Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2005 đến 2013 và định hướng quy hoạch của huyện phú quốc tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.21 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

VÕ TÁ HOÀNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
2005-2013 VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA
HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
2005-2013 VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA
HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Thị Song Bình


SINH VIÊN THỰC HIỆN
Võ Tá Hoàng
MSSV: 4115028
Lớp Quản Lý Đất Đai K37

Cần Thơ – 2014
b
bangvl


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2013 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG”
Sinh viên thực hiện: Võ Tá Hoàng

MSSV: 4115028

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

bangvl

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành Quản lý đất đai với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2013 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG”
Sinh viên thực hiện: Võ Tá Hoàng

MSSV: 4115028

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường

& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Cán bộ hướng dẫn

bangvl

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2013 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG QUY HOẠCH CỦA HUYỆN PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG”
Do sinh viên Võ Tá Hoàng (MSSV: 4115028) thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

ngày….tháng..... năm.......
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày....tháng .... năm ....
Chủ tịch hội đồng

bangvl

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Tá Hoàng

bangvl

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Võ Tá Hoàng
Ngày sinh: 10/02/1993
Giới tính: Nam
Nơi sinh: Can Lộc – Hà Tĩnh
Quê quán: Can Lộc – Hà Tĩnh
Họ và tên cha : Võ Tá Thuận
Họ và tên mẹ: Ngô Thị Hồng
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011, tại Trường trung học phổ thông Phú Quốc
Vào học tại Trường Đại Học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản lý đất đai
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2014

bangvl

v


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện và thực hiện đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em đến
nay đã được hoàn thành.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Song Bình và quý thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên
Nhiên đã hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.

Thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu của mình cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Các anh, chị trong phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Phú Quốc đã chỉ bảo
những kinh nghiệm của mình cho tôi và cung cấp những tư liệu cần thiết để tôi hoàn
thành báo cáo này.
Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp QLĐĐ K37 đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện báo cáo.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cha, Mẹ đã sinh thành, nuôi dạy con nên người và
các thành viên trong gia đình đã tiếp sức cho tôi vững tiến bước trên con đường học
vấn.
Xin chân thành cảm ơn!
Võ Tá Hoàng

