Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.89 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty hợp danh – loại hình tiêu biểu của công ty đối nhân ra đời sớm hơn so với
các loại hình công ty khác ở các nước có nền kinh tế thị trường pháp triển. Tuy nhiên, đối
với Việt Nam thì công ty hợp danh lại được pháp luật ghi nhận khá muộn so với sự ra đời
của nó. Luật doanh nghiệp 1999 lần đầu tiên ghi nhận khá muộn so với sự ra đời của nó.
Luật doanh nghiệp năm 1999 lần đầu tiên ghi nhận công ty hợp danh với tư cách là loại
hình doanh nghiệp mới bổ sung vào hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam. Đến luật doanh
nghiệp 2005 các quy định về công ty hợp danh đã cụ thể và rõ ràng hơn, tạo hành lang
pháp lý vững chắc và an toàn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty hợp danh. Tuy nhiên,
sau gần 13 năm kể từ khi được ghi nhận công ty hợp danh vẫn còn là một nét khá mờ nhạt
trong hệ thống luật doanh nghiệp Việt Nam và không mấy hấp dẫn với các nhà đầu tư. Số
lượng công ty hợp danh được đăng ký thành lập còng quá ít so với các laoị hình doanh
nghiệp khác. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này đó là sự thiếu hiểu biết
pháp luật hiện hành khi quy định về loại hình công ty này. Điều này đã và đang làm cho
công ty hợp danh không phát huy hết vai trò của nó đối với nền kinh tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, dưới đây em xin chọn đề tài số 5 : Bình luận các quy
định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp
cho bài tập lớn học kỳ.
PHẦN NỘI DUNG
1.
1.1

Khái niệm và đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Khái niệm
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 thì:
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên
hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;


c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty” (Điều 130, khoản 1).
Định nghĩa này cho thấy hai vấn đề lớn cần phải bàn: Công ty hợp danh theo quan
niệm của Luật Doanh nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có nghĩa
là hai người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty.
Điều này là đúng nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quan niệm công ty hợp danh
bao gồm cả công ty hợp vốn đơn giản. Như trên đã nói, bản chất của công ty hợp danh
(general partnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader hay
sole proprietorship) để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, công ty hợp danh
phải có từ hai thành viên hợp trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn
Page 1


đối với công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay “thành viên
nhận vốn” – gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ nghĩa) và một thành viên
góp vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kỳ người ta quan niệm: “Công ty hợp danh hữu hạn (limited
partnership) bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và một
thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn”. Cần lưu ý thêm: “công ty hợp danh hữu hạn: gọi
theo cách của chúng ta xưa kia là “công ty hợp vốn đơn giản” hay “công ty hợp tư đơn
thường”1 Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể tại phần 2 và phần 3 của bài luận này.
1.2 Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Theo luật doanh nghiệp 2005 quan niệm về công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có
một số điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh. Theo đó, công ty hợp
danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm pháp lý cơ bản
sau:
-

-

Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới

một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh, có thể có
thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng
khoán nào.
Như vậy, căn cứ vào tính chất của thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì
công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là những
công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm các thành
viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty).
Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách
nhiệm hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ty đối nhân. Có thể thấy khái niệm
công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm cảu khái niệm công ty
đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật doanh nghiệp
đã nghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam 2.

1 TS. Ngô Huy Chương – Khoa Luật Đại học Quốc gia hà Nội – “ Khái niệm công ty hợp danh tại luật doanh
nghiệp 2005” Posted on 24/06/2009 by Civillawfor
2 Giáo trình “Luật Thương mại 1” – Trường Đại học Luật Hà Nội – trang 168

Page 2


Một số vấn đề pháp lí về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành và những hạn chế còn tồn tại trong các quy định đó.
2.1 Quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

2.

