Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.26 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ VÂN ANH

GIẢI PHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚCỞHUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHẠM THỊ VÂN ANH

GIẢIPHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚCỞ HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
XÁC NHẬN CỦA GVHD



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh

GS.TS. Phan Huy Đường
HÀ NỘI - 2015


CAM KẾT
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các số liệu, tài
liệu Tại Chi cục thuế huyện Đức Thọ, các phòng ban thuộc UBND Huyện
Đức Thọ cung cấp, đảm bảo hoàn toàn chính xác và không có sự thay đổi,
chỉnh sửa. Đồng thời, tác giả cũng cam kết luận văn này là công trình nghiên
cứu khoa học của chính bản thân, không có sự sao chép, chỉnh sửa từ bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Phạm Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo đã giảng dạy
và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt khóa đào tạo thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế.
Tôi cũng rất biết ơn sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của lãnh đạo
HĐND-UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnhcác phòng, ban, ngành, đơn vị
trên địa bàn huyện, các đồng nghiệp, học viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khóa học.

Đặc biệt, tôi rất biết ơn côPGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - Giảng viên
Trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội là người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng đây là một đề
tài rộng, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn
thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đức Thọ, tháng năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Vân Anh


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VỀ TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ......... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4
1.2 Một số vấn đề về tăng thu ngân sách nhà nước cấp huyện ....................... 9
1.2.1 ............................................................................................................... 9
Thu ngân sách nhà nước cấp Huyện ............................................................... 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU .... 25
2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................. 25
2.1.2. Phương pháp phân tích ....................................................................... 25
2.1.3. Phương pháp phân tích so sánh ........................................................... 25

2.1.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................... 26
2.1.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo ........................................... 26
2.1.6. Phương pháp khảo sát điều tra ............................................................ 26
2. Nguồn tư liệu............................................................................................ 27
2.3. Qui trình nghiên cứu .............................................................................. 28
2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 31
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 .................................. 32
3.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội và cơ chế thu NSNN của Huyện Đức
Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................................... 32
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................ 32


3.1.2 Đặc điểm nguồn lực phát triển KTXH ................................................. 34
3.1.3 Cơ chế phân cấp quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà
Tĩnh.............................................................................................................. 36
3.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn
2010 -2014 ................................................................................................... 38
3.2.1 Tình hình thực hiện các nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện so với
dự toán giai đoạn 2010-2014 ........................................................................ 38
3.2.2. Một số nguồn thu chiếm tỷ lệ lớn của NSNN Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
từ 2010-2014 ................................................................................................ 45
3.2.3. Tác động của thu ngân sách đối với phát triển kinh tế xã hội huyện Đức
Thọ, Hà Tĩnh ................................................................................................ 52
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN của Huyện Đức Thọ giai đoạn
2010-2014 .................................................................................................... 55
3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân ....................................................... 55
3.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.......................................................... 57
3.4. Đánh giá chung...................................................................................... 61
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ, HÀ TĨNH .................................................. 64
4.1 Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 của Chính phủ ........ 64
4.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 64
4.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 64
4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đến năm
2020 ............................................................................................................. 65
4.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 65
4.2.2. Mục tiêu cụ thể để năm 2020 .............................................................. 65
4.2.3. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 ........................................................... 66


4.3 Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà
Tĩnh.............................................................................................................. 67
4.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu ngân sách của Huyện ... 68
4.3.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trên địa
bàn đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu
chiếm tỷ trọng lớn như: ................................................................................ 69
4.3.3. Giải pháp về hoàn thiện và cải tiến công tác tổ chức cán bộ và bộ máy
quản lý thu thuế ............................................................................................ 73
4.3.4 Giải pháp về tăng cường công tác vận động, giáo dục, tuyên truyền về
thuế .............................................................................................................. 74
4.3.5. Cải cách thủ tục hành chính: ............................................................... 75
4.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện
chế độ khen thưởng ...................................................................................... 77
4.3.7. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển
kinh tế bền vững nhằm tăng nguồn thu từ nội tại bản thân nền kinh tế, giải
pháp thực hiện cụ thể cho từng ngành .......................................................... 80
4.3.8. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách ............................................. 81
PHẦN THỨ BA ........................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NSNN

