Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

nguyên nhân sụp đổ của ENRON và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.39 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ:

GIẢNG VIÊN: NGÔ NGỌC LINH

NĂM HỌC 2012-2013


Danh sách nhóm
Họ và tên

MSSV

1. Trương Vân Anh

101404T902

2. Nguyễn Thị Huệ

0954042131

3. Nguyễn Vũ Thùy Trang

0954040444

4. Hứa Khánh Ngân

0954040245



5. Nguyễn Thị Hiền

0954040104

6. Nguyễn Thị Long Hà

0954040072

[2]


Nhận Xét của giáo viên

[3]


Mục Lục
1.1/ Sơ lược tập đoàn ENRON :.................................................................................................................6
1.2/ Quá trình hoạt động:............................................................................................................................6
II/ Phân tích nguyên nhân sụp đổ của ENRON:...........................................................................................8
2.1/ Nguyên nhân từ chính công ty:.............................................................................................................8
2.1.1/ Sự yếu kém trong quản lý đi trước gian lận....................................................................................9
2.1.2/ Vấn đề đạo đức:.............................................................................................................................11
2.2/ Nguyên nhân từ công ty kiểm toán Arthur Andersen:........................................................................14
III / KIẾN NGHỊ:....................................................................................................................................18
3.1/ Trách nhiệm của kiểm toán viên........................................................................................................18
3.1.1/ Tính độc lập, tự chủ trong công việc..........................................................................................18
3.1.2/ Tính thận trọng............................................................................................................................19
3.1.3/ Trách nhiệm đối với xã hội và nghề nghiệp:...................................................................................20

3.2/ Một số biện pháp giải quyết...........................................................................................................21
3.2.1/ Lựa chọn và thiết lập hệ thống các quy tắc kế toán chính xác.......................................................21
3.2.2/ Xây dựng hiệu quả hệ thống khuyến khích................................................................................21
3.2.3/ Đảm bảo sự độc lập của kiểm toán.............................................................................................22
3.2.4/ Tăng cường giám sát các công ty kế toán.........................................................................................22
3.2.5/ Tăng cường đào tạo cho CPA.......................................................................................................23
IV/ Kết luận:...........................................................................................................................................25
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................................26

[4]


Lời mở đầu.
Kiểm toán là một trong những ngành đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập cao
và trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Kiểm toán thực hiện chức năng kiểm tra, xem
xét không chỉ tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính mà còn tính tuân thủ với
pháp luật của các công ty, tập đoàn của các quốc gia trên toàn thế giới. Vì vậy, ngành
kiểm toán đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển và thịnh vượng của xã hội.
Những ý kiến đánh giá của những công ty kiểm toán này chính là căn cứ cho các nhà
đầu tư khi họ cân nhắc có nên đầu tư hay không dựa vào các báo cáo kiểm toán về tính
trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán của một công ty. Tuy nhiên, một trong
những sự kiện đã làm cho một trong năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới của Mỹ
Arthur Andersen phải sụp đổ. Nguyên nhân chính là công ty kiêm tập đoàn năng lượng
lớn nhất nước Mỹ tập đoàn Enron sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của công ty kiểm toán A&A
vì đã đưa ra những báo cáo kiểm toán sai lệch về tình hình tài chính của Enron. Đứng
góc độ kiểm toán, nhóm thuyết trình sẽ trình bày nguyên nhân , kết quả và trách nhiệm
pháp lý của sự kiện này từ phía công ty kiểm toán và từ nhà quản lý công ty ENRON.
Chính vì thế nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này để làm rõ hơn về trách nhiệm
người quản lý cũng như công ty kiểm toán. Nếu có sai sót mong nhận được sự góp ý từ
cô và các bạn.


[5]


I/

Giới thiệu về tập đoàn ENRON :

1.1/ Sơ lược tập đoàn ENRON :
Enron là một tập đoàn cung cấp hàng hóa, dịch vụ và năng lượng hàng đầu
của Mỹ. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty đã mở rộng dần từ vận chuyển và
phân phối khí đốt sang buôn bán xăng dầu và khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và
cung cấp điện Được thành lập từ năm 1985, ENRON nhanh chóng trở thành một
công ty đa quốc gia hùng mạnh. Với trụ sở chính tại bang Texas của Mỹ, công ty có
hoạt động ở hơn 30 quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam, sử dụng hơn 21
nghìn nhân viên , trong đó có 7.500 nhân viên làm việc tại tòa nhà 50 tầng ở trung
tâm Houston.

1.2/ Quá trình hoạt động:
Thành lập năm 1985, trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston Natural Gas
và Internorth of Omaha.Sự ra đi của cựu InterNorth và Giám đốc điều hành đầu tiên
của Enron Corp Samuel Segnar sáu tháng sau khi sáp nhập cho phép cựu Giám đốc
điều hành Kenneth Lay trở thành Giám đốc điều hành tiếp theo của công ty mới sáp
nhập
Năm 1989, Enron bắt đầu kinh doanh các mặt hàng hơi đốt thiên nhiên.
Trong nhiều năm, công ty trở thành nhà kinh doanh đường ống và điện năng lớn nhất
Bắc Mỹ và Anh Quốc.
Năm 1997, công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc sang kinh
doanh các sản phẩm than đá, giấy và bột giấy, nhựa, kim loại và viễn thông. Enron
thường được xem như là trung tâm của các cuộc cách mạng liên quan đến viễn