Tư cách pháp nhân là tư cách của một tổ chức khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật. Nó thể hiện vị trí vai trò của tổ chức đó trong các quan hệ pháp luật và đi kèm với nó
là quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lí phát sinh. Việc công nhận tư cách pháp
nhân của một tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại cũng như hoạt động của
tổ chức đó. Hầu hết các tổ chức từ khi đăng kí thành lập đã được pháp luật công nhận có
tư cách pháp nhân nhưng cũng có một số tổ chức dẫ thành lập và hoạt động nhưng tư cách
pháp nhân không được công nhận.
Công ty hợp danh là một tổ chức kinh tế đã được Luật Doanh nghiệp 1999 ghi nhận
là một loại hình doanh nghiệp mới bổ sung vào hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Đến
năm 2005 thì công ty hợp danh được công nhận là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên việc
quy định về vấn đề này của luật Doanh nghiệp còn tồn tại một số bất cập.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999 thì công ty hợp danh không đáp ứng đủ
điều kiện của một pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 1995. Đến Luật doanh
nghiệp 2005 tư cách pháp nhân của công ty hợp danh đã được thay đổi. Việc công nhận
công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhằm tạo địa vị pháp lí cho công ty hợp danh khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng như tạo sự công bằng, bình đẳng cho công ty hợp
danh khi mà cũng được luật doanh nghiệp và ghi nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp
nhưng công ty cổ phần, công ty TNHH có tư cách pháp nhân thì tại sao công ty hợp danh
lại không có tư cách pháp nhân. Ban soạn thảo cho rằng việc thừa nhận tư cách pháp nhân
của công ty hợp danh không có gì mâu thuẩn với quy định về điều kiện của pháp nhân
được quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 3. Xét về vấn đề tài sản của công ty hợp
danh: tài sản góp vốn của các thành viên được chuyển quyền sở hữu trở thành tài sản của
công ty. Như vậy có ít nhất hai thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của
công ty nhưng công ty hợp danh vẫn có khối tài sản độc lập với cá nhâ tổ chức khác, tức là
vẫn thoả mãn dấu hiệu của pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Công ty hợp danh
cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm giống như các công ty
khác , do vậy không thể quan niệm nó là cái gì đó khác hơn pháp nhân. Còn các thành
viên của nó xét về mặt pháp lí là những người bảo lãnh liên đới cho các hoạt động của

công ty. Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản của thành viên.
Tuy nhiên, quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân lại không hợp lý. Bởi lẽ:

3 Xem thêm Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005...

Page 3


Về mặt lí luận: quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh trong Luật doanh
nghiệp 2005 hiện đang mâu thuẩn với các quy định về pháp nhân trong Bộ luật dân sự
2005. Công ty hợp danh không đáp ứng điều kiện “có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức
khác và tư cách chịu trách nhiệm bằng tài sản đó” của một pháp nhân theo quy định. Mặc
dù Điều 132 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định về tài sản của công ty hợp danh,
trong đó quy định “tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho
công ty” (khoản 1) nhằm khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh, nhưng
có thể thấy quy định này chưa triệt để. Mặt khác, khoản 3 Điều 93, bộ luật dân sự lại quy
định “thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với
nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập thực hiện”. Mà trong công ty hợp danh các thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty không đủ để thanh
toán các khoản nợ thì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của
công ty. Nghĩa là khi tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ thì thành
viên công ty hợp danh phải có lấy tài sản riêng của mình để thanh toán các khoản nợ đó.
Điều này mâu thuẩn với quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự. Do vậy, việc quy định tư
cách pháp nhân của công ty hợp danh là không có lý.
Về mặt thực tiễn: việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh đang gây
bất cập, trong một số trường hợp gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đối tác khi
giao dịch với công ty hợp danh. Khác với loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty hợp danh trong nhiều trường hợp gặp sự cố đối với yhành viên hợp danh
thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng hạn, nếu công ty hợp danh chỉ có hai thành
viên hợp danh và có một người đột ngột qua đời thì đứng trước nguy cơ giải thể rất cao

nếu thành viên hợp danh đó không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế nhưng không
được. Hợp đồng thành viên chấp nhận hoặc thành viên thành viên còn lại không tìm được
người để tiếp tục hợp danh vì không đủ số thành viên tối thiểu. Theo quy định tại điểm c
Khoản 1 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 thì trường hợp này công ty hợp danh được giải
thể. Tuy nhiên, theo quy định thủ tục giải thể chỉ được thực hiện sau 6 tháng, tức là trong
thời gian 6 tháng đó công ty hợp danh vẫn có thể tiến hành các giao dịch với bên đôi tác
công ty. Vậy quyền lợi của bên đối tác khi được tiến hành giao dịch với công ty hợp danh
trong thời gian này liệu có được đảm bảo? Tìm hiểu ví dụ sau ta có thể thấy rõ hơn vấn đề
này:
Công ty hợp danh X chỉ có hai thành viên hợp danh là A và B/ Ngày 1/4/2012 ông A
tai nạn chết, ngày 2/4/2012 ông B nhân danh công X thực hiện giao dịch với ông C (lúc
này ông C chưa biết ông A đã chết). Vậy phải xử lý trường hợp này như thế nào? Liệu
quyền lợi của ông C có được đảm bảo? Sở dĩ phải đặt ra quyền lợi của ông C trong trường
hợp này là do: giả sử ông C tin tưởng khi thực hiện giao dịch với công ty X thì khi có vấn
đề gì xảy ra có thể đòi B hoặc C chịu liên đới trách nhiệm về tài sản nên mới thực hiện
giao dịch. Nhưng thực tế, ông c chỉ có thể buộc ông C thực hiện trách nhiệm với mình (vì
Page 4


