Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

khảo sát nhận thức về incoterms của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 83 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ THANH XUÂN
MSSV 4114811

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ INCOTERMS
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành 52340120

Cần Thơ, Tháng 11/2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ THANH XUÂN
MSSV 4114811

KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ
INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ


Mã số ngành 52340120
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
LÊ TRẦN THIÊN Ý

Cần Thơ, Tháng 11/2014


LỜI CẢM TẠ
Sau gần bốn năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ được sự chỉ dạy
tận tình của Quý Thầy Cô, nhất là Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu cả lý thuyết lẫn
thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường.Thông qua luận văn này, em xin
được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Trong thời gian nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn nhiều doanh nghiệp
xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ với sự trợ giúp của Sở Kế hoạch và
Đầu tư, em đã được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của
các Ban Lãnh đạo cùng nhân viên Sở Kế hoạch và Đầu tư, các anh chị trong
các công tyđược khảo sát và Sở Công Thương đã giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Trần Thiên Ý, người trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thu thập số liệu,
em cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên ngoại thương, những người
đã giúp đỡ em rất nhiều trong khoảng thời gian thực hiện đề tài và phỏng vấn
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, luôn tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin kính chúc cô Lê Trần Thiên Ý và các Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế

- QTKD thật nhiều sức khoẻ và luôn đạt được thành công trong mọi công việc.

Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Hà Thanh Xuân

i


TRANG CAM KẾT
Em cam đoan đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Hà Thanh Xuân

ii


Họ và tên giáo viên hƣớng dẫn:

Lê Trần Thiên Ý

Học vị:

Thạc sĩ


Cơ quan công tác:

Khoa Kinh tế- Quản trị kinh
doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ

Họ và tên sinh viên:

Hà Thanh Xuân

Mã số sinh viên:

4114811

Tên đề tài:

Khảo sát nhận thức về Incoterms
của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Thành phố Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..…..
2. Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
6. Kết luận:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Ngƣời nhận xét

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 ............................................................................................................ 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về thời gian ....................................................................................... 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................ 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm và vai trò của Incoterms ................................................................. 3
2.1.2 Cấu trúc của Incoterms.................................................................................... 5
2.1.3 Tình hình sử dụng Incoterms trong một số ngành ở Việt Nam hiện nay ........ 12

2.1.4 Kinh nghiệm sử dụng Incoterms của một số nước trên thế giới ..................... 14
2.2 MỘT SỐ LƢU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS ....................................... 19
2.2.1 Lưu ý về tính luật của Incoterms ................................................................... 19
2.2.2 Lưu ý về sử dụng các tập quán thương mại ................................................... 19
2.2.3 Lưu ý về phạm vi áp dụng của Incoterms ...................................................... 20
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 21
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 21
CHƢƠNG 3 .......................................................................................................... 23
3.1 Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu ở thành phố Cần Thơ ....................... 23
3.1.1 Tình hình chung về hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ ......... 23
3.1.2 Hoạt động xuất khẩu ..................................................................................... 24
3.1.3 Hoạt động nhập khẩu .................................................................................... 29
3.2 Đặc điểm áp dụng Incoterms trong Xuất Nhập Khẩu ở Cần Thơ ............... 32
3.2.1 Đặc điểm chung ............................................................................................ 32
3.2.2 Những điểm bất lợi ....................................................................................... 33
3.2.3 Lợi ích của việc lựa chọn Incoterms phù hợp ................................................ 35
CHƢƠNG 4 .......................................................................................................... 38
4.1 Mô tả mẫu ...................................................................................................... 38
v


4.1.1 Loại hình kinh doanh .................................................................................... 39
4.1.2 Mặt hàng kinh doanh..................................................................................... 40
4.1.3 Thị trường xuất nhập khẩu ............................................................................ 41
4.2 Thực trạng nhận thức về Incoterms.............................................................. 42
4.2.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms ...................................................................... 42
4.2.2 Phân biệt Incoterms và Hợp đồng Ngoại thương ........................................... 43
4.2.3 Hiểu biết của doanh nghiệp về Incoterms 2010 ............................................. 46
4.3 Thực trạng sử dụng Incoterms ...................................................................... 48

4.4 Thực trạng đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ ngoại thƣơng .................................... 53
4.4.1 Trình độ của các cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu ........................................ 53
4.4.2 Hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp ......................................................... 55
CHƢƠNG 5 .......................................................................................................... 58
5.1 Cơ sở đề xuất .................................................................................................. 58
5.1.1 Kết quả khảo sát sự hiểu biết của doanh nghiệp ............................................ 58
5.1.2 Kết quả khảo sát hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp ..................................... 59
5.2 Đề xuất một số giải pháp................................................................................ 59
5.2.1 Quan tâm đào tạo chuyên ngành đối với các cán bộ phụ trách nghiệp vụ ngoại
thương ................................................................................................................... 59
5.2.2 Tăng cường các hoạt động hổ trợ cán bộ bổ sung kiến thức về Incoterms ..... 60
5.3 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc .......................................................................... 60
CHƢƠNG 6 .......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 63

