Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.15 KB, 12 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ONG THỊ MŨI LÝ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ONG THỊ MŨI LÝ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở
HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. TRƢƠNG HOÀNG MINH

2014




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH TRONG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Lithopenaeus vannamei) THÂM
CANH Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG
Ong Thị Mũi Lý và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12/2014 thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp 35 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các
thông tin được thu thập là (1) các cạnh kỹ thuật và tài chính và (2) những thuận lợi và khó khăn
tồn tại trong mô hình thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Kết quả cho thấy nông hộ có
tổng diện tích nuôi là 1,20 ha/hộ, với diện tích ao nuôi bình quân là 0,41 ha/ao và độ sâu mực
nước ao nuôi là 1,40 m. Thời điểm thả giống chủ yếu vào tháng 04, 07, 10 và tháng 11 (DL).
Tôm giống được chọn để thả nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ các tỉnh miền Trung (chiếm 70%),
với kích cỡ thả giống từ PL8 đến PL12, và mật độ thả là 70 con/m2. Tôm được cho ăn bằng thức
ăn viên công nghiệp, với FCR là 1,2. Sau thời gian nuôi 87 ngày, kích cỡ tôm đạt 72 con/kg.
Tỷ lệ sống tôm nuôi là 76% cho năng suất 7,5 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí sản xuất ở mức 567,25
tr.đ/ha/vụ, cho doanh thu 1.012,75 tr.đ/ha/vụ. Mô hình mang lợi nhuận bình quân là 442,64
tr.đ/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận 0,78 lần và có 91,50% hộ có lời. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp
một số khó khăn lớn như vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và nguồn nước bị ô nhiễm.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Lithopenaeus vannamei, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả tài chính.
ASBTRACT
This study was conducted from August to December 2014 through interviewing 35 white
leg shrimp intensive farming in Vinh Chau District, Soc Trang province. The information
collected are (1) the evaluate technical and economic aspects and (2) the advantages and
disadvantages exist in the model through a questionnaire has been prepared. Results of the
survey showed that white leg shrimp area for each household was 0.8 ha and the mean area of
culturing pond is 0.4 ha/pond. farmers usually stocked from January to April and were stocked

at density of 70.2 PL/m2. The post larvae which has the size from PL8 to PL12 sourced from
central provinces accounted for 70%,. Shrimp was mainly feed by commercial feed. After 86.6
culturing days, shrimp was harvested with high survival rate of 76%, average yield of
productivity was 7,5 ton/ha/crop, final body weight of 72 individuals/kg, and feed conversion
ratio (FCR) of 1.10. In addition, with production cost of 567.25 million VND/ha/crop, gross
income of 1,012.75 million VND/ha/crop, net income was rather high of 442.64 million
VND/ha/crop and benefit ratio was 0.78 times and had 91.50% profits. However, there are
some difficulties existing in this system such as lack of funds, shrimp disease, water pollution.

Key words: White leg shrimp, Lithopenaeus vannamei, technical efficiency, financial
efficiency.
Title: Analyzing efficiency technique and financial of the white leg shrimp intensive
farming system in Vinh Chau district, Soc Trang province.

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích 39.876 km2, trong đó có
954.350 ha diện tích mặt nước. Tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang thay thế dần tôm sú là
đối tượng nuôi truyền thống vì TTTC có thời gian nuôi ngắn, có thể nuôi mật độ dày để
đạt năng suất cao, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích (Tổng cục thủy sản,
2013).
Hiện nay diện tích nuôi TTCT tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm khoảng 94%
diện tích của cả nước) như Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,... Sóc Trăng là một
trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả 03 vùng sinh
thái nước mặn, lợ, ngọt của biển, ven biển và nội địa, có tiềm năng lớn để phát triển
thủy sản trên 03 lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu thủy sản theo
hướng bền vững (Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng, 2011).
Theo Trần Viết Mỹ (2009) TTCT là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường

