Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh tại TPHCM luận văn thạc sỹ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 124 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

-------------------------ĐỖ THỊ THÙY DUNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO
QUA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

GVHD: PGS.TS. HÀ NAM KHÁNH GIAO

TP. HCM, Tháng 6/2015

a


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến thái độ của ngƣời
tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh tại TP.HCM” là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu được thu thập một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kỳ luận văn
hoặc công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi cam đoan bài luận văn này là do chính tôi thực hiện nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm pháp lý trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2015
Người thực hiện


Đỗ Thị Thùy Dung

a


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô khoa Sau đại học, trường
Đại học Tài Chính – Marketing, đã trang bị cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quí báu
trong thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao đã tận tình hướng dẫn,
đóng góp ý kiến về nội dung cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu này.
Lời tiếp theo tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn,và đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập, cũng như đã cùng tôi chia sẻ, thảo luận về
những vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời biết ơn
sâu sắc đến gia đình, những người thân đã luôn yêu thương, động viên và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi học tập.
TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2015
Người thực hiện

Đỗ Thị Thùy Dung

b


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................................. g
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... h
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... j
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 5
1.6 Bố cục của nghiên cứu............................................................................................ 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN ................................................................... 7
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ............................................................ 7
2.1.1 Khái niệm quảng cáo, điện thoại thông minh và quảng cáo qua ĐTDĐ......... 7
2.1.1.1 Khái niệm quảng cáo ............................................................................ 7
2.1.1.2 Khái niệm điện thoại thông minh (Smartphone) ................................... 8
2.1.1.3 Khái niệm quảng cáo qua điện thoại thông minh ................................ ..9
2.1.2 Thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh .................................. 15
2.1.2.1 Khái niệm thái độ ................................................................................ 15
2.1.2.2 Thái độ của khách hàng đối với quảng cáo ......................................... 16
2.1.2.3 Thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh ........................ 17
2.2. Các nghiên cứu trước đây .................................................................................... 17

c


2.2.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 18
2.2.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nước ....................................................... 22
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ................................. 25
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................... 25
2.3.2. Giải thích các yếu tố và nêu các giải thuyết nghiên cứu .............................. 26
2.3.2.1. Giá trị thông tin (Informativeness) ..................................................... 26
2.3.2.2. Tính giải trí (Entertainment) ............................................................... 27
2.3.2.3. Độ tin cậy (Credibility)...................................................................... 28
2.3.2.4. Sự cho phép và kiểm soát (Permission and control) .......................... 28

2.3.2.5. Sự không phiền nhiễu (Non-Irritating) ............................................... 29
2.3.2.6. Nhân khẩu học (Demographic) .......................................................... 29
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 31
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 31
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính ........................................... 31
3.1.2. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng ................................ 32
3.1.2.1 Xác định kích thước mẫu ..................................................................... 32
3.1.2.2 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 33
3.1.2.3 Thang đo .............................................................................................. 33
3.1.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 35
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 35
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..................... 35
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 36
3.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................ 37
3.2.4. Kiểm định sự khác biệt ................................................................................ 37
d


3.3. Xây dựng các biến quan sát đối với từng yếu tố ................................................. 39
3.3.1. Yếu tố thông tin quảng cáo .......................................................................... 39
3.3.2. Yếu tố tính giải trí của quảng cáo ................................................................ 39
3.3.3. Yếu tố sự không phiền nhiễu trong quảng cáo............................................. 40
3.3.4 Yếu tố độ tin cậy đối với quảng cáo ............................................................ 41
3.3.5. Yếu tố sự cho phép và kiểm soát ................................................................. 41
3.3.6 Thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh................................. 42
3.3.7. Đặc điểm nhân khẩu học .............................................................................. 43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 45
4.1. Thông tin về mẫu ................................................................................................. 45
4.2 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .............................................................................. 45
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................ 46

4.3.1. Thang đo từng nhân tố của thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại ......... 47
4.3.2. Thang đo thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại ..................................... 47
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 47
4.4.1. Phân tích nhân tố các biến độc lập ............................................................... 48
4.4.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ................................................................. 49
4.5 Mô hình hồi quy tuyến tính ................................................................................. 49
4.5.1. Phân tích ma trận tương quan ...................................................................... 49
4.5.2. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ......................................................... 51
4.5.3. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ............. 53
4.5.4. Kiểm định các giả thuyết.............................................................................. 56
4.6 Kiểm định sự khác biệt của đặc điểm nhân khẩu học ......................................... 59
4.6.1. Thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh................................. 59
e


