Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh vĩnh long luận văn thạc sĩ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 104 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

LÊ THỊ TÚ ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

LÊ THỊ TÚ ANH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 6034 0201
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS. PHƯỚC MINH HIỆP

TP Hồ Chí Minh, tháng 7/2015


LỜI CAM ĐOAN



Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của nông hộ tỉnh Vĩnh Long ” là công trình nghiên cứu của tôi. Đó là kết quả vận
dụng những kiến thức đã học và nghiên cứu của tác giả, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Phước Minh Hiệp, kết hợp trao đổi cùng bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình
thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

LÊ THỊ TÚ ANH

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến khoa đào tạo sau đại học trường Đại học
Tài chính - Marketing cùng các thầy cô giảng dạy chương trình đã giúp tôi trang bị tri
thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn
chỉnh đề tài luận văn này.
Với lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân của tôi
đến người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phước Minh Hiệp đã tận tình hướng dẫn và
chỉ bảo cho tôi suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cám ơn đến các tổ chức, cá nhân, các nông hộ chia sẻ thông tin
cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu bổ ích, quý giá.
Lời cuối, cho tôi gửi đến gia đình và những người bạn lời cảm tạ chân thành

trong suốt thời gian qua đã hỗ trợ, động viên và chia sẻ rất nhiều cho tôi.

TP HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn
LÊ THỊ TÚ ANH

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................1
1.1. GIỚI THIỆU .........................................................................................................1
1.1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ...................................................................................1
1.1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian .......................................................................................3
1.3.3 Phạm vi thời gian ............................................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................3
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ..........................................................................4
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...........................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC
NÔNG HỘ ....................................................................................................................6
2.1.1. Các khái niệm về tiếp cận tín dụng ...............................................................6
2.1.1.1. Khái quát về tín dụng ..............................................................................6

2.1.1.2. Định nghĩa về tín dụng chính thức ..........................................................7
2.1.1.3. Khái niệm về hộ nông dân.......................................................................9
2.1.1.4. Khái niệm về tiếp cận tín dụng..............................................................10
2.1.2. Tín dụng nông thôn .....................................................................................11
iii


2.1.2.1. Khái niệm về tín dụng nông thôn ..........................................................11
2.1.2.2. Đặc điểm thị trường tín dụng nông thôn ...............................................11
2.1.3. Thông tin bất đối xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng ..........12
2.1.4. Phương pháp đo lường mức độ nông hộ tiếp cận tín dụng ..........................13
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC ..........................................................................................................15
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía nông hộ .........................................................15
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ phía các tổ chức tín dụng .....................................18
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG .....20
2.3.1. Tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ các nước .....................................20
2.3.2. Tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Việt Nam ................................22
2.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ..................23

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................27
3.1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .....................................................................27
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................28
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .............................................................................29
3.4 HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................31
3.5 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ............................................................................33
3.6 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .........................................................................33
3.6.1 Phương thức lấy mẫu ...................................................................................33
3.6.2 Kích thước mẫu ...........................................................................................33
3.6.3 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................33

3.6.3.1 Mô hình định lượng .............................................................................33
3.6.3.2 Phân tích hồi quy .................................................................................35
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........37
iv


4.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC TCTD CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH LONG .........................................................................................37
4.1.1 Agribank Vĩnh Long .....................................................................................37
4.1.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần ..................................................................38
4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM QUA THỐNG KÊ MÔ TẢ ..........39
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả các biến ...............................................................39
4.2.2. So sánh đặc điểm của những nông hộ tiếp cận được tín dụng và hộ
không tiếp cận đươc tín dụng ......................................................................................50
4.2.3. Ý kiến của các hộ nông dân về vấn đề vay vốn từ các tổ chức tín dụng
chính thức ....................................................................................................................52
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ ..............................................57
4.3.1. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu .........................................................57
4.3.1.1. Phân tích các kiểm định .....................................................................57
4.3.1.2. Thảo luận kết quả hồi quy ..................................................................61
4.3.2. Mô hình đầu ra (output) ...............................................................................63
4.3.3. Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo khả năng tiếp cận tín dụng ..........65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................67
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................67
5.2 ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................................68
5.2.1. Yếu tố diện tích đất và giá trị tài sản tham gia vào sản xuất,
kinh doanh ..................................................................................................................68
5.2.2. Yếu tố số lượng lao động chính và số người phụ thuộc trong hộ
gia đình .....................................................................................................................69

