Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
---/----/---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ
SỰ PHÂN BỐ CỦA NẤM TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
THÁI NGỌC HUYỀN MSSV 3113799

Cán bộ hướng dẫn
Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN


Cần Thơ, Tháng 12 – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
---/----/---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ


SỰ PHÂN BỐ CỦA NẤM TẠI TRUNG TÂM
NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN

Sinh viên thực hiện
THÁI NGỌC HUYỀN MSSV 3113799

Cán bộ hướng dẫn
Ts. TRƯƠNG HOÀNG ĐAN


Cần Thơ, Tháng 12 – 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn cô Trương Hoàng Đan đã tận tình hướng dẫn, sửa
bài, và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn cô Phùng Thị Hằng, người trực tiếp hướng dẫn và cung cấp nhiều
tài liệu quý báu cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin cám ơn toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Môi Trường & Tài nguyên thiên
nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành
phần xử lý mẫu và lưu trữ các mẫu nấm.
Xin cám ơn các bạn của tôi đã hỗ trợ và luôn gắn bó cùng tôi, cho tôi niềm tin
để vượt qua mọi khó khăn.
Cuối cùng, con cảm ơn cha mẹ đã tạo điều kiện cho con, động viên khi con gặp
khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Thái Ngọc Huyền

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
i


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. iv
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP .......................................................... 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 3
2.1.2 Kinh tế - xã hội ............................................................................................ 5
2.2 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN ............................. 7
2.3 GIỚI THIỆU VỀ NẤM ...................................................................................... 9
2.3.1 Định nghĩa về nấm lớn (nấm quả thể) .......................................................... 9

2.3.2 Phân loại nấm lớn ........................................................................................ 9
2.3.3 Nghiên cứu về nấm lớn trên thế giới và Việt Nam...................................... 10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 14
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................... 14
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 14
3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp............................................................................... 14
3.2.2 Khảo sát thực địa ....................................................................................... 14
3.2.3 Phương pháp thu mẫu và cách thu mẫu ...................................................... 14
3.2.4 Phương pháp bảo quản mẫu nấm................................................................ 15
3.2.5 Phương pháp định danh ............................................................................. 15
3.2.6 Phương pháp tính toán thống kê và xử lý số liệu ....................................... 16
3.2.7 Phương tiện thực hiện ................................................................................ 16
3.2.8 Các tuyến thu mẫu ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 18
4.1 KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM Ở TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP
MÙA XUÂN, HUYỆN PHỤNG HIỆP .................................................................. 18
4.1.1 Thành phần và số lượng loài ..................................................................... 18
4.1.2 Sự phân bố của nấm ở TTNNMX .............................................................. 20
4.1.3 Hiện trạng nấm lớn ở TTNNMX ................................................................ 24
4. 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA NẤM .................... 26
4.2.1 Sinh cảnh ................................................................................................... 26
4.2.2 Khí hậu ...................................................................................................... 27
4.3 VAI TRÒ CỦA NẤM ...................................................................................... 29
4.3.1 Nấm ăn được.............................................................................................. 29
4.3.2 Nấm dược liệu ........................................................................................... 29
4.3.3 Nấm hoại sinh ............................................................................................ 29
4.3.4 Nhóm nấm khác ......................................................................................... 30
4.4 MÔ HÌNH TRỒNG NẤM ................................................................................ 30
4.4.1 Mô hình trồng nấm linh chi trên khúc gỗ ................................................... 30
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)

ii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.4.2 Mô hình trồng nấm linh chi trên bã mía ..................................................... 31
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 33
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 33
5.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 37

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
iii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
4.1
4.2
4.3
44


Tên bảng
Các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
Phân bố các taxon trong bộ
Các họ đa dạng nhất
Sự phân bố nấm lớn theo sinh cảnh (nấm đã định danh)
Sự phân bố nấm lớn theo sinh cảnh (nấm chưa định danh được)

Trang
16
19
19
22
23

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
iv


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp

2.2
Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
3.1
Các tuyến thu mẫu
4.1
Một số loài nấm thu được
4.2
Một số nấm lớn xuất hiện ở hầu hết sinh cảnh
4.3
Một số nấm ít xuất hiện
4.4
Biểu đổ thể hiện số lượng loài nấm lớn trên các sinh cảnh tại TTNNMX
4.5
Sự phân bố của nấm lớn ở TTNNMX
4.6
Sinh cảnh ven đường
4.7
Sinh cảnh ven sông
4.8
Sinh cảnh trong rừng
4.9
Sinh cảnh ruộng lúa
4.10 Một số nấm bị biến dạng
4.11 Nấm linh chi trồng trên gỗ khúc
4.12 Sơ đồ quy trình trồng nấm linh chi trên bã mía

