Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Chương trình quản lý điểm sinh viên trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 63 trang )

Trƣờng đại học sƣ phạm hà nội 2
Khoa công nghệ thông tin

**************

dƣơng thị minh huệ

chƣơng trình quản lý điểm sinh viên
trƣờng đại học
sƣ phạm hà nội 2
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Cử nhân Tin học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Ts. Trịnh đình thắng

Hà nội - 2010

1


Lời cảm ơn
Bản khóa luận tốt nghiệp này là bước đầu tiên để em làm quen với công
việc nghiên cứu khoa học. Trước sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi mới
làm quen với công tác nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên
của các thầy, cô giáo và của các bạn sinh viên trong khoa Công nghệ thông tin
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy giáo TS. Trịnh Đình Thắng đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để em
hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ thông
tin đã tạo điều kiện cho em có cơ hội để tập dượt với việc nghiên cứu khoa


học.
Đây là lần đầu tiên em được làm quen với công việc nghiên cứu, nội
dung của cuốn khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp quí báu của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Dƣơng Thị Minh Huệ

2


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài “Chương trình quản lý điểm sinh viên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên
cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả.
Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề
tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng với kết
quả của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Dƣơng Thị Minh Huệ

3



Mục lục
Trang
Lời mở đầu ................................................................................................ 1
Chương 1: Đặt vấn đề ............................................................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài ......................................................................... 3
1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài ..................................................... 4
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................... 6
1.4. Hướng thực thi của đề tài ........................................................... 6
1.5. Cấu trúc của luận văn .................................................................. 6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết chung ............................................................. 8
2.1. Tổng quan về Visual Basic......................................................... 9
2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ............................................................ 17
2.3. Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) ........................................ 18
2.4. Hệ cơ sở dữ liệu Microsoft Access ............................................ 19
Chương 3: Phân tích hệ thống .................................................................. 21
3.1. Khảo sát hệ thống ....................................................................... 22
3.2. Phân tích hệ thống ...................................................................... 25
3.3. Mô hình thực thể liên kết ........................................................... 34
Chương 4: THIếT Kế Hệ THốNG ............................................................ 36
4.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu ................................................................. 37
4.2. Thiết kế giao diện ....................................................................... 40
Kết luận và hướng phát triển của đề tài .................................................... 54
Một số tài liệu tham khảo .......................................................................... 56
Hướng dẫn sử dụng ................................................................................... 57

4


Lời mở đầu
Trong những thập kỉ gần đây, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) phát

triển một cách nhanh chóng. ở Việt Nam ngành CNTT tuy còn non trẻ nhưng
tốc độ phát triển khá nhanh và đang dần được ứng dụng nhiều trong các lĩnh
vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tin học hoá trong công tác quản lí nhằm giảm bớt sức lao động của
con người, tiết kiệm được thời gian, gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so với việc
làm thủ công quản lí trên giấy tờ như trước. Tin học hoá giúp thu hẹp thời
gian lưu trữ, tránh được thất lạc dữ liệu, tự động hóa và cụ thể hoá các thông
tin theo nhu cầu của con người.
Để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết đó, sau một thời gian tìm hiểu và
học tập, em đưa ra quyết định thực hiện đề tài: "Chương trình quản lý điểm
sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2" nhằm giúp những người công
tác trong nhà trường và những người yêu thích tin học hiểu được tầm quan
trọng của tin học trong công tác quản lí.
Sau một thời gian tìm hiểu, học tập, nghiên cứu và được giúp đỡ tận
tỡnh của TS. Trịnh Đình Thắng, em đó hoàn thành được chương trỡnh này.
Dự bản thõn đó hết sức cố gắng nhưng việc xây dựng chương trỡnh khụng thể
trỏnh sai sút. Vỡ vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý thầy
cụ và các bạn sinh viên quan tâm để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Dƣơng Thị Minh Huệ

5


CHƢƠNG 1

Đặt vấn đề


Nội dung
 Lý do chọn đề tài
 Nhiệm vụ, yêu cầu của đề
tài
 ý nghĩa khoa học và thực
tiễn
 Hướng thực thi của bài toán
 Cấu trúc của luận văn

