩnh Hải có vị trí địa lí từ 9022’ đến 9024’ vĩ độ Bắc và từ 106042’ kinh độ Đông.
Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Lạc Hòa, phía Bắc giáp xã Hòa
Đông và huyện Trần Đề. Đơn vị hành chính của xã Vĩnh Hải gồm 8 ấp: Âu Thọ A, Âu
Thọ B, Trà Sết, Vĩnh Thanh A, Vĩnh Thanh B, Giồng Nổi, Huỳnh Kỳ, Mỹ Thanh (xem
Hình 2.2).
Hình2.2 Bản đồ hành chính xã Vĩnh Hải
(Nguồn: Chi cục thống kê Vĩnh Châu, 2011)
Điều kiện đất đai
Xã Vĩnh Hải nằm khu vực sông Hậu nên đất có đặc điểm mềm, đất được cấu tạo bởi lớp
trầm tích bồi tụ hình thành bởi 3 lớp:
-
Lớp bùn hữu cơ màu xám đen, trạng thái mềm, lẫn cát và cây mục, bề dày trung bình
khoảng 0,8 m.
Lớp cát sét màu xám đến màu vàng cứng vừa dày khoảng 1m.
5
-
Lớp cát sét màu xám đến màu vàng cứng vừa dày khoảng 4m.
Theo kết quả khảo sát địa chất của các công trình phụ cận, lớp đất ruộng là sét lẫn bột
màu nâu nhạt, dẽo cứng và dày trung bình 1m; Lớp sét cát bụi chiều dày trên 30m cường
độ chịu tải của nền đất 0,3-0,8 kg/cm2 (Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, 2010).
Điều kiện khí hậu
Xã Vĩnh Hải nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa,
khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao, nhiệt độ trung bình hàng
năm 26,080C. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, trong mùa
mưa xã Vĩnh Hải chiếm 92,9% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình
hàng năm 115 ngày. Mỗi năm bình quân có từ 30-60 cơn giông, gây thiệt hại đến sản
xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu, thời tiết cơ bản thuận lợi cho phát triển nuôi trồng
thủy sản và sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên,
những biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra, nhất là nước biển dâng tác động mạnh đến
vùng ven biển và ven sông Mỹ Thanh (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Môi trường-cảnh quan
Xã Vĩnh Hải có hệ thống kênh rạnh chằng chịt, các tuyến dân cư phân bố dọc theo các
trục giao thông và kênh mương thuận lợi. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng tài
nguyên đất đai, tài nguyên nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản chưa hợp lí như sử
dụng chất hóa học để cải tạo ao nuôi, xả nước ra kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước nuôi
tôm, xả rác thải sinh hoạt ra kênh rạch,….làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất,
nước của vùng (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Dân số lao động
Tổng dân số toàn xã là 21.129 người, dạy nghề cho 231 người, giải quyết việc làm mới
cho 620 lao động, xuất khẩu lao động được 06 lao động (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Số liệu Hình 2.3 cho thấy dân tộc thiểu số 75% dân số ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng, tạo nên đa dạng đặc điểm canh tác cũng như nét văn hóa truyền thống.
6
Kinh
Khmer
Hoa
Kinh
25%
Hoa
27%
Khmer
48%
Hình 2.3: Tỷ lệ dân tộc ở xã Vĩnh Hải huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Kế hoạch kinh tế xã hội Vĩnh Hải, 2013)
Hiện trạng sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất tương đối ổn định và được tập trung khai thác phù hợp với điều kiện
tự nhiên trong vùng. Hiện nay, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang chú trọng và quan tâm
của xã.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Hải năm 2010 gần 8 nghìn ha. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp khoảng 6.6 nghìn ha (chiếm gần 85% diện tích tự nhiên của xã), diện
tích đất phi nông nghiệp 892 ha (chiếm 12%), diện tích đất chưa sử dụng 349 ha (chiếm
3%) (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Sản xuất màu
Màu là cây lương thực quan trọng ở Vĩnh Hải. Trong đó, các cây phổ biến và có thương
hiệu như hành tím, ớt, củ hành, hành hương, củ cải trắng (xem Hình 2.4).
7
Hình 2.4 Cây màu ở xã Vĩnh Hải
(Nguồn: Ảnh chụp ngày ngày 20/03/2014)
Kết quả Bảng 2.1 cho thấy màu chủ yếu là cây lương thực, đây là loại màu hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày Vĩnh Hải
năm 2013
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Màu thực phẩm
3264.5
62012
Màu lương thực
71
1038
Công nghiệp ngắn ngày
91
743
3426.5
63793
Tổng
(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội Vĩnh Hải, 2013)
Sản xuất lúa
Lúa là cây trồng quan trọng sau cây màu, diện tích gieo trồng năm 2013 khoảng 1.110 ha
(chủ yếu là giống lúa ST5 và OM4900), tăng 08 ha so với năm 2012, đạt năng suất là 4,5
tấn/ha, sản lượng 4.995 tấn. Thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP, ngày 11/5/2012 của
Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đã chi hỗ trợ cho 1.399 hộ, diện tích 715,62
ha, số tiền 71.562.000 đồng (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
Vĩnh Hải có 3 cơ cấu sản xuất chính: Nông nghiệp, công nghiệp nhỏ, thương mại và dịch
vụ xem Hình 2.5. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 72%, đóng vai trò chủ đạo trong
sinh kế của người dân Vĩnh Hải, công nghiệp nhỏ thủ công truyền thống dệt chiếu, bó
chổi chiếm 11%, với điều kiện tự nhiên tiếp giáp biển mở ra khu du lịch tại hồ bề xã Vĩnh
Hải và dịch vụ buôn bán nhỏ chiếm 17% cho xã (Báo cáo Vĩnh Hải, 2013).
