Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ HỒNG MI

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ TRƯỜNG
LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ HỒNG MI
MSSV: 4115214

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS TẠI XÃ TRƯỜNG
LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC

12-2014


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám ơn cha mẹ đã
tạo điều kiện cho em ăn học và có thể bước chân vào giảng đường đại học, luôn
luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động viên em trên con đường học vấn.
Em xin chân thành biết ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh và những thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý giá cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt em
chân thành cám ơn cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn cán bộ ở sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Phong Điền, Văn phòng thống kê huyện Phong Điền, Chi cục thú y huyện
Phong Điền đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tài liệu nghiên cứu cho em. Em cũng xin
chân thành cám ơn cán bộ Ủy ban xã Trường Long và các cán bộ ở các ấp trong
xã Trường Long và những đáp viên đã được phỏng vấn đã tạo điều kiện và hỗ trợ
nhiệt tình cho em trong quá trình thu thập số liệu thực tế, giúp em hoàn thành
được đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/ Cô và các
anh chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
cô Ngô Thị Thanh Trúc, cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng thú y huyện Phong
Điền, các cán bộ xã, cán bộ các ấp, và người dân ở xã Trường Long nhiều sức
khỏe, hạnh phúc và thành công.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Lý Hồng Mi

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
bảng kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Lý Hồng Mi

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ............................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ......................................................... iii
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5 Lược khảo tài liệu ............................................................................................ 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 5
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
2.1.1 Các khái niệm ............................................................................................... 5
2.1.2 Các dạng mô hình biogas ở Việt Nam ........................................................ 14
2.1.3 Các lợi ích và khó khăn khi áp dụng mô hình biogas ở Việt Nam ............. 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2.1 Phương pháp mô tả vùng và đối tượng nghiên cứu .................................... 21
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 21
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 22
Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu và tình hình áp dụng biogas ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 26
iv


3.1 Tổng quan về xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ..... 26
3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 26
3.1.2 Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 26
3.2 Đặc điểm kinh tế và văn hóa xã hội ............................................................... 27
3.2.1 Kinh tế......................................................................................................... 27
3.2.2 Văn hóa xã hội ............................................................................................ 28
3.3 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 29
3.4 Đánh giá tình hình xử lý chất thải của các hộ có nuôi heo tại xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................................... 31
3.5 Thực trạng triển khai ứng dụng biogas tại Cần Thơ ...................................... 32

Chương 4: Phân tích mức độ chấp nhận áp dụng biogas của hộ gia đình có nuôi
heo nhưng không sử dụng biogas và đánh giá tính khả thi của việc nhân rộng mô
hình biogas ........................................................................................................... 34
4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu và đặc điểm của hộ gia đình............................. 34
4.1.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu............................................................. 34
4.1.2 Đặc điểm của hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ ............................................................................................................... 35
4.2 Chi phí chất đốt trung bình tháng mà hộ gia đình tại xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ phải chi trả ...................................................... 36
4.3 Phân tích lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo của các hộ gia đình ở xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................................... 38
4.3.1 Đặc điểm của các hộ nuôi heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ............................................................................................... 38
4.3.2 Phân tích tổng chi phí trong chăn nuôi heo ở các hộ gia đình ở xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................................... 40
4.3.3 Phân tích tổng doanh thu trong chăn nuôi heo ở các hộ gia đình ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 43
4.3.4 Phân tích kết quả hoạt động trong chăn nuôi heo ở các hộ gia đình ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 44
v


4.4 Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi của hộ gia đình có nuôi heo nhưng
không áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ .................................................................................................................. 46
4.4.1 Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi heo chưa được xử lý tại xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................................... 46
4.4.2 Nhận thức của hộ gia đình chưa áp dụng biogas về tác hại của chất thải
chăn nuôi từ việc xử lý chất thải chăn nuôi không đúng cách ở xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................................................... 48

4.4.3 Nhận thức của hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ chưa áp dụng biogas về mô hình biogas ............................................... 50
4.5 Phân tích mức độ chấp nhận áp dụng biogas của hộ gia đình có nuôi heo
nhưng không áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ ............................................................................................................... 53
4.5.1 Tỷ lệ hộ gia đình chưa áp dụng biogas chấp nhận áp dụng biogas ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 53
4.5.2 Mục đích tham gia lắp đặt biogas của các hộ gia đình ở xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................................................... 55
4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas của hộ gia
đình có nuôi heo nhưng không áp dụng biogas tại xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 56
4.6.1 Các biến trong mô hình logistic .................................................................. 56
4.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của nông
hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................. 59
4.7 Đánh giá tính khả thi nhân rộng áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ ......................................................................... 63
Chương 5 Giải pháp nhằm mở rộng áp dụng biogas tại xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ ......................................................................... 63
Chương 6 Kết luận và kiến nghị .......................................................................... 66
6.1 Kết luận .......................................................................................................... 66
6.2 Kiến nghị........................................................................................................ 67