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua củaIncoterms
2000............................................................................................................................. 6
Hình 2.2 Điểm phân định nghĩa vụ theo Incoterms 1990 ........................................... 10
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt đặc điểm nhóm E và F ..................................................................... 7
Bảng 2.2 Tóm tắt đặc điểm nhóm C ............................................................................. 8
Bảng 2.3 Tóm tắt đặc điểm nhóm D ........................................................................... 10
Bảng 2.4 Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và 2010 ............................................ 18
Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ so với cả nước từ năm 2011 đến
nay ............................................................................................................................. 23

Bảng 3.2 Bảng tính toán giá vận tải và bảo hiểm trên kim ngạch xuất khẩu từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 24
Bảng 3.3 Tỷ trọng kim ngạch hai mặt hàng chủ lực của Cần Thơ so với cả nước ....... 26
Bảng 3.4 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cần Thơ trong những năm
gần đây ...................................................................................................................... 28
Bảng 3.5 Bảng tính toán giá vận tải và bảo hiểm trên kim ngạch nhập khẩu từ năm
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................. 29
Bảng 3.6 Kim ngạch hai nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Cần Thơ so với cả
nước trong những năm gần đây .................................................................................. 30
Bảng 3.7 Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Cần Thơ........................... 31
Bảng 4.1 Kiến thức cơ bản về Incoterms .................................................................... 42
Bảng 4.2 Tính chất của Incoterms .............................................................................. 46
Bảng 4.3 Hiểu biết của doanh nghiệp về các điều kiện Incoterms 2010 ...................... 47
Bảng 4.4 Lựa chọn hãng tàu và bảo hiểm của doanh nghiệp Cần Thơ ........................ 50
Bảng 4.5 Cách thức dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng ngoại thương........................ 52

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp được khảo sát .................... 38
Biểu đồ 4.2 Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp được khảo sát .............. 39
Biểu đồ 4.3 Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp được khảo sát ................... 39
Biểu đồ 4.4 Mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát ...................... 40
Biểu đồ 4.5 Mặt hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát ..................... 40
Biểu đồ 4.6 Thị trường xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát ........... 41
Biểu đồ 4.7 Hiểu biết của doanh nghiệp về hàng hóa có thể áp dụng Incoterms ....... 43
Biểu đồ 4.8 Hiểu biết của doanh nghiệp về phạm vi áp dụng của Incoterms............. 44
Biểu đồ 4.9 Những hoạt động được điều chỉnh do Incoterms ................................... 44
Biểu đồ 4.10 Hiểubiết của doanh nghiệp về trọng tài xét xử quy định trong hợp

đồng......................................................................................................................... 45
Biểu đồ 4.11 Thực trạng sử dụng Incoterms của các doanh nghiệp khảo sát............. 48
Biểu đồ 4.12 Điều kiện Incoterms thường được sử dụng trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp .............................................................................................. 49
Biểu đồ 4.13 Lựa chọn Incoterms của các doanh nghiệp có sử dụng container ......... 50
Biểu đồ 4.14 Tỷ lệ doanh nghiệp có dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng ngoại
thương ..................................................................................................................... 51
Biểu đồ 4.15 Tỷ lệ về vị trí dẫn chiếu Incoterms ...................................................... 52
Biểu đồ 4.16 Tỷ lệ doanh nghiệp có bộ phận xuất nhập khẩu riêng .......................... 53
Biểu đồ 4.17 Trình độ chuyên ngành của cán bộ ngoại thương tại các doanh nghiệp
được khảo sát ........................................................................................................... 54
Biểu đồ 4.18 Trình độ ngoại ngữ của các doanh nghiệp ........................................... 54
Biểu đồ 4.19 Trình độ học vấn của các doanh nghiệp............................................... 55
Biểu đồ 4.20 Tỷ lệ các doanh nghiệp có tổ chức các hoạt động hỗ trợ...................... 55
Biểu đồ 4.21 Hoạt động hỗ trợ bổ sung kiến thức về Incoterms của các doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 56

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
EU: European Union (Liên minh Châu Âu)
EFTA: European Free Trade Association (Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu)
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
ĐĐ: Đặc điểm
CP: Chi phí
HĐ: Hợp đồng
ĐVT: Đơn vị tính
ICC: International Chamber of Commerce (Phòng Thương mại quốc tế)

VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam)
CY: Container Yard (Bãi để container)
FMC: Federal Maritime Council (Hội đồng Hàng hải Liên bang)

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chưa bao giờ như hiện nay, Chính phủ cùng các doanh nghiệp Việt Nam
đều quan tâm đến hoạt động ngoại thương, hiệu quả và tính cạnh tranh của các
ngành hàng xuất khẩu, vì theo các chuyên gia kinh tế: tính hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu là những chỉ tiêu hàng đầu đánh giá
khả năng hội nhập của một nền kinh tế trong tiến trình “mở cửa” kinh tế với
bên ngoài. Từ sau ngày 11/1/2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), hoạt động ngoại
thương của Việt Nam có những bước chuyển biến vượt bậc: tốc độ tăng
trưởng xuất nhập khẩu nhanh; từ chỗ kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ ở mỗi
ngành hàng, thì nay nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam giữ vị trí thứ
hạng cao có khả năng tham gia chi phối thị trường thế giới và khu vực như
gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, dầu thô, thủy sản...; từ chỗ cơ cấu nhập khẩu
hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn, chuyển sang nâng cao tỷ trọng nhập khẩu
trang thiết bị, máy móc và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu...
Tuy nhiên hiệu quả hoạt động ngoại thương vẫn chưa được nâng lên
đáng kể: xuất khẩu dưới dạng thô, dưới dạng gia công còn chiếm tỷ trọng
cao; sản xuất hàng xuất khẩu còn bị lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
ngoại nhập; nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ; khả năng cạnh tranh của
nhiều sản phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa và xuất khẩu còn hạn chế;