thông, Internet, sự bãi bỏ kiểm soát về năng lượng, v.v...
Không còn gì nhiều để nói về sự thành công và thất bại đầy tai tiếng của ông
trùm năng lượng Enron ở Texas. Cùng với việc sản xuất năng lượng, họ cũng tạo nên
một đặc trưng thương hiệu mạnh mẽ. Enron giành được giải thưởng “Công ty Đột
phá Nhất nước Mỹ” của tạp chí Fortune sau 6 năm hoạt động, họ cũng được xếp
[6]


hạng cao trong biểu đồ “Những công ty tốt nhất để làm việc” cũng của tạp chí này.
Công ty cũng cổ vũ hình ảnh của một công dân tốt của cộng đồng, ấn hành các báo
cáo xã hội và môi trường nhắm vào những hoạt động của công ty với sự cẩn trọng
đối với những hệ quả môi trường của công việc, các chính sách chống hối lộ và tham
nhũng cùng những mối quan hệ đồng sự.
Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập
niên 90, họ đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự
cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Luật chính sách năng lượng năm
1992 buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân
phối của Enron. Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường
năng lượng. Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người
mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang
hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng
triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi
gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn
sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông.
Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con, chủ yếu nằm ở những nước dễ dãi nhất
về luật kế toán. Hệ thống công ty mẹ-công ty con được thiết kế bởi các chuyên gia tài
chính rất tài giỏi, và được bảo đảm bởi một trong 5 đại gia ngành kiểm toán của thế
giới: Arthur Andersen.
Trong nhiều năm, Enron chứng tỏ họ là một công ty lớn mạnh và có lợi
nhuận cao:

Thành công đáng kể nhất của Enron là trong khoảng thời gian từ năm 1997
đến năm 2000. Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu của Enron tăng từ dưới 20
USD lên trên 80 USD. Năm 2000, giá trị thị trường của Enron đạt 77 tỉ USD. Lợi
nhuận của công ty cũng tăng rất nhanh, từ 20 tỉ USD trong năm 1997 lên thành 101 tỉ
USD trong năm 2000, tăng hơn năm lần chỉ trong vòng bốn năm, là một trong 7 công
[7]


ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp
chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn
kinh doanh 63 tỷ USD.
Từ năm 1985 đến cuối năm 2001, giá cổ phiếu của công ty liên tục tăng lên.
Cao điểm là vào tháng 10/2001, giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp đôi trong
vòng chỉ một năm.
Trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh doanh
của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro. Trong việc kinh doanh vận chuyển qua
hệ thống đường ống, cả lượng và giá đều ổn định. Nhưng trong lĩnh vực buôn bán
khí đốt và xăng dầu, giá cả dao động rất mạnh đồng thời số lượng cũng giao động do
sức ép cạnh tranh
Enron đã tăng trưởng giàu có do phần lớn để tiếp thị, phát huy sức mạnh, và
giá cổ phiếu của nó cao.Enron được đặt tên là "Công ty sáng tạo nhất của nước Mỹ"
do tạp chí Fortune trong sáu năm liên tiếp, 1996-2001, xếp vào danh sách "100 công
ty tốt nhất để làm việc ở Mỹ" năm 2000.
Enron đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản Quận Nam NewYork vào cuối năm
2001và chọn Weil, Gotshal&Manges như tư vấn phá sản của nó. Nó phá sản trong
tháng 11 năm 2004, theo một kế hoạch được tòa án chấp thuận việc tổ chức lại, là
một trong các trường hợp phá sản lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

II/ Phân tích nguyên nhân sụp đổ của ENRON:
2.1/ Nguyên nhân từ chính công ty:

Ngày 2/12/2001, hãng năng lượng enron với tài sản 65,5 tỉ USD nộp đơn
xin bảo hộ phá sản. Mất khoảng 16 năm để Enron đi từ 10 tỉ USD đến gần 70 tỉ USD
về tài sản,nhưng chỉ trong vòng 24 ngày để đi đến phá sản.
Chúng ta không còn lạ gì với những cú đánh của Enron. Đầu tiên, khi nó
sụp đổ tháng 2 năm 2001, nó phá hủy hơn 60 tỷ USD giá trị thị trường. Thứ hai,
chính là những gian lận trong kế toán cực kỳ nghiêm trọng. Thứ ba, các khoản nợ
[8]


của Enron bị đánh giá thấp hơn một nửa: 10 tỷ USD được báo cáo so với khoản nợ
thực 22 tỷ USD. Tuy nhiên, những vấn đề này chỉ là nhỏ so với sự yếu kém trong
chiến lược và quản lý.
Vấn đề lớn ở Enron chính là sự kém cỏi đi trước gian lận và sự dối trá và
phủ nhận trách nhiệm nuôi dưỡng những lệch lạc về đạo đức kinh doanh. Bên cạnh
đó, sự mục ruỗng từ bên trong bởi những người luôn tìm cách kiếm lợi riêng cho
mình. Kết quả là “những ảnh hưởng xấu lan truyền và sự sai phạm trở nên hết sức
bình thường.