tiêu thụ rộng, thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha),
thâm canh có thể đạt tới 20 tấn/ha. Trong những năm gần đây mô hình nuôi TTCT thâm
canh ở tỉnh Sóc Trăng nói chung và ở huyện Vĩnh Châu nói riêng ngày càng phát triển
làm cho sản lượng và diện tích nuôi TTCT ngày càng tăng. Để nắm rõ hoạt động sản
xuất của mô hình này, thì đề tài “Phân tích hiệu quả trong nuôi TTTC thâm canh ở
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” đã được thực hiện.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi TTCT thâm
canh ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng để từ đó góp phần cải thiện kỹ thuật nuôi và
đưa ra các biện pháp quản lý và phát triển mô hình nuôi TTCT, góp phần ổn định sản
xuất cho nông dân.
1.2 Nội dung nghiên cứu


Phân tích và đánh giá các khía cạnh kỹ thuật trong nuôi TTCT thâm canh ở
huyện Vĩnh Châu;



Đánh giá được hiệu quả tài chính trong nuôi TTCT thâm canh;



Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả về kỹ thuật và tài chính
trong nuôi TTCT thâm canh tại địa bàn nghiên cứu.

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện từ tháng 08-12/2014 tại địa bàn huyện Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng. Các thông tin được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này là:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Sở NN&PTNT Sóc Trăng; chi

cục NTTS; các tạp chí khoa học chuyên ngành; luận văn cao học và các website có liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

2


Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi
TTTC thâm canh tại huyện Vĩnh Châu bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Nội dung
phỏng vấn bao gồm (1) thông tin chung về nông hộ; (2) các khía cạnh kỹ thuật (diện
tích ao nuôi, mật độ, thời gian nuôi, kích cỡ thu hoạch, năng suất,…), (3) các chỉ tiêu tài
chính (chi phí, thu nhập, lợi nhuận,…) và (4) những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong
mô hình.
Các số liệu phỏng vấn được kiểm tra, mã hóa và nhập vào máy tính. Phần mềm
Microsoft Excel và SPSS for windows được sử dụng để nhập và phân tích số liệu thông
qua các phương pháp: (1) Phương pháp thống kê mô tả dùng phân tích định tính cho các
chỉ tiêu để mô tả như: tần suất, %. Phân tích định lượng như: giá trị trung bình, giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn để mô tả các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu
quả và (2) Phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và
lợi nhuận trong mô hình nuôi TTCT. Phương trình hồi quy đa biến có dạng:
Y = A + β1.X1 + β2.X2 + β3X3 + … + βi.Xi
(Với Y: năng suất hay lợi nhuận của mô hình; A: Hằng số; β 1 - i: Hệ số hồi quy; X 1 - i: Biến độc
lập giả định có ảnh hưởng đến năng suất hay lợi nhuận của mô hình).

3.
3.1.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Những thông tin chung về nông hộ

Bảng 1: Thông tin chung về nông hộ

Giá trị (n=35)

Giá trị
lớn nhất

Giá trị
nhỏ nhất

45,23±10,02

60

23

Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ)

3,40±1,53

6

2

Số lao động tham gia mô hình (người/hộ)

2,00±0,95

3

1


Số lao động thuê mướn (người/hộ)

0,49±0,61

2

0

Số năm kinh nghiệm (năm)

3,94±1,21

4

2

Nội dung
Tuổi của chủ hộ NTTS (tuổi)

Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 45 tuổi, mô hình nuôi TTCT đa phần có độ tuổi
trung niên với kinh nghiệm trung bình là 3,94 năm, kinh nghiệm lâu năm trong nuôi tôm
sú là lợi thế của người nuôi khi bắt đầu chuyển sang nuôi TTCT, vì họ đã thành thạo
trong việc chăm sóc tôm, phòng ngừa dịch bệnh ở tôm, chế độ thay nước và khẩu phần
ăn hợp lý nên hiệu quả đạt được của mô hình sẽ khả quan hơn so với những hộ ít kinh
nghiệm.
Vì tính chất của công việc nên phần lớn việc quản lý các ao tôm do nam giới phụ
trách quản lý (91,40%), nữ giới chỉ chiếm phần nhỏ (8,60%), kết quả nghiên cứu này
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv., (2006), tỉ lệ Nam quyết định
trong hoạt động NTTS chiếm 75,70% .
Số lao động trung bình trong gia đình là 3 người/hộ, trong đó số lao động tham

gia mô hình trung bình là 2 người/hộ. Đa số các hộ nuôi TTCT ở huyện sử dụng lao
3