8
Nông nghiệp
Công nghiệp nhỏ
Thương mại và dịch vụ
17%
11%
72%
Hình 2.5 Cơ cấu sản xuất ở Vĩnh Hải năm 2013
(Nguồn: Kế hoạch kinh tế xã hội Vĩnh Hải, 2013)
2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ
2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú ĐBSCL
ĐBSCL có sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều
nhất, 339.001 tấn thủy sản (năm 2013). Đồng Tháp là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất
vùng với sản lượng 440.213 tấn thủy sản (năm 2013). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy
hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp (Tổng cục thống kê, 2011).
Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL có nuôi trồng với nhiều loại như cá tra, cá lóc, cá trê, cá
rô,…đặc biệt nuôi tôm ở ĐBSCL đóng góp sản lượng khá lớn cho vùng. Số liệu trong
Hình 2.6 cho thấy sản lượng thủy sản ở ĐBSCL qua các năm luôn tăng từ năm 2007 có
2.386.169 tấn và năm 2012 đạt 3.269.344 tấn, sản lượng nuôi tôm chiếm khoảng10,94%
sản lượng thủy sản ĐBSCL (Tổng cục thống kê, 2011).
9
Tôm ĐSBSCL
Thủy sản ĐBSCL
3500000
2701927 2819990
3000000
2999114
3169715 3269344
2500000 2386169
2000000
1500000
1000000
500000
309531
307070
318586
347239
366196
357772
2007
2008
2009
2010
2011
2012
0
Hình 2.6 Sản lượng thủy sản ở ĐBSCL từ năm 2007-2012, đơn vị: Tấn.
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011)
Các mô hình nuôi tôm sú
-
-
-
-
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), có các mô hình nuôi tôm sú sau:
Nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm bán
thâm canh, nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa, nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn ở
ĐBSCL:
Nuôi tôm quảng canh: Mật độ tôm trong ao thường thấp do lệ thuộc vào nguồn giống tự
nhiên,diện tích ao nuôi lớn. Ưu điểm là không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm
thu hoạch lớn, giá bán cao và thời gian nuôi thường ngắn do giống lớn. Nhược điểm là
năng suất và lợi nhuận thấp.
Nuôi quảng canh cải tiến: Dựa trên nền tảng mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng có thả
thêm giống ở mật độ thấp (0,5-2 con/m2) và hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên.
Ưu điểm là chi phí vận hành thấp, kích cỡ tôm thu hoạch lớn và giá bán cao. Nhược điểm
là bổ sung giống lớn để giảm hao hụt do dịch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ
ao/đầm theo dạng quảng canh nên khó quản lý, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
Ngoài ra, cũng có những mô hình nuôi quảng canh cải tiến nhưng được vận hành với
những giải pháp kỹ thuật cao như mô hình nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa ở vùng
ven biển. Ao/đầm nuôi nhỏ, xây dựng khá hoàn chỉnh (cống, kinh mương, bờ ao) mật độ
thả cao (có thể đến 7 tôm bột/m2), quản lí ao nuôi tốt nên năng suất và hiệu quả kinh tế
cao.
Nuôi bán thâm canh: Dựa vào chủ yếu nguồn thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn tươi
sống (thức ăn tự nhiên ít quan trọng). Mật độ thả dao động từ 8-10 con/m2 (bán thâm
10
-
-
-
-
canh mức thấp) nhưng trong thực tế là từ 15-24 con/m2 (bán thâm canh mức cao). Diện
tích ao nuôi nhỏ từ 0,2-0,5 ha, ao được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ trang thiết bị như
sục khí, máy bơm để chủ động trong quản lý ao. Kích thước ao nhỏ nên dễ vận hành và
quản lý, kích cỡ tôm thu hoạch khá lớn và giá bán cao.
Nuôi tôm thâm canh (TC): Nuôi tôm thâm canh dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài,
chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp chất lượng cao, thức ăn tự nhiên không quan trọng.
Mật độ thả cao từ 25-40 tôm bột/m2. Diện tích ao nuôi từ 0,5-1 ha, tối ưu là 1 ha, ao xây
dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phương
tiện máy móc, điện và giao thông thuận lợi nên dễ quản lí và vận hành. Nhược điểm là
kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ (30-35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận
trên một đơn vị sản phẩm thấp.