2.1.1/ Sự yếu kém trong quản lý đi trước gian lận.
Năm 1985, sức mạnh ma thuật của việc bãi bỏ một số quy định đã đưa
Kenneth Lay đến với Enron bao gồm những quy định mới về tự do hóa thị trường
năng lượng Mỹ trong thập niên 90, luật chính sách năng lượng năm 1992 buộc các
công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron.
Chính Ken Lay công nhận vai trò chủ đạo của mình trong việc vận động thay đổi
chính sách này với sự ủng hộ của tổng thống George. W.Bush. Sự thay đổi có thể tốt
hay không tốt đối với xã hội, nhưng chắc chắn là tốt đối với các công ty lớn trong
ngành năng lượng. Mà tất cả những điều trên đạt được đều vì Kenneth Lay có mối
quan hệ khá thân thiết với tổng thống và nội các, biểu hiện rõ nhất là Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán (FASB) đã đề ra một chuẩn mực về báo cáo hợp nhất tài chính.
Nếu quy định này được thông qua, Enron đã không thể dùng SPE để che giấu nợ và

lỗ. Tuy nhiên Quốc hội đã gây sức ép để FASB phải từ bỏ chuẩn mực này. Chủ tịch
Ủy ban Chứng khoán Arthur Levitt đã rất phản đối việc một công ty vừa làm tư vấn
vừa làm kiểm toán cho một khách hàng. Ông đã thúc đẩy việc ban hành luật cấm
công ty kiểm toán làm tư vấn. Nhưng các thành viên chủ chốt của Quốc hội đã gây
sức ép để Levitt không ra được luật này.
Sau đó, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng
lượng.. Với tư cách là một nhà cung cấp, Enron đã ký những hợp đồng cố định giá
[9]


với khách hàng trong tương lai và thu phí từ những hợp đồng này. Những phí này
được tính vào doanh thu hiện tại, trong khi rủi ro trong tương lai Enron sẽ phải gánh
chịu. Buôn dầu như là cờ bạc vậy. Đôi khi bạn thắng, đôi khi bạn thua nhưng có vẻ
như Enron oil luôn thắng nhiều như sự thoả thích của Ken Lay vậy. Mặc dù được
cảnh báo về những rủi ro có thể có trên thị trường năng lượng nhưng thay vì giảm
rủi ro cho Enron, Lay khuyến khích người giao dịch của ông ta đặt cược nhiều hơn.
Và vận may của họ thay đổi. Hai tháng sau đó, Enron mất 90 triệu đôla trong 5 ngày;
đặc biệt vào cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm 2000, khi giá nhiên liệu thế giới lên
cao nhưng Enron vẫn phải bán ra với giá cố định theo các hợp đồng đã ký trước.
Công ty đã dùng các thủ thuật hợp đồng để chuyển những khoản lỗ này sang các
SPE.
Việc Kenneth tìm Thấy Skilling- ngừoi đàn ông với nhiều sáng kiến- đã
giúp Enron thoát khỏi ràng buộc của 1 dòng chảy vật lý đơn thuần, trở thành 1 phần
của thị trường chứng khoán. Đó là việc chuyển năng lượng vào các công cụ tài chính.
Skilling đã nghĩ ra kế toán đánh dấu thị trường( mark-to-market) sau đó nâng lên
thành kế toán giá trị gia tăng trong tương lai( Hypothetical Future Value
Accounting), đồng thời tấn công vào lĩnh vực viễn thông , đẩy cổ phiếu tăng nhanh
vượt qua khỏi tiềm lực thật sự của nó.
Khi Enron thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy điện tại Ấn Độ nơi mà được
cho là có thể không đủ khả năng để trả tiền cho năng lượng. Skilling phát biểu rằng

thích rủi ro vì Enron kiếm tiền từ việc chấp nhận rủi ro. Tất cả các tài khoản và giá
cổ phiếu của Enron tăng nhưng trong thực tế lợi nhuân lại không tăng. Dabblo giờ
đây là 1 đống đổ nát. Enron mất 1 tỷ đô la vào dự án ,sau đó đã vẫn trả hàng triệu đô
la tiền thưởng cho các giám đốc điều hành dựa trên lợi nhuân tưởng tượng không bao
giờ có. Tất cả chỉ để che đậy 1 sự thất bại.
Sau khi sát nhập PEG, Enron bắt đầu kinh doanh điện. California là nơi mà
Enron lựa chọn để làm thí nghiệm về việc bãi bỏ các quy định về điện. Họ bắt đầu
xuất khẩu điện ra khỏi nhà nước, khi giá cả tăng vọt, họ mang nó trở lại. họ nhận ra
[10]


rằng bằng cách đóng cửa tất cả các nhà máy điện, họ có thể tạo ra sự thiếu hụt mà có
thể đẩy giá lên cao hơn. Chiến lược này đã mang lại một số tiền cho Enron, tuy nhiên
tiền thật được thực hiên bởi cá cược rằng giá năng lượng sẽ tăng lên và nó đã như
vậy. Và những thương nhân ở bờ biển phía tây đã tạo ra cho Enron 2 tỷ đôla.
Chúng ta cũng không thể không đề cập đến sự yếu kém trong vấn đề quản lý
của Hội đồng quản trị, đã thiếu sự giám sát chặt chẽ ban giám đốc. Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát đã làm ngơ trước những hoạt động của Skilling và Fastow, mặc dù
cho đến những phút cuối họ vẫn khăng khăng là không biết gì về sự việc. Cho đến
thời điểm sự việc được đem ra trước công chúng, sau ngày 23 tháng 10 năm 2001 khi
Kenneth Lay phát biểu trước nhân viên thì Andy Fastow mới bị sa thải.
Tuy nhiên, tất cả các yếu kém trên đều được che đậy cho đến khi có dấu
hiệu đầu tiên từ 1 tin tức vô danh về Louis Borget đã lấy vài ba triệu đô la từ các quỹ
của công ty để vào tài khoản riêng của mình và tiếp theo sau đó là thay đổi nhân sự
liên tiếp trong ban giám đốc, thì mọi sự nghi ngờ bắt đầu, cao trào hơn là khi một số
nhà phân tích cảm thấy khó hiểu khi Enron không thể đưa ra báo cáo tài chính như
những công ty khác vẫn làm. Vào quý III năm 2001, công ty công bố lỗ 638 triệu
USD, chủ yếu là do các chi phí kế toán. Đầu tháng 11, giá cổ phiếu của Enron giảm
xuống dưới 10 USD, sau khi có những thông tin cho thấy công ty đang tìm kiếm
nguồn tài chính để củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và tiếp tục giảm mạnh cho

đến đầu tháng 12 năm 2001.
Chính sự bí hiểm về tài chính của Enron là duyên cớ cho sự sụp đổ của công ty này.

