Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

đánh giá chính sách quản lý nước dưới đất ở vùng ven biển bán đảo cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở VÙNG VEN BIỂN BÁN ĐẢO CÀ MAU

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ THANH LAN
MSSV 3113810

Cán bộ hướng dẫn
ThS. HUỲNH VƯƠNG THU MINH

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Thầy/Cô, anh/chị, bạn bè và người thân. Tôi xin
ghi nhớ và biết ơn những công lao to lớn đó.
Đầu tiên, tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Huỳnh Vương Thu Minh. Cô
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thức chuyên ngành, cho tôi những lời


khuyên bổ ích, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Văn Năm, cô Bùi Thị Bích
Liên, thầy Nguyễn Hồng Đức, anh Trần Trung Tín, anh Lê Văn Tiến và chị Nguyễn
Thị Thuỳ Trang đã chia sẽ những kinh nghiệm quý báu cũng như luôn quan tâm động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn chú Đồng Thống Nhất, anh Đặng Công Sil,
anh Nguyễn Văn Minh, chị Huỳnh Kiều Linh, chị Huỳnh Thị Đậm và tất cả các anh
chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên Nước – Khoáng sản, KTTV, Sở Tài nguyên và
Môi trường các Tỉnh vùng nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin, số
liệu cần thiết cho bài viết.
Tôi cũng xin gửi lời cảm tạ đến toàn thể Thầy, Cô giảng đã giảng dạy tôi trong
suốt ba năm học tại Trường Đại học Cần Thơ. Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức chuyên môn, tạo nền tảng cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và tất cả bạn bè
lớp Quản lý Môi trường khóa 37 và các em lớp quản lý Môi trường khoá 38 đã động
viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chúc thầy cô và quý cơ quan, anh (chị) em, và tất cả bạn bè nhiều sức khỏe
và công tác tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thanh Lan

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
i


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM TẠ .....................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ....................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................. 3
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 3
1.3.1 Nội dung 1 ....................................................................................... 3
1.3.2 Nội dung 2 ....................................................................................... 3
1.3.3 Nội dung 3 ....................................................................................... 3
1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 4
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..................................................... 4
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 4
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT.......................... 7
2.2.1 Một số định nghĩa có liên quan đến nước dưới đất............................ 7
2.2.2 Sự hình thành nước dưới đất............................................................. 8
2.2.3 Khái quát cấu trúc địa tầng vùng ven biển Bán đảo Cà Mau ............. 9
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ... 12
2.3.1 Các định nghĩa liên quan đến pháp luật quản lý Tài nguyên nước ... 12

2.3.2 Luật Tài nguyên Nước .................................................................... 13
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 15
3.1 VÙNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 15
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 16
3.2.1 Tiến trình thực hiện ........................................................................ 16
3.2.2 Phương pháp lược khảo tài liệu ...................................................... 17
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 18
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 21
4.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG
VEN BIỂN BÁN ĐẢO CÀ MAU ........................................................ 21
4.1.1 Lưu lượng nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau .............. 21
4.1.2 Trữ lượng nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau .............. 22
4.1.3 Chất lượng nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau ............. 24
4.1.2 Động thái mực nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau ....... 26
4.2 HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI
ĐẤT VÙNG VEN BIỂN BÁN ĐẢO CÀ MAU ................................... 30
4.2.1 Tổ chức bộ máy Nhà nước về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam31
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
ii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------4.2.2 Chính sách quản lý tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo
Cà Mau .......................................................................................... 32
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG VEN BIỂN BÁN ĐẢO CÀ MAU ............ 42
4.3.1 Giải pháp chính sách - xã hội ......................................................... 42
4.3.2 Giải pháp kinh tế ............................................................................ 42

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 43
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 43
5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 45
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 47

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
iii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Hệ thống kênh rạch vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

2

2.1

Mặt cắt địa chất thủy văn của ĐBSCL dọc theo sông Bassac (Ghassemi &

Brennan, 2000)

9

3.1

Sơ đồ vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

15

3.2

Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu

17

3.3

Sơ đồ tiến trình phỏng vấn

18

4.1

Tỉ lệ khai thác NDĐ vùng ven biển BĐCM so với ĐBSCL

21

4.2


Lưu lượng khai thác NDĐ vùng nghiên cứu

22

4.3

Tỉ lệ khai thác nước dưới đất ở các tầng nước tỉnh Cà Mau

23

4.4

Trữ lượng và diện tích khai thác NDĐ theo tầng ở Sóc Trăng

23

4.5

Hàm lượng COD trong NDĐ tầng qp2-3 ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 –
2012

24

4.6

Hàm lượng Sắt tổng trong NDĐ tầng qp2-3 ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007
– 2012

25


4.7

Độ mặn trong NDĐ tầng qp2-3 tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2008 – 2013

25

4.8

Diễn biến mực nước dưới đất thuộc tầng qp3 giai đoạn từ năm 2007 – 2013

27

4.9

Diễn biến mực nước dưới đất thuộc tầng qp2-3 giai đoạn từ năm 2007 –
2013

27

4.10

Vị trí và phạm vi của pháp luật về bảo vệ Tài nguyên Nước
hiện hành ở Việt Nam

30

4.11

Tổ chức bộ máy Nhà nước quản lý Tài nguyên Nước giai đoạn 1995 - 2002


31

4.12

Tổ chức bộ máy Nhà nước quản lý Tài nguyên Nước từ năm 2002 – 2014

32

4.13

Trình tự đăng kí cấp giấy phép khai thác sử dụng NDĐ vùng nghiên cứu

34

4.14

Tác động của nguồn lực quản lý đến chính sách quản lý tài nguyên NDĐ

36

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
iv


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Hình

Tên hình


Trang

4.15

Cơ cấu tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu

37

4.16

Tác động của chính sách quản lý tài nguyên NDĐ đến công tác
xử lý vi phạm hành chính

40

4.17

Phỏng vấn chuyên viên Phòng Tài nguyên Nước – Khoáng sản, KTTV
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu

41

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
v


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các đặc điểm địa chất thủy văn của các tầng chứa nước quan trọng
của Đồng bằng sông Cửu Long