4
8
17
18

20
21
21
25
26
26
27
27
28
31
32

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
v


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, nhờ làm tốt
công tác quy hoạch, bảo tồn nên môi trường sống ở Hậu Giang được cải thiện, dần trở
lại phong cảnh hoang dã, thu hút nhiều loài chim quý hiếm nằm trong diện bảo tồn,
Sách đỏ, về sinh sống, sinh sản ngày một nhiều. Đặc biệt tập trung nhiều ở khu bảo
tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân (TTNNMX).
Với việc phát hiện tổ và chim con của các loài quý hiếm, Vườn Chim Mùa
Xuân đang có xu hướng phát triển trong thời gian tới, do đó cần quan tâm bảo vệ để
bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Đặc biệt trong TTNNMX có các sinh cảnh phong phú, đặc trưng là sinh cảnh
rừng tràm, cây bản địa liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các loài chim, cò.
Ngoài ra còn có các loài nấm cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái.
Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn
(và có thể dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh
địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy
những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được
đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác.
Do đó đề tài “Khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm ở
Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân” được thực hiện nhằm nghiên cứu sự đa dạng và
phân bố của nấm ở Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng của nấm trong Trung tâm Nông nghiệp Mùa
xuân. Qua đó cho thấy được giá trị, công dụng của nấm và vai trò của nấm trong chuỗi
thức ăn, cũng như góp phần cải thiện điều kiện kinh tế hộ gia đình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát sự đa dạng về thành phần, số lượng loài và sự phân bố của nấm ở
TTNNMX.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của nấm.
Vai trò của nấm đối với con người và tự nhiên.
Đề xuất mô hình trồng nấm.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu sơ cấp.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
1


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của các loài nấm.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của nấm.
Vai trò của nấm đối với con người và tự nhiên.
Đề xuất mô hình trồng nấm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
2


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN PHỤNG HIỆP
Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2005/NĐCP, về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị
xã Tân Hiệp (nay đổi tên thành thị xã Ngã Bảy).
Thực hiện Nghị định này, huyện Phụng Hiệp tách ra thành 2 đơn vị hành chính
mới là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Huyện Phụng Hiệp tiến hành xây dựng trụ sở tạm tại thị trấn Cây Dương và di
dời về trụ sở mới vào cuối năm 2010.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 km có diện
tích 483,66 km2, dân số 193.704 người.
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy theo
sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927, đường 928, Quốc

lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu
Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây
giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị
hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp,
Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ,
Phương Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy mô
đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
3


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp
( />
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần
theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã tạo
thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
2.1.1.3 Khí hậu
Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với những đặc trưng sau:
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8OC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ
trung bình 28,30C) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5OC). Nắng nhiều

(trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày), điều kiện khí hậu khá thuận lợi để cây trồng
sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong
năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng
lượng mưa trong năm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
4


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.1.4 Sông ngòi
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ.
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước dồi dào
quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của huyện đặc
biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.2 Kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông nghiệp
huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất
hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng vùng. Năm 2012 toàn
huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng 295.543 tấn. Nhiều vùng
chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã
đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây mía,
là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện Phụng
Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960 đ/kg; gần trung

tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ Phát và nhà máy đường
Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế
mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự
nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng
Hiệp nở rộ trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công
nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về,
thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc
sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi
trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả nuôi 3.999,05 ha
cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng
và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu,
Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá
trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
2.1.2.2 Công nghiệp
Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO
sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số Hợp
tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.529 lao động. Về
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
5


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ
đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.
2.1.2.3 Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư
phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước
đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh dễ
dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông thôn; xe ôtô
con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
2.1.2.4 Dân cư
Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập
trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
2.1.2.5 Giáo dục
Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến
phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn huyện
có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung học cơ sở và 4
Trường phổ thông trung học.
2.1.2.6 Y tế
Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho
trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm cho bộ
mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công
tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh miễn phí cho
bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các ngành, các cấp quan
tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
2.1.2.7 Văn hóa thông tin
Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện, phòng
đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho nhân dân trên
địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi
trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên. Hệ thống truyền thanh
được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và
thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa

Đảng với dân, giữa dân với Đảng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
6