5.2.3. Yếu tố thu nhập bình quân một tháng của chủ hộ gia đình .......................69
5.2.4. kiến nghị khác .............................................................................................69
v


5.2.4.1. Đối với hộ gia đình .............................................................................69
5.2.4.2. Đối với các tổ chức tín dụng chính thức ............................................70
5.2.5.3. Đối với các cơ quan ban ngành, tổ chức đoàn thể ...............................71
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................74
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu ..................................................... 24
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long .......................................................... 27
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 29
Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 31
Hình 4.1: Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................... 40
Hình 4.2: Độ tuổi của chủ hộ.................................................................................... 41
Hình 4.3: Giới tính của chủ hộ ................................................................................. 42
Hình 4.4: Diện tích đất của nông hộ ......................................................................... 44
Hình 4.5: Tài sản của nông hộ ................................................................................. 46
Hình 4.6: Số lao động chính của nông hộ ................................................................ 47
Hình 4.7: Số người phụ thuộc của nông hộ (người không tham gia lao động) ........ 48
Hình 4.8: Thu nhập bình quân một tháng của chủ hộ .............................................. 49
Hình 4.9: Sự am hiểu của chủ hộ gia đình về các thủ tục vay vốn .......................... 52

Hình 4.10: Mục đích vay vốn của hộ gia đình ......................................................... 53
Hình 4.11: Nguồn để nông hộ trả nợ khi đến hạn thanh toán .................................. 54

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 25
Bảng 3.1: Diện tích và dân số của vùng nghiên cứu 5 huyện .................................. 28
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 30
Bảng 3.3 : Tổng hợp các biến và giả thuyết nghiên cứu chính thức ........................ 32
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn năm 2012 ................................... 38
Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo Nghị định 41 ............................................................ 38
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................... 39
Bảng 4.4: Độ tuổi của chủ hộ ................................................................................... 40
Bảng 4.5: Giới tính của chủ hộ ................................................................................ 42
Bảng 4.6: Diện tích đất của nông hộ ........................................................................ 43
Bảng 4.7: Tài sản của nông hộ ................................................................................ 44
Bảng 4.8: Số lao động chính của nông hộ ................................................................ 47
Bảng 4.9: Số người phụ thuộc của nông hộ (người không tham gia lao động) ....... 48
Bảng 4.10: Thu nhập bình quân một tháng của chủ hộ ............................................ 49
Bảng 4.11: Thống kê mô tả chung tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu ......... 50
Bảng 4.12: So sánh đặc điểm của những nông hộ tiếp cận được tín dụng và hộ
không tiếp cận đươc tín dụng ................................................................................... 50
Bảng 4.13: Sự am hiểu của chủ hộ gia đình về các thủ tục vay vốn ........................ 52
Bảng 4.14: Mục đích vay vốn của hộ gia đình ......................................................... 53
Bảng 4.15: Nguồn để nông hộ trả nợ khi đến hạn thanh toán .................................. 54
Bảng 4.16: Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn khi tiếp cận tín dụng ................. 55
Bảng 4.17: Giải pháp đối với nông hộ...................................................................... 56

Bảng 4.18: Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng .................................................. 56
viii


Bảng 4.19: Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình .............................. 58
Bảng 4.20: Độ phù hợp của mô hình gốc không có biến NGUOIPHUTHUOC ..... 58
Bảng 4.21: Độ phù hợp của mô hình nghiên cứu có thêm biến NGUOIPHUTHUOC 59
Bảng 4.22: Phân loại dự báo của mô hình gốc không có biến
NGUOIPHUTHUOC ............................................................................................... 59
Bảng 4.23: Phân loại dự báo của mô hình nghiên cứu có biến NGUOIPHUTHUOC59
Bảng 4.24: Các biến trong mô hình .......................................................................... 60
Bảng 4.25: Mô phỏng xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ............... 64
Bảng 4.26: Dự báo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ ........................... 66

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

ĐVT:

Đơn vị tính

NHCSXH:

Ngân hàng Chính sách Xã hội


NHNN:

Ngân hàng nhà nước

NHNN&PTNT:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NN:

Nông nghiệp

NHTM:

Ngân hàng thương mại

NHTMCP:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

QSDĐ:

