TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG NGA
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA
THAM NHŨNG ĐẾN LUỒNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC
QUỐC GIA CHÂU Á
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120
Tháng 12-2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG NGA
MSSV: 4114851
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA
THAM NHŨNG ĐẾN LUỒNG VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC
QUỐC GIA CHÂU Á
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. VÕ VĂN DỨT
Tháng 12-2014
LỜI CẢM TẠ
…
…
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tâm
giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cùng những kinh nghiệm vô
cùng quý báu trong suốt khoảng thời gian mà em học tập tại trường. Từ đó làm
nền tảng vững chắc cho em có thể tiếp cận với thực tế và vận dụng vào công
việc của mình trong tương lai.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc và chân thành đến thầy Võ Văn Dứt. Thầy
đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, cho em những lời khuyên và những ý
kiến quý báu trong suốt thời gian qua để em hoàn thành tốt luận văn.
Ngoài ra, em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp
đỡ nhiệt tình và sự ủng hộ của gia đình trong suốt thời gian qua.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức
nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Phương Nga
i
LỜI CAM ĐOAN
…
…
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần thơ, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Phương Nga
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................ 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
1.3.1. Không gian nghiên cứu ........................................................... 3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................. 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 8
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................... 8
2.1.1 Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.................... 8
2.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................... 9
2.1.3 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................... 10
2.1.4 Định nghĩa tham nhũng ......................................................... 11
2.1.5 Nguyên nhân tham nhũng ...................................................... 11
2.1.6 Phân loại tham nhũng ............................................................ 12
2.1.7 Tác hại của tham nhũng ......................................................... 14
2.1.8 Lý thuyết và giả thuyết của nghiên cứu ................................. 17
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 21
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. ............................................... 21
2.2.2 Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu. 22
2.2.3 Phương pháp ước lượng......................................................... 27
2.2.3.1 Phương pháp mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tương đối ...... 27
2.2.3.2 Phương pháp hồi quy ........................................................... 27
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CHÂU Á ................................................... 31
3.1 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA CHÂU Á ........................................................................................ 31
3.2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG CỦA CHÂU Á ........................... 41
iii
CHƯƠNG 4: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
THAM NHŨNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............ 48
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN .................................................... 48
4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................................................................. 50
4.2.1 Kết quả ước lượng theo phương pháp tác động tác động cố
định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect).................... 50
4.2.2 Kiểm định thêm (Robustness Check) .................................... 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................... 58
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................... 58
5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 58
5.3 NHỮNG HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................. 59
5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ..................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 62
PHỤ LỤC ................................................................................................ 66
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các quốc gia của mô hình nghiên cứu……………...…………….22
Bảng 2.2 Mô tả biến, phương pháp đo lường và kỳ vọng dấu của các biến
trong mô hình………………………………………………………………...26
Bảng 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á giai đoạn 20062013……………………………………………………...……...…………....31
Bảng 3.2: Chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia Đông Nam Á giai
đoạn năm 2007 - 2013…………………………………..…...…………..…...42
Bảng 4.1: Mô tả thống kê và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
(n=292)……………………………………………………………………….49
Bảng 4.2 Tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài…….….51
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi (FGLS) …………………………………….................................56
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Dòng vốn FDI chảy vào Châu Á giai đoạn 2011-2013……………34
Hình 3.2 Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn
2011- 2012……………………………………………………………………35
Hình 3.3 Giá trị M&A theo ngành của châu Á năm 2013………………........38
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
UNCTAD:
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
BOT:
Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao
BT:
Xây dựng- chuyển giao
BTO:
Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh
WB:
Ngân hàng Thế giới
TI:
Tổ chức Minh bạch Quốc tế
EX:
Xuất khẩu
IM:
Nhập khẩu
CPI:
Chỉ số nhận thức tham nhũng
M&A:
Mua bán và sáp nhập
ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Toàn cầu hóa đang tạo ra một mức độ gia tăng của sự liên kết. Một khía
cạnh quan trọng của toàn cầu hóa là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng
vốn này đã có những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư và không
ngừng gia tăng qua thời gian trên bình diện quốc tế. Mức độ lan tỏa ngày càng
sâu rộng khắp các châu lục với sự đa dạng và nhiều chiều. Vì vậy, việc thu hút
FDI không chỉ quan trọng đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các
nước phát triển cũng rất quan tâm thu hút nguồn vốn này. Và tập trung thu hút
FDI luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế của hầu hết
các nước châu Á. Có nhiều cách nhìn nhận về các nhân tố thu hút FDI nhưng
nhìn chung các nghiên cứu thường tiếp cận dưới hai góc độ là các nhân tố kinh
tế (tiềm năng thị trường, chi phí, động cơ lợi nhuận) và yếu tố thuộc thể chế
(tham nhũng, bảo vệ quyền tài sản, hiệu lực thực thi hợp đồng, các chính sách,
sự ổn định chính trị). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sự quan tâm và tài liệu
cho thấy các yếu tố thuộc thể chế có ảnh hưởng mạnh đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Dunning (2002) cũng cho rằng các công ty đa quốc gia đang
dần trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố như thể chế. Và tham nhũng đã trở
thành trở ngại mang tính thể chế ở châu Á, đặc biệt ở Đông Nam Á, nơi luôn
bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp là những nước tham nhũng nhất thế giới
trong nhiều năm qua.