Ngân sách nhà nước

2

NSĐP

Ngân sách địa phương

3

UBND

Uỷ ban nhân dân

4


HĐND

Hội đồng nhân dân

5

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

6

QD

Quốc doanh

7

NQD

Ngoài quốc doanh

8

KTXH

Kinh tế xã hội

i



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2010 của Huyện Đức Thọ, Hà
Tĩnh.......................................................................................................... 3333
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ giai đoạn 2010 – 2014 ....................................................................... 3939
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ giai năm 2010 ................................................................................... 4040
Bảng 3.4: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ năm 2011 .......................................................................................... 4141
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ giai năm 2012 ................................................................................... 4242
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ năm 2013 .......................................................................................... 4343
Bảng 3.7: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn Huyện Đức
Thọ năm 2014 .......................................................................................... 4444
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện thu thuế Ngoài quốc doanh so với dự toán giai
đoạn 2010 - 2014 ...................................................................................... 4646
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí so với dự toán được giao của
huyện Đức Thọ 2010 – 2014 .................................................................... 4848
Bảng 3.10: Công tác tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Đức Thọ giai
đoạn 2010 - 2014 ...................................................................................... 4949
Bảng 3.11: Thu tiền cấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 .......... 5050
Bảng 3.12: Thu khác trong ngân sách huyện Đức Thọ giai đoạn 2010 – 2014
................................................................................................................. 5252
Bảng 3.13: Đánh giá biến động nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đức
Thọ giai đoạn 2010 - 2014........................................................................ 5656
ii



PHẦN MỞĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước, một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc

gia, một công cụ hữu hiện mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận
động và tồn tại của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước
là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia và nước ta cũng không loại trừ. Việc
hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tài chính quốc gia là một khâu
trọng yếu trong việc thực hiện vai trò quản lý xã hội và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế của Nhà nước; trong đó, quản lý thu Ngân sách nhà nước là một bộ
phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Thu NSNN là một công
tác rất quan trọng, nó quyết định việc thực hiện các vai trò của NSNN nói
chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi NSNN nói riêng
Quá trình chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đòi hỏi
Nhà nước phải sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ, chính sách tài
chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thu, chi NSNN. Trong điều kiện cơ cấu
kinh tế và cơ chế quản lý thay đổi thì hệ quả tất yếu là chính sách tài chính nói
chung và công tác quản lý, điều hành hoạt động thu ngân sách nói riêng cũng
phải đổi mới. Do vậy, cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước của các cấp chính
quyền địa phương cũng cần được cải tiến trên một số mặt nhất định.
Huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh là một huyện có quy mô kinh tế nhỏ, lực
lượng sản xuất kém phát triển, giá trị sản xuất không cao từ đó làm cho khả
năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp trong khi nhu cầu chi cho
đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Thời gian qua, công tác quản lý thu
Ngân sách nhà nước trên điạ bàn, đặc biệt là nguồn thu trong cân đối đã được
chú trọng cải tiến. thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi, góp phần kích

thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nguồn thu Ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện hàng năm chưa đảm bảo tự cân đối chi, chủ yếu là từ nguồn cấp
1


quyền sử dụng đất (hàng năm chiếm trên 65%) Việc phát hiện và nuôi dưỡng
các nguồn thu, triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách để ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết. Các
giải mà huyện áp dụng đã thực sự thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế xã hội của địa phương nhằm đẩy mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước
chưa? Xuất phát từ đòi hỏi cần làm rõ những vấn đề trên, từ giác độ quản lý
để góp phần đẩy mạnh công tác tăng thu ngân sách nhà nước, đó cũng chính
là lí do mà tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
ởHuyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” để viết luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở lý luận về thu Ngân sách nhà nước và kết quả phân tích
đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn, đề xuất các giải pháp tăng thu
trong cân đối ngân sách ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN và thu ngân
sách nhà nước;
- Làm rõ thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu
trong thời kỳ 2010 - 2014;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ mới đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