Quyền sử dụng đất

QTD:

Quỹ tín dụng

QTDND:


Quỹ tín dụng nhân dân

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TB:

Trung bình

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TP:

Thành phố

x


TÓM TẮT

Thị trường tín dụng nông thôn đã phát triển ở Vĩnh Long trong thời gian dài,
tuy nhiên tình hình tiếp cận vốn của nông hộ còn rất nhiều hạn chế. Do đó, đề tài này
tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của các nông hộ để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông hộ ở Vĩnh Long tiếp cận
được nguồn vốn chính thức được dễ dàng hơn.
Có rất nhiều yếu tố được giải thích cho vấn đề tiếp cận vốn như: Giới tính, độ

tuổi, diện tích đất, tài sản sở hữu, số lao động chính của hộ, khoảng cách từ tổ chức tín
dụng đến nhà nông hộ, kinh nghiệm làm nông, lịch sử tín dụng của hộ,…Qua phân tích
dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi soạn sẵn với 202 hộ được điều tra tại 05 huyện
gồm Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít, Vũng Liêm về tuổi, giới tính, tổng thu
nhập, diện tích đất, số lao động chính,…đặc biệt là tình hình vay vốn của nông hộ
cũng như những khó khăn mà nông hộ gặp phải khi tiếp cận tín dụng chính thức.
Kết quả mô hình binarylogistic cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau theo thứ tự từ nhiều đến ít, diện tích đất, tài sản, giới
tính, lao động chính, thu nhập và cuối cùng là biến người phụ thuộc có tác động ngược
chiều lên biến phụ thuộc tiếp cận vốn, riêng biến độ tuổi của chủ hộ không có ý nghĩa
thống kê lên biến phụ thuộc tiếp cận vốn.
Bên cạnh đó, qua phân tích tình hình vay vốn của nông hộ và xác định được các
yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức, nghiên cứu này còn còn đề xuất
một số giải pháp để giúp các cơ quan, ban ngành có liên quan làm căn cứ đưa ra những
chính sách phù hợp giúp cho nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận được tín dụng chính
thức, các giải pháp này gồm 03 phía: Phía nông hộ và phía ngân hàng.

xi


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Tại các nước đang phát triển, nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP.
Vì vậy, phát triển nông nghiệp là mục tiêu chủ yếu của mọi chiến lược phát triển kinh
tế.
Theo báo cáo chính thức, vốn đầu tư cho nông nghiệp hàng năm chiếm tỷ lệ
khoảng 7% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội và còn rất thấp so với phần vốn đầu tư
dành cho công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Khu vực nông nghiệp nông thôn đang rất

cần nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, như máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phương
tiện vận tải, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch,… Nguyên nhân
cơ bản của vấn đề khát vốn là do thu nhập của người nông dân còn thấp, đại đa số hộ
nghèo lại ở vùng nông thôn. Thu nhập không đủ trang trải chi tiêu nên không thể tái
đầu tư sản xuất. Đây chính là cái vòng lẩn quẩn của nghèo đói. Vì vậy, khu vực nông
nghiệp nông thôn đang rất khát các nguồn vốn mà chủ yếu là vốn tín dụng để phát
triển kinh tế, nâng cao thu nhập, mức sống và cải thiện các điều kiện văn hoá - xã
hội,...
Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò rất quan trọng
đối với sản xuất của các nông hộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nông hộ gặp không ít
khó khăn khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức. Có nhiều nguyên nhân chủ
quan lẫn khách quan dẫn đến nông hộ không thể hay khó tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức. Do đó, vấn đề làm thế nào để các nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận được các
nguồn vốn tín dụng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận kỹ thuật hiện đại
trong sản xuất nông nghiệp vẫn là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết.

