Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của minh mệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.42 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

KIỀU THỊ HỒNG NHUNG

KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MINH MỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

KIỀU THỊ HỒNG NHUNG

KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MINH MỆNH
Chuyờn ngành: Chớnh trị học
Mó số
: 60 31 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Chớ Thành

Hà Nội - 2009




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

5

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG

10

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC
THỜI NGUYỄN
1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân

10

1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần

16

1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê

21

Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CĂN BẢN TRONG TƯ TƯỞNG

30


THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH

2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh

30

2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh

30

2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh

33

2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh
2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh vể quyền và lợi ích

37
37

của người dân
2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống

41

của nhân dân
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp

1


46


của Minh Mệnh
2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan,

52

nhũng nhiễu nhân dân
2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân

58

trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh
KẾT LUẬN

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, việc
nghiên cứu những tư tưởng chính trị của các thời đại đã qua dưới mọi góc độ
sẽ đem đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm hữu ích để có cái nhìn

sâu sắc về hiện tại, nhận thức đúng và tìm ra cách giải quyết tốt những nhiệm
vụ kinh tế và chính trị của đất nước. Đồng thời những kết quả nghiên cứu
cũng sẽ là những đóng góp đối với sự hướng dẫn về tư tưởng để đi tới những
đánh giá thống nhất về các vấn đề lịch sử, về chỗ mạnh, chỗ yếu nói chung
trong di sản dân tộc ta, từ đó khắc phục hoặc phát huy trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân, Nhà nước chỉ vững mạnh khi Nhà nước đó hợp với lòng dân. Lịch sử đã
cho thấy, khi nhân dân tin vào hệ thống chính trị thì quốc gia sẽ hưng thịnh.
Do đó, đối với những người đứng đầu Nhà nước, một trong những vấn đề đặt
ra là phải quan tâm đến lợi ích của nhân dân.
Lịch sử Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến nay đã trải qua bao thăng
trầm, biến cố. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước mới giành được độc
lập bởi chiến thắng của Ngô Vương Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.
Các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… nối tiếp nhau xây nền độc lập. Mỗi một
triều đại với lúc hưng suy khác nhau nhưng đều có công lao to lớn trong việc
củng cố và xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam.
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam. Triều Nguyễn hiện đang là vấn đề được giới Khoa học xã hội và
Nhân văn, đặc biệt là giới sử học quan tâm nghiên cứu, đánh giá và còn có

3


những điểm chưa nhất trí. Có thể nói, triều Nguyễn đang được xem xét lại
trên mọi lĩnh vực hoạt động của nó. Người chê cũng nhiều mà người khen
cũng không ít. Ngày nay đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
triều Nguyễn ở những góc độ khác nhau.
Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Dưới sự cai trị của vị
vua này, đất nước có rất nhiều thay đổi lớn lao. Nói cách khác, ông đã để lại

những dấu ấn của mình khá đậm nét trong lịch sử triều Nguyễn cũng như
trong lịch sử dân tộc.
Bước vào những năm 20 của thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam ở vào một
tình trạng lộn xộn. Muốn thoát khỏi tình trạng đó, trước hết cần phải có sự ổn
định về chính trị, kinh tế - xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh. Những tư
liệu lịch sử đã minh chứng những cải cách hành chính, khuyến khích nông
nghiệp… do Minh Mệnh thực hiện đã giúp cho bộ máy nhà nước Đại Nam
vận hành một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một trong
những tư tưởng chính trị của Minh Mệnh là củng cố nền thống nhất quốc gia.
Muốn làm được điều này phải có những chính sách an dân, bởi vì đời sống
nhân dân có ổn định thì quốc gia mới trường tồn. Nói cách khác, tư tưởng
củng cố nền thống nhất quốc gia và tư tưởng yên dân có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Nếu như đất nước đã được thống nhất mà dân không yên thì đương
nhiên nền thống nhất đó chỉ là hình thức. Vả lại, tư tưởng yên dân xét ở mặt
tăng cường sự bền vững của một triều đại có tầm quan trọng sống còn đối với
triều đại đó. Tư tưởng yên dân của Minh Mệnh bao trùm trong suốt thời gian
trị vì của ông. Ít nhất là do hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là ý thức
trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia, thứ đến đó là để đảm bảo sự an
toàn của hoàng tộc mà ông là người đại diện.

4


Do đó, nghiên cứu về thời kỳ Minh Mệnh, đặc biệt là tư tưởng thân dân
của ông cũng là một cách góp phần vào việc đánh giá lại triều đại nhà Nguyễn
nói chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng
thân dân của ông, dưới một khía cạnh nào đó vẫn có giá trị cho quá trình xây
dựng Nhà nước ta hiện nay.
Đó là những lý do để tôi chọn đề tài “Khuynh hướng thân dân trong
tư tưởng chính trị của Minh Mệnh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Như đã nói ở trên, triều đại Nguyễn đang là một đề tài thu hút được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều những công trình
nghiên cứu triều đại nhà Nguyễn nói chung và cả những công trình nghiên
cứu thời kỳ Minh Mệnh nói riêng.
Về triều đại nhà Nguyễn có thể kể đến cuốn sách của tác giả Đỗ Đức
Hùng với đề tài “Vấn đề trị thủy đồng bằng Bắc bộ dưới thời Nguyễn”. Trong
cuốn sách này, tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về địa sinh thái, tổ
chức và quản lý, công việc đắp đê, xây kè, quá trình thực hiện và hiệu quả của
việc trị thủy dưới triều Nguyễn. Tác giả Trần Thanh Tâm với công trình “Tìm
hiểu quan chức nhà Nguyễn” nêu lên hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển
của triều Nguyễn. Sự thay đổi bộ máy quan chức nhà Nguyễn qua các thời kỳ
lịch sử, phân tích và bình luận cơ cấu quan chức nhà Nguyễn và hiệu lực của
nó. Liên quan đến đề tài này có thể kể đến luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả
Lê Thị Thanh Hòa. Trong công trình của mình, tác giả đề cập đến lĩnh vực
đào tạo và sử dụng quan lại ở nước ta trước thời Nguyễn và của triều Nguyễn.
Bàn về lĩnh vực giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh viết về đề tài nghiên
cứu hệ thống giáo dục và khoa cử dưới triều Nguyễn. Cũng có thể kể thêm về
các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thương nghiệp của các tác giả như