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Năng suất khí biogas sinh ra từ phân gia súc ....................................... 10
Bảng 2.2 Đặc tính và sản lượng khí sinh học của một số nguyên liệu

thường gặp ........................................................................................................... 11
Bảng 2.3 Thời gian lưu đối với chất thải động vật theo tiêu chuẩn ngành .......... 13
Bảng 2.4 Tóm tắt điều kiện tối ưu cho quá trình lên men tạo khí sinh học ......... 13
Bảng 2.5 Tình hình chăn nuôi và sử dụng biogas của các hộ gia đình ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 21
Bảng 2.6 Đặc điểm các biến độc lập được đưa vào mô hình logistic .................. 25
Bảng 3.7 Quy mô đàn gia súc, gia cầm ở xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ qua 4 năm (2010 – 2013) ..................................................... 30
Bảng 4.8 Mô tả về đối tượng phỏng vấn ở xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ............................................................................................... 34
Bảng 4.9 Đặc điểm của các hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền
thành phố Cần Thơ............................................................................................... 35
Bảng 4.10 Chi phí chất đốt trong tháng mà mỗi hộ gia đình xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ phải chi trả ........................................... 37
Bảng 4.11 Đặc điểm chăn nuôi heo của các nông hộ xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ ........................................................................ 39
Bảng 4.12 Các khoản chi phí bình quân của các nông hộ xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên 1kg heo thịt xuất chuồng .................. 41
Bảng 4.13 Chi phí trung bình năm (9/2013 đến 9/ 2014) của nông hộ nuôi heo
nái ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ......................... 42
Bảng 4.14 Doanh thu của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ tính trên 1kg heo thịt xuất chuồng ................................................. 43
Bảng 4.15 Doanh thu từ nuôi heo nái của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ (tháng 9/ 2013 đến 9/ 2014) ....................................... 44

vii


Bảng 4.16 Kết quả hoạt động chăn nuôi heo thịt của nông hộ xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên 1kg heo thịt ............................ 44

Bảng 4.17 Kết quả hoạt động chăn nuôi heo nái của nông hộ xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (9/ 2013 đến 9/ 2014) ........................... 45
Bảng 4.18 Các cách xử lý chất thải chăn nuôi khác địa điểm của người dân xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 47
Bảng 4.19 Nguyên nhân xử lý chất thải chăn nuôi của người dân xã trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................................................... 48
Bảng 4.20 Nhận thức của hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ về tác hại đối với môi trường khi xử lý chất thải chăn nuôi không
đúng cách ............................................................................................................. 49
Bảng 4.21 Hiểu biết về lợi ích của mô hình biogas trong chăn nuôi heo của đáp
viên ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................... 50
Bảng 4.22 Các biến định lượng và sự khác nhau giữa hai nhóm biểu hiện định
lượng trong mô hình logistic................................................................................ 57
Bảng 4.23 Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết
định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 57
Bảng 4.24 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của
hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............... 59
Bảng 5.25 Những vấn đề và giải pháp trong việc mở rộng mô hình biogas ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ....................................... 63

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi ........................................................ 7
Hình 3.2 Tỷ lệ hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ tham gia vào mô hình biogas đến cuối tháng 6/ 2014 .................................. 32
Hình 4.3 Tỷ lệ giới tính của đáp viên ở xã Trường Long, huyện Phong Điền,

thành phố Cần Thơ............................................................................................... 35
Hình 4.4 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguyên liệu truyền thống ở xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................................................... 36
Hình 4.5 Tỷ lệ hộ dân nuôi các loại heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ............................................................................................... 39
Hình 4.6 Tỷ lệ xử lý chất thải chăn nuôi ở cùng và khác địa điểm của người dân
xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................. 46
Hình 4.7 Nguyên nhân hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ không lắp đặt biogas ...................................................................... 52
Hình 4.8 Tỷ lệ hộ gia đình chưa tham gia vào mô hình biogas chấp nhận tham
gia ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ......................... 51
Hình 4.9 Lý do các đáp viên ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas.................................... 54
Hình 4.10 Mục đích quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của nông hộ xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .................................................... 55

ix


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

CDM

“Clean Development Mechanism” - Cơ chế phát triển sạch

ĐH

Đại học

HGĐ


Hộ gia đình

KHCN

khoa học công nghệ

KSH

Khí sinh học

TCN

Tiêu chuẩn ngành

THCS

Trung học cơ sở

VACB

Vườn – ao – chuồng – biogas

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong một vài thập kỉ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất

nước, ngành chăn nuôi gia súc ở Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả
về số lượng các trại chăn nuôi, cũng như chủng loại các sản phẩm và chất lượng
ngày càng được cải thiện, đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi heo, heo chiếm hơn 90% số lượng gia súc tại Việt
Nam. Ngành chăn nuôi tăng trưởng tốt đã tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
điều kiện sống cho người dân, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực do ngành chăn nuôi mang lại thì phải kể đến
các tác động tiêu cực do chất thải chăn nuôi thải ra ngày càng nhiều. Theo Bùi
Nguyễn (2011), Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi heo nhưng chỉ có
20% hộ xây dựng hầm ủ biogas. Tổng đàn gia súc, gia cầm của cả nước thải
khoảng 79 – 80 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm gây ô nhiễm môi trường nông
thôn nghiêm trọng. Do đó, để vừa ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải
chăn nuôi, vừa tái tạo năng lượng phục vụ sản xuất đang là vấn đề đặt ra cho
ngành chăn nuôi.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được biết đến như vùng sản xuất nông
nghiệp trọng yếu của cả nước với diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha (Niên giám
thống kê, 2010). Trong điều kiện cả nước nói chung, kinh tế ĐBSCL đã và đang
tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó chăn nuôi chiếm một phần tỷ trọng lớn, đã góp
phần phát triển kinh tế địa phương và xóa đói giảm nghèo (Phạm Văn Thành,
2008). Tuy nhiên, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi của khu vực ĐBSCL
cũng gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, 60% dân cư nông thôn vùng ĐBSCL
sử dụng nước từ kênh gạch cho sinh hoạt hằng ngày, nên lượng chất thải từ chăn
nuôi thải trực tiếp xuống sông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính vệ sinh và
tình hình sức khỏe của người dân. Trước tình hình đó, công nghệ biogas được
giới thiệu ở ĐBSCL từ những năm 1980 (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2012). Từ khi
được tiếp cân mô hình biogas đến nay, người dân ĐBSCL đã xử lý chất thải chăn
nuôi bằng cách ủ phân gia súc nuôi. Việc xây dựng hệ thống biogas tạo ra được
lơi ích kép, không những góp phần vào việc tiết kiệm chi tiêu cho người dân khi
hệ thống biogas biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch hữu ích mà còn góp
phần làm giảm ô nhiễm môi trường do xử lý được nguồn nước thải chăn nuôi

(Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu, 2012). Tuy nhiên, mức độ triển khai mô
1


hình biogas tại ĐBSCL còn khiêm tốn. Đa số được xây dựng nhờ vào các dự án
hỗ trợ nhưng mỗi dự án có xu hướng giới thiệu chỉ một kiểu mô hình. Điều này
làm hạn chế mức độ triển khai các loại hình hầm ủ, túi ủ biogas, người dân được
biết đến công nghệ biogas nhưng lại không có nhiều thông tin để chọn lựa loại
hình biogas phù hợp với điều kiện sản xuất hay tình hình tài chính của gia đình
mình.
Cần Thơ là thành phố có hầm ủ được xây dựng sớm nhất từ năm 1998. Điều
này phản ánh đúng thực tế Đại Học Cần Thơ là nơi giới thiệu và triển khai mô
hình hầm ủ biogas đầu tiên ở ĐBSCL (Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự, 2012).
Tuy nhiên, việc triển khai mở rộng mô hình biogas trên địa bàn thành phố còn
khiêm tốn do người dân ngại vốn đầu tư. Nhiều dự án xây dựng hầm ủ, túi ủ trên
địa bàn thành phố Cần Thơ được triển khai mở rộng như Dự án “Phát triển nông
thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL”- CDM do Trung tâm nghiên cứu
Quốc tế Nhật Bản về khoa học nông nghiệp (JIRCSA) phối hợp với trường Đại
học Cần Thơ thực hiện. Dự án đã hỗ trợ vốn cho người dân các quận, huyện trên
địa bàn thành phố lắp đặt hầm ủ, túi ủ như Phong Điền, Bình Thủy, Cái Răng…
Phong Điền là huyện có số hộ nuôi heo khá cao ở Cần Thơ, theo báo cáo của
phòng thú y huyện Phong Điền, tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tổng đàn heo của
toàn huyện có đến 8.108 con. Việc hỗ trợ chi phí lắp đặt túi ủ từ dự án “Phát triển
nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL”, các hộ chăn nuôi heo trên
địa bàn toàn huyện đã rất tích cực tham gia làm biogas. Tuy nhiên, mô hình nuôi
heo làm hầm ủ biogas vẫn chưa được áp dụng trên địa bàn toàn huyện, trong đó
Trường Long là xã có số hộ chăn nuôi không sử dụng biogas nhiều nhất của
huyện. Do đó đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại
xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm
đề ra các giải pháp nhân rộng mô hình biogas trên địa bàn toàn xã.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã Trường Long,
huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ, nhằm đề xuất các giải pháp nhân rộng mô
hình biogas trên địa bàn xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích hiện trạng chăn nuôi heo và áp dụng biogas của các hộ gia đình
tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
2