1


1.1.2. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Vĩnh Long có đất đai phù sa màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp
phù sa quanh năm nên trồng trọt là thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh cây lúa (90% diện tích
đất trồng lúa), hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm tấn trái cây
như: Cam, quýt, bưởi, dừa,… và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, người dân nơi đây
rất cần vốn để đầu tư sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Để khơi thông dòng chảy tín dụng về nông thôn, giúp nông dân tiếp cận được
nguồn vốn chính thức, đồng thời giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh
khai thác tốt phân khúc tín dụng nông thôn thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ mang tính cấp bách và lâu dài.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh Vĩnh Long” nhằm giúp nông
dân nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, góp phần đưa kinh tế gia
đình, kinh tế nông thôn phát triển.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Qua
đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức cho hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu nhằm cải thiện thu nhập cũng như đời sống
của người dân trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Đánh giá thực trạng về vấn đề tiếp cận tín dụng chính thức đến các hộ nông
dân của các đơn vị cho vay tín dụng tại tỉnh Vĩnh Long.
• Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của hộ nông dân ở địa phương.
• Sau cùng, đề xuất hàm ý chính sách đóng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
tín dụng của các hộ nông dân tại Vĩnh Long.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ.
• Đối tượng khảo sát: Là các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
1.3.2. Phạm vi không gian
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên địa bàn nghiên cứu chỉ giới hạn ở năm
huyện của tỉnh Vĩnh Long là Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít, Trà Ôn, và Vũng Liêm

1.3.3. Phạm vi thời gian
- Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 06/2015.
- Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2012 đến năm 2014 qua báo cáo
chính thức của các cơ quan, ban ngành, các TCTD trên địa bàn.
- Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu là số liệu tác giả điều tra khảo sát hộ
nông dân từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2014.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp này được thực hiện thông qua 02 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức.
- Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính của hộ nông dân đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều
chỉnh các yếu tố cho hợp lý.
- Bước 2. Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp định
lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn;

3


Sau đó tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định các mô hình
lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
tại tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu sử dụng chương trình SPSS để phân tích dữ liệu thống
kê và cho kết quả nghiên cứu.
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu luận văn có ý nghĩa đối với nông hộ, các TCTD cũng như các cơ
quan hữu quan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung.
• Đối với hộ nông dân: Giúp hộ nhận biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của mình, qua đó có thể nâng cao được khả năng
trong việc tìm đến nguồn vốn vay với lãi suất phù hợp để đầu tư sản xuất và phát triển
kinh tế gia đình.

• Đối với các TCTD: Căn cứ trên nhu cầu, khả năng thực tế và nguyện vọng
của nông hộ, các TCTD có thể điều chỉnh chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn
phù hợp hơn để khai thác tốt phân khúc này, một phân khúc vốn có tỷ lệ nợ quá hạn
thấp, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho đơn vị.
• Đối với các cơ quan hữu quan: Có chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân về thủ
tục hành chánh, thủ tục vay vốn, lãi suất vay, …giúp nông dân giảm chi phí giao dịch,
chi phí sản xuất, qua đó góp phần cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao đời sống cho
người dân nông thôn.
1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 05 chương:
- Chương 1 là tổng quát về đề tài nghiên cứu.
- Chương 2 nêu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu của đề tài.
- Chương 3 thiết kế nghiên cứu của luận văn.
- Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
- Chương 5 là phần kết luận của luận văn, đồng thời đề xuất các hàm ý chính
sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.

4


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vĩnh Long là tỉnh có quy mô nhỏ nhất về diện tích đất so với các tỉnh khác ở
ĐBSCL, dân cư tập trung ở vùng nông thôn với hơn 85% dân số tỉnh. Thu nhập bình
quân theo đầu người của vùng nông thôn nơi đây còn thấp. Vì vậy, người dân nơi đây
rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ tỉnh Vĩnh Long” là rất cần thiết, việc xác định đúng các mục tiêu,
phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Vĩnh Long.


5


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC NÔNG HỘ
2.1.1. Các khái niệm về tiếp cận tín dụng
2.1.1.1. Khái quát về tín dụng
Các khái niệm tín dụng
• Khái niệm tín dụng theo pháp luật ngân hàng nhà nước Việt Nam: Tín
dụng là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay
mượn và bên đi vay mượn theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ
hoặc tài sản để bên vay sử dụng có thời hạn. Khi đến hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả
vốn hoặc tài sản ban đầu và lãi suất.
• Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn
tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay
mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả. Chính sự
hoàn trả là đặc trưng thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín
dụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác
• Tín dụng theo quan điểm của nhà kinh tế học hiện đại: “Tín dụng được thực
hiện trên cơ sở lòng tin, điều đó có nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay
sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi.”
 Như vậy, tín dụng không những chỉ là một hình thức vận động của tiền tệ
hoặc tài sản, bên cạnh đó còn là một loại quan hệ xã hội, trước hết dựa vào lòng tin.
Khi một tổ chức tín dụng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, trước hết là họ tin
tưởng khách hàng có khả năng trả nợ món nợ đó;
Tín dụng từ xa xưa dựa vào lòng tin là chủ yếu, ngày nay nó được pháp luật bảo
trợ. Tín dụng biểu hiện các mối liên hệ kinh tế gắn liền với các quá trình phân phối lại
vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và cơ sở vật chất tín dụng là tiền tệ hàng hóa.
6



