Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Theo dõi hiệu quả sử dụng chế phẩm PX agro super trên gà CP 707 tại trạm thực nghiệm trường đại học nông lâm bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.21 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG

THEO DÕI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PX - AGRO
SUPER TRÊN GÀ CP 707 TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số

: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG HỒNG

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu
thông tin chưa từng được sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách
nhiệm về những số liệu trong bản luận văn này. Các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN

Có được công trình nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Lương Hồng đã
động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh
dưỡng - Thức ăn, Khoa chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản, trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã góp ý và chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trại thực nghiệm – Trường Đại
học Nông Lâm Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân
thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó.

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục các biểu đồ

viii

1


MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích và ý nghĩa

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn của gia cầm

3

2.1.1


Mỏ

3

2.1.2

Khoang miệng

3

2.1.3

Thực quản

4

2.1.4

Diều

4

2.1.5

Thực quản dưới: Là một ống rất ngắn.

4

2.1.6


Dạ dày tuyến

4

2.1.7

Dạ dày cơ (mề)

4

2.1.8

Ruột non

5

2.1.9

Ruột già

5

2.2

Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng

5

2.2.1


Khả năng sinh trưởng

5

2.2.2

Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, cho thịt của
gia cầm

2.2.3

Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7
11
iii


2.2.4

Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn

14

2.2.5

Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm


16

2.3

Thành phần dinh dưỡng và vai trò của một số hợp chất sinh học
có trong sản phẩm PX- Agro super

18

2.3.1

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của PX- Agro Super

18

2.3.2

Đặc điểm chung về cây Linh Lăng (Alfalfa, Medicago Sativa)

20

2.3.3

Tác dụng của cỏ Linh Lăng

21

2.3.4

Sắc chất trong thức ăn và màu của chân, da gà


21

2.3.5

Vai trò dinh dưỡng của vitamin A (Retinol)

22

2.3.6

Vai trò dinh dưỡng của vitamin E ( tocopherol)

26

2.4

Giới thiệu về gà giống CP 707

29

3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

3.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu


30

3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

30

3.1.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

30

3.2

Nội dung nghiên cứu

30

3.3

Phương pháp nghiên cứu

31

3.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm


31

3.3.2

Phương pháp trộn Px-Agro Super vào thức ăn

34

3.3.3

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

36

3.3.4

Phương pháp phân tích số liệu

40

4

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

41

4.1

Khả sinh trưởng của gà thí nghiệm


41

4.1.1

Sinh trưởng tích lũy

41

4.1.2

Sinh trưởng tuyệt đối

47

4.1.3

Sinh trưởng tương đối

49

4.2

Hiệu quả sử dụng thức ăn

51

4.2.1

Lượng thức ăn thu nhận


51

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


4.2.2

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

53

4.3

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi

57

4.4

Đánh giá năng suất và chất lượng thịt

60

4.5

Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN)


66

4.6

Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Px - Agro super trong chăn
nuôi gà thịt thương phẩm

69

5

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

73

5.1

Kết luận

73

5.2

Tồn tại và đề nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74


PHỤ LỤC

83

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

Cs: Cộng sự

2.

đ: Đồng

3.

ĐC: Đối chứng

4.

EN: Chỉ số kinh tế

5.

HQSDTA: Hiệu quả sử dụng thức ăn


6.

KL: Khối lượng

7.

NLTĐ: Năng lượng trao đổi

8.

NXB: Nhà xuất bản

9.

LTATN: Lượng thức ăn thu nhận

10. TĂ: Thức ăn
11. TĂHH: Thức ăn hỗn hợp
12. TCN: Trước công nguyên
13. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
14. TL: Tỉ lệ
15. TN: Thí nghiệm.
16. TTTA: Tiêu tốn thức ăn
17. PN: Chỉ số kinh tế
18. SS: Sơ sinh
19. VCK: Vật chất khô

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của Px-Agro super

19

3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm

31

3.2

Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gà thịt thương phẩm

34

3.3


Lịch tiêm phòng vacxin

35

4.1

Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

42

4.2

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

47

4.3

Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm

50

4.4

Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

52

4.5


Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà (kg)

53

4.6

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

58

4.7

Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi

61

4.8

Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm ở 6 tuần tuổi

63

4.9

Kết quả so màu da và chân gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi

64

4.10


Chỉ số sản xuất (PN) của gà thí nghiệm

67

4.11

Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm

68

4.12

Hiệu quả của việc bổ sung PX-Agro super

70

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1


Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

46

4.2

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

49

4.3

Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

51

4.4

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

56

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng ngày

càng có vị trí quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Hiện
nay, việc hội nhập, tiếp cận và áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến
vào chăn nuôi đã và đang tạo ra một lượng thực phẩm lớn và đa dạng. Tuy
nhiên, chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà ở Việt Nam nói riêng vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu thịt, trứng của nhân dân. Sản lượng thịt và trứng
theo bình quân đầu người ở nước ta còn thấp hơn so với các nước phát triển.
Chính vì vậy việc áp dụng tốt hơn các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong
chăn nuôi gia cầm là điều cần thiết.
Để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gà, chúng ta thường sử
dụng các khẩu phần ăn có chứa đầy đủ và cân bằng hàm lượng các chất dinh
dưỡng. Khẩu phần nếu được sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau, chúng
sẽ có tác dụng bổ sung, cân bằng các chất dinh dưỡng, do đó sẽ nâng cao hiệu
quả sử dụng thức ăn và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Trong thực tế sản xuất, chúng ta thường sử dụng hai nguồn nguyên liệu
chính là thức ăn giàu năng lượng và giàu protein. Hai nguồn thức ăn này đã
đáp ứng được nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng cho gà thịt. Tuy nhiên, trong thực
tế hiện nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng của thịt gà mà
còn quan tâm đến màu sắc của da và chân gà.
Gia cầm chăn thả thu nhận chất sắc tố (hay xanthophil) từ thức ăn như
rau cỏ. Còn gia cầm nuôi nhốt thường không được cung cấp đủ lượng
xanthophil cần thiết nên da trắng, lòng đỏ trứng chỉ có màu vàng nhạt. Vì vậy
việc bổ sung các chất sắc tố vào thức ăn gia cầm nuôi công nghiệp là cần
thiết. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh lý của gia cầm mà còn làm cho sản

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng thích chọn mua những con gà có da

vàng, lòng đỏ trứng vàng tươi.
Để cải thiện chất lượng màu của sản phẩm, một số nhà máy thức ăn chăn
nuôi và trang trại chăn nuôi gia cầm đã bổ sung các chất tạo màu vào thức ăn.
Nhưng hiện nay do giá thành của chất tạo màu đắt nên các cơ sở sản xuất thức
ăn và người chăn không bổ sung hoặc nếu có thì cũng sử dụng ở hàm lượng rất
thấp không đủ để có thể cải thiện được màu của sản phẩm.
Vì vậy Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Theo dõi hiệu quả sử dụng chế phẩm PX-Agro Super trên gà
CP 707 tại Trại thực nghiệm - Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang”.
1.2. Mục đích và ý nghĩa
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Px – Agro super đến
khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà CP 707.
- Cải thiện màu sắc của da, chân, cơ thể gà có sử dụng Px - Agro super.
- Xác định tỷ lệ bổ sung thích hợp chế phẩm Px - Agro super trong
khẩu phần ăn của gà thịt.
* Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các hộ chăn nuôi trong
việc bổ sung PX-Agro super vào khẩu phần ăn cho gà thịt thương phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về đặc điểm tiêu hóa thức ăn của gia cầm
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở gà con, tốc độ là 30-39cm/giờ; ở gà

lớn hơn là 32-40cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40-42cm/giờ (Bùi Hữu Đoàn,
2006) [6]. Chiều dài của ống tiêu hóa gia cầm không lớn, thời gian mà khối
thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so
với động vật khác.
Sơ đồ tiêu hóa chung của gà: Mỏ → Khoang miệng → Thực quản →
Diều → Dạ dày tuyến → Dạ dày cơ (mề) → Ruột hồi manh tràng → Ruột
non → Ruột thừa → Ruột già → Ổ nhớp.
2.1.1. Mỏ
Chia ra làm ba phần: đầu mỏ, thân mỏ, gốc mỏ.
Là nơi thu nhận thức ăn, ở gà việc lấy thức ăn được thực hiện bằng thị
giác và xúc giác.
2.1.2. Khoang miệng
Chia làm hai phần: Phần trên có vòm miệng cứng ngắn, được phủ lớp
màng nhầy, phần dưới có lưỡi. Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có
hình dạng và kích thước phù hợp với mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có
những gai rất nhỏ hóa sừng hướng về cổ họng có tác dụng giữ khối thức ăn và
đẩy chúng về thực quản.
Ở gà tuyến nước bọt không phát triển, lưỡi gà rất nhỏ, khoang miệng
không có răng, nước bọt gà rất ít men, chủ yếu là dịch nhầy để thấm ướt thức
ăn thuận lợi cho việc nuốt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


2.1.3. Thực quản
Nằm song song với khí quản, là một ống có 2 lớp cơ đàn hồi, trong
thực quản tiết ra dịch nhầy có chức năng vận chuyển thức ăn từ khoang miệng
xuống diều.