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.1.2.8 Chính sách xã hội
Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền ơn
đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng như chi
trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng nhà tình nghĩa,
lập sổ vàng tiết kiệm…
2.2 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP MÙA XUÂN
Năm 2012, tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất Trung tâm nông nghiệp Mùa
Xuân Hậu Giang với tổng diện tích hơn 1.400ha, trong đó đất rừng để làm khu bảo tồn
động vật quý hiếm vườn chim 61,87ha trên tổng diện tích tự nhiên của vườn chim
khoảng 92,62ha. Hậu Giang có khoảng 5.100ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích có
rừng khoảng 2.500ha, chủ yếu là rừng trồng đạt tỷ lệ che phủ 1,2%.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Kiểm lâm và chuyên gia Viện sinh học nhiệt
đới Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực Vườn Chim trong Trung tâm nông nghiệp
Mùa Xuân (Phụng Hiệp, Hậu Giang), tính từ tháng 8/2011 đến nay, hơn 30 loài đã về
sinh sống trú ngụ với tổng đàn khoảng 3.500 đến 4.000 cá thể; trong đó, có ba loài quý
hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam là chim cổ rắn (Anhingar melanogaster), cò nhạn
(Ardea oscitans) và giang sen (Tantalus leucocephalus).
Qua thống kê, hệ động vật có 71 loài động vật cạn, 135 loài chim. Động vật nội
đồng gồm rất nhiều loài từ cá đến bò sát, lưỡng cư tập trung trong đồng ruộng, kênh
rạch, đặc biệt là dưới chân rừng...

Căn cứ vào thực trạng và định hướng phát triển của trung tâm, có thể phân
thành 5 phân khu chức năng như sau:
- Phân khu hành chính, gồm các công trình: trụ sở cơ quan, khu tái định cư dân cư, hệ thống trường học (THCS, tiểu học, mẫu giáo), y tế, khu văn hóa - thể thao,
khu vườn ươm cây giống nông, lâm nghiệp.
- Phân khu sản xuất nông nghiệp - thủy sản - chăn nuôi: với nhiệm vụ chính là
sản xuất lúa giống, mía giống, mía thương phẩm; liên kết, liên doanh nuôi trồng thủy
sản kết hợp chăn nuôi. Tập trung chủ yếu khu vực từ đường Hoàng Hoa Thám đến hết
ranh giới của trung tâm giáp đất dân xã Tân Phước Hưng.
- Phân khu vườn chim: đây là khu vực cần được quản lý, bảo vệ để bảo tồn
động vật quý hiếm của tỉnh (các loài chim cò), gồm các khoảnh: 4, 5, 6, 7.
- Phân khu du lịch sinh thái: sẽ phát triển ở các khoảnh 11, 12, 13, trong đó các
hoạt động có tiếng ồn sẽ phát triển tại khoảnh 13; khoảnh 11, 12 sẽ duy trì quỹ đất
rừng lớn, hạn chế phát triển các công trình có tiếng ồn, tránh ảnh hưởng đến việc duy
trì, bảo vệ loài chim.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
7


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phân khu đất rừng: duy trì quỹ đất rừng tại các khoảnh 19, 20, 21, 22, 28, 29,
30 và một phần các khoảnh 22, 28, 31, 35. Đây là khu vực cần được khoanh định, bảo
vệ nhằm duy trì, bảo vệ các loài cây bản địa của địa phương và đảm bảo về an ninh
quốc phòng khi cần thiết.

Hình 2.2 Bản đồ Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân
(Nguồn Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân)


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
8


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3 GIỚI THIỆU VỀ NẤM
Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chủng tự
dưỡng có thành tế bào bằng kinti (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các
sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác
lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm
thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài
lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình
thức sinh sản sinh dưỡng.
Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả
thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn
toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes)
hay mốc nước (oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho
dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh
của thực vật học.
Trong đề tài “Khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại Trung
tâm Nông nghiệp Mùa xuân”. Chỉ khảo sát về loại nấm lớn (nấm quả thể). Vì vậy sẽ
tập trung khảo sát về các loại nấm lớn.
2.3.1 Định nghĩa về nấm lớn (nấm quả thể)
Hiện nay, định nghĩa theo Chang và Miles (2011) là phổ biến: “Nấm
(Mushroom) là những nấm lớn (Macrofungi) với quả thể phân biệt rõ, nó có thể mọc
cả trên hoặc dưới mặt đất (epigeous or hypogeous), nó đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt

thường và có thể thu hái được bằng tay”. Như vậy, theo như định nghĩa trên thì nấm
không nhất thiết chỉ thuộc ngành Basidiomycota, có nạc, trên mặt đất, có thể ăn được.
Nấm có thể thuộc ngành Ascomycota, phát triển dưới mặt đất, không có cấu trúc nạc
và không nhất thiết là có thể ăn được”
Theo Trịnh Tam Kiệt (2011) thì: “Nấm lớn (Macrofungi) bao gồm những nấm
có thể sinh bào tử (thường được gọi là quả thể) đạt kích thước 4 mm trở lên, dù chúng
thuộc bất kì taxon phân loại nào trong giới Nấm. Nấm lớn không phải là những “nấm
bậc cao” hay “nấm thượng đẳng” như một số tác giả quan niệm. Vì có nhiều loại nấm
ở những bậc phân loại thấp lại có quả thể lớn đến vài centimet, ngược lại có nhiều loại
nấm bậc cao có quả thể rất bé hoặc không hình thành quả thể.
2.3.2 Phân loại nấm lớn
Theo phân loại hiện đại thì nấm lớn bao gồm những nấm nhày có kích thước
lớn của Myxomecetes, một số nấm có quả thể phôi thai trong Zygomycetes, một số nấm
nang (nấm túi) Ascomycota và tuyệt đại đa số nấm đảm Basidiomycota (trừ nấm rỉ,
nấm than, nấm chưa hoàn chỉnh).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
9


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Theo Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Thị Tam Bảo (2011) phân tích khu hệ nấm lớn
Việt Nam về sự đa dạng của các taxon cho thấy các loài nấm đảm (Basidiomycota)
chiếm ưu thế rõ rệt với hơn 90% tổng số loài; sau đó là nấm nang (Ascomycota) chiếm
khoảng 8%; nấm Nhày (Myxomycota) chiếm 1,5% và nấm nội cộng sinh
(Glomeromycota) chiếm khoảng 0,5% .
Phân loại theo Trịnh Tam Kiệt (2011): Ngành nấm đảm (Basidiomycota) gồm 3
ngành phụ:

 Ustilaginomycotina
 Pucciniomycotina
 Agaricomycotina
Trong đó nấm lớn chủ yếu thuộc ngành phụ Agaricomycotina.
Trong ngành phụ Agaricomycotina, đại đa số nấm lớn thuộc về lớp
Agaricomycetes. Hai lớp còn lại chỉ có số lượng loài rất ít là Tremellomycetes (17 loài
thuộc bộ Tremellales) và lớp Dacrymycetes (với 5 loài thuộc bộ Dacrymycetales)
2.3.3 Nghiên cứu về nấm lớn trên thế giới và Việt Nam
2.3.3.1 Trên thế giới
Nấm học đã trở thành một ngành khoa học thật sự và phát triển rực rỡ vào đầu
thế kỷ XX. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau
trên thế giới đã được công bố, tiêu biểu như C. Rea (1922) với công trình nghiên cứu
“British Basidiomycetes”; H.Bourdot A. Galzin với tác phẩm “Hymemomycetes de
France”; M. Beeli, Roger Heim và nhiều tác giả khác đã công bố khu hệ nấm ở Congo
“Flore iconographique des champignons du Congo” (trích dẫn của Ngô Anh); L.o.
Overholts (1953) công bố về họ Polyporaceae ở Hoa Kỳ, Alaska và Canada với tác
phẩm “The Polyporaceae of the United States, Alaska and Canada”. Nghiên cứu nấm ở
Trung Quốc của Teng s.c (1996) với “Fungi of China” đã mô tả 2400 loài, 601 chi;
Zhao Ji Ding (1989) với tác phẩm “The Ganodermataceae in China” đã mô tả 86 loài
thuộc họ Ganodermataceae ở Trung Quốc.
Theo Chang et al (trích dẫn Đặng Thị Quyên) ước tính có khoảng 74.000 loài
nấm (fungi) đã được miêu tả vào năm 2000. Trong khi đó, David L. Hawksworth
(2004) ước tính tổng số lượng nấm trên toàn thế giới ít hơn 1,5 triệu loài vào năm 1991
. Trong 1,5 triệu loài thì có khoảng 140.000 loài thuộc loài nấm lớn.
Gần đây, Munishi P.K et al (2007) ước tính các loài nấm lớn ở Châu Á nhiệt
đới có khoảng 10.000 đến 25.000 loài được mô tả.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
10