5


Đỗ Bang trong cuốn “Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn”
bàn về điều kiện giao lưu hàng hóa, chính sách của triều Nguyễn đối với
thương nghiệp, tình hình nội thương, ngoại thương. Hay như trong luận án
Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Trương Thị Yến cũng đề cập đến vấn đề về thực
trạng chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Tác
giả đã đưa ra đánh giá về ảnh hưởng và vai trò của chính sách này đối với
hoạt động thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung

trong giai đoạn này. Trong lĩnh vực pháp luật ở khía cạnh hôn nhân và gia
đình, tác giả Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Hôn nhân và gia đình trong
pháp luật triều Nguyễn” đã có những tìm hiểu các chế định về kết hôn, ly hôn
và tử hệ trong pháp luật triều Nguyễn…
Cụ thể hơn trong việc nghiên cứu về triều đại Minh Mệnh có thể kể đến
công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường. Với nhan đề “Cải
cách hành chính dưới triều Minh Mệnh”, tác giả đã phân tích, nhìn nhận, đánh
giá nội dung, tiến trình, mục tiêu của cuộc cải cách hành chính dưới triều
Minh Mệnh trong tiến trình vận động phát triển lịch sử Việt Nam. Tác giả Vũ
Thị Phụng trong luận án tiến sĩ của mình đề cập đến văn bản quản lý nhà
nước thời Nguyễn trong đó chủ yếu là giai đoạn trị vì của Minh Mệnh. Trong
lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ này phải kể đến tác phẩm “Chính sách khuyến
nông dưới thời Minh Mạng” của tác giả Mai Khắc Ứng. Ở công trình này tác
giả đã nghiên cứu về sự nghiệp xây dựng vương triều nhà Nguyễn nhưng
trong đó đặc biệt chú trọng đến người kế nghiệp của Gia Long trong lĩnh vực
khuyến nông là vua Minh Mệnh.
Tựu trung lại, có rất nhiều nghiên cứu về triều đại nhà Nguyễn nói
chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về tư tưởng
thân dân, đặc biệt là tư tưởng thân dân của Minh Mệnh hầu như là chưa có.
Nếu có, họa chăng chỉ là những điểm lướt trong quá trình nghiên cứu của các

6


tác giả. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này có thể coi là
một trong những bước khởi đầu và làm rõ thêm tư tưởng thân dân trong tư
tưởng chính trị của Minh Mệnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng thân dân trong tư
tưởng chính trị của Minh Mệnh thông qua:

- Các chiếu chỉ
- Các châu phê
Từ đó đặt ra nhiệm vụ là phân tích các tư liệu trên và nêu lên các giá trị
của tư tưởng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi chính là tư tưởng
thân dân của Minh Mệnh. Tư tưởng này được chúng tôi nghiên cứu chủ yếu
trên hai loại tư liệu nói trên là các chiếu chỉ, các châu phê của ông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử một mặt cho rằng quần chúng nhân dân có
vai trò quyết định trong tiến trình lịch sử, mặt khác đánh giá cao vai trò của
các cá nhân kiệt xuất đối với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Do vậy, cần
phải nắm bắt quá trình hình thành tài năng, cá tính, các đặc điểm tâm sinh lý
và đặc biệt là tham vọng của Minh Mệnh. Cá tính của một con người có ý
nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của họ. Hiểu được điều này giúp ta lý giải
vì sao Minh Mệnh lại dám gánh vác những trọng trách lớn lao của lịch sử.
Đây là đề tài có tính lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu đầu tiên có
thể kể là phương pháp lôgíc - lịch sử. Để tiếp xúc với các chiếu chỉ, châu bản,

7


các tác phẩm văn chương, phương pháp tiếp theo là phương pháp văn bản
học. Phương pháp phân tích - tổng hợp cũng là phương pháp chúng tôi sử
dụng khá nhiều trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng
các phương pháp như so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn của chúng tôi có thể đóng góp trên những vấn đề sau:
- Bước đầu hệ thống những tư liệu có chứa đựng tư tưởng thân dân của

Minh Mệnh.
- Trên cơ sở những tư liệu sử học và nguồn tư liệu khác, luận văn bước
đầu cố gắng làm rõ nội dung tư tưởng thân dân của Minh Mệnh và giá trị lịch
sử của nó trong việc đánh giá lại vị trí của triều Nguyễn, trong đó có triều đại
Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày làm ba phần, bao gồm phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có hai chương:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI NGUYỄN
1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân

