Tải bản đầy đủ (.pdf) (416 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.46 MB, 416 trang )

QUY HOẠCH TỔNG THỂ
Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến
2020, tầm nhìn đến năm 2050

BÁO CÁO TỔNG HỢP

BEIJING CAMBRIDGE CASABLANCA CHICAGO DELHI DUBAI HONG KONG JOHANNESBURG
LONDONLOS ANGELESMADRIDMOSCOWMUMBAIMUNICHNEW YORKPARISRIYADH
SAN FRANCISCO SÃO PAULO SEOUL SHANGHAI SINGAPORE TOKYO TORONTO ZURICH


Ha Tinh SEDP

Mục lục
GIỚI THIỆU

6

1 Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch

7

2 Mục tiêu của xây dựng quy hoạch

Error! Bookmark not defined.

3 Sứ mệnh của xây dựng quy hoạch

7

4 Cơ sở để xây dựng quy hoạch



7

PHẦN THỨ NHẤT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG
THỨC TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
9
1 Lời nói đầu: Tổng quan phƣơng pháp luận và cách tiếp cận

10

1.1 Khả năng Cạnh tranh và Thịnh vƣợng về Kinh tế .............................................................. 10
1.2 Sáng tạo và các Giai đoạn của Phát triển Kinh tế ............................................................... 11
1.3 Yếu tố Quyết định Môi trƣờng Kinh doanh Cạnh tranh và Phát triển Cụm ngành ........ 11
1.4 Vai trò của Chính phủ và các Tổ chức .................................................................................. 13
1.5 Vai trò của Cụm Ngành .......................................................................................................... 14
1.6 Phƣơng pháp Nghiên cứu ....................................................................................................... 16
PHẦN THỨ HAI: CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010
18
1 Đánh giá các Điều kiện Phát triển Hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh

19

1.1 Tài nguyên Thiên nhiên .......................................................................................................... 19
1.2 Cơ sở Hạ tầng Vật chất .......................................................................................................... 27
1.3 Lao động và nguồn nhân lực .................................................................................................. 37
1.4 Phát triển xã hội ...................................................................................................................... 41
1.5 Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông ....................................................................... 51
1.6 Lao động và Dịch vụ Xã hội ................................................................................................... 52

1.7 Tổng quan về Ngân sách của Hà Tĩnh .................................................................................. 54
2 Đánh giá Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Tĩnh Giai đoạn 2001-201056
2.1 Tổng quan Tình hình Kinh tế Hà Tĩnh 2001–2010 .............................................................. 56
2.2 Tổng quan Tình hình Xã hội và Văn hóa Hà Tĩnh 2001–2010 ........................................... 61
2
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

3 Đánh giá Tổng thể Hà Tĩnh

64

3.1 Đánh giá Thành tựu ................................................................................................................ 64
3.2 Đánh giá Hạn chế .................................................................................................................... 65
3.3 Nguyên nhân và Lý do ............................................................................................................ 68
3.4 Phân tích Tình hình so với Cả nƣớc và Khu vực Duyên hải Bắc Trung bộ ...................... 69
4 Đánh giá Điểm mạnh và Hạn chế trong Phát triển Kinh tế Xã hội của Hà Tĩnh theo Phƣơng
pháp Năng lực Cạnh tranh
70
4.1 Giai đoạn Phát triển của Hà Tĩnh ......................................................................................... 71
4.2 Nền tảng kinh tế vi mô ............................................................................................................ 72
5 Dự báo Tác động của Bối cảnh Trong nƣớc và Quốc tế tới Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Tĩnh
trong Tƣơng lai
80
5.1 Các xu hƣớng Phát triển và Kinh tế Quốc tế chủ đạo ......................................................... 80
5.2 Bối cảnh Trong nƣớc: Sự Phát triển Kinh tế của Việt Nam ............................................... 85
5.3 Bối cảnh Phát triển của Khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ ............................................... 89
5.4 Bối cảnh Phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong Giai đoạn Tiếp theo ...................................... 91

PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HÀ TĨNH TỚI NĂM
2020, TẦM NHÌN 2050

93

1 Định hƣớng Phát triển Kinh tế Xã hội của Hà Tĩnh

94

1.1 Quan điểm Phát triển ............................................................................................................. 94
1.2 Nền tảng Thực tế cho Tăng trƣởng ....................................................................................... 98
2 Định hƣớng Phát triển Cụm ngành Trọng điểm

109

2.1 Phát triểm Cụm ngành Sắt Thép ......................................................................................... 109
2.2 Phát triển Cụm ngành Nông nghiệp.................................................................................... 126
2.3 Cụm ngành Thƣơng mại, Vận tải và Hậu cần ................................................................... 188
2.4 Cụm Sản xuất Sản phẩm từ thép......................................................................................... 228
2.5 Cụm ngành Dệt may và May mặc ....................................................................................... 235
2.6 Cụm ngành Xây dựng ........................................................................................................... 244
2.7 Cụm ngành Giáo dục và Đào tạo ......................................................................................... 262
2.8 Cụm ngành Truyền thông .................................................................................................... 284
2.9 Cụm ngành Y tế .................................................................................................................... 301
2.10 Cụm ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch ......................................................................... 309
3
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP


2.11 Các cụm Khai khoáng khác ............................................................................................... 319
2.12 Hóa dầu ................................................................................................................................ 320
2.13 Phát triển Dịch vụ Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm ................................................... 322
2.14 Phát triển Xuất Nhập khẩu ................................................................................................ 324
3 Định hƣớng Bảo vệ Môi trƣờng

327

3.1 Tác động Môi trƣờng của những Hoạt động Phát triển Kinh tế - Xã hội Chính............ 327
3.2 Định hƣớng Chung và Mục tiêu .......................................................................................... 329
3.3 Kế hoạch và Chiến lƣợc Tổng hợp về Bảo vệ Môi trƣờng và Giảm nhẹ Biến đổi Khí hậu
........................................................................................................................................... 329
4 Định hƣớng Phát triển Cơ sở Hạ tầng Kỹ thuật

336

4.1 Giao thông Vận tải ................................................................................................................ 336
4.2 Thủy lợi .................................................................................................................................. 337
4.3 Cấp Nƣớc ............................................................................................................................... 337
4.4 Xử lý chất thải rắn và nƣớc thải sinh hoạt ......................................................................... 341
4.5 Hạ tầng Liên quan đến Sản xuất và Truyền tải Điện năng............................................... 346
4.6 Thông tin và Truyền thông .................................................................................................. 349
5 Định Hƣớng Phát Triển Theo Lãnh Thổ

350

5.1 Định hƣớng Sử dụng Đất ..................................................................................................... 350
5.2 Phát triển Đô thị và các Điểm Dân cƣ Nông thôn .............................................................. 353
6 Định hƣớng Phát triển Không gian và Lãnh thổ theo Khu vực