Cơ chế tín dụng
- Lãi suất: Là giá cả của khoản cho vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá trị
lãi của khoản vay và khoản vay trong một thời gian nhất định.
- Thủ tục cho vay: Là một tập hợp các bước, các công việc cần thiết nhất định
phải tiến hành giữa người đi vay và người cho vay để thực hiện hoàn thành theo một
trình tự một nghiệp vụ tín dụng.
- Thời hạn cho vay: Là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời hạn cho vay bao gồm:
o Cho vay ngắn hạn: Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, được xác định phù hợp với chu
kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa đến 12 tháng.
o Cho vay trung, dài hạn: Đối với khách hàng vay vốn trung, dài hạn nhằm thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn cho
vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng (>12 tháng)
- Mức cho vay:
o Đối với hình thức cho vay có thế chấp, giá trị món vay luôn được xác định trên
cơ sở giá trị tài sản thế chấp.
o Đối với hình thức cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ
chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay.
- Thời gian thu hồi vốn vay: Là thời gian bắt đầu từ khi người vay nhận được
khoản vay đến khi thực hiện trả lần đầu tiên về lãi hoặc nợ gốc.
2.1.1.2. Định nghĩa về tín dụng chính thức
Khái niệm về tín dụng chính thức
Căn cứ theo phương diện tổ chức, tín dụng được chia thành tổ chức tín dụng
chính thức và tổ chức tín dụng phi chính thức;


7


Vậy, tổ chức tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn
thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thống có đăng ký và hoạt động công
khai theo luật hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền nhà nước các cấp.
Khái niệm về tín dụng phi chính thức
Tác giả Frank Fill cho rằng “Tín dụng không chính thức là tín dụng do các tổ
chức, cá nhân nằm ngoài các tổ chức chính thức (như các hệ thống ngân hàng thương
mại, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các cơ quan tài trợ thực hiện”. [20]
Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng
ngầm hoặc nữa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số
hoặc tất yếu vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản
nhất là lãi suất).
Tổ chức hoạt động tín dụng chính thức
Tín dụng chính thức được cung cấp cho các hộ gia đình nông thôn thông qua
hai ngân hàng nhà nước chính: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ tín
dụng nhân dân (QTDND) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NHNN&PTNT). Trong khi NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại thì
NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ
chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở nông thôn.
NHCSXH cung cấp những chương trình vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi
bằng 0) cho những hộ gia đình mục tiêu bao gồm người nghèo, hoàn cảnh khó khăn
hay người tàn tật. QTDND vẫn hoạt động theo luật hợp tác xã. QTDND chỉ cho xã
viên vay, dù nhận tiền gửi của cả xã viên lẫn những người không phải xã viên.
NHCSXH được kỳ vọng sẽ tiếp cận tốt nhất, thậm chí hơn nhiều các tổ chức tài
chính vi mô, đến những hộ gia đình nghèo nhất. Nhìn chung khả năng trả nợ tương
quan nghịch với thu nhập và của cải của hộ nên các tổ chức tài chính chính thức (bao
gồm cả các tổ chức tài chính vi mô) có thể không sẵn lòng cho những người nghèo
nhất vay;