Nhưng theo báo cáo tốc độ tăng trưởng hằng năm của nhiều quốc gia
trong khu vực Châu Á lại rất ấn tượng. Các quốc gia như Hàn Quốc và Đài
Loan, cũng như các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc và
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 8% (Lau và Park, 2003; Wu,
2009). Ngoài ra, theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013 của Hội nghị Liên hợp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho biết châu Á chiếm gần 30%
tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu, đứng đầu thế giới về thu hút vốn
FDI. Điều này có thể được biểu hiện như là một nghịch lý vì tin rằng tham
nhũng ức chế sự tăng trưởng kinh tế và làm giảm đầu tư (Burky và Perry,
1998; Mauro, 1995), bóp méo cạnh tranh (Hamra, 2000), làm gia tăng sự bất
bình đẳng thu nhập (Li và các cộng sự, 2000), và làm giảm động lực tăng
trưởng kinh tế cũng như thương mại nước ngoài và nguồn vốn nhân lực
(Friedman và các cộng sự, 2000).
Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã trải qua một sự tăng trưởng lớn
trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế. Và sự tăng trưởng này cũng đã
1
mở ra một kỷ nguyên của tham nhũng trong kinh doanh quốc tế. Do đó, không
phải bất ngờ mà chúng ta có thể thấy số lượng ngày càng tăng các bài viết
phân tích về các khía cạnh khác nhau của tham nhũng. Trong đó, một số
nghiên cứu đã ghi nhận mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham
nhũng. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của tham nhũng trong dòng chảy FDI
vào một quốc gia. Tham nhũng được xem là biểu hiện cho một nước chủ nhà
không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thông qua chi phí gia nhập cao và
không chắc chắn, bóp méo ưu đãi đầu tư (Shleifer và Vishny 1993; Mauro,
1995; Wei, 2000). Mức độ tham nhũng cao thường liên quan đến môi trường
thể chế và cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ yếu kém. Những yếu tố này
thường làm giảm sự sẵn lòng của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,
tham nhũng có thể hoạt động như một loại thuế đầu tư nước ngoài và do đó
làm giảm động lực của các nhà đầu tư đầu tư vào những quốc gia chủ nhà có
tình trạng tham nhũng cao. Ngoài ra, tham nhũng có thể được xem như là một
yếu tố quan trọng để xem xét sự hấp dẫn về lợi thế địa điểm trong mô hình
OLI của Dunning (1977). Bên cạnh đó, tham nhũng có thể ảnh hưởng đến các
điều kiện khác của mô hình OLI.
Hầu hết các lý luận cũng như nghiên cứu ở cấp độ vi mô đều đưa ra được
bằng chứng hỗ trợ quan điểm cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực đến dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, bằng chứng ở cấp độ vĩ mô không
phải là quá rõ ràng. Một số nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô không phát hiện bất kỳ
mối quan hệ tiêu cực nào giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực
của tham nhũng ở quốc gia chủ nhà đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhưng phần lớn các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tham nhũng
và lượng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển. Trong khi đó việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chảy vào một khu vực còn quá ít. Đặc biệt, là khu vực châu Á, nơi có nhiều
quốc gia được Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá là có mức độ tham nhũng
cao trong nhiều năm qua. Liệu rằng tham nhũng của các quốc gia chủ nhà ở
châu Á có ảnh hưởng đến việc nhận được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ít hơn hay nhiều hơn sau khi đã kiểm soát các yếu tố quyết định luồng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác. Vì thế việc phân tích các cơ chế về mối
quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như việc đánh
giá tác động của tham nhũng ở các quốc gia châu Á đến dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các quốc gia này là cần thiết. Do đó, tôi quyết định chọn
đề tài “Phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu Á”.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tham nhũng và
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu Á thông qua phân
tích định lượng. Nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng của tham nhũng đến đầu
tư trực tiếp nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu Á.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tham nhũng tại các quốc gia châu Á.
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Châu Á.
Mục tiêu cụ thể 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng và mức độ ảnh
hưởng của tham nhũng tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc
gia châu Á. Nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các quốc gia này nhằm
giảm tham nhũng để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu được sử dụng cho mô hình thực nghiệm là 30
quốc gia phân bổ bao phủ và đại diện cho khu vực của châu Á. Và dữ liệu về
FDI, tham nhũng và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu được thu
thập đầy đủ và liên tục đáp ứng được yêu cầu của phương pháp nghiên cứu
định lượng.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu được thu thập ở 30 quốc
gia trong vòng 10 năm từ năm 2004 đến năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa tham nhũng và đầu tư
trực tiếp nước ngoài cùng với tập hợp các biến kiểm soát liên quan.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tham nhũng không phải là một hiện tượng mới, lịch sử của nó đã tồn tại
rất lâu. Những nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng
3
vốn FDI được thực hiện bởi các học giả như Left (1964), Leys (1965), Bailey
(1966), Huntington (1968), Rose-Ackerman (1975), Lui (1985), Beck và
Maher (1986), Lien (1986). Họ đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về
chủ đề này nhưng những nghiên cứu này chỉ mang tính chất lý thuyết. Tính
đến cuối những năm 1990, do những khó khăn liên quan đến việc đo lường
tham nhũng, những nỗ lực để đánh giá tác động của tham nhũng là đầy mơ hồ
và gây ra nhiều tranh cãi. Với sự đa dạng trong hướng nghiên cứu những bài
nghiên cứu mang tính chất thực tế, những bằng chứng thực nghiệm về ảnh
hưởng của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài mới xuất hiện trong
những thập kỷ gần đây. Hơn hai thập kỷ gần đây ảnh hưởng của tham nhũng
đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành đề tài tốn nhiều giấy
mực của các nhà nghiên cứu. Rất nhiều nghiên cứu đã chạm vào vấn đề mới
mẻ và khá nhạy cảm này nhưng vẫn có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Những
thành tựu cũng như những vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ liên quan đến những nghiên
cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ được trình bày dưới đây:
Wei (2000). “How Taxing Is Corruption on International Investors?”,
The Review of Economic s and Statistics.