363

7 Các Chƣơng trình và Dự án Kêu gọi Đầu tƣ

368

7.1 Kế hoạch Đầu tƣ Giai đoạn 2011-2015 ............................................................................... 368
7.2 Kế hoạch Đầu tƣ Giai đoạn 2016-20 ................................................................................... 370
7.3 Danh mục Đầy đủ Dự án Đầu tƣ ......................................................................................... 372

PHẦN THỨ BỐN: CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCHError! Bookmark
1 Nhóm Giải pháp Chính

378

1.1 Nhóm giải pháp về Huy động Vốn đầu tƣ .......................................................................... 378
1.2 Nhóm giải pháp Huy động các Cụm ngành Trọng điểm, Cơ sở Hạ tầng Liên quan, Cơ
chế Chính sách và Phát triển Nhân lực ......................................................................... 386
1.3 Giải pháp thực hiện một môi trƣờng kinh doanh đẳng cấp quốc tế ................................ 387
4
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

1.4 Giải pháp về Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng ........................................................... 394
1.5 Giải pháp tăng cƣờng hợp tác để hội nhập kinh tế cấp vùng, quốc gia và quốc tế ......... 398
1.6 Giải pháp Giảm nghèo .......................................................................................................... 399
1.7 Giải pháp Quản lý và Giám sát Chƣơng trình Hiệu quả Đảm bảo Quá trình Thực hiện

Minh bạch, Kịp thời và Phù hợp với Ngân sách .......................................................... 400
2 Khuyến nghị và Chƣơng trình Hành động để Thực thi Kế hoạch

403

2.1 Chƣơng trình Hành động ..................................................................................................... 403
2.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................................................... 409
PHẦN THỨ NĂM: DANH MỤC VIẾT TẮT

414

PHẦN THỨ SÁU: TÀI LIỆU THAM KHẢO

414

5
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU

6
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP


1 Sự cần thiết phải và mục tiêu xây dựng quy hoạch
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo sự
thống nhất giữa quy hoạch phát triển của Tỉnh với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực cả nƣớc và quy hoạch vùng lãnh thổ; khai thác, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế cạnh tranh
của tỉnh. Quy hoạch do UBND tỉnh Hà Tĩnh hợp tác với Tập đoàn Monitor (Mỹ) và Công ty Urbis (Hồng
Kông) xây dựng.
Quy hoạch không chỉ để gắn kết việc phát triển trong tƣơng lai của Hà Tĩnh với các mục tiêu chung của quốc
gia và vùng lãnh thổ, mà còn để áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xây dựng quy hoạch phát triển bền
vững nhằm giúp tỉnh tăng trƣởng với tốc độ nhanh. Quy hoạch sẽ đƣa ra định hƣớng phát triển nhằm khai thác
các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự hội nhập của Hà
Tĩnh với cả nƣớc và khu vực.

2 Sứ mệnh của xây dựng quy hoạch
Quy hoạch tập trung cao vào phát triển cả kinh tế và xã hội của tỉnh, đồng thời vạch ra chiến lƣợc rõ ràng để
phát triển 2 lĩnh vực trên. Toàn bộ quy hoạch xoay quanh 4 mục tiêu chính sẽ dẫn dắt tăng trƣởng trong tƣơng
lai của tỉnh:
Thịnh vƣợng: một nền tảng phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững;
Cơ hội: một xã hội có tỷ lệ nghèo đói ở mức tối thiểu, chất lƣợng sống của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng
cao, là một trong những tỉnh có chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tốt nhất cả nƣớc;
Bền vững: một tỉnh có nhận thức tốt về môi trƣờng, có trách nhiệm với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, vƣợt
qua đƣợc những thách thức của môi trƣờng khí hậu;
Tình hữu nghị: một trung tâm đầu mối trong quan hệ của Việt Nam với Lào, liên kết với Thái Lan và các nƣớc
khác trong khu vực.

3 Căn cứ để xây dựng quy hoạch
- Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc đến năm 2020;
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh
quốc phòng vùng Bắc bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010;
- Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển

các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 định hƣớng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc Biển Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết
tuyến đƣờng bộ ven biển Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát
triển chăn nuôi đến năm 2020;

7
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

- Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc phát
triển giao thông đƣờng sắt Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2050;
- Quyết định số 35 2009/QĐ–TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến
lƣợc phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 176/2004/QĐ–TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc
phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hƣớng đến 2020;
- Quyết định số 1690/QĐ–TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 30/2008/QĐ–TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển mạng lƣới khám chữa bệnh đến 2010, tầm nhìn đến 2020;
- Báo cáo về kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2020;
- Quyết định số 19/2010/QĐ–TTg ngày 03/3/2010của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt
động của Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 242/QĐ–TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
đƣờng Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 52/2008/QĐ–TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy
hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu năm 2020;

- Quyết định số 1353/QĐ–TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án ―Quy hoạch
phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020‖;
- Quyết định số 73/2006/QĐ–TTg ngày 04/4/ 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 445/QĐ–TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định
hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Công văn số 774/TTg–ĐP ngày 14/5/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về thuê tuyển tƣ vấn nƣớc ngoài cho xây
dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh ;
- Nghị định số 92/2006/NĐ–CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ–CP ngày 01/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định Số
92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ;
- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thống kê Hà Tĩnh, các Sở
ngành và các huyện, thành phố.

8
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP


PHẦN THỨ NHẤT: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP
LUẬN VÀ PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU LẬP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH HÀ
TĨNH

1

PHẦN THỨ NHẤT

Giới thiệu tổng quan về phƣơng pháp luận
mới và phƣơng thức tiếp cận mới trong lập
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hà Tĩnh

9
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

1 Lời nói đầu: Tổng quan phƣơng pháp luận và cách tiếp cận
Để lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo này sử dụng những lý thuyết kinh tế học đã đƣợc công
nhận trên toàn thế giới làm cơ sở. Các phƣơng pháp luận sử dụng trong báo cáo sẽ đƣợc giải thích trong các nội
dung dƣới đây.