động gia đình để nuôi tôm, chỉ sử dụng lao động thuê mướn là 0,49 người/hộ. Qua khảo
sát ta thấy rằng trình độ học vấn của các hộ nuôi TTCT tại địa bàn không cao, cụ thể có
49% trình độ cấp 2 và 34% cấp 3, đặc biệt có đến 17% là cấp 1. Chính vì vậy các hộ
nuôi thường tích lũy và chia sẽ kinh nghiệm với nhau (chiếm 73%) hơn so với được tập
huấn tư liệu khuyến nông (17%) và từ nguồn cung cấp giống và thức ăn (10%).
3.2. Các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
 Kết cấu ao nuôi
Tổng diện tích mặt nước ao nuôi TTCT trung bình là 1,2 ha/hộ, diện tích ao nuôi
bình quân 0,4 ha/ao. Tùy diện tích và cách phân chia diện tích ao mà mỗi hộ có số
lượng ao nuôi tôm khác nhau, trung bình ở Vĩnh Châu mỗi hộ nuôi TTCT có khoảng
3,1 ao/hộ. Mực nước ao nuôi bình quân của mỗi ao là 1,4 m (dao động từ 1,2-1,5 m).
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, (2004) ao lắng là điều kiện bắt
buộc trong hầu hết các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh, có chức năng giữ
nước chủ động cấp cho ao nuôi, xử lí nước trước khi đưa vào ao nuôi. Qua khảo sát cho
thấy có 100% tỉ lệ các hộ nuôi TTCT đều sử dụng ao lắng, trung bình mỗi hộ có 1 ao
với diện tích 0,2 ha.
Bảng 2 : Kết cấu mô hình nuôi TTCT
Giá trị (n=35)

Giá trị
lớn nhất

Giá trị
nhỏ nhất

Tổng diện tích mặt nước ao nuôi (ha/hộ)


1,2±0,5

3

0,5

Số lượng ao nuôi của hộ NTTS (ao/hộ)

3,1±0,7

5

1

Diện tích bình quân/ao (ha/ao)

0,4±0,1

0,5

0,3

Độ sâu mực nước ao nuôi (m)

1,4±0,1

1,5

1,2


Nội dung

 Các chỉ tiêu kỹ thuật
Sự phát triển nhanh về diện tích nuôi dẫn đến nhu cầu con giống tăng cao, với
mô hình nuôi thâm canh thì chất lượng con giống tốt có quyết định lớn đến hiệu quả vụ
nuôi, tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12 với giá giao động từ 75-100 đồng/con. Mật
độ thả nuôi trong mô hình là 70 con/m2 (biến động từ 35 đến 85 con/m2) thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011) (89 con/m2). Có
70% nông hộ sử dụng nguồn gốc con giống tại các tỉnh miền trung, 30% tại ĐBSCL và
đánh giá là tốt (65%), có 11,4% cho là khá tốt.
Thức ăn cho tôm hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp (có hàm lượng
protein (đạm) từ 32-35%), cho ăn trung bình là 3,4 lần/ngày. Cách thức cho tôm ăn của
nông hộ qua khảo sát chủ yếu là rãi thức ăn trực tiếp xuống ao và theo dõi lượng thức ăn
sao cho vừa đủ với tôm (không quá thừa hay thiếu). Lượng thức ăn phụ thuộc vào thời
gian nuôi và tốc độ tăng trưởng của con giống. Một số hộ có lượng thức ăn thấp là do
tôm thất mùa, chết sớm buộc phải thu hoạch sớm. Lượng thức ăn trung bình của mô
hình nuôi là 8,6 tấn/ha/vụ.
4