1.1. Lý do chọn đề tài

6


Từ lâu bài toán quản lý đã được đặt ra với những yêu cầu vô cùng khắt
khe về độ chính xác và an toàn cho cơ sở dữ liệu của chương trình. Chương
trình không những có thể quản lý tốt mà nó còn phải xây dựng một hệ thống
cơ sở dữ liệu vững trắc, có khả năng bảo mật cũng như dự phòng cao.
Ngành giáo dục và đào tạo là một trong những ngành đã và đang từng
bước áp dụng những tiến bộ khoa học của Công nghệ thông tin vào công tác
quản lý, giảng dạy với sự trợ giúp của Tin học đã góp phần không nhỏ vào sự
phát triển của nền giáo dục. Đặc biệt trong công tác quản lý, Tin học làm
giảm nhẹ sức lực của người quản lý, tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn so với
cách quản lí theo lối truyền thống cũ, nặng về giấy tờ. ứng dụng Tin học vào
công tác quản lí để thu hẹp được không gian lưu trữ, tránh được thất lạc dữ
liệu, có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Việc xây dựng một hệ thống quản lý cho các trường Đại học với số
lượng sinh viên lớn và cơ cấu quản lý lớn là hết sức khó khăn.
Qua khảo sát thực tế tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, em nhận thấy
hệ thống quản lý của nhà trường chưa được quan tâm nhiều, nhà trường có

chương trình quản lý nhưng chương trình chưa tự động được một số khâu
trong vấn đề quản lý của mình. Đặc biệt chương trình chưa xây dựng được
khả năng cung cấp thông tin cho sinh viên qua hệ thống Internet.
Chính vì vậy em đưa ra quyết định thực hiện đề tài: "Chương trình quản
lý điểm sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2" làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp. Chương trình này được viết dưới dạng một phần mềm Tin học không
chỉ ứng dụng cho một trường cụ thể mà có thể ứng dụng cho các trường Đại
học khác với mục đích quản lí tốt hơn.

7


Bước sang thế kỷ XXI khi con người đã được tiếp cận nhiều hơn với
những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì lao động chân tay đã dần dần được thay
thế bằng lao động máy móc. Điều đó đã gây ra những trở ngại rất lớn cho việc
quản lý: phải cần nhiều người, việc tính toán hay gặp sai sót và quan trọng
hơn cả là phương tiện lưu trữ dữ liệu thì cồng kềnh lại không được bảo vệ cao
vì theo thời gian các giấy tờ, sổ sách sẽ bị hư hỏng. Do đó việc tổ chức
chương trình sao cho có hiệu quả và hợp lý không phải là đơn giản. Muốn
chương trình hoạt động tốt đòi hỏi từng phần nhỏ trong chương trình phải
được thiết kế hợp lý.
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới nhưng phát triển vô
cùng nhanh chóng và những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Một
trong những lợi ích lớn mà ngành công nghệ đem lại đó là việc quản trị cơ sở
dữ liệu. Trước đây việc quản trị cơ sở dữ liệu được làm thủ công nên công
việc rất phức tạp. Việc giảm tải giấy tờ lưu trữ trong các cơ quan, việc cập
nhật cũng như truy cập thông tin về một đối tượng mà người truy cập cần
quan tâm là vô cùng cần thiết. Ngày nay với sự phát triển của nghành CNTT
thì những công việc đó lại thật đơn giản.
Vì lí do trên em đã quyết định thực hiện đề tài "Chương trình quản lý

điểm sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2" nhằm đóng góp ý tưởng nhỏ bé của
mình để giúp cho công việc quản lý điểm thi của sinh viên trong trường thêm
đơn giản và thuận tiện hơn.
1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài
Để có một chương trình quản lý đáp ứng được tốt yêu cầu của người sử
dụng thì đòi hỏi người lập trình phải có một trình độ tốt, một chương trình
quản lý có thể được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau như: Java, Visual C,
Visual Basic, thậm chí cả Pascal, C,… song vẫn phải theo một qui tắc lập
trình nhất định. Nhiệm vụ đặt ra của bài toán là xây dựng được một chương