nhập siêu đang đe dọa quay trở lại... Một trong những nhân tố tác động đến
tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương là: Các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu của Việt Nam chưa sử dụng có hiệu quả và vận dụng đúng các điều
kiện thương mại quốc tế (Incoterms – International Commerce Terms). Xuất
“FOB”, nhập “CIF” gần như là hiện tượng phổ biến, ít thay đổi cùng với tiến
trình mở rộng sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, hậu quả: xuất khẩu theo
giá thấp, nhập khẩu với giá cao; việc xuất khẩu những sản phẩm vô hình của
ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm bị hạn chế...Việc vận dụng không đúng điều
kiện Incoterms chưa tạo cơ sở pháp lý chuẩn để bảo vệ quyền lợi của các
doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Để góp
phần giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả kinh doanh quốc tế của các doanh
nghiệp Việt Nam, nghiên cứu thực trạng sử dụng Incoterms, nghiên cứu sự
hiểu biết của doanh nghiệp về Incoterms – một nhân tố quan trọng tác động
đến thực trạng, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp, em đã chọn đề tài
nghiên cứu “Khảo sát nhận thức về Incoterms của các doanh nghiệp xuất

1


nhập khẩu thành phố Cần Thơ” vì Cần Thơ là một trong 5 thành phố lớn của
Việt Nam nên có thể ít nhiều mang tính đại diện cho cả nước. Đây là việc
làm mang ý nghĩa kinh tế thiết thực.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Khảo sát nhận thức của doanh nghiệp đối với bộ điều kiện thương mại
quốc tế cũng như ảnh hưởng của nó đến những quyết định trong hoạt động
xuất nhập khẩu của địa bàn thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó tìm ra một số
giải pháp giúp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với Incoterms nhằm
cải thiện hoạt động ngoại thương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Khái quát kiến thức cơ bản về Incoterms 2000 và 2010;
- Khảo sát nhận thức của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Cần Thơ về
Incoterms;
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức về Incoterms trong
Hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích trong đề tài này được thu thập
từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 18/9/2014
đến 20/10/2014.
1.3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát nhận thức về Incoterms của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu địa bàn thành phố Cần Thơ.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của Incoterms
2.1.1.1 Khái niệm
Những điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms –
Incoterms) là bản quy tắc diễn giải những điều kiện thương mại quốc tế thông
dụng, được ban hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Những điều kiện
thương mại này chỉ rõ nghĩa vụ của người mua và người bán liên quan đến
việc giao nhận hàng hoá, vấn đề thông quan xuất nhập khẩu, việc phân chia rủi
ro và chi phí trong quá trình giao nhận hàng. Như vậy, một điều kiện
Incoterms được lựa chọn sẽ là một điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế.

2.1.1.2 Vai trò
Incoterms được hiểu là tập quán thương mại quốc tế, là tập quán được
lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có
liên quan thừa nhận.
Trong trường hợp, nếu hợp đồng được kí kết và có hiệu lực thì hai bên
đều phải thực hiện. Bởi vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì các cơ quan xét xử sẽ
dựa trên các điều khoản trong hợp đồng để phán quyết. Còn trong trường hợp
các bên mua, bán thoả thuận sử dụng một tập quán thương mại quốc tế nào đó
và được quy định trong hợp đồng thì khi có tranh chấp xảy ra các cơ quan xét
xử sẽ dựa trên các điều khoản đã được quy định của tập quán thương mại quốc
tế đó. Do vậy, tuy không phải là một yếu tố bắt buộc trong hợp đồng mua bán
quốc tế song tập quán thương mại Incoterms trong thương mại quốc tế vẫn có
vai trò quan trọng và được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, Incoterms là 1 bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán
thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế
giới. Các tập quán này đã xuất hiện và tồn tại trong quá trình phát triển của
thương mại thế giới, nhưng trước đây chưa được biết đến theo một trật tự khoa
học và logic. Incoterms ra đời là một sự tập hợp những gì đã được thực hiện và
kiểm nghiệm phổ biến trong thực tiễn, với mục đích giúp cho mọi doanh
nghiệp ở khắp nơi trên thế giới có thể hiểu rõ và sử dụng một cách dễ dàng mà
không cần mất nhiều thời gian để tìm hiểu tất cả các luật lệ, tập quán thương
mại riêng biệt của các đối tác nước ngoài.