bangvl

vi


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tiêu đề

Trang

1.1 Khu vực nghiên cứu

19


3.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005

38

3.2 Kế hoạch sử dụng đất năm 2005 – 2010 huyện Phú Quốc

46

3.3 Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 – 2013 huyện Phú Quốc

51

bangvl

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tiêu đề

Trang

1.1 Phân bố diện tích theo độ cao và độ dốc

20


1.2 So sánh một số yếu tố khí hậu trạm Phú Quốc và trạm Rạch Giá

20

3.1 Giá trị sản xuất khu vực Nông – Lâm – Thủy sản Huyện Phú Quốc từ
1995-2005

28

3.2 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Huyện Phú Quốc năm 2005

34

3.3 Diện tích đất lâm nghiệp Huyện Phú Quốc năm 2005

35

3.4 Diện tích đất ở Huyện Phú Quốc năm 2005

36

3.5 Diện tích đất chuyên dùng Huyện Phú Quốc năm 2005

36

3.6 Diện tích đất nông nghiệp Huyện Phú Quốc năm 2010

39

3.7 Diện tích đất phi nông nghiệp Huyện Phú Quốc năm 2010


40

3.8 Diện tích đất chưa sử dụng Huyện Phú Quốc năm 2010

41

3.9 Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 so với năm 2010

42

3.10 Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 so với năm 2010

43

3.11 Diện tích đất chưa sử dụng năm 2005 so với năm 2010

45

3.12 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 so với năm 2013

47

3.13 Hiện trạng đất phi nông nghiệp năm 2010 so với năm 2013

49

3.14 Hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2010 so với năm 2013

50


3.15 Định hướng quy hoạch sử dụng đất tới năm 2020 của Huyện Phú Quốc

52

bangvl

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

QSDĐ

Quyền Sử Dụng Đất

QĐ-TTg

Quyết Định Thủ Tướng


GTSX

Giá Trị Sản Xuất

FAO

Food and AgriculturalOrganization

Tổ chức Lương Thực Thế Giới

TTCN

Tiểu Thủ Công Nghiệp

XDCB

Xây Dựng Cơ Bản

THPT

Trung Học Phổ Thông

THCS

Trung Học Cơ Sở

USD

Đô La Mỹ


United States Dollars

DTTN
UNCED

Diện Tích Tự Nhiên
United Nations Conference on
Environment and Development

Hội Nghị Liên Hợp Quốc Về
Môi Trường và Phát Triển

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

DVCC

Dịch Vụ Công Cộng

TL

Tỉnh Lộ

ICAO

International Civil Aviation
Organization

Tổ chức Hàng không Dân dụng

Quốc tế

ATR

Avion de Transport Régional

Tên Loại Máy Bay Khu Vực

bangvl

ix


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI .................................................. i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO .................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN....................................................................................................... v
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ vi
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
MỤC LỤC....................................................................................................................... 1
TÓM LƯỢC .................................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 6
1.1 Đất đai ....................................................................................................................... 6
1.1.1 Định nghĩa đất đai................................................................................................... 5

1.1.2 Vai trò của đất đai ................................................................................................... 8
1.1.3 Chức năng của đất đai ............................................................................................. 8
1.1.3.1 Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất đai.................................................................. 9
1.1.3.2 Tính chất quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 11
1.1.3.3 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất .................................................................. 12
1.2 Biến động đất đai ..................................................................................................... 13
1.2.1 Định nghĩa sử dụng đất đai.................................................................................... 13
1.2.2 Biến động đất đai, các trường hợp và nguyên nhân biến động ............................... 13
1.3 Thống kê, kiểm kê đất đai ........................................................................................ 14
1.3.1 Định nghĩa ............................................................................................................ 14
1.3.1.1 Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất........... 14
1.3.1.2 Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai.................................................................... 14
1.3.2 Nguyên tắc thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất................. 15
1.3.2.1 Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai ............................................... 16
1.3.2.2 Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai ...................................................................... 17
1.3.3 Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai ............................................. 17
1.3.4 Lưu trữ quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai .............................. 18
1.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu – huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .............................. 18
1.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Phú Quốc...................................................................... 18
1.4.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội..................................................................................... 21
1.4.2.1 Tình hình kinh tế................................................................................................ 21
1.4.2.2 Tình hình xã hội ................................................................................................. 21
1.4.3 Các nguồn tài nguyên............................................................................................ 22
1.4.3.1 Tài nguyên đất ................................................................................................... 22
1.4.3.2 Tài nguyên nước ................................................................................................ 23
1.4.3.2 Tài nguyên rừng................................................................................................. 23
1.4.3.3 Tài nguyên biển ................................................................................................. 23
1.4.3.4 Tài nguyên khoáng sản....................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 24
2.1 Phương tiện.............................................................................................................. 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 24
2.2.1 Thu thập số liệu .................................................................................................... 24
bangvl

1


2.2.2 Tổng hợp, xử lý số liệu ......................................................................................... 25
2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất.............................................................................. 25
2.2.4 Đánh giá biến động đất đai qua các năm ............................................................... 25
2.2.5 Đề xuất phương hướng sử dụng đất....................................................................... 26
2.2.6 Tổng hợp và viết bài ............................................................................................. 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................... 27
3.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc .............................................. 27
3.1.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế huyện ........................................................ 28
3.1.1.1 Hiện trạng ngành nông – lâm – thủy sản............................................................. 28
3.1.1.2 Công nghiệp xây dựng ....................................................................................... 29
3.1.1.3 Khu vực du lịch – dịch vụ – thương mại............................................................. 29
3.1.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................................ 30
3.1.2.1 Dân số................................................................................................................ 30
3.1.2.2 Lao động ............................................................................................................ 30
3.1.2.3 Thu nhập và mức sống ....................................................................................... 30
3.1.3 Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội............................. 31
3.1.3.1 Giao thông đường bộ.......................................................................................... 31
3.1.3.2 Giao thông đường thủy....................................................................................... 32
3.1.3.3 Giao thông đường hàng không ........................................................................... 32
3.1.4 Thủy lợi cấp nước ................................................................................................. 32
3.1.5 Năng lượng ........................................................................................................... 32
3.1.6 Bưu chính – Viễn thông ........................................................................................ 32
3.1.7 Quốc phòng – An ninh .......................................................................................... 33