Wei (2000), sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
(OLS) và mô hình Tobit với một tập hợp dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ 12 quốc gia chủ đầu tư và 45 quốc gia chủ nhà vào năm 1989 và
1990. Tác giả cũng thử nghiệm với ba chỉ số tham nhũng khác nhau từ
Business International (BI), International Country Risk Guide (ICRG) và
Transparency International (TI). Nghiên cứu cho thấy tham nhũng có ý nghĩa
về mặt thống kê tác động tiêu cực đáng kể cả về lượng và thành phần của dòng
chảy FDI. Tham nhũng không chỉ làm suy giảm sự phát triển kinh tế mà tham
nhũng còn làm biến dạng cấu trúc của tổng dòng vốn nước ngoài bằng cách
giảm tỷ trọng FDI. Nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng của mức độ tham
nhũng ở Singapore sẽ có tác dụng tương tự như việc tăng thuế lên 50% ở quốc
gia đi đầu tư là Mexico. Tuy nhiên, tập hợp mẫu của Wei bị chi phối bởi các
nước OECD, vì vậy nếu các nước OECD được loại bỏ khỏi tập hợp mẫu các
nước chủ nhà thì kết quả có thể khác.
Voyer and Beamish (2004). “The Effect of Corruption on Japanese
Foreign Direct Investment”, Journal of Business Ethics
Voyeur và Beamish (2004) sử dụng dữ liệu chéo để kiểm tra mối quan
hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào cả hai
nền kinh tế công nghiệp phát triển và mới nổi. Nghiên cứu sử dụng một dữ
4
liệu gồm 29.546 công ty con của các công ty Nhật Bản đầu tư vào 59 quốc gia
và sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Và đi đến kết
luận rằng FDI Nhật Bản có quan hệ tiêu cực với mức độ tham nhũng đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy ở các quốc
gia mới nổi nơi luật pháp và khuôn khổ quản lý chưa toàn diện để ngăn chặn
gian lận và tham nhũng sẽ làm giảm lượng FDI của Nhật Bản đầu tư vào. Đây
là một đóng góp mới bởi vì chưa có một nghiên cứu nào trước đó tập trung
vào mối quan hệ giữa FDI và tham nhũng Nhật Bản một cách rõ ràng. Nghiên
cứu này cũng đã mở rộng cho tác phẩm của Dunning (1977) và cung cấp một
thực nghiệm hỗ trợ cho việc đưa tham nhũng vào xem xét các vị trí tiềm năng
để đầu tư. Cụ thể, mức độ nhận thức tham nhũng của các quốc gia ở nền kinh
tế mới nổi là yếu tố dự báo quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật
Bản.
Larraín and Tavares (2004). “Does Foreign Direct Investment
Decrease Corruption?”, Latin American Journal of Economics-Formerly
Cuadernos De Economía.
Mặc dù, nhiều nghiên cứu trước đó đã chứng minh rằng mức độ tham
nhũng cao hơn ngăn cản dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng tác giả
lại nghiên cứu mối quan hệ này theo hướng ngược lại đó là làm thế nào đầu tư
trực tiếp nước ngoài tác động đến tham nhũng. Nghiên cứu này đánh dấu cho
một nỗ lực có tính hệ thống đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp
nước ngoài lên tham nhũng. Tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của mở cửa lên
tham nhũng và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một thước đo
mở cửa. Họ sử dụng một dữ liệu chéo của 20 quốc gia trong giai đoạn 19701994 và sử dụng phương pháp ước lượng OLS để giải quyết vấn đề quan hệ
nhân quả với một tập hợp biến kiểm soát dựa vào khoảng cách địa lý và văn
hóa giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI
có liên quan đáng kể với mức độ tham nhũng thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy
rằng một lượng vốn FDI cao hơn cũng sẽ ngăn chặn tham nhũng đáng kể cụ
thể khi FDI tăng 1% thì chỉ số cảm nhận tham nhũng sẽ giảm 0,3 điểm.
Cuervo-Cazurra (2007). “Better The Devil You Don't Know: Types of
Corruption and FDI in Transition Economies”, Journal of International
Management, 2008.
Đây là một trong số các nghiên cứu về ảnh hưởng của tham nhũng đến
FDI ở nền kinh tế chuyển đổi. Tác giả sử dụng phương pháp tác động cố định
(fixed effect) để hồi quy mô hình. Nghiên cứu của Cuervo-Cazurra (2004) cho
thấy tham nhũng có tác động tiêu cực đối với FDI ở các nền kinh tế phát triển
5
vì nó làm tăng không sự chắc chắn và chi phí hoạt động trong nước nhưng tác
động tiêu cực này có thể bù đắp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế vì tham
nhũng cho phép bỏ qua những bất cập về quy định và thể chế.