3


Thứ hai, Incoterms là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải
hàng hóa ngoại thương. Thật vậy, tên gọi từng điều kiện của Incoterms được
trình bày thật đơn giản nhưng vẫn nói lên đầy đủ ý nghĩa bản chất của điều
kiện đó về nghĩa vụ giao nhận và vận tải hàng hóa của các bên tham gia trong

hợp đồng ngoại thương. Ở mỗi điều kiện thương mại xác định trong 10 nhóm
nghĩa vụ cơ bản cho mỗi bên mua, bán phải thực hiện, đa số các nghĩa vụ quy
định có liên quan đến giao nhận, vận tải hàng hóa và các chứng từ có liên
quan.
Thứ ba, Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm
phán, xây dựng và tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương. Incoterms là sự
tập hợp chuẩn mực thống nhất các tập quán thông dụng có liên quan đến nghĩa
vụ của các bên trong mua bán quốc tế, cho nên khi xác định Incoterms nào 2
bên sẽ áp dụng, mỗi bên có thể hình dung những nghĩa vụ cơ bản mà mình
phải thực hiện, điều này giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch đàm phán và đơn
giản hóa nội dung của hợp đồng, mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ và
mang tính pháp lý cao. Vai trò của Incoterms càng có ý nghĩa hơn đối với các
khu vực như EU, EFTA… ở đó phổ biến hình thức hợp đồng bằng miệng, hay
ở Anh, Mỹ, các nước Bắc Mỹ,… những nơi đó luật “trường hợp” vẫn là nên
tảng cơ bản để soạn thảo và giải quyết tranh chấp trong ngoại thương.
Thứ tư, Incoterms là cơ sở quan trọng xác định giá cả mua bán hàng hóa.
Thật vậy, vì Incoterms quy định nghĩa vụ quan trọng nhất về giao nhận, vận tải
hàng hóa; về các chi phí cơ bản: giá trị hàng hóa, thủ tục và thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa; địa điểm chuyển rủi ro hàng
hóa từ người bán sang người mua; địa điểm giao và nhận hàng,… cho nên
Incoterms được các bên thỏa thuận lựa chọn sẽ là một trong những cơ sở quan
trọng nhất để xác định giá cả trong mua bán ngoại thương.
Thứ năm, Incoterms là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại
và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người bán trong quá trình thực hiện hợp
đồng ngoại thương: Nếu trong hợp đồng ngoại thương có dẫn chiếu loại
Incoterms sử dụng (2000; 2010;…) thì khi có tranh chấp xảy ra, văn bản
Incoterms và các tài liệu giải thích chuẩn mực về Incoterms là những căn cứ
quan trọng mang tính pháp lý giúp các bên thực hiện và giải quyết khiếu nại
hoặc kiện ra tòa án, trọng tài.
Do đó, dù không có tính cưỡng chế nhưng không thể coi nhẹ vai trò của

Incoterms trong thương mại quốc tế. Incoterms làm cho thương mại quốc tế dễ
dàng hơn và giúp người buôn bán ở các nước khác nhau dễ hiểu nhau hơn.
Incoterms là những quy định quốc tế được chấp nhận của Chính phủ và toàn

4


thế giới cho việc giải thích của hầu hết các thuật ngữ thường sử dụng trong
thương mại quốc tế. Chúng hoặc là giảm bớt hoặc loại bỏ những bất trắc, sự
khác nhau phát sinh từ các điều khoản trong hợp đồng giữa các nước khác
nhau.
2.1.2 Cấu trúc của Incoterms
Để phản ánh sự mở rộng của các khu vực mậu dịch tự do, việc sử dụng
các phương tiện giao tiếp điện tử, các vấn đề về an ninh và những biến đổi gần
đây trong vận tải và thương mại quốc tế Incoterms đã được sửa đổi nhiều lần
và gần đây nhất là phiên bản Incoterms 2010. Tuy nhiên hiện nay cả hai phiên
bản Incoterms 2000 và 2010 đều được sử dụng tùy thuộc vào các bên tham gia
hợp đồng (người bán và người mua) sẽ quyết định sử dụng chúng như thế nào
và đưa chúng một cách rõ ràng vào trong hợp đồng mua bán quốc tế.
2.1.2.1 Incoterms 2000
Sẽ đầy đủ hơn nếu đề tài khoa học nghiên cứu cả nội dung của các văn
bản Incoterms ban hành trước đó, vì lẽ các văn bản này đều có thể áp dụng tùy
vào thói quen sử dụng của các bên mua bán, nhưng trong phạm vi đề tài này,
chỉ tập trung nghiên cứu sâu về Incoterms 2000 và 2010 vì các lý do: đây là
các phiên bản được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện các phiên bản trước đó; hai
phiên bản này được áp dụng rộng rãi vì tính phù hợp của chúng với các đặc
điểm kinh doanh quốc tế hiện đại: Hàng hóa chuyên chở bằng container trở
thành thông dụng; Giao dịch hàng hóa và chứng từ qua phương tiện điện tử trở
thành xu hướng phổ biến mang tính tất yếu khách quan; Những trở ngại về thủ
tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu như giấy phép, thủ tục hải

quan, giám định chất lượng và số lượng hàng hóa… ngày càng giảm cùng với
tiến trình hội nhập khu vực và toàn cầu về kinh tế. Có bốn vấn đề cơ bản được
ấn định liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên phù hợp với mỗi điều kiện
giao hàng:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến vận chuyển hàng
hóa bao gồm cả những chi phí bổ sung có thể phát sinh trong quá trình vận
chuyển.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết các thủ tục
hải quan (thủ tục thông quan), liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa và
quá cảnh sang quốc gia thứ ba bao gồm việc trả lệ phí hải quan và các khoản lệ
phí khác.
Thứ ba, ấn định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua
trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng;