2.1.2/ Vấn đề đạo đức:
Câu chuyên Enron trở nên ngày càng hấp dẫn
vì mọi người nhận thức rằng đó là 1 câu chuyện về các
[11]


con số nhưng thật sự mà nói thì đó là 1 bi kịch về con người. Họ là những con người
thông minh hơn bất kỳ ai khác khi làm cho cả nước Mỹ tin về khả năng sinh lời của
Enron,bao gồm cả những nhà phân tích nhưng lại vi phạm đạo đức của 1 người làm
kinh doanh. Enron vào những phút cuối gần như là 1 chiếc hộp rỗng, nhưng tất cả
đều có phần của họ: Ken Rice 53 triệu đôla, Ken Lay 300 triệu đô la, Cliff Baxter 35
triệu đôla,Jeff Skilling 200 triệu đôla.
Lou Pai: CEO của EES (Enron energy services),chuyên thực hiện các giao
dịch cung cấp năng lượng cho khách hàng, tất cả đối với Lou Pai là tiền. Anh ta rời
khỏi Enron cùng với 250 triệu đôla có được từ bán cổ phiếu của Enron vài tháng
trước khi sự việc đổ vỡ .
Andrew Fastow: được Jeffrey skilling tuyển dụng vào Enron làm việc với
vị trí giám đốc tài chính(CFO) và anh ta thật sự muốn làm vui lòng ông chủ của
mình. Công việc của Fastow là giữ cho giá cổ phiếu tiếp tục tăng bằng cách che giấu
sự thật rằng Enron nợ 30 tỷ đô la. Cụ thể, Enron sẽ lập ra các công ty con mà báo cáo
tài chính không phải hợp nhất với công ty mẹ gọi là các SPE. Các SPE này sẽ làm
cho các khoản nợ của Enron biến mất và thay Enron đi vay ngân hang với sự bảo
lãnh của Enron. Nhưng sự thật, enron chỉ giấu nợ vào công ty của Fastow nơi mà các
nhà đầu tư không thấy được.
Theo lời thuật lại của 1 phóng viên của tạp chí Fortune, sau khi kết thúc
cuộc phỏng vấn ban giám đốc,Andrew fastow đã quay lại và nói với cô rằng: “tôi
không quan tâm cô viết về công ty như thế nào,chỉ cần không làm tôi trông xấu”.

Andrew Fastow có lý do đúng đắn để không muốn mình trông xấu vì trên thực tế đã
có nhiêu mối quan hệ đối tác được điều hành bởi Andrew Fastow để kinh doanh cho
Enron.
Khi Enron tuyên bố phá sản, Skilling, Lay, và ban giám đốc của Enron đã
ký tắt vào quỹ LJM của Fastow và thấy được lợi ích từ việc Fastow giao dịch với
[12]


chính anh ta. Fastow bán LJM cho một nhóm ngân hàng Merill Lynch và cho họ biết
lợi ích khi đầu tư vào quỹ mua Tài sản của Enron. Lấy lí do Enron đang cần vốn,
anh ta biện minh rằng anh ta không tự bán tài sản cho mình mà là Enron sở hữu tài
sản và họ bán cho LJM2. Sau đó, anh ta sẽ đứng ở vai trò kép, vừa làm CFO của
Enron, vừa là người đứng đầu của các quỹ này. Sau đó, từ những thông tin điều tra,
được biết Fastow ngoài 30 triệu đô la giá trị cổ phiếu,đã có được 1 khoản tiền 30
triệu đô la từ những giao dịch ngoài lề.
Kenneth Lay: Đây là nhân vật đứng đầu trong vụ khủng hoảng này. Lay là
Tổng Giám đốc ngay từ ngày đầu thành lập công ty. Cá nhân có mối quan hệ mật
thiết với nhiều chính trị gia hàng đầu trong Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt
là trong Đảng Cộng hòa, Ken Lay là người đi đầu trong những cuộc vận động đóng
góp tài chính cho các chiến dịch tranh cử. Để đổi lại, Ken Lay vận động cho các
chính sách có lợi cho công ty mình, đặc biệt là chính sách nới lỏng kiểm soát của nhà
nước (deregulation) trong lĩnh vực năng lượng.Vài tháng trước khi công ty tuyên bố
tình trạng phá sản vào tháng 12/2001, Lay đã bán 71% số cổ phiếu của mình và thu
được lợi nhuận 90 triệu đô la. Hầu hết trong số 287 vụ giao dịch mua bán này không
được công bố và chỉ được tiết lộ vào tháng 2/2002. Vào đầu năm 2001, Lay bán được
79 đô la mỗi cổ phiếu. Vào cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu chỉ còn trị giá 0,6 đô la.
Jeffrey Skilling: Skilling được coi là kiến trúc sư trong việc biến Enron từ
một hãng vận chuyển đường ống tầm thường trở thành một công ty thương mại công
nghệ cao đầy quyền lực. Ngay từ khi còn học tại trường kinh doanh Harvard, Skilling
đã yêu thích sách Gene ích kỷ về những cách bản chất con người được điều khiển bởi

sự tham lam. Trong những năm đầu làm việc ở Enron, anh ta từng nổi tiếng với câu
nói tiền là động lực duy nhất của con người.
Xuất phát từ sự kiêu ngạo là 1 người thông minh, Skilling không thừa nhận
những quyết định sai lầm trong dự án đầu tư ở Án Độ và che giấu nó cùng những
thua lỗ khác bằng cách trục lợi từ đau khổ của California. Đối diện với nhiệt độ
[13]


