Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TRÌNH BÀY VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ
GIAO TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI LÀM
Con người có nguồn gốc xuất thân từ động vật, trải qua hàng ngàn năm
lịch sử cùng sự biến đổi của các giá trị vật chất, cho đến ngày nay thì động vật
vẫn là động vật, còn con người ngày càng đạt được những bước tiến dài trong
lịch sử tiến hoá của mình. Hai yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt giữ con
người và động vật đó là hoạt động và giao tiếp. Vậy hoạt động và giao tiếp có
vai trò như thế nào trong đời sống con người thì chúng ta càng đi sâu vào tìm
hiểu.
Vai trò của hoạt động
Con người sống có nghĩa là con người hoạt động, không có hoạt động thì
con người không thể tồn tại được. Trong quá trình hoạt động của con người
tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần. Vậy hoạt động là một hình thức tích cực
của mối qua lại giữa con người với thế giới xung quanh.
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với
thế giới xung quanh hướng biến đổi nó, nhằm thoả mãn nhu cầu của
mình.
Hoạt động chính là sự tác động có mục đích , có chủ định của con người
đến thế giới xung quanh nhằm thoả mãn những lợi ích nhất định của xã hội.
Động vật hoàn toàn thụ động trước thế giới xung quanh. Hoạt động sống của
chúng thể hiện sự thích ứng sinh hoạt của cơ thế đối với tác động của môi
trường sống. Còn con người biết tách mình ra khỏi thế giới biết tác mình ra
khỏi thế giới khách quan tìm hiểu và khám phá những quy luật của nó, tác
động cải tạo, biến đổi nó. Khi tác động vào thế giới xung quan, con người biết
đề ra những mục đích cụ thể, hướng tới thoả mãn những nhu cầu nhất định.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để đạt được mục đích con người có sự lựa chọn những đối tượng phù hợp cho
hoạt động, cân nhắc các biện pháp cũng như phương tiện tối ưu nhất để tác
động đến đối tượng. Ngược lại, chính trong quá trình tác động vào thế giới
khách quan, tâm lý con người sẽ hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy, trong
hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qua lại khăng khít giữa con người
với thế giới khách quan. Vì vậy tâm lý học hiện đại đã coi hoạt động là quá
trình sáng tạo của con người (với tư cách là chủ thể) và là quá trình con người
lãnh hội toàn bộ những cái có trong thực tại xung quanh cần có cho cuộc sống
của chủ thể.
Vai trò của hoạt động trong việc hình thành tâm lý, ý thức.
Hoạt động quyết định cuộc sống của con người, quyết định sự tồn tại và
phát triển của con người. Nói cách khách con người muốn sống phải có hoạt
động. Hoạt động giúp cho con người nhận thức được thế giới, giúp con người
nhận thức được bản thân, giúp con người tiếp nhận được kinh nghiệm xã hội,
lịch sử loài người do thế hệ trước đã tích luỹ được, hoạt động tạo nên mối
quan hệ giữa người này với người khác. Như vậy, con người muốn trở thành
nhân cách họ phải hoạt động. Thông qua hoạt động tâm lý con người mối
hình thành và phát triển. Bằng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm
lý, ý thức, nhân cách mình, con người phải học để trở thành người.
Hoạt động biểu hiện khả năng và giá trị của con người. Đánh giá của con
người phải căn cứ vào hoạt động, phẩm chất con người được hình thành, bản
chất con người được bộc lộ. Thông qua hoạt động năng lực, đạo đức... con
người được hình thành và phát triển tâm lý con người.
Khi con người tham gia vào hoạt động thì hoạt động để lại dấu ấn của nó
trên nhân cách (bộ mặt tâm lý của người đó). Tâm lý của người đó không chỉ
được biểu hiện trong hoạt động mà còn được hình thành trong hoạt động.
VD: Trong những ngày vừa qua khi đội tuyển Việt Nam giành chiến
thắng trước đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết AFF cup thì đã có hàng
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trăm ngàn người Việt Nam đổ ra đường ăn mừng, hô vang: "Việt Nam vô
địch", và hát vang bài hát: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"... Lúc
này, trong lòng mỗi người đều trào dâng một niềm hạnh phúc vô bờ bến, lòng
tự hào dân tộc, tình yêu tổ quốc... Những con người xa lạ không quen biết trở
nên gần gũi và cùng hoà mình trong niềm vui chiến thắng.