1.1 Khả năng Cạnh tranh và Thịnh vƣợng về Kinh tế
Sự thịnh vƣợng kinh tế của 1 vùng lãnh thổ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của vùng đó, khả năng này phụ
thuộc vào năng lực sáng tạo để nâng cao năng suất. Mặc dù thể chế nhà nƣớc ổn định và chính sách kinh tế vĩ
mô tốt vẫn là những yếu tố cần thiết để tăng trƣởng kinh tế, nhƣng chƣa đủ để đảm bảo sự thịnh vƣợng về kinh
tế. Các yếu tố nhƣ thay đổi chính trị, biến động giá, và đầu tƣ nƣớc ngoài ngắn hạn có thể thúc đẩy GDP trong
thời gian ngắn, nhƣng chỉ có khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh vƣợng kinh tế lâu
dài. Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dƣỡng môi trƣờng kinh doanh kinh tế vi mô có tính cạnh
tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trƣởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh
trong nội bộ.
Hình1: Các nhân tố Quyết định Khả năng Cạnh tranh
Bối cảnh Kinh tế vĩ mô, Chính trị, Pháp lý, và Xã hội
Tính cạnh tranh của Kinh tế vi mô
Chất lượng
Môi trường Kinh

doanh
Kinh tế Vi mô

Tính phức tạp trong
H/động và
Chiến lược của Cty

Tình trạng Phát triển
Cụm

Ưu đãi (Tài nguyên thiên nhiên, Vị trí)
Nguồn: ―Nền tảng Kinh tế Vi mô cho sự Thịnh vƣợng: Kết quả từ Chỉ số Cạnh tranh Kinh doanh,‖ Trƣờng Kinh doanh Đại học Harvard (2008)

Nhƣ đã thấy trên đây, nền tảng kinh tế vi mô cho năng lực cạnh tranh đƣợc chia thành 3 lĩnh vực chính nhƣ sau:


Tính phức tạp và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc



Chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh vi mô chi phối hoạt động của các doanh nghiệp này, và



Tình trạng phát triển các cụm ngành để có thể mang lại nhiều lợi ích hơn thông qua mạng lƣới
các ngành có liên quan đến nhau, các ngành công nghiệp phụ trợ và các thể chế liên quan.

Cùng với bối cảnh kinh tế vĩ mô và sự ƣu đãi của thiên nhiên, 3 lĩnh vực trên quyết định tiến độ đạt đƣợc thịnh
vƣợng của 1 nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo thành công trong khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân ở các vùng kinh tế


10
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

thịnh vƣợng đều đã biết cách biến những động năng này thành lợi thế của mình. Các nhà lãnh đạo cũng nhận ra
rằng những yếu tố quan trọng nhất cho sự thịnh vƣợng không phải do kế thừa mà phải đƣợc tạo ra.

1.2 Sáng tạo và các Giai đoạn của Phát triển Kinh tế
Đây là một nội dung quan trọng khi xem xét một vùng lãnh thổ đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế nào.
Khi phát triển, các vùng lãnh thổ và các nền kinh tế phải trải qua 1 số giai đoạn xét từ góc độ lợi thế cạnh tranh
đặc thù và cách thức cạnh tranh. Hầu hết các nền kinh tế có xuất phát điểm từ nền kinh tế lấy điều kiện sẵn có
làm động lực (ví dụ: Ấn Độ và Indonesia). Các nền kinh tế kiểu này tạo ra giá trị nhờ khai thác tài nguyên và lợi
thế so sánh sẵn có — các yếu tố này bị hạn chế về số lƣợng trong phạm vi từng vùng cụ thể. Do đó, nguồn gốc
chính tạo nên sự thịnh vƣợng ở các quốc gia này là khai thác các yếu tố đầu vào và tài nguyên, cách làm này
không mang lại tăng trƣởng kinh tế bền vững. Theo Hình 2, giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành nền kinh
tế lấy đầu tƣ làm động lực (ví dụ: Cộng Hòa Séc và Nam Phi). Các nền kinh tế này củng cố năng lực để trở nên
hiệu quả trong việc chế biến tài nguyên và nguyên vật liệu đầu vào để tạo ra hàng hóa và dịch vụ giá trị cao
hơn. Giai đoạn cuối cùng của phát triển là nền kinh tế lấy sáng tạo làm động lực (ví dụ: Mỹ và Nhật Bản). Đây
là giai đoạn mà nền kinh tế cần khả năng sáng tạo để mang đến 1 giá trị độc đáo cho nhiều khách hàng. Những
nền kinh tế loại này tạo ra lợi thế cạnh tranh thực không chỉ nhờ các ƣu đãi tài nguyên, mà bằng năng lực sáng
tạo của rất nhiều doanh nghiệp, trong và ngoài nƣớc, giúp cho năng suất cao hơn. Thông qua cải thiện môi
trƣờng kinh doanh vi mô và thúc đẩy cạnh tranh nội bộ, các nền Kinh tế lấy sáng tạo làm động lực có thể đạt
đƣợc lợi ích của sự thịnh vƣợng kinh tế bền vững.
Hình2: Sáng tạo và Các Giai đoạn của Phát triển Kinh tế

Nguồn: ―Cải thiện Nền tảng Kinh tế Vi mô cho Thịnh vƣợng: Chỉ số Cạnh tranh Hiện tại‖ Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu (2001).

1.3 Yếu tố Quyết định Môi trƣờng Kinh doanh Cạnh tranh và Phát triển Cụm ngành

―Mô hình Kim cƣơng‖ của Giáo sƣ Michael Porter là 1 khuôn khổ lý thuyết kinh tế vi mô đa diện giúp nắm
đƣợc điểm mạnh và yếu của môi trƣờng kinh doanh trong 1 vùng lãnh thổ. Mô hình này phân tích các yếu tố
quyết định lợi thế cạnh tranh và đánh giá xem 1 quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trƣờng kinh doanh vi mô
lành mạnh hay không. Mô hình này cũng cho thấy rằng hầu hết các yếu tố đều có tác động đến khả năng cạnh
tranh — ví dụ nhƣ trƣờng đại học, đƣờng xá, chính sách của chính phủ, và mức độ phức tạp của nhu cầu khách
hàng. Hình 3 dƣới đây trình bày 4 yếu tố chính có vai trò quan trọng giúp cho 1 vùng lãnh thổ nâng cao đƣợc
năng suất và năng lực sáng tạo, gồm có:


Điều kiện sẵn có. Điều kiện sẵn có của 1 môi trƣờng kinh doanh bao gồm tính hiệu quả, chất lƣợng, và sự
chuyên môn hóa của các Điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp. Việc có đạt đƣợc năng lực sáng tạo và năng
suất lao động cao hơn hay không phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực chất lƣợng cao về vốn, con
11

Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

ngƣời, và tài nguyên thiên nhiên; cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính; và công nghệ thông tin. Cần lƣu ý
rằng tăng trƣởng GDP bền vững sẽ chỉ đạt đƣợc khi tất cả các yếu tố đó đƣợc giải quyết đầy đủ, bởi vì sự
kết hợp toàn bộ các yếu tố đầu vào này là cơ sở để hình thành lợi thế cạnh tranh khu vực.


Bối cảnh cạnh tranh và chiến lƣợc của doanh nghiệp. Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích, và áp
lực chi phối loại hình và mức độ cạnh tranh ở địa phƣơng sẽ có ảnh hƣởng rất lớn tới chính sách thúc đẩy
năng suất, từ đó khuyến khích đầu tƣ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và thúc đẩy tăng trƣởng năng suất.