8


trình quản lý đáp ứng được mọi vấn đề liên quan đến việc quản lý sinh viên,
chương trình phải có giao diện đẹp, đảm bảo cho người không chuyên về Tin
học có thể sử dụng được chương trình này. Điều quan trọng nhất là phải đảm
bảo được tính chân thực của thông tin, dữ liệu nhập vào và các công việc thực
hiện tính toán phải chính xác, chương trình có thể cài đặt và có tính bảo mật
cao. Do đó nhiệm vụ của chương trình quản lý điểm sinh viên trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội 2 là:
 Quản lý thông tin hồ sơ của sinh viên theo khoa trong nhà trường
bao gồm: họ tên, tuổi, giới tính…
 Quản lý được điểm của sinh viên như là: điểm thi lần 1, điểm thi
lần 2, điểm rèn luyện, điểm học bổng…
 Quản lý được thông tin về các khoa trong trường.
 Quản lý được thông tin về các môn học của từng khoa.
 Quản lý được thông tin về các khoá học…
 Ngoài ra còn giúp cho người sử dụng có thể xem kết quả các báo
cáo tổng hợp (như bảng tổng kết kết quả học tập của từng học kì,
danh sách sinh viên được học bổng…).

Chương trình quản lý điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đối với phần quản lý phải đảm bảo luôn kiểm soát được các thông tin
và cập nhật những thông tin mới của từng sinh viên.
+ Đối với phần thông tin ra phải tổ chức thông tin hợp lý, đảm bảo
cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và đáp ứng các yêu cầu khi người
quản lý muốn thay đổi thông tin. Người quản lý cũng như người dùng phải
xem được thông tin một cách dễ dàng. Chương trình phải đảm bảo độ tối mật

9


cao nghĩa là chỉ có người trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý mới có thể thực hiện
việc sửa chữa hay bổ sung trong chương trình.

1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học
Chương trình được xây dựng đã áp dụng các thành tựu của Công nghệ
thông tin vào trong công việc, rút ngắn thời gian xử lý công việc, cho kết quả
chính xác trong các kết quả đã thu được.
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Chương trình được xây dựng sẽ đáp ứng được hầu hết những yêu cầu
cơ bản trong quá trình quản lý. Các công việc liên quan đến điểm của sinh
viên sẽ cho kết quả nhanh chóng, không sai sót, nhầm lẫn.
1.4. Hƣớng thực thi của đề tài
- Vấn đề phân tích bài toán: Trong đề tài này em phân tích theo phương
pháp có cấu trúc, vì các lẽ như sau:
+ Phương pháp có cấu trúc, trải qua thời gian đã chứng tỏ được tính
kinh điển của nó.
+ Phương pháp có cấu trúc không cầu kỳ như một số phương pháp
khác, dễ áp dụng, nhưng lại rất hữu hiệu.

- Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay
có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle, Access, Foxpro, SQL
Server... Song để phù hợp với cách quản lý sinh viên khoa hiện nay và để cho
hệ thống phát triển sau này. Em đã lựa chọn bộ công cụ Visual Basic 6.0 và
hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access 2003 để làm ngôn ngữ thiết kế giao diện
và thiết kế cơ sở dữ liệu.
1.5. Cấu trúc của luận văn

10


Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển của đề tài, tài liệu tham
khảo luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Cơ sở lý thuyết chung
Chương 3: Phân tích hệ thống chương trình
Chương 4: Thiết kế và xây dựng chương trình

11


CHƢƠNG 2

Cơ sở lý thuyết chung

Nội dung
 Tổng quan về Visual Basic 6.0
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
 Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
(SQL)