3.1.8 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................ 33
3.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất 2005 ....................................................................... 33
3.2.1 Đất sản xuất nông nghiệp ...................................................................................... 33
3.2.1.1 Đất lâm nghiệp................................................................................................... 34
3.2.1.2 Đất nuôi trồng thủy sản ...................................................................................... 35
3.2.1.3 Đất phi nông nghiệp ........................................................................................... 35
3.2.2 Đất chưa sử dụng .................................................................................................. 37
3.2.3 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 ............................................................................... 37
3.3 Hiện trạng sử dụng đất 2010 .................................................................................... 38
3.3.1.1 Đất nông nghiệp................................................................................................. 39
3.3.1.2 Đất phi nông nghiệp ........................................................................................... 40
3.3.1.3 Đất chưa sử dụng ............................................................................................... 41
3.4 Thực trạng biến động đất đai giai đoạn 2005-2010.................................................. 41
3.4.1 Biến động đất nông nghiệp.................................................................................... 41
3.4.1.1 Biến động đất phi nông nghiệp........................................................................... 43
3.4.1.2 Biến động đất chưa sử dụng ............................................................................... 45
3.5 Thực trạng biến động đất đai giai đoạn 2010-2013................................................... 47
3.5.1 Hiện trạng đất nông nghiệp ................................................................................... 47
3.5.1.1 Hiện trạng đất phi nông nghiệp .......................................................................... 48
3.5.1.2 Đất chưa sử dụng ............................................................................................... 50
3.6 Đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2013 so với định hướng quy hoạch của huyện
giai đoạn 2020 ............................................................................................................... 52
3.7 Định hướng sử dụng đất đai của huyện Phú Quốc .................................................... 54
3.7.1 Định hướng sử dụng các loại đất ........................................................................... 54
3.7.1.1 Đất nông nghiệp................................................................................................. 54
bangvl

2



3.7.1.2 Đất phi nông nghiệp ........................................................................................... 55
3.7.2 Giải pháp thực hiện theo định hướng quy hoạch của huyện đến năm 2020 ............ 57
3.7.3 Các định hướng bố trí sử dụng đất dài hạn cho huyện đến năm 2020 .................... 58
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 59
4.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 61

bangvl

3


TÓM LƯỢC
Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài
nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và tình trạng biến động đất đai ngày càng nhiều.
Việc đánh giá tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai là một vấn đề quan trọng góp
phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, giúp chính quyền địa
phương có các biện pháp điều chỉnh kịp thời các vấn đề sử dụng đất đai không hợp lý,
nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất tốt nhất. Vì vậy đề tài “Đánh giá tình hình
sử dụng đất giai đoạn 2005-2013 và định hướng quy hoạch của huyện Phú Quốc
tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Phú Quốc đang trên đường phát triển, người
dân trong huyện đa số sinh sống dựa vào nông nghiệp và nghề ngư phủ là chủ yếu.
Thông qua kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010 diện tích đất nông nghiệp của huyện là
52.991,67ha chiếm tỷ lệ 89,94% so với diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông
nghiệp là 4.689,21ha chiếm tỷ lệ 7,96% so với diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử
dụng là 1.238,40ha. Theo Phòng thống kê đất đai huyện Phú Quốc thì tổng diện tích
đất tự nhiên năm 2010 là 58.919,28ha, diện tích đất tự nhiên tới năm 2020 là
58.922,69ha. Tổng diện tích đất tự nhiên tới năm 2020 tăng lên 341ha. Trong đó, đất