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3.3.2 Ở Việt Nam
Theo Ngô Anh (2003), các nghiên cứu về nấm lớn ở Việt Nam được các nhà
khoa học nước ngoài thực hiện từ năm 1890-1928. Kết quả có khoảng 200 loài; trong
đó có 28 loài phân bố ở Trung bộ và 37 loài ở Bình Trị Thiên với 6 loài phân bố ở đèo
Hải Vân: Amauroderma rude (Berk.) Torrend, Hymenochaete adusta (Lév.) Bres.,
Laetiporus sulphureus (Bull. : Fr.) Murr., Microporus affnis (Blume & Nees) O. Ktze;
Phylloporia fructica (Berk. & Curt.) Ryv. và Polyporus grammocephalus Berk.
Tiếp đến là công bố của Phạm Hoàng Hộ (1953) trong quyển “Cây cỏ Miền
Nam Việt Nam”. Các loài nấm lớn được mô tả bao gồm 48 chi và 31 loài.
Ở miền Bắc có các công trình nghiên cứu như: Nguyễn Văn Diễn đã mô tả 28
loài nấm ăn được, 10 loài nấm độc; Trương Văn Năm nghiên cứu nấm sống trên gỗ ở
lâm trường Hữu Lũng; Trịnh Tam Kiệt báo cáo đề tài “Bước đầu điều tra bộ
Aphyllophorales vùng Hà Nội”, “Sơ bộ điều tra nghiên cứu các loài nấm ăn và nấm
độc chính ở một số vùng miền Bắc Việt Nam”.
Trịnh Tam Kiệt (1970) công bố khu hệ nấm lớn vùng Đông Bắc Tam Đảo với
348 loài nấm lớn. Số loài nấm lớn được xác đinh ở Bình Trị Thiên của Ngô Anh
(2003) là 111 loài. Trịnh Tam Kiệt và Phan Huy Dục (1984) họ nấm mực Coprinaceae
Rose vùng Hà Nội có 29 loài, Trích dẫn của Ngô Anh (2003) thì Trần Văn Mão trong
luận án “Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số nấm
lớn phá hoại gỗ ở vùng Thanh - Nghệ - Tỉnh”, tác giả đã công bố 239 loài.
Theo Ngô Anh (2003) số loài nấm lớn sống trên gỗ ở Thừa Thiên Huế được
công bố với 172 loài, trong đó có 6 loài mới ghi nhận đầu tiên cho khu hệ nấm lớn ở
Việt Nam.
Lê Bá Dũng (2003) công bố “Thành phần loài của chi Hexagonia ở vùng Tây
Nguyên” gồm 5 loài, trong đó Hexagonia rigida là loài mới cho khu hệ nấm Việt

Nam. Hội thảo quốc tế sinh học năm 2001 tại Hà Nội có các báo cáo như: Ngô Anh
với công trình “Sự đa dạng về công dụng của khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế” gồm 326
loài trong 6 nhóm nấm có ích và có hại; Phan Huy Dục báo cáo “Nấm (Macromyces) ở
vườn Quốc Gia Tam Đảo Vĩnh Phúc” công bố 41 loài, 17 họ trong 2 lớp Ascomycetes
và Basidiomycetes; Trịnh Tam Kiệt và Henrich Dorfelt báo cáo “Các taxon mới ghi
nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và ý nghĩa của hệ thống sinh thái của chúng” công bố
9 loài mới cho lãnh thổ Việt Nam.
Năm 2001, có 1250 loài nấm lớn đã được ghi nhận ở Việt Nam, công trình tổng
kết những kết quả nghiên cứu về nấm ở Việt Nam từ trước cho đến nay đã được Trịnh
Tam Kiệt, Ngô Anh và các tác giả khác tổng hợp và công bố trong “Danh lục các loài
thực vật Việt Nam”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
11


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Số loài nấm lớn ở VQG Bạch Mã được công bố gồm 332 loài, trong đó, có 65
loài nấm thực phẩm và 40 loài nấm dược liệu có giá trị, đóng góp thêm 38 loài mới
cho khu hệ nấm Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).
Ngô Anh và cộng sự với đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của
khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu” đã xác
định được 404 loài thuộc 137 chi, 55 họ, 28 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota,
Ascomycota và Basidiomycota.
Trần Thị Lệ Hằng (2008) xác định 52 loài nấm lớn thuộc 34 chi, 18 họ, 12 bộ, 3
lớp, 3 ngành tại Thành Phố Vinh và Thị Xã Cửa Lò. Trong đó ngành nấm đảm chiếm
ưu thế (50 loài).

