Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí tại làng nghề tái chế sắt thép châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.5 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ
KHÔNG KHÍ TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU
KHÊ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH VÀ ðỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ
KHÔNG KHÍ TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP CHÂU
KHÊ, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH VÀ ðỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO KỲ SƠN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên
& Môi trường, Viện ñào tạo sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã truyền ñạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn

thành chương trình học cao học trong suốt hai năm qua.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn ñã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành
ñề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc
Ninh;Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Ninh; Trung tâm Nghiên cứu
Quan trắc & Mô hình hóa Môi trường thuộc Trường ðại học Khoa học Tự
Nhiên Hà Nội; UBND phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Phòng Tài nguyên
& Môi trường, Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho
ñề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè, những người ñã
ñộng viên và giúp ñỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện ñề tài này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục từ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

MỞ ðẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

1.1

Khái niệm và phân loại làng nghề

3

1.1.1

Khái niệm làng nghề

3

1.1.2

Phân loại làng nghề

4

1.2

Nghiên cứu về môi trường làng nghề trên thế giới

5

1.3

Nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Việt Nam


6

1.3.1

Khái quát các nghiên cứu về môi trường làng nghề Việt Nam

6

1.3.2

Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam

12

1.3.3

Vai trò của các làng nghề truyền thống

15

1.3.4

Làng nghề và các vấn ñề ô nhiễm môi trường

16

1.3.5

Khái quát về làng nghề tái chế kim loại và các vấn ñề môi trường


19

1.4

Nghiên cứu về môi trường làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh

20

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

24

2.2

Nội dung nghiên cứu

24

2.3

Phương pháp nghiên cứu

24


2.3.1

Phương pháp ñiều tra, thu thập và xử lý số liệu

24

2.3.2

Phương pháp lấy mẫu

25

2.3.3

Phương pháp phân tích các thành phần môi trường

28

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv


2.3.4

Phương pháp xử lý thống kê các số liệu ño ñạc

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1


30
31

ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại làng nghề
tái chế sắt thép Châu Khê

31

3.1.1

ðiều kiện tự nhiên

31

3.1.2

Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội

35

3.2

Lịch sử phát triển làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê

36

3.3

Hiện trạng sản xuất của làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê


38

3.3.1

Quy mô làng nghề

38

3.3.2

Quy trình công nghệ làng nghề gây ô nhiễm môi trường

39

3.4

ðặc trưng chất thải tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê

46

3.5

Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề

48

3.6

Hiện trạng môi trường không khí và nước của làng nghề


49

3.6.1

Hiện trạng môi trường không khí của làng nghề

49

3.6.2

Hiện trạng môi trường nước của làng nghề

54

3.6.3

Hiện trạng xử lý chất thải

64

3.6.4

Ảnh hưởng của sự ô nhiễm lên tình trạng sức khỏe của người dân

64

3.7

Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm


67

3.7.1

Nâng cao năng lực quản lý, tăng cường tổ chức thực hiện pháp
luật về BVMT làng nghề

67

3.7.2

Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT

71

3.7.3

Cải tiến công nghệ và kỹ thuật

73

3.7.4

Tăng cường truyền thông môi trường và khuyến khích BVMT

77

3.7.5


Bảo vệ sức khỏe cộng ñồng

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC

84

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày

BVMT

Bảo vệ môi trường


CCN

Cụm công nghiệp

CNH - HðH

Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

KT - XH

Kinh tế - xã hội

HTX


Hợp tác xã

BVMT

Bảo vệ môi trường

HTXL

Hệ thống xử lý

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SDD

Suy dinh dưỡng

T-M-H

Tai - Mũi - Họng

TNGT

Tai nạn giao thông


TNLð

Tai nạn lao ñộng

TSS

Nồng ñộ chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1


Vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề Châu Khê

2.2

Vị trí lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, nước thải tại làng nghề

25

Châu Khê

26

2.3

Danh mục các tiêu chuẩn lẫy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu

27

2.4

Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu

28

3.1

Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề Châu Khê

36


3.2

Số cơ sở sản xuất, sản lượng thép và giá trị ñạt ñược của làng
nghề Châu Khê qua các năm