5


Thứ tư, ấn định nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Nguồn: Theo Saga Communication

Hình 2.1 Địa điểm chuyển giao rủi ro từ ngƣời bán sang ngƣời mua của
Incoterms 2000
Từ hình vẽ trên, ta có thể nhận thấy INCOTERMS 2000 bao gồm 13 điều
kiện giao hàng, được chia thành 4 nhóm:
 Nhóm “E”
Nhóm này chỉ có một điều kiện giao hàng đó là EX WORKS (EXW).
Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết với điều kiện giao hàng EXW,
bên bán có nghĩa vụ duy nhất là giao hàng cho bên mua tại xưởng của mình
trong thời hạn được hợp đồng quy định, không xem xét việc vận chuyển, có

nghĩa là bên bán chuẩn bị hàng hóa để bên mua có thể tiếp nhận và thông báo
cho người mua ngày và địa điểm giao hàng. Bên mua có nghĩa vụ phải làm
mọi thủ tục hải quan liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa.
 Nhóm “F”
Nhóm này có các điều kiện giao hàng sau:
FCA (Free Carrier- giao cho người vận chuyển);
FAS (Free Alongside Ship- giao dọc mạn tàu);
FOB (Free On Board- giao lên boong tàu).

6


Bảng 2.1 Tóm tắt đặc điểm nhóm E và F
Điều kiện
EXW
Thủ tục thông
quan

Bán
Mua

ĐĐ chuyển rủi ro

HĐ vận tải

XK+NK

FAS

FOB


XK

XK

XK

NK

NK

NK

Xưởng người Giao cho người
bán
chuyên chở

& chi phí
HĐ bảo hiểm

FCA

Dọc mạn Lan can
tàu
tàu

Bán

x


x

x

x

Mua









Bán

x

x

x

x

Mua










Nguồn: Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương

Đặc điểm chung của các điều kiện này là bên bán có nghĩa vụ phải giao
hàng đến phương tiện vận chuyển được bên mua quy định và đặt hàng hóa
dưới sự giám sát của người vận chuyển nhưng không có nghĩa vụ tổ chức việc
vận chuyển. Trong nhóm này, hợp đồng FOB thường được các công ty xuất
khẩu Việt Nam và các công ty nhập khẩu của các nước phát triển sử dụng
nhiều nhất và áp dụng khi vận chuyển bằng đường biển. Theo Incoterms,
thông thường FOB được hiểu là FOB boong tàu tức là người bán được coi là
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại thời điểm hàng hóa được chuyển
từ cầu cảng qua lan can tàu. Theo pháp luật của Hoa Kỳ, điều kiện FOB chỉ có
như nghĩa chung và khác với FOB được quy định trong Incoterms. Điều 2-319
Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ quy định FOB là một địa điểm giao
hàng xác định và bao gồm:
oNếu là FOB địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ phải giao
hàng tại địa điểm quy định và chịu mọi phí tổn, rủi ro xảy ra trước thời điểm
giao hàng cho người vận chuyển.
oNếu là FOB địa điểm quy định thì người bán có nghĩa vụ phải chuyên
chở hàng hóa đến địa điểm quy định đó và giao chúng cho người vận chuyển
hay người mua.



7



 Nhóm “C”
Nhóm này có 4 điều kiện giao hàng:
CFR (Cost and Freight - giá hàng và cước phí);
CIF (Cost, Insurance, Freight – giá hàng, bảo hiểm và cước phí);
CPT (Carriage Paid To… - cước phí được trả đến…);
CIP (Carriage and Insurance Paid to…) - cước phí và bảo hiểm đă được
trả đến…
Bảng 2.2 Tóm tắt đặc điểm nhóm C
Điều kiện
Thủ tục
thông quan

ĐĐ chuyển
rủi ro và CP

HĐ bảo
hiểm

HĐ vận tải

CFR

CIF

CPT

CIP


Người Bán

XK

XK

XK

XK

Người Mua

NK

NK

NK

NK

Lan can tàu





x

x


Giao cho người chuyên
chở

x

x





Người Bán

x



x



Người mua tự định đoạt



x



x


Người Bán









Người Mua

x

x

x

x

Nguồn: Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương

Đặc điểm chung cho tất cả các điều kiện thuộc nhóm này là so với các
điều kiện thuộc nhóm “F”, bên bán có thêm nghĩa vụ phải kí hợp đồng vận
chuyển đến địa điểm được quy định trong hợp đồng. Hai điều kiện CFR và
CIF thường được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường
biển, còn CIP và CPT được sử dụng đối với mọi loại phương tiện vận chuyển.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, điều kiện giao hàng CIF thường
được sử dụng nhiều nhất. Mục đích của người mua theo hợp đồng mua bán với

điều kiện CIF là nhận được một cách nhanh chóng nhất quyền định đoạt hàng
hóa để có thể hoặc bán lại hàng hóa cho người thứ ba hoặc sử dụng chứng từ
này để vay tín dụng ngân hàng, sau đó là để nhận hàng hay tiền bảo hiểm
trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng.

