Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu Luận Bảo Hộ Lao Động Rung Động Trong Sản Xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.54 KB, 31 trang )

Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

MỞ ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết
định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một
chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất,
năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà
ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri
thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài
người".
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc
với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động phong
phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho
người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế
nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất.
Rung động trong sản xuất là một trong những tác hại nghề nghiệp thường gặp trong môi
trường lao động hiện nay. Nhằm mục đích tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của sự rung động,
phân tích được sự ảnh hưởng của rung động tác động đến sức khỏe người lao động từ đó tìm ra
nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Nhóm đã chọn đề tài: “ Rung động trong sản xuất”.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 1


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.

Những khái niệm cơ bản về rung động
1. Khái niệm rung động
Rung động là các dao động cơ học trong vùng hạ âm và một phần âm tần.
Dạng rung động đơn giản nhất là điều hoà. Trong sản xuất thường gặp các dạng rung

động phức tạp, là tổng của nhiều dao động điều hoà.
Rung động của một vật thể là sự chuyển dịch tuần hoàn của trọng tâm vật thể đó khỏi vị
trí cân bằng.
Trong nhiều ngành sản xuất có sử dụng các thiết bị tạo ra rung động như: các máy đầm
rung, chèn đá (cho nền đường xe lửa) v.v... Và nhiều thiết bị khác khi làm việc có sinh ra rung
động như máy khoan đá (chạy điện hay khí nén), máy cưa cầm tay, máy tán rỉ xe chạy bằng khí
nén, ôtô, máy kéo, máy cầy, máy gặt v.v...
Các thiết bị nói trên khi làm việc đều sinh ra rung động một yếu tố có hại trong sản xuất.
2. Các đại lượng đặc trưng cho rung động

Các đại lượng vật lý đặc trưng cho rung động
Rung được định nghĩa là dao động của những giá trị chuyển dịch của điểm hoặc của hệ
cơ học, ít nhất là theo một phương toạ độ. Cũng như các chuyển động dao động khác các thông
số đặc trưng cho rung động gồm:
Độ dịch chuyển (x ), đơn vị của độ dịch chuyển là mét
Vận tốc rung (x’ ):: là đạo hàm theo thời gian của chuyển dịch rung. Đơn vị đo vận tốc
rung là m/s.
Gia tốc rung (x’’) là đạo hàm theo thời gian của vận tốc rung. Đơn vị đo gia tốc rung là
m/s2 .
Chu kỳ dao động (T): là khoảng thời gian nhỏ nhất ở các dao động tuần hoàn để mỗi
một giá trị của đại lượng dao động (đặc trưng cho rung) lặp lại. Đơn vị đo chu kỳ rung là giây.

Tần số dao động tuần hoàn (f): là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ dao động. Đơn vị đo
tần số là Hz.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 2


Rung động trong sản xuất

II.

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Sự lan truyền của rung động
Các máy móc, thiết bị trong sản xuất cũng như các phương tiện giao thông vận tải trong

quá trình hoạt động thường sinh ra những dao động mạnh, nhất là với các máy móc, thiết bị
làm việc với hành trình lớn, vận tốc cao. Những dao động này dưới dạng sóng cơ, thông qua
các bộ phận của máy, bệ máy, sàn nhà, kết cấu công trình v.v… lan truyền ra các môi trường
xung quanh làm cho các môi trường, vật chất xung quanh chịu tác động và bị dao động theo.
Trong quá trình dao động lan truyền, biên độ dao động sẽ dần giảm biên độ rồi ngừng lại
vì nói chung vật dao động nào cũng chuyển động trong một môi trường và chịu tác dụng ma sát
của môi trường truyền dao động. Tuỳ theo lực ma sát đó lớn hay nhỏ, dao động sẽ ngưng lại
nhanh hay chậm. Chúng ta gọi hiện tượng trên là sự tắt dần dao động. Trong đời sống và trong
kỹ thuật, có trường hợp sự tắt dần của dao động là không có lợi, người ta phải có biện pháp để
khắc phục nó (thí dụ như con lắc đồng hồ). Ngược lại, cũng có trường hợp sự tắc dần dao động
là có lợi, cần thiết (thí dụ như hệ thống giảm xóc của ôtô, xe máy, hay thiết bị tắt rung động lực
của các thiết bị máy móc có trọng lượng và mức dao động lớn v.v…).
Con người và các vật khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiến với nguồn rung,những rung

động được truyền tới cơ thể con người và các vật chịu tác động của rung động. Ở thời điểm ban
đầu, cơ thể người và các vật chịu tác động của rung động đồng thời thực hiện hai dao động: dao
động riêng tắt dần và dao động cưỡng bức dưới tác động của ngoại lực. Sau một thời gian rất
ngắn, dao động riêng tắt dần mất đi và khi đó dao động của cơ thể người và các vật chịu tác
động chỉ còn dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực. Nếu ngoại lực được duy trì lâu
dài thì dao động cưỡng bức cũng được duy trì lâu dài với tần số bằng tần số của dao động
cưỡng bức.
Về mặt toán học, dao động cưỡng bức xảy ra khi hệ có tác dụng của cáckích động ngoài.
Các kích động này có thể tuần hoàn hay va chạm.
Như thế cơ chế tác động của rung động đối với con người và các vật chịu tác động chính
là sự thực hiện dao động cưỡng bức của cơ thể dưới tác động củakích động lực hoặc kích động
học nào đó.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 3


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Trường hợp khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động (con người
hay các vật chịu tác động của dao động) thì biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến
một giá trị cực đại, trường hợp này gọi là sự cộng hưởng dao động.
Cộng hưởng dao động là hiện tượng hay gặp trong đời sống và trong kỹ thuật, sản xuất,
nó có thể có lợi hoặc có hại cho con người. Trong thực tế có nhiều hiện tượng cộng hưởng có
hại, thí dụ như chiếc cầu, bệ máy, trục máy, khung xe, thành tầu, sàn tầu, v.v… Nếu vì một
nguyên nhân nào đó chúng dao động cộng hưởng với một vật dao động khác (thí dụ: một máy
phát điện lớn), chúng sẽ rung lên rất mạnh, và có thể bị gẫy, đổ, hoặc làm hư hại các chi tiết,

kết cấu …
III.