Điều kiện cầu. Yếu tố cầu không chỉ liên quan tới quy mô và tăng trƣởng thị trƣờng mà còn liên quan đến
cả tính chất khách hàng. Do đó, các yếu tố của một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh thƣờng bao gồm kỳ
vọng cao của khách hàng, nhu cầu địa phƣơng có thể đƣợc đáp ứng từ các nơi khác, và nhu cầu địa phƣơng
đặc thù trong những lĩnh vực chuyên biệt có thể đƣợc đáp ứng trên toàn quốc hoặc thế giới. Nhìn chung,
môi trƣờng kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phƣơng phức tạp. Khách
hàng địa phƣơng với nhu cầu phức tạp sẽ buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất
lƣợng cao hơn thì mới cạnh tranh thành công.



Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ. Việc tiếp cận đƣợc các nhà cung ứng và doanh nghiệp có
năng lực ở địa phƣơng trong những ngành nghề liên quan rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của môi
trƣờng kinh doanh vi mô. Nguồn lực sẵn có ở địa phƣơng giúp tăng năng suất thông qua việc tạo điều kiện
cho thông tin liên lạc hiệu quả hơn và tạo nhiều cơ hội thuê ngoài. Sự hiện diện của các cụm ngành, thay vì
từng ngành công nghiệp riêng lẻ, sẽ là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của nền kinh tế.

Hình3: “Mô hìnhKim cƣơng”

Nguồn: Giáo sƣ Michael Porter, Trƣờng Kinh doanh Harvard
12
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Từ ―Mô hình Kim cƣơng‖, có thể thấy rõ ràng rằng 4 lĩnh vực nêu trên có mối quan hệ bổ sung và phụ thuộc lẫn
nhau. Ví dụ nhƣ chất lƣợng điều kiện sẵn có của nền kinh tế sẽ ảnh hƣởng lớn tới việc phát triển các ngành công
nghiệp liên quan và phụ trợ. Tiếp đó, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ hỗ trợ sự tăng trƣởng nhu cầu phức tạp
của khách hàng ở những lĩnh vực chuyên biệt.
Những vùng muốn đạt đƣợc sự thịnh vƣợng phải vƣợt qua đƣợc các thách thức chỉ ra trong ―mô hình kim

cƣơng‖ theo trình tự ƣu tiên. Mặc dù cuối cùng tất cả các yếu tố của ―mô hình kim cƣơng‖ đều phải đƣợc xây
dựng và nâng cấp, việc giải quyết tất cả các vấn đề cùng 1 lúc sẽ dẫn tới việc quá dàn trải nguồn lực con ngƣời
và nguồn vốn. Do đó, các nền kinh tế vùng phải xác định đâu là rào cản chính để nâng cao năng suất và giải
quyết các rào cản đó theo hoàn cảnh cụ thể.

1.4 Vai trò của Chính phủ và các tổ chức
Hiểu đƣợc môi trƣờng kinh doanh của một vùng lãnh thổ là điều kiện cần thiết để cải thiện năng lực sáng tạo
của vùng đó. Tuy nhiên, những nỗ lực đó cũng không mang lại nhiều kết quả nếu thiếu sự hỗ trợ và tham gia từ
các tổ chức — chính phủ, tƣ nhân, hay phi lợi nhuận — các tác nhân có thể chuyển những nguyên tắc lý thuyết
thành hành động. Chính phủ và các tổ chức hợp tác khác sẽ có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy cạnh tranh
của vùng. Sự cộng tác của các tổ chức sẽ hỗ trợ đào tạo và phát triển các cá nhân có đủ năng lực cần thiết để
dẫn dắt địa phƣơng mình tiến tới thịnh vƣợng hơn.
Vai trò của chính phủ rất quan trọng tới sự thành công của 1 nền kinh tế. Chính quyền có trách nhiệm tạo áp
lực, động lực, và năng lực cho doanh nghiệp ở địa phƣơng mình. Ngoài ra, thông qua thực thi luật pháp, quy
định, và chính sách, phân bổ vốn và tạo dựng tài sản, chính quyền có thể là 1 chủ thể lớn trong quá trình phát
triển kinh tế và xây dựng các cụm ngành trong vùng. Chính quyền còn giúp giải quyết các tồn tại để cải thiện
môi trƣờng kinh doanh, ví dụ nhƣ cải thiện điều kiện nhân tố sản xuất bằng cách tổ chức các chƣơng trình giáo
dục và đào tạo chuyên ngành, cải thiện môi trƣờng cạnh tranh và chiến lƣợc doanh nghiệp bằng cách dỡ bỏ các
hàng rào bảo hộ địa phƣơng và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài xung quanh các cụm ngành. Chính quyền thậm chí
còn có thể tác động tới cầu bằng cách tự mua vào các sản phẩm và dịch vụ. Cuối cùng, chính quyền có thể
thành lập các khu công nghiệp và khu thƣơng mại tự do theo các cụm ngành để giúp kích thích phát triển các
ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ trong nền kinh tế.
Ngoài các tổ chức chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực tƣ nhân và hợp tác công tƣ sẽ có vai trò quan trọng
trong việc định hình chƣơng trình thúc đẩy khả năng cạnh tranh của vùng. Đây có thể là các tổ chức chính thức
hay phi chính thức nhƣ phòng công nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các tổ chức tôn giáo, trƣờng đại học, các hội
đồng cố vấn. Tất cả sẽ hỗ trợ việc tạo ra và trao đổi thông tin, công nghệ và kỹ năng giúp đạt đƣợc tính sáng tạo
cao hơn. Sự hợp tác của các tổ chức tạo nên mối quan hệ có thể nâng cao độ tin cậy và thúc đẩy hoạt động tập
thể. Các tổ chức này còn giúp xác định tiêu chuẩn chung và đƣa ra cơ chế chung phát triển cụm ngành hoặc phát
triển kinh tế.
Vì nhu cầu và ƣu tiên của kinh tế vùng thay đổi, chính quyền và các thể chế hợp tác cần điều chỉnh kịp thời.

Các tổ chức phải điều chỉnh hoạt động để giải quyết các thách thức cụ thể trong môi trƣờng kinh doanh. Cuối
cùng, các tổ chức này muốn có tiến triển trong hoạt động thì cần có những lãnh đạo tận tâm và mạnh. Sức mạnh
nguồn nhân lực sẽ là nền tảng không chỉ cho lực lƣợng lao động mà còn phục vụ năng lực lãnh đạo chính phủ

13
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

và năng lực thể chế. Các nền kinh tế đạt đƣợc khả năng cạnh tranh lớn hơn nhờ sự lãnh đạo tốt ở cả khu vực nhà
nƣớc và tƣ nhân, cùng hợp tác để hƣớng tới tầm nhìn chung cho cả nền kinh tế. Do đó, mặc dù cơ chế hợp tác là
diễn đàn trao đổi của các lãnh đạo, song sẽ không thể đạt đƣợc sự thịnh vƣợng nếu không có một đội ngũ lãnh
đạo chung có thể cùng nhau dẫn dắt trên con đƣờng tiến tới 1 nền kinh tế cạnh tranh hơn.