8


Mục đích của người bán là cung cấp hàng hóa cho người mua, đồng thời
đảm bảo cho mình một lợi nhuận tối đa khi trả cước phí vận chuyển, mua bảo
hiểm cho hàng hóa và hạn chế được rủi ro một cách tối đa bởi vì người bán chỉ
giao quyền định đoạt hàng hóa cho người mua khi được thanh toán mà không
phải chịu trách nhiệm hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trên đường vận
chuyển.
(Ví dụ, trong những trường hợp nếu bên bán không những chỉ có nghĩa
vụ chuyên chở hàng hóa mà cón có thêm nghĩa vụ bốc hàng từ tàu xuống cầu
cảng thì phải bổ sung vào điều kiện CIF thuật ngữ “landed – bao gồm dỡ hàng
khỏi tàu”).
 Nhóm “D”
Nhóm này bao gồm 5 điều kiện giao hàng
DAF (Delivered At Frontier – giao hàng tại biên giới);
DES (Delivered Ex Ship – giao tại tàu ở cảng quy định);
DEQ (Delivered Ex Quay (Duty paid)– giao hàng tại cầu cảng của cảng
đến và trả thuế nhập khẩu);
DDU (Delivered Duty Unpaid – giao hàng tận nơi nhưng chưa trả thuế
nhập khẩu);
DDP (Delivered Duty Paid – giao hàng tận nơi, trả thuế nhập khẩu).
Đặc điểm chung cho tất cả các điều kiện của nhóm này là bên bán phải
chịu mọi rủi ro, phí tổn liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa đến địa điểm
quy định. Trong nhóm này, hợp đồng mua bán hàng hóa theo điều kiện DAF

được áp dụng phổ biến nhất. Theo điều kiện giao hàng này, nghĩa vụ của bên
bán được coi là hoàn thành khi hàng hóa được qua thủ tục hải quan và được
chở đến biên giới của bên mua.
Những nghĩa vụ cơ bản của bên bán và bên mua theo điều kiện DAF:
Đối với bên bán: giao hàng cùng với đơn giá hay một chứng từ nào khác
xác nhận hàng hóa phù hợp với điều kiện của hợp đồng; giao hàng tại biên
giới đúng địa điểm quy định trong ngày hoặc thời hạn được quy định; hoàn tất
các thủ tục hải quan cũng như các thủ tục khác cần thiết cho việc xuất khẩu
hàng hóa tại địa điểm quy định ở biên giới hay cần thiết cho hàng hóa quá
cảnh qua nước thứ ba; kí kết hợp đồng vận chuyển đến địa điểm quy định ở
biên giới; chịu mọi rủi ro, phí tổn đến thời điểm hàng hóa được đặt dưới sự
giám sát của bên mua tại biên giới; thông báo cho bên mua biết việc giao hàng
và giao chứng từ vận chuyển cho bên mua.
9


Đối với bên mua: tiếp nhận hàng hóa được giao tại địa điểm được quy
định; thanh toán tiền mua hàng; hoàn thành thủ tục nhập khẩu; chịu mọi rủi ro
và phí tổn từ thời điểm tiếp nhận hàng theo quy định của hợp đồng.
Bảng 2.3 Tóm tắt đặc điểm nhóm D
Điều kiện
Thủ tục
thông quan

ĐĐ chuyển
rủi ro và CP

HĐ bảo
hiểm


HĐ vận tải

CFR

CIF

CPT

CIP

Người Bán

XK

XK

XK

XK

Người Mua

NK

NK

NK

NK


Lan can tàu





x

x

Giao cho người chuyên
chở

x

x





Người Bán

x



x




Người mua tự định đoạt



x



x

Người Bán









Người Mua

x

x

x

x


Nguồn: Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương

Nguồn: Theo Saga Communication

Hình 2.2 Điểm phân định nghĩa vụ theo Incoterms 1990

10


2.1.2.2 Incoterms 2010
Sau nhiều năm nghiên cứu trên 2000 công ty xuất khẩu lớn trên thế giới
có liên hệ chặt chẽ với Phòng thương mại quốc tế - ICC về việc sử dụng
Incoterms 2000, các chuyên gia đã đưa ra kết luận: Trong Incoterms 2000 có
nhiều điều kiện thương mại trong thực tế được rất ít các doanh nghiệp áp dụng
như DAF, DES, DEQ, DDU. Nhiều điều kiện thương mại không rõ, dễ nhầm
lẫn dẫn đến khó lựa chọn, tranh chấp trong việc trả các loại chi phí liên quan
đến giao nhận. Ngoài ra còn có yếu tố khách quan như: năm 2004, Quy tắc
điều chỉnh hoạt động thương mại của Hoa Kỳ đã được xây dựng mới; Quy tắc
bảo hiểm hàng hóa chuyên chở mới được hoàn thiện; và Các chừng từ giấy tờ
được nhanh chóng thay thế bằng các chứng từ điện tử.
Chính vì các lí do trên Phòng thương mại quốc tế đã công bố nội dung
Incoterms 2010 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Incoterms 2010 chỉ bao gồm 11 điều khoản, giảm 2 điều khoản so với
Incoterms 2000 và được chia làm 2 nhóm:
 Nhóm 1: gồm 7 điều kiện áp dụng cho mọi phương tiện vận tải
EXW (Ex Works) – Giao hàng tại xưởng;
FCA (Free Carrier) – Giao hàng cho người vận tải;
CPT (Carriage Paid To) – Cước phí trả tới;
CIP (Carriage and Insurance Paid To) – Cước phí và phí bảo hiểm trả