Một số nguồn gây rung động trong sản xuất
Trong sản xuất có sử dụng các thiết bị khí động (sử dụng khí nén) và dụng cụ điện cầm

tay. Rung động của các thiết bị, dụng cụ này ảnh hưởng đến người công nhân chủ yếu ở một
vài bộ phận của cơ thể như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, vai v.v... Rung động loại này gọi là rung
động cục bộ. Một số thiết bị lớn hơn khi làm việc có rung động, nhưng để vận hành người công
nhân phải đứng, ngồi bên trên thiết bị hoặc trên bệ máy hoặc cả sàn đặt máy. Rung động này
tác động lên toàn bộ cơ thể người lao động gọi là rung toàn thân.
Trong các loại thiết bị, dụng cụ gây ra rung động cục bộ có các thiết bị, dụng cụ có tác
dụng dập và xoay dập được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp mỏ, giao thông vận tải, đúc và
trong các quá trình sản xuất khác. Các thiết bị dụng cụ đó gồm búa - khoan dùng khí nén,
khoan điện, máy tán ri vê (sử dụng khí nén), máy dầm bê tông, máy lèn đá (chạy điện) cho nền
đường sắt và các dụng cụ cầm tay khác v.v... Các dụng cụ và thiết bị chạy bằng khí nén, điện
có cơ cấu và công dụng khác nhau và khác nhau về đặc tính rung động. Các búa khoan có tần
số dao động 25 ÷ 50 Hz, độ lệch 0,098 ÷ 0,5.10 -3 m. Máy khoan có điện tần số rung động 9 ÷
20 Hz và độ lệch là 1,0 ÷ 1,5 mm; nhưng cũng có
Những máy khoan có tần số rung động tới 90 Hz và độ lệch là 0,05 ÷ 0,3 mm.Búa khí
động dùng để tán rivê có số lần đập từ 900 ÷ 5000 lần trong một phút, tần số rung động là 30 ÷
60 Hz và độ lệch 0,5 ÷ 2.8 mm, nhưng cũng có nhữ ng búa có tần số rung động tới 100 Hz và
độ lệch là 0,25 ÷ 0,5 mm.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 4


Rung động trong sản xuất


GVHD: Võ Thị Kim Hân

Các máy dầm dùng khí nén hoặc điện được dùng nhiều trong ngành đúc (làm khuôn) và
xây dựng, làm đường v.v... có số lần dập tới 650 lần trong một phút với tần số rung động là 10
÷ 15 Hz và độ lệch tới 15 ÷ 30 mm. Các máy dùng để gia công thô và tinh sản phẩm kim loại
(như đúc, hàn) có các đặc tính rung động khác nhau, có máy có tần số rung động là 20 ÷ 40
Hz, độ lệch là 0,04 ÷ 6 mm, hoặc ở tần số rung động là 80 ÷ 120 Hz và độ lệch là 0,038 ÷ 0,15
mm.
Các máy khoan sâu có số vòng quay 1500 ÷ 3500 vòng/phút và tần số rung động từ 30
÷ 450 Hz với độ lệch là 0,0015 ÷ 0,47 mm. Khi các máy đó làm việc, người công nhân đứng
thao tác trên sàn có rung động với tần số 18 ÷ 400 Hz.
Một số thiết bị dùng trong sản xuất dược phẩm, như các máy sấy chân không, tủ sấy
tầng sôi tạo ra mức rung động lớn trên sàn đứng vận hành, cách máy 1m đo được tần số rung
động 0,8 ÷ 2 Hz, độ lệch 0,013 ÷ 0,020 mm. Rung động toàn thân thường tác động đến công
nhân điều khiển các phương tiện vận tải, máy di động trên khoảng cách lớn như công nhân lái
xe tải, xe lu, máy kéo trong nông nghiệp. Rung động toàn thân còn tác động đến công nhân
điều khiển các phương tiện vận tải, công nghệ, các thiết bị di động hạn chế (chuyển dịch trên
những mặt bằng nhất định trong gian sản xuất hoặc khai thác mỏ) như công nhân lái máy xúc,
cần trục công nghiệp, máy liên hợp khai thác mỏ…

Hình 1.1: Một số nguồn gây rung động tác động đến người công nhân

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 5


Rung động trong sản xuất


IV.

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Tiêu chuẩn vệ sinh, máy đo, phương pháp đo và đánh giá rung động
1. Tiêu chuẩn
- TCVN 512 - 90: Rung toàn thân.
- TCVN 5127 - 90: Rung cục bộ.
- Tiêu chuẩn rung thực hiện theo Quyết định 3733/2002/QĐ – YT ngày 10/10/2002 của
Bộ Y tế.
2. Máy đo và phương pháp đo rung động
Máy đo rung động có nhiều loại khác nhau.
Về đại lượng đo có 2 loại chính:
-

Máy đo độ dịch chuyển (mm), vận tốc rung động (mm/s, m/s), gia tốc rung động

-

(m/s2).
Máy đo mức vận tốc rung động (dB), mức gia tốc rung động (dB).
Về kích thước máy đo, có 2 loại:

-

Loại máy có kích thước nhỏ gọn, nhẹ ( máy đo xách tay) dung để mang đi hiện

-

trường đo.