1.5 Vai trò của Cụmngành
Để có môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, các cụm ngành trong nền kinh tế cần đƣợc thúc đẩy phát
triển. Nhƣ đã thấy trong ―mô hình kim cƣơng‖, chính các cụm ngành này sẽ đóng vai trò then chốt việc tạo sự
tăng trƣởng bền vững của môi trƣờng kinh doanh. Cụm ngành là nhóm các công ty có mối quan hệ mật thiết với
nhau và các tổ chức có liên quan trong 1 lĩnh vực cụ thể trên một khu vực gần gũi về địa lý, gắn kết với nhau
nhờ những đặc điểm chung và đặc điểm tƣơng hỗ. Ví dụ sơ đồ cụm hậu cần và vận tải của thành phố Atlanta
(Mỹ) trình bày trong Hình 4.
Hình4. Sơ đồ minh họa Cụm Logistics và Vận tải Atlanta

Nguồn: Cụm Sáng kiến Sáng tạo, Dữ liệu Khảo sát Khu vực, Dự án Sơ đồ hóa Cụm, Viện Chiến lƣợc và Cạnh tranh, Trƣờng Kinh doanh Havard và Phỏng vấn Cá nhân

Sơ đồ cho thấy cơ cấu các ngành công nghiệp và tổ chức cần thiết để tiến hành hoạt động vận tải và hậu cần
trong khu vực. Những ô màu xanh, nhƣ sân bay và vận tải hàng không, thể hiện định nghĩa hẹp hơn về cụm
ngành, trong khi những ô tím, nhƣ các dịch vụ chuyên biệt và vận tải hành khách, thể hiện định nghĩa rộng hơn.
Các cụm bao gồm các công ty dịch vụ hoặc thành phẩm (ví dụ nhƣ vận tải hàng không, đƣờng bộ, hàng hải)

cũng nhƣ các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào chuyên biệt, cấu kiện, máy móc, tài chính và dịch vụ. Ngoài ra,
trong cụm còn có các ngành công nghiệp liên quan (nhƣ sân bay, bến xe, xƣởng đóng tàu), gồm nhà sản xuất
các sản phẩm bổ sung, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng chuyên biệt, và các tổ chức đào tạo, giáo dục và hỗ trợ kỹ
thuật. Cuối cùng, trong cụm có thể có các cơ quan của chính phủ có ảnh hƣởng và có chức năng thiết lập tiêu
chuẩn cũng nhƣ những tổ chức tập thể của khu vực tƣ nhân nhƣ các hiệp hội.

14
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Các cụm ngành có thể tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kích thích và thúc đẩy sáng tạo, và hỗ trợ thƣơng
mại hóa. Các cụm này có thể giúp tăng tính cạnh tranh bằng cách tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp, các
ngành công nghiệp và tổ chức có liên quan.
Cụm ngành cũng là cách tƣ duy mới về nền kinh tế và cách tổ chức hoạt động phát triển kinh tế. Với khả năng
thu hút những yếu tố kết nối giữa các ngành công nghiệp và doanh nghiệp khác nhau nhƣ kỹ năng, công nghệ
và thông tin, marketing và nhu cầu khách hàng, cụm ngành là mô hình phù hợp hơn với bản chất của sự cạnh
tranh và cũng là nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh. Khi nghĩ đến một nền kinh tế, hầu hết các khu vực và quốc
gia đều nghĩ tới các khu vực kinh tế (ví dụ nhƣ khu vực công nghiệp) — một khái niệm quá rộng, hoặc nghĩ đến
ngành công nghiệp (ví dụ nhƣ công nghiệp đóng tàu) — một khái niệm quá hẹp. Cách tiếp cận dựa trên cụm
giúp các nền kinh tế hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của mình. Nhờ đó, các thành viên trong các cụm không
chỉ xác định đƣợc các vấn đề chung mà còn cả những cơ hội chung. Điều này giúp các cơ quan quản lý có định
hƣớng về việc cần thực thi những chính sách kinh tế xã hội nào. Hình 5 dƣới đây cho thấy chính sách cụm
ngành đóng góp nhƣ thế nào cho việc nâng cao tính cạnh tranh, trong khi chính sách ngành lại có thể làm hại
đến tính cạnh tranh.
Hình 5: Chính sách ngành và chính sách cụm ngành
Chính sách Cụm

Chính sách Ngành



Nhắm tới ngành/khu vực mong muốn, tập
trung vào 1 hoặc 1 số ít thành phẩm



Hạn chế sự hợp tác để đạt lợi ích chung



Tập trung vào công ty trong nƣớc



Can thiệp vào sự cạnh tranh (vd: bảo hộ, thúc
đẩy ngành, trợ cấp) gây rủi ro làm giảm cạnh
tranh địa phƣơng





Bao gồm tổng thểcác ngành liên quan, khách
hàng, nhà cung cấp vật tƣ, nhà cung cấp dịch
vụ, các tổ chức đóng góp cho thịnh vƣợng kinh
tế




Tập trung vào cả công ty trong nƣớc và nƣớc
ngoài



Giảm bớt các trở ngại/hạn chế với nâng cao
năng suất



Tập trung vào các giải pháp bổ trợ lẫn nhau
và quan hệ giữa các ngành



Khuyến khích sáng kiến ở cấp trung ƣơng và
địa phƣơng

Quyết định tập trung ở cấp trung ƣơng

Nguồn: Phân tích của Monitor

Mặc dù 1 cụm gắn với 1 lĩnh vực cụ thể, rõ ràng là các cụm thƣờng không chỉ có 1 ngành công nghiệp đơn lẻ.
Sau khi cụm đi vào hoạt động, các ngành công nghiệp trong cụm sẽ tạo ra mối quan hệ cùng có lợi. Các ngành
này có thể chia sẻ thông tin và cách làm tốt để thúc đẩy quá trình sáng tạo. Nhờ đó, các cụm ngành có năng suất
và tính sáng tạo tăng nhanh hơn, giúp duy trì thịnh vƣợng về kinh tế.