1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần
1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê
Chương 2: KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ CỦA VUA MINH MỆNH

2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh
2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh

8


2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh
2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh
2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân
2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống của nhân
dân
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh
Mệnh

2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan, nhũng nhiễu
nhân dân
2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân trong tư tưởng
chính trị của Minh Mệnh

9


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM TRƯỚC THỜI NGUYỄN
1.1. Khái niệm chung về thân dân
Thân dân là một phái niệm chính trị học thuộc lĩnh vực tư tưởng chính
trị, xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, vào khoảng trên 1000 năm TCN, tức là
vào thời nhà Thương - Ân. Người ta có thể đọc thấy ngay từ quyển Một của
Kinh Thư, trong Ngũ Thư mà theo Khổng Tử thì được các sử quan của vua
Nghiêu biên soạn, những tư tưởng thân dân đầu tiên: “…Hoà vui trăm họ,
trăm họ được sang…nhân dân lam lũ được đổi thành yên vui”[38, tr. 233].
Trong các tác phẩm của Khổng Tử, thân dân cũng là một nội dung quan
trọng, mặc dù khái niệm “dân” ở thời đại ông và trong tư tưởng của ông
không trùng khít với khái niệm “nhân dân” mà ngày nay chúng ta sử dụng.
Khái niệm “dân” này không bao hàm tầng lớp nô lệ, những người mất quyền
tự do, nhưng nó vẫn bao hàm ý nghĩa vừa là đối tượng của hoạt động cai trị
của Nhà nước, vừa là cơ sở tồn tại của quốc gia, thể hiện rõ nhất trong quan
niệm chính trị học thời Tiên Tần: Nước lấy dân làm gốc.
Trong cuốn Luận ngữ, Khổng Tử nhiều lần nhắc tới tư tưởng thân dân
như sai khiến dân phải đúng lúc, tiếp dân như trong lễ lớn, yêu dân như
con.… Mạnh Tử phát triển tư tưởng thân dân của Khổng Tử, đưa “thân dân”

lên thành khái niệm cơ bản trong học thuyết Nhân chính của ông, với luận đề
nổi tiếng “hằng sản hằng tâm”. Nội dung chủ yếu của luận điểm này có thể
diễn đạt ngắn gọn là muốn yên dân thì phải ổn định đời sống của họ. Các nhà
nho chính thống sau này cũng đều đề cập đến vấn đề thân dân.

10


Tóm lại thân dân là một trong những nội dung chính thống của Nho
giáo. Có thể khái quát tư tưởng này gồm những quan niệm sau đây:
- Coi dân là cơ sở tồn tại tất yếu của Nhà nước, Triều đình, chế độ
chính trị.
- Các chính sách của Nhà nước phải được đề ra và thực hiện sao cho
cộng đồng dân luôn ở trong trạng thái ổn định.
- Muốn vậy phải quan tâm tới những phương thức kiếm sống, an cư lạc
nghiệp của dân như ban lịch thời vụ, khơi sông, đắp đê, xây dựng thuỷ lợi,
bảo vệ trâu bò, khuyến khích bách nghệ, thuế má hợp lí, khi thất bát mùa
màng phải giảm hoặc tha thuế.
- Ngăn chặn những hành vi ức hiếp dân hay huy động sức dân vào các
mục đích tư lợi.
- Dạy dân, dưỡng dân, yêu dân, thiết lập một nền đạo đức có tôn ti trật
tự để dân được sống trong một môi trường ổn định.
Điều cần nhấn mạnh là tư tưởng thân dân có ý nghĩa nhân bản, nhưng
rõ ràng nó vẫn thuộc phạm trù tư tưởng phong kiến. Các nhà nho về cơ bản
không phải vì dân nên thân dân, mà vì chủ yêu vì sự vững bền của Triều đình.
Thân dân được coi như là cách tốt nhất, cơ bản nhất, lâu dài nhất để cho chế
độ được trường tồn. Nó được đặt ở vị trí quốc sách. Tất nhiên những nhà nho
sống gần gũi với dân thì vượt được qua giới hạn chật hẹp trên, đặc biệt là các
nhà nho tiêu biểu của Việt Nam như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Nói cách khác,

tư tưởng thân dân cũng có các mức độ và nội dung khác nhau ở các dân tộc
khác nhau, tuỳ vào vai trò của văn hoá truyền thống nơi dân tộc đó.