2


+ Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng công tác thu ngân sách
nhà nước giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm đến 2020.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm Phần mở đầu, kết luận và 04 chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề về tăng thu
ngân sách nhà nước cấp huyện.
CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
CHƯƠNG 3: Thực trạng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Đức
Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2014
CHƯƠNG 4: Giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn Huyện Đức Thọ, Hà
Tĩnh

3


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ VỀ TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở nước ta trong
những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các
cơ quan trung ương và địa phương như:
“Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN”(2005), Đặng Văn
Thanh, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã phân tích một số vấn đề về quản
lý Ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2005 trở về trước, đánh giá những
mặt được và những mặt còn hạn chế trong quản lý; đề xuất một số định hướng

trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước hiệu quả trong thời gian tới.
“Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 và định hướng giai
đoạn 2006 – 2010” của tác giả Đặng Văn Thanh trên Tạp chí Cộng sản số 19
tháng 10/2005. Bài viết đã nêu rõ công cuộc đổi mới trong lĩnh vựctài chính sau
gần 20 năm đổi mới, những thành tự đạt được của hoạt động tài chính, cũng như
những hạn chế yếu kém cần khắc phục. Quán triệt quan điểm tài chính là mạch
máu của nền kinh tế, có vai trò thúc đẩy, mở đường cho phát triển kinh tế xã hội
bền vững, xác định nhiệm vụ và hhỉai pháp trong thời gian tới.
“Quản lý thu chi ngân sách ở các tỉnh duyên hải miền Trung”, của tác
giả Nguyễn Văn Tranh, Tạp chí Thuế số tháng 3/2005. Bài viết đã làm rõ hệ
thống cơ sở lý luận về thu chi ngân sách nhà nước. Đánh giá thực trạng công
tác quản lý thu chi ngân sách tại các tỉnh duyên hải miền trung. Tác giả đã
đưa ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp tích
cực nhằm tăng cường quản lý thu chi ngân sách cho các tỉnh duyên hải miền
trung. Tác giả đã kế thừa từ luận văn này một số cơ sở lý luận về thu ngân
sách nhà nước nói chung, một số phương pháp nghiên cứu, một số giải pháp
quản lý cho quá trình nghiên cứu của mình.
4


Tạp chí Tài chính số 2/2015 “Thành tựu tài chính ngân sách qua 30
năm đổi mới” của viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính theo đó
phân định rõ về nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền, thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước trong việc lập, phê chuẩn và quyết toán
NSNN; thực hiện thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý NSNN.
Tiếp đó, việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thuế, hải quan, kho bạc đã
được chú trọng, làm đòn bẩy kích thích và hướng dẫn sản xuất, kinh doanh;
bảo đảm nguồn thu ngân sách và điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội; xây dựng bộ máy và phương thức thu ngân sách có hiệu lực, hiệu quả;
đánh giá đúng và khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài nguyên quốc gia,

nâng dần tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách. Đặc biệt, cải cách
hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách đã thể hiện tính tiên phong đi đầu
trong quá trình đổi mới. Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ quan
trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế
đã được quy định khá đầy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch, bao quát hết các
nguồn thu chủ yếu của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảm
bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển KTXH
“Giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2013: nhìn từ bài học năm
2012” TS.Vũ Sỹ Cường - Học Viện tài chính. Tạp chí tài chính ngày
06/3/2013 Bài viết nhìn lại một số nét khái quát về tình hình thu ngân sách
năm 2012, đề xuất những bài học và giải pháp cho thực hiện dự toán thu ngân
sách nhà nước năm 2013. Bài viết đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về tăng
thu ngân sách năm 2013 của cả nước. Trên cớ sở đó, tác giả nghiên cứu giải
pháp cụ thể của địa bàn Huyện áp dụng trong thời gian nghiên cứu thực tế
Hội thảo khoa học bàn về vấn đề Ngân sách nhà nước như: “Nâng cao
hiệu quả và tăng trưởng bền vững” (Hà nội ngày 30 - 31/10/2013 tại Hà Nội,
Viện Chiến lược phát triển (Viện CLPT) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt
5