nông nghiệp giảm 9.665,88ha, đất chưa sử dụng giảm 49,05ha, còn đất phi nông
nghiệp tăng 9.714,93ha. Diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm là do
chuyển sang đất phi nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ
cao trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Điều này cho ta thấy tình hình phát
triển kinh tế xã hội của huyện Phú Quốc vẫn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng vẫn còn chưa
hoàn chỉnh. Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phần nào làm cho đất phi nông
nghiệp tăng lên đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Để phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện trong những thời gian tới cần phải
bám sát các mục tiêu của quy hoạch, rà soát thống kê, kiểm kê biến động đất đai hợp
lý, điều chỉnh lại phương án quy hoạch và đề xuất hướng sử dụng đất đai hợp lý bên
cạnh đó cần phải kết hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện nhằm
phát triển nền kinh tế góp phần nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho
người dân sinh sống trên địa bàn huyện.

bangvl

4


MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia đồng thời cũng là tư
liệu sản xuất không thể thay thế của người dân. Nguồn tài nguyên đất đai không phải
là vô hạn, nếu con người sử dụng một cách không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng nguồn
tài nguyên đặc biệt này bị khan hiếm và cạn kiệt một cách nhanh chóng theo thời gian.
Hiện nay Nhà nước đã có những chủ trương chính sách nhằm quản lý đất đai đạt hiệu
quả nhất và hỗ trợ cho người nông dân sử dụng đất đai một cách đạt hiệu quả nhất khi
canh tác và nó cũng góp phần cải tạo chất lượng đất cũng như góp phần làm cho nguồn
tài nguyên đặc biệt này ngày càng thêm phong phú. Do đó hiện nay việc đánh giá tài
nguyên đất đai rất được quan tâm nhằm đề ra các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai trên
mỗi vùng lãnh thổ nhất định.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, huyện Phú Quốc đã chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực
du lịch sinh thái, quy hoạch xây dựng và khai thác tiềm năng biển, đặc biệt phát triển
các ngành dịch vụ du lịch và tài chính, Tín dụng - Ngân hàng, chuyển giao công nghệ,
thương mại nội địa, dịch vụ xuất nhập khẩu... nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho
sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Những chính sách đổi mới này, đã làm cho tình hình
đất đai thường xuyên xảy ra phức tạp và là một vấn đề tất yếu cho sự phát triển kinh
tế. Mặt khác, sự tác động của thiên nhiên cùng với áp lực về vấn đề gia tăng dân số đã
gây không ít khó khăn cho công tác đánh gía biến động đất đai trên địa bàn huyện.
Trong tình hình đó, cùng với những thay đổi nhằm tăng cường và kiện toàn tổ chức
ngành địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai xây dựng bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử
dụng đất ở các xã đều được đẩy mạnh. Để chấn chỉnh, khắc phục và góp phần đưa
công tác quản lý Nhà nước về đất đai vào nề nếp thì đòi hỏi công tác thống kê, kiểm kê
đất đai phải có sự chính xác cao. Do đó đề tài:“Đánh giá tình hình sử dụng đất giai
đoạn 2005-2013 và định hướng quy hoạch của huyện Phú Quốc tỉnh Kiên giang”
đã được thực hiện nhằm:
- Đánh giá thực trạng biến động đất giai đoạn 2005-2013 và so với quy hoạch của
huyện Phú Quốc.
- Xác định nguyên nhân gây biến động đất đai.
- Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch tới năm 2020.

bangvl

5


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đất đai
1.1.1 Định nghĩa đất đai