4.6.2. Sự khác biệt của giới tính đến thái độ đối với quảng cáo ............................ 60
4.6.3. Sự khác biệt của độ tuổi đến thái độ đối với quảng cáo .............................. 60
4.6.4. Sự khác biệt của trình độ học vấn đối với thái độ quảng cáo ...................... 61
4.6.5. Sự khác biệt của thu nhập đến thái độ đối với quảng cáo ............................ 61
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 63
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................. 63
5.2 Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 64
5.2.1. Đối với yếu tố giải trí ................................................................................... 64
5.2.2. Đối với yếu tố giá trị thông tin ..................................................................... 66
5.2.3. Đối với yếu tố tin cậy ................................................................................... 67
5.2.4. Đối với yếu tố sự không phiền nhiễu ........................................................... 69
5.2.5. Đối với yếu tố sự cho phép và kiểm soát ..................................................... 70
5.2.6. Đối với yếu tố nhân khẩu học. ..................................................................... 72
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ....................... 73
5.3.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 73

5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 76
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... 79

f


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo trực tuyến
của Brackett & Carr (2001) .......................................................................................... 19
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Tsang và cộng sự (2004) ...................................... 20
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Xu (2007) ............................................................. 21
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu thái độ của khách hàng đối với quảng cáo qua tin nhắn
văn bản SMS trên điện thoại thông minh của Trần Thị Thanh Vân (2013) ................. 22
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng
trẻ đối với quảng cáo SMS của Phạm Thị Lan Hương & Trần Nguyễn Phương Minh
(2013)............................................................................................................................ 23
Hình 2.6: Mô hình Nghiên cứu đánh giá tác động của mobile marketing lên thái độ và
hành vi khi tiếp nhận quảng cáo của người dùng thông minh tại TP.HCM (Hoàng Hữu
Lợi, 2013) ..................................................................................................................... 25
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 35
---------------------Biểu đồ 4.1 Biểu đồ phân tán Scatterplot ..................................................................... 54
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ Histogram ................................................................................... 55
Biểu đồ 4.3 Đồ thị P-P plot ......................................................................................... 55

g


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Tiến độ nghiên cứu........................................................................................ 31
Bảng 3.2 Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu ......................... 34
Bảng 3.3 Biến quan sát về thông tin quảng cáo ........................................................... 39
Bảng 3.4 Biến quan sát về tính giải trí của quảng cáo ................................................. 40
Bảng 3.5 Biến quan sát về sự không phiền nhiễu của quảng cáo ................................. 40
Bảng 3.6 Biến quan sát độ tin cậy đối với quảng cáo .................................................. 41
Bảng 3.7 Biến quan sát sự cho phép và kiểm soát ....................................................... 42
Bảng 3.8 Biến quan sát Thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh ........... 42
Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát ................................................................................. 46
Bảng 4.2 Hệ số KMO và kiểm định Barlett ................................................................ 48
Bảng 4.3 Kết quả ma trận xoay nhân tố ....................................................................... 48
Bảng 4.4 Kết quả ma trận tương quan Pearson ............................................................ 50
Bảng 4.5 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính .............................................................. 51
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy hồi quy tuyến tính bội ......................... 52
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thống kê các hệ số hồi quy ............................................. 53
Bảng 4.8 Tóm tắt kiểm định các giả thuyết .................................................................. 59
Bảng 5.1 Thống kê mô tả thang đo Tính giải trí .......................................................... 65
Bảng 5.2 Thống kê mô tả thang đo Thông tin .............................................................. 66
Bảng 5.3 Thống kê mô tả thang đo độ tin cậy .............................................................. 68
Bảng 5.4 Thống kê mô tả thang đo sự không phiền nhiễu ........................................... 69
Bảng 5.5 Thống kê mô tả thang đo sự cho phép và kiểm soát ..................................... 70

h


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- AAA: Hiệp hội quảng cáo Mỹ
- AAAA: Hiệp hội các hãng quảng cáo Mỹ
- MMA: Hiệp hội Mobile Marketing
- TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

- EFA: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
- PL-UBTVQH: Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ Quốc Hội
- SMS: Tin nhắn văn bản qua điện thoại
- MMS: Tin nhắn đa phương tiện
- SPSS 20.0: Phần mềm phân tích số liệu thống kê SPSS phiên bản 20.0
- Mobile web: Web trên điện thoại
- Email: Thư điện tử
- Thông minh: Điện thoại thông minh
- GPS: Định vị toàn cầu
- HSDPA: Mạng 3G tốc độ cao
- &: Và
- TV: Ti vi
- ĐTDĐ: điện thoại thông minh
- TVC: Quảng cáo truyền hình thương mại
- VN: Việt Nam
- THPT: Trung Học Phổ Thông