2.1.4. Diều
Diều là phần phình ra của thực quản nằm bên phải chỗ vào khoang
ngực ngay trước chạc ba nối liền hai xương đòn phải trái, là nơi điều phối dự
trữ thức ăn để cung cấp xuống dạ dày, thức ăn ở diều được làm mềm ra và
được lên men phân giải.
2.1.5. Thực quản dưới: Là một ống rất ngắn.
2.1.6. Dạ dày tuyến
Có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ.
Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của
màng nhày có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Ở đáy màng nhày có
những tuyến hình túi phức tạp, những chất tiết của nó được đi ra bởi 50 - 74 lỗ
trong các núm đặc biệt của các nếp gấp ở màng nhầy. Dịch dạ dày được tiết
vào trong khoang của dạ dày tuyến, có HCl, men Pepsin và Muxin. Dung tích
nhỏ chỉ có tác dụng thấm dịch và chuyển thức ăn xuống dạ dày cơ.
2.1.7. Dạ dày cơ (mề)
Có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở phía cạnh nằm ở phía sau thùy trái của
gan và lệch về phía trái của khoang bụng. Lối vào, lối ra của dạ dày cơ rất gần
nhau, nhờ vậy thức ăn được giữ lại ở đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát cơ
học, trộn lẫn với men và được tiêu hóa dưới tác dụng của các dịch dạ dày
cũng như enzym và chất tiết của vi khuẩn.
Cấu tạo bởi những lớp cơ khỏe, thành dày, tiết mành hóa sừng có ý
nghĩa cơ học, ngoài ra còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những
yếu tố bất lợi. Dạ dày cơ có tác dụng nhào trộn, co bóp nghiền nát thức ăn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


2.1.8. Ruột non
Ngắn, giống như ruột non của gia súc, có cấu tạo đầy đủ, có nhiều

tuyến, nhiều nhung mao, có khả năng và tốc độ hấp thu thức ăn lớn. Mặt
khác, do tuyến ngoại tiết tương đối phát triển nên khả năng tiêu hóa tốt.
2.1.9. Ruột già
Cuối ruột già có hai manh tràng, là cơ quan tiêu hóa xơ chính của gà
nhờ vào sự hoạt động của vi sinh vật. Phần cuối của trực tràng có lỗ huyệt
cũng là nơi đổ ra của đường tiết niệu, thải phân, đồng thời thực hiện chức
năng sinh dục.
2.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng
2.2.1. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của của bộ phận và toàn bộ
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng
chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể.
Chamber (1990) [52], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ
sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự
khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo. Vì
vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là sự tăng trọng của cơ thể,
vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nước, không có sự phát triển của thân, mô, cơ.
Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến
lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai
(trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở
chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5



triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [38], trong
quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể
tích tế bào để tạo nên sự sống.
Tốc độ sinh trưởng quyết định sức sản xuất thịt của gia cầm. Nó mang
tính di truyền và liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất. Đặc điểm này
có một ý nghĩa kinh tế rất lớn bởi vì những gia cầm non có tốc độ sinh trưởng
nhanh thì có thể vỗ béo và giết thịt sớm hơn.
Gia cầm non phát triển rất nhanh, sau hai đến ba tháng tuổi nó tăng lên
hàng chục lần so với khối lượng ba đầu. Gà con giống chuyên thịt khối lượng
ở 5 tuần tuổi tăng 40 lần so với khi với nở. Để đánh giá sức sinh trưởng của
gia cầm, người ta thường dùng các chỉ tiêu như sinh trưởng tích lũy, sinh
trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
- Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh
trưởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ
lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
- Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, sinh trưởng tuyệt đối thường
tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng
parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích
thước trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Gà còn non có tốc độ sinh
trưởng cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai
quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay
đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các
bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ
tinh và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