 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng biogas tại xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
 Đề xuất các giải pháp để nhân rộng mô hình biogas tại xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
 Đặc điểm nuôi heo của các hộ tại xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ như thế nào?
 Các hộ nuôi heo tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ có lời hay không?
 Các hộ gia đình có nuôi heo nhưng không áp dụng mô hình biogas tại xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ có biết về mô hình biogas
không?
 Tại sao những hộ nuôi heo tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ biết về mô hình biogas nhưng không áp dụng?
 Các hộ gia đình nuôi heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ có hiểu về lợi ích khi sử dụng biogas không?
 Những hộ nuôi heo chưa áp dụng mô hình biogas có muốn áp dụng hay
không?
 Các giải pháp nào để mô hình biogas được nhân rộng tại xã Trường Long,

huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm
2014.
 Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
 Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.
 Số liệu sơ cấp là số liệu về các hộ gia đình có nuôi heo nhưng chưa sử
dụng mô hình biogas trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ.

3


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình có nuôi heo nhưng chưa
áp dụng mô hình biogas trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm chất thải chăn nuôi

Theo Phạm Bích Hiên (2012): chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá
trình chăn nuôi, gồm ba dạng chủ yếu chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân,
chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày);
chất thải lỏng (bao gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi, nước tiểu, một
phần phân) và chất thải bán lỏng (gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng).
2.1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn
nước, gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa do trong chất thải có
chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, giun sán ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống
người dân (Monre, 2012).
Phân, nước tiểu vật nuôi: Theo Vũ Thị Hương (2011), Phân và nước tiểu
của gia súc có chứa rất nhiều loại vi trùng, trứng giun sán… gây bệnh cho người
và vật nuôi. Các tác nhân gây bệnh này có thể tồn tại rất lâu trong đất nên chúng
có nguy cơ phát tán vào không khí, nước mặt theo chuỗi thức ăn để gây bệnh.
Heo có thể là một yếu tố truyền bênh qua con người ví dụ bệnh nhiệt than và các
bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài ra, phân và nước tiểu có thể gây khó chịu cho
cộng đồng sống gần trang trại đặc biệt là sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu, khi
nước tiểu được động vật bài tiết ra ngoài, trong điều kiện có oxy ở môi trường,
chúng dễ dàng phân hủy tạo ammoniac gây mùi khó chịu.
Nước thải vệ sinh vật nuôi, chuồng: có nguồn gốc từ việc tắm rửa heo, vệ
sinh chuồng trại, máng ăn uống… Nước thải chăn nuôi heo có đặc trưng ô nhiễm
hữu cơ cao, giàu Nitơ, vi sinh vật… khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. Nếu
không xử lý thích hợp nó sẽ đe dọa các thành phần môi trường khác và ảnh hưởng
sức khỏe cộng đồng (Lâm Vĩnh Sơn, Nguyễn Trần Ngọc Phương, 2011).

5


Nguồn
Gây

Ô
Nhiễm

Phân, nước tiểu
vật nuôi

Ô nhiễm môi trường và là
nguồn gây bệnh cho con
người và vật nuôi

Nước thải vệ
sinh vật nuôi,
chuồng

Ô nhiễm nước và rất dễ lan
truyền dịch bệnh

Khí thải từ việc
phân hủy

Ô nhiễm không khí, gia tăng
khí nhà kính

Dịch bệnh, xử
lý vật nuôi

Thiệt hại kinh tế, chất lượng
sản phẩm, sức khỏe con người

Hình 2.1 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi

(Nguồn: Dự án tài chính nông thôn III, 2014)

Khí thải từ việc phân hủy: Vũ Thị Hương (2011) cho rằng các khí gây
mùi chủ yếu từ quá trình phân hủy yếm khí, chất thải chăn nuôi như NH3, H2S, và
một lượng đáng kể CO2 và CH4. Tất cả các khí này tồn tại trong môi trường
không khí của khu vực chăn nuôi tạo nên mùi đặc trưng hôi thối rất khó chịu, ở
nồng độ cao chúng có thể gây ngạt, kích thích niêm mạc mũi, gây choáng váng,
nhức đầu, gây nổ…
Dich bệnh, xử lý vật nuôi: Theo Vũ Thị Hương (2011) xác vật nuôi có
đặc tính phân hủy sinh học, bốc mùi hôi thối lan nhanh trong không khí và cũng
như tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi. Thông thường heo chết sau 2
ngày là sinh mùi rất khó chịu, nếu không xử lý kịp thời để lâu sẽ gây tác hại
nghiêm trọng cho môi trường. Do đó, chuồng trại nơi có vật nuôi chết cần phải vệ
sinh và khử trùng. Một số hộ chăn nuôi heo họ thường xử lý heo chết bằng cách
khi thấy heo có dấu hiệu bị bệnh sắp chết thì đem bán với giá cực rẽ. Điều này có
hại cho sức khỏe con người khi dùng phải heo bệnh chưa qua kiểm dịch. Ngoài
ra, các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, thuốc thú
y… cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường.