ông A lúc này không còn là thành viên hợp danh, tài sản của ông A không còn, người thừa
kế của ông A cũng không đương nhiên thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông A trong công ty
hợp danh). Lúc này quyền lợi của ông C không còn được đảm bảo 4.
Từ sự phân tích trên có thể thấy việc luật doanh nghiệp 2005 quy định tư cách pháp
nhân cho công ty hợp danh là không hợp lí và đang bất cập.
2.2

Quy định về thành viên trong công ty hợp danh và việc phân chia lợi nhuận, quyền lợi,
quyền quản lý và gánh chịu rủi ro giữa các thành viên trong công ty hợp danh
• Quy định về thành viên trong công ty hợp danh
Theo pháp luật các nước thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong

công ty hợp danh, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
công ty hợp danh. Khái niệm này ở Việt Nam được đưa ra tại khoản 12 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2005: “thành viên hợp danh là thành viên chị trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh”. Về thành viên góp vốn, cả luật
doanh nghiệp 1999 và luật doanh nghiệp 2005 đều chưa quy định khái niệm này, nhưng
căn cứ vào trách nhiệm và nghĩa vụ mà pháp luật Việt Nam quy định cho các thành viên
này, có thể thấy khái niệm thành viên góp vốn tương đồng với khái niệm ở hầu hết các
nước trên thê giới. Theo đó, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty
hợp danh nhằm thu lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa
vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty.
Như vậy, hai khái niệm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn công ty hợp danh
là hoàn toàn khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ cũng như
chế độ trách nhiệm giữa hai loại thành viên này trong công ty hợp danh.


Quy định về quyền quản lý của các thành viên trong công ty hợp danh

Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới trao quyền quản lí công
ty hợp danh cho các thành viên hợp danh, còn các thành viên góp vốn không có quyền
quản lí công ty mà chỉ được tham gia vào một số hoạt động nhất định. Cụ thể:
Đối với thành viên hợp danh
Trước hết, Điều 134 luật Doanh nghiệp 2005 quy định về các quyền và nghĩa vụ của
thành viên hợp danh trong đó có các quyền trong việc quản lí, điều hành công ty như:

4 Khoá luận “một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật hiện hành” – Trần Thị

Huệ - Đại học luật hà Nội, 2012. Trang 25
Page 5



Một là, thành viên hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết các vấn
đề của công ty, mỗi thành viên hợp danh có một quyền biểu quyết khác quy định tại Điều
lệ của công ty (điểm a, khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005).
Hai là thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty để tiến hành các hoạt động
kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí, đàm phán và kí kết hợp đồng, thoả
thuận hoặc giao ước với các điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất choi
công ty. (điểm b, khoản 1, Điều 134 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005).
Ba là, thành viên hợp danh có quyền sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt
động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kí (điểm c, khoản 1, Điều 134 Luật
Doanh nghiệp 2005).
Bốn là, thành viên hợp danh có quyền yêu cầu công ty, các thành viên hợp danh khác
cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty, kiểm tra tài sản sổ kế toán và các
tài liệu khác của công ty bất cư khi nào nếu xét thấy cần thiết (điểm đ, khoản 1, Điều 134
Luật Doanh nghiệp 2005).
Bên cạnh các quyền được quy định tại Điều 134 luật doanh nghiệp 2005 thì vai trò
quản lí điều hành công ty của thành viên hợp danh còn thể hiện ở hoạt động của hội đồng
thành viên trong công ty5.
Ngoài ra quyền điều hành quản lý của các thành viên hợp danh còn được quy định tại
Điều 137 Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó các thành viên hợp danh có quyền đại diện
theo pháp luật và tổ chức điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty hợp danh. Quy
định này về cơ bản là phù hợp với quyền của thành viên hợp danh tại Điều 134 Luật
Doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, quy định này đang còn tồn tại bất cập. Bởi lẽ:Luật doanh
nghiệp 2005 đã công nhận công ty hợp danh là một pháp nhân, mà đã là pháp nhân thì
không thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Mặc khác, luật doanh nghiệp 2005 quy
định các thành viên hợp danh có “quyền” đại diện theo pháp luật, nghĩa là họ có thể thực
hiện quyền đó hoặc không, điều này dẫn đến tình trạng không có ai chấp nhận là người đại
diện theo pháp luật của công ty khi tham gia vào vào các quan hệ với bên thứ ba: với cơ
quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ
kiện...Từ sự phân tích trên có thể thấy, quy định về đại diện theo pháp luật cảu các thành
viên hợp danh đang gây nhiều bất cập, cần phải có sửa đổi để tránh những cách hiểu khác.