 Hệ cơ sở dữ liệu Microsoft
Access

12


2.1. Tổng quan về Visual Basic 6.0
2.1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic
Visual Basic, con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để tạo những ứng
dụng cho Microsoft Windows. Bất kể bạn là một nhà chuyên nghiệp hay là
người mới lập trình Windows. Visual Basic cung cấp cho bạn một tập hợp các
công cụ hoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển các ứng dụng. Vậy Visual
Basic là gì?
- Thành phần "Visual" nói đến phương thức dùng để tạo giao diện đồ hoạ
người sử dụng (GUI). Thay vì phải viết những dòng mã để mô tả sự xuất hiện
và vị trí những thành phần giao diện ta chỉ cần thêm vào những đối tượng đã
định nghĩa trước ở vị trí nào đó trên màn hình.
- Thành phần "Basic" nói đến ngôn ngữ "BASIC" (Beginners All
Purpose Symbolic Instruction Code) một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà
lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính. Visual Basic
được phát triển trên ngôn ngữ BASIC. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic không
chỉ là Visual Basic mà hệ thống lập trình Visual Basic. Những ứng dụng bao
gồm Microsoft Exel, Microsoft Access và nhiều ứng dụng Windows khác đều
cùng sử dụng một ngôn ngữ.
Mặc dù mục đích của chúng ta là tạo ra những ứng dụng nhỏ cho bản
thân, hay cho một nhóm, một hệ thống các công ty lớn hoặc thậm chí phân
phối ra toàn cầu qua Internet. Visual Basic là công cụ mà bạn cần.
 Những chức năng truy xuất dữ liệu cho ta tạo ra cơ sở dữ liệu,
những ứng dụng front - end, những thành phần phạm vi Server -


13


side cho hầu hết các dạng thức cơ sở dữ liệu phổ biến bao gồm
SQL server và những cơ sở dữ liệu mức Enterprise khác.
 Những kỹ thuật ActiveX cho phép ta dùng các chức năng được
cung cấp từ các ứng dụng khác như chương trình xử lý văn bản,
bảng tính và những ứng dụng Windows khác.
 Khả năng Internet làm cho nó dễ dàng cung cấp cho việc thêm
vào những ứng dụng tài liệu qua Internet hoặc Internet từ bên
trong ứng dụng của bạn hoặc tạo những ứng dụng Internet server.
 ứng dụng của bạn kết thúc là một file.exe thực sự. Nó dùng một
máy ảo Visual Basic để bạn tự do phân phối ứng dụng.
 Visual Basic luôn luôn cho phép sử dụng đồ họa để làm cho
chương trình sống động và Microsoft có khả năng đồ họa mở
rộng cho nhiều điều khiển. Đó là các điều khiển ImageList,
ListView, TabStrip có phần mở rộng cho phép sử dụng hình ảnh
và biểu tượng để trang trí và minh họa, hay tạo một ảnh nền cho
vùng làm việc.
2.1.2. Môi trường lập trình trong VB6
IDE - tên viết tắt của môi trường phát triển tích hợp (Intergrated
Development Environment) là nơi ta tạo ra các chương trình VB.
Mỗi phần của IDE có các tính năng ảnh hưởng đến các hoạt động lập
trình khác nhau. Thanh menu cho phép bạn tác động cũng như quản lý trực
tiếp trên toàn bộ ứng dụng. Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng
của thanh menu qua các nút trên thanh công cụ. Các biểu mẫu - khối xây
dựng chính của các chương trình VB - xuất hiện trong cửa sổ Form. Hộp công
cụ để thêm các điều khiển vào các biểu mẫu của đề án. Project Explorer hiển
thị các đề án mà bạn đang làm cũng như các phần khác của đề án. Bạn duyệt


14


và cài đặt các thuộc tính của điều khiển, biểu mẫu và module trong cửa sổ
Properties. Cuối cùng, bạn bố trí và xem xét một hoặc nhiều biểu mẫu trên
màn hình thông qua cửa sổ Form Layout.
Ta có thể xem IDE của VB bằng hai cách: MDI hoặc SDI. Hiển thị kiểu
MDI cho phép trình bày tất cả các cửa sổ thành phần trong IDE như là các
cửa sổ con chứa trong một cửa sổ lớn. Trái lại đối với hiển thị kiểu SDI, các
cửa sổ thành phần hiển thị một cách độc lập với nhau. Không có một cửa sổ
chính để chứa và thống nhất các thành phần.
2.1.3. Cấu trúc của một ứng dụng
Một ứng dụng thực ra là một tập các chỉ dẫn trực tiếp đến máy tính để thi
hành một hoặc nhiều tác vụ. Cấu trúc của một ứng dụng là phương pháp trong
đó các chỉ dẫn được tổ chức, đó là nơi mà chỉ dẫn được lưu trữ và thi hành
theo một trình tự nhất định. Một ứng dụng Visual Basic trên cơ sở là một đối
tượng, cấu trúc mã đóng để tượng trưng cho các mô hình vật lý. Bằng việc
định nghĩa những đối tượng chứa mã và dữ liệu. Form tượng trưng cho thuộc
tính, quy định cách xuất hiện và cách xử lý. Mỗi Form trong một ứng dụng có
một quan hệ Module form (.frm) dùng để chứa mã của nó.
Mỗi module chứa những thủ tục, sự kiện, đoạn mã. Form có thể chứa
nhiều điều khiển. Tương ứng với mỗi sự kiện trên form có một tập hợp các
thủ tục, sự kiện trong module đó. Một thủ tục để đáp ứng những sự kiện trong
những ứng dụng khác nhau phải đặt trong cùng module chuẩn (với đuôi có tên
.BAS). Một lớp module (.cls) được dùng để tạo những đối tượng mà có thể
được gọi từ những thủ tục bên trong ứng dụng. Coi module chuẩn như một
điều khiển vì nó chỉ chứa mã.