tới;
DAT (Delivered At Terminal) – Giao hàng tại địa điểm cuối của chặng
hành trình vận tải;
DAP (Delivered At Place) – Giao hàng tại địa điểm đến quy định;
DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế.
 Nhóm 2: gồm 4 điều kiện áp dụng cho phương tiện vận tải thủy
FAS (Free Alongside Ship) – Giao hàng dọc mạn tàu;
FOB (Free On Board) – Giao hàng lên tàu;
CFR (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí;
CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
Nói về mặt tích cực, Incoterms 2010 đã phân 11 điều kiện Incoterms
theo 2 nhóm: Vận tải thủy và các loại hình phương tiện vận tải, điều này giúp
cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi lựa chọn Incoterms phù hợp với loại
11


phương tiện vận tải sử dụng; Incoterms 2010 cũng đưa ra những chỉ dẫn và
khuyến cáo khi sử dụng các chứng từ điện tử khi giao dịch và giao nhận hàng
hóa; chỉ dẫn rõ ràng nghĩa vụ của các bên có liên quan đến thủ tục và thuế
thông quan xuất nhập khẩu; chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương.
Một thay đổi quan trọng của Incoterms 2010 bao gồm các quy định về an ninh
hàng hóa và trao đổi thông tin điện tử, đồng thời Incoterms 2010 cũng hướng
dẫn sử dụng các Incoterms trong kinh doanh thương mại nội địa mà chủ yếu
cho Hoa Kỳ, EU nơi mà biên giới hải quan giữa các thành viên dường như xóa
bỏ.
2.1.3 Tình hình sử dụng Incoterms trong một số ngành ở Việt Nam
hiện nay:
- Ngành dệt may đẩy mạnh xuất khẩu FOB:
Theo thống kê gần nhất, hầu hết giá xuất khẩu các mặt hàng dệt may
sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật... sụt giảm đáng kể, các nhà

nhập khẩu trở nên kén chọn và chỉ những doanh nghiệp sản xuất hàng FOB
mới có cơ hội nhận đơn hàng. Hiện trạng này đòi hỏi doanh nghiệp ngành dệt
may Việt Nam tích cực nâng cao giá trị xuất khẩu hàng FOB nhằm giảm tỷ lệ
gia công, tăng giá trị xuất khẩu và đây cũng được xem là giải pháp để vượt qua
giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế hiện nay. Theo các
chuyên gia, doanh nghiệp dệt may phải hướng đến việc sản xuất hàng FOB,
bởi ngoài lợi nhuận cao, các nhà nhập khẩu còn thích hàng FOB và nhận được
nhiều chia sẻ của nhà sản xuất như các công đoạn thiết kế mẫu, chỉ định
nguyên phụ liệu.
Hiện ngành dệt may Việt Nam có chưa đến 50% doanh nghiệp làm hàng
FOB nên dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng cơ cấu hàng FOB chỉ chiếm từ
20-30% giá trị đơn hàng, do dó tỷ suất lợi nhuận thu về thấp.
Theo ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần
Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Garmex Saigon), thị trường hàng FOB
của Việt Nam còn rất rộng. Bên cạnh đó, xu hướng sản xuất hàng FOB đang
dần trở nên tất yếu, buộc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải
chuyển mình mới mong tồn tại và phát triển.
- Ngành cà phê thống nhất thực hiện Hợp đồng xuất khẩu theo phương
thức giao hàng FCA thay vì FOB
Theo thông lệ quốc tế, và đã từ lâu các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam
đều đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu theo điều kiện giao hàng
FOB, điều kiện giao hàng FOB thường là giao những lô hàng rời tại cảng

12


người bán. Hiện nay, hầu hết các lô cà phê giao cho nhà nhập khẩu bằng
container, mà đã giao hàng bằng container thì không thể giao hàng ngay tại
mạn tàu, mà phải giao hàng cho người chuyên chở tại các bãi để container
(còn gọi là CY – Container Yard), hay tại các trạm giao hàng lẻ (gọi là CFS –