8


Tín dụng được cung cấp thông qua các ngân hàng nhà nước sẵn sàng chấp nhận
những rủi ro hơn cho thấy những khoản vay này được coi như khoản chuyển giao xã
hội như là một phần của chính sách tái phân phối thu nhập mở rộng.
NHCSXH không hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, và trong thời
điểm hiện tại, ngân hàng không thể coi là có khả năng thanh toán vì lãi suất tiền vay
thấp hơn chi phí. Do vậy, hiệu quả của các khoản tín dụng của NHCSXH là một vấn
đề cần xem xét lâu dài trên thực tế.
Hệ thống QTDND có ba cấp: Quỹ tín dụng địa phương, quỹ tín dụng vùng, và
quỹ tín dụng trung ương. Các khoản vay nhỏ không cần thế chấp, các khoản vay lớn
vẫn cần phải thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản khác. Kỳ
hạn cho vay thường dưới 12 tháng. Lãi suất vay (khoảng 1,5% tháng) và lãi suất tiền
gửi (0,9%) do NHNN ấn định, và thường cao hơn lãi suất của NHNN&PTNN và
NHCSXH.
2.1.1.3. Khái niệm về hộ nông dân
Hộ gia đình: Tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết
thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như ăn, uống, v.v. Tuy
nhiên cũng có thể có một vài trường hợp một số thành viên của hộ không có họ hàng
huyết thống, nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra.
Hộ nông dân: Khái niệm hộ nông dân hay còn được gọi là nông hộ được
hiểu dựa trên khái niệm hộ gia đình, theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam hiện hành quan
niệm hộ gia đình (Điều 106, mục 1): “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung,
cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định”. Vậy hộ
nông dân hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các
hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác,
tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.

Kinh tế nông hộ: Là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất
chủyếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loạt hình
kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục đích
chính là sản xuất hàng hoá để bán). Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia
đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế.
9


Đặc điểm của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp
Về phương diện sản xuất và quan hệ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, hộ
sản xuất có một số đặc điểm cơ bản là:
- Hộ gia đình là đơn vị sản xuất cá thể mang nặng tính tự cấp, tự túc, tỷ trọng
hàng hóa sản xuất ra thường không lớn.
- Trình độ sản xuất, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao.
- Sản xuất hộ nông dân thường phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao, sản
xuất nhỏ lẻ, sản xuất theo thời vụ.
- Hộ sản xuất hầu hết đều là người nông dân hiền lành, chịu khó làm ăn, nhìn
chung có tín nhiệm trong cộng đồng làng xã, đặc biệt là trong việc thực hiện nghĩa vụ
với nhà nước.
- Về quan hệ tín dụng với ngân hàng, các hộ phần lớn đều có ý thức vay, trả
tương đối sòng phẳng.
- Trong trường hợp gặp thiên tai bất khả kháng, mùa màng thất bát, hộ sản xuất
thường không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, ý thức hoàn trả nợ để duy trì tín nhiệm
trong cộng đồng làng xã thường rất cao. Nếu vụ sản xuất sau có thu hoạch, họ sẵn sàng
hoàn trả nợ cũ cho ngân hàng.
2.1.1.4. Khái niệm về tiếp cận tín dụng
Khả năng tiếp cận tín dụng: Khả năng tiếp cận tín dụng là xác suất mà
người vay có khả năng nhận được hoặc không nhận được các khoản vay tín dụng. Tiếp
cận tín dụng có nghĩa là mức độ tín dụng mà người vay có thể nhận được.
Hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là giới hạn cho vay tối đa mà ở đó

các tổ chức tín dụng không muốn cho vay nhiều hơn mặc dù những người đi vay vẫn
còn muốn vay.
Khả năng bị giới hạn tín dụng: Là khả năng mà người đi vay có thể nhận
được các khoản vay với số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu xin vay (Martin Petric, 2004)

10


2.1.2. Tín dụng nông thôn
2.1.2.1. Khái niệm về tín dụng nông thôn
Mục tiêu cuối cùng của hệ thống tín dụng nông thôn là đáp ứng nhu cầu về vốn
cho các hộ gia đình ở nông thôn. Tín dụng đối với hộ nông dân là những khoản tín
dụng dành riêng cho hộ nông dân, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản
xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn
vốn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp nông dân mau chóng vượt
qua nghèo đói vươn lên phát triển cộng đồng.
2.1.2.2. Đặc điểm thị trường tín dụng nông thôn
Đặc trưng của hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển là tình trạng “lưỡng
thể tài chính” (financial dualism) tức là khu vực tài chính chính thức và khu vực tài
chính phi chính thức cùng tồn tại và hoạt động song song với nhau (Phạm Vũ Lửa Hạ,
2003, tr. 336).
Các tổ chức tài chính chính thức được chính phủ ủy quyền và phải tuân theo các
quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng. Nó bao gồm các ngân hàng quốc
doanh và ngân hàng tư nhân, các công ty bảo hiểm, và các công ty tài chính. Các trung
gian tài chính không chính thức hoạt động ngoài cơ cấu quy định và kiểm soát của
chính phủ; gồm các cá nhân cho vay tiền ở địa phương, chủ hiệu cầm đồ, nhóm tương
hỗ, và các tổ chức phi chính phủ (Joanna Ledgerwood, 2006, tr. 27).
Tín dụng nông thôn lý tưởng nhất là xuất phát từ khu vực chính thức, tức là từ
các ngân hàng thương mại, những định chế tài chính chuyên biệt như các ngân hàng
phát triển nông thôn. Tuy nhiên, kinh nghiệm chung ở các nước đang phát triển cho