California cao hơn 100 độ C, các vụ cháy rừng,kẹt trong thang máy và tai nạn giao
thông liên tiếp xảy ra, nhưng chỉ những ai chấp nhận mức giá của Enron thì mới
được cung cấp nguồn điện đầy đủ.
Tim Belden và một số nhân viên khác: Tim Belden là 1 người thông minh
đã nghĩ ra chiến lược để chơi trò chơi thị trường California với nhiều tên gọi như:
wheel out, fat boy, death Star. Cùng với những nhân viên đièu khiển nguồn điện ở
California, Tim đã kiếm lời cho Enrron hàng triệu đôla. Đầu thập niên 60, Stanley
Milgram đã thực hiện một số thử nghiệm để phân biệt giữa người có gien độc ác và
người bình thường. trong cuộc thử nghiệm, ông chuẩn bị 1 diễn viên trong căn phòng
thí nghiệm. Chủ thể của cuộc thử nghiệm sẽ được hướng dẫn hỏi người diễn viên
theo các câu hỏi có sẵn và hãy xem việc sốc nhẹ điện sẽ giúp mọi người ghi nhớ
danh sách. Do đó, nếu người diễn viên trả lời sai thì tăng sốc điện lên mức cao
hơn,và họ được ngưng thực hiện bất cứ khi nào muốn. Thử nghiệm của Milgram đã
nói lên nhiều điều về Enron, theo Milgram, một khi bạn chấp nhận ý tưởng và cho
rằng hành xử phi nhân cách là chấp nhận được thì bạn có thể làm bất cứ gì vì những
cú sốc điẹn tăng tương ứng với số lượng sai lầm mà họ đã làm. Khi chủ thể có
khuynh hướng ngập ngừng không làm nữa, nhà khoa học ra lệnh cho chủ thể tiếp tục
làm và mọi trách nhiệm do nhà khoa học chịu trách nhiệm. theo cách đó Skilling sẽ
giống như nhà khoa học ra lệnh cho cấp dưới làm việc. họ biết điều họ làm ra sai trái
nhưng có thể chấp nhận được vì Skilling sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ. Cuối
cùng, uy quyền vẫn là yếu tố quyết định.


2.2/ Nguyên nhân từ công ty kiểm toán Arthur Andersen:
Rất có thể ai đó sẽ bắt được đúng bệnh của Enron ngay từ đầu và bốc thuốc
kịp thời, nếu như những báo cáo tài chính của Enron không được bảo kê bởi một
thương hiệu lớn: Công ty tư vấn và kiểm toán Arthur Andersen. Toàn bộ câu chuyện
về kết cục bi thảm của Enron không bao giờ đến với độc giả do nhiều tài liệu liên
quan đến vụ phá sản khổng lồ này đã bị thiêu hủy.
[14]


Công ty kiểm toán Arthur Andersen Công ty kiểm toán lớn thuộc nhóm
Big5 cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho các doanh nghiệp US và khắp thế
giới, 89 năm truyền thống
Andersen là một biểu trưng về tính trung thực, ông cho rằng trách nhiệm
của kiểm toán viên là vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải là ban giám đốc của
khách hàng. Đã có nhiều trường hợp Andersen chịu mất khách hàng lớn chứ không
ký xác nhận cho các báo cáo không chính xác. Người kế nhiệm Leonard Spacek tiếp
tục nhấn mạnh vào sự trung thực này. Trong nhiều năm, khẩu hiệu của Andersen là
"Think straight, talk straight."
Andersen cũng dẫn đầu về một loạt tiêu chuẩn về kiểm toán. Là một trong
những người đầu tiên dự đoán được khủng hoảng, Andersen đã chủ động cắt đứt
quan hệ với một số khách hàng vào những năm 70.
Năm 2000 một chi nhánh về tư vấn của Andersen đã trả cho công ty 1 tỉ đô
la để được tách tiêng ra và mang tên mới là Accenture. Mất đi một mảng lợi nhuận
cao (doanh thu hàng năm của chi nhánh này là 9,4 tỉđô la), Andersen chịu một áp lực
mạnh để tăng cường doanh thu.
Năm 2001, sau khi Joe Beradino trở thành Tổng Giám đốc, Andersen liên
tiếp sa vào các cuộc khủng hoảng. Tháng 5/2001 Andersen phải trả 110 triệu đô la
cho các cổ đông của công ty Sunbeam để dàn xếp vụ kiện về bê bối kế toán của
Sunbeam. Tháng 6/2001 Andersen phải trả gần 107 triệu đô la về vụ bê bối kế toán
của công ty xử lý rác Waste Management, trong đó 100 triệu đô la trả cho các cổ

đông của Waste Management và 7 triệu đô la để dàn xếp với Ủy ban Chứng khoán.
Tuy trả tiền nhưng Andersen không công nhận mình có lỗi. Cũng trong năm 2001,
một khách hàng khác của Andersen là công ty Viễn thông Quốc tế Qwest bị thanh tra
bởi Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tư pháp. Qwest thú nhận họ đã khai tăng doanh thu
hơn 1,2 tỉđô la. Chỉ riêng năm đó, Qwest đã trả cho Andersen 10,5 triệu đô la phí tư
vấn và 1,4 triệu đô la phí kiểm toán.
[15]