15



2.1.4. Tóm tắt ngôn ngữ
2.1.4.1 Biến: Dùng để lưu tạm thời những giá trị tính toán trong quá trình xử
lý chương trình.
+) Cách khai báo: Dim < tên biến> As <kiểu biến>
Có thể không cần khai báo kiểu biến khi đó biến sẽ có kiểu Variant.
+) Quy tắc đặt tên biến:
 Tên biến có chiều dài không quá 255 kí tự.
 Phải bắt đầu bằng một chữ cái.
 Không đặt các khoảng trống và các kí hiệu (+, - ...) trong tên biến.
 Không được trùng với từ khoá của ngôn ngữ.
 Tránh đặt tên trùng nhau.
 Nên khai báo trước khi dùng.
+) Phạm vi đặt tên biến: Tuỳ thuộc vào chỗ bạn khai báo và chỗ bạn đặt
dòng lệnh khai báo biến.
 Nếu bạn khai báo trong thành phần General, biến có thể được sử dụng
ở bất kỳ đoạn lệnh nào trong form và chỉ mất đi khi nào form được
giải phóng khỏi bộ nhớ.
 Nếu bạn khai báo giữa phần Sub và End sub của mã lệnh thì biến chỉ
được tồn tại và dùng được trong phạm vi hai dòng đó mà thôi. Biến
như vậy gọi là biến riêng hay biến cục bộ. Khi kết thúc công việc xử
lý này biến cũng sẽ mất và giá trị của nó cũng không còn nữa.
 Nếu bạn dùng từ khoá Public thay cho Dim để khai báo biến, biến sẽ
tồn tại trong suốt thời gian thực hiện trương trình và có thể dược sử
dụng ở bất kỳ đoạn lệnh nào trong chương trình. Biến như vậy gọi là
biến chung hay biến toàn cục.

16



 Bạn có thể dùng từ khoá Private để khai báo các biến riêng như Dim.
Bạn có thể dùng từ khoá Static thay cho Dim nếu bạn muốn sử dụng
lại đoạn lệnh mà biến vẫn còn giữ lại giá trị của lần thực hiện trước.
2.1.4.2. Các kiểu dữ liệu trong Visual Basic
Khi bạn khai báo một biến trong chương trình tức là bạn đã định nghĩa ra
một khoảng bộ nhớ để lưu giá trị. Khoảng bộ nhớ đó lớn hay nhỏ tuỳ thuộc
vào biến đó có kiểu gì. Vậy bạn phải xác định kiểu biến cho phù hợp với các
giá trị mà bạn định đặt vào, Visual Basic cho phép bạn khai báo biến với các
kiểu dữ liệu chuẩn sau:

Tên kiểu
Byte

Kích thước
1 byte

Khoảng giá trị
0 tới 255 (Tức chỉ có thể gán cho
biến các giá trị nhỏ nhất là 0 và lớn
nhất là 255)