11


Tư tưởng về một nền chính trị nhân nghĩa, thân dân là giá trị đặc thù
nhất và quý giá nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam. Nó có cội
nguồn sâu xa về văn hóa và lịch sử, và một cách mặc nhiên, nó trở thành
chuẩn mực để người dân Việt Nam đánh giá về một nền chính trị.
Cội nguồn sâu xa nhất của tư tưởng chính trị nhân nghĩa, thân dân là
nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước với kết cấu làng xã, một hằng số
trong lịch sử Việt Nam. Hai cơ sở căn bản của nông nghiệp trồng lúa nước là
đất và nước, hai giá trị thường hằng của nhà nông là đẻ và nuôi, sau này được
biểu đạt thành hai khái niệm có hình thức ngôn ngữ Hán - Việt là sinh và
dưỡng. Những yếu tố và giá trị ấy lại chỉ có được được bảo tồn, duy trì trong
một kết cấu xã hội là làng xã, do những nhu cầu trị thủy, dụng thủy và nhu
cầu sử dụng hợp lỹ quỹ đất nông nghiệp. Đó là cơ sở căn bản, cũng là nơi
phát ích phần lớn những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam,
thậm chí cả về hình thức biểu đạt văn hóa: Người Việt Nam cũng gọi Tổ quốc
mình là Đất nước.
Với văn minh nông nghiệp nói chung, nghề trồng lúa nước nói riêng,
văn hóa phồn thực là sản phẩm văn hóa tự nhiên. Con người ở đó yêu quý sự
sinh sản, hứng khởi trong hoạt động nuôi dưỡng vun trồng, mong cho sự
sống ngày càng phồn thịnh, sống hòa mình với thiên nhiên chứ không khai
thác thiên nhiên cạn kiệt, giữ cân bằng sinh thái như là một phản xạ cộng
đồng. Văn hóa Trung Quốc do sự phân hóa giai cấp sớm, sâu sắc, khái niệm
nhân ban đầu chỉ có nghĩa là mầm sống, sau đó là yêu thương con người, để
cuối cùng được phát triển và mang nội dung cơ bản là ép mình trong khuôn
khổ lễ giáo phong kiến. Ý nghĩa này ít được nhắc tới ngay trong hàng ngũ trí

thức nho học Việt Nam, còn quảng đại người Việt Nam chỉ giữ lại nội dung
yêu thương con người khi tiếp nhận khái niệm Nhân của Nho giáo. Đó là sự

12


lựa chọn trong tiếp biến văn hóa. Người có nhân là người yêu con người, và
những giá trị mang tính người.
Về mặt khái niệm, nhân nghĩa trong tư tưởng lịch sử Việt Nam chỉ là
hai khía cạnh của một nền chính trị. Nhân là vì con người, yêu thương con
người. Muốn đạt được mục đích đó thì phải nghĩa, phải hành động để thực
hiện được ý đồ đó. Chính trị nhân nghĩa trong khuôn khổ chế độ phong kiến
và tư tưởng phong kiến hướng về dân như là cung cách (phương sách) để có
thành công trong chính trị. Đó là hạn chế thời đại. Vấn đề là tư tưởng về nền
chính trị đó tác động đến những hành vi, chủ trương chính trị vừa có hiệu quả,
vừa có tính nhân bản. Xu hướng thân thân của chính trị Việt Nam là hệ quả tất
yếu của tư tưởng nhân nghĩa. Ngoại trừ những thời kỳ suy thoái của vương
triều, những ông vua Việt Nam thường luôn quan tâm tới đời sống của dân,
gặp lúc mất mùa thì miễn giảm thuế, hình phạt không quá tàn bạo. Các nhà tư
tưởng chính trị luôn nhắc tới vai trò của dân, đề xuất với vua những chính
sách để an dân, bảo hộ nông nghiệp, bớt sách nhiễu, trừng trị những kẻ làm
quan mà tham nhũng, đục khoét dân. Tư tưởng thân dân của tư tưởng chính trị
Việt Nam đạt đến đỉnh cao với Nguyễn Trãi, có nội dung phong phú nhất
trong lịch sử chính trị phong kiến ở nước ta.
Tư tưởng thân dân gắn liền với ứng xử chính trị của triều đình trung
ương đối với thiết chế làng xã. Đây là một thiết chế xã hội cơ sở ở phương
Đông nói chung, ở Việt Nam nói riêng, được hình thành một cách tự nhiên,
phù hợp với cung cách trồng lúa nước của cư dân Việt. Đất của làng là đất của
vua, vốn có nguồn gốc từ đất công của làng xã nông nghiệp ở thời thị tộc.
Thiết chế làng đảm bảo cho mỗi thành viên của nó đều có đất để trồng cấy.

Việc canh tác lại gắn liền với nhu cầu tới nước, do đó phải có những công
trình thủy lợi để tưới tiêu, một chế độ phân phối nước tưới bất thành văn
nhưng có hiệu lực cao… Tất cả những yếu tố đó dẫn đến một kết quả xã hội:

13


Làng trở thành một khối độc lập tương đối, ở đó thân phận các thành viên là
bình đẳng trước những thông lệ đã được dân làng thỏa thuận, đó là lệ làng.
Chính trị thân dân không có con đường nào khác là thừa nhận tính độc
lập tương đối đó của làng, phải làm ngơ với rất nhiều trường hợp “phép vua
thua lệ làng”, bởi vì chỉ như thế đời sống nông dân làng xã mới có thể ổn định
được. Chế độ quân điền có nhiều tác dụng ổn định kinh tế nông nghiệp, ngăn
cản sự mở rộng khoảng cách giàu nghèo trong nông thôn chính là sự chấp
nhận của triều đình đối với một tập quán dân chủ của làng xã.
1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần
Thời kỳ Bắc thuộc kết thúc với chiến thắng của Ngô Quyền trước quân
Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Bảy năm sau khi Ngô Vương
mất, đất nước lại bị rơi vào cảnh chia cắt bởi các thế lực quân sự địa phương.
Đinh Tiên Hoàng đã thống nhất lại đất nước. Nhà Đinh chính thức mở đầu
một kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam, kỷ nguyên phục hưng dân tộc.
Hai triều đại Đinh - Lê tồn tại trong một thời gian ngắn, song nó có ý
nghĩa lịch sử rất quan trọng trong việc đặt nền móng thống nhất và củng cố
nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt. Trên nền tảng đó, hai triều đại Lý Trần mới có thể hoàn thành trọn vẹn công việc phục hưng đất nước.
Cũng nhờ thế mà tư tưởng chính trị Việt Nam có bước phát triển nhanh
trong hai triều đại Lý - Trần.
Năm 1010, Nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, khẳng định sự
lớn mạnh và nền độc lập của nhà nước Đại Việt ngay trong hoàn cảnh nhà
Tống luôn có ý đồ xâm lược nước ta. Nhà Lý rất chú ý tới việc cai trị, tổ chức
bộ máy nhà nước hoàn chỉnh hơn nhiều so với nhà Đinh, nhà Lê. Các chức