37

3.3

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề Châu Khê

40

3.4

Các dạng phát thải từ hoạt ñộng tái chế kim loại

47

3.5

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại
làng nghề Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñợt 1 ngày
23/4/2013 và ñợt 2 ngày 10/7/2013

3.6

50

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực sản

xuất tại làng nghề Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñợt 1
ngày 23/4/2013 và ñợt 2 ngày 10/7/2013

3.7

52

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề
Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñợt 1 ngày 23/4/2013 và
ñợt 2 ngày 10/7/2013

3.8

55

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề
Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñợt 1 ngày 23/4/2013 và
ñợt 2 ngày 10/7/2013

3.9

58

Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề
Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ñợt 1 ngày 23/4/2013 và
ñợt 2 ngày 10/7/2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

60


vii


3.10

Tình hình bệnh tật của người dân qua khám sức khỏe làng nghề
Châu Khê và thôn Bảo Ngọc

3.11

66

Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong
quản lý môi trường làng nghề

68

3.12

Mô hình quy hoạch cho làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê

72

3.13

Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho làng nghề tái chế sắt thép
Châu Khê

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


76

viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Bản ñồ hành chính huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

31

3.2

Biểu ñồ cơ cấu lao ñộng theo ngành của phường Châu Khê năm 2008

34

3.3

Quy trình tái chế sắt phế liệu và nguồn thải

421


3.4

Quy trình gia nhiệt, tẩy rỉ và mạ kẽm ñiện

44

3.5

Các yếu tố nguy cơ trong quá trình làm việc của người dân

67

3.6

Sơ ñồ công nghệ xử lý khí lò ñúc thép

75

3.7

Sơ ñồ hệ thống xử lý khí bụi

76

3.8

Sơ ñò khối HTXL nước thải mạ kẽm

77


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam trong thời gian vừa qua ñã và
ñang ñóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các ñịa
phương. Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề cũng kéo theo những mặt
hạn chế, ñặc biệt vẫn ñề ô nhiễm môi trường ñang xảy ra ngày càng nghiêm
trọng. Sự ô nhiễm ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến kinh tế và sức khỏe cũng như
ñời sống của người dân và cần có những giải pháp giảm thiểu kịp thời. Nằm
trong xu hướng ñó là làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
Bên cạnh những mặt tích cực, theo ban thanh tra của Bộ tài nguyên và
Môi trường thì làng nghề Châu Khê ñược xếp vào một trong 47 làng nghề
ñang bị ô nhiễm môi trường ñặc biệt nghiêm trọng, phải khẩn trương khắc
phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Do ñặc trưng của làng nghề tái chế sắt
thép, làng nghề Châu Khê ô nhiễm nhất ñối với môi trường không khí, kế ñó
là môi trường nước.
ðể góp phần biết ñược thực trạng, diễn biến chất lượng môi trường
không khí và nước của làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, trên cơ sở ñó ñề
xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững cho làng nghề, ñề tài: “ðánh giá hiện trạng môi trường
nước và không khí tại làng nghề tái chế sắt thép Châu Khê, thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh và ñề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”
ñược tiến hành nghiên cứu là rất cần thiết.
2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu của ñề tài

2.1. Mục ñích
ðánh giá ñược hiện trạng môi trường nước và không khí làng nghề tái
chế sắt thép Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


ðề xuất ñược một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường tại làng nghề.
2.2. Yêu cầu
Thu thập, xử lý số liệu về ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng
ñến hoạt ñộng sản xuất của làng nghề;
Thu thập số liệu, ñiều tra, phân tích ñược hiện trạng sản xuất sắt thép
của làng nghề cũng như hiện trạng quản lý môi trường của làng nghề; xác ñịnh
ñược công nghệ sản xuất cũng như khả năng phát sinh ô nhiễm trong các công
ñoạn sản xuất tái chế sắt thép;
Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước và không khí, từ ñó ñánh giá
chất lượng môi trường nước và không khí tại làng nghề;
ðánh giá ñược sự ảnh hưởng của ô nhiễm tới sức khỏe cộng ñồng;
ðưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề

Khái niệm làng nghề thường ñược xuất hiện khá nhiều trên sách báo ñịa
phương và Trung ương, nhưng cho ñến nay vẫn chưa có một ñịnh nghĩa thống
nhất mà “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hoá. Nên chúng ta thường
gặp những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre làng”, hay “trai khôn chọn
vợ cùng làng”…Song ñể nhận dạng làng như vậy không thể thống kê ñược.
Theo TS. Phạm Sơn, Viện Khoa học Thống kê, khái niệm làng nghề
ñược trình bày như sau:
Một làng ñược gọi là làng nghề khi hội tụ 2 ñiều kiện sau:
- Có một số lượng tương ñối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập của làng.
Theo PGS.TS ðặng Kim Chi, có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn
Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế
về số lao ñộng và thu nhập so với nghề nông”.
Có rất nhiều ý kiến và quan ñiểm khác nhau khi ñề cập ñến tiêu chí ñể
một làng ở nông thôn ñược coi là một làng nghề. Nhưng nhìn chung, các ý
kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau:
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề ñạt trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm;
hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất ñạt trên 300 triệu ñồng.
- Số hộ và số lao ñộng tham gia thường xuyên hoặc không thường
xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp ñối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất ñạt
30% so với tổng số hộ hoặc lao ñộng ở làng nghề có ít nhất 300 lao ñộng.
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính ñặc thù của
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3


làng và do người trong làng tham gia.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng
nghề gồm có 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia các hoạt ñộng
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ổn ñịnh tối thiểu 2 năm tính ñến thời
ñiểm ñề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt ñộng ngành nghề cũng gọi
là làng nghề mà cần có qui ñịnh một số tiêu chuẩn nhất ñịnh.
1.1.2. Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt ñộng và phát triển ñã có những tác ñộng tích
cực và tiêu cực ñến nền kinh tế, ñời sống xã hội và môi trường với những nét
ñặc thù rất ña dạng. Vấn ñề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện
nay ñang có nhiều bất cập và ñang ñược chú ý nghiên cứu. Muốn có ñược
những kết quả nghiên cứu xác thực, ñúng ñắn và có thể quản lý tốt các làng
nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc ñộ khác nhau
ñối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các số
liệu thông tin ñiều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý
hoạt ñộng sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề. Cách
phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại hình
sản phẩm. Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm:
+ Ươm tơ, dệt vải và may ñồ da.
+ Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
+ Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
+ Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác ñá.
+ Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, ñóng thuyền, quạt giấy, ñan
vó, lưới..).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


4


Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung
bình), phân loại theo nguồn thải và mức ñộ ô nhiễm, theo lịch sử phát triển,
theo mức ñộ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo
tiềm năng tồn tại và phát triển…
1.2. Nghiên cứu về môi trường làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm ñầu của thế kỷ XX cũng có một số công
trình nghiên cứu có liên quan ñến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của
Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công”
của N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council
International - Hội ñồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) ñược thành lập,
hoạt ñộng phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công
truyền thống. [Ngô Trà Mai, 2008].
ðối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
là giải pháp tích cực cho các vấn ñề kinh tế - xã hội nông thôn. Thực tế nhiều
quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng
nghề, ñiển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan.
Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì
Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc ñộ 20 - 30 % ñã giải quyết ñược
12 triệu lao ñộng dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp
hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp
khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề
truyền thống”…[Trần Minh Yến, 2003].
ðối với các làng nghề tái chế sắt thép, các nước châu Á như Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc…ñã chú trọng tới từ lâu.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, phát triển làng nghề còn tồn
tại những mặt tiêu cực, ñặc biệt là làng nghề làm ô nhiễm môi trường ñất,
nước, không khí, … Tình trạng ô nhiễm ñã xảy ra ở hầu hết các làng nghề

trên thế giới và cần thiết phải có các biện pháp quản lý, khắc phục. ðặc biệt,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5