thấy khu vực chính thức thường không thực hiện tốt vai trò cung cấp dịch vụ tài chính
cho nông thôn, nhất là đối tượng nghèo (Kailas Sarap, 1990). So với khu vực chính
thức, khu vực phi chính thức có nhiều đặc điểm hấp dẫn được người nghèo ở nông
thôn như gần gũi với nông hộ, hoạt động rất linh hoạt và các điều khoản tín dụng đáp
ứng nhu cầu cụ thể và tương thích với khả năng của từng khách hàng, thủ tục giao dịch
đơn giản gọn nhẹ, quy tắc dễ hiểu và dễ thực hiện, quan hệ chủ yếu dựa vào chữ tín
nên yêu cầu tài sản thế chấp không cao.

11


Tuy nhiên, tín dụng phi chính thức có nhiều nhược điểm, rõ nhất là lãi suất rất
cao, cao hơn lãi suất từ khu vực chính thức từ 5 đến 30 lần, thậm chí còn cao hơn. Tín
dụng của những người cho vay tiền ở địa phương đôi khi còn đi kèm theo những ràng
buộc như phải mua nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng, … Các nghiên cứu trước đây
đã phân tích nguyên nhân của việc mặc dù được xác định là đối tượng cho vay của các
tổ chức tín dụng chính thức nhưng nhiều người dân nông thôn, nhất là người nghèo ở
những vùng xa xôi, vẫn bị từ chối cho vay, không thể tiếp cận được tín dụng chính
thức. Theo các nghiên cứu này vấn đề mấu chốt là các tổ chức tín dụng chính thức
không thể điều chỉnh lãi suất để bù đắp chi phí và rủi ro cao khi cho vay ở nông thôn
do người vay thường gặp bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ như
mất mùa, dịch bệnh, giá nông sản bấp bênh,… trong khi họ thiếu tài sản thế chấp và
không có cơ chế bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Kết quả là các tổ chức tín dụng chính
thức sẽ hạn chế cho vay ở nông thôn.
2.1.3 Thông tin bất đối xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng
Nghiên cứu của Joseph E. Stiglitz và Andrew Weiss (1981) đã giải thích sự hạn
chế trong thị trường tín dụng như sau:
Theo kinh tế cơ bản, nếu nhu cầu vượt quá cung, giá cả sẽ tăng lên, do đó giảm
nhu cầu hoặc tăng nguồn cung cho đến khi cung và cầu đạt trạng thái cân bằng. Tuy
nhiên, ở thị trường tín dụng, giá cả (lãi suất) đã không thực hiện chức năng của nó để

điều chỉnh thị trường trở về vị trí cân bằng do hiện tượng thông tin bất đối xứng hay
thông tin không hoàn hảo (imperfect information).
Trong lĩnh vực tín dụng, thông tin bất đối xứng ngụ ý rằng các tổ chức tín dụng
không hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay như chính bản thân họ cho nên không thể
phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn. Nếu không phân biệt được, điều
tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù
đắp thiệt hại do rủi ro gây ra. Song, việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm lợi
nhuận của các tổ chức tín dụng do sự chọn lựa sai lầm của chính các TCTD và động cơ
lệch lạc của người vay. Việc tăng lãi suất cho vay sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
tổ chức tín dụng theo hai hướng đối nghịch nhau. Một mặt, lãi suất tăng sẽ làm tăng lợi
nhuận nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, lãi suất tăng lại có thể làm giảm lợi
nhuận của các tổ chức tín dụng do ảnh hưởng của sự chọn lựa sai lầm.
12


×