Nam phối hợp với Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) tổ chức Hội nghị khu vực
Châu Á trong khuôn khổ chương trình chia sẻ tri thức năm 2013). Các ý kiến
trong hội nghị chỉ ra hiệu qủa công tác đầu tư công tại Việt nam trong thời
gian qua; Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản lý đầu tư công
được đánh giá là gần gũi và phù hợp với nhiều nước đang phát triển ở châu Á,
trong đó có Việt Nam. Các tài liệu sử dụng trong hội thảo với phạm vi nghiên
cứu rộng bao gồm thu, chi NSNN; quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, an
ninh quốc phòng, xã hội.
Ngoài ra, còn có các luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề
này như:

Đề tài “Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa
phương theo đặc điểm của mỗi cấp chính quyền ở Việt Nam”(2002), Luận án
tiến sĩ kinh tế của Hoàng Công Uẩn, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh. Công trình này đã nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý NSNN từ trung
ương trở xuống. Tuy nhiên chưa nghiên cứu cụ thể cơ chế phân cấp quản lý
NSNN giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện, đặc biệt tại một địa
bàn cụ thể. Ở công trình này tác giả đã kế thừa về mặt cơ sở lý luận của cơ
chế phân cấp quản lý NSNN áp dụng vào cơ chế phân cấp quản lý NSNN cấp
tỉnh và cấp huyện cho luận văn của mình.
Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức
Phổ” (2011) luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm, trường
Đại học Đà Nẵng.
Đề tài “Hòan thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền
địa phương” (2002), luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Phạm Đức Hồng. Ở đề
tài này tác giả cũng đã nghiên cứu lý luận về phân cấp ngân sách, trong đó có
phân cấp ngân sách địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện ngân
sách địa phương. Nhìn từ đề tài này tác giả kế thừa được những nét tinh tú của
6


ngân sách địa phương, đưa vào cụ thể địa phương mình trực tiếp nghiên cứu
về mặt lý luận và mặt giải pháp.
Đề tài “Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước huyện Đại từ,
tỉnh Thái Nguyên” (2012) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Minh
Thành trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh năm 2012.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản
lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên” năm 2007, luận văn thạc sỹ kinh
tế của tác giả Hà Việt Hoàng. đề tài này gần sát với đề tài mà tác giả đang
nghiên cứu. Tuy nhiên phạm vi rộng hơn, nói về công tác quản lý ngân sách
cấp huyện nói chung, ở cả hai mảng thu chi ngân sách nhà nước. Qua đề tài

này tác giả kế thừa được những cơ sở lí luận về quản lý thu ngân sách nhà
nước, đồng thời căn cứ vào thực trạng nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp
cho luận văn của mình
Đề tài “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” (2006), luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn
Hoài Phương. Luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:Khái
quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý thu, chi ngân
sách; Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên
địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001;Nguyên nhân
khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác thu, chi ngân sách để làm
cơ sởđề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính thực thinhằm
hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của Thành phố Nha Trang trong thời gian
tới. Công trình này mặc dù cũng nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể tuy nhiên
thời gian nghiên cứu đã lâu, tác giả đã nghiên cứu đồng thời cả mảng thu và
chi ngân sách. Qua đây tác giả kế thừa được một số nội dung trong công tác
thu ngân sách và một số giải pháp trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể cho
luận văn của mình.
7