6


2.1.1.3 Khái niệm biogas
Biogas là một chất khí sạch bao gồm Methane (CH4) từ 60% - 70% và
Carbon dioxide (CO2) khoảng 30% - 40%, phần còn lại là hydrogen sulfide và
khí vi lượng khác (Humayun Kabir et.al, 2013).
Biogas là năng lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất
hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, các chất thải của
quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước… là nguyên liệu tốt để sản
xuất biogas. Biogas chứa thành phần chính là CH4 và các tạp chất như CO2, H2S

(Bùi Văn Ga và cộng sự, 2007).
Theo Nguyễn Quang Khải, 2002: Các chất hữu cơ như phân động vật, xác
động và thực vật thường bị thối rữa và chuyển hóa thành các chất khác. Quá trình
này thường được gọi là quá trình phân hủy, xảy ra do tác động của rất nhiều sinh
vật nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được, gọi là các vi sinh vật, mà chủ yếu là
các vi khuẩn. Quá trình phân hủy xảy ra trong môi trường có oxy được gọi là quá
trình phân hủy hiếu khí. Sản phẩm chủ yếu của quá trình này là khí cacbonic
(CO2). Quá trình xảy ra trong môi trường không có oxy được gọi là quá trình
phân hóa kỵ khí. Sản phẩm thu được là hỗn hợp khí gọi là KSH (biogas).
2.1.1.4 Quá trình hình thành khí sinh học
Theo Nguyễn Quang Khải (2002), KSH được tạo ra trong thiên nhiên và
nhân tạo. Trong thiên nhiên, KSH được sinh ra ở những nơi nước sâu, tù đọng
thiếu oxy như các đầm lầy, dưới đáy ao hồ, giếng sâu, ruộng lúa ngập nước, bãi
rác hoặc trong bộ máy tiêu hóa của động vật. KSH còn được sinh ra ở các mỏ
than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên do các quá trình biến đổi địa hóa xảy ra hàng
triệu năm.
Trong điều kiện nhân tạo, KSH được sinh ra trong các thiết bị KSH nhờ
công nghệ lên men yếm khí. Nguyên liệu để sản xuất KSH là chất hữu cơ như
phân động vật, các loại thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ, nguyên liệu được nạp vào
thiết bị KSH. Thiết bị giữ kín không cho không khí lọt vào. Việc nạp nguyên liệu
được thực hiện theo hai cách là nạp từng mẻ và nạp liên tục.
Nạp từng mẻ: Toàn bộ nguyên liệu được nạp vào thiết bị một lần. Mẻ
nguyên liệu này được phân hủy dần và cho khí sử dụng. Sau một thời gian đủ để
nguyên liệu phân hủy gần hết, toàn bộ nguyên liệu được lấy đi và thay vào một
mẻ nguyên liệu mới. Thông thường, những nguyên liệu thực vật được nạp theo
cách này, vì chúng phân hủy trong thời gian dài. Thời gian mỗi mẻ thường kéo
dài từ 3 - 5 hoặc 6 tháng.