Theo Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Thị Tam Bảo (2011) tính đến năm 2010 có
khoảng 2500 loài nấm đã được ghi nhận, trong đó có khoảng 1400 loài nấm lớn thuộc
120 chi. Có hơn 200 loài nấm ăn trong đó khoảng 50 loài là nấm ăn quý; nấm dược
liệu có khoảng hơn 200 loài; nấm độc hơn 30 loài, các loài nấm có khả năng ứng dụng
trong công nghệ sinh học và bảo vệ môi trường khoảng 50 loài.
Nghiên cứu của Lê Thanh Huyền (2008) về “Khảo sát tính đa dạng của nấm lớn
tại một số khu rừng quốc gia của Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng”. Khu vực được chọn
để lấy mẫu gồm vùng núi LangBiang, xã Lát, huyện Lạc Dương; vùng rừng thông xã
Xuân Thọ, gần thành phố Đà Lạt; vùng Suối Vàng. Kết quả thu được tổng số 55 loài
thuộc 16 chi, 11 họ, 6 bộ. Trong nghiên cứu này cũng đã kết luận được sự đa dạng của
các loài nấm ở khu vực rừng thông Đà Lạt. Tuy nhiên do rừng bị phá làm nương và
phục vụ cho một số nhu cầu khác của người dân nên tình trạng các rừng thông hai lá
dẹt đang bị đe dọa, nhiều cây bị mất môi trường sinh sống tối ưu, chết rụi, nhiều cây
quá già cũng tự gãy đổ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và tính đa dạng của
các loài nấm và thực vật.
Trong đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật
VQG Lò Gò-Xa Mát” – Tỉnh Tây Ninh của Vũ Ngọc Long (2006). Có tổng số 55 loài
được ghi nhận thuộc 40 giống khác nhau. Trong đó, có 13 loài được định danh đến tên
loài, 36 loài định danh đến tên giống và 1 loài chưa xác định rõ.
Đối với đề tài “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học vườn quốc gia Bù Gia Mập”
ở tỉnh Bình Phước do Vương Đức Hòa thực hiện đã xác định được 71 loài nấm lớn.
Gần đây nhất là đề tài “Điều tra thành phần loài nấm lớn tại thành phố Cần
Thơ” của Dương Thị Huỳnh (2013) xác định được 75 loài nấm lớn. Nghiên cứu của Lê
Quốc Nam (2013) về “Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” ghi nhận được 94 loài nấm lớn.
Như vậy các nghiên cứu về đa dạng nấm lớn ở Việt Nam mặt dù chưa nhiều
nhưng cũng đã từng bước được thực hiện rộng rãi. Ở miền Bắc có các công trình của
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
12



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trịnh Tam Kiệt, nhiều ấn phẩm về nấm lớn được tái bản liên tục qua các giai đoạn và
gần đây nhất với quyển nấm lớn Việt Nam. Miền Trung có các công trình nghên cứu
của Ngô Anh ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu của Lê Thanh Huyền ở Đà Lạt – Lâm
Đồng. Miền Nam có các nghiên cứu nấm lớn ở Tây Ninh, Bình Phước. Điều đó cho
thấy tầm quan trọng của việc duy trì, nâng cao chiến lược nghiên cứu, bảo tồn nấm lớn
là điều hết sức cần thiết, các nghiên cứu về ĐDSH nấm lớn ngày càng được chú trọng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
13


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện: từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 31 tháng 10.
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa
xuân (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan như bản đồ hành chính.
Các phương pháp điều tra ngoài thực địa và những tài liệu có liên quan về tài
nguyên nấm lớn trong và ngoài nước.