Đề tài "Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình".(2009), luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Tuấn,
Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà
nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho đề
tài.Đánh giá thực trạng từng khoản thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn,
xác định nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn thu tiềm năng
là thu CTN – NQD. Trên cơ sở xu hướng biến động qua từng năm để đánh giá
những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân để có cõ
sở cho việc ðýa ra các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn
huyện trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận chung về NS và thu NSNN, thực

trạng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách, luận văn đã đề xuất 8
nhóm giải pháp cơ bản; trong mỗi nhóm ðýa ra những giải pháp cụ thể để
tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách. Ðây là những giải pháp có tính khả
thi, phù hợp
Nhìn chung các luận án, đề tài này đã tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu
về từng vấn đề như: quản lý chi NSNN, quản lý thu chi trên nhiều địa bàn
(các tỉnh duyên hải miền trung) (dự toán, kiểm soát chi, quản lý định mức chi
tiêu). Các luận án, đề tài đã đưa ra những kết luận, kiến nghị chủ yếu tập
trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thể của giai
đoạn trước năm 2010. Điều có thể nhận thấy rõ nhất là hầu như các công trình
nghiên cứu, các luận án, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý thu, chi
NSNN cho các tỉnh nói chung. Phần lớn các tác giả đều xuất phát từ mục tiêu
tăng cường, nâng cao hiệu quản lý chi tiêu của NSNN cho các hoạt động sự
nghiệp, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu chưa thật sự thoát ra khỏi tư duy
bao cấp, chỉ mới nghiên cứu để tháo gỡ những vấn đề bất cập trong thực tế
mà thôi; Chưa có một luận án, đề tài nào đề cập đến nghiên cứu về quản lý và
hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn một huyện cụ thể.
8


Riêng đối với quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Đức Thọ đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ có một số bài báo của tỉnh,
nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể nội dung nói trên.
Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra,
vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của huyện để
quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả hơn, đồng thời có những giải pháp cụ
thể, thiết thực, hữu ích để tăng thu NSNN trên địa bàn huyện
1.2 Một số vấn đề về tăng thu ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.1Thu ngân sách nhà nước cấp Huyện
1.2.1.1 Khái niệm

Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các
khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành
nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước
dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những
khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế
giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các
nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những
khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi
trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát
sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị huy động các nguồn
lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất
Nhà nước (Quỹ NS)
9


Thu ngân sách huyện: Là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện.
Thu ngân sách đóng vai trò quan trọng quyết định đến chi ngân sách. Để đảm
bảo nguồn thu cho ngân sách cần phải có chính sách thu hợp lý, hiệu quả.
Chính sách thu ngân sách là tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy
động nguồn thu vào cho NSNN.
Ngân sách huyện là một bộ phận hữu cơ của Ngân sách Nhà nước,
cũng ra đời, tồn tại và phát trển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống
NSNN. Từ đó Ngân sách huyện đã trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ
mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái mới. Nền tài chính quốc gia trở nên
mạnh hơn đảm bảo chức năng,nhiệm vụ được ủy quyền từ ngân sách Trung

ương
1.2.1.2. Phân loại thu NSNNcấp huyện
Nguồn thu ngân sách cấp huyện bao gồm những khoản thu của ngân
sách địa phương được HĐND tỉnh quy định trên cơ sở Luật NSNN.
Một là, các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, bao gồm:
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thu mặt nước từ hoạt
động dầu, khí;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước,
không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Tiền đền bù thiệt hại đất;
- Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của
ngân sách địa phương tại cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu
nhập khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân
sách theo quy định của pháp luật, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh
theo quy định;
10


- Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp
luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng,
dầu và lệ phí trước bạ;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của
các đơn vị do địa phương quản lý;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng;
- Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Thu từ bổ sung ngân sách cấp trên;
- Thu chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang năm sau;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, các nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
Hai là, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương:
- Thuế nhàđất;
- Thuế môn bài;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
11


- Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập
khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp
của các đơn vị hạch toán ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động
xổ số kiến thiết;
- Thuế thu nhập cá nhân;
Các khoản thu có thể điều chỉnh tỷ lệ điều tiết được hưởng tùy vào tình
hình thực tế của địa phương và do HĐND cấp tỉnh quyết định.
1.2.1.3. Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước cấp Huyện
Thứ nhất, thu NSNN cấp huyện là một hình thức phân phối nguồn tài

chính của một huyện giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên
quyền lực của nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích
kinh tế. Sự phân phối này xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ
máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng của huyện.Thu
NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của huyện. Mọi khoản thu đều được thể chế hóa bởi các chính
sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước;
Thứ hai, thu NSNN cấp huyện gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận
động của các phạm trù giá trị khác nhau như các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc
nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v... Phần lớn các khoản thu được xây
dựng trên nền tảng nghĩa vụ (thuế), một số khoản có tính chất trao đổi (phí, lệ
phí), thỏa thuận (vay), tự nguyện...
Thứ ba, thu NSNN cấp huyệnđược thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả
không trực tiếp là chủ yếu.Thu NSNN chỉ bao gồm các khoản tiền Nhà nước
huy động vào NSNN mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực
tiếp cho các đối tượng nộp. Các chủ thể nộp NSNN được chuyển trả một cách
gián tiếp và công cộng
12


1.2.1.4. Vai trò của thu ngân sách nhà nướccấp huyện
Như đã nêu trong định nghĩa Ngân sách Huyện có vai trò của ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện. Đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước; an
ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm
khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Thứ nhất, thu ngân sách Huyện đảm bảo thực hiện vai trò Nhà nước,
bảo vệ an ninh trật tự cấp Huyện
Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống
cáccơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà
nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động

được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- Đó chính là Ngân sách
Huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng Ngân sách
Huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực
hiện chức năng Nhà nước ở điạ phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình
kinh tế xã hội trên từng Huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau.
Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả
nước. Đểduy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách
khổng lồ. Nhưngtrong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số
đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân
sách Huyện, với tư cách là Ngânsách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý
chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà
nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự,
quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của
Nhà nước,nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện
phát triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách
Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý
13


Thứ hai,thu ngân sách Huyện làcông cụ thúc đẩy, phát triển ổn định
kinh tế
Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung
ương, cấp Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết ,
định hướng.
Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Sẽ không có một cơ
câú kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Các Huyện phải căn
cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hớng, hình thành cơ cấu kinh
tế, kích thích phát triển.
Đồng thời các Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ

sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Thuế là một phơng tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô kinh tế, Huyện có thể sử
dụng công cụ này để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cấp Huyện phải xây
dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng, đó là các doanh nghiệp Nhà nước
do cấp Huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này phải đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế Huyện
Thứ ba, ngân sách Huyện phuơng tiện bù đắp khiếm khuyết thị trờng,
đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường.
Đây là vai trò không thể thiếu đối với Ngân sách mỗi quốc gia. Nó có
tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trờng
là chạytheo lợi nhuận bất chấp hậu quả. Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến:
Thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến ngời già, trẻ
em, người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm... những điều đó
tạo ra cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp huyện theo dõi
các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của ngời lao động, Huyện
phải thường xuyên quan tâm đến đời sông văn hoá, tinh thần của quần chúng,
14


cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ
công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao
để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ
1.2.2Tăng thu ngân sách nhà nước cấp Huyện
1.2.2.1.Nội dung chính sáchtăng thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, chính sách thu ngân sách là một bộ phận trong quản lý kinh tế
nói chung và tài chính nói riêng. Việc tăng hay giảm ở một lĩnh vực nào đó
được thực hiện theo chiến lược phát triển kinh tế, tài chính vĩ mô. Một khi
chính sách thu ngân sách thay đổi thì lập tức cơ cấu kinh tế dù ít hay nhiều
cũng có sự chuyển dịch do đối tượng thu của ngân sách rất đa dạng và đặt biệt