Ngoài ra, tác giả cho rằng nếu tách tham nhũng thành hai loại là phổ biến
và tùy ý, có thể cung cấp những hiểu biết sâu hơn về mối quan hệ giữa tham
nhũng và FDI. Tác giả lập luận rằng mỗi loại sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến
FDI nhưng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tham nhũng phổ biến sẽ có
thêm tác động tiêu cực do việc tạo ra các thêm chi phí hoạt động trong nước.
Trong khi tham nhũng tùy ý sẽ có ảnh hưởng tiêu cực ít hơn bởi vì các nhà đầu
tư sẽ không nhạy cảm với sự không chắc chắn khác mà tham nhũng tùy ý tạo
ra, kể từ khi các nhà đầu tư có đã quyết định thâm nhập vào quốc gia đặc trưng
bởi sự không chắc chắn cao. Những phát hiện này chỉ ra tầm quan trọng của
việc khám phá chi tiết hơn những loại tham nhũng khác nhau cũng như phân
tích làm thế nào tham nhũng có thể thay đổi và ảnh hưởng của nó đối với FDI
tùy thuộc vào nước sở tại.
Hakkala, Norback, Svaleryd (2008). “FDI and Corruption Evidence
from Swedish Multinational Firms (Preliminary)”, Review of Economics &
Statistics.
Trong khi các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của tham nhũng đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bỏ qua ảnh hưởng của tham nhũng có thể khác
nhau đối với các thành phần đầu tư khác nhau. Bởi vì đầu tư trực tiếp nước
ngoài được thúc đẩy bởi những động cơ khác nhau. Do đó, tham nhũng có thể
tác động khác nhau đối với những thành phần đầu tư khác nhau. Nghiên cứu
của Hakkala, Norback và Svaleryd (2008) đã lấp đầy khoảng trống này bằng
việc sử dụng dữ liệu từ các công ty đa quốc gia ngành sản xuất công nghiệp
của Thụy Điển được lấy từ viện Nghiên cứu Kinh tế công nghiệp (IUI) năm
1998. Tác giả hồi quy mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS). Đối với dữ liệu cấp doanh nghiệp thì Hakkala, Norback, và Svaleryd
đã tìm thấy ảnh hưởng khác nhau của tham nhũng lên các loại FDI khác nhau.
Họ chia FDI thành ba loại: FDI theo chiều ngang, theo chiều dọc và nền tảng
xuất khẩu FDI. Họ thấy rằng hai trong số các loại FDI đo lường là FDI theo
chiều dọc và ngang thì hiệu quả thống kê là đáng kể. Kết quả chỉ ra rằng tham
nhũng nhiều hơn làm tăng FDI theo chiều dọc nhưng giảm FDI theo chiều
ngang. Tham nhũng có vẻ khuyến khích FDI theo chiều ngang hơn các loại
FDI khác vì FDI theo chiều ngang đòi hỏi sự tham gia sâu hơn trong nước và
kết nối nhiều hơn với quan chức cán bộ, những người có hành động trực tiếp
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, các công ty phải trả
nhiều tiền hối lộ làm tăng chi phí của tham nhũng và không dễ dàng tránh
6
được bởi doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, yêu cầu cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ công cộng. Một lời giải thích có thể là FDI ngang liên
quan đến nâng cao sản xuất nhiều hơn. Vì vậy, có thể tiếp xúc với tham nhũng
làm suy yếu việc bảo vệ quyền sở hữu.
Ardiyanto (2012), PhD thesis “Corruption and FDI”. Colorado State
University.
Trong nghiên cứu của Ardiyanto (2012) về mối quan hệ giữa tham nhũng
và FDI thì đối tượng nghiên cứu chính là 82 quốc gia bao gồm cả các quốc gia
phát triển và các quốc gia đang phát triển. Tác giả sử dụng hồi quy mô hình
theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS). Luận án cho
thấy rằng tham nhũng là có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI ở các quốc gia
phát triển, nhưng phần nào có lợi cho việc thu hút dòng vốn FDI vào các nền
kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển khi được phân
chia thành nhiều khu vực thì ảnh hưởng của tham nhũng đối với dòng vốn FDI
sẽ mất dần đi. Các khu vực có nền kinh tế đang phát triển được xem xét trong
nghiên cứu bao gồm: châu Phi, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, châu Á và
châu Đại Dương, và Đông Nam Châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập
(CIS). Điều này cho thấy những khác biệt nội tại trong nhận thức và thái độ
đối với tham nhũng, cũng như khác biệt văn hóa và địa lý sẽ tác động đến
dòng vốn FDI ở các quốc gia khác nhau trong từng khu vực được đưa vào
nghiên cứu ở trên. Hơn nữa, tham nhũng có thể được gây ra bởi cả các yếu tố
về kinh tế và thể chế. Do đó, tác giả đã đưa thêm các biến thể chế vào mô hình
nghiên cứu.
Khi xem xét ở cấp độ khu vực thì nghiên cứu cho thấy: Châu Phi cũng
như Đông Nam châu Âu và CIS, tham nhũng không ảnh hưởng đến dòng vốn
FDI. Trong khi đó, Mỹ Latinh và Caribê, tham nhũng không có tác động tiêu
cực đối với FDI. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tham nhũng tác động tích
cực vào dòng vốn FDI cho khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Trong khu vực các nước có nền kinh tế đang phát triển thì tham nhũng ở
châu Phi bị ảnh hưởng hơn bởi các biến số kinh tế, đặc biệt là chi tiêu Chính
phủ và mở cửa thương mại hơn là các yếu tố liên quan đến thể chế. Trong khi
đó, tham nhũng ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê bị ảnh hưởng bởi cả hai
biến kinh tế và biến thể chế cũng như tự do kinh tế và tự do dân sự, chứ không
phải là mức độ dân chủ. Ở châu Á và châu Đại Dương, các biến số kinh tế
luôn ảnh hưởng đến tham nhũng, trong khi ảnh hưởng của các biến thể chế
không rõ ràng.