Hệ số tiêu tốn thức ăn càng cao thì giá thành sản xuất càng cao, người nuôi càng
mất nhiều chi phí và lợi nhuận. Hệ số thức ăn cao hay thấp phụ thuộc vào thời gian
nuôi, mật độ thả nuôi, chất lượng tôm giống và chất lượng thức ăn. FCR có giá trị trung
bình là 1,2 tương tự với kết quả của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011).
Nếu sử dụng thức ăn có chất lượng cao, cách thức cho ăn hợp lý thì FCR sẽ thấp hơn và
lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi thấp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phần lớn
các hộ chưa có ao xử lý chất thải từ ao nuôi tôm (98%).
Hiện nay TTCT hầu như được nuôi quanh năm, tùy thuộc vào nguồn giống,
nhưng tập trung thả giống chủ yếu vào tháng 04, 07, 10 và tháng 11 (DL) do đúng lịch

thời vụ và thời tiết thuận lợi. Thời gian nuôi là 86 ngày/vụ, tương ứng với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011) là 81,8 ngày/vụ. Thời
gian nuôi ngắn hay dài sẽ biểu hiện được mức hiệu quả sản xuất của mô hình, vì khi
thời gian nuôi ngắn hơn thời điểm thu hoạch thì sản lượng thu hoạch thấp hay mất trắng
vì kích cỡ nhỏ hoặc quá nhỏ nên mức độ hiệu quả của mô hình thấp, không hiệu quả và
ngược lại. Số vụ nuôi trung bình của hộ NTTS là 2,3 vụ/năm (dao động từ 2-3 vụ/năm).
Kích cỡ thu hoạch bình quân của TTCT là 79 con/kg. Năng suất nuôi trung bình
là 7,5 tấn/ha/vụ. Kết quả này thấp hơn nhiều so với năng suất trung bình nuôi TTCT ở
Bến Tre (9,6 tấn/ha/vụ) theo Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011). Tuy
nhiên, năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ thả, tỷ lệ sống và điều kiện
tự nhiên của mỗi vùng. Với tỷ lệ sống 76,05% gần bằng với nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011) tỷ lệ sống của TTCT là 79,5%, tỷ lệ sống phụ
thuộc khá nhiều vào chất lượng con giống và môi trường nuôi.
Bảng 3: Các thông tin về kỹ thuật trong nuôi TTCT
Giá trị

Giá trị lớn
nhất

Giá trị nhỏ
nhất

2,3±0,5

3

2

8-12


PL12

PL8

Mật độ thả (con/m )

70±12,3

85

35

Giá giống bình quân (đồng/con)

87±5,3

100

75

Nội dung
Số vụ nuôi (vụ/năm)
Kích cỡ con giống thả (PL)
2

Loại thức ăn

Thức ăn viên công nghiệp

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)


1,2±0,2

1,31

0,82

Thời gian nuôi (số ngày/vụ)

87±15,7

95

50

Kích cỡ thu hoạch (con/kg)

79±7,3

250

40

Tỉ lệ sống (%)

76,0±15,0

85,1

37,1


Năng suất (tấn/ha/vụ)

7,5±1,83

13,55

0,80

 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình
Với Y là năng suất nuôi tôm (tấn/ha/vụ). Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
nuôi TTCT là: X1: Số năm kinh nghiệm trong nuôi TTCT (năm/hộ); X2: Mật độ thả nuôi
5


(con/m2); X3: Tỷ lệ sống (%); X4: Số vụ nuôi trong năm (năm/vụ/hộ), được trình bày
qua phương trình (1):
Y = -3,92 + 0,37X1 + 0,09X2 + 0,06X3 – 1,52X4 (1)
(Với R = 0,86; R2 = 0,80; R2hiệu chỉnh = 0,77; Sig. = 0,05)