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quảng cáo qua điện thoại thông minh là một trong những hình thức quảng cáo
đang phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng lượng người
dùng internet trên điện thoại di động tăng mạnh (20%), mọi người thích và thường
dùng Internet trên smartphone của mình hơn so với trên máy tính. Các thị trường đang
có tốc độ tăng trưởng mạnh ở nhóm này gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và
Indonesia (nguồn: Euromonito international 2014). Số người dùng smartphone đã
chiếm 30% (1,6 tỉ) trong tổng số 5,2 tỉ người sử dụng điện thoại di động. Từ đó quảng
cáo qua điện thoại được xem là một thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp hiện
nay. Vì vậy vấn đề nghiên cứu thái độ của người tiếp nhận quảng cáo qua điện thoại là

cấp thiết để các nhà quản trị có cơ sở xây dựng những chiến lược quảng cáo phù hợp
và hiệu quả hơn. Do đó tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thái độ của người tiêu
dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh tại TP.HCM”.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nghiên cứu chính của Tsang và cộng sự.
Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có 5 biến độc lập: tính giải trí, giá trị thông tin, sự tin
tưởng, sự không phiền nhiễu, sự cho phép và kiểm soát, và một biến phụ thuộc thái độ
của người tiêu dùng đối với quảng cáo. Thang đo các nhân tố của thái độ đã được xây
dựng với thang đo Likert năm mức độ. Dữ liệu thu thập được phân tích với phần mềm
SPSS 20.0, mẫu khảo sát đưa vào phân tích dữ liệu là 290. Thang đo chính thức gồm
22 biến quan sát, tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA, sau đó là phân tích tương quan và xây dựng mô hình
hồi quy tuyến tính. Qua kết quả đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA, kết quả cho thấy cả 23 biến quan sát đều hợp lệ để tiếp tục
đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích hồi quy tuyến
tính cho thấy các yếu tố đều thỏa điều kiện Sig. < 0,05 với R2 hiệu chỉnh là 51%.
Trong đó yếu tố tính giải trí tác động mạnh nhất và yếu tố có ít ảnh hưởng đến thái độ
là yếu tố sự cho phép và kiểm soát.

j


Kết quả kiểm định sự khác biệt của đặc điểm cá nhân đến thái độ cho thấy các
nhóm phân loại theo thu nhập, trình độ học vấn có sự khác biệt với nhau nhưng yếu tố
tuổi và giới tính thì không có sự khác biệt đến thái độ với quảng cáo.
Kết quả phân tích của đề tài sẽ hữu ích đối với các doanh nghiệp muốn thực
hiện quảng cáo qua kênh truyền thông này và là nguồn tư liệu tốt cho các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo. Đề tài cũng đưa ra những hàm ý quản trị giúp ích
cho các doanh nghiệp có cơ sở phân tích và tài liệu tham khảo hữu ích cho những
chiến lược quảng cáo qua điện thoại.


k


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Quảng cáo qua điện thoại (mobile marketing) hiện không còn là khái niệm mới đối

với thế giới nhưng tại Việt Nam, thị trường Mobile Marketing đang thực sự biết đến và
ứng dụng vào những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng nhanh của nhu cầu sử dụng
Thông minh tại Việt Nam là xu hướng đã được dự báo trước, tỷ lệ số người sử dụng
thông minh đang ngày càng tăng, chiếm 20% tổng dân số VN (We are social, 2014),
đây cũng chính là nhân tố quan trọng tạo ra nhiều cơ hội cho xu hướng phát triển
Mobile Marketing – công cụ giúp cho các doanh nghiệp VN vượt ra khỏi lối mòn bằng
các chiến lược Marketing hiệu quả. Dự đoán rằng đây sẽ là một xu hướng bùng nổ
trong tương lai, thay thế cho một số loại hình quảng cáo truyền thống.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của điện thoại thông minh (smartphone) đã thúc đẩy
tỷ lệ truy cập Internet trên thông minh tăng vọt. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông
tin & Truyền thông trong dự thảo Báo cáo Sơ kết 6 tháng đầu năm 2014, tổng số thuê
bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc hiện có là 148,5 triệu,
trong đó thông minh chiếm 93,3 triệu và cả nước hiện có 121,12 triệu thuê bao phát
sinh lưu lượng, trong đó thuê bao 3G đã chiếm 20% tổng thuê bao. Cũng theo báo cáo
này cho thấy, thuê bao điện thoại thông minh (phát sinh lưu lượng) 2G giảm khoảng 5
triệu thuê bao, nhưng thuê bao 3G lại tăng trên 3 triệu thuê bao, điều này cho thấy nhu
cầu thị trường về điện thoại thông minh tăng mạnh được các doanh nghiệp dự báo và
đây là cơ hội tốt để các nhà marketing của doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường
quảng cáo đầy tiềm năng này.
Quảng cáo qua điện thoại thông minh đang được xem là một công cụ hữu ích và

sáng tạo để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Hiệp hội Mobile Marketing (MMA, 2009)
định nghĩa Marketing trên thiết bị thông minh là việc sử dụng các công cụ không dây,
thiết bị thông minh để truyền tải nội dung và tương tác với khách hàng. Điều này có
thể lý giải do số lượng người sử dụng điện thoại thông minh đang gia tăng; và việc