Integer

2 byte

-32768 tới 32767

Long

4 byte


-2.147.483.648 tới 2.147.483.647

Single

4 byte

-3,402823E38 tới -1,401298E-45

Double

8 byte

1,401298E-45 tới 3,402823E38

Currency

8 byte

-1,79769313486231E308 tới -

Boolean

2 byte

4,9406564541247E-324

Date

8 byte


-922337203685477,5808 tới

String

1byte cho

922337203685477,5807

mỗi kí tự
Variant

16 byte +

True or False

1byte cho

1 tháng riêng năm 100 tới 31 tháng

17


mỗi kí tự

12 năm 9999; thời gian từ 0:00:00
tới 23:59:59
Có thể lên tới khoảng 2tỷ kí tự

Trên đây là những kiểu dữ liệu chuẩn mà Visual Basic đã định nghĩa sẵn.

Tuy nhiên trong khi lập trình nó cũng có thể cho phép bạn định nghĩa thêm
những kiểu dữ liệu mới. Ví dụ: Trong một chương trình, bạn cần lưu những
thông tin về các nhân viên trong một cơ quan nào đó để xử lý. Mỗi nhân viên
cần lưu các thông tin: Họ tên, Tuổi, Nghề nghiệp, Địa chỉ. Bạn có thể khai
báo như sau:
Type Nhanvien
Hoten As String * 25
Tuoi As Integer
Nghenghiep As String * 20
Diachi As String * 40
End Type
Kiểu dữ liệu như kiểu Nhanvien trên gọi là kiểu bản ghi (record).
Cú pháp:
Public|Private Type Tên kiểu
<Khai báo các trường>
End Type
Cách truy xuất các trường trong một biến kiểu bản ghi giống như truy
xuất các property trong một đối tượng. Ví dụ :
Dim nguoi As Nhanvien
Nguoi.Hoten = "Nguyen Van A"
Nguoi.Tuoi = 30

18


Nguoi.Nghenghiep = "Kỹ thuật viên"
Nguoi.Diachi = " Trung tâm tin học"
2.1.4.3. Cấu trúc tuyển và lặp
 Cấu trúc tuyển
+) Cấu trúc tuyển If

Cú pháp 1:
If <Biểu thức lý luận> Then

Cú pháp 2:
If <Biểu thức lý luận> Then

...'Nếu biểu thức lý luận là True

...'Nếu biểu thức lý luận là

...'Thì thực hiện đoạn lệnh này

...'Thì thực hiện đoạn lệnh này

True
Else ' Ngược lại thực hiện đoạn

End If

lệnh sau
End If
+) Cấu trúc tuyển Select Case
Cú pháp:
Select Case <Biến hay biểu thức>
Case < Các giá trị >
< Các câu lệnh>

 Case Else

'Có thể không cần xét đến mệnh đề này


<Các câu lệnh>]

End Select
 Cấu trúc lặp
+) Cấu trúc do…lop
Cú pháp 1:
Do While <Biểu thức điều kiện>

19


' Trong khi biểu thức điều kiện
đúng
< Các câu lệnh>
Loop

' Thực hiện các câu lệnh này
' Quay trở về dòng Do While để kiểm tra lại

Cú pháp 2:
' Thực hiện các câu lệnh đến khi nào điều kiện

Do
<Các câu lệnh>
Loop Until <Điều kiện>

Đúng (=True hay khác 0)

+) Cấu trúc For…next

For Biến = Giá trị đầu To Giá trị cuối [Step khoảng tăng]
<Các câu lệnh>
Next Biến
Chú ý: Trong trường hợp này Giá trị đầu > Giá trị cuối
+) Hàm (module)
 Khái niệm: Hàm là một đơn thể trong chương trình tính năng
giống như thủ tục nhưng khác ở chỗ: Sau khi thực hiện phần lệnh
của nó sẽ trả về một giá trị kết quả. Visual Basic có định nghĩa
sẵn một số hàm.
 Private| Public Function <Tên kiểu> (Tham số As kiểu) As giá trị trả về>
End Function
Dùng lệnh Exit Sub để rời khỏi thủ tục, dùng lệnh Exit Function để
thoát khỏi hàm.
 Một số hàm xử lý tính toán trong Visual Basic:

Tên hàm

ý nghĩa

Abs (số)

- Trả về giá trị tuyệt đối của tham số truyền vào

20


Sin (số)

- Trả về sin của một góc, số: Góc cần lấy sin, góc tính

bằng radian. Radian=độ*Pi/180

Cos (Số)

- Trả về cos của một góc

Tan (số)

- Trả về tang của một góc

Atn (số)

- Trả về artang của một góc

Int (số)

- Trả về phần nguyên của một con số, nếu số là âm thì
Int sẽ trả về con số nguyên đầu tiên nhỏ hơn hoặc bằng
số đó.