Liên quan đến vấn đề những hạn chế nhất định về điều kiện của thành viên hợp danh
được quy định tại Điều 133 Luật doanh nghiệp 2005 cũng tồn tại nhiều bất cập. Do một cá
nhân chỉ có một khối tài sản nhất định, do đó họ không thể dùng khối tài sản đó để chịu
hai lần trách nhiệm vô hạn, điều này sẽ gây thiệt hại cho bên thứ ba khi hợp tác với công
5 Khoản 1 Điều 135, luật doanh nghiệp việt nam 2005

Page 6


ty hợp danh hay doanh ngiệp, với quy định tại khoản 1, Điều 133. Về cơ bản quy định này
chính xác, tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 cũng quy định trường hợp nếu được sự nhất
trí của các thành viên hợp danh còn lại thì thành viên hợp danh đó vẫn có thể làm chủ
doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Quy định này
xuất phát từ trách nhiệm liên đới giữa các thành viên hợp danh trong công ty. Các thành
viên hợp danh trong công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các
nghĩa vụ của công ty. Nghĩa là các chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào
thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với họ, sau khi thực hiện nghĩa vự đó họ có quyền yêu cầu
các thành viên hợp danh khác thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Do đó, một khi họ đã nhất
trí cho thành viên trong công ty hợp danh mình làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay làm
thành viên hợp danh của công ty khác có nghĩa là họ chấp nhận cùng với thành viên đó
gánh chịu rủi ro. Có thể thấy, quy định theo hướng mở như trên là một điểm mới của luật
doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, xem xét ví dụ sau ta sẽ thấy
bất cập trong quy định đó:
A, B, C là thành viên hợp danh công ty M. C muốn mở thêm một doanh nghiệp tư
nhân N để kinh doanh riêng và nhận được sự nhất trí của A và B. Do làm ăn thua lỗ nên
công ty hợp danh M và doanh nghiệp N hoạt động cùng lúc bị phá sản mà tài sản của A, B
và C không đủ thanh toán. Lúc này các chủ nợ của công ty hợp danh M và doanh nghiệp
tư nhân N đều có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ mà công không có khả năng thanh
toán. Tài sản riêng của C không đủ để giải quyết triệt để các khoản nợ của công ty M và
doanh nghiệp N vì đây là hai vụ việc phá sản độc lập. Điều này sẽ dẫn đến tranh chấp

thẩm quyền xử lý tài sản riêng của C để thanh toán các khoản nợ trong hai vụ phá sản trên.
Như vậy, mặc dù luật doanh nghiệp 2005 quy định theo hướng tôn trọng sự thoả thuận của
các thành viên hợp danh nhưng lại xuất hiện bất cập trong thực tiễn.
Nhìn chung, những quy định về điều kiện trở thành thành viên hợp danh khá khắt
khe. Không những thế, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh phải chịu một số hạn
chế nhất định. Điều đó xuất phát từ vai trò quản lý, điều hành của thành viên hợp danh còn
lại đồng ý.
Đối với thành viên góp vốn
Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không có
quyền quản lý công ty, không có quyền tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty.
Pháp luật chỉ quy định một số quyền nhất định cho thành viên góp vốn như: được tham gia
thảo luận, biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty,
được cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty...đây là quy định mới của
Luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, quy định về các quyền của
thành viên góp vốn chỉ mang tính chất hình thức, về cơ bản các quyết định của công ty
đều dựa trên sự chấp thuận của thành viên hợp danh.
Page 7