Tới cuối thập kỷ 90, Andersen đã tăng gấp ba doanh thu trên cổ phiếu.
Những hoạt động tài chính của Enron đều được dựa trên sự thiết kế và vận hành của
điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là "những liên minh ma quái". Một mạng lưới
chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty
kiểm toán Arthur Andersen đã giúp Enron. Kế toán trưởng của Enron là Richard
Causey - người đã thiết kế ra hệ thống lừa dối cổ đông - nguyên là kiểm toán viên
của Andersen chuyển sang.
Kiểm toán cho Enron 16 năm, tới năm 2001
+Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham
gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số tiền kếch xù trên đã làm mờ mắt các nhân
viên kiểm toán (họ dễ dàng bỏ qua nguyên tắc ). Enron được quảng cáo rất hiệu quả
qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số
người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Tin vào danh tiếng của Arthur Andersen
Nhiều nhà phân tích tài chính liên tục đánh giá cao công ty này, cho đến sát thời
điểm nó sụp đổ. Theo chuyên san tài chính Bloomberg Markets, đến trung tuần tháng
10-2001, vẫn có ít nhất 6 nhà phân tích nổi tiếng ở Wall Street tiếp tục khuyên nên
mua cổ phiếu Enron. Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của
Enron nhưng tin rằng đây là công ty có triển vọng bởi cổ phiếu của họ liên tục tăng
giá trong thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phân tích phải đánh giá tình hình tài
chính của Enron một cách độc lập thì họ lại phụ thuộc chủ yếu vào báo cáo tài chính
do Arthur Andersen cung cấp

+Điểm lý thú là Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó
chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của
Enron. Do các chi phí kế toán, phí tư vấn và kiểm toán đều là những con số khổng lồ.
Ví dụ, năm 2000, Enron Corp trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí
tư vấn và các phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla tương
đương với khoảng 1 triệu đôla/tuần.
[16]


+Tập đoàn Arthur Andersen chịu trách nhiệm kiểm toán, lưu giữ chi tiết các
hoạt động tài chính của Enron cũng thú nhận rằng họ đã hủy bỏ "một số lượng đáng
kể nhưng không xác định được" những tài liệu nói về sai phạm tài chính ở Enron.
Các công tố viên cho biết số lượng tài liệu liên quan bị hủy bỏ có thể lên đến hàng
ngàn. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả
năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc,
ngay khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra. Có vẻ như Arthur Andersen
nhận thức được rằng khi nào Enron còn tồn tại thì họ vẫn còn có được lợi nhuận,
chính vì thế mà họ là 1 phần của quá trình.
Điều trần trước Quốc hội Mỹ trong tháng trước, Tổng giám đốc điều hành
Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng.
Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đối
phương pháp kế toán của Enron.






Nợ của ENRON bị đánh giá thấp hơn một nửa
Thổi phồng doanh thu và lợi nhuận

Vi phạm nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Che dấu thua lỗ
Vấn đề tham nhũng

Vài tuần sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề
nghị của Enron. Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng
khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào loại “không có triển vọng”. Nhân viên
này bị sa thải ngay sau đó.
Với công ty kiểm toán cho Enron, Arthur Andersen, việc dính líu này có
một tác động chết người. Hơn nữa, vụ tai tiếng Enron có liên quan đến việc kiểm
toán. Đặc biệt là việc che giấu hồ sơ liên quan đến tài khoản và những món nợ khổng
lồ của Enron, một thực tế về sự đồng lõa của công ty kiểm toán. Sự đồng lõa này
càng rõ ràng hơn khi David Duncan, kế toán trưởng của Enron ở Andersen, bị buộc
phải có mặt trong cuộc điều tra đầu tiên đã từ chối nói chuyện để cố chạy tội cho bản
thân. Ngay cả khi Joseph Berardino, trưởng ban điều hành của Andersen, ngang
[17]


ngạnh bảo vệ cho vai trò của công ty ông trong việc này cũng không thể tránh được
những tổn thương bắt buộc. Một khi họ đã bị cáo buộc là có tội trong việc hủy hoại
chứng cớ, công ty gánh chịu sự tổn thương thương hiệu nghiêm trọng và những chấn
động vẫn còn cảm nhận được trong toàn ngành công nghiệp kiểm toán.

III / KIẾN NGHỊ:
3.1/ Trách nhiệm của kiểm toán viên.
3.1.1/ Tính độc lập, tự chủ trong công việc.
Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán,
khiến cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của
ngành kiểm toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Có thể
liệt kê các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính độc lập khi tác nghiệp của các CPA:

Thu nhập từ các ngành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so
với thu nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan
đến kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vấn quản lý. Ở Mỹ,
tỷ lệ thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán tăng rất nhanh, trong khi
đó tỷ lệ thu nhập của ngành kiểm toán thì ngược lại, theo thống kê của các công ty
Kiểm toán “Big Five”. Và tất nhiên thu nhập của nhân viên làm việc không thuộc
lĩnh vực kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của kiểm toán viên. Theo các
dữ liệu thống kê của hơn 50 công ty được niêm yết ở Mỹ từ năm 2001 đến năm
2002, tỷ lệ giữa thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán so với tổng
thu nhập chung là 69% và 62% thậm chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Ủy ban
Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (ASEC), thu nhập của ngành không liên quan đến
kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập về mặt tài chính ở 2 mặt.
Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng
khoán lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về
[18]


lĩnh vực tài chính, do đó có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề
nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng.
Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không liên
quan gì đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này
khiến cho kiểm toán viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy thật khó
khăn để đánh giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công
việc kinh doanh một cách khách quan.
Năm 2001, WorldCom Inc. đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen
chi phí dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là
4,4 triệu đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các
bản báo cáo tài chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla.
Enron Corp. trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí tư vấn và các phí
dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla. Như thế có nghĩa là

công ty Enron Corp. đã trả Arthur Andersen khoảng 1 triệu đôla/tuần. Chủ tịch tiền
nhiệm của SEC Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur Andersen thiếu
tính độc lập, tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân chính
là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.