Hoạt động nghề nghiệp làm cho con người thay đổi bộ mặt bên ngoài,
lẫn bộ mặt tinh thần (bộ mặt tâm lý). Ngược lại thông qua cử chỉ, lời ăn tiếng
nói, cách cư xử của con người chúng ta có thể đoán biết được người đó làm
nghề gì. Như vậy hoạt động để lại dấu ấn lên nhân cách con người.
VD: Tính cách của người làm khoa học khác tính cách của người làm nội
trợ. Tính cách của nhà giáo dục thể hiện thái độ ân cần, vui vẻ, hoà nhã, cử
chỉ nhẹ nhàng. Những nghề nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử tạo ra sự khéo
léo, chuẩn xác của đôi bàn tay.
Vai trò của hoạt động đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến
thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp
nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các
hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động
mới là nhân tố tác động trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
của cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động,
về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân
nhằm để thoả mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội, vật chất hay
tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong
phú và tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định
trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là
hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà nhân cách được bộ lộc
và hình thành. Con người lĩnh hội linh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động
của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động,
con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới
khách quan.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người
phải tham gia vào các dạng của hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động
chủ đạo. Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động
có ý thức, có mục đích. Hoạt động của con người được hình thành và phát
triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc nội dung của ý
thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ
của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác.
Vai trò của giao tiếp
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng giao tiếp như là một dạng đặc biệt của
hoạt động. Giao tiếp cũng diễn ra bằng các hoạt động và với các thao tác cụ
thể, sử dụng các phương tiện khác nhau.
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ qua lại giữa con
người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu
hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác
động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người. Trong giao tiếp
diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể nên tất cả các mối quan hệ
không phải giữa chủ thể đều không được gọi là giao tiếp. Trong quá trình giao
tiếp nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được biểu hiện ở quá trình thông tin, hiểu
biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Tức là khi có sự tiếp
xúc giữa một người với một người khác (hoặc với một nhóm người khác) thì
người ta thông báo cho nhau những thông tin. Nội dung thông báo có thể là
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt giá cả, mốt...). Có thể là những vấn
đề thời sự trong nước, quốc tế, hoặc những tri thức mói trong lĩnh vực khoa
học kỹ thuật hay nghề nghiệp nhất định... những tin tức về vụ án.
Qua tiếp xúc, con người nhận thức người khác (từ hình dáng, điệu bộ,
nét mặt, bề ngoài đến ý thức, động cơ, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng
lực,... Đồng thời qua nhận xét đánh giá người khác về chúng ta, chúng ta hiểu
biết thêm về bản thân. Như vậy, qua giao tiếp, con người hiểu biết lẫn nhau.
Mặt khác, do tác động của lời nhận xét, do tác động của sự biểu cảm, của
người đang giao tiếp mà gây ra ở ta những rung cảm khác nhau (như qua lời
khen làm ta vui, bị chê bai ta buồn hay xấu hổ...)
Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và
mỗi người cộng đánh giá lại những tri thức, kinh nghiệm của mình và có thể
dẫn tới sự thay đổi thái độ với nhau, đối với vấn đề bàn luận, có thể dẫn tới sự
mến phục hay mâu thuẫn với nhau.
Vai trò của giao tiếp đối với xã hội.
Có thể khẳng định rằng, nếu không có giao tiếp thì không thể có sự tồn
tại xã hội, vì xã hội luôn luôn là một cộng đồng người có sự rằng buộc liên
kết với nhau. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của xã
hội. Nó đặc trưng cho tâm lý con người.
Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Thực tế cho thấy, không có
giao tiếp với người khác con người cảm thấy cô đơn khủng khiếp và bệnh
hoạn. Nhà xã hội học người Pháp Becham cho rằng, nguyên nhân của sự tự tử
vẫn là do cô đơn, nhiều người bị bệnh tim mạch, bệnh tâm thần là do cô đơn.
Trường hợp giao tiếp không đầy đủ về số lượng và nghèo nàn về nội dung
giao tiếp của đứa trẻ với các bạn cùng trang lứa và người lớn dẫn đến ở đứa
trẻ: "bệnh do nằm viện" còn gọi là bệnh "đói" giao tiếp. Có thể nói nhu cầu
5