Tam Công và các bộ đã được ấn định, giúp vua cai trị có nề nếp. Năm 1042,
nhà Lý ban hành “Hình thư”, bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nhà

14


nước thực hiện chính sách trọng nông, đẩy mạnh công việc xây dựng hệ thống
đê điều, bảo vệ trâu bò, định ra các quy định đầu tiên để hạn chế sự bóc lột
thái quá, phát triển các nghề thủ công, đúc tiền, đẩy mạnh giao lưu giữa các
địa phương trong nước. Nhà nước cũng bắt đầu thực hiện việc quản lý đời
sống xã hội bằng luật pháp, trừng trị thẳng tay các hoạt động tội phạm nhằm
tạo dựng một xã hội thái bình thịnh trị, phát triển và đề cao đạo Phật, xây
dựng chúa chiền với ý đồ làm cho lòng dân được thuần hậu, làm việc thiện…
góp phần tạo nên cảnh thái bình.
Có thể nói, triều Lý là thời kỳ văn hóa chính trị Việt Nam đạt được
những thành tựu có tính chất căn bản, có nền cai trị tiến bộ, phù hợp với thực
tiễn đất nước, tạo điều kiện cho quá trình phục hưng dân tộc bước những
bước vững vàng, đồng thời bảo vệ thắng lợi nền độc lập của Tổ quốc.
Kinh nghiệm lịch sử của thời kỳ Bắc thuộc và gần một thế kỷ thiết lập
lại cơ sở cho quốc gia độc lập làm cho triều Lý nhận thức rất rõ vai trò của
dân trong đời sống chính trị. Các vua nhà Lý đều dựa vào ý Trời, lòng dân để
đề ra và thực thi các biện pháp cai trị. Trong Chiếu dời đô, Thái tổ cũng luôn
nhắc đến dân “Trên vâng mệnh Trời, dưới theo ý dân”, phê bình nhà Đinh, Lê
không chịu dời đô, để cho “trăm họ phải hao tổn”. Theo ông, ngay cả việc
chọn Thăng Long làm kinh đô, cũng không ngoài việc giúp dân có được nơi
thuận tiện trăm bề: “Ở vào nơi trung tâm của trời đất, địa thế rộng mà bằng,
đất đai cao mà thoáng… Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật
cũng rất mực phong phú tốt tươi…”. Việc quan tâm đến ý dân được nhà vua
và các quan lại thân cận nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và biến thành các chính
sách, việc làm cụ thể. Một trong những biểu hiện của việc luôn quan tâm đến

dân đó là nhà nước rất chú trọng đến việc bảo vệ sức sản xuất. Lý Thánh
Tông hạ chiếu khuyến nông năm 1065. Hay như việc các vua nhà Lý thực
hiện công việc cày ruộng tịch điền hoặc tự đi xem gặt ở một số nơi để khuyến

15


khích sản xuất nông nghiệp. Nhà Lý đã có luật lệ bảo vệ trâu bò. Theo đó,
những kẻ trộm trâu hay giết trâu sẽ bị xử tội nặng. Nhà Lý cũng rất quan tâm
đến vấn đề trị thủy. Nhiều công trình thủy lợi đã được thực hiện trong thời kỳ
này. Tuy những công trình này còn nhiều hạn chế và mang tính vùng - miền,
nhưng nó cũng đã khẳng định được sự quan tâm của triều đình đến đời sống
của nhân dân.
Vua có nhân là ông vua hiếu sinh, không hiếu sát, suy bụng mình ra
bụng dân, luôn lo lắng, chia xẻ với những nỗi khổ của dân. Lý Thánh Tông
đem lòng thương con mình ví với lòng dân thương con, đòi phải khoan giảm
hình phạt, khi xét nghĩ tới tù nhân chịu lạnh, sai cấp chăn chiếu và xét kỹ án
để dân khỏi chịu oan.
Tư tưởng thân dân thời nhà Lý còn được biểu hiện rõ nét thông qua lời
khẳng định của Lý Thường Kiệt : “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền tất có
hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”. Ông được đề cao trong triều và
trong dân vì ông “nhân từ và yêu mến mọi người, biết dân lấy sự no ấm làm
đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ… Nuôi dưỡng
cả đến người già ở nơi thôn dã… Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị
nước, cái thuật trị dân, sự tốt đẹp đều ở đây cả”. Vua Lý Nhân Tông là một
trong những vị vua đã làm được rất nhiều việc lớn trong thời kỳ cai trị của
mình. Ông là người đầu tiên mở khoa thi Nho học năm Ất Mão, lập ra Quốc
Tử Giám năm Bính Thìn và đặc biệt đã chỉ huy quân dân cả nước đập tan
cuộc xâm lăng của nhà Tống năm Đinh Tỵ. Với công lao to lớn như vậy
nhưng trước khi lâm chung, lời di chiếu của ông vẫn chứa chan lòng yêu

nước, thương dân: “… Thế nhưng người đời chẳng ai không thích sống mà
ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh,
trẫm không cho thế là phải. Trẫm ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được
yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc,