6


2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, cho thịt của gia
cầm
Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Theo
Chambers (1990) [52], đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm pha sinh
trưởng có tốc độ nhanh diễn ra từ sau khi nở, đến khi con vật đạt tốc độ sinh
trưởng cao nhất và pha sinh trưởng có tốc độ chậm kéo dài từ giai đoạn kế
tiếp, đến khi con vật tiếp cận với giá trị trưởng thành.
Các tác giả Phùng Đức Tiến (1996) [38]; Trần Long (1994) [21];
Nguyễn Đăng Vang (1983) [46], khi nghiên cứu đường cong sinh trưởng của
gà thịt Hybro HV85 và các tổ hợp lai gà broiler hướng thịt Ross-208 và
HV85, Ngỗng Rheinland cũng cho kết quả tương tự.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những
mức độ khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông và các điều kiện
môi trường, chăm súc, nuôi dưỡng...
* Ảnh hưởng của dòng giống tới khả năng sinh trưởng
Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng.
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [16] cho biết: sự khác nhau về
khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà
hướng trứng khoảng 500 - 700g.
Trần Long (1994) [21], đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng
thuần (dòng V1,V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh
trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Theo Trần Công Xuân và cộng sự (1999) [49], nghiên cứu tốc độ sinh
trưởng trên 2 dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang cun) của giống gà Tam Hoàng
cho thấy tốc độ sinh trưởng của 2 dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882

đạt 1872,67g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


Theo Phùng Đức Tiến (1996) [38], đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày
tuổi khối lượng cơ thể đạt 1915,38g/con.
Marco A.S. (1982) [61], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trưởng
là từ 0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [1], hệ số di truyền ở các
thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lượng ở 3 tháng
tuổi là 0,26 - 0,5. Kushener (1974) [19], cho biết hệ số di truyền về khối
lượng sống của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tương ứng là 0,33, 0,46 và 0,43.
Cook và cộng sự (1956) [54], xác định hệ số di truyền về khối lượng cơ thể
lúc 6 tuần tuổi là 0,5.
Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của
giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt
của gà broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể
đạt được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để
đạt năng suất cao nhất.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
Các loại gia cầm khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Ngoài ra,
tính biệt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ
thể. Gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái khoảng 24 - 32% (Jull
M. A, 1923) [59]. Những sai khác này được quy định không phải do hormon
sinh dục mà do gen liên kết giới tính. Những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc
thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Theo
North và cộng sự (1990) [63], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3 và 8 tuần tuổi sự khác nhau tương
ứng là 5%, 11% và 27%.

Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả
nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ
mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Kushener K. F.
(1974) [19], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


trưởng. Thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
Hayer và cộng sự (1970) [57], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái
mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormon có
quan hệ ngược chiều với gen liên kết giới tính quy định tốc độ mọc lông.
Siegel và Dumington (1978) [72], cho rằng những alen quy định mọc lông
nhanh phù hợp với tăng trọng cao.
Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của
gà broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi
gà broiler tách riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn
và thuận lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn,
làm cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh
và ctv, 1999) [20].
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng. Các
chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và
ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng
lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận (1993a) [23], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải
cung cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng
nghiêm ngặt giữa các axit amin, protein với năng lượng. Ngoài ra, trong thức

ăn hỗn hợp nuôi gà, còn được bổ sung nhiều chế phẩm sinh học, hoá học, để
kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
Phạm Minh Thu (1996) [34], cho thấy khối lượng cơ thể gà broiler
Rhoderi Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 12 tuần tuổi hoàn toàn khác
nhau. Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [22], nghiên cứu bổ sung khoáng và
vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lượng ở 7 tuần
tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc
biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn
bản là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính
toán nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng
của gia cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu
chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…
Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, dẫn đến tăng
trọng kém. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993b) [24], giai đoạn gà con
cần nhiệt độ 30 - 350C, nếu nhiệt độ thấp hơn, gà ăn kém, chậm lớn, chết
nhiều. Sau 5 tuần tuổi nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi từ 18-200C sẽ giúp gà
ăn khoẻ, lớn nhanh.
Lewis và cộng sự (1992) [60], cho biết các giống khác nhau thì tác
động của thời gian chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt vào các tuần tuổi
9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi nếu tăng độ chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm.
Nguyễn Hữu Cường, Bùi Đức Lũng (1996) [3], nghiên cứu trên gà
Broiler BE11V35 và AV35 từ 1 - 49 ngày tuổi cho biết, khi mật độ nuôi cao,
tăng trọng sẽ giảm.
* Ảnh hưởng của độ tuổi

Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của
gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không
đồng đều…
Trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trưởng của gà chia
làm 3 giai đoạn:
- Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa
có sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm
yếu, gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ
sinh trưởng nhanh.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


- Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt
giữa con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc
điểm thứ cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt hơn, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã
hoàn thiện.
- Từ 31 đến 60 ngày: khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so
với lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng
lông vũ.
Đào Văn Khanh (2002) [18], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè
ở Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là
cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%.
2.2.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi mà
đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Khả năng cho thịt của gà broiler được
đánh giá qua năng suất thịt và chất lượng thịt.