10

4.1

Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển BĐCM

22

4.2

Danh sách trạm, điểm quan trắc tài nguyên NDĐ quy hoạch đến năm
2020 tại tỉnh Sóc Trăng

26

4.3

Các yếu tố động thái mực nước NDĐ tại giếng quan trắc Q59704T và

giếng Q59704Z tỉnh Bạc Liêu

28

4.4

Các yếu tố động thái mực NDĐ tại giếng quan trắc Q598020,
Q59804Z và Q598050 tỉnh Sóc Trăng

29

4.5

Một số văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nước đang được áp dụng
ở vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

33

4.6

Nguồn nhân lực quản lý tài nguyên nước vùng nghiên cứu

38

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
vi


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐCM
COD
CT
ĐBSCL
KTTV
NDĐ
NĐ-CP

QH
QCVN
TNN
TN & MT
TP
TT
UBTVQH
VBPL

Bán đảo Cà Mau
Nhu cầu oxy hoá học
Chỉ thị
Đồng bằng sông Cửu Long
Khí tượng Thuỷ văn
Nước dưới đất
Nghị định – Chính phủ
Quyết định
Quốc Hội
Quy chuẩn Việt Nam

Tài nguyên nước
Tài nguyên và Môi trường
Thành phố
Thông tư
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Văn bản pháp luật

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
vii


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước nguy cơ suy thoái nguồn
nước và chịu tác động kép của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cụ thể, trong
những năm gần đây, tài nguyên nước (TNN) ở ĐBSCL bị suy thoái cả về số lượng và
chất lượng cũng như sự thay đổi động thái của dòng chảy theo mùa (Lê Anh Tuấn,
2011). Trong bối cảnh nguồn nước mặt bị ô nhiễm và biến động phi tự nhiên (xây
dựng các công trình thủy điện ở hạ lưu và mở rộng diện tích đất canh tác ở thượng lưu
sông Mê Công), vai trò của nước dưới đất (NDĐ) càng trở nên quan trọng hơn. Đây là
nguồn cấp nước cho hàng triệu người dân và góp phần phòng chống xâm nhập mặn
(IUCN, 2011, Ghassemi and Brennan, 2000). Khoảng 34% và 65% theo thứ tự dân số
đô thị và nông thôn ở ĐBSCL phụ thuộc vào tài nguyên NDĐ (Phạm Văn Giắng,
2011). Trong năm 2010, ở ĐBSCL ước tính có 10.000 giếng khoan ở độ sâu từ 10 –
300 m. Tổng lượng khai thác toàn vùng khoảng 1.000.000 m3/ngày (Bộ Tài nguyên và

Môi trường, 2010).
Nghiên cứu được chọn thuộc vùng ven biển Bán đảo Cà Mau (BĐCM) (Hình
1.1), là khu vực có nguồn tài nguyên NDĐ bị khai thác ngày càng nhiều vì là nguồn
cấp nước chính cho sinh hoạt. Ngoài ra, người dân ở các khu vực ven biển còn khai
thác NDĐ để nuôi trồng thủy sản. Hiện Cà Mau đang là địa phương dẫn đầu về khai
thác NDĐ với 137.988 giếng, khai thác tổng công suất khoảng 400.000 m3/ngày. Khai
thác nhiều nhất là thành phố Cà Mau với 67.608 m3/ngày, huyện Trần Văn Thời
61.188 m3/ngày, huyện Đầm Dơi là 48.178 m3/ngày. Tỉnh Bạc Liêu có 6.618 giếng thì
chỉ có 72 giếng cấp nước sinh hoạt tập trung. Sóc Trăng có 75.000 giếng khoan khai
thác NDĐ, trong đó có 59.000 giếng của người dân tự khoan trong khi nguồn tài
nguyên này có giới hạn và thời gian phục hồi chậm (Phạm Văn Giắng, 2011).
Theo “Nguy cơ mới vùng sông nước ĐBSCL: Nước ngầm suy giảm, 2010”, sự
phân bố của các khối NDĐ ở bán đảo Cà Mau khá phức tạp cả về chiều rộng và chiều
sâu do các tầng chứa nước ngọt và nước mặn nằm đan xen nhau. Chính điều này làm
tăng khả năng thẩm thấu, xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước khi khai thác NDĐ
tại các vùng ven biển (Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Sở TN & MT) tỉnh
Sóc Trăng, 2013). Thêm vào đó, chưa có quy hoạch phân bổ, bảo vệ và phòng ngừa
các tác hại do nước gây ra nên việc khai thác sử dụng NDĐ chưa được quản lý chặt
chẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm và ô nhiễm nguồn NDĐ (Phạm Văn Giắng, 2011).
Ngoài ra diễn biến phức tạp của chế độ khí tượng thủy văn (nhiệt độ trung bình tăng,
lượng mưa không theo chu kỳ), cũng được xác định là có ảnh hưởng bất lợi đến tài
nguyên NDĐ.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
1


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hình 1.1 Hệ thống kênh rạch vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

Nhà nước đã xây dựng khung pháp lý liên quan đến việc khai thác sử dụng và
bảo vệ nguồn tài nguyên nước trong đó có tài nguyên NDĐ. Luật Tài nguyên Nước
được ban hành (1998) là nền tảng pháp lý trong việc quản lý tài nguyên nước ở Việt
Nam, thể hiện bước tiến bộ cơ bản trong quản lý TNN. Năm 2012, Luật Tài nguyên
Nước mới được ban hành nhằm hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về TNN. Tuy
nhiên ở các địa phương hầu như chưa thể kiểm soát và quản lý việc khai thác sử dụng
NDĐ. Do đó, việc đánh giá hiệu quả chính sách quản lý NDĐ cho vùng ven biển
BĐCM là điều cần thiết để tìm ra những bất cập trong chính sách quản lý NDĐ trong
khu vực nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng và hiệu quả chính sách quản lý tài
nguyên nước dưới đất vùng ven biển Bán đảo Cà Mau.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
2


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá các đặc trưng nước dưới đất (trữ lượng, chất lượng và động thái), hiện
trạng khai thác sử dụng nước dưới đất tại vùng nghiên cứu;
Đánh giá hiệu quả chính sách quản lý nước dưới đất tại vùng nghiên cứu;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nước dưới đất trong
vùng nghiên cứu.