3.2.2 Khảo sát thực địa
Điều tra sinh cảnh chung ảnh hưởng đến phát triển nấm.
Xây dựng các tuyến điều tra. Các tuyến đó phải bao quát được tất cả các vị trí
(môi trường) trong vùng nghiên cứu.
Tuyến điều tra: Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, xác định 4 sinh
cảnh cần giám sát, đánh giá và thu mẫu: ven đường, ven sông, trong rừng, ruộng lúa.
Cự li các tuyến: Khoảng gần xa của các tuyến phụ thuộc vào mức độ chi tiết của
công việc khảo sát. Khoảng cách giữa các tuyến khoảng từ 50 - 100 - 1000m.
Hướng đi của tuyến: Trong điều tra, hướng tuyến phải vuông góc với đường
đồng mức chính và được đánh dấu trên bản đồ.
3.2.3 Phương pháp thu mẫu và cách thu mẫu
 Những trang bị phục vụ cho nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu bao gồm cặp gỗ, túi polyme, kéo, dao cắt cây, giấy báo, dây
buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì, sổ ghi chép, băng dính, camera, các loại dụng cụ để đo
chiều cao, đường kính thân, bản đồ các loại và các trang bị cho cá nhân để đi rừng…
 Thu mẫu
Nấm mọc trên đất, dùng dao đào cả phần gốc của nấm. Với những nấm sống có
liên quan đến thực vật bậc cao, tổ kiến, tổ mối cần thu mẫu cẩn thận theo chiều dọc
của rễ nấm và sợi nấm kéo dài để tìm mối liên quan trực tiếp giữa nấm và các sinh vật
khác.
Những nấm sống trên gỗ, trên cây dùng dao đục tách chúng khỏi giá thể và lấy
một phần nhỏ mẫu gỗ nơi nấm sống. Thu thập ở tất cả các giai đoạn phát triển khác
nhau của nấm. Trường hợp mẫu loại hiếm, thu giữ cẩn thận, để riêng và xử lý đặc biệt
trong phòng thí nghiệm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
14


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mẫu thu xong ghi kí hiệu và nhãn hiệu ngay sau đó (số hiệu, ngày thu, người
thu, địa điểm thu).
Ghi chép những đặc điểm dễ biến mất của nấm vào phiếu điều tra: Màu sắc,
mặt mũ nấm và các phần phụ (khô, nhầy dính, có vảy, lông, mụn, hygrophan, biến
màu, có dịch sữa, vòng nấm 1 lớp hay 2, dễ chuyển động hay không).
Chụp ảnh, sau đó gói nấm lại. Những nấm có quả thể dạng tán, dạng ô dùng
giấy báo gói lại thành dạng phễu gói, những nấm dạng sò, hến, dạng củ…gói bằng
giấy báo. Những nấm nhỏ dễ gãy vỡ để riêng trong các lọ nhỏ, hộp nhựa… Mỗi nấm
được gói riêng để bào tử nấm không lẫn lộn với nhau.
3.2.4 Phương pháp bảo quản mẫu nấm
Mở giấy gói mẫu ra cho thoáng sau đó ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm
vào phiếu điều tra: Kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép
mũ, bào thể, bụi bào tử, cuống nấm thịt nấm… Những mẫu để phân tích ngay thì để
lại, những mẫu mẫu chưa phân tích kịp và đủ tiêu chuẩn thì tiến hành làm bách thảo
nấm. Bảo quản nấm bằng cách xây dựng bộ mẫu ngâm trong dung dịch thích hợp
trong các bình và lọ thủy tinh nút kín, tùy từng loại nấm mà có thể bảo quản bằng các
dung dịch cồn pha loãng 30-50% hay formalin 4% hoặc trộn lẫn 25g sunfat kẽm, 10
ml formalin trong 1 lít nước cất rồi ngâm nấm vào.Sau dung dịch vẫn đục (lâu nhất
24h) có thể thay thế để có dung dịch trong suốt. Chăm sóc mẫu và kiểm tra định kỳ.
Để làm bách thảo khô, nấm gói cẩn thận, đánh số sau đó được sấy khô từ từ ở
nhiệt độ 60 – 800C trong tủ sấy.
3.2.5 Phương pháp định danh
Định loại nấm lớn theo phương pháp so sánh hình thái bằng cách quan sát các
đặc điểm hình thái (mũ nấm, phiến nấm, thịt nấm, cuống nấm, lỗ hoặc răng nấm…),
nơi phân bố của nấm và các cấu trúc hiển vi (sợi nấm, bào tử nấm…) để xác định các
taxon từ ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Dùng khóa phân loại lưỡng phân và các bản mô
tả của các tác giả đã công bố như Trịnh Tam Kiệt , Lê Bá Dũng để định loại. Phương
pháp cụ thể như sau:

Đối với các loài dễ nhận dạng (nấm ăn và một số nấm dại quen thuộc): Xác
định tên thông dụng thông qua khóa phân loại lưỡng phân để tra cứu tên khoa học. Ví
dụ: Nấm Mối, nấm Rơm, nấm Bào ngư, Mộc nhĩ, nấm chân chim, nấm báo mưa… So
sánh với các tác giả trước để xác định tên khoa học.
Đối với các loài chưa biết tên thông thường và tên khoa học thì tiến hành phân
loại từ bộ, họ, chi và xác định tên loài.
Phân loại mẫu theo bộ, họ và chi (đối với những mẫu chưa phân loại được theo
bộ, họ và chi).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
15