Loại máy có kích thước lớn hơn, nhiều tính năng hơn thường đặt cố định trong phòng
thí nghiệm.
Các máy đo rung động loại xách tay được dung phổ biến trong nước là các máy đo

VM61, VM62, VM63… của hãng Rion Nhật Bản, các máy đo của hãng Bruel & Kjaer Đan
Mạch như máy Vibration Meter Type 2511 ( thường dung với bộ lọc kiểu 1621).

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 6


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Model VA – 508C Vibration system

Model VI – 100 Vi bration meter.

Hình 1.2: Ảnh chụp máy đo rung Model VA – 508C Vibration system và Model VI – 100 Vi
bration meter.
3. Tiêu chuẩn rung động trong sản xuất

Định mức vệ sinh của tiếng ồn và rung động trong sản xuất là giới hạn cho phép về tiếng
ồn và rung động, mà trong giới hạn đó người công nhân có thể lao động trong nhiều năm
không bị bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn và rung động. Nhưng thực tế đã đạt đến giới hạn hoàn
toàn hợp vệ sinh đó, đòi hởi một chi phí khá lớn và yêu cầu kỹ thuật cao, do đó khi lập định
mức về vệ sinh người ta phải lấy điều kiện “ có thể chịu được” mà chưa phải là “ tối ưu”. Như
vậy định mức vệ sinh là sự thỏa hiệp giữa yêu cầu vệ sinh với khả năng kỹ thuật và kinh tế

trong một giai đoạn nào đó. Mỗi nước đều có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc các
quy định bắt buộc thi hành hay khuyến khích thi hành.
Định mức rung động cho phép đối với con người trong sản xuất có 2 loại tiêu chuẩn, áp
dụng cho rung động toàn than ( tại chỗ làm việc) và rung động cục bộ

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 7


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

a. Mức rung động cho phép tại chỗ làm việc

Định mức tiêu chuẩn Việt Nam về giá trị cho phép của rung động tại chỗ làm việc được
thể hiện trong nội dung tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5126 – 90 do Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định ban hành số 681/QĐ ngày 08 tháng 12 năm
1990.
Rung động tác động lên cơ thể người tại chỗ làm việc thường có tần số trong phạm vi từ
0.7 ÷ 90 Hz. Mức rung cho phép tác động lên cơ thể người quy định cho những loại sau:
Loại 1: Rung vận chuyển, tác động tại chỗ làm việc của công nhân của những máy di
động và các phương tiện vận tải khi làm việc. Ví dụ: điều khiển máy kéo trong nông nghiệp, xe
tải, máy làm đường…
Mức rung loại này không áp dụng cho phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy và
đường không.
Loại 2: Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy có di
động hạn chế trên những khu vực nhất định của sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ. Ví dụ:
điều khiển máy xúc, cần trục công nghiệp, máy liên hiệp khai thác mỏ.

Loại 3: Rung – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy tĩnh tại, hoặc
truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: công việc của người điều khiển máy công
cụ ở những chỗ không có nguồn rung khác
Đối với những chỗ làm việc có yêu cầu cao về cách rung thì phải có hệ số bổ sung, đặc
biệt phải có giới hạn riêng, chặt chẽ hơn. Ví dụ: chỗ làm việc của các phòng quản lý nhà máy,
phòng thiết kế, phòng thí nghiệm và những phòng dung để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong
nhà máy…

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 8


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

b. Mức rung cục bộ cho phép

Đánh giá rung cục bộ thường là giá trị trung bình bình phương của vận tốc hoặc gia tốc
rung và thời gian tác động của rung.
Các giá trị vận tốc và gia tốc được đánh g á trong vùng tần số từ 5,6 đến 1400 Hz, bao
gồm 8 giải ócta từ 8Hz đến 1000Hz.
c. Tiêu chuẩn rung đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư

Các máy móc, thiết bị trong sản xuất cũng như các phương tiện giao thông vận tải, các
hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp, trong quá trình hoạt động thường sinh ra những
dao động mạnh. Những dao động này dưới dạng song cơ, truyền trực tiếp tới cơ thể người, làm
cho cả cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể dao động, hoặc lan truyền ra môi trường xung
quanh, các khu công cộng, khu dân cư ( bao gồm khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan

hành chính….) gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, đến chất lượng cuộc sống
sinh hoạt của dân cư, điều dưỡng hoặc ảnh hưởng đến môi trường làm việc nơi công sở.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật, tổ chức quy hoạch… việc định mức tiêu chuẩn tối đa cho
phép đối với rung động do ảnh hưởng của phương tiện giao thông, của hoạt động xây dựng và
sản xuất công nghiệp cũng là một giải pháp tích cực nhằm hạn chế tác dộng có hại của rung
động đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư.
Trích dẫn dưới đây là tiêu chuẩn Việt Nam về giới hạn cho phép của rung động và chấn
động, rung động và va chạm do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp, do phương
tiện giao thông vận tải đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư ( bảng 1.1, 1.2 và 1.3)

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 9


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Bảng 1.1: Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động xây dựng (dB)
( TCNV 6962: 2001)

Khu vực

Thời gian áp Mức cho phép
dụng trong ngày (dB)
7 giờ - 19 giờ

75


19 giờ - 7 giờ

Mức nền

7 giờ - 19 giờ

75

19 giờ - 7 giờ

Mức nền

6 giờ - 22 giờ

75

Khu vực cần có môi
trường đặc biệt yên tĩnh

Khu dân cư, khách sạn,
nhà nghỉ, cơ quan hành
chính và tương tự

Khu dân cư xen kẽ trong
khu vực thương mại,
dịch vụ và sản xuất

Thời gian làm việc liên
tục không quá 10 giờ/
ngày


Thời gian làm việc liên
tục không quá 10 giờ/
ngày

Thời gian làm việc liên
tục không quá 14 giờ/
ngày
22 giờ - 6 giờ

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Ghi chú

Mức nền

Trang 10


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Bảng 1.2: Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động sản xuất công nghiệp ( dB)
( TCVN 6962: 2001)