1


chấp nhận điện thoại thông minh cao hơn so với mạng xã hội, tivi kỹ thuật số, và
Internet (Smith, 2008)
Tại VN, điện thoại thông minh là kênh truyền thông được yêu thích vượt cả truyền
hình và máy tính để bàn (in Mobi, 2011). Hơn 805 quảng cáo được gửi đến thiết bị
thông minh mỗi giây (We are social, 2011). Số lượng người sử dụng điện thoại thông
minh hơn 120 triệu người, chiếm hơn 75% tổng dân số; trong đó hơn 30% người sử
dụng điện thoại thông minh (Vectia, 2012). Người sử dụng điện thoại thông minh đang
là khách hàng mục tiêu của nhiều thương hiệu cao cấp. Việc sử dụng điện thoại thông
minh để truy cập internet, kiểm tra email, tương tác với bạn bè trở nên phổ biên với
người tiêu dùng VN (Masso, 2014). Do đó, quảng cáo trên điện thoại thông minh được
xem là kênh quảng cáo tiềm năng tại thị trường VN. Tuy nhiên, quảng cáo qua điện
thoại tại VN hiện nay vẫn chưa khai thác hết hiệu quả cũng như đúng cách tiếp cận.
Vẫn còn nhiều khách hàng cảm giác bị phiền toái, thậm chí cảm nhận sự lừa đảo,
không đáng tin cậy (quảng cáo qua SMS, tin nhắn rác, spam).
Những năm gần đây, việc nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng với quảng cáo
qua điện thoại khá phổ biến ở một số nước châu Á và một số nước phát triển khác như
Trung Quốc, New Zeland, Úc, Ấn Độ, Jordan, Iran, Pakistan, Nam Phi, Thái Lan, Mỹ
và Anh. Tuy nhiên, ở VN nói chung và TP HCM nói riêng, các công trình nghiên cứu
hàn lâm về thái độ người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại ít được công bố.
Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu về thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại được tiến
hành bởi các công ty nghiên cứu thị trường, tuy nhiên các thông tin chỉ giới hạn việc
mô tả sự yêu thích, niềm tin và loại hình quảng cáo. Do đó, bài nghiên cứu này muốn

đánh giá thái độ và hành vi của người tiêu dùng điện thoại thông minh rằng liệu họ có
chấp nhận hay sẵn sàng tiếp nhận những thông điệp quảng cáo được truyền tải qua
chiếc điện thoại mà họ đang sử dụng hay không? Do đó, tác giả quyết định thực hiện
luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với quảng
cáo qua điện thoại thông minh tại TP.HCM”.

2


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2

Để giúp những người làm marketing, các doanh nghiệp quan tâm đến Mobile
Marketing nhận ra đâu là yếu tố cần quan tâm khi thực hiện triển khai các chiến dịch
quảng cáo trên điện thoại thông minh. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình
nghiên cứu về thái độ đối với quảng cáo, cũng từ đó cũng rút ra được những yếu tố tác
động đến thái độ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lối sống,
hành vi tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế cho nên những mô hình và thang đo
nghiên cứu trước đây có thể chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, cụ thể là thị trường
TP.HCM, vì thế nghiên cứu mới của tác giả được thực hiện nhằm đạt được những mục
tiêu sau:
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng khi tiếp nhận quảng cáo qua
điện thoại thông minh tại TP.HCM.
- Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định những yếu tố tác động đến thái độ của
người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh tại TP.HCM với những
mục tiêu cụ thể như sau:


Thứ nhất: Xác định các yếu tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo qua điện


thoại thông minh tại TP.HCM


Thứ hai: Kết quả nghiên cứu sẽ là những hàm ý quản trị đối với các công ty

tham gia hoạt động quảng cáo qua điện thoại.
1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với
quảng cáo qua điện thoại thông minh tại TP.HCM.
- Đối tượng khảo sát: Nam, Nữ từ 18-35 tuổi, sinh viên, nhân viên văn phòng có sử
dụng điện thoại thông minh và đã từng nhìn thấy, nhận được bất cứ quảng cáo nào qua
điện thoại. Do số mẫu đề tài nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu trong thời gian ngắn nên tác
giả quyết định chọn phạm vi độ tuổi chỉ trong khoảng 18-35 nhằm có những phân tích
hành vi cụ thể và rõ ràng hơn cho phân khúc này.