15
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential



Ha Tinh SEDP

1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để áp dụng những lý thuyết nói trên trong thực tế, báo cáo này sử dụng 1 cách tiếp cận riêng để tìm hiểu hoạt
động kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh. Báo cáo cũng nghiên cứu tình hình của tỉnh một cách sâu sắc
thông qua phân tích các trở ngại mang tính lịch sử, các yếu tố thuận lợi quan trọng, và những sự kiện hiện tại có
tác động lớn. Ngoài ra, nhờ so sánh hoạt động kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận và với các quốc gia khác, báo
cáo đƣa ra bối cảnh của tỉnh và quan điểm về lộ trình phát triển mà tỉnh nên đi theo.
Để giảm số lƣợng phƣơng án chiến lƣợc kinh tế — xã hội mà tỉnh có thể lựa chọn, nghiên cứu đã sử dụng rất
nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu và xác định phƣơng án tối ƣu cho tỉnh Hà Tĩnh. Các nguồn này gồm có:


Phỏng vấn và lấy Phản hồi. Nhƣ trình bày trong Hình 6 và 7, cán bộ quan chức từ 60 cơ quan nhà nƣớc, tổ
chức thƣơng mại, công ty tƣ nhân và tổ chức phi chính phủ đã đƣợc phỏng vấn để giúp tìm hiểu quan điểm
và lấy ý kiến phản hồi về chiến lƣợc và tầm nhìn của tỉnh.



Nghiên cứu Thứ cấp. Monitor đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu rộng rãi, phân tích kịch bản tƣơng lai, xu
hƣớng hiện tại, và những ví dụ thành công. Các nguồn cho phần này gồm tạp chí ngành, thông tin báo chí,
công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các tổ chức quốc tế, và báo cáo của các tổ chức phi chính phủ.



Tham vấn Chuyên gia. Nghiên cứu đã tham vấn rất nhiều chuyên gia để thu thập đầu vào cho chiến lƣợc
phát triển cụm, giúp đảm bảo hiểu rõ những nhân tố thành công cho từng cụm. Các chuyên gia đƣợc tham
vấn hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan nhƣ khai khoáng, kim loại, phát triển công nghiệp, giáo
dục, BPO (thuê ngoài quy trình nghiệp vụ), phát triển xã hội, và chuyên gia về khu vực Châu Á Thái Bình
Dƣơng. Nghiên cứu đã tham vấn cả chuyên gia trong và ngoài Tập đoàn Monitor cũng nhƣ chuyên gia Việt

Nam và quốc tế.

Hình6: Phỏng vấn các Cơ quan nhà nƣớcliên quan

16
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Hình7: Phỏng vấn Doanh nghiệp và tổ chức bên ngoài

Cách tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu này cho phép tƣơng tác với các đối tƣợng ở tất cả các cấp trong khu vực
chính phủ, kinh tế, xã hội, từ nông dân và giáo viên đến cán bộ Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Chính điều đó giúp
nghiên cứu hiểu rõ hơn về hiện trạng, những hy vọng và trông đợi của tất các bên liên quan. Do vậy, với hiểu
biết rõ ràng về năng lực cạnh tranh của tỉnh, nghiên cứu đƣa ra chiến lƣợc và tầm nhìn chi tiết, cùng với các yêu
cầu cần thiết giúp tỉnh xây dựng đƣợc một nền kinh tế thịnh vƣợng và cạnh tranh hơn.

17
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

PHẦN THỨ HAI: CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010

1

1


PHẦN THỨ HAI
Các yếu tố, điều kiện và hiện trạng phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010

18
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

1 Đánh giá các điều kiện phát triển hiện nay của tỉnh Hà Tĩnh
Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày phân tích chi tiết các hoạt động và thành phần kinh tế hiện tại của Hà Tĩnh cũng
nhƣ đánh giá trình độ và chất lƣợng phát triển xã hội. Chƣơng này cũng tiếp tục đánh giá các điều kiện kinh tế
vi mô của tỉnh dựa trên phƣơng pháp do Giáo sƣ Michael E. Porter của Trƣờng Kinh doanh Harvard xây dựng.

1.1 Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1 Vị trí Địa lý
Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ với tổng diện tích 5.997,18 km2, chiếm khoảng
1,8% tổng diện tích cả nƣớc, trong tọa độ 17°53'50"-18°45'40"vĩ độ Bắc, 105°05'50" - 106°30'20"kinh độ
Đông. Hà Tĩnh giáp Nghệ An ở phía Bắc, Quảng Bình ở phía Nam, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây
và biển Đông ở phía Đông, với hơn 137km đƣờng bờ biển. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm
thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các huyện: Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc,
Hƣơng Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà (thành lập 2007). Đến cuối năm 2010 tỉnh có 262 xã,
phƣờng, thị trấn, trong đó có 235 xã, 12 thị trấn, 15 phƣờng.
Hà Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thƣơng mại với các tỉnh và các nƣớc khác trong khu
vực nhƣ Lào, Campuchia, Thái Lan. Tỉnh có hệ thống giao thông rất thuận lợi nhƣ: Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí
Minh, đƣờng sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A, quốc lộ 12A. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo,
cảng nƣớc sâu Vũng Áng – Sơn Dƣơng là trung tâm thƣơng mại tạo thuận lợi trong việc trao đổi và hợp tác với
các nƣớc trong khu vực. Việc tăng cƣờng phát triển tiểu khu vực Hành lang kinh tế Đông-Tây của lƣu vực sông

Mekong là một cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển và hội nhập kinh tế.
1.1.2 Địa hình
Căn cứ điều kiện địa hình, địa mạo, tính chất đất đai, khí hậu, sông, suối… có thể chia ra Hà Tĩnh 04 vùng theo
địa hình nhƣ sau:
Vùng ven biển
Tổng diện tích của vùng ven biển vào khoảng 41,4 ngàn ha chiếm 6,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chạy dọc
từ huyện Nghi Xuân đến đèo Ngang của huyện Kỳ Anh; địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông, có cao
độ tự nhiên từ +2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có cao độ tự nhiên từ +1,00 trở xuống, phần lớn đất đai
chua và bị nhiễm mặn. Sản xuất, canh tác vùng này chủ yếu là trồng lúa và màu. Các vùng ven cửa sông, cửa
biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinh sống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bao
gồm các huyện, thị xã dọc trục đƣờng quốc lộ1A từ thị xã Hồng Lĩnh đến Kỳ Anh và một phần của huyện Đức
Thọ dọc đƣờng quốc lộ8A từ thị trấn Đức Thọ đến thị xã Hồng lĩnh. Vùng này có cao độ tự nhiên từ+2,00 đến
+4,00 m, cục bộ một số điểm có cao độ +5,00 đến +6,00 m. Vùng đồng bằng mang đậm nét đặc trƣng của dải
đồng bằng Bắc Trung Bộ, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ hơn các vùng
khác, rất phù hợp với cây lúa nƣớc.
19
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Vùng trung du
Diện tích khoảng 30 ngàn ha chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, là vùng có địa hình đồi dạng úp bát, có
độ cao trung bình +10,00 đến +50,00 m so với mực nƣớc biển. Phía dƣới chân đồi tạo thành từng dải đất bao
quanh theo kiểu thảm tƣơng đối bằng phẳng, phù hợp với sản xuất cây lúa nƣớc; phía lƣng đồi phù hợp với các
loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôi gia súc tập trung.
Vùng miền núi
Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất, khoảng 474,7 ngàn ha, chiếm 78,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chủ