Khu vực

Mức cho phép và thời gian áp
dụng trong ngày ( dB)

6 giờ - 18 giờ

Khu vực cần có
môi trường đặc
biệt yên tĩnh

60

55

Khu
dân
cư,
khách sạn, nhà
nghỉ, cơ quan
hành chính và
tương tự

65

60

Khu dân cư xen
kẽ trong khu vực
thương mại, dịch
vụ và sản xuất

70

65


Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Ghi chú

18 giờ - 6 giờ

Mức gia tốc rung quy định trong bảng
là:
1) Mức đo được khi dao động ổn
định, hoặc
2) Là trung bình của các giá trị
cực đại đối với mồi giao động
khi dao động được đo có chu
kỳ hay ngắt quãng, hoặc
3) Là giá trị trung bình của 10 giá
trị lớn nhất từ 100 giá trị đã đo
được của mỗi 5s hoặc tương
đương của nó khi các dao động
là bất quy tắc và đột ngột

Trang 11


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Bảng 1.3: Giới hạn gia tốc rung cho phép của các phương tiện giao thong đường bộ tác
động đến môi trường khu công cộng và dân cư ( TCVN 7210 : 2002)

Khu vực
Khu công cộng và dân


Khu dân cư xen kẽ
trong khu thương mại,
dịch vụ, sản xuất

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Giới hạn
m/s2

Thời gian áp
dụng trong ngày dB
7 giờ - 19 giờ

65

0,018

19 giờ - 7 giờ

60

0,010

6 giờ - 22 giờ

70


0,030

22 giờ - 6 giờ

65

0,018

Thời gian đo

Đo trong khoảng
thời gian không ít
hơn 4 giờ

Trang 12


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA RUNG ĐỘNG
I.

Ảnh hưởng của rung động tới con người, công trình đô thị và môi trường
Các máy móc, thiết bị trong sản xuất cũng như các phương tiện giao thông vận tải trong

quá trình hoạt động thường sinh ra những dao động mạnh, nhất là với các máy móc, thiết bị
làm việc với hành trình lớn, vận tốc cao. Những dao động này dưới dạng sóng cơ, truyền trực

tiếp tới cơ thể người, hoặc qua các bộ phận của máy, bệ máy, sàn nhà, và tới cơ thể con người,
làm cho cả cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể dao động.
Con người trong trường hợp này được coi như một hệ cơ học đàn hồi có tần số dao động
riêng từ 4 ÷ 30 Hz và có khả năng chịu tác động của những dao động có tần số tới 5000 Hz.
Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiến với nguồn rung, những rung động được truyền tới cơ thể.
Ở thời điểm ban đầu, cơ thể người đồng thời thực hiện hai dao động: dao động riêng tắt dần và
dao động cưỡng bức dưới tác động của ngoại lực. Sau một thời gian rất ngắn, dao động riêng
tắt dần mất đi và khi đó dao động của nó có thể chỉ còn dao động cưỡng bức dưới tác dụng của
ngoại lực.
Như thế cơ chế tác động của rung động đối với con người chính là sự thực hiện dao
động cưỡng bức của cơ thể dưới tác động của kích động lực hoặc kích động động học nào đó.
Khi tiếp xúc với rung động, cơ thể con người sẽ thực hiện dao động cưỡng bức và đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân của những biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể
cũng như là nguyên nhân của sự xuất hiện những bệnh về rung động.
Tuy thuộc vào một số yếu tố như: thời gian tiếp xúc với nguồn rung, vị trí tác động, đặc
tính của nguồn rung và giá trị của các đại lượng động học đặc trưng cho rung động (tần số, độ
lệch, vận tốc, gia tốc v.v...) mà ảnh hưởng của rung động tới cơ thể con người sẽ rất khác nhau.
Rung động tác động lên cơ thể người có hai loại: rung động toàn thân và rung động cục
bộ. Rung động chung (toàn thân thể) làm cho toàn thể cơ thể người dao động, còn rung động
cục bộ chỉ làm cho một phần cơ thể người bị rung động. Tác động của rung động toàn thân và
rung động cục bộ lên cơ thể người khác nhau.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 13


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân


1. Tác hại của rung động toàn thân

Rung động toàn thân thông thường tác động lên người trong tư thế ngồi hoặc đứng.
Rung động truyền từ máy qua chỗ tiếp xúc sàn máy, nền nhà, ghế ngồi và từ đó truyền đến
người. Mặc dù rung động được đặc trưng bởi nhiều chỉ số, nhưng theo Andreeva Galinina thì
khi đánh giá ảnh hưởng của nó lên cơ thể người, thì điều cơ bản là phải nói đến tần số rung
động.
Về mặt phản ứng của cơ thể với các dao động cơ học thì cơ thể là một hệ cơ học. Hệ cơ
học đó có tần số dao động riêng (ở tư thế đứng và ngồi) nằm trong các khoảng 4 ÷ 6 Hz, từ 10
÷ 12 Hz và từ 20 ÷ 25 Hz.
Nếu toàn thân dao động với tần số dưới 1 Hz thì các cơ quan nội tạng không xê dịch
tương đối với thân người, cả cơ thể dao động như một khối thống nhất. Cảm giác chủ quan của
những dao động đó giống như các hiện tượng lắc, tuy có khó chịu nhưng không gây ra bệnh
rung động. Rung động loại này thường xảy ra khi người đi tàu thuỷ, máy bay, ôtô v.v... Rung
động tác động tới cơ quan tiền đình, gây rối loạn thần kinh giao cảm, và người ta thường gọi là
hiện tượng say tàu, say xe v.v...
Khi rung động có tần số ở vùng 1 ÷ 20 Hz nó tác động tới người và gây ra hiện tượng
cộng hưởng dao động. Khi tần số rung động xấp xỉ tần số dao động riêng của thân người, hay
một số bộ phận cơ quan nội tạng, cảm giác khó chịu của con người tăng lên rõ rệt. Các dao
động theo phương thẳng đứng gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể. Loại rung động này thường
gặp ở các phương tiện vận tải như xe lửa, ôtô, xe gạt hoặc máy kéo v.v... (thường được gọi là
rung xóc).
Hệ thần kinh và hệ tim mạch nhạy cảm nhất đối với tác động của rung động.
Mức độ tác động của rung động toàn thân lên cơ thể được biểu hiện qua:
-