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trước tiên phân loại các mẫu theo từng bộ căn cứ vào bảng chỉ dẫn nhận biết
các bộ thuộc các lớp trong ngành nấm đảm của Lê Bá Dũng . Sau đó mẫu tiếp tục
được phân loại theo từng họ rồi đến từng chi trước khi tiến hành xác định tên loài. So
sánh với các đặc điểm mô tả loài của Trịnh Tam Kiệt .
Căn cứ vào các tài liệu để phân loại các loài nấm thu được:’’Các loài nấm lớn ở
Việt Nam” 2 tập của Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012).
3.2.6 Phương pháp tính toán thống kê và xử lý số liệu
Quá trình phân tích, đánh giá và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về định lượng,
quy luật phân bố, hiện trạng và các xu thế biến đổi các chỉ số đa dạng, tương đồng, độ
phong phú, và các mối tương quan với yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được tính toán
bằng phần mềm chuyên dụng trong đó:
Số liệu gốc được nhập, lưu trữ và tính toán bằng phần mềm Microsoft Office
Excel
3.2.7 Phương tiện thực hiện

Tài liệu: gồm các bản đồ: hành chính, sông ngồi, giao thông, hiện trạng sử dụng
đất,… do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp và các thông tin có liên quan.
Vật liệu:máy tính xách tay, các phần mềm hỗ trợ (như Microsoft Word,
Microsoft Excel,…) và sổ ghi chép,…
3.2.8 Các tuyến thu mẫu
Thu theo các tuyến đã được xác định trước. Gồm 4 tuyến:
Bảng 3.1 Các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
STT
1
2
3
4

Sinh cảnh
Ven đường
Ven sông
Trong rừng
Ruộng lúa

Kí hiệu
SC1
SC2
SC3
SC4

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích
Ven đường, ven sông
Trong rừng
Lúa

Hình 3.1 Các tuyến thu mẫu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
17


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN & MT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM Ở TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP
MÙA XUÂN, HUYỆN PHỤNG HIỆP
Sau quá trình khảo sát thu được 53 loài nấm lớn (có 15 loài chưa định danh
được) thuộc 18 họ, 6 bộ, 2 lớp trong ngành nấm đảm (Basidiomycota).
Đặc trưng của ngành này là thành lập bào tử đãm (basiospore) là bào tử giảm
phân và thành lập bên ngoài cơ quan tạo bào tử gọi là đãm (basidium).
Các loài nấm thuộc ngành này sống trong đất, hoại sinh hay ký sinh. Nhóm hoại
sinh gây ra triệu chứng làm mục cây..., nhóm ký sinh gây bịnh rĩ, cháy lá, mục nhà
cửa....
Nhóm này chỉ sống trên ký chủ thực vật trong tự nhiên.
Nấm có hình dạng rất đa dạng từ dạng chưa hoàn chỉnh đến dạng đã tạo thành

quả thể rõ ràng. Các dạng thường gặp là dạng dù, dạng quạt, dạng phểu lệch, dạng
sao,…
Quả thể nấm lớn có màu sắc rất đa dạng, các màu thường gặp nhất là màu trắng,
trắng xám. Ngoài ra còn có các màu khác như: nâu đen, vàng, đỏ da cam,… đôi khi
quả thể có 2 màu hoặc nhiều màu. Mặt trên và mặt dưới quả thể có thể đồng màu hay
khác màu. Cùng một loài nhưng có sự thay đổi màu sắc ở những sinh cảnh và mùa
khác nhau.
Mặt trên quả thể có thể nhẵn, nhẵn bóng, nhẵn với các đường vân xen kẻ, có
lông mịn,… Mặt trên quả thể đôi khi thay đổi trong quá trình sống.

Guepiniopsis spathularia
(nấm thùy keo vàng)

Ganoderma applanatum
(nấm linh chi nhiều năm)

Hình 4.1 Một số loài nấm thu được

4.1.1 Thành phần và số lượng loài
Khảo sát thành phần loài nấm lớn ở TTNNMX thì chỉ có một ngành là
Basidiomycota. Trong đó lớp Agaricomycetes chiếm ưu thế, gặp 52 loài, chiếm
98,11% tổng số loài đã xác định; lớp Dacrymycetes gặp 1 loài chiếm 1,89%.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thái Ngọc Huyền (MSSV: 3113799)
18


×