7



Nạp liên tục: nguyên liệu được nạp đầy lúc mới đưa thiết bị vào hoạt động.
Sau đó nguyên liệu được bổ sung thường xuyên khi có một phần nguyên liệu đã
phân hủy được lấy đi để nhường chổ cho phần nguyên liệu mới nạp vào. Cách
này thường phù hợp với điều kiện nguyên liệu không sẵn có ngay một lúc mà
được thu góp hàng ngày như phân người và phân súc vật.
Trong thực tế, nhiều khi người ta áp dụng cả hai cách ở trên. Nguyên liệu
thực vật được nạp từng mẻ, còn phân người và phân súc vật được nạp liên tục
hàng ngày, cách này được gọi là bán liên tục. Trong quá trình phân hủy, chỉ một
phần nguyên liệu được chuyển hóa thành KSH, phần còn lại được lấy ra cùng với
nước loãng gọi là bã thải.
2.1.1.5 Thành phần và tính chất của khí sinh học
Theo tài liệu tập huấn cho kỹ thuật viên về KSH, 2011 do Cục Chăn nuôi –
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan
– SNV thì KSH có thành phần và tính chất như sau:
a. Thành phần của KSH
KSH là một hỗn hợp của nhiều chất khí. Thành phần của KSH tùy thuộc
vào loại nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải và các điều kiện trong quá
trình đó như nhiệt độ, độ pH, chất lượng nước… Nó cũng tùy thuộc vào các giai
đoạn phân giải. Các thành phần trong KSH bao gồm khí mêtan, khí cacbonic và
khí hiđro sunfua.
Khí Mêtan: Trong KSH, mêtan (CH4) là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ lệ
cao nhất (50 - 70%). Nó cũng là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên (thường
chiếm trên 90%). Mêtan không màu, không mùi, nhẹ bằng nữa không khí, ít hòa
tan trong nước. Nó hóa lỏng ở nhiệt độ -161,50C trong điều kiện áp suất khí
quyển. Do vậy, việc hóa lỏng mêtan rất tốn năng lượng và người ta thường không
hóa lỏng nó cũng như không hóa lỏng KSH và khí thiên nhiên. Khi cháy, mêtan
có ngọn lửa màu nhạt và phản ứng sinh nhiệt.
Khí Cacbonic: Thành phần chủ yếu thứ hai của KSH là khí cacbonic
(CO2) (30- 45%). Khí này không màu, không mùi, không cháy được, không duy

trì sự sống, nặng gấp rưỡi không khí. Tỷ lệ CO2 cao sẽ làm giảm chất lượng của
KSH.
Khí Hiđro sunfua: Trong thành phần của KSH có khí hiđro sunfua (H2S) (0
- 3%). H2S là khí không màu, có mùi hôi như mùi “trứng thối”, khiến cho KSH
cũng có mùi hôi, giúp ta dễ nhận biết được KSH nhờ khứu giác. Nồng độ H2S
trong KSH sản xuất từ chất thải người và gia cầm cao hơn từ các nguyên liệu
khác nên rất khó chịu. Tuy nhiên, khí H2S cũng là khí cháy được nên khi đốt
8


KSH sẽ hết mùi hôi. H2S rất độc, nếu ngửi nhiều H2S sẽ đau đầu, buồn nôn,
không phân biệt được các mùi khác nhau.
Các khí CO2 và H2S khi hòa tan trong nước tạo thành các axit gây ăn mòn
các bộ phận kim loại. Vì vậy trong công nghiệp, người ta phải lọc những tạp chất
này đi.
b. Tính chất KSH
KSH là một khí ướt vì nó chứa hơi nước bão hòa bay hơi từ dịch phân giải.
Hơi nước sẽ ngưng tụ trong đường ống và cần được tháo đi. Vì thành phần của
KSH thay đổi, nên các tính chất của nó cũng thay đổi theo. Ta lấy tỷ lệ phổ biến
của khí mêtan là 60%. KSH với tỷ lệ 60% CH4 và 40% CO2 có khối lượng riêng
là 1,2196 kg/m3 và tỷ trọng so với không khí là 0,94. Như vậy, KSH nhẹ hơn
không khí.
Nhiệt trị (nhiệt năng) của KSH chủ yếu được xác định bằng hàm lượng
mêtan trong thành phần của nó: QKSH = QCH4 xCH4%
Trong đó QKSH là nhiệt trị của KSH, QCH4 là nhiệt trị của CH4 và CH4% là
hàm lượng mêtan theo thể tích. Sự có mặt của CO2 làm giảm hàm lượng CH4
nghĩa là giảm chất lượng KSH. Thông thường người ta lấy CH4% = 60%. Khi đó
KSH có nhiệt trị là:
8.576 Kcal/m3 x 0,6 = 5.146 Kcal/m3
Ta có thể lấy tròn nhiệt trị của nó là 5.200 Kcal/m3.

2.1.1.6 Nguyên liệu sản xuất khí sinh học
Theo Nguyễn Quang Khải (2002), các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học
đều có thể làm nguyên liệu nạp cho các thiết bị KSH. Các nguyên liệu này được
chia thành hai loại: Nguyên liệu có nguồn gốc động vật và nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật.
a. Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Thuộc loại này, phân người và phân gia súc, gia cầm là phổ biến. Vì được
xử lý trong bộ máy tiêu hóa nên phân dễ phân hủy và nhanh chóng cho KSH. Tuy
vậy thời gian phân hủy của phân không dài (khoảng 2 – 3 tháng) và tổng sản
lượng khí thu được từ 1kg phân cũng không lớn. Phân trâu bò, phân heo phân hủy
nhanh hơn, phân người và phân gà vịt phân hủy chậm hơn nhưng cho năng suất
khí cao hơn.