3


- Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế được tác giả thực
hiện trong 4 tháng, tính từ 1/2015 đến 4/2015, trong đó hoạt động điều tra xã hội học
đối với người tiêu dùng Thông minh được thực hiện trong vòng 2 tháng 1/2015 đến
tháng 3/2015.
- Phạm vi không gian: tác giả giới hạn nghiên cứu tập trung tại khu vực nội thành
TP.HCM bởi đây là khu vực có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu như cơ sở hạ tầng
viễn thông và công nghệ thông tin phát triển, mật độ dân số tập trung cao,..
1.4


Phƣơng pháp nghiên cứu

- Quy trình nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu, xác định các yếu
tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông
minh. Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 - Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu theo bảng câu hỏi cấu trúc. Nghiên cứu
định tính được tiến hành bằng cách khảo sát bảng câu hỏi 30 người (những người đã
từng sử dụng điện thoại thông minh thông minh và thường xuyên sử dụng 3G, wifi để
truy cập internet, các ứng dụng điện thoại khác) để từ đó điểu chỉnh và bổ sung thang
đo trong mô hình nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn được ghi chép lại để làm tài liệu
điều chình, bổ sung các yếu tố các biến. Phỏng vấn được thực hiện tại TP.HCM.
Giai đoạn 2 - Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu
sơ bộ. Mẫu điều chỉnh trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện với kích thước n = 300, cả nam lẫn nữ từ độ tuổi 18-35, sinh viên,
nhân viên văn phòng ở khu vực nội thành TP.HCM, những người đã từng và đang sử
dụng điện thoại thông minh Thông minh và thường xuyên sử dụng 3G, wifi để truy
cập internet, các ứng dụng điện thoại khác.

4


Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để làm công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết
phục vụ cho phân tích định lượng nói trên. Có 2 hình thức thu thập thông tin là: Phỏng
vấn trực tiếp bằng Bảng câu hỏi hoặc Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát
thông qua thư điện tử (email) với đường dẫn kết nối đến Bảng câu hỏi được thiết kế

trên mạng. Nghiên cứu chính thức này dùng để kiểm định thang đo và mô hình lý
thuyết.
1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học đối với những nhà nghiên cứu về thái độ

của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh và sự ảnh hưởng của
quảng cáo đến ý định mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra, đề tài có ý nghĩa thực
tiễn với các doanh nghiệp muốn quảng cáo, công ty quảng cáo, nghiên cứu thị trường
hay những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại thông minh
cụ thể như sau:
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xác định mô hình nghiên cứu về thái độ đối với
quảng cáo nói chung và thái độ đối với quảng cáo qua điện thoại thông minh nói riêng
để những nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực có thể tham khảo thực hiện các nghiên cứu
tiếp theo, chuyên sâu hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc có cái nhìn tổng quan về
các yếu tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với quảng cáo qua điện thoại
thông minh tại thị trường TP.HCM. Từ đó, giúp các nhà quản trị marketing nhận ra
các yếu tố tác động đáng lưu ý nhất đến thái độ của người dùng điện thoại thông qua
các quảng cáo và sự ảnh hưởng của nó đến ý định hành động thực sự của họ, để từ đây
các nhà quảng cáo đưa ra những chiến lược quảng cáo phù hợp hơn, thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh.
1.6

Bố cục của nghiên cứu: Luận văn được chia thành 5 chương

- Chƣơng 1 – Tổng quan về đề tài nghiên cứu: giới thiệu tính cấp thiết của đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.


5


- Chƣơng 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: giới thiệu lý thuyết, học
thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu thái độ của người dùng thông minh đối với
quảng cáo trên điện thoại thông minh, tóm tắt các nghiên cứu thực tiễn về thái độ đối
với quảng cáo ở một số quốc gia và khu vực cụ thể. Chương này cũng sẽ giới thiệu mô
hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết.
- Chƣơng 3 – Thiết kế nghiên cứu: sẽ giới thiệu về việc xây dựng thang đo, cách
chọn mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập thông tin được tiến hành như
thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong luận văn.
- Chƣơng 4 – Phân tích kết quả nghiên cứu: sẽ phân tích, diễn giải các dữ liệu đã
thu được từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp
thang đo và các kết quả thống kê suy diễn.
- Chƣơng 5 - Kết luận và kiến nghị: đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được bao
gồm kết luận về các yếu tố tác động đến thái độ của người dùng thông minh đối với
quảng cáo qua điện thoại thông minh, một số hàm ý chính sách cũng như chiến lược
cho các nhà quản trị marketing và từ đó đưa ra các giải pháp và một số hạn chế, kiến
nghị cho các nghiên cứu trong tương lai.