16


giảm ăn uống, bỏ cúng tế… làm cho lỗi ta thêm nặng…”[33]. Lý Cao Tông
thì tự phê bình: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng
không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên
oán giận của kẻ dưới. Dân đã oán thán thì Trẫm còn dựa vào ai? Nay Trẫm
sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới” [13].
Tư tưởng thân dân từ nhà Lý đến nhà Trần đã phát triển từ trình độ kinh
nghiệm đến trình độ khái quát lý luận, thấm sâu vào cả những ứng xử rất nhỏ
của những nhà cai trị tối cao. Trần Nhân Tông lúc hòa bình còn nhắc lại: “Lúc
nước nhà có hoạn nạn thì chỉ có bọn ấy (những người dân thường, thậm chí
là nô tỳ) đi theo mà thôi”. Trần Minh Tông coi dân là đồng bào của mình:
“Hết thảy sinh dân đều là đồng bào của ta
Nỡ lòng nào để cho bốn bế khốn cùng”[13]
Đặc biệt, chiến thắng quân Nguyên - Mông đã chứng tỏ sức sống mãnh
liệt và giá trị thực tiễn cao của tư tưởng nhà Trần. Trong hào khí Đông A, ý
chí quyết tâm giữ vững độc lập được thể hiện rộng khắp cả nước, một minh
chứng cho nguyên lý về sức mạnh tinh thần của tư tưởng chính trị khi nó trở
thành phương thức hoạt động của cộng đồng hàng triệu con người. Quân lính
tự nguyện chích lên cánh tay hai chữ “sát thát”, người dân tự nguyện đốt nhà,
đốt làng, đốt cả thủ đô để giặc nhanh thất bại, tướng quân bị giặc bắt thà chết
không chịu đầu hàng, nhân dân che chở quân mai phục của triều đình, rồi
cùng xông ra giết giặc trên sông Bạch Đằng… Các vua nhà Trần thân làm
tướng, xông pha trận mạc…

Và cũng chính chiến thắng ba lần trước đội quân xâm lược hùng mạnh
nhất, quân Nguyên Mông đã chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta dưới thời Trần.
Nhà Trần là một minh chứng hùng hồn về tác dụng lịch sử lớn lao của một
nền chính trị đúng đắn, phù hợp với thực tiễn xã hội và được nhân dân ủng

17


hộ. Sự hy sinh to lớn của dân trong ba cuộc chiến tranh vệ quốc đủ làm cho
nhà Trần nhận ra vai trò quyết định của nhân dân đối với sự tồn tại của vương
triều. Nhà Trần là triều đại duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam đã tổ chức một hội nghị đại biểu toàn dân, hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý
kiến dân về một quyết sách chính trị có tính chất sống còn đối với vận mệnh
quốc gia: Đánh hay hòa. Bởi vì nhà Trần hiểu rằng, nếu như có được sự đoàn
kết trong nội bộ triều đình, đoàn kết giữa chỉ huy và binh lính trong quân đội,
đoàn kết toàn dân thì không có gì là không làm được. Tư tưởng này được biểu
hiện qua những lời dụ của vua: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước
góp sức”, “Trên dưới đồng lòng, lòng dân không chia”…
Trần Quốc Tuấn đã từng nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao tất phải
nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu không có sáu trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ
như chim thường mà thôi”. Đây là lời nhận xét đầy ý nghĩa sau sự kiện Yết
Kiêu dù gặp khó khăn nhưng vẫn không rời vị trí khi chưa thấy vị chủ tướng
của mình. Để có được lòng trung thành của những người trợ giúp, hẳn vị chủ
tướng Trần Hưng Đạo đã sống và đối xử với họ như thế nào.
Tuy nhiên, biểu hiện sâu sắc nhất của tư tưởng thân dân triều Trần phải
là tư tưởng “Khoan thư sức dân” của Trần Hưng Đạo. Trong lời khuyến cáo
vua Trần lúc lâm chung, ông khẳng định: “Khoan thư sức dân để là kế sâu
gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước”. Tư tưởng này là một kết luận
được rút ra từ suy ngẫm, kiểm nghiệm sâu xa của Trần Hưng Đạo về nguyên
nhân sụp đổ của các vương triều, đó là đối lập với lợi ích của dân, bóc lột dân

nặng nề, vắt kiệt sức dân vì lợi ích thống trị. Tính khái quát cao của tư tưởng
này ở chỗ nó là kết luận được rút ra không chỉ về mặt lịch sử các vương triều
bị đổ, mà còn cả về mặt lôgíc: Gạt bỏ tất cả các suy diễn trung gian theo lối
bắc cầu của truyền thống tư duy phương Bắc, ông đi thẳng từ nguyên nhân
ban đầu đến kết quả cuối cùng, nhờ vậy mà nó mang tính thuyết phục cao: Có