7
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế. Đây là
nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài đầu tư vào một quốc
gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu thông qua họat động sản
xuất kinh doanh ngay tại nước nhận đầu tư.
Hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhưng định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của Qũy tiền tệ
Quốc tế IMF: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để
thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế của nhà đầu
tư, ngoài mục đícn lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn giành chỗ đứng
trong quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường (IMF, 1993).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development - OECD) thì FDI được định nghĩa là đầu tư qua
biên giới của một thực thể cư trú trong một nền kinh tế với mục tiêu đạt được
lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế
của nhà đầu tư. Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu
dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp và một mức độ đáng kể
trong ảnh hưởng của nhà đầu tư trực tiếp vào công tác quản lý của doanh
nghiệp. Quyền sở hữu ít nhất 10% quyền biểu quyết, đại diện cho ảnh hưởng
của chủ đầu tư, là tiêu chí cơ bản được sử dụng (OECD, 1996).
Mặc dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau nhưng đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một hình thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc
tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi mối quan tâm lâu
dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể ở một nền
kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hay gọi là công ty mẹ)
trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu
tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp FDI, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp chi nhánh).
2.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo hình thức thâm nhập
8
Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp
vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng
một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới (Cross-border Merger and
Acquisition): là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất
một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
Theo mục đích, động cơ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài
FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Mục đích của
hình thức đầu tư này là nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực
khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này
không có hoặc có rất ít ở nước chủ đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các
nước đang phát triển, chẳng hạn như vào các nước Trung Đông nhằm khai
thác nguồn dầu mỏ, vào Châu Phi nhằm khai thác vàng, kim cương; vào Đông
Nam Á nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ…
FDI tìm kiếm thị trường -Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị
trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có. Tiêu biểu của hình thức đầu tư này
là các công ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs).
FDI tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng
cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay
phạm vi, hoặc cả hai.
FDI tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư
vào một công ty, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư nhằm tận dụng các nguồn
lực sẵn có về cơ sở vật chất, thị phần, lao động…
Theo mức độ tham gia của nhà đầu tư
Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp trong nước liên doanh với
nước ngoài. Là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ trước đến nay.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Loại hình doanh nghiệp này
được hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài. Nhưng
vẫn phải phụ thuộc vào điều kiện về môi trường kinh doanh của sở tại, đó
chính là điều kiện về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, cạnh tranh….
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây
là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia thành quả
kinh doanh cho mỗi bên, từ đó đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp
nhân mới.
9
Đầu tư theo hợp đồng BTO, BT, BOT:
- Đối với hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong công trình. Nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao lại cho nước sở tại và được Chính phủ nước này dành
cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một khoảng
thời gian đủ để hòa vốn và có lợi nhuận thích hợp.
- Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư sẽ
bàn giao cho nước sở tại và được thanh toán bằng tiền hoặc tài sản nào đó
tương xứng với vốn bỏ ra ban đầu và tỉ lệ lợi nhuận thích hợp.
- BOT là mô hình sử dụng đầu tư tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng trực
thuộc khu vực Nhà nước sau đó nhà đầu tư sẽ kinh doanh trong một thời gian
nhất định để thu hồi vốn và thu được mức lợi nhuận hợp lý. Vào cuối giai
đoạn vận hành dự án sẽ được chuyển giao quyền sỡ hữu cho nước sở tại.
Theo mục đích của nước nhận đầu tư
Theo mục đích của nước nhận đầu tư, FDI được chia thành hai hình thức
là đầu tư thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư hướng tới xuất khẩu.
Đầu tư thay thế hàng nhập khẩu: mục đích chủ yếu của hình thức đầu
tư này là tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ưu điểm của hình
thức này là vừa tận dụng được nguồn vốn của nước ngoài, vừa có thể phát
triển được các ngành nghề mà trong nước chưa phát triển hoặc chưa có điều
kiện tập trung sản xuất.
Đầu tư hướng tới xuất khẩu: áp dụng khi nền sản xuất trong nước đã
phát triển, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tạo ra sản
phẩm phục vụ xuất khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thì đây là
hình thức đầu tư đang được cả nước nhận đầu tư và các chủ đầu tư hướng tới,
nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các quốc gia.
2.1.3 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal Integration)
Hình thức đầu tư theo chiều ngang là việc một công ty tiến hành đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh
tranh (thường là công nghệ, kỹ năng quản lý...) trong sản xuất một loại sản
phẩm nào đó ở nước nguồn. Với lợi thế này họ muốn kiếm lợi nhuận cao hơn
ở nước ngoài sau đó mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài, do đó thường
dẫn đến cạnh tranh độc quyền.
Đầu tư theo chiều dọc (Vertical Integration)
10
Khác với đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc được tiến hành
với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ
như lao động, đất đai...của nước nhận đầu tư. Khi đầu tư ra nước ngoài, các
chủ đầu tư thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố
đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một loại trong phân công lao động quốc tế.