“việc sử dụng cộng ñồng như những nhà quản lý môi trường không chính
thức và tính cộng ñồng là công cụ bảo vệ môi trường ñã ñược thực hiện thành
công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau”
[ðặng ðình Long, 2005]. Cũng theo TS. ðặng ðình Long, các nghiên cứu
của World Bank ñã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng ñồng, cộng
với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải
thiện ñược lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Một số quốc gia ñã thực hiện thành công cách quản lý này như:
Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Bănglañét, Malaysia,
Inñônêxia… với phương pháp cho ñiểm ñơn giản ñể dân chúng nhận rõ cơ sở
nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và ñịa phương, cơ sở
nào không tuân thủ. Trung Quốc ñã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa
trên sự thảo luận của cộng ñồng. Mức ñịnh giá phí ô nhiễm dựa trên mức ñộ ô
nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình
quân… Cùng với ñó, Chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng
lực của cộng ñồng trong nhận thức và hành ñộng giải quyết các vấn ñề môi
trường ñịa phương.
Ở Inñônêxia, dưới áp lực của cộng ñồng ñịa phương bằng việc phát
ñơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua ñó chính phủ và các cơ quan
kiểm soát ô nhiễm làm trung gian ñứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây
ô nhiễm phải ñền bù cho cộng ñồng và có những giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm [ðặng ðình Long, 2005…
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước và cộng ñồng trong

quản lý môi trường cũng như giải quyết xung ñột môi trường. ðây là giải
pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Việt Nam
1.3.1. Khái quát các nghiên cứu về môi trường làng nghề Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn ñề làng nghề ñược ñề cập ñến qua nhiều thời kỳ, với

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


những khía cạnh và các mục ñích khác nhau.
* Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên
cứu về làng nghề ở nhiều cấp:
Về sách tham khảo: Có một số công trình như: “Làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam” [Bùi Văn Vượng, 1998]. Tác giả ñã tập trung trình
bày các loại hình làng nghề truyền thống như: ñúc ñồng, kim hoàn, rèn, gốm,
trạm khắc ñá, dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây
tre ñan, ngọc trai, làm trống. Ở ñây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn
hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ
thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
Trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH HðH” [Dương Bá Phượng, 2001], tác giả ñã ñề cập khá ñầy ñủ từ lý luận ñến
thực trạng của làng nghề: từ ñặc ñiểm, khái niệm, con ñường và ñiều kiện
hình thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các
quan ñiểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong
CNH – HðH. Cùng với hướng này còn có cuốn “Phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình CNH - HðH” [Mai Thế Hởn, 2003]…
Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: “Phát triển làng nghề
truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện ñại
hóa” [Trần Minh Yến, 2003], Làng ðại Bái - Gò ñồng Bắc Ninh [ðỗ Thị

Hào, 1987]; “Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương” [Bùi
Thị Tân, 1999]…
Về ñề tài nghiên cứu: ðề tài khoa học về việc “Hoàn thiện các giải pháp
kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng ðồng
bằng sông Hồng” [Học viện Tài chính, 2004]; “Tiếp tục ñổi mới chính sách và
giải pháp ñẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ
thời kỳ ñến năm 2010” [Bộ Thương mại, 2003]... ðặc biệt phải kể ñến là ñề tài
“Nghiên cứu về quy hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7


thôn ở nước CHXHCN Việt Nam” của Bộ NN & PTNT hợp tác cùng với tổ chức
JICA của Nhật (2002), ñã ñiều tra nghiên cứu tổng thể các vấn ñề có liên quan
ñến làng nghề thủ công nước ta về tình hình phân bố, ñiều kiện KT - XH của
làng nghề, nghiên cứu ñánh giá 12 mặt hàng thủ công của làng nghề Việt Nam
(về nguyên liệu, thị trường, công nghệ, lao ñộng…) [Trần Minh Yến, 2003]…
Nhìn chung các tác giả ñã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, ñặc
ñiểm, thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề.
* Ở khía cạnh môi trường: Gần ñây, trong các nghiên cứu về làng nghề,
vấn ñề môi trường ñang ñược nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn ñề này
ñang gây nhiều bức xúc và nan giải ñối với kinh tế xã hội nói chung:
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” [PGS. TS ðặng Kim
Chi và nnk, 2005]: ðây là một công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn ñề
làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả
ñã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân loại, các ñặc ñiểm cơ bản làng nghề cũng
như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với
ñó là hiện trạng môi trường các làng nghề (có phân loại cụ thể 5 nhóm ngành

nghề chính). Qua ñó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức ñộ ô nhiễm
ñến năm 2010, một số ñịnh hướng xây dựng chính sách ñảm bảo phát triển
làng nghề bền vững và ñề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng
loại hình làng nghề của Việt Nam.
Qua nghiên cứu của tác giả, "100% mẫu nước thải ở các làng nghề
ñược khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị
ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu
chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ
người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở
các bệnh về ñường hô hấp, ñau mắt, bệnh ñường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều
dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay ñang bị ô nhiễm nặng; nhiều