yếu tập trung ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang và phía Tây huyện Kỳ Anh. Diện tích sử dụng
cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% diện tích của tiểu vùng.
Vùng này có địa hình núi cao, rừng rậm, suối dốc. Tiêu biểu là các đỉnh núi nhƣ: Giang Màn, Đông Cốc, Rèo
Pheo, vv. Thảm thực vật chủ yếu là rừng già nguyên sinh và rừng tái sinh. Đặc biệt có khu bảo tồn rừng Quốc
gia Vũ Quang, Kẻ Gỗ, có độ che phủ tự nhiên cao và có nhiều loại sinh vật quý hiếm đang đƣợc bảo vệ.
1.1.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Tĩnh có đặc trƣng là thời tiết khắc nghiệt và cực đoan trong suốt cả năm.
Những hiện tƣợng thời tiết bất lợi bao gồm mƣa kéo dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh và gió Lào khô nóng thổi từ
phía Tây Nam. Hà Tĩnh dễ bị ảnh hƣởng bởi thiên tai tái diễn và mối đe dọa lâu dài của biến đổi khí hậu.
Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh ở Hà Tĩnh với nhiệt độ thấp, có khi xuống dƣới 12oC. Các đợt lạnh ở Hà
Tĩnh có xu hƣớng rõ nét hơn so với các tỉnh khác ở Vùng duyên hải Bắc Trung bộ, mặc dù nhiệt độ nóng cao
điểm vào mùa hè cũng tƣơng đƣơng các tỉnh đó. Kể từ tháng 4, thời tiết bắt đầu ấm dần lên, mùa nóng và khô
lên cao điểm vào tháng 6 và tháng 7, với nhiệt độ cao nhất lên đến trên 400C. Nhiệt độ trung bình hàng năm
tƣơng đối khác nhau, 23,5–24,50C ở vùng đồng bằng và khoảng 14–150C ở vùng núi. Mùa nắng chỉ từ tháng 4
đến tháng 9 với trung bình 1.350–1.700 giờ nắng trong năm. Lƣợng bốc hơi hàng năm tƣơng đối thấp, chừng
800–1.100 mm và lƣợng bốc hơi hàng tháng hiếm khi vƣợt quá 100 mm trong bất kỳ tháng nào. Tốc độ gió trên
địa bàn tỉnh không đáng kể, trung bình khoảng 1,5–2,5 m/s. Mùa mƣa chủ yếu kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12,
với lƣợng mƣa trung bình khoảng 2.300–3.000 mm. Cả mùa Đông và mùa Hè lƣợng mƣa ở Hà Tĩnh cao hơn so
với các tỉnh lân cận (Hình 8).

20
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Hình 8: Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, 2006–2010

Nguồn: (09 tháng 3 2011); Phân tích của Monitor


Điều kiện khí hậu của Hà Tĩnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cũng không thuận lợi cho hoạt động
du lịch. Thời gian Hè thƣờng rất ngắn khiến cho du lịch Hà Tĩnh, nếu nhìn theo góc độ mùa du lịch, tƣơng đối
kém hấp dẫn.
Tuy nhiên, yếu tố thời tiết chính gây hại tới hoạt động kinh tế của Hà Tĩnh là thiên tai nhƣ gió Lào, hạn hán,
mƣa bão và lũ lụt.
Gió mùa khô nóng Tây Nam thổi từ tháng Hai hoặc tháng Ba đến cuối tháng Tám hoặc tháng Chín. Gió này
thƣờng đi kèm với lƣợng mƣa giảm. Các đợt gió này có thể gây ra hạn hán và thiếu nƣớc, làm ảnh hƣởng đến
việc trồng lúa và các cây trồng quan trọng khác. Bên cạnh việc thiếu hụt lƣợng mƣa, hạn hán cũng làm tăng
hiện tƣợng nƣớc mặn xâm thực dọc theo các con sông chính và do đó làm thay đổi nguồn nƣớc ngọt của Hà
Tĩnh.
Hà Tĩnh cũng thƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới, từ Tây Bắc Thái Bình
Dƣơng và biển Đông. Tính trung bình, cứ 10 năm Hà Tĩnh lại chịu ảnh hƣởng của 9 cơn bão nhƣ vậy, kèm theo
mƣa lớn và gió mạnh. Bão thƣờng xảy vào tháng Tám, tháng Chín (54%), tháng Bảy và tháng Mƣời (30%).
Trong 5 thập kỷ qua, 47 cơn bão đã trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh; trong
số này có 18 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào Hà Tĩnh. Hậu quả là, từ năm 2000 đến năm 2008, thiệt hại kinh tế ở
Hà Tĩnh lên đến 2.697 tỷ đồng, chủ yếu là hƣ hại các cơ sở hạ tầng.
Do các yếu tố nói trên, lũ lụt là một mối quan tâm lớn nữa của Hà Tĩnh. Trong 5 thập kỷ qua, Hà Tĩnh đã có 15
lần lƣợng mƣa hàng ngày vƣợt quá 300mm. Lũ thƣờng bắt đầu vào tháng Tám nhƣng xảy ra nhiều nhất từ tháng
21
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Chín đến tháng Mƣời Một. Lũ lụt thƣờng ảnh hƣởng nhiều nhất đến các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê và Vũ
Quang, với 30 xã và trên 30.000 hộ gia đình. Đợt lũ vào tháng Mƣời năm 2010 đã làm 30 ngƣời chết và gây
thiệt hại kinh tế khoảng 6.374 tỷ đồng, gấp hai lần tổng thiệt hại kinh tế của các đợt lũ giai đoạn 2000–2009.
175.000 ngôi nhà bị chìm trong nƣớc và hƣ hỏng, nhiều tuyến giao thông bị hƣ hỏng nặng, và hơn 10.000 ha
cây trồng bị ngập khiến cho hầu hết các cây lƣơng thực chính vụ đông của tỉnh bị mất trắng. Lũ lụt cũng ảnh
hƣởng đến nguồn nƣớc và để lại lớp bùn dày. Ví dụ, dân cƣ ở xã Phƣơng Mỹ mỗi khi sau lũ lụt buộc phải sử