1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu đã tiến hành 03 nội dung
1.3.1 Nội dung 1
-

-

-

Thu thập số liệu về trữ lượng, các chỉ tiêu chất lượng nước, cao trình mực NDĐ
giai đoạn 2007 – 2013 từ Phòng Tài nguyên Nước - Khoáng sản, KTTV (Sở TN
& MT tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu);
Thu thập các tài liệu, các báo cáo Quy hoạch từ Phòng Tài nguyên Nước Khoáng sản, KTTV thuộc Sở TN & MT các tỉnh vùng nghiên cứu); bài báo
khoa học từ tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, các báo cáo về lĩnh vực
TNN từ website của Tổng cục Môi trường.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: các văn bản pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư,
Quyết định, Chỉ thị), các quy định có liên quan đến quản lý TNN áp dụng trong
vùng nghiên cứu.

1.3.2 Nội dung 2
Phỏng vấn chuyên gia công tác tại Phòng Tài nguyên Nước – Khoáng sản,
KTTV thuộc Sở TN & MT tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng về các thông tin (i) hiện trạng
quản lý khai thác và sử dụng NDĐ; (ii) mâu thuẫn, bất cập chính trong công tác quản
lý; (iii) những nhận định, ý kiến của chuyên gia về hiệu quả của chính sách quản lý tài
nguyên NDĐ.
1.3.3 Nội dung 3
-

So sánh sự chồng chéo, bất cập giữa các văn bản pháp luật (Luật, nghị định,

thông tư) về quản lý tài nguyên nước dưới đất;
Xác định những vấn đề tồn tại, mâu thuẫn trong chính sách quản lý và thực tế
áp dụng trong vùng nghiên cứu;
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước dưới đất
trong vùng nghiên cứu.

1.4 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả chính sách quản lý NDĐ vùng ven biển
BĐCM; cụ thể 03 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
3


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đáng chú ý nhất về lĩnh vực quản trị NDĐ trong những năm gần đây là dự án
“Quản trị nước ngầm: Một khung chương trình hành động toàn cầu” với sự tài trợ của
nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc
(FAO), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa
Liên Hợp Quốc (UNESCO)… được thực hiện tại 05 quốc gia: Ấn Độ, Kenya,
Morocco, Nam Phi và Tanzania. Dự án đã tiến hành phân tích và đánh giá hệ thống
quản trị NDĐ ở khía cạnh chính sách, chiến lược và quản trị địa phương. Nghiên cứu
phân tích chính sách, pháp lý và thể chế quản lý NDĐ đã được thành lập. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động quản trị NDĐ

mà các tổ chức địa phương đã đối mặt.
Báo cáo “Quản trị nước dưới đất: một yếu tố quyết định trong chiến lược ứng
phó” do Ebel Smidt và Bert Satijin ở Trung tâm quản trị NDĐ thực hiện vào tháng 04
năm 2013 tại Hà Lan. Nội dung chính của báo cáo thể hiện tầm quan trọng của quản trị
NDĐ trong bối cảnh Thế giới đang tập trung vào vấn đề quản lý tổng hợp TNN, xây
dựng các giải pháp quản trị NDĐ chi tiết cho Hà Lan. Báo cáo đã đề xuất những hành
động thiết thực, hiệu quả cho Hà Lan, điển hình là việc sử dụng hồ chứa để ứng phó
trường hợp thiếu nước nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Mặc hạn chế
của báo cáo là những biện pháp đưa ra chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với Hà Lan và
những quốc gia lân cận, có điều kiện địa lý tương tự Hà Lan.
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên nước và Trung tâm Udall đã đưa ra nghiên
cứu về “Quản trị nước tại Hoa Kỳ (USA)” vào năm 2012. Mục tiêu nghiên cứu nhằm
hiểu rõ hơn về phạm vi quản lý NDĐ trên toàn Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã tiến hành một
cuộc khảo sát với quy mô quốc gia để thu thập thông tin cơ bản liên quan đến hoạt
động quản trị NDĐ cấp Nhà nước. Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu sử dụng nước
phụ thuộc khá nhiều vào NDĐ, đặc biệt là các tiểu bang ven biển như Floria, Hawaii…
và điều này thay đổi theo từng vùng trong từng tiểu bang. Đa số người dân đều nhận
thức được các quy định, luật về NDĐ; tuy nhiên, trách nhiệm và khả năng tiếp cận của
công chúng về thông tin liên quan đến NDĐ còn hạn chế.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo bài báo khoa học “Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở Vĩnh
Châu, Sóc Trăng” (tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2013) của Huỳnh
Vương Thu Minh và nhóm cộng tác viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường suất
khai thác NDĐ ở Vĩnh Châu là cao nhất so với các huyện khác trong Tỉnh (77,12
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
4