Trạng thái của các quá trình trong hệ thần kinh (hưng phấn và ức chế).
Các phản ứng của hệ tim mạch (các biến đổi trong hoạt động của tim).
Trạng thái chung: con người cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện các cảm giác đau đớn khó

chịu khác liên quan đến rung động (ngứa, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác
chấn động các cơ quan nội tạng v.v...). Rung động loại này thường làm tăng thêm các
tổn thương có trước, nhất là ở cột sống, cơ quan tiêu hoá, hệ tim mạch và thường ít gây

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 14


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

các tổn thương trực tiếp. Rung động toàn thân ở tần số cao có thể gây một số rối loạn
thần kinh, tuần hoàn tiền đình v.v...
2. Tác hại của rung cục bộ
Rung động cục bộ thường gặp trong các công việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ cầm tay
dùng khí nén, dùng điện, như búa khoan, búa tán ri vê, búa dũi ba via vật đúc hay mối hàn, máy
mài cầm tay hoặc các máy chạy bằng các động cơ xách tay (như máy mài cưa tay chạy xăng
v.v...). Các thiết bị này thường có tần số rung động 30 ÷ 400 Hz hoặc cao hơn nữ a.
Các mô xương truyền dao động cơ học rất tốt nên rung động có thể lan truyền đến tận
các phần xa nhất của cơ thể. Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị, người công nhân thường phải
đỡ một khối lượng thiết bị nào đó hay phải tì tay lên máy (khối lượng của máy thường nặng từ
10 ÷ 30 kg). Do đó, các hệ cơ luôn ở trạng thái căng, chính vì nguyên nhân này mà rung động
truyền dễ dàng hơn vào xương và các bề mặt của khớp. Các mặt khớp bị dịch chuyển xít lại gần
nhau hơn, và dễ va chạm với nhau khi có rung động. Quá trình này diễn ra lâu dài sẽ gây tổn
thương tới hệ xương khớp. Ví dụ như hiện tượng các đầu khớp bị mòn và vỡ ra làm xuất hiện
các mảnh xương vụn. Hiện tượng này là khởi điểm của hiện tượng gai xương và dị vật ở khớp.
Vị trí viêm khớp xương thường thấy nhất là khớp khuỷu tay. Các khớp khuỷu tay phải và vai
hay bị đau nhất. Bệnh biểu hiện bằng cách hình thành bên ngoài khớp các gai xương và xơ

cứng tức là nhữ ng cấu tạo xương nhỏ, biểu hiện bằng nhữ ng cấu tạo xương trong vùng thân
xương khuỷu tay và đôi khi thấy ở xương bả vai, bằng bệnh xơ cứng xương trên toàn bộ xương
chi trên.
Qua nghiên cứu nhiều trường hợp bằng X quang thì viêm khớp cổ tay cũng quan trọng
như ở khuỷu tay. Ở công nhân khoan đá bằng khí nén có thể có nhữ ng thay đổi trong xương cổ
tay và xương sống. Các xương cổ tay phát triển nhữ ng cấu tạo hình khối u, xơ cứng xương,
như biến dạng, xơ cứng xương hình hạt đậu, đôi khi hoại tử vô khuẩn xương hình bán nguyệt
(còn gọi bệnh Kienbock).
Khi làm việc với các dụng cụ, thiết bị cầm tay có sử dụng khí nén, người công nhân phải
dùng lực đáng kể để chống lại sức bật của dụng cụ và định vị vị trí cần gia công cho chính xác.
Dụng cụ, thiết bị càng nặng, vật gia công càng cứng thì phải dùng nhiều ứng suất tĩnh. Sức bật
và ứng suất tĩnh của cơ bắp có ý nghĩa lớn trong các bệnh của khớp xương.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 15


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Các rung động có tần số dưới 40 Hz thường gây tổn thương xương và khớp. Làm việc
có tiếp xúc với rung động không nhữ ng có tổn hại ở xương khớp mà còn ở cả cơ bắp, mạch
máu. Do phải dùng lực để chống lại sức bật và giữ khối lượng của dụng cụ mà cơ bắp của
người công nhân phải căng. Sự căng cơ thường xuyên có thể dẫn đến sự co giật thực sự. Chứng
teo cơ gây ra ở một số công nhân là do:
-

Sức dập trực tiếp vào các cơ của bàn tay.
Cơ không được nghỉ trong suốt thời gian làm việc.