Do đó các sản phẩm thường được qua các khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư.
Sau đó các sản phẩm này có thể lại được nhập khẩu về nước đầu tư hoặc xuất
khẩu sang nước thứ ba. Đây là hình thức đầu tư ra nước ngoài điển hình của
Nhật Bản.
Cụm FDI (Conglomerate FDI): là hình thức các công ty đa quốc gia
sản xuất sản phẩm chưa được sản xuất ở nước chủ nhà.
2.1.4 Định nghĩa tham nhũng
Tham nhũng được định nghĩa là hành vi của người lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân (theo Tổ
chức Minh bạch Quốc tế). Theo định nghĩa trên thì tham nhũng là hành vi của
người có địa vị cao trong xã hội (thường là trong các cơ quan công quyền) mà
từ vị trí đó họ có thể dễ dàng trục lợi cho bản thân thông qua những việc làm
trái pháp luật của mình. Nhưng trên thực tế, không chỉ cán bộ lãnh đạo, cán bộ
công quyền mới tham nhũng.
Định nghĩa tham nhũng được xây dựng bởi Ngân hàng thế giới (WB World Bank) là “lạm dụng (hay sử dụng sai) sức mạnh công quyền (hay sức
mạnh được giao phó) cho lợi ích tư”. Giao dịch tham nhũng xảy ra nơi có sự
tiếp xúc giữa khu vực công và tư thông qua đó hàng hóa tập thể được chuyển
giao bất hợp pháp thành thu nhập cá nhân.
2.1.5 Nguyên nhân tham nhũng
Nguyên nhân của tham nhũng có thể được chia thành hai nhóm lớn:
chính trị-xã hội và kinh tế.
Nguyên nhân chính trị
Nền chính trị và hệ thống tư pháp là những yếu tố thể hiện mức độ dân
chủ, chất lượng thể chế và chất lượng của hệ thống chính trị quốc gia. Shleifer
và Vishny (1993) tin tưởng rằng tham nhũng có liên quan tới những thiếu sót
trong hệ thống chính trị, hệ thống quản trị, các loại quy định và truyền thống
ngăn chặn hiện tượng tham nhũng. Ngoài ra, việc thúc đẩy sự cạnh tranh trong
môi trường chính trị, gia tăng tính minh bạch và giải trình có thể làm giảm quy
mô của hối lộ. Một số đặc trưng khác của hệ thống chính trị như các quy tắc
bầu cử và mức độ phân quyền cũng tác động đến tham nhũng. Những nhân tố
11
chính trị và hệ thống tư pháp này rất nổi bật trong những nghiên cứu về tầm
quan trọng của Chính phủ đối với phát triển kinh tế. Đặc biệt, Easterly và
Levine (1997) đã cho rằng một hệ thống pháp lý mạnh mẽ và hiệu quả sẽ cung
cấp bộ khung ổn định cho những hoạt động kinh tế và bảo vệ quyền sở hữu tài
sản. Trong khi đó, hệ thống pháp lý yếu kém sẽ dẫn đến các hoạt động trao đổi
hoặc mua bán ngầm, giảm động lực cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất
và khuyến khích các hoạt động phi sản xuất như tham nhũng.
Nguyên nhân kinh tế
Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua các quy định, chính
sách và áp đặt gánh nặng tài chính lên khu vực tư nhân. Sự can thiệp như vậy
làm giảm đi sự tự do kinh tế. Trong khi đó, càng tự do kinh tế thì tham nhũng
càng giảm bởi vì khu vực tư nhân sẽ có nhiều lựa chọn trong kinh doanh hơn,
giảm bớt những quy định và tự do tạo điều kiện cho một số cán bộ quan liêu.
Sự can thiệp của Chính phủ càng nhiều sẽ càng làm tăng mức độ tham nhũng
thông qua người đưa và người nhận hối lộ. Từ đó làm hỏng các quy định và
chính sách đã ban hành. Tanzi (1998) nhấn mạnh rằng khi quy mô khu vực
công lớn và cán bộ Nhà nước được trao quá nhiều quyền phân phối hàng hóa,
dịch vụ thì chức vụ của người cán bộ càng cao, mức độ tham nhũng cũng tăng
cao tương ứng. Van Rijckeghem và Weder (2001) chỉ ra rằng mối quan hệ trên
sẽ mạnh mẽ hơn khi mức lương của cán bộ, công chức thấp.
2.1.6 Phân loại tham nhũng
Có thể phân loại tham nhũng theo các cấp độ: như Ngân hàng Thế giới
đã trình bày trong Báo cáo chống tham nhũng ở Đông Á năm 20031. Theo đó
tham nhũng bao gồm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và nó xuất hiện ở tất cả các
quốc gia mà nạn tham nhũng hoành hành. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi quốc
gia mà các cấp độ tham nhũng có những biểu hiện khác nhau, hoặc nặng về
cấp độ này, hoặc nặng về cấp độ khác.
Các cấp độ của tham nhũng bao gồm:
- Bôi trơn: chi một khoản nhỏ để đẩy nhanh những thủ tục thông thường.
- Hối lộ: chi tiền cho những kẻ tham nhũng để buộc người này làm theo
quyền lợi của người chi tiền.
- Nhũng nhiễu: lợi dụng chức quyền để thu tiền một cách bất hợp pháp.
Ngân hàng thế giới: Chống tham nhũng ở Đông Á - Giải pháp từ khu
vực kinh tế tư nhân. Nxb. CTQG, H, 2004, tr. Xxxv.