Container Freight Station) ở trên bờ, việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và
cả việc thông quan của cơ quan Hải quan đều diễn ra tại CY hay CFS, và đây
chính là lan can tàu của bên bán theo đúng nghĩa của hàng bán container.
Tuy nhiên các doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề bất lợi như từ lúc giao
container cho đến lúc nhận được vận đơn của hãng tàu phải mất từ 5 đến 10
ngày, có khi còn lâu hơn, dẫn đến việc hàng đã giao nhưng nhà xuất khẩu vẫn
chưa lấy được tiền. Ngoài ra còn có những vấn đề bất trắc rủi ro phát sinh từ
phía bên người mua chưa thuê được tàu, container phải nằm chờ chưa được
xếp lên tàu thì nhà xuất khẩu chưa nhận được vận đơn của hãng tàu để xin
chứng nhận hàng hoá (C/O) và gửi hồ sơ cho nhà nhập khẩu để nhận tiền từ
Ngân hàng, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu vì phải vay Ngân hàng, thời
gian chịu lãi tăng lên, càng bất lợi hơn khi tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ
như hiện nay.
Vì vậy, kiến nghị các doanh nghiệp cần đàm phán và ký hợp đồng với
nhà nhập khẩu để giao hàng theo phương thức FCA (Free Carriage) cho việc
giao hàng bằng container không những cho mặt hàng cà phê mà cả những mặt
hàng khác. Phương thức giao hàng bằng container là theo thông lệ quốc tế mà
nhiều nước đã áp dụng, ngay cả Việt Nam nếu áp dụng thành công sẽ đem lại
hiệu quả cho nhà xuất khẩu.
-Ở ngành cao su giao hàng theo phương thức FCA trong xuất khẩu để
tránh rủi ro
Nhằm phù hợp với tình hình giao hàng xuất khẩu trong container, Hiệp
hội Cao su Việt Nam (CSVN) đã đề nghị với Hội đồng kinh doanh Cao su
Đông Nam Á (ARBC) bổ sung điều kiện giao hàng FCA trong các hợp đồng
kinh doanh cao su quốc tế. Hiệp hội CSVN cũng đã tổ chức buổi hội thảo “Áp
dụng FCA trong xuất khẩu cao su” nhằm thảo luận và thu thập ý kiến đóng
góp của các hội viên làm cơ sở thảo luận với các nước tại buổi họp của ARBC.
Tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến của các hội viên cho thấy hợp đồng (HÐ)
FCA có nhiều thuận lợi, an toàn cho người bán lẫn người mua và nâng cao
trách nhiệm của người chuyên chở. Những khách hàng mua cao su thường

chấp nhận phương thức này do chi phí giao nhận và bảo hiểm cũng không cao
hơn nhiều so với FOB và cả hai bên doanh nghiệp đều có thể dễ dàng thỏa
thuận được phần chịu trách nhiệm rủi ro.
13


2.1.4 Kinh nghiệm sử dụng Incoterms của một số nƣớc trên thế giới
2.1.4.1 Hoa Kỳ
 Sử dụng Incoterms nhƣ là phƣơng tiện đạt đƣợc các mục tiêu kinh
doanh quan trọng hơn:
Doanh nghiệp Mỹ rất tự hào về nền kinh tế mạnh của quốc gia mình và
bản thân thế và lực của nhiều Công ty Mỹ rất mạnh, cho nên trong đàm phán
ngoại thương, họ thường hướng tới đề nghị đối tác chấp thuận sử dụng các
điều kiện thương mại của Mỹ, để có thể sử dụng luật của Mỹ giải quyết tranh
chấp trong mua bán. Nhưng trong nhiều trường hợp để mở rộng thị phần
nhanh, độc quyền chi phối đối tác, khả năng thu lợi nhuận từ thương vụ lớn thì
các doanh nghiệp Mỹ cũng linh động sử dụng Incoterms như là phương tiện
đạt được các mục đích kinh doanh, và các thương nhân Mỹ được đánh giá am
hiểu Incoterms không kém bất cứ thương nhân Châu Âu nào (nơi được xem sử
dụng Incoterms thành thạo).
 Việc dẫn chiếu trong hợp đồng ngoại thƣơng về sử dụng Incoterms
ban hành năm nào là việc làm mà ngƣời soạn thảo hợp đồng của Mỹ
không bao giờ quên:
Hoạt động của nước Mỹ được dựa trên nền tảng hệ thống pháp luật đa
dạng và phức tạp, ngoài ra luật của Mỹ thuộc Hệ thống Luật trường hợp, cho
nên để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện mua bán quốc tế và giúp nhanh
chóng giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra, người Mỹ ngoài việc soạn thảo hợp
đồng mua bán rất kỹ, chi tiết, thậm chí trong hợp đồng còn có các định nghĩa
để tránh các bên hiểu sai nội dung hợp đồng, thì luôn luôn trong mọi hợp đồng
người Mỹ còn dẫn chiếu đến văn bản Incoterms ban hành năm nào (nếu các

bên thỏa thuận áp dụng Incoterms) vì các doanh nghiệp Mỹ luôn ý thức được
rằng sự dẫn chiếu ấy giúp cho sau này nếu có tranh chấp xảy ra, cả văn bản
Incoterms của ICC sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và
giải quyết tranh chấp.
 Sự linh hoạt của ngƣời Mỹ trong sử dụng Incoterms:
Các doanh nghiệp Mỹ luôn ý thức được rằng Incoterms là tập quán
thương mại mang tính phổ biến, cho nên trong mỗi trường hợp kinh doanh cụ
thể, các bên có thể thỏa thuận các chi tiết khác đi so với tinh thần của
Incoterms và để tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các thay đổi này trong
hợp đồng ngoại thương nêu rõ và chi tiết những thay đổi.

14


×