Chứng teo cơ trong bệnh rung thường khu trú ở mô ngón tay cái và môngón tay út. Các

cơ cánh tay cũng bị tổn thương. Tuy nhiên, cơ cánh tay và cơ vai ít bị hơn. Sự căng cơ còn làm
cho cơ bám vào xương mạnh hơn. Do đó tạo ra những lồi xương hoặc can xi hoá gân mà ta có
thể nhìn thấy được khi chụp X quang.
Ngoài ra rung động còn gây ra các rối loạn mạch máu và vận mạch, đặc biệt là ở bàn
tay. Đó là hiện tượng Raynaud nghề nghiệp. Bệnh này thường do các rung động có tần số trên
40 Hz gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh rung động là sự thay đổi trương lực của mạch
máu.
Sự thay đổi đó có thể có các tính chất khác nhau: co thắt, trạng thái co cứng- liệt của các
mạch máu ngoại vi. Sự thay đổi trương lực của mạch máu có lien quan với tần số rung động.
Andreevna Galanina cho rằng sự co thắt mạch ngoại vi xuất hiện khi có tác động của rung động
với tần số ở trong khoảng 35 ÷ 250 Hz. Theo Seyring thì 4 % công nhân có rối loạn mạch máu
sau 2 năm làm việc,
48 % sau năm thứ ba, 61 % sau năm thứ mười. Vị trí các rối loạn mạch máu hoàn toàn
khu trú ở các ngón tay cầm máy của bàn tay trái (đối với nhữ ng người thuận tay phải). Nhữ ng
ngón tay hay bị nhất là các ngón út, ngón đeo nhẫn và ngón giữ a.
Các yếu tố làm tăng tác động của rung động là cách cầm máy, thời gian tác động, độ rắn
chắc của đất đá ở nơi tiếp xúc với máy và môi trường có nhiệt độ thấp. Nhưng thường nhữ ng
dụng cụ, thiết bị gây rung động cũng kèm theo tiếng ồn cao, do đó gây ra nhữ ng chuyển biến
đáng kể trong trạng thái của hệ thần kinh trung ương, do vậy bệnh rung động sẽ tiến triển
nhanh hơn. Một số công trình nghiên cứu cho thấy rằng tác động phối hợp của tiếng ồn và rung
động thường gây bệnh lý thể hiện rõ hơn. Nhiệt độ thấp (hơn nhiệt độ môi trường không khí)
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 16


Rung động trong sản xuất


GVHD: Võ Thị Kim Hân

thường gặp khi làm việc với các dụng cụ khí động cầm tay. Vỏ của các dụng cụ đó được làm
nguội do dãn nở đoạn nhiệt của không khí nén. Ngoài việc tiếp xúc với dụng cụ bị lạnh đi,
dòng không khí thoát ra khỏi dụng cụ cũng làm lạnh tay. Khi giữ dụng cụ bằng tay trái thường
bị lạnh nhiều và thường thấy ở tay có sự co thắt mạch máu ngoại vi, nguyên nhân là do độ lạnh
làm giảm cảm giác rung động. Cảm giác rung động càng thay đổi nhiều thì sự co thắt mạch
máu ngoại vi càng hay xảy ra.
Do rung động có tác hại lớn như vậy nên người ta coi rung động như một yếu tố nguy
hiểm trong môi trường sản xuất và đã được công nhận bệnh do rung cục bộ là một bệnh nghề
nghiệp.
II.

Ảnh hưởng của rung động đến đô thị, khu dân cư và môi trường
Trong hoạt động giao thông, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và thi công làm

cầu đường: việc công trường thi công ba ca liên tục, lại sử dụng các thiết bị lớn như các máy
khoan ép cọc nhồi, búa máy đóng cọc, xe lăn, lu rung, đầm rung, ô tô tải vận chuyển vật liệu,
máy xúc, máy ủi, đổ dỡ vật liệu và các thiết bị thi công, phương tiện giao thông v.v…trong quá
trình làm việc thường sinh ra rung động lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của công nhân
thao tác vận hành máy, cũng như lan truyền trên nền đất ra môi trường xung quanh, gây tác
động nhất định đối với các kết cấu công trình xây dựng lân cận, khu dân cư và thậm chí là
nguyên nhân của các sự cố gây rạn nứt hoặc sập đổ nhà cửa.
Chính vì vậy, vấn đề này đã được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới quan
tâm nghiên cứu nhằm góp phần cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ người lao động,
cũng như đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng xung quanh.
Ở Việt Nam, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng mở rộng, vấn đề xây
dựng kết cấu hạ tầng như cầu cống, đường giao thông, xây dựng đô thị và giao thông đã và
đang trở thành một nhu cầu lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay
vấn đề rung động của thiết bị máy móc trong quá trình hoạt động và những tác động của nó đối

với độ bền, tuổi thọ và chất lượng làm việc của máy móc v.v…cũng như ảnh hưởng của nó tới,
các kết cấu công trình xây dựng lân cận, khu dân cư xung quanh và môi trường, là những vấn
đề đã được nghiên cứu trong nhiều năm và đã thu được những kết quả rất có ý nghĩa và giá trị.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 17


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Tuy nhiên, trên thực tế khi đẩy mạnh sự phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng, giao thông đã nảy
sinh và bộc lộ rõ một số bất cập cả về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý cần phải sớm được nghiên
cứu khắc phục, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho công nhân và an toàn cho các công
trình xây dựng, khu dân cư và môi trường ở Việt Nam.
III.

Phân tích tác hại của rung động
Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực
bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số
thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng
mạnh. Tác hại cụ thể:
- Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối
loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ. Nếu bị lắc xóc và rung động kéo
dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động
cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn

-

đến bệnh điếc nghề nghiệp.
Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống
xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh

-

rung động nghề nghiệp.
Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử
cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và
lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.