Nuôi bán thâm canh và thâm canh khá giống nhau từ hệ thống nuôi (kích cỡ ao, sục khí)
kỹ thuật vận hành và quản lí ao nuôi. Tuy nhiên, ngay trên một ao nuôi, việc vận hành
cũng có khác nhau về mức độ thâm canh, vụ nuôi chính (vụ mùa khô) có thể vận hành
theo phương thức bán thâm canh.
Nuôi tôm luân canh với trồng lúa: Đây được xem là mô hình phổ biến đang được đa số
người dân ở các tỉnh ĐBSCL áp dụng nuôi ở các vùng ruộng trũng hiện nay, bởi hiệu quả
sử dụng đất cao, khả năng đầu tư hợp lí. Hình thức nuôi này được đánh giá là hiệu quả về
kinh tế và môi trường, là hình thức nuôi mang tính sinh thái như quảng canh nhưng có
hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến luân canh ruộng lúa một
vụ (ở vùng nước lợ), với diện tích mương bao quanh thửa ruộng; chiếm 25-30% diện tích.
Mật độ thả nuôi từ 4-6 con/m2 và tôm giống có kích cỡ 2-3 cm/con. Năng suất thu hoạch
từ 0,2-0,56 tấn/ha ruộng/vụ tùy từng vùng. Thời gian nuôi khoảng 3-4 tháng/vụ. Đây là
mô hình thích hợp để mở rộng ở những vùng sản xuất lúa một vụ năng suất thấp và mô
hình này phổ biến ở các tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.
Là phương thức nuôi quảng canh kết hợp nuôi tôm sú với trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh
ven biển có rừng ngập mặn và trung bình mỗi hộ có khoảng 5-10 ha đất rừng. Nuôi thủy
sản trong rừng ngập mặn hiện nay chủ yếu là nuôi tôm ở phương thức quảng canh không
thả giống, không cho ăn và nuôi quanh năm. Phương thức này năng suất không ổn định
và hiệu quả kinh tế thấp và giảm đần khi tuổi cây rừng tăng (do thức ăn tự nhiên giảm).
Phương thức nuôi tiến bộ hơn là có thả bổ sung giống tôm, cua, cá và các đối tượng nuôi
được thu tỉa thả bù thường xuyên (1-2 tháng/lần) và có cho ăn bổ sung. Mật độ thả nuôi
bình quân từ 3-5 con/m2, năng suất đạt 350-400 kg/ha/năm.
11
Diện tích rừng trồng ở ĐBSCL liên quan đến mô hình tôm rừng
Diện tích rừng năm 2007, có 7,6 nghìn ha giảm mạnh so với dự đoán 2012 giảm còn 1,6
nghìn ha ở ĐBSCL, các tỉnh ĐBSCL qua các năm giảm mạnh ở một số tỉnh như Long
An, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, đặc biệt Cần Thơ không có diện tích
rừng. Rừng ở ĐBSCL có hai nhóm, rừng ngập nước (đất phèn, tràm, bạch đàn) và rừng
ngập mặn (đước, mắm, sú, vẹt). Trong đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi thực hiện
mô hình tôm rừng kết hợp. Các tỉnh có mô hình này phổ biến là Cà Mau, Kiên Giang,
Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liệu và Sóc Trăng. Tuy nhiên, diện tích chính xác mô hình tôm
rừng kết hợp thì chưa được công bố.
Bảng 2.2 Diện tích rừng trồng ở ĐBSCL từ năm 2007-2012, đơn vị: Nghìn ha
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Đồng bằng sông Cửu Long
7,6
6,9
10,4
6,1
1,3
1,6
Long An
0,1
0
0,5
0
0
0
Tiền Giang
0,1
0,2
0,1
0,1
0,2
0
Bến Tre
0,1
0,2
0,2
0,1
0,1
0,1
Trà Vinh
0,1
0,2
1
0,3
0
0,1
Đồng Tháp
0,4
0,4
0,4
0,3
0
0,3
An Giang
0,4
0,4
3,5
1
0,1
0,1
Kiên Giang
1,5
0,5
0,5
0,3
0
0
0
0
0
0
0
0
Hậu Giang
0,2
0,2
0,5
0,2
0,1
0,1
Sóc Trăng
0,3
1,1
0,4
0,3
0
0,1
Bạc Liêu
0
0,1
0,5
1,3
0
0,1
Cà Mau
4,4
3,6
2,8
2,2
0,8
0,7
Cần Thơ
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011)
2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Sóc Trăng
Sóc Trăng là đất nuôi trồng thủy sản 71.500 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm 48.920 ha,
hình thức nuôi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh.
Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm khoảng 20% diện tích để sản
lượng nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 51% tổng sản lượng tôm, sản lượng nuôi
quảng canh cải tiến chiếm 35%, sản lượng tôm lúa, tôm rừng chiếm 14% tổng sản lượng.
Năng suất tôm nuôi quảng canh phấn đấu từ 0,35-0,45 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến
trên ruộng lúa (tôm lúa) đạt từ 0,4-0,5 tấn/ha, nuôi tôm rừng 0,15-0,20 tấn/ha, nuôi thâm
12