Năng suất thịt: năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để
đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt được đánh giá thông
qua khối lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các bộ phận và tỷ lệ phần nạc, mỡ,
da. Đặc biệt là tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Ricard, F. H và Pouvier (1967) [66], đã thấy mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng từng phần giết mổ rất cao, thường là 0,9 và tương
quan giữa khối lượng sống và mỡ bụng thấp (0,2 - 0,5).
Theo Chambers (1990) [52], giữa các dòng luôn có sự khác nhau về di
truyền năng suất thịt xẻ, hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh,
chân hay phần thịt ăn được (không xương) và từng phần thịt, xương, da.
Ngô Giản Luyện (1994) [25], khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng
V1, V3, V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự sai khác nhau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


rõ rệt. Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt
ngực của gà mái cao hơn gà trống.
Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh (1999) [31], nghiên cứu khả năng
sinh trưởng và sinh sản của gà Mía cho biết, nhìn chung tỷ lệ thân thịt, thịt
đùi, thịt lườn gà Mía cao hơn ở gà Ri.
BouWkamp (1973) (dẫn theo Phạm Minh Thu, (1996) [34]), nghiên
cứu so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các phần thịt trên đàn gà thương phẩm, đã khẳng
định rõ sự sai khác các chỉ tiêu trên giữa các công thức lai, khi nghiên cứu
mối quan hệ giữa thịt xẻ với năng suất thịt gà Newhamshire.
Trần Công Xuân và cộng sự (2000) [50], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà
Kabir và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4 - 72,32%; tỷ lệ thịt
đùi 20,64 - 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68 - 20,8%.
Chất lượng thịt được phản ánh qua thành phần hoá học của thịt và có sự

khác nhau giữa các dòng, giống. Chất lượng thịt thường được đánh giá qua
hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số…Vật chất khô thể
hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo
của thịt, khoáng tạo nên vị đậm đà. Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào những
yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ các axit amin, hàm lượng vitamin, khoáng
đa vi lượng, các hoạt chất sinh học… Ngoài ra các chất có ảnh hưởng xấu tới
sức khoẻ con người như cholesterol cũng được xem xét.
Theo Proudman J. A. và cộng sự (1970) [64], những dòng gà Plymouth
trắng khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy
nhóm sinh trưởng nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và
khoáng 3%. Còn nhóm sinh trưởng chậm cho tỷ lệ tương ứng là 69,8%;
20,6%; 4,8% và 3,1%.
Theo tài liệu của Chamber (1990) [52], tốc độ sinh trưởng có tương
quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tương quan dương với phần trăm protein
(0,53) với độ ẩm 0,32 và khoáng tổng số (0,14).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12


Theo Trần Công Xuân và cộng sự (1999) [49], thịt gà Tam Hoàng 882
nuôi đến 13 tuần tuổi, ở con trống thịt ngực có tỷ lệ protein 24,13%; mỡ
0,38% và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ protein 20,07%; mỡ 1,37%
và khoáng tổng số 1,08%. Đối với con mái thịt ngực có các giá trị tương ứng
là 24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt đùi có các giá trị tương ứng là 20,91%;
1,673% và khoáng tổng số 1,26%.
Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) [13], cho biết: thịt gà Ri có tỷ lệ
protein 21,45%, mỡ thô 1,5%, khoáng tổng số 1,37%, sắt 3,9mg/100g và hàm
lượng các axit amin như sau: alanin 1,334%, arginin 1,261%, axits aspartic
1,857%, axit glutamic 2,784%, glyxin 0,819%, histidin 0,853%, izolơxin