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8


ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề".
Nghiên cứu của PGS.TS ðặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng
nghề Bắc Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề ñã bị ô nhiễm
ngày càng trầm trọng. Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Phong Khê Bắc Ninh): nồng ñộ CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28 - 36 mg/l). Bụi ở khu
vực dân cư có nồng ñộ cao hơn TCCP từ 1,3 ñến 3 lần. CO tại khu vực sản
xuất cao gấp 2 lần TCCP, tiếng ồn cao hơn TCCP từ 3 - 10 dbA; tại làng nghề
tái chế sắt thép ða Hội: Không khí xung quanh khu vực hộ gia ñình sản xuất
cao lớn hơn TCCP 12 lần, tiếng ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi hơn 6 lần, nhiệt
ñộ lớn hơn nhiệt ñộ không khí từ 4 - 5 0C; làng nghề tái chế nhựa Minh Khai:
nồng ñộ bụi lớn hơn TCCP 1h và 24h là 1- 4 lần và 3 - 6 lần, nồng ñộ HCl cao
hơn TCCP 1,6 lần. [Lê ðức Thọ, 2008].
Trong Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt

Nam ñã khái quát về sự phát triển, sự ô nhiễm môi trường, tác hại của ô
nhiễm môi trường ñến sức khỏe, hiện trạng quản lý môi trường làng nghề
cũng như các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số làng nghề
ñiển hình tại Việt Nam, trong ñó có làng nghề tái chế kim loại.
Bên cạnh ñó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn ñề về sức khỏe và an toàn trong các làng
nghề Việt Nam”, các tác giả Th.S. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên
Hương, Lê Vân Trình (2005) ñã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề
Việt Nam. Môi trường và sức khoẻ người lao ñộng. An toàn sản xuất làng
nghề, các biện pháp phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người
lao ñộng làng nghề.
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh
phía Bắc và giải pháp can thiệp” [Nguyễn Thị Liên Hương, 2006] cho thấy
tình trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc ñều trong tình trạng báo ñộng. Tỷ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9


lệ người lao ñộng có phương tiện bảo hộ ñạt TCVSLð thấp (22,5%); 100%
các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, ñổ thẳng ra cống rãnh.
Nồng ñộ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có ñến 3/5;
1/5 mẫu không ñạt yêu cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh
về da chiếm tới 37,3%...
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về các khu vực làng nghề ñịa
phương như nghiên cứu về môi trường lao ñộng một số các làng nghề Nam ðịnh
của TS. Trần Văn Quang và các cộng sự (2001); Nghiên cứu về môi trường, sức
khỏe làng nghề chế biến thuốc nam Thiết Trụ (Hưng Yên) của ðan Thị Lan

Hương [Lê ðức Thọ, 2008]…
Những ñề tài này nhìn chung ñã giải quyết ñược vấn ñề lý luận cơ bản
về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn ñề ô nhiễm môi
trường và một số giải pháp. Nhưng các ñề tài ñi sâu vào một làng nghề nào ñó
thì hầu như chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề
có những ñiều kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn
nữa, mỗi khu vực bị ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống
nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết ñể có thể ñánh giá toàn diện về
tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan
trọng cả về khoa học và thực tiễn.
* Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, ñối với mỗi công trình
nghiên cứu về vấn ñề môi trường làng nghề ít nhiều ñều có ñề cập ñến các
giải pháp khác nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự
phát triển bền vững.
Tổng quát nhất có lẽ phải ñề cập ñến cuốn “Làng nghề Việt Nam và
môi trường” của PGS.TS ðặng Kim Chi và các cộng sự. Dựa trên cơ sở ñã
nghiên cứu tổng quan về ñặc ñiểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng
môi trường các làng nghề, tác giả ñã ñi ñến các giải pháp chung nhất cho từng
loại hình làng nghề. Ở ñây cũng ñề cập ñến việc ñịnh hướng xây dựng một số

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

10


chính sách ñảm bảo phát triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ
trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi
trường…). Qua ñó ñề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm
chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường cho các làng nghề.