Qua phương trình trên cho thấy, năng suất có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với
số năm kinh nghiệm, mật độ thả nuôi, tỷ lệ sống, nhưng tương quan nghịch với số vụ
nuôi trong năm. Mật độ thả trên 75 con/m2 thì sẽ cho năng suất trên 7,5 tấn/ha/vụ; tỷ lệ
sống 90% cho năng suất đạt 9 tấn/ha/vụ. Do đó, để đạt năng suất cao hơn thì việc gia
tăng mật độ và tỷ lệ sống là quan trọng. Tuy nhiên mật độ quá cao sẽ gây khó khăn cho
việc quản lý và kích cỡ không đồng đều. Số vụ nuôi trong năm không được quá 3 vụ vì
sẽ làm giảm chất lượng đất, dễ gây ra bệnh cho tôm. Năng suất cao ở những hộ có nhiều
kinh nghiệm vì họ linh hoạt trong việc chăm sóc và quản lý, phát hiện sớm bệnh ở tôm
và đưa ra cách điều trị sớm và tốt nhất.
3.3.


Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

 Cơ cấu chi phí trong mô hình nuôi
Trong tổng chi phí đầu tư nuôi TTCT thì chi phí cố định chỉ chiếm tỷ 2,5 %/tổng
chi phí (14,2 tr.đồng/ha/vụ), thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và
Huỳnh Văn Hiền (2011) là 15,4 tr.đồng/ha/vụ. Trong đó chi phí khấu hao đào ao, chi
phí khấu hao cho hệ thống quạt khí và xây cống, hệ thống cấp nước chiếm tỷ lệ cao nhất
(Hình 1).

Chi phí
xây nhà phục
vụ sản xuất
6%

Xây cống,
hệ thống cấp
Máy bơm
nước
9%
15 %

Hệ thống
quạt khí
25 %

Ghe xuồng
phuc vụ sản
xuất
5%


Đào ao
40 %

Hình 1: Cơ cấu khấu hao chi phí cố định của mô hình nuôi
Tương tự với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv., (2006) giống, thức ăn, thuốc
thú y thủy sản là ba khoản chi phí lớn nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi
tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu. Ngoài ra còn những chi phí khác như chi phí
sữa chữa, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí kiểm dịch giống,…những chi
phí này chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng chi phí biến đổi nên không ảnh hưởng nhiều
đến giá thành và lợi nhuận (Hình 2).

6


chi phí điện
8%

chi phí khác
9%

chi phí
thuốc và
hóa chất
14 %

chi phí thức
ăn
54 %
chi phí mua

giống
15 %

Hình 2: Cơ cấu chi phí biến đổi của mô hình nuôi
 Hiệu quả tài chính trong mô hình
Tổng chi phí trong mô hình khá cao 567,2 tr.đ/ha/vụ tương đương với kết quả
của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011) là 560,7 tr.đ/ha/vụ. Tổng thu nhập
từ TTCT là 1.012,75 tr.đ/ha/vụ và lợi nhuận đạt (442,6 tr.đ/ha/vụ), kết quả này cao hơn
so với nghiên cứu của Trần Ngọc Tùng (2010), tổng thu nhập bình quân của hộ nuôi
TTCT là 324,02 tr.đ/ha/vụ. Giá thành nuôi TTCT trung bình là 66.300 đồng/kg cao hơn
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011) 59.600 đồng/kg. Tỷ
suất lợi nhuận bình quân là 0,78 lần, tỷ suất này thấp hơn và có sự khác biệt so với
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011), tỷ suất lợi nhuận trong
mô hình nuôi nuôi TTCT 1,0 lần. Phần lớn các hộ nuôi TTCT đều đạt lợi nhuận cao, chỉ
có 8,5% hộ nuôi bị thua lỗ.
Trong nuôi tôm, ngoài việc nuôi tôm thành công đạt năng suất cao thì giá cả
cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình nuôi. TTCT có giá trị kinh tế cao,
giá bán biến động từ 56.000 đến 180.000 đồng/kg, tùy thuộc vào kích cỡ tôm thu hoạch,
và biến động giá thị trường (kích cỡ càng lớn thì giá bán càng lớn). Trong những năm
gần đây, giá bán của tôm sú cao hơn TTCT (do kích cỡ tôm sú lớn hơn TTCT) nhưng so
về mặt năng suất, thời gian nuôi và cạnh tranh trên thị trường nên người nuôi vẫn ưu
tiên chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi TTCT.
Bảng 4: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Nội dung
Tổng chi phí (tr.đ/ha/vụ)