6


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1 Khái niệm quảng cáo, điện thoại thông minh và quảng cáo qua điện
thoại thông minh
2.1.1.1 Khái niệm quảng cáo

Theo Kotler và Amstrong (2013), tổ hợp chiêu thị hay còn gọi là tổ hợp truyền
thông marketing là sự kết hợp những công cụ chiêu thị/công cụ mà công ty sử dụng để
chuyển tải giá trị khách hàng sao cho thuyết phục và xây dựng mối quan hệ khách
hàng. Có 5 công cụ chính: quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, quan hệ công
chúng (PR), Marketing trực tiếp. Trong đó, quảng cáo được hiểu là mọi hình thức giới
thiệu và quảng bá phi cá nhân về ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ do một nhà tài trợ xác
định chi trả (bao gồm quảng cáo trên truyền hình, trên ấn phẩm được in ấn, trên
Internet, quảng cáo ngoài trời,..).
Mặc khác, trong giáo trình “Quản trị marketing” của Kotler định nghĩa “Quảng
cáo là một hình thức trình bày gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch
vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền”.
Trong giáo trình “Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị”, quảng cáo được định nghĩa
như sau: “Quảng cáo là dịch vụ kinh doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản
phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) hay ý tưởng do bên thuê mua thông báo qua các phương
tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết phục hay ảnh hưởng tới hành vi của một số đối
tượng nào đó”.
Theo định nghĩa trong Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 39/2001/PLUBTVQH10 (16/11/2001) về quảng cáo, thì Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu
dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh
lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời.

7


Ở những nước phát triển đặc biệt là Mỹ, quảng cáo đã thành một ngành công
nghiệp. Theo Hiệp hội quảng cáo Mỹ (AAA-American Advertising Association), một
hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy tín trên thế giới, “Quảng cáo là hoạt động truyền bá
thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của
chủ quảng cáo trên cơ sở thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người
khác”.
Ngày nay, quảng cáo là hình thức hiệu quả nhất để quảng bá, giới thiệu sản phẩm,

dịch vụ của các doanh nghiệp. Quảng cáo là một phần không thể thiếu trong các hoạt
động của hầu hết các doanh nghiệp. Việc lựa chọn hình thức quảng cáo nào là phù hợp
và hiệu quả nhất vẫn luôn được các nhà marketing, nhà nghiên cứu phân tích để đưa ra
những chiến lược phù hợp nhất.
2.1.1.2 Khái niệm điện thoại thông minh (Smartphone)
Theo từ điển Merriam-Webster nổi tiếng của Mỹ đã định nghĩa điện thoại thông
minh một cách ngắn gọn như sau: “a cell phone that includes additional software
functions (as e-mail or an Internet browser),” tạm dịch: một chiếc điện thoại thông
minh sở hữu các chức năng phần mềm bổ sung (e-mail và có cả trình duyệt Internet).
Còn theo ghi nhận của Wikipedia Việt Nam: Điện thoại thông minh là khái niệm
để chỉ chiếc điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành thông minh với nhiều tính
năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại
thông minh thông thường.
Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại thông minh
thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay,
máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông minh ngày nay
bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ
3 trên thông minh và các phụ kiện đi kèm cho máy. Những điện thoại thông minh phổ
biến nhất hiện nay đều dựa trên nền tảng Android của Google và iOS của Apple.
Khái niệm đầu tiên về điện thoại thông minh được cho là đã xuất hiện vào giữa
năm 1970, nhưng ý tưởng đó đã không đi đến thành quả cho đến gần 20 năm sau khi

8


IBM phát triển nguyên mẫu điện thoại thông minh đầu tiên với các tính năng của PDA.
Sản phẩm này có tên gọi IBM Simon Personal Communicator (mã hiệu Angler) nhưng
mãi đến tận năm 1994 mới chính thức được thương mại hóa.
Khi mọi người chạy theo điện thoại thông minh như một công cụ điện thoại tiện
dụng có thể thực hiện nhiều tính năng hơn chỉ đơn thuần là thoại và nhắn tin, các nhà

sản xuất điện thoại đã bắt đầu quan tâm tới sản phẩm này, đầu tư vào nền tảng nghiên
cứu & phát triển phần cứng.
2.1.1.3 Khái niệm quảng cáo qua điện thoại thông minh
Quảng cáo qua điện thoại hay còn gọi là Mobile Marketing theo khái niệm được
đưa ra vào năm 2004 và được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung năm 2009 của hiệp hội
Mobile Marketing toàn cầu (MMA Global) định nghĩa:
“Mobile marketing là việc sử dụng điện thoại thông minh như một kênh thông tin,
truyền thông, giải trí kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mobile marketing
là một kênh Marketing có tính chất tự động, trực tiếp, tương tác, hướng đối tượng vào
bất cứ lúc nào, bất kỳ đâu [32].
Theo Dickinger và cộng sự (2004, trang 2) định nghĩa: “Mobile Marketing là việc
sử dụng phương tiện truyền thông tương tác không dây để cung cấp cho khách hàng
những thông tin mang tính cá nhân hoá, linh hoạt về thời gian và vị trí bao gồm thông
tin về hàng hoá, dịch vụ, các ý tưởng và do đó tạo ra các giá trị cho các bên liên quan”.
Hiệp hội Mobile Marketing–MMA (2009) đã đưa ra định nghĩa về Mobile
marketing như sau: “Mobile Marketing là một tập hợp các hoạt động để các công ty
giao tiếp và thu hút khách hàng của họ tham gia tương tác hoặc các hình thức liên quan
thông qua và với bất kỳ mạng hoặc thiết bị thông minh nào”.
Theo Friman (2010, trang 18), sau khi tổng hợp một số nghiên cứu, tác giả đã chỉ
ra rằng: “Quảng cáo trên điện thoại thông minh bao gồm các mẫu quảng cáo đã được
định dạng, có tính tương tác và các thông điệp truyền thông với khách hàng được gửi
thông qua điện thoại thông minh” Trong nghiên cứu của mình, Friman giả định quảng