9


Bảng 2.1 Năng suất khí biogas sinh ra từ phân gia súc
Loại phân

Lượng khí biogas sinh ra
3

(m / tấn phân)
Trâu, bò
Heo

Thành phần mêtan
(% thể tích)

260 – 280


50 – 60

561
(Nguồn: Dương Nguyên Khang, Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh)

b. Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây
trồng (rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu…), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả, lương
thực bỏ đi…) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân xanh…).
Gỗ và thân cây già rất khó phân giải nên không thể dùng làm nguyên liệu được.
Nguyên liệu thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó phân giải. Để quá trình phân
giải kỵ khí diễn ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý sơ bộ (cắt nhỏ, đặp
dập, ủ hiếu khí), trước khi nạp chúng vào thiết bị KSH để phá vỏ cứng và tăng
diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn công.
Thời gian phân giải của nguyên liệu thực vật thường dài hơn so với chất
thải động vật. Do vậy nguyên liệu thực vật nên được sử dụng theo cách nạp từng
mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3 - 6 tháng.
c. Sản lượng khí thực tế của các loại nguyên liệu
Trong thực tế, sản lượng khí thu được lên men nguyên liệu trong các thiết
bị KSH thường thấp hơn so với lý thuyết vì chúng được phân giải trong một thời
gian nhất định và chưa phân giải hoàn toàn.

10


Bảng 2.2 Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp
Loại
nguyên
liệu


Lượng thải
hàng ngày

Hàm lượng
chất khô (%)

Tỷ lệ
cac-bon/nitơ
(C/N)

Hiệu suất
sinh khí
(lít/kg/ngày)

(kg/ đầu động
vật)

Phân:


15,00 – 20,00

18,00 – 20,00

24,00 - 25,00

15,00 – 32,00

Trâu


18,00 – 25,00

16,00 – 18,00

24,00 – 25,00

15,00 – 32,00

Heo

1,20 – 4,00

24,00 – 33,00

12,00 – 13,00

40,00 – 60,00

Gia cầm

0,02 – 0,05

25,00 – 50,00

5,00 – 15,00

50,00 – 60,00

Người


0,18 – 0,34

20,00 – 34,00

2,90 – 10,00

60,00 – 70,00

Thực vật:
Bèo tây
tươi

4,00 – 6,00

12,00 – 25,00

0,30 – 0,50

Rơm, rạ
khô

80,00 – 85,00

48,00 – 117,00

1,50 – 2,00

(Nguồn: tài liệu tập huấn cho kĩ thuật viên về khí sinh học, 2011)


2.1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khí sinh học
a. Đầu vào hệ thống
Theo Trần Yêm (2004): Đầu vào của hệ thống sản xuất khí sinh vật bao
gồm phân tươi, nước giải, nước trộn có thể cả rác hữu cơ. Nếu không duy trì sự
ổn định về lượng vật chất nói trên sẽ ảnh hưởng đến khối lượng khí sinh ra và các
hoạt động phân hủy của vi sinh vật trong bể phôi.
b. Mức độ kỵ khí
Theo Nguyễn Quang Khải (2002): KSH được sinh ra do hoạt động của
nhiều vi sinh vật, trong đó các vi khuẩn sinh mêtan là quan trọng nhất. Những vi
khuẩn này chỉ sống trong môi trường tuyệt đối không có oxy (kỵ khí bắt buộc).
Vì vậy, đảm bảo cho môi trường tuyệt đối kỵ khí là một yếu tố quan trọng đầu
tiên.
c. Nhiệt độ
Nguyễn Quang Khải (2002) cho rằng: Hoạt động của vi khuẩn sinh mêtan
chịu ảnh hưởng rất mạnh của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện tự nhiên, nhiệt
độ thích hợp nhất đối với chúng là 300C - 400C. Nhiệt độ thấp hoặc thay đổi đột

11


ngột đều làm cho quá trình sinh mêtan yếu đi. Nhiệt độ môi trường phân hủy
xuống dưới 100C thì quá trình phân hủy gần như ngừng lại. Vì vậy, ở những vùng
lạnh cần phải đảm bảo cách nhiệt tốt để giữ ấm cho thiết bị. Xây dựng công trình
ngầm dưới đất là biện pháp tốt để giữ ổn định nhiệt độ cho môi trường phân hủy.
d. Độ pH
Theo Nguyễn Quang Khải (2002): Độ pH tối ưu cho hoạt động của vi
khuẩn là 6,8 - 7,5 tương ứng với môi trường hơi kiềm. Tuy nhiên, vi khuẩn sinh
mêtan vẫn có thể hoạt động trong giới hạn độ pH từ 6,5 - 8,5.
e. Đặc tính của nguyên liệu
Theo tài liệu tập huấn cho kỹ thuật viên về KSH, 2011 do cục chăn nuôi –