dụng nƣớc sông và nƣớc giếng đã nhiễm bẩn trong sinh hoạt hàng ngày.
Dự báo trong tƣơng lai, cả đất nông nghiệp và đất ở thuộc các vùng ven biển của Hà Tĩnh sẽ bị tác động bởi
biến đổi khí hậu, cả ở trong đất liền lẫn dọc theo ven biển. Việt Nam đƣợc coi là một trong những nƣớc bị tác
động lớn nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù có các mô hình và dự đoán khác nhau, 1 số mô hình cho
thấy mực nƣớc biển sẽ tăng 1m vào năm 2100. Nếu trƣờng hợp này xảy ra và tỉnh không có những hoạt động
giảm nhẹ và thích ứng với những thay đổi đó, các huyện ven biển của Hà Tĩnh sẽ bị thiệt hại lớn. Theo một
nghiên cứu do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và UNDP, cả các xã sâu trong đất liền và ven biển đều bị ảnh
hƣởng.
Hình 9: Tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với các huyện vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Lƣu ý: Các xã đƣợc lãnh đạo Tỉnh lựa chọn cho Bộ TNMT và UNDP phân tích. Đến năm 2100, mực nƣớc biển Việt Nam dự đoán sẽ dâng 1m.
Nguồn: ―Xây dựng Khả năng Phục hồi: Các Chiến lƣợc Thích ứng cho Sinh kế Ven biển Chịu nhiều Rủi ro nhất do Tác động của Biến đổi Khí hậu ở miền Trung Việt
Nam‖, Bộ TNMT và UNDP (2010)

22
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

1.1.4 Đất đai, tài nguyên đất đai và sử dụng
Hà Tĩnh có tổng diện tích là 5.997,18 km2, với 3 loại địa hình đặc trƣng — khu vực miền núi, vùng đồng bằng
và đồng bằng ven biển. Phần lớn đất đai của tỉnh là địa hình đồi núi và đất đai phần lớn là đất cằn, bạc màu.
Những đặc điểm thổ nhƣỡng đặc trƣng này là thách thức lớn đối với việc phát triển đất đai và nông nghiệp.
Đất đai ở Hà Tĩnh chủ yếu đƣợc sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và nông nghiệp (Hình 10). Các huyện có
diện tích lớn hơn ở Hà Tĩnh nhƣ Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang và Cẩm Xuyên chủ yếu sử dụng
đất cho mục đích lâm nghiệp (khoảng 54% đến 77% trong giai đoạn 2007–2010) trong khi các huyện nhỏ hơn
sử dụng đất chủ yếu cho nông nghiệp (khoảng 34% đến 51% trong giai đoạn 2007–2010) và công nghiệp.
Trong số 121.167 ha đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 53,6% đƣợc sử dụng để trồng lúa, phần còn lại
đƣợc sử dụng cho cây lƣơng thực, công nghiệp và cây ăn quả.

Hình 10: Hiện trạng sử dụng đất ở Hà Tĩnh phân theo hoạt động1, 2010

Nguồn: Phỏng vấn Sở NNPTNT (2011); Sở TNMT (2007 – 2010)

66,8% diện tích đất Hà Tĩnh là miền núi và yêu cầu phải có công trình thủy lợi để có thể phát triển. Hơn nữa,
thổ nhƣỡng vùng núi Hà Tĩnh có lớp đất mỏng, nghèo dinh dƣỡng với tỷ lệ đất ferralit vàng có nồng độ axit cao
(Hình 11). Điều này tác động tiêu cực tới khả năng canh tác trong tỉnh và hạn chế việc sử dụng đất cho các mục
đích nông nghiệp khác nhau. Đất vùng ven biển là đất mặn và nhiều cát. Kết quả là, khoảng 2/3 đất Hà Tĩnh
thuộc loại nghèo dinh dƣỡng hoặc trung bình và 1/5 tổng diện tích đất không phù hợp để canh tác.

1

Che phủ rừng năm 2010 là 58,6% theo số liệu sử dụng đất của sở TNMT, theo cách đo của sở NNPTNT là 52,8%.
23

Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Hình 11: Phân loại đất ở Hà Tĩnh

Nguồn: ―Báo cáo Đánh giá về Biến đổi Khí hậu ở Hà Tĩnh,‖ Viện Chiến lƣợc Chính sách Tài nguyên Môi trƣờng (2009)

1.1.5 Trữ lượng khoáng sản
Hà Tĩnh giàu trữ lƣợng khoáng sản, bao gồm mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam, chiếm 45% trữ lƣợng quặng sắt
quốc gia (Hình 12). Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lƣợng 544 triệu tấn, trong đó có 369,9 triệu tấn đƣợc xem
là có thể khai thác đƣợc khi sử dụng công nghệ hiện nay. Hàm lƣợng kẽm trong quặng sắt ở Hà Tĩnh là 0,07%.
Ngoài ra, tỉnh còn có một số quặng sắt nhỏ hơn nằm ở khu vực phía Tây. Tài nguyên khác trong tỉnh, trong đó
có quặng khoáng sản nhƣ titan, mangan và các khoáng sản khác nhƣ đá và cát làm vật liệu xây dựng. Hà Tĩnh

đã và đang khai thác 1 phần nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của mình, nhƣng chƣa có các ngành công
nghiệp chế biến để tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Trong tƣơng lai, Hà Tĩnh có tiềm năng lớn trong
việc tiếp tục khai thác các nguồn khoáng sản và thiết lập các ngành công nghiệp liên quan đến kim loại.

24
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


Ha Tinh SEDP

Hình 12: Vị trí và trữ lƣợng của khoáng sản Hà Tĩnh

Lƣu ý: Trên bản đồ không đánh dấu vị trí chính xác của tài nguyên khoáng sản tại từng huyện.
Nguồn: Phỏng vấn sở TNMT, trang web bộ TNMT (7/3/2011), ―Niên giám Khoáng sản 2008: Việt Nam‖, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ - Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (2010);
Phỏng vấn các huyện

1.1.6 Tài nguyên Rừng
Tỷ lệ che phủ rừng của Hà Tĩnh hiện nay là 52,8%, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. 74% số xã trong
tỉnh đều có đất rừng. 351.147 ha đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh đƣợc chia thành 3 loại theo mục đích sử dụng
(Hình13):


Rừng sản xuất chiếm phần đất lâm nghiệp lớn nhất, 46%. Rừng sản xuất đƣợc khai thác để cung cấp gỗ, đặc
biệt là gỗ nguyên liệu.



Rừng phòng hộ chiếm 33% tổng diện tích đất lâm nghiệp và tập trung ở các khu vực nhƣ Khu bảo tồn thiên
nhiên Vũ Quang. Ở đây trú ngụ đa dạng các loại động thực vật đƣợc bảo vệ và là nơi đóng vai trò quan
trọng trong bảo vệ môi trƣờng và kiểm soát lũ lụt.




Rừng đặc dụng chiếm 21% tổng diện tích rừng.

25
Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential


×