Ví dụ: Trong một cứu nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, rung động,
đồng thời sơ bộ đánh giá độ giảm thính lực và tổn thương xương khớp của công nhân khoan,
sàng và lái xe tải lớn của công nhân mỏ than Mạo Khê và Hà Lầm.
Nghiên cứu được tiến hành trên: gần 300 đối tượng trong đó có 175 công nhân khoan đá
và than bằng máy khí nén và khoan điện phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn, số
còn lại là sàng tuyển than và lái xe. Bằng phương pháp dùng phiếu câu hỏi, điều tra hồi cứu hồ
sơ sức khoẻ, đo thính lực sơ bộ, làm các kiểm tra nhiệt độ của ngón tay, cảm nhận rung, chụp
phim X quang để đánh giá tác động của môi trường đến sức khoẻ của công nhân.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 18


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân


Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Công nhân khoan bị giảm thính lực: 16.6% (trong đó 25,3% là công nhân khoan đá), lái
xe: 8,8%, công nhân sàng tuyển than chưa phát hiện thấy bị giảm thính lực. 15/100 công nhân
được chụp X quang bị tổn thương xương khớp cổ tay và khuỷu tay (trong đó 20,5% là công
nhân khoan đá ở mỏ Mạo Khê).
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy tiếng ồn cao và rung cục bộ lớn đã trực tiếp ảnh
hưởng tới sức khoẻ của công nhân khoan và lái xe gây giảm thính lực và tổn thương xương
khớp.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 19


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
I.

Yêu cầu và ý nghĩa của việc giảm rung động trong sản xuất
Những máy móc, thiết bị hoạt động ở các mức độ khác nhau đều gây nên những rung

động. Trong trường hợp có hại , các rung động tự phát gây ra sự tháo lỏng các chỗ lắp nối chi
tiết, gây nên những va đập các khe hở do dùng sai chế tạo... Những rung động làm giảm độ
chính xác của các thiết bị, máy móc, làm giảm độ bền của các chi tiết và hậu quả của chúng là
làm giảm tuổi thọ và năng suất của máy móc. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến các hiện tượng
rung động, nhất là trong điều kiện của kỹ thuật hiện đại, các máy móc có số vòng quay và tốc
độ lớn, các rung động gây nên những tác hại không thể bỏ qua được.

Về lĩnh vực vệ sinh lao động, khi con người tiếp xúc với rung động, các rung động gây
nên hiện tượng mệt mỏi cho con người, giảm sức khoẻ và có thể gây nên những bệnh nghề
nghiệp, giảm tuổi thọ của người lao động.
Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể con người phụ thuộc vào tần số, biên độ, thời gian
và hướng tác dụng của nó. Quan trọng nhất là các rung động một chiều, tác dụng theo hướng
thẳng đứng khi người vận hành làm việc trong tư thế đứng hoặc ngồi, các rung động nhiều
phương tác động theo hướng toạ độ thẳng và góc truyền từ dụng cụ đến tay thao tác. Các rung
động đó có thể là điều hoà hoặc có phổ phức tạp...
Các rung động tác động theo một chiều có cường độ lớn để có thể gây nên các chấn
thương dập, gẫy v.v... các rung động với tần số từ 3 ÷ 5 Hz gây phản ứng của bộ phận tiền
đình, có thể gây nên các rối loạn về tim mạch và bệnh say sóng. Các rung động có dải tần từ 3
÷ 11 Hz khi cộng hưởng gây nên các rối loạn toàn thân hoặc tại các bộ phận riêng rẽ (đầu, cổ,
lưng). Các rung động có dải tần từ 11 ÷ 45 Hz gây nên các rối loại ở bộ phận niệu ninh đục, thị
giác, gây nôn ọc.
Tác dụng kéo dài của rung động thẳng đứng dọc theo hướng người khi ngồi với các tần
số trên 45 Hz có thể gây nên các bệnh mãn tính và các chấn thương vỏ não, phá huỷ sự tuần
hoàn của mạch máu, gây các tác dụng xung ở vỏ não v.v...
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 20


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Vì vậy, giảm và khử rung động không chỉ là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà còn có ý
nghĩa quan trọng đối với khoa học bảo hộ lao động, nó được xếp hang thứ tự trong mười hai
vấn đề về con người - môi trường được các tổ chức y học quốc tế quan tâm đến.
II.


Các nguyên nhân gây nên rung động
Nguyên nhân gây rung cho các máy là do tác động của lực quán tính của các bộ phận
quay mất cân bằng, của các bộ phận chuyển động tịnh tiến thẳng thay đổi chiều, lên các ổ đỡ,
khung và bệ máy.
Rung động được gây nên có thể bởi chính lực quán tính, nó đóng vai trò của lực kích
động dạng hàm tuần hoàn (trường hợp riêng là hàm điều hoà). Trong trường hợp này máy bị
rung do nguồn kích là lực nằm trong bản thân nó.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rung động cho thiết bị, máy và hệ thống sản xuất
như:
-

Mất cân bằng.
Không đồng trục.
Các mối lắp ghép bị lỏng.
Cộng hưởng dao động.
Trục bị cong.
Thiết bị không phù hợp…
Dưới đây đề cập đến một số nguyên nhân chính gây ra rung động, từ đó có thể phát hiện

và đưa ra các giải pháp loại bỏ hoặc làm giảm bớt các rung động này.
1. Mất cân bằng

Sự phân bố khối lượng không đồng đều trên bộ phận quay gây nên mất cân bằng. Sự
phân bố khối lượng không đồng đều được mô hình hóa tại một điểm và được gọi là đốm nặng.
Giá trị mất cân bằng = trọng lượng mất cân bằng × khoảng cách từ tâm quay đến vị trí
trọng lượng mất cân bằng

Nhóm thực hiện: Nhóm 2


Trang 21


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Hoặc: Như được trình bày trong hình 2 mất cân bằng nghiêm trọng thường tạo ra một
biên độ cao bất thường tại vận tốc tới hạn và biên độ giảm xuống sau khi vượt qua vận tốc tới
hạn. Tuy nhiên sau khi giảm xuống biên độ này vẫn còn lớn hơn so với biên độ của rôto cân
bằng.