3.1.2/ Tính thận trọng.
Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, CPA thường bộc lộ nhược điểm của họ
là thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào
lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty. Trong báo cáo kiểm toán từ năm
1991 đến 2001 do công ty kiểm toán Arthur Andersen cung cấp, ASEC và tòa án đã
chỉ ra rằng công ty Arthur Andersen đã coi WorldCom Inc. là khách hàng có mức rủi
ro cao nhất. Mặc dù Arthur Andersen cũng đa nhận ra rằng có nguy cơ rủi ro rất cao
trong báo cáo tài chính kế toán tại WorldCom Inc.
[19]


Bảng 1: Đánh giá mức độ rủi ro của WorldCom Inc.

Nội dung đánh giá rủi ro

Mức độ rủi ro

Rủi ro trong báo cáo tài chính kế toán

Cao

Thẩm quyền phân bổ nhiệm vụ giữa ban giám đốc và nhân viên làm thuê

Trung bình


Thái độ về việc che giấu thông tin khi kiểm toán

Trung bình

Sự liên hệ giữa thông tin với nhân sự

Trung bình

Mối quan tâm của cơ quan chức năng với việc biển thủ và cuộc điều tra

Trung bình

Khả năng thực hiện báo cáo tài chính

Trung bình

Doanh thu trên thực tế và mục tiêu lợi nhuận

Cao

Thực hành nghiệp vụ kế toán và vạch trần việc che giấu thông tin

Trung bình

Xây dựng hệ thống quản lý nội bộ thỏa mãn các yêu cầu đặt ra

Trung bình

Mức độ phản ứng lại các đề xuất báo cáo và kế toán


Trung bình

Tuy nhiên, Arthur Andersen đẫ không có đủ sự thận trọng tối ưu và thái độ
hoài nghi cần thiết.

3.1.3/ Trách nhiệm đối với xã hội và nghề nghiệp:
Kết quả kiểm toán của kiểm toán viên , bên cạnh việc phục vụ cho lợi ích khách
hàng, còn phải phục vụ cho lợi ích đông đảo của công chúng. Do đó, kiểm toán viên
phải lấy lợi ích đông đảo của người sử dụng làm mục tiêu và mục đích hoạt động và
xem phục vụ xã hôi còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ đối với khác hàng.

[20]


Arthur Andersen đã kiểm toán cho Enron 16 năm và nhắm mắt làm ngơ trước
những hành vi gian lận của Enron. Kết quả là để lại 1 sự thiệt hại cho nền kinh tế - xã
hội khi Enron sụp đổ:
 Dự kiến các chủ nợ sẽ thu hồi được 1/5 số tiền 74 tỉ đô la của họ.
 17.000 nhân viên của Enron sẽ mất tiền hưu trí của họ. Tuy Enron tuyên bố
dành riêng 200 triệu đô la để chuyển trách nhiệm lương hưu sang các công
ty bảo hiểm, chính phủ cho biết số tiền này chắc chắn không đủ.
 Các cổ đông sẽ mất toàn bộ giá trị cổ phiếu.
 Tài sản của Enron đang được đem bán đấu giá để trả nợ.
Đối với nghề nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên phải độc lập và tỏ ra độc lập để
đảm bảo sự uy tín của nghề nghiêp đối với xã hội. Sự sụp đổ của Enronvà sau đó là sự
thừa nhận đã thiêu huỷ 1 số tài liệu về Enron đã giáng 1 đòn chí mạng vào Arthur
Andersen đồng thời khiến xã hội trở nên ngờ vực về chất lượng các cuộc kiểm toán và
sự độc lập nghề kiểm toán.

3.2/ Một số biện pháp giải quyết.

3.2.1/ Lựa chọn và thiết lập hệ thống các quy tắc kế toán
chính xác.
Gần đây, quá trình cải cách hệ thống kiểm toán đã được triển khai sâu rộng
và hiệu quả, các quy tắc kiểm toán đã được thiết lập và ban hành như hệ thống kế
toán liên kết và tiêu chuẩn kiểm toán cụ thể. Những cải cách gắn liền với sự khác biệt
của kế toán trong nước và kế toán nước ngoài.

3.2.2/ Xây dựng hiệu quả hệ thống khuyến khích.
Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các công ty kế toán phải được
thiết lập nhiều hơn nữa. Hệ thống khuyến khích, khoản thu từ chi phí kiểm toán và
chất lượng kiểm toán có quan hệ mật thiết. Hệ thống khuyến khích giúp ngăn chặn
không chỉ những hoạt động bất hợp pháp mà còn ngăn chiến lược kiểm toán đánh giá
[21]


thấp rủi ro. Hệ thống khuyến khích CPA không liên quan gì đến việc mở rộng thêm
được các mối kiểm toán. Một trong số này là quy tắc thu tiền chuẩn của công ty kế
toán. Quy tắc thu tiền ảnh hưởng bởi quy mô khách hàng, điều kiện tài chính và mức
độ kiểm soát bên trong, nguồn cung và cầu của các công ty kế toán, những thiệt hại
thấy trước. Việc thu phí kiểm toán dựa vào rất nhiều yếu tố không chỉ ở quy mô công
ty. Những yếu tố khác thiết lập hiệu quả hệ thống khuyến khích, khích lệ CPA một
cách hiệu quả.