9


cáo (Advertisements), Thư mời sự kiện (Event Invitation) và truyền thông quan hệ
khách hàng (Customer relation communication).
Trong nghiên cứu này, khái niệm quảng cáo trên điện thoại thông minh được hiểu
như sau; Quảng cáo trên điện thoại thông minh là hoạt động truyền tải những mẫu

quảng cáo có khả năng tương tác, linh hoạt về thời gian, địa điểm về các sản phẩm,
dịch vụ, ý tưởng, thương hiệu đến khách hàng thông qua điện thoại thông minh của họ.
Dù các khái niệm trên có sự khác biệt về câu chữ cũng như góc độ và thời điểm
tiếp cận, nhưng nhìn chung lại Mobile marketing bao gồm 3 nội dung chính:
+ Mobile marketing là việc sử dụng điện thoại thông minh làm công cụ thực hiện
các chương trình Marketing với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
+ Mobile marketing là cầu nối giữa đơn vị thực hiện chương trình Mobile
Marketing (các doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ Mobile Marketing) và đối
tượng Marketing (người tiêu dùng). Thông qua đó doanh nghiệp và người tiêu dùng có
thể tương tác với nhau một cách trực tiếp.
+ Mobile marketing là công cụ được cá nhân hoá giúp doanh nghiệp tiếp cận
người tiêu dùng ở bất kỳ đâu và bất cứ thời gian nào.
Các hình thức quảng cáo qua điện thoại
Có nhiều loại khác nhau của tiếp thị điện thoại thông minh có sẵn cho các nhà tiếp
thị. Theo Hiệp hội Mobile Marketing, Mobile Ads có thể phân chia thành 4 hình thức
chính: quảng cáo qua SMS/ MMS, quảng cáo trên website điện thoại (mobile web),
quảng cáo qua các ứng dụng thông minh (mobile applications) và quảng cáo video
(TVC). Một cách khác để quảng cáo thông qua các thiết bị thông minh với việc sử
dụng mã QR (QR code), tuy nhiên đây là một kỹ thuật đòi hỏi người tiêu dùng phải
hành động khi quan tâm trong một quảng cáo.
Công nghệ SMS/MMS
SMS: Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Messaging Service) là một dịch vụ cơ bản và
quan trọng của hệ thống mạng điện thoại thông minh, nó cho phép người dùng điện

10


thoại thông minh, nó cho phép người dùng điện thoại gửi và nhận những lý tự hoặc
chuỗi ký tự với một độ dài hạn chế (Iddris, 2006). Điểm đặc biệt của dịch vụ này là số
lựơng ký tự của một tin nhắn SMS bị giới hạn ở mức 160 ký tự và tin nhắn SMS chỉ

cho phép người dùng soạn những nội dung bằng ký tự chứ không hỗ trợ nội dung đa
phương tiện như hình ảnh/âm thanh,…
MMS: Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (Multimedia Messaging Service) cung cấp
khả năng nhận và gửi tin nhắn dạng Multimedia (văn bản, ảnh, âm thanh, video…)
MMS bản chất là sự mở rộng của SMS cho phép người sử dụng có thể thêm vào các
tài nguyên đa dạng như âm thanh, hình ảnh … không giới hạn. MMS hoạt động tốt
nhất với băng thông rộng trên các mạng 3G, tuy vậy đối với các mạng thế hệ cũ chạy
GPRS vẫn có thể gửi các tin nhắn MMS ngắn.
Quảng cáo trên mobile web


Quảng cáo qua banner
Quảng cáo banner là một hình thức quảng cáo online trên các website. Trên mỗi

website đặt các vị trí với kích thước phù hợp để giới thiệu các thông điệp, hình ảnh,
video… về sản phẩm, dịch vụ… của doanh nghiệp tại các vị trí, nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng đến sản phẩm dịch vụ đó, khi khách hàng quan tâm khách hàng sẽ
nhấp chuột vào banner quảng cáo, qua link liên kết banner sẽ dẫn khách hàng đến
website đích của doanh nghiệp với đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ khách
hàng quan tâm.
Các hình thức quảng cáo banner:
Traditional: Là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ
nhật, chứa những thông điệp quảng ngắn bao gồm cả chữ và ảnh(GIF, JPEG, Flash),
có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác. Quảng cáo banner truyền
thống là một hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi vì thời gian
tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website.
In-line: Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên
trái hoặc bên phải của một trang web. Cũng như "quảng cáo banner" truyền thống,
11



quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link,
hay có thể chỉ là là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những
phông màu hay đường viền.
Pop-up: Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra một cửa số web khi khách
hàng truy cập website hoặc khi click vào 1 đường link trên web.