Khi đốm nặng chỉ hiện diện trong một mặt phẳng đơn thì gọi là mất cân bằng tĩnh. Có thể phát
hiện ra hiện tượng này bằng cách đặt trục rôto lên đồ gá của thiết bị cân bằng. Rôto sẽ tự quay
đến khi đốm nặng di chuyển đến vị trí thấp nhất.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 22


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Khi đốm nặng hiện diện trong hơn một mặt phẳng thì gọi là mất cân bằng động. Trong
trường hợp này, đặt trục lên đồ gá sẽ không thấy được tình trạng mất cân bằng. Lực ly tâm do
không cân bằng gây ra rung động.
2. Không đồng trục


Không đồng trục xảy ra do sai lệch vị trí ban đầu (do thiết kế, lắp đặt), hoặc sự thay đổi
vị trí của một chi tiết máy do hiện tượng dãn nở nhiệt. Nguyên nhân này gây nên rung động và
tạo ra các ứng suất có xu hướng gây hư hỏng cho những khớp nối trục và ổ đỡ.
Không đồng trục có thể là lệch góc, lệch song song hoặc kết hợp hai loại trên
3. Ma sát cơ học

Trong nhiều bộ truyền động của máy thường xảy ra ma sát cơ học do các nguyên nhân
như:
-

Khi một trục tiếp xúc với lớp hợp kim babbit của ổ trượt, với các vòng lăn của ổ bi.
Khi một phần của rôto tiếp xúc vào vỏ máy…

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 23


Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Trong mỗi trường hợp, tín hiệu rung động sẽ được thể hiện ở một đỉnh biên độ thấp,
thông thường ở khoảng giữa 1 và 10Hz.
4. Bánh răng bị mòn

Nếu bánh răng bị mòn, tần số rung động rất cao, pha rung động thay đổi thất thường và
biên độ rung động thấp. Hiện tượng này phát sinh trên bánh răng bị mòn do các nguyên nhân
sau:
-


Khe hở dọc theo đường ăn khớp của chiều rộng vành răng tạo va đập khi truyền tải

-

trọng.
Lắp ráp không đảm bảo đồng tâm làm thay đổi thường xuyên chiều sâu ăn khớp của

bánh răng, gây va đập kèm theo tiếng ồn có tần số thấp.
5. Độ rơ của máy
Các chi tiết máy được lắp không đúng quy cách hoặc bị rơ sau thời gian làm việc khiến
chúng va đập với nhau dẫn đến rung động.
6. Trục khuỷu

Nguyên nhân gây ra rung động trong trường hợp này tương tự như là không đồng trục.

7. Độ lệch tâm tại ngõng trục

Độ lệch tâm của các ngõng trục cũng là nguyên nhân gây ra rung động trên các bánh
răng, rung động rất lớn ở đường trung bình của bánh răng.
8. Lực khí động và áp lực thủy động

Đây là vấn đề liên quan đến chân vịt, bộ phận đẩy của máy bơm, máy nén ly tâm…
Rung động

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 24



Rung động trong sản xuất

GVHD: Võ Thị Kim Hân

9. Sự biến dạng

Trong lắp ráp thiết bị, thông thường người ta không kiểm tra tình trạng bị uốn hay biến
dạng gây ra bởi những sai sót do thiết kế hoặc chế tạo chi tiết, phụ tùng. Đôi khi khuyết tật rất
khó phát hiện được. Do đó trong giai đoạn thiết kế cần quan tâm đến cả lực tĩnh và lực động.
Ví dụ, một giá đỡ máy có đủ độ cứng vững sẽ hạn chế rung động do mômen xoắn của động cơ
gây ra.
10. Lựa chọn thiết bị không phù hợp

Thiết bị quá cỡ so với yêu cầu là không cần thiết, có thể gây ra rung động do các lực
quán tính và do các hệ thống giảm chấn hoạt động không hiệu quả. Thiết bị có kích thước nhỏ
hơn yêu cầu cũng gây ra rung động do quá tải và do đó khi lựa chọn thiết bị phải xem xét kỹ,
đặc biệt là công suất cần thiết.
III.

Các biện pháp giảm rung động trong sản xuất.
1. Biện pháp chung
Phương pháp kỹ thuật công trình: Ứng dụng các phương tiện tự động hóa và các công

nghệ tiên tiến, loại bỏ các công việc tiếp xúc với rung động.
2. Giảm rung động tại nguồn phát sinh

Phương pháp phòng ngừa: Xây dựng các phòng riêng trong đó đảm bảo điều kiện vi khí
hậu tốt. Tổ hợp các phương pháp trị liệu như: ngâm tay, xoa bóp, trị liệu, thể dục…
Để giảm rung động tại nơi phát sinh người ta có các biện pháp sau:
-


Biện pháp cân bằng máy

Các chi tiết trong máy móc có chuyển động lặp lại nên lực quán tính của chúng là các
hàm tuần hoàn. Chính các lực này tác động lên các ổ đỡ và bệ máy gây nên rung động. Để loại
trừ các rung động này cần phải giảm hoặc triệt tiêu các lực quán tính. Phương pháp làm giảm
hoặc triệt tiêu trực tiếp các lực quán tính trên được gọi là cân bằng máy. Nguyên lý của cân
bằng máy là thêm vào (hoặc bớt đi) khối lượng của các chi tiết để điều chỉnh lại sự phân bố

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 25


×