18


dân thì còn nước, mất dân thì mất nước. Lôgíc giản dị này có tác dụng gạt bỏ
mọi lý lẽ ngụy biện ở khâu trung gian nhằm biện cho những ứng xử chính trị
vì các lợi ích cá nhân, cục bộ, xâm hại dân nhưng lý sự quanh co để biện luận.
Không chỉ lúc sống mà sau khi hóa, tâm cao đức rộng của Trần Hưng
Đạo như vầng thái dương tỏa sáng mọi ngõ ngách u tối chốn nhân gian, vượt
ra ngoài cõi phàm trần, thoát tục. Người đã đi vào hồn dân tộc, hóa thần, hóa
thánh trong lòng dân.
1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê
Trong thời Lê sơ (1427 - 1527), nhất là giai đoạn đầu, có hai nhà tư
tưởng chính trị nổi bật không chỉ đối với giai đoạn lịch sử lúc đó, mà có thể
nói là đối với tiến trình lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam nói chung. Đó là
Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. Một người - Nguyễn Trãi - là đỉnh cao của tư
tưởng chính trị nhân nghĩa. Còn người kia là một trong những vị vua tài giỏi
nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam và thời đại mà ông trị vì cũng
được xem là đỉnh cao của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Nhân nghĩa là nội dung bao trùm trong tư tưởng chính trị của Nguyễn
Trãi, trước hết nó là một đường lối cứu nước và dựng nước. Điều làm nên sự
nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi là ông đã kế thừa và phát huy lên đỉnh cao
mới những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có tư tưởng
chính trị xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân mà ông đặt lên cả những
giáo lý Nho giáo, mặc dù ông là một trong những nhà nho lớn nhất của thời

đại.
Nguyễn Trãi là một nhà nho nhưng ông đã sử dụng hai khái niệm
Nhân, Nghĩa vượt khỏi khuôn khổ Nho giáo, trở thành một đường lối chính trị
cơ bản.

19


Trong Nho giáo, nội dung căn bản của Nhân là “Khắc kỷ phục lễ vi
nhân”. Người nhân là người phải ép mình (nhu cầu, khát vọng, lợi ích cá
nhân) để sống trong lễ, tức là trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Còn
Nghĩa là khái niệm để chỉ chủ yếu là nghĩa vụ của người quân tử, tức là nghĩa
vụ chính trị, mà đỉnh cao là vì nghĩa sát thân.
Trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Nhân và Nghĩa được hiểu là vì dân, vì
nước. Nói cách khác, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam.
Là một nhà chính trị, một học giả lớn, ông hiểu rằng muốn vì dân thì
phải vì nước. Vì nước để vì dân. Thành thử trong ông, Nhân và Nghĩa chỉ là
một khái niệm. Ông là nhà tư tưởng lớn chủ yếu là ở chỗ ông coi an dân là
mục đích của nền chính trị nhân nghĩa. Làm cho dân có đời sống ổn định:
cơm no, áo ấm, không phải khốn khổ vì chiến tranh, sưu thuế, cường bạo áp
bức, đó mới chính là Nhân. Mọi hành vi đi ngược lại điều đó đều là bất nhân,
và cũng là bất nghĩa.
Ông lên án nền thống trị nhà Minh là bất nhân bất nghĩa. Trong Lam
Sơn thực lục, Nguyễn Trãi khẳng định: “Trong nước oán thán, người ta không
sống được. Chính sự hà khắc, hình phạt nặng nề, không có gì là chúng không
làm. Cấm mắm muối để khốn sự ăn uống của dân, nặng thuế má lao dịch để
vét tài sản của dân. Xuống biến mò ngọc, đục núi lấy vàng; ngà voi, sừng tê,
lông trả, gỗ thơm, phàm sản vật của ta, tất chúng muốn lùng vơ vét cho hết,
không bỏ sót thứ gì…”. Không những thế ông còn dạy chúng: “Đạo làm

tướng lấy nhân nghĩa làm gốc”, “Phàm mưu việc lớn phải lây nhân nghĩa làm
gốc, nên công tô phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Ông cũng phê phán nhà Hồ
“chính sự phiền hà”, làm cho nhân dân không được yên, vất vả phu phen tạp
dịch, không được lòng dân. Ông khuyên vua Lê “yêu nuôi dân chúng, để cho

20


đến thôn cùng ngõ hẻm cũng không còn tiếng oán giận thương sầu”, đó mới
là cai trị dân.
Nguyễn Trãi hăm hở thực hiện lý tưởng chính trị của mình xây dựng
một chính quyền vì dân, “yên dân”, vì hạnh phúc của nhân dân để “trong thôn
cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán sầu”. Ông mong muốn một xã
hội trên có vua hiền, dưới có tôi giỏi, mọi người đều sống hạnh phúc ấm no,
thanh bình bằng sức lao động của mình.
Tư tưởng chính trị Nho giáo tuy có nói đến “chở thuyền là dân, lật
thuyền cũng là dân” và chính Nguyễn Trãi cũng nhắc lại tư tưởng này, nhưng
thực chất Nho giáo chỉ coi dân như một phương tiện chính trị, nên cần phải
“dạy dân để dễ sai khiến”, “sai khiến dân phải đúng lúc” (vào lúc nông nhàn).
Nguyễn Trãi tuyên bố rất nhiều lần rằng mục tiêu của chính trị chính là làm
cho dân được yên hàn mà sống. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu
phạt trước lo trừ bạo”, “Đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp, cốt để yên dân”.
Nói cách khác, ông coi “yên dân” là mục đích của nhân nghĩa, còn “trừ bạo”
là phương tiện của nhân nghĩa.
Tiếp thu và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống, những yếu tố
tích cực của tư tưởng Nho - Phật - Lão và đặc biệt là thực tế cuộc sống và
kháng chiến chống quân Minh cộng với truyền thống gia đình, Nguyễn Trãi
đã nâng tư tưởng thân dân của mình lên một mức cao, vượt lên những hạn chế
của thời đại và giai cấp. Là một trí thức Nho học có lòng yêu nước thương
dân sâu sắc nên trong chí hướng và hoài bão của Nguyễn Trãi chứa đựng