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan
– SNV đặc tính của nguyên liệu bao gồm hàm lượng chất khô và tỷ lệ C/N
(cácbon/nitơ).
Hàm lượng chất khô: Khi ta sấy khô nguyên liệu, nước sẽ bay hơi hết và
còn lại phần chất khô của nguyên liệu. Hàm lượng chất khô là tỷ lệ giữa trọng
lượng chất khô và tổng trọng lượng của nguyên liệu, thường được biểu thị bằng
phần trăm. Quá trình phân giải sinh khí mêtan xảy ra thuận lợi nhất khi nguyên
liệu có hàm lượng chất khô tối ưu vào khoảng 7% - 9% đối với chất thải động vật.
Đối với bèo tây hàm lượng này là 4% - 5% còn rơm rạ là 5% - 8%. Nguyên liệu
ban đầu thường có hàm lượng chất khô cao hơn giá trị tối ưu nên khi nạp vào
thiết bị KSH cần phải pha thêm nước. Tỷ lệ pha loãng thích hợp là 1 - 3 lít nước
cho 1kg chất thải tươi.
Tỷ lệ cacbon và nitơ của nguyên liệu: Các chất hữu cơ gồm có các nguyên
tố hóa học trong đó chủ yếu là cacbon (C), hyđrô (H), nitơ (N), phốtpho (P) và
lưu huỳnh (S). Tỷ lệ giữa trọng lượng cacbon và nitơ (C/N) có trong thành phần
nguyên liệu là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng phân hủy của nó. Vi khuẩn tiêu
thụ cacbon nhiều hơn nitơ khoảng 30 lần. Vì vậy, tỷ lệ C/N của nguyên liệu bằng
30 là tối ưu. Tỷ lệ C/N quá cao thì quá trình phân hủy xảy ra chậm. Ngược lại tỷ
lệ này quá thấp thì quá trình phân hủy ngừng trệ vì tích lũy quá nhiều amoniac là
một độc tố đối với vi khuẩn ở tốc độ cao.
Nói chung phân trâu, bò, lợn có tỷ lệ C/N thích hợp. Phân người và phân
gia cầm có tỷ lệ C/N thấp, các nguyên liệu thực vật thường có tỷ lệ C/N cao.
Nguyên liệu càng già thì tỷ lệ này càng cao. Để đảm bảo tỷ lệ C/N thích hợp, ta
nên dùng hỗn hợp các loại nguyên liệu, chẳng hạn dùng phân người và phân gia
cầm kết hợp với rơm, rạ.

12


f. Thời gian lưu

Thời gian lưu là thời gian nguyên liệu nằm trong thiết bị phân giải. Đây là
khoảng thời gian dịch phân giải sản sinh ra KSH. Đối với chế độ nạp liên tục,
nguyên liệu được bổ sung hàng ngày. Khi một lượng nguyên liệu cũ và đẩy dần
nguyên liệu cũ về phía lối ra. Thời gian lưu chính bằng thời gian nguyên liệu chảy
qua thiết bị từ lối vào tới lối ra. Trong điều kiện Việt Nam, tiêu chuẩn ngành 10
TCN 97 - 2006 đã quy định thời gian lưu đối với chất thải động vật.
Bảng 2.3 Thời gian lưu đối với chất thải động vật theo TCN
Vùng

Nhiệt độ trung bình về
mùa đông (0C)

Thời gian lưu (ngày)

Miền Bắc

10-15

55

Miền Trung

15-20

40

Miền Nam

≥ 20


30

(Nguồn: Tiêu chuẩn ngành 10TCN 97 – 2006)

g. Các độc tố
Hoạt động của vi khuẩn chịu ảnh hưởng của một số các độc tố. Khi hàm
lượng của các loại này có trong dịch phân giải vượt quá một giới hạn nhất định sẽ
tiêu diệt các vi khuẩn vì thế không cho phép các chất này có trong dịch phân giải.
Trong thực tế các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc sát trùng,
các chất kháng sinh, nước xà phòng, thuốc nhuộm, dầu nhờn và các chất tẩy rửa
không được phép cho vào các thiết bị KSH.
Bảng 2.4 Tóm tắt điều kiện tối ưu cho quá trình lên men tạo KSH
TT

Yếu tố ảnh hưởng

Giá trị tối ưu

1

Nhiệt độ (0C)

2

PH

3

Thời gian lưu (ngày)


35,0 – 40,0
6,8- 7,5
Chất thải động vật
Thực vật

4
5

Hàm lượng chất khô (%)

30,0 – 60,0
100,0

Chất thải động vật

7,0 – 9,0

Thực vật

4,0 – 8,0

Tỷ lệ C/N

30/1
(Nguồn: Hoàng Kim Giao, 2011)

13



×