Các nghiên cứu của Th.S Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến,
ðặng Vân Trình… ñã nêu trên ñều có ñề cập ñến các giải pháp can thiệp.
Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công
nghệ xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên
cứu hiện ñang lưu ý ñến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong
ñiều kiện của Việt Nam hiện nay ñó là giải pháp có sự tham gia của cộng
ñồng và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. Về khía cạnh này có
một số nghiên cứu, bài viết ñiển hình như: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế
hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng
ñồng” [Bùi ðình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005]; “Môi trường làng nghề
với việc phát triển du lịch bền vững” [Lê Hải, 2006]; “Phát triển bền vững
du lịch làng nghề sinh thái - văn hóa” [Nguyễn Thị Anh Thu, 2005); ðặc biệt
trong ñó có nghiên cứu về “Tính cộng ñồng và xung ñột môi trường tại khu
vực làng nghề ở ñồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến ñổi”
[ðặng ðình Long, 2005]. Nghiên cứu ñã ñề cập ñến tình trạng xung ñột môi
trường hiện nay tại các làng nghề Việt Nam, nhất là khu vực ðồng bằng sông
Hồng. Các tác giả ñã nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
tính cộng ñồng với xung ñột môi trường tại khu vực nông thôn ñồng bằng sông
Hồng và ñã ñi ñến những kết luận khá rõ ràng có liên quan như: chất lượng môi
trường tại các làng nghề hiện nay là rất xấu; nhận thức ñối với việc bảo vệ môi
trường của cộng ñồng còn hạn chế; Tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng
ñồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý
thức tự giác, mô hình ứng xử cơ bản của người dân ñối với vấn ñề môi trường là

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11


không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể ñể bảo vệ môi trường….

Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề ñiển hình thì tỷ lệ
những ý kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%;
giải pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%, thông cảm và cùng
người sản xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, ñặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô
nhiễm thì ngừng sản xuất chỉ có 1,1% [ðặng ðình Long, 2005]. Qua ñó cho thấy
rằng ý thức của cộng ñồng trong vấn ñề phát triển kinh tế gắn với môi trường
còn nhiều hạn chế, vấn ñề xung ñột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp.
Việt Nam cũng ñang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của
các nước ñi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi
trường. ðối với môi trường làng nghề, năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ
chức Hội thảo áp dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các
làng nghề truyền thống Việt Nam.
Kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam ñược thành lập (2005) cho ñến
nay ñã có nhiều chương trình hoạt ñộng cụ thể nhằm cải thiện về mặt chính
sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị
trường, tạo thương hiệu cho các sản phẩm, quan tâm ñến vấn ñề môi trường
các làng nghề…, khuyến khích cho các làng nghề phát triển về nhiều mặt.
1.3.2. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam ñã trải qua những giai ñoạn
khác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. ðặc biệt, từ giai ñoạn
ñổi mới nền kinh tế ñến nay, dưới tác ñộng to lớn của sự biến ñổi nền kinh tế
trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có
những thay ñổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không ít những
vấn ñề nan giải.
Xuất hiện từ rất lâu ñời (ñiển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Bắc
Ninh, Hưng Yên, có từ thời nhà Lê, Nhà Lý). Các làng nghề nông thôn ñã có

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


12


những bước ñánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên
các nhu cầu về nông nghiệp, các sản phẩm như: ñồ sành sứ, ñồ gốm, vải vóc, ñồ
ăn, ñồ thờ cúng, hàng mỹ nghệ, giấy… ñã ñược chế biến phục vụ cho nhu cầu
ñời sống hàng ngày, phục vụ cho ñời sống tâm linh, cho việc học tập, cho ñời
sống văn hóa và cho cả xuất khẩu.
Làng nghề trước Cách mạng tháng Tám ñã khá phong phú, ña dạng, nó
ñược hình thành từ các nghề cũ và một số nghề mới ñược phát triển nhằm ñáp
ứng thị trường luôn thay ñổi phức tạp (nhìn chung không khác lắm so với các
nghề ñương thời). Thời gian này, nghề dệt lụa (Hà ðông) ñã có những bước tiến
xa hơn, trở thành nghề thủ công xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho số lượng
lao ñộng lớn.
Từ sau Cách mạng tháng Tám ñến nay, có thể chia lịch sử phát triển của
làng nghề thành các giai ñoạn sau:
- Giai ñoạn 1954 - 1978: Do chính sách công nghiệp hóa, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các hợp tác
xã. Tại một số làng nghề ñã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính
là hàng thủ công mỹ nghệ. Do ñó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa ñược
quyết ñịnh bởi ñường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính trong giai ñoạn
này, nhiều làng nghề ñã bị mai một.
- Giai ñoạn 1978 - 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến ñộng,
cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam ñã lâm vào
giai ñoạn khủng hoảng, ñời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy
sụp của hệ thống bao cấp ñã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc
phải tìm ñường cải thiện cuộc sống theo con ñường tự phát. Nhiều làng nghề ñã
ñược khôi phục lại nhằm ñáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
- Giai ñoạn 1986 - 1992: ðây là giai ñoạn quan trọng ñối với sự phát triển