Công cụ truyền thông đa phƣơng tiện (Rich media)
Rich media tạm gọi là Truyền thông đa phương tiện, là một hình thức quảng cáo

tương tác, cho phép dựa trên công nghệ nhúng falsh và Java để kết hợp hình ảnh, âm
thanh và truyền tải nội dung qua Internet băng thông rộng. Sự kết hợp đa phương tiện
đem đến cho Rich media nhiều dạng sản phẩm quảng cáo phong phú như TVC, trò
chơi, flash…
Rich media với sự hội tụ sức mạnh đa phương tiện chính là giải pháp cho bài toán
công nghệ quảng cáo online. Và ngay lập tức, nó đã thu hút được sự chú ý của cả
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nate Elliott chuyên gia quảng cáo, nhà phân tích của
Jupiter Research dự báo đây sẽ là “công nghệ quảng cáo của tương lai”.
 Quảng cáo tìm kiếm
Đầu tiên, Quảng cáo tìm kiếm được xuất hiện khi user search những từ khóa liên
quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn thì quảng cáo sẽ hiển thị trên phần liên kết tài
trợ của các trang tìm kiếm trực tuyến như Bing, MSN,Yahoo, Google, ...
Google được hiểu một cách đơn giản là quảng cáo xuất hiện khi user search những
từ khóa có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quảng cáo đang kinh doanh.
Quảng cáo sẽ được nằm trong 1 trong 3 vị trí là : phía trên, phía dưới trong dải màu, và
phía bên phải phần tìm kiếm tự nhiên.
 Công nghệ định vị trên thông minh
Trong ứng dụng này, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sẽ được tích hợp vào điện
thoại thông minh để vị trí của thuê bao có thể được phát hiện khi họ di chuyển vào bán

kính phủ sóng của các trạm LBS. Thông qua hệ thống của GPS này, doanh nghiệp có

12


thể xác định được vị trí của những khách hàng tiềm năng của mình. Biết đích xác được
vị trí của khách hàng , doanh nghiệp có thể gửi những thông tin phù hợp với hoàn cảnh
đến họ. Ví dụ, một người đi bộ gần quán cà phê Startbucks có thể nhận được quảng
cáo cho một loại thức uống cụ thể kèm theo một chương trình khuyến mãi đi kèm.
Điều này có thể sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và khuyến khích họ vào cửa
hàng để mua hàng. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này bị giới hạn bởi 1 số yếu tố
khách quan do đó không được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.
-

Các ứng dụng thông minh (Game, ứng dụng)

Ứng dụng thông minh có thể được hiểu đơn giản là ứng dụng được viết riêng cho
một dòng điện thoại bằng ngôn ngữ lập trình của điện thoại đó. Các ứng dụng điện
thoại thông minh trên thế giới được phân phối chủ yếu qua kênh phân phối của nhà sản
xuất, chằng hạn như Apple Store các dòng điện thoại thông minh chạy Iphone OS,
Android Market cho các điện thoại sử dụng Android OS của Google, hay OVi store
cho các dòng máy của Nokia…Các ứng dụng này có thể cung cấp nhiều tiện ích như
chơi game, tải nhạc chuông…và nhiều tiện ích giải trí khác.
Quảng cáo thông qua các ứng dụng thông minh là hình thức đang dần trở thành một
kênh marketing không thể thiếu, đặc biệt với các nhà quảng cáo thuộc các ngành hàng
về Game, ứng dụng hay dịch vụ viễn thông…Các hình thức quảng cáo nào sẽ được
tích hợp dưới dạng banner, text hay rich media thông qua các ứng dụng hoặc game.
-

Video thông minh


Đây là quảng cáo xuất hiện trong bất kỳ trang web thông thường là các trang về tin
tức hoặc âm nhạc, phim ảnh. Khi khách hàng muốn xem nội dung của video, họ bắt
buộc phải xem qua một phần bắt buộc của quảng cáo, thông thường là 6 giây đầu tiên.
Sau đó họ có thể xem hết quảng cáo hoặc ngưng nếu muốn. Nếu quảng cáo của bạn
xuất hiện bên trong chính trình phát video, nhà xuất bản video có thể chọn cách họ
muốn ai đó kích hoạt những quảng cáo này, cũng như vị trí, thời điểm và cách những
quảng cáo này sẽ xuất hiện. Thông thường, khi người nào đó nhấp vào bất kỳ quảng
cáo nào, trình duyệt của họ sẽ tải trang đích của quảng cáo. Đối với quảng cáo hướng

13


×