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT

-------------------------------------------------------------------------------------------------------m3/ngày/km2). Việc khai thác lượng lớn NDĐ phục vụ cho nông nghiệp và thuỷ sản đã
làm cho mực NDĐ hạ thấp. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thanh Duyên cũng
đã đưa ra kết luận phù hợp về hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ ở Vĩnh Châu.
Nguyên cứu “Quản lý tài nguyên nước dưới đất tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng: hiện trạng
và thách thức” (tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 2013) đã đánh giá hiện
trạng khai thác, sử dụng và quản lý NDĐ; từ đó phân tích những thách thức về quản lý
NDĐ trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng tiềm năng NDĐ tại Vĩnh
Châu thấp hơn giá trị trung bình toàn Tỉnh và có lượng khai thác gần với ngưỡng khai
thác bền vững (20% trữu lượng). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy công tác quản lý
NDĐ tại vùng nghiên cứu chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong cấp phép khai
thác. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân cũng như thông tin về khai thác về khai
thác NDĐ an toàn, sử dụng hợp lý và bảo vệ NDĐ còn rất hạn chế.
Nghiên cứu “Quản lí khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở khu công
nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ” (tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2014) của Nguyễn
Thị Thùy Trang và các cộng sự đã triển khai điều tra và đánh giá chi tiết về hiện trạng
khai thác và sử dụng NDĐ ở KCN Trà Nóc, TP Cần Thơ. Kết quả cho thấy trong số 11
doanh nghiệp phỏng vấn với tổng số lượng giếng khoan là 23 giếng dùng cho mục
đích sản xuất và sinh hoạt thì tổng lưu lượng khai thác 12.290 m3/ngày/đêm. Trong
quá trình khai thác, sử dụng có 27,27% doanh nghiệp nhận thấy sự suy giảm nguồn
NDĐ (cả về chất và lượng) và 90,91% doanh nghiệp có xử lí trước khi sử dụng NDĐ.
Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu khai thác ở tầng nước Pleistocen giữa – trên, chiếm
90,91% doanh nghiệp. Nhìn chung, mực nước tầng Pleistocen đều giảm dần qua các
năm. Mực nước trung bình năm thấp nhất ở lớp trên của tầng Pleistocen, thấp nhất vào
năm 2010 (8,21 m). KCN Trà Nóc 1 là khu vực có mực nước NDĐ sâu thứ hai, sau
huyện Phong Điền - TPCT (9,15 m), kế đến là tại KCN Trà Nóc 2 (7,98 m). Nguyên
cứu còn kết luận công tác quản lý tài nguyên NDĐ của vùng chưa thật sự hiệu quả,
còn nhiều bất cập trong quá trình thực thi Luật Tài nguyên Nước.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiệp và Trần Văn Tỷ về “Đánh giá tài nguyên
nước dưới đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW” được thực hiện năm 2011.
Kết quả cho thấy trữ lượng khai thác NDĐ tang Pliestocen dưới năm 2006 là 9.974

m3/ngày. Bên cạnh đó, kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp vào các thời
điểm tính toán (01/04/2010 và 01/04/2015) cho thấy dự báo mực nước là -9,5 m và
mực nước hạ thấp là - 3,9 m. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm sáng tỏ được
đặc điểm thủy động lực của các tầng chứa nước. Trên cơ sở đó có thể đề xuất quy
hoạch cấp nước cho tỉnh trong tương lai, làm cơ sở cho việc thiết lập một mạng quan
trắc động thái nước dưới đất. Từ đó nhằm tiến tới xây dựng một ngân hàng dữ liệu
phục vụ cho thiết lập mô hình quản lý trữlượng và chất lượng NDĐ cho tỉnh Trà Vinh
cũng như khu vực ĐBSCL.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
5


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Báo cáo “Điều tra thực trạng khai thác và chất lượng nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang” của Thái Thành Lượm, 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên
cạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội thì nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất
ngày càng trở nên cấp bách không những về số lượng mà cả về chất lượng. Nghiên
cứu đã tiến hành khảo sát toàn diện thực trạng sử dụng tài nguyên NDĐ và chất lượng
nước của các công trình khai thác nhằm đưa ra các giải pháp quản lý tài nguyên NDĐ.
Nghiên cứu đã đưa ra các số liệu về hiện trạng khai thác sử dụng và phân tích chúng
bằng những biện pháp cụ thể. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ phân tích mà không đánh
giá thực trạng khai thác sử dụng cũng như chưa đưa ra những biện pháp quản lý, bảo
vệ hiệu quả tài nguyên NDĐ vùng nghiên cứu.
Ở tp. Cần Thơ, báo cáo “Diễn biến một số thành phần hoá học của nước dưới
đất theo tài liệu quan trắc động thái ở Cần Thơ” của Nguyễn Xuân Triệu – Đoàn Quy
hoạch & Điều tra TNN 804 vào năm 2007. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích các yếu
tố ảnh hưởng (tự nhiên và nhân sinh) nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về diễn biến gia
tăng hàm lượng Sắt và các hợp chất Nitơ trong NDĐ. Những yếu tố ảnh hưởng được
nghiên cứu xác định: vùng nghiên cứu thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ; lưu vực

sông Hậu có nhiều hoạt động nuôi trông thuỷ sản; hợp chất Nitơ gia tăng lớn nhất ở
các khu đô thị và khu công nghiệp và chủ yếu là ở tầng Holocen (qh) vào mùa mưa.
Báo cáo chỉ ra những nguồn ô nhiễm hợp chất Nitơ từ hoạt động nhân sinh là chính
nhưng chưa có những dẫn chứng chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chưa đưa
ra được những biện pháp khắc phục, phòng chống nhằm hạn chế sự gia tăng hàm
lượng Sắt và hợp chất Nitơ trong các tầng chứa nước vùng nghiên cứu.
Phần lớn các nghiên cứu của nước ta về lĩnh vực quản lý TNN chỉ tập trung đến
nguồn nước mặt (nguồn cấp nước chính) và công tác quản lý nhưng chưa đi sâu nghiên
cứu quá trình quản trị NDĐ từ việc ban hành, thống nhất các luật, chính sách và thể
chế giữa các cấp chính quyền cho đến việc thực thi một cách hiệu quả và hợp lý đối
với từng vùng miền. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn et al. năm 2007 về “Quản trị môi
trường nước tại ĐBSCL, Việt Nam” đã xác định các kiến thức về vấn đề môi trường
nước tại ĐBSCL; từ đó, xem xét sự thích ứng của người dân và các chính sách của
Chính phủ và đề xuất các chiến lược cho việc thực hiện quản trị môi trường nước trong
tương lai. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập một cách chung, chưa phân tích sâu các
vấn đề.
Trong khuôn khổ “Kế hoạch tổng thể ĐBSCL Việt Nam – Hà Lan, 2011” có
nghiên cứu về quản trị nước ở ĐBSCL với mục tiêu chính là có được cái nhìn sâu sắc
hơn vào tính sẵn có của dữ liệu và thông tin, vấn đề và khó khăn thực tế trong quản trị
nước tại ĐBSCL. Nghiên cứu xác định các khái niệm về thể chế tại ĐBSCL; phân tích
việc thực hiện chính sách của quản trị nước và các thành phần chính tham gia vào
quản lý nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh công tác quản trị nước tại Việt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
6