của làng nghề, nó ñược ñánh dấu bằng sự chuyển ñổi từ cơ chế quản lý bao cấp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13


sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, ñặc biệt là chính sách ñổi mới
quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế ñã có tác ñộng
mạnh mẽ ñến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng
nghề nói riêng. Trong giai ñoạn này, nhiều làng nghề truyền thống ñã ñược khôi
phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, ñầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao ñộng, tăng dần sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu… ðiển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm ðồng
Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình…
Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam ñã ñược tiêu thụ
khá ổn ñịnh ở các thị trường ðông Âu và Liên Xô cũ, kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ ñạt trên 246 triệu rúp [PGS. TS ðặng Kim Chi, 2005].
Tuy vậy, do biến ñộng của nền kinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp ñổ của
mô hình CNXH của Liên Xô cũ và ðông Âu, sản xuất của các làng nghề bị
ñình trệ do thị trường tiêu thụ không còn như trước nữa, số lao ñộng trong các
làng nghề giảm nhanh chóng.
- Giai ñoạn từ năm 1993 ñến nay: Do tìm ñược hướng ñi mới cho các
sản phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh
tế Việt Nam bước sang một giai ñoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới,
cùng với thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường
của Việt Nam không ngừng ñược mở rộng. Nhiều làng nghề ñã khôi phục
nhanh chóng, trong ñó nhiều làng vẫn duy trì ñược cả nghề nghiệp và mặt
hàng truyền thống (như làng Chạm bạc ðồng Xâm, làng nghề thêu Quất
ðộng, làng gốm Bát Tràng…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới ñã ñược hình

thành (Làng gỗ ðồng Kỵ, gạch ngói Hương Canh…).
Cho ñến nay, cả nước có 2.017 làng nghề dải khắp cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam, trong ñó tập trung phần lớn ở vùng ñồng bằng sông Hồng. Các làng nghề
thu hút hơn 10 triệu lao ñộng, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện ñáng
kể ñời sống cho một bộ phận dân cư khu vực nông thôn. Hiện nay, Nhà nước có

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14


nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát triển, ñặc biệt từ khi Hiệp
hội làng nghề Việt Nam ñược thành lập (2005), ñã có nhiều chương trình, chính
sách nhằm bảo tồn, thúc ñẩy sự phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề
có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế
tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu vốn ñể cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm
môi trường…). ðể giải quyết những khó khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về
làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và thế giới nói chung.
1.3.3. Vai trò của các làng nghề truyền thống
Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử
dụng hơn 10 triệu lao ñộng, ñóng góp hơn 40 ngàn tỷ ñồng cho thu nhập quốc
gia… các làng nghề truyền thống ñã và ñang ñóng một vai trò quan trọng ñối với
sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, ñặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú
với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có
trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên ñiển hình của miền nhiệt ñới: tre
nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt ñới (lúa gạo, hoa quả, ngô,
khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng…
- Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ ñáp ứng các thị trường
trong nước với các mức ñộ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị

trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong ñó, ñiển
hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu
ñạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm
ñóng góp cho nền kinh tế quốc dân 40 - 50 ngàn tỷ ñồng. Góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, ñẩy nhanh quá trình CNH - HðH nông thôn.
- ðặc biệt, phát triển các nghề truyền thống ñang góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao ñộng chuyên và hàng ngàn lao ñộng nông
nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
- Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15


×