Do chỉ là người góp vốn vào công ty hợp danh và không có quyền quản lý công ty
nên điều kiện trở thành thành viên góp vốn của công ty không quá khắt khe như thành
viên hợp danh. Theo đó, thành viên góp vốn có thể là tất cả các tổ chức cá nhân Việt Nam
hoặc nước ngoài (trong khi đó thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân), trừ một số
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005.
2.3

Quy định về việc phân chia lợi nhuận trong công ty hợp danh
“Lợi nhuận” được hiểu là số tiền mà các thành viên trong công ty được hưởng từ các
hoạt động kinh doanh sinh lời của công ty. Trong công ty cổ phần và công ty trách nhiệm
hữu hạn thì lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty. Tuy nhiên, đối

với công ty hợp danh thì khác, việc phân chia lợi nhuận có sự khác nhau giữa hai loại
thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, cụ thể:
Đối với thành viên hợp danh: điểm e, khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp quy
định: thành viên hợp danh “được chia lợi nhuận tương ứng với vốn góp hoặc theo thoả
thuận được quy định tại Điều lệ của công ty”.
Đối với thành viên góp vốn: điểm b khoản 1 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2005 quy
định: thành viên được góp vốn “được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ phần
vốn góp trong vốn điều lệ công ty”.
Về cơ bản, thì quy định này khá hợp lý.

2.4

Quy định về chế độ trách nhiệm (gánh chịu rủi ro) của các thành viên trong công ty
hợp danh
Đối với thành viên hợp danh:
Điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: thành viên hợp danh
“chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”. Bên cạnh
đó, trong khoản 2, Điều 134 khi quy định về nghĩa vụ của thành viên hợp danh thì các
thành viên hợp danh có nghĩa vụ “liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại
của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty” . Thành viên
hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các khoản nợ của công ty và các
nghĩa vụ khác của công ty thì chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào có
trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ có quyền yêu cầu các thành viên khác thanh toán
cho mình phần nợ đã thanh toán tương ứng với nghĩa vụ của từng thành viên hợp danh.
Như vậy, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn liên đới đối với các
nghĩa vụ công ty. Đây là một đặc trưng của các công ty đối nhân nói chung. Tuy nhiên, có
quan điểm cho rằng việc đồng thời cùng quy định trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp
danh và ghi nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là không hợp lý. Bởi lẽ, đã là
Page 8



pháp nhân thì phải “có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Nếu quy
định công ty hợp danh là một pháp nhân thì khi công ty phá sản cũng chỉ phải chịu trách
nhiệm trong số tài sản của mình, ccác thành viên công ty chỉ mất đi số vốn đã góp vào
công ty (giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần). Do vậy, việc vùa
quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh vừa quy định trách nhiệm vô hạn đối
với thành viên hợp danh dẫn đến mâu thuẩn.
Đối với thành viên trên góp vốn
Điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “thành viên góp vốn
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị số vốn đã góp vào công
ty”. Và khi quy định về nghĩa vụ của thành viên góp vốn thì luật doanh nghiệp cũng khẳng
định: thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
trong công ty trong phạm vi số vốn đã góp (điểm a khoản 2 Điều 140).
Như vậy, có thể thấy trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh
không giống các thành viên hợp danh mà giống với thành viên công ty TNHH hay CTCP
– chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của công ty.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự không thống nhất trong quy định của Luật doanh
nghiệp 2005 về nghĩa vụ của thành viên gó vốn. Tại điểm c, khoản 1 Điều 130 quy định
thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi “số vốn đã góp vào công ty”, còn
điểm a, khoản 2 Điều 140 lại quy định “thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công
ty”. Rõ ràng, số vốn đã góp vào công ty là không giống nhau. Bởi lẽ, số vốn góp vào công
ty và số vốn cam kết góp vào công ty là không giống nhau. Theo quy định tại Điều 131
Luật doanh nghiệp 2005 về việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
thì có một thời hạn nhất định để các thành viên trong công ty thực hiện đúng số vốn đã
góp như cam kết từ ban đầu khi trở thành thành viên công ty. Giả sử chưa hết thời gian đó,
các thành viên góp vốn chưa góp đủ số vốn như đã cam kết mà công ty phá sản giải quyết
thế nào trong trường hợp này. Thành viên góp vốn phải góp đủ số vốn họ đã cam kết để
thanh toán các khoản nợ của công ty theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 hay họ
chỉ mất đi số vốn họ đã góp vốn vào công ty như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130.