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Nam được cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và sử dụng TNN hiệu quả
hơn thì cũng có nhiều thách thức cho chính quyền các cấp để nâng cao công tác quản

trị nước như khuôn khổ, chính sách chưa đầy đủ, có nhiều lỗ hỏng và mâu thuẫn; sắp
xếp tổ chức chồng chéo, xung đột giữa các cơ quan liên quan; nguồn nhân lực trong
quản lý nước còn thiếu.
Báo cáo “Giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2011 của Phạm Văn Hùng – Trung tâm sản xuất địa chất và xây dựng
– Liên đoàn quy hoạch và điều tra TNN miền Nam. Báo cáo đề xuất các giải pháp
quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên NDĐ tại TP Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích
và đánh giá thực trạng khai thác sử dụng, những suy thoái về chất lượng NDĐ. Các
giải pháp đưa ra trong báo cáo là (i) cụ thể hóa các VBPL; (ii) quy định lồng ghép quy
hoạch phát triển đô thị với bảo vệ tài nguyên NDĐ; (iii) điều tra, đánh giá chi tiết hiện
trạng khai thác sử dụng NDĐ kết hợp đăng kí khai thác NDĐ đến từng hộ gia đình.
Báo cáo đề cập đến bất cập trong quản lý nhưng chưa thể hiện cụ thể những biện pháp
quản lý hiệu quả hơn trong từng trường hợp.
Có thể thấy các nghiên cứu chỉ đề cập những vấn đề chung liên quan đến TNN,
chủ yếu là hiện trạng khai thác sử dụng; chưa quan tâm đến vấn đề quản lý NDĐ, đặc
biệt là tại các vùng ven biển phụ thuộc chủ yếu vào nguồn NDĐ.
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.2.1 Một số định nghĩa có liên quan đến nước dưới đất
-

-

-

-

Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của
Việt Nam.
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành

phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc
trong các thời kỳ trước đó.
Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước,
làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng và
duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác NDĐ nhằm
đảm bảo không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt lún đất,
tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường xung quanh.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
7


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2.2 Sự hình thành nước dưới đất
Nước dưới đất là một bộ phận trong chu trình thủy văn. Trên thế giới, nước
ngọt chiếm khoảng 3% tổng lượng nước; trong đó, 30,1% là nước dưới đất, phần còn
lại là ở các ao, hồ.. và nước dưới dạng băng tuyết.
Nước dưới đất được hình thành phần lớn do nước trên bề mặt ngấm xuống, tùy
từng kiến tạo địa chất mà nó có hình dạng khác nhau. Nước tập trung lại và di chuyển
tạo mối liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch NDĐ lớn,
nhỏ. Quá trình này phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống, lượng mưa và khả năng trữ
nước của đất.
Dựa theo sự phân bố của NDĐ trong các tầng địa chất, người ta phân loại NDĐ
như sau:
Nước dưới đất tầng nông: thường thay đổi về trữ lượng cũng như mực nước

theo từng thời kỳ trong năm. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều
kiện khí hậu, thủy văn như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ bốc hơi mặt đất, mực
nước của các sông ngòi, hồ, ao, đầm trong khu vực. Nguồn cung cấp chủ yếu là do
nước mưa thấm vào đất. Mặc khác, nước mưa cũng tập trung vào sông ngòi, ao, hồ và
lượng nước mặt từ sông ngòi, ao, hồ lạii theo dòng thấm bổ sung trực tiếp cho nước
tầng nông. Vào mùa khô, do bị bốc hơi, mực nước các ao, hồ, sông, suối hạ thấp, một
số trường hợp hạ thấp hơn cả mực nước tầng nông. Khi đó, nước ở tầng nông lại theo
dòng thấm bổ sung cho dòng chảy cơ bản của các sông suối. Vì vậy, mực NDĐ và trữ
lượng nước ở tầng nông đều giảm. Trữ lượng nước tầng nông phụ thuộc vào bề dày
của tầng trữ nước và thành phần cấp phối hạt của tầng trữ nước.
Nước dưới đất tầng sâu: nằm ngay phía dưới tầng không thấm thứ nhất, tầng
trữ nước thường nằm kẹp giữa hai tầng không thấm. Nước dưới đất tầng sâu có thể
nằm sâu dưới mặt đất từ vài chục mét tới hàng trăm mét thậm chí hàng nghìn mét. Do
nằm phía dưới tầng không thấm nên NDĐ tầng sâu bị ngăn cách không được cung cấp
trực tiếp bởi nước mưa hoặc nước mặt trong vùng. Tuy nhiên, nước mưa và nước từ
dòng chảy mặt vẫn gián tiếp liên quan tới tầng nước này thông qua dòng chảy ngầm từ
nơi khác tới.
Nước dưới đất tầng sâu có thể có áp hoặc không áp: nếu nước cung cấp cho
NDĐ tầng sâu ở khu vực được xuất phát từ nơi có cao trình cao và có áp lực cột nước
lớn thì nước tầng sâu thường có áp. Ngược lại, nếu nước không chứa đầy tầng trữ nước
và mực nước trong tầng trữ nước thấp hơn tầng không thấm phía trên thì ta có mực
NDĐ tầng sâu không áp.
Nước dưới đất trong khe nứt: đây là nước chứa trong các khe nứt của nham
thạch. Những khe nứt này được tạo ra do quá trình kiến tạo địa chất hoặc do động đất,
núi lửa làm cho các tầng nham thạch bị đứt gãy hoặc nứt nẻ. Nước trong khe nứt có thể
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------được hình thành cùng với sự hình thành của các khe nứt hoặc được cung cấp từ nguồn
nước mưa, nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối thông qua dòng thấm vào các khe nứt.
Nước trong các hang động: các hang động xuất hiện do sự xâm thực của nước
vào nham thạch. Nước từ các nguồn nước mặt, nước mạch hoặc nước từ các nơi khác
tập trung về các hang động thành các dòng chảy ngầm hoặc tạo thành các hồ chứa nằm
sâu trong lòng đất. Nước trong hang động thường xuất hiện ở vùng núi đá vôi, bạch
vân, thạch cao, muối mỏ. Trữ lượng nước trong hang động tùy thuộc vào khả năng tập
trung nước, kích thước của các hang động và phụ thuộc vào các nguồn nước cung cấp
vào các hang động, sự lưu thông giữa nguồn nước đó với các hang động khác. Nước
trong hang động có thể ở dạng có áp hoặc không áp, thông thường nước thường có độ
khoáng hóa cao.
2.2.3 Khái quát cấu trúc địa tầng vùng ven biển Bán đảo Cà Mau
Tầng chứa nước của vùng ven biển BĐCM mang những đặc tính chung của
vùng ĐBSCL, gồm 05 tầng chứa nước chính (Hình 2.1): Holocen (qh); Pleistocen –
trên (qp2-3); Pleistocen – dưới (qp1); Pliocen (m4) và Miocen (m3) (IUCN, 2011; Hùng
và cộng sự, 1998).