Giá trị

Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất


567,25±135,05

950

150

Giá thành (1000đ/kg)

66,33±21,63

71

38

Giá bán (đồng/kg)

130,3±9,36

180

56

1.012,75±123,10

2.150

65

Lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ)


442,64±230,05

1.150

-35

Tỉ suất lợi nhuận (lần)

0,78±0,25

0,9

-0,4

Tỉ lệ số hộ có lời (%)

91,50

Tổng thu nhập (tr.đ/ha/vụ)

7


 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Với Y là Lợi nhuận nuôi tôm (tr.đ/ha/vụ), có 5 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của mô hình nuôi TTCT là: X1: Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ; X2: Giá bán tôm trung
bình (1000đ/kg); X3: Giá con giống (đồng/con); X4: Chi phí thuốc và hóa chất
(tr.đ/ha/vụ); X5: Chi phí điện (tr.đ/ha/vụ), được trình bày qua phương trình (2):
Y = -63,15 - 7,78X1 + 8,96X2 + 0,87X3 - 0,65X4 - 0,55X5
(Với R = 0,69; R2 = 0,65; R2hiệu chỉnh = 0,58; Sig. = 0,00)


Kết quả cho thấy, lợi nhuận có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với giá bán tôm
trung bình và giá con giống, nhưng tương quan tỷ lệ nghịch với FCR, chi phí thuốc và
hóa chất và chi phí điện. Lợi nhuận sẽ đạt cao (550,54 tr.đ/ha/vụ) khi giá bán tại mức
130.000 đồng/kg. Sử dụng nhiều thuốc và hóa chất làm tăng chi phí biến đổi đồng nghĩa
với lợi nhuận giảm, chi phí thuốc và hóa chất lớn hơn 200 tr.đ/ha/vụ lợi nhuận chỉ còn
195 tr.đ/ha/vụ. Con giống có chất lượng tốt thì giá bán cao nhưng không đáng kể so với
lợi nhuận mang lại khi thu hoạch. Hệ số tiêu hao thức ăn nhỏ hơn 1,2 sẽ cho lợi nhuận
500 tr.đ/ha/vụ. Do đó để đạt lợi nhuận cao hơn so với nghiên cứu này thì hạn chế sử
dụng thuốc và hóa chất không chỉ giảm được chi phí mà còn giảm được lượng kháng
sinh trong tôm. Bên cạnh đó giảm hệ số tiêu tốn thức ăn bằng cách quản lý, theo dõi,
cho ăn hợp lý hoặc theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
3.4.

Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng

Thuận lợi
Qua kết quả khảo sát cho thấy ở mô hình nuôi TTCT trên địa bàn huyện đều rất
thuận lợi khi cấp nước từ sông và kinh thủy lợi vào ao nuôi (100%), các hộ nuôi có
nhiều kinh nghiệm (80%) trong nghành NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm nước lợ nên
thuận lợi trong việc chăm sóc và quản lý. TTCT có thời gian thu hoạch ngắn (86,6
ngày) nhanh thu hồi lại nguồn vốn với tỷ lệ chiếm 43%, thị trường tiêu thụ rộng (34%)
nên đầu ra được ổn định. Ngoài ra nguồn lao động lại có sẳn từ gia đình (29%) nên giảm
được một phần chi phí thuê mướn nhân công.
120%
100%
80%
60%
40%
20%