0,949%, lơxin 1,557%, lyzin 1,903%, methionin 0,452%, phenylanin 0,842%,
prolin 0,984%, serin 0,871%, threonin 1,006%, tyrozin 0,664%.
Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt còn có thể đánh giá
chất lượng thịt dựa vào sự ảnh hưởng của chế biến và nuôi dưỡng đến cảm
quan (màu sắc, tính chất mềm, mùi vị). Theo Newbold (1996) [62], khi con
vật chết do hao tổn về máu và thiếu ôxy, mô cơ tiếp tục sản sinh ATP từ kho
chứa glycogen bằng con đường phân hủy yếm khí glycogen. Axit lactic được
tạo ra tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết glycogen, lúc đó pH
thường giảm thấp nhất (5,4).
Chất lượng thịt còn được đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh
dưỡng và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng (Sonaiya, 1990) [73]. Theo
Touraille và cộng sự (1981) [75], cho biết giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi
đặc điểm cảm quan của thịt.
Theo Ricard F. H và Touraille (1988) [68], khi cả hai giới tính được
nuôi cùng điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng, con trống đạt thành thục về
tính khoảng (14 tuần tuổi), sớm hơn con mái và mùi vị thịt của chúng cũng
khá hơn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


Grey T. C và cộng sự (1986) [56], cho rằng khi mà cả protein và năng
lượng tập chung trong chế độ ăn của gia cầm giảm đi, thịt có vẻ mềm hơn ở
những gia cầm lớn nhanh nhưng dai hơn ở những gia cầm lớn chậm.
Flfadil A. A. và cộng sự (1996) [55], cho rằng những điều kiện nuôi
dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng thịt, sự tăng mật độ tạo nên những vết trên
da. Theo Ricard F. H. và cộng sự (1986) [67], sự tăng mật độ làm thay đổi sự
sinh trưởng và hình dáng ngực, nhưng không làm thay đổi thuộc tính của thịt.
Xu thế hiện nay là nâng cao năng suất chất lượng thịt và giảm bớt mỡ.

Việc nghiên cứu thời gian và tuổi xuất chuồng giết mổ của gà luôn luôn là
vấn đề cần thiết, vì nó liên quan đến thị hiếu tiêu dùng và giá thành sản phẩm.
2.2.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn
giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản
xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật
nuôi. Gia cầm cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chúng đều là sinh
vật tự dưỡng, không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự
sống như: protein, gluxit, lipid... từ những chất vô cơ đơn giản giống như sinh
vật dị dưỡng, nhu cầu về các chất hữu cơ này của cơ thể gia cầm chỉ có thể
được đáp ứng thông qua thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa, hấp thu của hệ tiêu
hóa. Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì các
nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh
dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục
đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
cơ thể, mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn
thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này người
ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng”. Tiêu tốn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14


thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt
được 1kg thịt. Với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối
lượng. Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn,
khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu

tốn thức ăn thấp.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [38], hệ số tương quan giữa khối lượng
cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers và cs (1984) [53],
xác định là (0,5 - 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn
là âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8). Box và Bohren (1954) [51], Willson
(1969) [76], đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ
thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5.
Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng
hay 1kg trứng. Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng
phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí thức ăn cho gia
cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ.
Theo Phùng Đức Tiến và cộng sự (1999) [39], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33
kg thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ.
Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1996) [4] cho biết: tiêu tốn thức ăn/10
trứng trong 12 tháng đẻ của gà Goldline - 54 thương phẩm đạt 1,65 - 1,84kg.
Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (1999a) [43], cho biết tiêu tốn thức ăn/10
trứng của gà BE43; ISA - MPK và AA lần lượt là: 3,3kg; 3,45kg và 3,66kg.
Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh
trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao
hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
Trần Công Xuân và cộng sự (1999) [49], cho biết, gà Tam Hoàng khi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15


nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam
Hoàng Jiang Cun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có liên quan đến tính biệt,

biện pháp nuôi dưỡng và tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp tiêu tốn thức
ăn cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả
năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc.
Từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
và cho thịt của gia cầm cho thấy: khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia
cầm nói chung, của gà broiler nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong
đó các yếu cơ bản là đặc điểm di truyền của giống, dòng, tuổi, tính biệt, thức
ăn, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất chất
lượng thịt gia cầm không được coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là
cơ sở khoa học cho người chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không vừa
có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng.
2.2.5 Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
Theo Chamber và cs (1984) [53] hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA)
được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Từ
mức độ tiêu tốn thức ăn (TTTA) người ta tính được chi phí thức ăn.
Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% giá thành sản phẩm của chăn
nuôi. Chính vì vậy, HQSDTA là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nó
quyết định đến giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà
chăn nuôi. Không những thế, đây còn là chỉ tiêu quan trọng trong công tác
giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Việc chọn lọc về tốc độ
tăng trọng thường kèm theo sự cải tiến HQSDTA. Theo Chamber và cs
(1984) [53] xác định hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể
và tốc độ tăng trọng với lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao (0,5 - 0,9) còn hệ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

16


×