1
12
- Lại quả: chi tiền cho các nhân vật có tác động, sau khi một giao dịch
được thực hiện.
- Cấp nhà nước: chính sách hay quy chế của Chính phủ chịu tác động của
một nhóm tham nhũng.
Cũng cần khẳng định rằng, tách riêng các cách phân loại tham nhũng trên
đây chỉ có ý nghĩa tương đối, vì các loại hình tham nhũng thường thâm nhập
vào nhau, và thông thường một hành vi tham nhũng, nhất là tham nhũng lớn
thường liên quan đến nhiều lĩnh vực. Về bản chất và hiện tượng, nội dung và
hình thức các hành vi tham nhũng chỉ là một. Tuy nhiên khi xem xét chúng
trong các lĩnh vực khác nhau, quy mô khác nhau chúng có những biểu hiện cụ
thể khác nhau nhất định.
Tham nhũng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong các loại
khác nhau của các tổ chức và ở các cấp độ khác nhau trong các tổ chức. Bởi vì
những khác biệt về một số khía cạnh, định nghĩa của các loại hình tham nhũng
dưới đây thường chồng chéo lên nhau:
Tham nhũng lớn được định nghĩa là tham nhũng có liên quan đến
nguyên thủ quốc gia, các Bộ trưởng, hoặc các cấp cao quan chức chính phủ và
phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ các doanh nhân và chính trị gia, hoặc các
yếu tố hình sự.
Tham nhũng chính trị liên quan đến việc các nhà lập pháp, chẳng hạn
như chế độ quân chủ, độc tài, và các nhà lập pháp, hành động của họ vai trò là
người tạo ra các quy tắc và tiêu chuẩn mà một chính thể hoạt động. Cán bộ
này tham gia vào tham nhũng khi họ tìm cách hối lộ hoặc phần thưởng khác vì
lợi ích chính trị và cá nhân của họ và ngược lại cung cấp ưu tiên chính trị để
ủng hộ của họ tại các chi phí của lợi ích công cộng.
Tham nhũng doanh nghiệp xảy ra trong mối quan hệ giữa tổng công ty
và doanh nghiệp tư nhân, nhà cung cấp hoặc khách hàng. Nó cũng xuất hiện
trong các tập đoàn, khi các quan chức của công ty sử dụng nguồn lực của công
ty cho lợi ích cá nhân, các chi phí của các cổ đông.
Tham nhũng hành chính bao gồm việc sử dụng hối lộ và vị để cho
phép các cá nhân hoặc các doanh nghiệp để giảm thuế của họ, thoát khỏi quy
định, hoặc giành chiến thắng hợp đồng mua sắm ở mức độ thấp.
Tham nhũng vặt liên quan đến việc thanh toán số tiền tương đối nhỏ
của tiền để tạo điều kiện thường xuyên giao dịch chính thức, chẳng hạn như
thủ tục hải quan hoặc cấp giấy phép xây dựng.
13
Tham nhũng có hệ thống là tham nhũng phổ biến ở tất cả các tầng lớp
xã hội.
Theo Ngân hàng Thế giới, một sự phân biệt có thể được tạo ra giữa tham
nhũng hành chính (quy mô nhỏ) (petty corruption) có liên quan đến việc thanh
toán đút lót cho những dịch vụ công, chẳng hạn như việc cấp giấy phép kinh
doanh, thủ tục đất đai…và tham nhũng chính trị (quy mô lớn) (grand
corruption) mà trong đó doanh nghiệp cố gắng gây ảnh hưởng đến luật lệ hay
những chính sách khác của chính phủ nhằm trục lợi riêng cho họ. Tham nhũng
chính trị thường có liên quan đến những nhân viên nhà nước ở cấp cao với
những giao dịch (kể cả nội địa và quốc tế) có số lượng tiền thanh toán đáng kể.
Giao dịch tham nhũng cũng có thể xảy ra bên ngoài quốc gia. Ngược lại, tham
nhũng hành chính rất phổ biến trong khu vực công nếu như doanh nghiệp hay
cá nhân đút lót cho công chức, thường với số lượng tiền thanh toán nhỏ, nhằm
“đạt được những thứ theo yêu cầu” có liên quan đến những dịch vụ công.
2.1.7 Tác hại của tham nhũng
Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và quá trình
toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra ngày càng sôi động. Tham nhũng đã vượt ra
khỏi biên giới của các quốc gia và trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu.
Đối với bất kỳ quốc gia thì tham nhũng luôn là một nguy cơ tiềm tàng trong sự
ổn định và phát triển đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Tham nhũng còn
gây ra nhiều tổn hại cho thể chế chính trị và nền kinh tế, ảnh hưởng đến cấu
trúc xã hội như giảm lòng tin của nhân dân với thể chế và lãnh đạo chính trị
(Transparency International, 2009).