Fix (số)

- Trả về con số nguyên lớn hơn hặc bằng con số đó

Sing (số)

- Trả về một con số nguyên cho biết dấu của con số
truyền vào.Cụ thể : Số>0 trả về 1, số =0 trả về 0, số <0
trả về -1


Sqrt (số)

- Trả về căn bậc hai của số

 Hàm chuyển đổi kiểu chuỗi và số
ý nghĩa

Tên hàm
Val

Hàm trả về một con số tương ứng với chuỗi truyền vào.
Chuỗi phải là một chuỗi gồm các ký số hợp lệ, hàm tự
động bỏ qua các khoảng trống. Khi gặp kí tự không phải là
kí tự số thì dừng ngay. Khi chuỗi ghi một con số có phần lẻ
thập phân, Val chỉ nhận ra phần thập phân đó dựa vào dấu
chấm. VD: X = Val (123.5) ' X bằng 123.5'

Str (số)

Hàm trả về một chuỗi kí tự biểu diễn con số truyền vào.
Chuỗi trả về luôn có một kí tự đầu tiên ghi dấu trong

21


trường hợp số âm hoặc khoảng trống trong trường hợp số
dương.
 Hàm chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu
Hàm chuyển đổi


Đổi sang kiểu

Hàm chuyển đổi

Đổi sang kiểu

Cbool

Boolean

Cbyte

Byte

CLng

Long

Ccur

Currency

CSng

Single

Cdate

Date


CStr

String

Cdbl

Double

Cvar

Variant

Cint

Integer

CVErr

Error

2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
* Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống chứa đựng rất nhiều đối tượng khác nhau
được dùng để kết hợp với nhau cho phép ứng dụng truy nhập tới dữ liệu một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong phần nghiên cứu này ta chỉ quan tâm đến cơ sở dữ liệu quan hệ,
là kiểu cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay. Một cơ sở dữ liệu quan hệ chứa
dữ liệu trong bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi là các mẩu tin, và cột
còn gọi là các trường. Cho phép lấy về các tập hợp dữ liệu con từ bảng. Cho
phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy cập các mẩu tin liên quan với

nhau chứa trong các bảng khác nhau.
Chức năng cơ bản của một cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi một bộ
máy cơ sở dữ liệu quan hệ, là hệ thống chương trình quản lý cách thức chứa

22


và trả về dữ liệu. Ta quan tâm là bộ máy cơ sở dữ liệu Microsoft Jet. Nó là
một hệ thống con được nhiều ứng dụng của Microsoft sử dụng.
2.3. Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL)
Một câu truy vấn là một lệnh cơ sở dữ liệu để lấy về các mẩu tin. Sử
dụng các câu truy vấn, ta có thể lấy dữ liệu từ một hoặc nhiều trường trong
một hay nhiều bảng. Ta còn có thể ép dữ liệu lấy về theo một hoặc nhiều ràng
buộc, gọi là các tiêu chí, để hạn chế số lượng lấy về dữ liệu.
Các câu truy vấn trong VB chủ yếu dựa trên SQL. SQL là giải pháp
chuẩn để lấy về dữ liệu hoặc là thao tác với cơ sở dữ liệu, được chia làm 2
loại: các câu lệnh thuộc ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, các câu lệnh thuộc ngôn
ngữ thao tác dữ liệu. Trong VB6, ta không bị hạn chế vào việc sử dụng SQL
để tiến hành các câu truy vấn. Bất cứ chỗ nào dùng một tham chiếu đến một
bảng, ta đều có thể thay thế bằng cách sử dụng một câu lệnh SQL hoặc một
tham chiếu đến một truy vấn đã lưu trữ.
Một ứng dụng thực tế của Visual Basic vào việc truy cập cơ sở dữ liệu
sẽ chứa hàng chục, thậm chí hàng trăm câu truy vấn SQL. Để dễ bảo trì và sử
dụng lại các câu truy vấn mà ta đã tạo, bộ máy cơ sở dữ liệu cho ta khả năng
chứa vĩnh viễn định nghĩa của câu truy vấn trong cơ sở dữ liệu. Các câu truy
vấn chứa trong cơ sở dữ liệu cho phép ta sửa đổi cách hoạt động của chương
trình mà không cần sửa lại chương trình. Để tạo các câu truy vấn chứa sẵn ta
sử dụng phần bổ xung Visual Data Manager trong VB, hay sử dụng Query
Builder của trình Visual Data Manager, hoặc dùng Microsoft Access.
2.4. Hệ cơ sở dữ liệu Microsoft Access