0%
Gần hệ thống sông Có kinh nghiệm
ngòi và kinh thủy
lợi

Thời gian nuôi
ngắn

Thị trường tiêu thụ Nguồn lao động
rộng
sẳn có từ gia đình

Hình 3: Thuận lợi của mô hình nuôi TTCT
8


Khó Khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, qua khảo sát các hộ nuôi cũng gặp không ít khó
khăn. Dịch bệnh là nỗi lo lắng và thách thức rất lớn mà người nuôi tôm phải đối mặt
(100%). Điển hình như hoại tử gan tụy, đục cơ, đầu vàng,… nguồn nước bị ô nhiễm
(59%) do chất thải sinh hoạt và đặc biệt là chất thải từ các ao nuôi tôm mang theo mầm
bệnh, vì thế ao lắng là điều cần thiết cho các hộ nuôi. Nghề nuôi tôm mang về lợi nhuận
cao nhưng kéo theo đó chi phí cũng tăng cao, chính vì vậy các hộ lại thiếu vốn (45%) để
phục vụ sản xuất. Thời tiết diển biến thất thường (34%). Do vùng nuôi nằm xa với nhà ở
nên hộ nuôi khó khăn trong việt quản lý (12%), phải tốn chi phí cho việc xây nhà ở
phục vụ sản xuất, tốn chi phí đi lại. Ngoài ra một số hộ nuôi chưa có điện đủ để phục vụ
sản xuất (3%) nên kéo điện từ hộ gia đình khác nên làm tăng chi phí điện so với các hộ
khác và giá thức ăn cao (3%).
120%
100%

80%
60%
40%
20%
0%
Dịch bệnh

Nguồn nước ô
nhiễm

Thiếu vốn

Thời tiết thất
thường

Khó khăn trong
quản lí

Hình 4: Khó khăn của mô hình nuôi TTCT
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Mô hình nuôi TTCT thâm canh tại huyện Vĩnh Châu, diện tích ngày càng tăng,
được thả nuôi với mật độ khá cao, thời gian nuôi ngắn, kích cỡ thu hoạch tương đối nhỏ,
tỷ lệ sống cao và năng suất TTCT mang lại (trên 7 tấn/ha/vụ).
TTCT thâm canh với mức đầu tư cao đối với các hộ nuôi tại địa phương, lợi
nhuận mang lại đáng kể (trên 420 tr.đ/ha/vụ), tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, cho thấy
về mặt tài chính của mô hình này rất có triển vọng phát triển trong thời gian tới. Mặc dù
vậy nghề nuôi TTCT cũng gặp một số khó khăn như tình hình dịch bệnh vẫn còn, nguồn
nước đang bị ô nhiễm, thiếu vốn trong sản xuất và sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Đề xuất

Để tiếp tục gia tăng diện tích nuôi thì cần đưa ra một số biện pháp giải quyết
chất thải từ ao nuôi công nghiệp để hạn chế ô nhiễm nguồn nước để từ đó hạn chế được

9


rủi ro và thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật để xử lí kịp thời
khi phát hiện dịch bệnh.
Mật độ nuôi thích hợp là từ 65-75 con/m2 sẽ tiện lợi cho việc quản lí và hạn chế
dịch bệnh, cải tiến phương thức quản lý thức ăn để giảm hệ số tiêu tốn thức ăn. Số vụ
nuôi trong năm nhỏ hơn 3 (vụ/năm) để không làm giảm chất lượng đất, để có thời gian
xử lí và cải tạo ao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng thôn tin điện tử Sóc Trăng, 2011. Sóc Trăng: Hơn 1.550 tỷ đồng đầu tư cho các dự án
thuộc chương trình nuôi trồng thủy sản. cập nhật ngày 09/08/2011.
Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kinh, Trương Hoàng Minh và Trần Ngọc Hải, 2012. Hiệu quả kỹ
thuật, tài chính và phương thức liện kết của các cơ sở nuôi tôm sú (Penaeus Monodon)
thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Truyền, 2006. Tác động
về mặt xã hội của hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ, ven biển Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí khoa học, quyển 2, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2011. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm sú
và tôm chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí thương mại thủy sản số 155, Khoa thủy sản, Đại
học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp
xác. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
Tổng cục thủy sản, 2013. Báo cáo đánh giá về hiện trạng nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam,
8/2013.
Trần Ngọc Tùng, 2010. So sánh hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi tôm sú công nghiệp
tại huyện Vĩnh Châu-Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh

tế nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Trần Viết Mỹ, 2009. Trung tâm khuyến nông TP.HCM. Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân trắng.

10



×