Có thể thấy, đây là một vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà lập pháp phải sửa đổi để có sự
thống nhất trong các quy định pháp luật.
Một số kiến nghị về hoan thiện quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp
danh
3.1 Những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp danh
3.

Cho đến nay công ty hợp danh đã được pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận
được 13 năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại hình doanh nghiệp này phát triển ít và còn
Page 9


quá chậm và còn ít về số lượng. Năm 2001, mới chỉ có 4 công ty hợp danh được thành lập
và đến năm 2009 có tất cả 67 công ty hợp danh đăng kí thành lập và hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam. Trong khi đó số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần rất lớn
và tăng nhanh. Từ năm 2001 đến năm 2009 công ty trách nhiệm hữu hạn tăng từ 10458
lên 103092 công ty, công ty cổ phần (bao gồm cả công ty cổ phần có vốn Nhà nước và
không có vốn Nhà nước) tăng từ 757 lên 33558 công ty 6. Nguyên nhânlàm cho công ty
hợp danh chiếm số lượng rất ít trong số các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là do trách
nhiệm vô hạn mà các thành viên hợp danh trong công ty phải gánh chịu và sự bất cập
trong những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về công ty hợp danh.
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề pháp lý nổi bật của công ty hợp danh cũng như
những bất cập trong các vấn đề đó, dưới đây, bài luận xin đưa ra một số bất cập trong
những quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp danh, những bất cập đó là:
Thứ nhất, về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh: Quy định của luật doanh
nghiệp 2005 và Bộ luật dân sự 2005 không thống nhất. Luật Doanh nghiệp năm 2005
công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, nhưng khi chiếu với điều kiện với
mọt pháp nhân tại Điều 84 bộ luật Dân sự năm 2005 thì công ty hợp danh không thoả mãn
đủ điều kiện của pháp nhân. Bên cạnh đó, việc đồng thời công nhận tư cách pháp nhân của
công ty hợp danh là không hợp lý. Khoản 3 Điều 93 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “thành

viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ
dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Nghĩa là,một khi đã là pháp nhân thì các thành
viên trong pháp nhân không được chịu trách nhiệm thay pháp nhân đó. Mà trách nhiệm vô
hạn của các thành viên hợp danh là một đặc trưng của công ty hợp danh, nếu không có đặc
trưng này sẽ làm mất đi bản chất của công ty hợp danh. Mặt khác như đã phân tích ở mực
2.1 thì việc công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh đang gây nhiều bất cập
trong thực tiễn. Do đó, để vừa đảm bảo sự thống nhất trong quy định của pháp luật, vừa
giữ được bản chất của công ty hợp danh cần phải có sự sửa đổi quy định về tư cách pháp
nhân của công ty hợp danh.
Thứ hai, quy định chưa rõ ràng về người đại diện của công ty hợp danh. Như đã phân
tích ở phần 2.2, Luật doanh nghiệp quy định: “các thành viên hợp danh có quyền đại diện
theo pháp luật”. Chính từ “quyền” đã gây ra cách hiểu sai lệch rằng tất cả các thành viên
đều là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh. Nhưng một pháp nhân không
thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Do vậy, quy định mập mờ không rõ ràng này
đang gây nhiều tranh cãi.

6 “Những vấn đề pháp lý về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật hiện hành” – Trần Thị Huệ - Trường

đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2012 – trang 42
Page
10


Thứ ba, bất cập trong quy định hạn chế quyền của thành viên hợp danh. Khác với
Luật doanh nghiệp 1999, Luậtdoanh nghiệp 2005 cho phép thành viên hợp danh làm chủ
doanh nghiệp tư nhân nếu được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Tuy nhiên, bất
cập sẽ xãy ra trong trường hợp cả công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân cùng lúc bị
phá sản. Khi tài sản của thành viên đó không đủu để chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ của
công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thì sẽ gây ra tranh chấp trong việc giải quyết
tranh chấp của thành viên đó vì đây là hai vụ việc phá sản độc lập.