Hình 2.1 Mặt cắt địa chất thủy văn của ĐBSCL dọc theo sông Bassac (Ghassemi
& Brennan, 2000)

Hình 2.1 thể hiện sự phân bố theo chiều dọc của các lớp chứa nước ở ĐBSCL.
Các lớp được đánh dấu từ qh đến m3 được gọi là các tầng chứa nước vì chúng có
những tính chất vật lý riêng có khả năng lưu trữ nước ở lại giữa các hạt trầm tích. Các

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------lớp giữa đại diện cho phần không thấm nước như đất sét và phù sa, chúng cản trở dòng
chảy của nước giữa các tầng NDĐ.
Ở ĐBSCL, tầng chứa nước Holocen phủ trên toàn bộ diện tích bề mặt. Chất
lượng NDĐ ở ĐBSCL tốt nhất là ở tầng Pliocen và Miocen nhưng có thay đổi tùy theo
vị trí và tầng NDĐ.
2.2.3.1

Tầng Holocen

Tầng chứa nước Holocen bao phủ gần hết bề mặt diện tích đồng bằng, chiếm
khoảng 42.000 km2. Thành phần chủ yếu của lớp này là bùn và bùn sét (Hùng et al.,
1998). Ở TP Cần Thơ, thành phần của tầng nước có chứa nhiều xác bã động, thực vật
phân hủy và bán phân hủy (than bùn, vỏ sò…). Nước trong tầng chứa nước này chảy
theo hướng Bắc – Nam và thoát ra các con sông, kênh rạch, vùng ngập nước và bờ
biển. Theo đánh giá của các chuyên gia thì chất lượng nước ở tầng Holocen của Việt
Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là không tốt. Nguyên nhân là do tầng chứa nước
này có độ mặn và nồng độ các chất gây ô nhiễm cao, một số khu vực có pH rất thấp do
tiếp xúc với vùng đất phèn như vùng Đồng Tháp Mười và Bán đảo Cà Mau (Phúc,
2008). Chiều sâu của tầng nước thay đổi từ 20 – 40 m (Hùng et al., 1998), có những
vùng sâu đến 70 – 80 m (Ô Môn, Thốt Nốt – TP Cần Thơ). Biên độ dao động của mực
nước khoảng 75 cm; mực nước thấp nhất trong năm được xác định và tháng tư (-1 m)
và cao nhất vào tháng mười (0,25 m). Chất lượng nước trong trầm tích Holocen
thường rất xấu, bị ảnh hưởng của phèn mặn, không đảm bảo về mặt vi sinh do tiếp xúc
với nước mặt. Trầm tích này có khả năng chứa nước ít, chất lượng kém, không đảm
bảo tiêu chuẩn và nhu cầu cung cấp nước cho sinh hoạt (Nguyễn Thị Thanh Duyên et
al., 2013).
Bảng 2.1 Các đặc điểm địa chất thủy văn của các tầng chứa nước quan trọng của Đồng
bằng sông Cửu Long
Tầng chứa

nước

Diện tích

Tỉ lưu

(km2)

(l/s.m)

Chiều dày
tầng (m)

Độ dẫn truyền
(m2/ngày)

Pleistocen-trên

19500

0,1 – 11

80

1300

Pleistocen-dưới

23500


0,9 – 1,5

60

800

Pliocen

21500

0,1 – 1,5

120

550

Miocen

28300

0,2 – 0,9

100

550

(Nguồn: Chương trình Mekong delta Master Plan)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
10



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2.3.2 Tầng Pleistocen – trên
Trầm tích Pleistocen – trên bao phủ lớp trầm tích Holocen. Chỉ có 930 km dọc
theo gần biên giới Việt Nam – Campuchia xuất hiện lộ thiên. Chiều sâu của tầng này
có sự chênh lệch giữa các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng lần lượt là 90 – 140 m,
27 – 77 m (Bạc Liêu không có trầm tích Holocen nên trầm tích Pleistocen – trên nằm
gần bề mặt), 54 – 137 m và tăng sâu dần theo hướng ra sông Hậu. Thành phần chủ yếu
gồm sét pha thịt, thịt, thịt pha cát nằm phía trên và cát san mịn cho đến thô nằm ở phía
dưới. Theo số liệu của chương trình Mekong Delta Plan, các giếng ở ĐBSCL hầu hết
có công suất khoảng 60 – 100 m3/giờ. Vùng có công suất cao là Trà Vinh, Cần Thơ,
Bạc Liêu, Kiên Giang (Rạch Giá). Ở vùng Tứ giác Long Xuyên, năng suất của tầng
chứa nước giảm dần theo hướng lên núi và gần như không có ở Hòn Đất và Tịnh Biên.
Mực nước trong tầng nước này có xu hướng dao động theo mùa với biên độ dao động
trung bình khoảng 0,45 m (tỉnh Sóc Trăng). Ngoài ra, mực nước trong ngày còn dao
động theo chế độ của thủy triều biển Đông.
2.2.3.3