2.4.1. Giới thiệu về Access
Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDMS - Relational
Database Management System) rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và

23


nhỏ cho hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng bởi lẽ sử dụng gần giống hệt
một số phần mềm quen thuộc trong bộ Office như Word, Excel… Hơn nữa,
Access còn cung cấp hệ thống công cụ phát triển khá mạnh đi kèm
(Develoment Tools). Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm xây
dựng trọn gói các phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ đơn giản hơn. Đặc
biệt những ai muốn học phát triển phần mềm thì đây là cách dễ học nhất,
nhanh nhất.
Những ứng dụng chính của Access là:
 Dùng để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (chỉ là phần CSDL còn phần
phát triển thành phần mềm có thể dùng các công cụ khác để làm
như Visual Basic, Visual C, Delphi.Net,…).
 Có thể dùng để xây dựng trọn gói những phần mềm quản lý quy
mô vừa và nhỏ.
Access là hệ quản trị CSDL kiểu quan hệ chạy trên Windows dùng để
quản lý, bảo trì và khai thác số liệu được lưu giữ một cách có tổ chức trong
máy vi tính. Microsoft Access là một trong 4 phần mềm ứng dụng của bộ
Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoit, Access). Khi cài đặt Microsoft
Office thì Microsoft Access tự động cài.

2.4.2. Cơ sở dữ liệu trong Access
Các CSDL trong Access là một hệ CSDL quan hệ, tức là dữ liệu được
tổ chức thành các bảng và có các mối quan hệ giữa các bảng. Mỗi CSDL
được lưu trữ trong một tệp có đuôi là MDB (Microsoft Database) và bao gồm

các đối tượng:

24


+ Table (Bảng dữ liệu): Dùng để tổ chức dữ liệu thành các dòng các
cột, mỗi dòng ứng với một bản ghi (Record), mỗi cột ứng với một trường
(Field).
+ Queries (bảng truy vấn): Nhằm lấy thông tin từ một hay nhiều bảng,
có thể kèm thêm điều kiện.
+ Form (biểu mẫu): Dùng để trình bày dữ liệu theo các dạng mà người
dùng mong muốn giống như các mẫu phiếu thông thường.
+ Report (báo biểu): Dùng để tạo các báo cáo trình bày đẹp để in. Report
còn cho phép tổ chức và trình bày dữ liệu theo nhóm, tính toán, thống kê dữ
liệu theo nhóm và cũng dùng để tạo các nhãn.
+ Pages (các trang truy nhập dữ liệu): Trang truy nhập dữ liệu là một đối
tượng gộp gồm một tệp HTML và các tệp hỗ trợ (ví dụ hình ảnh kèm theo),
có thể xuất bản trang này trên mạng nội tuyến (Intranet) của công ty và những
người dùng khác có thể sử dụng Internet Explore để xem, tìm kiếm, hiệu
chỉnh dữ liệu.
+ Macro (lệnh vĩ mô): Là một tập hợp được chọn để thực hiện tự động
một loạt các thao tác.
+ Modules (đơn thể chương trình): Là công cụ lập trình dùng Microsoft
Visual Basic For Applications.
+ Group (các nhóm): Một nhóm là tập hợp các shortcut để mở các
Table, Query, Form, Report, Page, Macro, Modul cùng làm nhiệm vụ con nào
đó của bài toán.

CHƢƠNG 3


Phân tích hệ thống

25


×