những quan điểm rất tiến bộ, gần gũi với quan điểm của quần chúng nhân
dân, mang nội dung dân chủ đậm đà.
Lịch sử đã cho thấy, truyền thống thân dân trong tư tưởng Việt Nam đã
hình thành ngay từ thời dựng nước. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc, công lao hy

21


sinh chiến đấu của nhân dân làm cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đều phải
củng cố khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị. Đó là tư tưởng
truyền thống của nhiều nhà lãnh đạo nhà nước và quân đội lúc bấy giờ khi
chính quyền phong kiến còn có vai trò lịch sử tích cực trong việc tổ chức và
lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Song tư tưởng thân dân thời
kỳ này còn bị giới hạn nhiều bởi nhận thức của cá nhân người cầm quyền và
hạn chế bởi điều kiện lịch sử và ý thức hệ phong kiến. Trần Hưng Đạo khẳng
định quy luật giữ nước là “khoan thư sức dân”. Đến Nguyễn Trãi, tư tưởng an
dân không phải lúc nào cũng được đặt trong mối quan hệ với giữ nước. Nó
hầu như là mục đích tự thân mà giữ nước lại chỉ là phương tiện để an dân mà
thôi. Theo ông, chính trị chỉ là phương tiện để đạt được mục đích cao cả là tạo
cho nhân dân đời sống ấm no, hạnh phúc, không còn phải chịu cảnh đọa đày
đau khổ. Rõ ràng là tư tưởng của Nguyễn Trãi đã vượt qua cả khuôn khổ Nho
giáo, mặc dù ông vẫn là một bậc đại nho.
Một trí tuệ minh triết như Nguyễn Trãi đương nhiên là hiểu được tầm
quan trọng của chính trị, của triều đình, của nhà vua. Ông đề cao trung quân,
bản thân ông lúc nào cũng canh cánh trong lòng về đạo trung quân. “Bui có
một lòng Trung lẫn Hiếu, mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”, “Ơn thầy, ơn
chúa lẫn ơn cha”… Nhưng ông không hề ngu trung, ông từng là quan nhà Hồ,
nhưng vẫn biết oán trách nhà Hồ. Ông chỉ trung với Thánh quân bởi vì đó là
con đường để ông có thể góp sức mình vào việc an dân, theo công thức “Tể
tướng hiền tài, chúa thánh minh”, tạo lập một xã hội thái bình, đó mới là mục

đích của ông.
Cao hơn nữa, trong hành động cho ích quốc lợi dân, Nguyễn Trãi cố
làm “sao cho xứng đáng” không để “mất lòng dân” và với một tình cảm nồng
thắm, thủy chúng với dân với nước, ông sẵn lòng chia sẻ và đau những nỗi
đau của dân chúng hơn nỗi đau của mình. Toàn bộ cuộc đời hoạt động của

22


Nguyễn trãi thắm đượm tư tưởng thân dân, vì dân và khi tham gia trong bộ
máy chính quyền Lê sơ, ông lấy nó làm kế sách chỉ đạo hoạt động của mình
và coi nó là tiêu chuẩn đạo đức, một yêu cầu quan trọng đối với vua quan
triều đình nhà Lê.
Nguyễn Trãi đã đề ra những yêu cầu đối với người cầm quyền từ vua
cho đến quan lại “phàm người có chức vụ coi quốc trị dân, đều phải theo
phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua thì hết trung, đối với dân thì hết
hòa, đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng. Bè đảng riêng tây phái
dứt…”[2]. Theo Nguyễn Trãi, bất cứ việc gì có quan hệ với nhân dân, triều
đình phải xem xét kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Để phát huy vai trò và sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp dựng
nước sau khi chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi đề xuất chủ trương “cầu
hiền tài”, vì theo ông “người tài ở đời vốn không ít” nên triều đình phải cầu
hiền tài bằng nhiều đường, nhiều cách: Tổ chức học hành thi cử “văn võ đại
thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người,
hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã bất cứ đã là xuất sĩ hay chưa, nếu có tài
văn võ, có thể trị dân coi quân, thì … tùy tài trao chức”…
Xuất phát từ tư tưởng thân dân của mình, Nguyễn Trãi còn đề ra nhiều
yêu cầu khác đối với triều đình và quan lại nhà Lê. Nguyễn Trãi là người đầu
tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã xác định vai trò và vị trí của nhân dân
trong nhiều lĩnh vực. Tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi là điểm cốt

lõi của tư tưởng chính trị, thấm nhuần trong khắp tư tưởng quân sự và sự
nghiệp văn học, văn hóa, nghệ thuật của ông. Khi được giao công việc soạn
nhạc cho Triều đình, ông đã nêu một tư tưởng nghệ thuật học nổi tiếng, đồng
thời là một tuyên ngôn quan trọng về tư tưởng thân dân: “Dám mong bệ hạ rủ

23


×