Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiết 25 (G.án của Đồng Thị Thanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.45 KB, 4 trang )

Tiết 25
Tuần: 7
Văn bản

BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ
thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương .
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tương trong bài thơ
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể loại vủa văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Tư tưởng:
- Cảm thương cho thân phận người phụ nữ dưới chế độ xưa.
- Căm ghét chế độ xã hội phong kiến. .
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án,TLTK
2. HS: Soạn bài và học bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ . (4’). Mỗi lớp 2 em
? Đọc thuộc lòng hai bài thơ “Thiên trường vãn vọng” và bài “Côn Sơn ca”.
cho biết tình cảm của tác giả được thể hiện qua hai bài thơ như thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. (1’)


Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, trong sự nghiệp thơ ca của mình “Bánh
trôi nuớc” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng
nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
b. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1(6’)
Giới thiệu về tác giả Hồ - Học sinh đọc chú thích

Nội dung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả


Xuân Hương
? Nêu vài nét văn tắt về
tác giả? Giải thích tại sao
Hồ Xuân Hương lại được
mệnh danh là “Bà chúa
thơ Nôm”.
? Giải thích nhan đề của
văn bản ?
? Dựa vào số câu, số chữ
và cách hiệp vần nêu thể
loại?
Hoạt động 2(25’)
Hướng dẫn cách đọc
? Thế nào là bánh trôi

nước?

- Hồ Xuân Hương,quê
- Trả lời câu hỏi dựa vào làng Quỳnh Đôi, huyện
chú thích SGK.
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An
- Mệnh danh là Bà chúa
thơ Nôm
- Học sinh giải thích
2. Tác phẩm
- Thể thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật.
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật.

- 2 học sinh đọc
- Một thứ bánh làm từ bột
nếp, được nhào nặn và
viên tròn, có nhân đường
… được luộc bằng cách
cho vào nồi nước đường
đun sôi.
? Đọc lại bài thơ, cho - Bài thơ có hai nghĩa:
biết bài thơ có mấy + Nghĩa đen: tả thực
nghĩa? Đó là nghĩa nào? + Nghĩa bóng: vẻ đẹp,
phẩm chất của người phụ
nữ.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Đọc
2. Phân tích
a. Nội dung

? Với nghĩa thứ nhất
bánh trôi nước được
miêu tả như thế nào?
Qua các từ ngữ nào?
? Qua nghĩa thực em
thấy người phụ nữ có vẻ
đẹp như thế nào?

* Tả thực bánh trôi nước.
Hình ảnh bánh trôi nước
trắng, tròn, chìm nổi, rắn
nát …

- Bánh làm bằng bột nếp,
hình tròn …
- Từ ngữ: trắng, tròn,
chìm nổi, rắn nát …
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng
dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ
được son sắt thủy chung
tình nghĩa.
? Thân phận của người - Bị chìm nổi bấp bênh
phụ nữ được thể hiện giữa cuộc đời.
như thế nào?
? Thân phận bấp bênh - “Bảy nổi ba chìm …”

được thể hiện qua từ ngữ
nào?
? Trong 2 nghĩa trên - Nghĩa sau
nghĩa nào quyết định giá → Nghĩa trước chỉ là

* Ngụ ý sâu sắc
- Vẻ đẹp duyên dáng,
phẩm chất trong trắng,
nghĩa tình sắc son của
người phụ nữ.
- Thân phận: chìm nổi bấp
bênh, phụ thuộc.


trị bài thơ, tại sao?

phương tiện để chuyển tải
nghĩa sau.
? Biết những câu thơ, câu - Học sinh lấy ví dụ
ca dao nào nói về thân “Thân em …”
phận người phụ nữ chìm
nổi bấp bênh?
Phân tích về giá trị nghệ - HS trả lời
thuật.
b. Nghệ thuật
- Vận dụng quy tắc thơ
Đường luật
- Ngôn ngữ thơ bình dị,
gần gũi lời ăn tiếng nói
hằng ngày…

- Xây dựng hình ảnh nhiều
tầng ý nghĩa
? Qua bài học em rút ra
- Là bài thơ thể hiện cảm c. Ý nghĩa văn bản
được ý nghĩa gì ở văn
hứng nhân đạo, ngợi ca vẻ Là bài thơ thể hiện cảm
bản?
đẹp phẩm chất của người hứng nhân đạo, ngợi ca vẻ
phụ nữ, cảm thương thân đẹp phẩm chất của người
phận nổi chìm của họ.
phụ nữ, cảm thương thân
Hoạt động 3(1’)
phận nổi chìm của họ.
? Với nghĩa thứ hai tác
giả đã thể hiện vẻ đẹp - Thái độ trân trọng, III. Tổng kết
phẩm chất và thân phận thương cảm cho thân phận
của người phụ nữ như chìm nổi bị lệ thuộc vào
xã hội của người phụ nữ
thế nào?
xưa.
Giáo viên kết luận
Hoạt động 4(5’)
Hướng dẫn học sinh tự - Học sinh đọc ghi nhớ.
làm- giáo viên nhận xét.
- Học sinh làm

Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập

1. BT 1/96 Ghi lại những câu hát than thân học ở bài 4, bắt đầu từ 2 từ “ Thân em”

và tìm mối quan hệ cảm xúc giữa các câu hát than thân và bài thơ “Bánh trôi nước.
- Thân em như trái bần trôi.
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
- Thân em như hạt mưa ghềnh.
- Thân em như hạt mưa sa.
2. BT 2/96
Học thuộc lòng bài thư.
4) Củng cố: (1’)
Ghi nhớ
5) Dặn dò: (1’)


- Học ghi nhớ
- Tìm thêm một vài bài thơ khác của HXH. Phân tích
- Soạn: “sau phút chia li”
V. RÚT KINH NGHIỆM



×