Tham nhũng là một căn bệnh, một loại ung thư ăn sâu vào văn hóa, cấu
trúc chính trị và kinh tế của xã hội và phá hủy hoạt động của các cơ quan quan
trọng. Theo Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là một trong những thách thức
lớn nhất của thế giới đương đại. Nó làm suy yếu Chính phủ, về cơ bản làm
bóp méo chính sách công, dẫn đến sự phân bổ sai các nguồn lực, làm tổn hại
đến khu vực tư nhân và phát triển khu vực tư nhân và đặc biệt là làm cho
nghèo đói. 2 Có thể nhận diện hậu quả, tác hại của tham nhũng theo những
khía cạnh sau:
Thứ nhất, tham nhũng trước hết gây ra những thiệt hại to lớn về lĩnh vực
chính trị tham nhũng đe dọa sự ổn định chính trị. Tham nhũng và những tác
động của nó được ví như dịch bệnh nguy hiểm có thể phá vỡ bất kỳ thể chế
chính trị nào. Một Đảng cầm quyền còn để xảy ra tham nhũng thì nguy cơ mất
2
Transparency International, />14
quyền là rất cao vì phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội. Tham
nhũng có thể tạo ra những khủng hoảng chính trị do niềm tin của người dân
vào Đảng cầm quyền, bộ máy Nhà nước bị suy giảm. Không những thế, tham
nhũng còn làm ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Tham
nhũng làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ khi mà nguồn viện trợ cho các dự
án, nguồn hỗ trợ cũng như ủng hộ của các quốc gia cho nước ta bị thất thoát
nhiều do nạn tham nhũng làm cho hiệu quả đạt được của các nguồn tài chính,
tín dụng này là rất thấp. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, tham nhũng làm
mất lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, làm nản chí của họ khi họ gặp
phải nhiều khó khăn, nhũng nhiễu, từ việc xin giấy phép thành lập doanh
nghiệp đến quá trình hoạt động cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, bên cạnh các thiệt hại về chính trị, tham nhũng còn gây ra
những thiệt hại to lớn về mặt kinh tế. Theo đánh giá của Văn phòng Liên hợp
quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) và Ngân hàng Thế giới (WB), nạn
tham nhũng đã gây thiệt hại cho các nước đang phát triển tới 2,6 nghìn tỷ USD
mỗi năm3 tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh
tế. Tham nhũng làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược
và kế hoạch phát triển, gây thiệt hại vật chất rất lớn cho Nhà nước và người
dân. Trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa
đến hiệu quả của sự hợp tác song phương và đa phương, là một trong các
nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất kìm hãm sự phát triển của thế giới
hiện đại. Tham nhũng được xem là một tác nhân làm suy yếu thị trường ở ba
khía cạnh: Như một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị
trường; gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước; cản trở khả năng
cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường. Theo một báo cáo phát triển thế giới
của World Bank tham nhũng có thể gây ra hậu quả xấu cho nền kinh tế thị
trường chủ yếu từ các khía cạnh sau:
Tham nhũng làm móp méo sự lựa chọn chính sách.
Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước
thông qua thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên do tệ tham nhũng, hối lộ mà một số doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản
thuế ít hơn nhiều so với khoản thuế thực tế phải nộp. Điều này đã làm thất
3
Nguồn: />
15
thoát một lượng tiền rất lớn hàng năm. Tham nhũng cũng dẫn đến những thất
thoát lớn trong việc hoàn thuế, xét miễn giảm thuế doanh nghiệp toàn cầu tăng
10%, trong khi chi phí giao dịch tại các nước đang phát triển tăng thêm tới
25%. Số tiền tham nhũng của quan chức trên toàn thế giới mỗi năm lên tới hơn
1.000 tỷ USD.
Do nạn tham nhũng mà nhiều doanh nghiệp tuy không có đủ thực lực
và uy tín nhưng nhờ “hối lộ” mà vẫn giành được những hợp đồng kinh tế lớn.
Điều đó không chỉ làm mất lòng tin của các doanh nghiệp làm ăn chính đáng
trong cạnh tranh lành mạnh mà còn dẫn đến nhiều hậu quả xấu khác như chất
lượng công trình kém, làm suy thoái phẩm chất của một số cán bộ, công chức,
viên chức, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.
Tham nhũng là một loại hoạt động kinh tế ngầm, khó kiểm soát, bất
ổn, cản trở đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Theo như nghiên cứu ở
Uganda cho thấy tăng 1% số tiền hối lộ mà các doanh nghiệp phải trả thì giảm
tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp 3%, trong khi tăng 1% thuế chỉ làm giảm
tăng trưởng của doanh nghiệp 1%.
Tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thị
trường. Thị trường ít tính cạnh tranh hơn vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bị
cản trở bởi tham nhũng đến mức họ sẽ không tham gia vào được thị trường.
Mặt khác tham nhũng thường đi kèm với chi tiêu công cộng dành cho y tế và
giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm cho người nghèo ít có cơ hội tham gia
vào thị trường.
Ngân hàng thế giới trong tài liệu Chống tham nhũng ở Đông Á-Giải
pháp từ khu vực kinh tế tư nhân cho rằng tham nhũng cản trở sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân, là một trở ngại nghiêm trọng nhất cho kinh doanh.
Tham nhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa, làm giảm đáng kể các dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động
kinh tế vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ.
Thứ ba, tham nhũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, phá hoại
những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Bộ công cụ chống tham nhũng của
Liên hợp quốc cho rằng tham nhũng có khuynh hướng làm tập trung của cải,
làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Nhìn một cách khác, mối liên hệ giữa tham
nhũng và phân hoá thu nhập là mối hai chiều. Tham nhũng gây chênh lệch thu
nhập, nhưng chính chênh lệch thu nhập cũng sẽ làm nhiều người mất niềm tin
vào sự công bằng của xã hội, đẩy họ vào con đuờng tham nhũng. Theo Công
ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu cũng nhấn mạnh
16