3.2.3/ Đảm bảo sự độc lập của kiểm toán.
Sự độc lập là vấn đề cốt lõi của kiểm toán, cũng là nguồn gốc của sự phát
triển nghề CPA. Một trong những lý do chính của sự thất bại trong kiểm toán là sự
thiếu độc lập trong quá trình kiểm toán.

3.2.4/ Tăng cường giám sát các công ty kế toán.
Nếu việc quản lý công ty và kiểm toán bên trong mỗi công ty là yếu tố đầu

tiền đảm bảo thông tin trung thực và tin cậy của kế toán, kiểm toán độc lập là khâu
cuối cùng để bảo vệ chống lại các lỗi kế toán và biển thủ. Nếu khâu cuối cùng sai
lệch, các thông tin kế toán sẽ bị bóp méo, thị trường chứng khoán sẽ hỗn loạn và toàn
bộ nền kinh tế cũng bị tác động. Do đó, công tác giám sát kiểm toán phải được tăng
cường.
Chủ tịch tiền nhiệm của SEC Arthur Levitt viết: “Ai kiểm toán những kiểm
toán viên?” đã phân tích sự quan trọng của giám sát chuyên nghiệp. Đầu tiên là thực
hiện hệ thống kiểm toán luân phiên định kỳ. Thứ hai là tăng cường khả năng giám sát
chuyện nghiệp của CPA/ Thứ ba là kiểm toán lại kết quả kiểm toán của CPA. Thứ tư
là mở rộng trừng phạt những hành vi vi phạm của CPA.

[22]


3.2.5/ Tăng cường đào tạo cho CPA.
Tăng cường kiến thức cho CPA sẽ cải thiện trình độ và khả năng kinh
doanh. CPA phải thành thạo các kỹ năng kế toán, các thủ thuật kiểm toán và tránh
những lỗi trong kiểm toán và giảm sai sót trong kiểm toán.

3.3/ Trách nhiệm của nhà quản lý:
Từ những sai phạm của Enron, người ta đã rút ra những bài học lớn về kế
toán, kiểm toán, quản lý và kiểm soát trong công ty, Trước hết, một trong các sai
phạm dẫn đến vụ sụp đổ của Enron liên quan đến các nhà quản trị cấp cao, do đó các
biện pháp hạn chế việc thực hiện các sai phạm, sai sót của các nhà quản trị đã được
đề ra.
Thứ nhất là tăng sự giám sát của Hội động quản trị và ủy ban kiểm toán đối
với Ban giám đốc công ty. Để đảm bảo tính minh bạch và độc lập giữa ủy ban kiểm
toán và Ban giám đốc thì việc bổ nhiệm và tiến cử các thành viên trong Uỷ ban kiểm
soát phải do Hội đồng quản trị của công ty thực hiện, Ban giám đốc công ty không
được phụ trách việc này.

Thứ hai, cần có các quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm ràng buộc trách nhiệm
của Ban giám đốc công ty.
Ngoài ra việc nâng cao đạo đức kinh doanh, tinh thần trách nhiệm đối với xã
hội, cổ đông của các nhà quản trị cũng cần được chú trọng. Chính từ sự kiện Enron,
vấn đề kiểm soát và quản lý công ty đã trở thành một vấn đề được quan tâm hàng
đầu. Nhà quản trị các doanh nghiệp kinh doanh cần chấp nhận quan điểm rằng hành
động tuân thủ nguyên tắc đạo đức chính là phương thức kinh doanh đúng đắn. Để các
nhà quản trị tuân thủ tính trung thực và các giá trị đạo đức, cần giảm thiểu các áp lực
và cơ hội phát sinh gian lận.
[23]


Một bài học lớn rút ra từ vụ Enron đó là sự sụp đổ của các tập đoàn lớn sẽ
chỉ chấm dứt khi loại bỏ được độc quyền trong việc quản lý, kiểm soát, điều hành
công ty. Nếu không trong tương lai vẫn có thể có một Enron thứ hai.

[24]


IV/ Kết luận:
Qua bài phân tích về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của 2 công ty lớn nhất của
Mỹ là: tập đoàn năng lượng ENRON và công ty kiểm toán Arthus Andersen đã là một
trong những bài học đắt giá cho các công ty kiểm toán trên toàn thế giới. Bên cạnh đó,
nó cũng đã làm cho niềm tin của xã hội đối với đạo đức nghề nghiệp, năng lực, tinh thần
trách nhiệm đối với ngành nghề kiểm toán đã đi xuống.
Đồng thời, Qua bài tiểu luận này, nhóm thuyết trình chúng tôi mong muốn không chỉ
làm rõ nguyên nhân gây ra sự kiện này mà còn muốn gửi đến những thế hệ đã, đang và
sẽ là một kiểm toán viên sẽ luôn là những thế hệ kiểm toán có đạo đức nghề nghiệp, tinh
thần trách nhiệm cao với xã hội và công đồng và năng lực chuyên môn chuyên nghiệp
để có thể đưa ngành nghề kiểm toán phát triển hơn là một trong những ngành nghề đáng

tự hào của xã hội, đẩy lùi những vết bẩn của quá khứ và phát triển ở tương lai./.

[25]


×