Tầng Pleistocen – dưới

Phức hệ Pleistocen – dưới ở ĐBSCL được chia ra thành 2 lớp (i) lớp bên trên
chứa sét và sét pha ít thấm, (ii) lớp phía dưới chứa cát sạn từ mịn đến thô. Chiều sâu từ
mặt đất đến trầm tích này thay đổi từ 40 – 80 m ở gần biên giới và sâu dần đến 160 –
200 m theo hướng ra sông Hậu, độ sâu trung bình là 150 m. Phức hệ Pleistocen – dưới
có chứa nước ngọt trên diện tích khoảng 23.580 km2 tại bán đảo Cà Mau, Vĩnh Long,
Hậu Giang, Long An, Đồng Tháp và Kiên Giang. Nước lợ chiếm diện tích khoảng
7.200 km2 tại Đồng Tháp Mười, một phần của Kiên Giang và Vĩnh Long. Nước mặt
tìm thấy ở Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Hậu Giang với tổng diện tích là 6.890

km2.
Phức hệ Pleistocen – dưới chứa hàm lượng nước ngọt đáng kể. Tổng trữ lượng
của phức hệ này trên TP Cần Thơ khoảng 700.000 m3/ngày đêm (Sở TN & MT TP
Cần Thơ). Đây là một trong những tầng chứa nước có triển vọng khai thác của Bạc
Liêu và Sóc Trăng.
2.2.3.4

Tầng Pliocen

Phức hệ Pliocen chiếm diện tích khoảng 36.400 km2 của ĐBSCL và được bao
phủ bởi tầng Pleistocen – dưới. Phức hệ này không tìm thấy ở vùng Tứ giác Long
Xuyên; ở dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia thì trầm tích này nằm trên tầng đá
và diện tích còn lại nằm trên phức hệ Miocen. Chiều sâu của trầm tích thay đổi từ 81 –
120 m tại Châu Đốc (An Giang), Rạch Giá (Kiên Giang) và Mộc Hóa (Long An) và
sâu dần đến 200 – 250 m tại Bạc Liêu, Cà Mau và Tiền Giang. Thành phần chủ yếu
của trầm tích là sét calcareous, thịt pha sét và thịt pha cát; lớp dưới cùng có cát mịn và
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
11


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------một số thấu kính sét hay thịt cục bộ. Mực nước tĩnh của tầng này cao hơn từ 0,7 – 1,6
m so với mặt đất.
Mặc dù phức hệ Pliocen chứa hàm lượng lớn nước ngọt nhưng công suất an
toàn bị hạn chế. Chất lượng nước tầng Pliocen diễn biến phức tạp, tổng độ khoáng hóa
và thành phần hóa học của nước thay đổi rất lớn theo diện tích và chiều sâu (Sở TN &
MT TP Cần Thơ). Vì vậy, để khai thác nước ở phức hệ này cần phải có các nghiên cứu
về trữ lượng và các ảnh hưởng có thể có do khai thác cũng như quan trắc thường
xuyên khu vực lân cận của giếng được khai thác.

2.2.3.5

Tầng Miocen

Phức hệ Miocen là trầm tích chứa nước sâu nhất của ĐBSCL. Chiều sâu tầng
này là khoảng 400 m và có sự chênh lệch giữa vùng núi và vùng biển. Trầm tích này
được cấu tạo bởi thịt nhẹ và sét ở lớp trên (lớp ít thấm) và cát mịn đến thô ở lớp dưới
(lớp chứa nước chính). Hầu hết các giếng khoan nước ngọt của tầng này đều có mực
nước tĩnh cao hơn 1,5 m so với mặt đất. Phức hệ này chiếm khoảng 28.300 km2 và
nước khai thác ở phức hệ này có tổng độ khoáng 0,5 g/l và có nhiệt độ cao (36 –
40oC).
Phức hệ Miocen nằm rất sâu trong lòng đất nhưng có tiềm năng chứa nước lớn
với chất lượng nước tốt. Tuy nhiên, những hiểu biết về tầng chứa nước này chưa đủ để
xác định các ảnh hưởng trong quá trình khai thác; do đó, cần thiết phải có các khảo sát
kỹ hơn về tầng chứa nước này.
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.3.1 Các định nghĩa liên quan đến pháp luật quản lý Tài nguyên nước
-

-

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của
Chính phủ bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách thức để
thực hiện được mục tiêu đó.
Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung; do Nhà nước
đặt ra hoặc thừa nhận; thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được Nhà nước
đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Pháp
luật có 04 tính chất chính:
 Tính giai cấp: pháp luật phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó;
 Tính xã hội: pháp luật chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông

trong xã hội ủng hộ;
 Tính dân tộc: pháp luật phải phù hợp với truyền thống, tập quán và giá trị đạo
đức của dân tộc;
 Tính thời đại: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, có
khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
12


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Nghị định của Chính phủ ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, nghị
quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
(UBTVQH); lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Bên cạnh đó, nghị định của
Chính phủ được ban hành để quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác
thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành để quy
định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ và
quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thêm vào đó, thông tư của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ban hành để quy định về quy trình, quy
chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thật ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
2.3.2 Luật Tài nguyên Nước
2.3.2.1

Luật Tài nguyên Nước số 08/1998/QH10

Căn cứ vào Hiến pháp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992, Luật Tài nguyên Nước số 08/1998/QH10 được Quốc hội khóa X, kỳ họp
thứ 03 thông qua ngày 20 tháng 05 năm 1998. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về
quản lý TNN, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý TNN ở nước
ta. Luật đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước
có liên quan đến TNN. Luật ra đời đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước,
nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong bảo vệ, khai
thác sử dụng TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
Luật Tài nguyên Nước năm 1998 bao gồm 10 chương với 75 điều, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Ngoài những quy định chung ở chương I về
sở hữu TNN, đối tượng và phạm vi áp dụng, giải thích từ ngữ…; Luật TNN quy định
việc bảo vệ TNN (chương II); quyền và nghĩa vụ trong khai thác và sử dụng TNN
(chương III); phòng, chống khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại do nước gây ra
(chương IV); khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (chương V); quan hệ quốc tế về
môi trường (chương VI); quản lý Nhà nước về TNN (chương VII); thanh tra chuyên
ngành về TNN (chương VIII); khen thưởng và xử phạt (chương IX) và cuối cùng là
các điều khoản thi hành (chương X).
2.3.2.2