nhạy cảm với các chính sách thu (thuế, phí, lệ phí…).
Thứ hai, các chính sách tăng thu của ngân sách có tác động đến các
chính sách quản lý kinh tế, tài chính khác. Dường như vị trí này trùng lặp với
vị trí trên nhưng nó hoàn toàn khác. Các chính sách kinh tế, tài chính khác ở
đây thuộc các lĩnh vực ngoài ngân sách (kinh tế, tài chính của các tổ chức,
doanh nghiệp nên NSNN có thể can thiệp sâu vào doanh nghiệp).
Thứ ba, các chính sách thu phải góp phần vào khuyến khích và phát triển
sản xuất kinh doanh, mở rộng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy cạnh tranh lành
mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Việc đánh thuế có
những tác động rất nhạy cảm đến các đối tượng trong nền kinh tế. Việc thu
thuế là có giới hạn, nghĩa là thu từ thuế chỉ đạt được hết hiệu quả tối đa tại
một điểm thuế suất nào đó. Khi Chính phủ cứ tăng thuế để tăng nguồn thu thì
sẽ có những tác động tiêu cực, làm trì trệ tình hình sản xuất; bên cạnh đó còn
xuất hiện hiện tượng trốn thuế, phát sinh tiêu cực,..
Thứ tư, chính sách phải đảm bảo tập trung quản lý vốn hợp lý nguồn thu
cho ngân sách, đồng thời bảo đảm mức sống hợp lý cho các đối tượng dân cư
dưới tác động của chính sách thu.
15


Theo quy định của Nhà nước, tất cả các khoản thu đều được tập trung vào
Kho bạc Nhà nước cùng với sự phối hợp của cơ quan tài chính, thuế và hải quan.
Thứ năm, chính sách thu phải đảm bảo công bằng xã hội, công bằng cho
các tầng lớp dân cư. Ở đây bao gồm cả công bằng theo chiều dọc và công
bằng theo chiều ngang.
Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối tượng nào có khả năng nộp thuế
nhiều hơn sẽ phải nộp nhiều hơn. Còn công bằng theo chiều ngang nghĩa là
các đối tượng có khả năng nộp thuế như nhau sẽ phải nộp thuế như nhau.
Cuối cùng, chính sách thu phải đảm bảo tính quần chúng. Do trình độ
của các đối tượng nộp thuế là khác nhau, nhưng việc đưa các chính sách thuế

vào áp dụng phải có được tính quần chúng, có nghĩa là các chính sách thu
phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng thực hiện.
1.2.2.2 Các biện pháp để tăng thu ngân sách nhà nước cấp Huyện
Tổ chức điều hành thực hiện dự toán thu, xử lý nợ và đôn đốc thu nợ,
chống thất thu thuế, thực hiện hướng dẫn đôn đốc nộp thuế điện tử, tăng
cường giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ thuế và thực hiện luân
phiên, luân chuyển cán bộ theo quy định.
Tiếp tục quán triệt đến các lãnh đạo chủ chốt từ lãnh đạo Chi cục Thuế
đến các đội trưởng, phó đội trưởng các đội thuế, toàn thể đội ngũ cán bộ công
chức trong cơ quan, các đoàn thể về nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa
trong việc thực hiện dự toán thu, phấn đấu thực hiện dự toán thu 6 tháng cuối
năm đạt kết quả cao nhất.
Lãnh đạo Chi cục thuế tiếp tục nắm tình hình tiến độ thu và chỉ đạo công
tác thu hàng ngày quyết liệt; đề ra các biện pháp đôn đốc thu cụ thể đến từng
đối tượng nộp thuế.
Tiếp tục rà soát các đơn vị còn nợ thuế để đôn đốc thu nộp nợ đặc biệt
tập trung quyết liệt đôn đốc nhóm nợ có khả năng thu, đồng thời đôn đốc thu
16


×