Định nghĩa đất đai: Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có
chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều tăng từ trên xuống dưới,
trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể động vật và thực vật
và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ,
hiện tại và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2010).
Trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil (1993), thì đất đai về
mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ
thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước
(hồ, sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa
nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa...) (UN, 1994).
Như vậy đất đai có thể bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên của đất đai

 Khí hậu
 Đất
 Nước
 Địa hình/địa chất
 Thực vật
 Động vật
 Vị trí
 Diện tích
- Kết quả hoạt động của con người

 Mẫu hình ruộng canh tác
 Trạng thái định cư của con người


bangvl

6


 Hệ thống thoát nước
 Đường xá
 Nhà cửa
Theo FAO (1976) đất đai bao gồm điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, đất, nước và
thực vật trong phạm vi ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất đai. Điều đó còn bao
gồm các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại. Ví dụ: Sự khai thác từ
biển, phát hoang thực vật và những kết quả mang tính bất lợi. Ngoài ra đất còn bị mặn
hóa, xâm nhập mặn. Còn đặc tính về kinh tế - xã hội thì không bao gồm trong thành
phần của đất đai.
Theo Đoàn Công Quỳ và ctv (2006): Đất đai là phạm vi không gian, như một vật mang
những giá trị theo ý niệm con người. Theo định nghĩa này, đất đai thường gắn với một
giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá trị tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sự
chuyển quyền sở hữu.
Theo Hồ Thị Lam Trà và Hoàng Văn Hùng (2006), đất đai là một tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần
quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư xây dựng cơ sở kinh
tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng.
Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được
nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng, con người có khả năng chiếm
hữu, là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao thông dân sự)... do đó
tài sản đất đai có thể mang ra trao đổi như hàng hóa thông thường.
Đất đai còn được coi là tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà
lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hóa, trở thành sử dụng
vào đa mục đích (đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến định giá đất). Đất đai được coi
là tài sản đặc biệt của mỗi quốc gia, của mỗi giai đoạn và chuyển tiếp qua các thế hệ,

là một trong những phương thức tích lũy của cải, vật chất và được thừa kế hoặc trao
đổi.
Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng nếu biết sử dụng
một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không
mất đi mà còn có xu hướng tăng lên. Khác với tài sản thông thường khác, trong quá
trình sử dụng thì đất đai không phải khấu hao, giá trị của đất không những không bị
mất đi mà ngày càng có xu hướng tăng lên.

bangvl

7


Tóm lại đất đai là một tài sản đặc biệt và đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất
đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các
hoạt động của con người.
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai
Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời
cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ
sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển kinh tế quốc dân (Lê Quang Trí, 2010).
Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn
của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống,
điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dữ trữ (nguyên
liệu khoáng sản trong lòng đất), không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử vật mang sự sống
phân dị lãnh thổ. Như vậy có thể khái quát:
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà
xưởng, bố trí máy móc, làm đất...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi
đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc...). Như vậy, đất không phải là đối tượng của

từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta.
Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của
loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau
(Tổng cục Địa chính, 1996).
Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã
làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên
tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy
hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi. Vấn đề sử dụng đất
đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không
ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng
nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau.
1.1.3 Chức năng của đất đai
a. Nhóm chức năng về kinh tế:
- Chức năng sản xuất: Đây là nền tảng cho hệ thống trợ giúp sự sống, thông qua việc

sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các
vật liệu sinh sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các
vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển.

bangvl

8


- Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trữ và chảy đi của nguồn tài nguyên nước

mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước.
- Chức năng tồn trữ: Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử

dụng của con người.

b. Nhóm chức năng xã hội:
- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng

khu dân cư, nhà máy kỷ nghệ và những hoạt động xã hội như thể thao, nơi nghỉ.
- Chức năng bảo tồn di tích, lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng

tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu và
những sử dụng đất đai trong quá khứ.
- Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của

con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những
vùng riêng lẽ của hệ sinh thái tự nhiên.
c. Nhóm chức năng môi trường:
- Chức năng về môi trường sống: Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong

đất bằng cách cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen cho thực
vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất.
- Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa của ga

nhà kín hay hình thành một sự cân bằng năng lượng toàn cầu phản chiếu, hấp thu hay
chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và các chu kỳ thủy văn của toàn cầu.
- Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng hấp thu, lọc, đệm và

chuyển đổi những thành phần nguy hại.
Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng này thay đổi rất lớn trên thế giới.
Những đơn vị sinh cảnh, như các đơn vị nguồn tài nguyên thiên nhiên, có những biến
động riêng trong bản thân nó, nhưng những ảnh hưởng của con người thì tác động
mạnh hơn trong những biến đổi này trong cả không gian lẫn thời gian. Những chất
lượng đất đai cho một hoặc hơn một chức năng có thể được cải thiện, thí dụ như
phương cách kiểm soát xoái mòn, nhưng những hoạt động này thường ít hơn là những

hoạt động làm suy thoái đất của con người (Lê Quang Trí, 2010).
1.1.3.1 Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất đai
Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai
(QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương
pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau.

bangvl

9


Theo Dent (1988; 1993) Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) như là phương tiện
giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có
hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ
đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương
trình cho sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình của quy
hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp
nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế
khác.
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ
là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình
xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định
từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì.
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992;
trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến
trình xây dựng những quyết định để đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất
đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995). Với cái
nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự
quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác

có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp
những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng
thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những
sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành
công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực
trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là
một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van
Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa:
“Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay
đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện
các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là
chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu
cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”.
(Lê Quang Trí, 2010).
Do đó, trong quy hoạch cho thấy:
- Những sự cần thiết phải thay đổi

bangvl

10


- Những cần thiết cho sự việc cải thiện quản lý
- Những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp
cụ thể khác nhau.
Các loại sử dụng đất đai bao gồm: đất ở, nông nghiệp (thủy sản, chăn nuôi,…) đồng
cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách cụ thể theo
thời gian được quy định. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất đai phải cung cấp những
hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có thể chọn lựa trong các
trường hợp có sự mâu thuẩn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị hay công nghiệp

hóa bằng cách là chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và
nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác.
1.1.3.2 Tính chất quy hoạch sử dụng đất
Với những áp lực và thực trạng sử dụng đất đai như nêu trên cho thấy nguồn tài
nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng. Do đó
đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt
được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ
được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là
nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh
thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại
nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất trồng và tài nguyên ven biển. Quy
hoạch sử dụng đất đai là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các
vùng đất đai nông nghiệp. Có những sự mâu thuẩn nhau trong sử dụng đất đai hiện
nay. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát
triển đô thị thì lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Trong các nước
đang phát triển thì nhu cầu này càng cấp bách hơn trong mỗi năm. Dân số thế giới lệ
thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên
gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả một số vùng đất đai đầy đủ, người dân
vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó.
Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước
càng ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có
biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dút tình trạng suy thoái này.(Lê Quang Trí,
2010).
Yêu cầu cho tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai:
+ Có ba điều kiện cần thiết phải có để đạt được tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng
đất đai là:

bangvl

11



- Cần thiết phải thay đổi cách sử dụng đất đai, hay những tác động ngăn cản một vài sự
thay đổi không nên đổi, và phải được chấp nhận bởi con người trong cộng đồng xã hội
nơi đó.
- Phải phù hợp với mong ước của chế độ chính trị.
- Có khả năng đưa vào thực hiện có hiệu quả.
Những nơi nào mà các điều kiện này chưa thỏa thì cần phải tiến hành từng bước một
bằng cách chọn các điểm điển hình để thực hiện, đồng thời cũng phải vận động người
dân trong vùng hay nhà nước thông qua các kế hoạch bằng những chứng minh thực tế
và giải trình rõ các mục tiêu tốt đẹp có thể đạt trong tương lai khi quy hoạch được thực
hiện.
1.1.3.3 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất
Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế nào để sử dụng đất đai được
tốt nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án. Mục tiêu của quy
hoạch có thể được gom lại trong 3 tiêu đề: Hiệu quả, Bình đẳng - Có khả năng chấp
nhận, và bền vững. (Lê Quang Trí, 2010).
a. Hiệu quả
Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy
hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng trong
sử dụng đất đai. Ở bất kỳ một hình thức sử dụng đất đai riêng biệt nào thì nó cũng có
tính thích nghi cho từng vùng riêng biệt của nó hay đôi khi nó thích nghi chung cho cả
các vùng khác. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai
khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất.
Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Đối với
những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến vật
chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ các vùng đất có thể cho được. Còn mục
đích của nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng
hóa với nước ngoài thông qua sản xuất cho xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu.
b. Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được

Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an
toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng
nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt
những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để
giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng đất đai
của mọi người trong xã hội. Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là nâng

bangvl

12


cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ. Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm mức thu
nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa. Quy hoạch là phải đạt được những
tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng
biệt cũng như phân chia tài chánh hợp lý và đồng thời với các nguồn tài nguyên khác.
c. Tính bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng
phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai.
Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: Sản xuất ra hàng hóa cho
nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá
trình sản xuất lệ thuộc vào tài nguyên nên việc bảo vệ và sử dụng cân đối nguồn tài
nguyên này là nhằm bảo đảm sự sản xuất được lâu bền trong tương lai. Trong một
cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại tương lai của
cộng đồng đó. Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng và xem như
là một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất đai khác
có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng đồng đó.
1.2 Biến động đất đai
1.2.1 Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin, không gian và thuộc tính của thửa đất sau

khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên,
thay đỗi ranh giới hành chính…
Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với các quyền của
người sử dụng đất.
1.2.2 Các trường hợp biến động đất đai
Sự thay đổi bất kỳ thông tin nào so với thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cấp và thông tin trên hồ sơ địa chính đã được lập lúc ban đầu (những thông tin:
tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý), thì đều phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Các hình thức biến động đất đai như sau:
- Biến động về quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, chuyển đổi, hợp thức hóa, thừa kế,
tặng cho quyền sử dụng đất. thay đổi do tách, hợp thửa đất.
- Biến động do thay đổi mục đích sử dụng.
- Biến động do quy hoạch.
- Biến động do thiên tai.

bangvl

13


- Biến động do thế chấp.
- Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, do cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận, do thay đổi thứ tự tờ bản đồ.
- Biến động do nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo văn bản công nhận kết quả đấu
giá QSDĐ phù hợp với pháp luật hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
hoặc văn bản khác phù hợp với pháp luật.
- Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo Quyết định của cơ
quan, tổ chức.

- Biến động ranh giửa các thửa đất liền kề.
1.3 Thống kê, kiểm kê đất đai
1.3.1 Định nghĩa
Thống kê đất đai: Là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
thống kê đất đai.(Khoản 21-Điều 4/Luật đất đai 2003).
Kiểm kê đất đai: Là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực
địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động giữa hai lần
kiểm kê đất đai. (Khoản 22-Điều 4/Luật đất đai 2003).
1.3.1.1 Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối tượng sử dụng,
số liệu về đối tượng sử dụng đất trên địa bàn từng đơn vị hành chính.
Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được để rút ra kết luận đánh giá về tình
hình hiện trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến động đất đai giữa các kỳ
thống kê, kiểm kê đất đai đề xuất kiến nghị các biện pháp, chính sách quản lý sử dụng
đất đai cho phù hợp với thực tiễn.
Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai.
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích
tại thời điểm kiểm kê đất đai.
1.3.1.2 Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

bangvl

14


×