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội khóa
X đã ban hành Luật Tài nguyên Nước. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác,
sử dụng TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật TNN số 17/2012/QH13 gồm 10 chương, 79 điều được thông qua ngày 21
tháng 06 năm 2012 và chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2013. Chương I
bao gồm những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, các thuật ngữ chung; điều tra
cơ bản, chiến lược, quy hoạch TNN (chương II); bảo vệ TNN (chương III); khai thác,
sử dụng TNN (chương IV); phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
(chương V); tài chính về TNN (chương VI); quan hệ quốc tế về TNN (chương VII);
trách nhiệm quản lý TNN (chương VIII); thanh tra chuyên ngành TNN, giải quyết
tranh chấp về TNN (chương IX); và điều khoản thi hành (chương X).

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
14


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 VÙNG NGHIÊN CỨU
Vùng ven biển Bán đảo Cà Mau bao gồm 03 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
và 01 phần của Kiên Giang (không được đề cập đến trong nghiên cứu này); tổng diện
tích đất tự nhiên vùng nghiên cứu là 11.003 km2 (chiếm 27,1% tổng diện tích
ĐBSCL). Vị trí địa lý của vùng được thể hiện ở Hình 3.1.
(i)
phía Đông Bắc giáp với sông Hậu;
(ii)
phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông;
(iii) phía Tây Nam giáp với biển Tây;

(iv) phía Tây Bác giáp với Kiên Giang.

Hình 3.1 Sơ đồ vùng ven biển Bán đảo Cà Mau

Địa hình vùng ven biển BĐCM khá bằng phẳng, đại bộ phận diện tích có cao
trình mặt đất từ 0,2 – 1 m, hướng dốc chính là Đông Bắc – Tây Nam. Quá trình bồi
đắp phù sa của sông Hậu đã hình thành địa hình cao ở ven sông Hậu và thấp dần về
phía biển Tây.
Chế độ khí tượng: vùng ven biển BĐCM thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với
hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC. Lượng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
15


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------mưa trung bình năm của vùng khoảng 2.000 mm; tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà
Mau (2.200 mm/năm), kế đến là Bạc Liêu (2.000 – 2.300 mm/năm) và Sóc Trăng
(1.799 mm/năm). Vùng ven biển BĐCM có tổng lượng trung bình cao so với ĐBSCL
(1.500 – 2.200 mm) (Lê Anh Tuấn, 2010).
Chế độ thủy văn ở vùng ven biển BĐCM bị chi phối bởi thủy triều biển Đông,
biển Tây, dòng chảy sông Mê Công. Mùa lũ của vùng bắt đầu từ tháng 05 đến tháng
11 và mùa kiệt là từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Vào mùa mưa, nguồn nước ngọt
chủ yếu của vùng là mước mưa và nước của sông Hậu thông qua các kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu, kênh Xà No. Vào mùa khô, nước sông bị
nhiễm mặn, nguồn nước ngọt chủ yếu là NDĐ; được khai thác ở độ sâu từ 80 – 150 m.
Ở tỉnh Cà Mau, hơn 80% hộ dân sử dụng NDĐ trong mùa khô (Tô Quốc Nam, 2014).
Kinh tế vùng ven biển BĐCM chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông
nghiệp. Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 40%, tỉnh Bạc
Liêu chiếm 17,2% diện tích so với cả nước (Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam, 2014). Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của vùng là lúa, rau màu và các cây

công nghiệp ngắn ngày. Ở Sóc Trăng, diện tích trồng lúa chiếm 18,6%, diện tích rau
màu và cây ngắn ngày chiếm 37,6% toàn ĐBSCL.
Cư dân vùng ven biển BĐCM chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có các
dân tộc khác (Khmer, Hoa, Chăm) cùng sinh sống. Ở Sóc Trăng, người Kinh chỉ
chiếm khoảng 65,28%; còn lại là người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa 5,9%. Đây là
tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất so với các tỉnh khác trong vùng nghiên cứu. Ở
Cà Mau, tỉ lệ người Kinh chiếm 96,7%, người Khmer chiếm 2,5%, người Hoa chiếm
0,74%. Bạc Liêu có tỷ lệ người Khmer chiếm khoảng 8% dân số toàn Tỉnh.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Tiến trình thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình được thể hiện ở hình 3.2.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
16


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành QLTN&MT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Vấn đề
nghiên cứu

Lược khảo tài liệu

Mục tiêu nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Vùng nghiên cứu


Thu thập số liệu
thứ cấp
Thu thập số liệu,
dữ liệu

- Đặc trưng (trữ lượng, chất lượng
và động thái) của NDĐ;
- Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử
dụng NDĐ trong vùng nghiên cứu.
- Các VBPL liên quan đến quản lý
TNN được áp dụng trong vùng
nghiên cứu.

Thu thập số liệu
sơ cấp

Xử lý số liệu

Phỏng vấn các chuyên gia

- Thống kê mô tả: sử dụng các hàm toán (max, min,
average), vẽ biểu đồ dạng tròn, đường, điểm;
- Đọc và phân loại các VBPL;
- Đánh giá tính toàn vẹn, tính thống nhất, tính thực thi
của chính sách khi áp dụng trong vùng nghiên cứu.

Viết báo cáo và
chỉnh sửa


Báo cáo

Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp lược khảo tài liệu
-

Lược khảo các nghiên cứu đã được triển khai trước đó có liên quan đến vùng
nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Lược khảo các tài liệu liên quan đến đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng
NDĐ, luật, chính sách. Các tài liệu được lược khảo từ tạp chí khoa học của

-------------------------------------------------------------------------------------------------------Trần Thị Thanh Lan (MSSV: 3113810)
17


×