Thứ tư, luật doanh nghiệp 2005 trao cho thành viên góp vốn một số quyền lợi nhưng
chỉ mang tính “hình thức”. Điều này được thể hiện trong hoạt động của Hội đồng thành
viên. Luật doanh nghiệp 2005 quy định Hội đồng thành viên trong công ty bao gồm tất cả
các thành viên hợp lại(tức là các thành viên góp vốn). Tuy nhiên, những quy định này tại
Điều 133 thì việc quyết định các vấn đề quan trọng của công ty chỉ được thông qua khi
đáp ứng đủ tỷ lệ biểu quyết hay không thì cũng không ảnh hưởng gì tới các quyết định của
Hội đồng thành viên. Do vậy, có thể thấy, mặc dù Luật doanh nghiệp 2005 đã tăng quyền
cho thành viên góp vốn nhưng nó chỉ là “hữu danh vô thực” mà thôi.
Thứ năm, không thống nhất trong quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 về nghĩa
vụ của các thành viên góp vốn. Điều 130 quy định thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm trong phạm vi “số vốn đã góp” vào công ty. Nhưng Điều 140 khi quy định về nghĩa
vụ của các thành viên góp vốn lại quy định thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vị “số vốn đã cam kết vào
công ty”. Rõ ràng, số vốn đã góp hoàn toàn khác với số vốn cam kết góp. Điều này gây
khó khăn trong thực tiễn khi xác định nghĩa vụ của thành viên góp vốn khi công ty hợp
danh bị phá sản.
Trên đây là một số bật cập của pháp luật hiện hành khi quy định về công ty hợp danh.
Những bất cập này đang gây nhiều cách hiểu khác nhau và gây khó khăn trong quá trình
thực hiện pháp luật. Vì vậy, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật
cho thống nhất nhằm tạo điều kiện để pháp luật đi vào cuộc đời sống và thực hiện dễ dàng
trên thực tế
3.2

Một số kiến nghị hoàn thiện
Trên cơ sở những bất cập đưa ra ở phần trên, dưới đây, bài luận xin đưa ra một số ý
kiến hoàn thiện như sau:

3.2.1

Sửa đổi quy định về tư cách pháp nhân trong Luật doanh nghiệp 2005 để tạo nên sự

thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Page
11


Để giải quyết mâu thuẩn trong các quy định của Bộ Luật dân sự 2005 và Luật: doanh
nghiệp 2005 về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh có hai hướng
Một là, không công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh đã được ghi nhận
trong Luật doanh nghiệp 2005 nữa. Điều này phù hợp với quan niệm cổ điển và kế thừa
Luật doanh nghiệp 1999.
Hai là, vẫn tiếp tục công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh nhưng phải
sửa đổi bổ sung các quy định về pháp nhân trong bộ luật dân sự hoặc bổ sung điều luật
trong Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm tạo nên sự nhất quán trong quy định của hệ
thống pháp luật.
Trong hai cách hiểu thì cách hiểu thứ hai tỏ ra phù hợp hơn với thực tiễn và xu hướng
phát triển hơn. Bởi lẽ, việc công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mang một
ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên đứng dưới
góc độ pháp lý, thì bài luận cho rằng không nên công nhận tư cách pháp nhân của công ty
hợp danh vì:
Thứ nhất, để đảm bảo sự thống nhất cho quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 với Luật
doanh nghiệp 2005 về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Thứ hai, mặc dù các nhà làm luật đã công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp
danh nhằm tạo điều kiện cho loại hình công ty này phát triển nhưng thực tiễn cho thấy số
lượng của công ty hợp danh ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Cụ thể: trước khi công nhận công
ty hợp danh có tư cách pháp nhận thì ở Việt Nam đã có 21 công ty hợp danh (năm 2005),
sau khi công nhận thì con số này tăng lên 67 công ty 7. Có thể thấy số lượng công ty hợp
danh tăng lên là không đáng kể, đặc biệt là khi so sánh với sự gia tăng của các loại hình
công ty khác.
Thứ ba, ở một khía cạnh nào đó thì việc công nhận tư cách pháp nhân cho công ty

hợp danh đã làm mất đi bản chất của loại hình công ty này. Công ty hợp danh mang bản
chất đối nhân, yếu tố nhân thân quyết định sự tồn tại và hoạt động của công ty, nguyên tắc
thoả thuận giữa các thành viên công ty luôn được đề cao. Tuy nhiên, khi công nhận tư
cách pháp nhân cho công ty hợp danh với những ràng buộc nhất định của một pháp nhân
làm cho sự thoả thuận của các thanhd viên bị hạn chế hơn.
Thứ tư, khi công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, các nhà làm luật đã
làm cho công ty có tài riêng và quy định về việc góp vốn của các thành viên vào công ty
(Điều 131, 132 luật doanh nghiệp 2005). Vậy sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp
7 “Những vấn đề pháp lý về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật hiện hành” – Trần Thị Huệ - Trường

đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 2012 – trang 45
Page
12


thành viên hợp danh không góp vốn bằng tài sản hữu hình như: tiền, vàng...mà góp vốn
bằng kinh nghiệm hay năng lực kinh doanh ...
Thứ năm, sẽ bình đẳng hơn với các doanh nghiệp tư nhân khi mà cùng tồn atị trách
nhiệm vô hạn nhưng công ty hợp danh có tư cách pháp nhân còn doanh nghiệp tư nhân lại
không còn tư cách pháp nhân. Thiết nghĩ, nếu các nhà làm luật đã làm cho công ty hợp
danh có “tài sản độc lập” để công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh thì tại sao
với doanh nghiệp tư nhân lại không thể, nếu doanh nghiệp tư nhân cũng có tài sản độc lập
với chủ doanh nghiệp tư nhân thì nó cũng có thể có tư cách pháp nhân. Vậy chẳng phải
việc một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không là phụ thuộc vào ý chí của các nhà
làm luật?
Thứ 6, như đã phân tích ở phần 2.1, công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp
danh trong một số lĩnh vực như: thuế, do vậy kiến nghị nên sửa đổi khoản 2 Điều 130 Luật
doanh nghiệp 2005 như sau: “công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân, trừ trường
hợp luật có quy định khác”.
3.2.2


Cần quy định cụ thể về người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
Như đã phân tích ở phần 2.2 ta thấy bất cập trong quy định của luật doanh nghiệp
năm 2005 về người đại diện theo pháp luật cho công ty hợp danh. Cách quy định của Luật
doanh nghiệp 2005 sẽ dẫn đến tình trạng công ty hợp danh không có người đại diện theo
pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Mặt khác quy định tại khoản 1 Điều 137 về
người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh chỉ phù hợp khi công ty hợp danh
không có tư cách pháp nhân. Luật doanh nghiệp 2005 đã thừa nhận tư cách pháp nhân của
công ty hợp danh mà theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp nhân chỉ có duy nhất
một người đại diện theo pháp luật của công ty bên cạnh việc quy định đại diện của thành
viên hợp danh. Theo đó, bài luận xin đề nghị sửa đổi luật doanh nghiệp như sau: quy định
Chủ tịch Hội dồng thành viên hoặc Giám Đốc (Tổng Giám Đốc) là người đại diện theo
pháp luật của công ty. Bên cạnh đó xuất phát từ bản chất đối nhân của công ty đối nhân
của công ty hợp danh, để đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên hợp danh pháp luật
vẫn nên quy định quyền đại diện theo pháp luật của các thành viên hợp danh trong một số
lĩnh vực như kí kết, thực hiện hợp đồng. Hạn chế quyền đại diện theo pháp luật của các
thành viên hợp danh trong các quan hệ như: đại diện cho công ty trước cơ quan Nhà nước,
đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn. Các quyền này chỉ có ở Hội đồng
thành viên hoặc Giám đốc (Tổng Giám Đốc) với tư cách là người đại diện theo pháp luật
của công ty mới được thực hiện.
Với cách giải quyết như trên thiết nghĩ sẽ giải quyết được tình trạng không có
người đại diện cho pháp luật của công ty và phù hợp với quy định về người đại diện pháp
luật của pháp nhân theo pháp luật hiện hành.
Page
13


3.2.3

Sửa đổi khoản 1, Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005

Theo phân thích ở phần 2 ta thấy bất cập trong quy định của Luật doanh nghiệp
2005 khi quy định: cho phép các thành viên hợp danh có thể làm chủ doanh nghiệp tư
nhân nếu được các thành viên hợp danh khác đồng ý. Quy định này tỏ ra không hợp lí và
đang gây ra bất cập trong thực tiễn. Vì vậy, bài luận đề nghị sửa đổi khoản 1 khoản 133
luật doanh nghiệp 2005 theo hướng cấm tuyệt đối không cho phép thành viên hợp danh
làm chủ doanh nghiệp tư nhân như sau: “thành viên hợp danh không được làm chủ doanh
nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác”.

3.2.4

Cần có những quy định cụ thể hơn nhằm hiện thực hoá quyền của các thành viên
góp vốn trong Hội đồng thành viên
Luật doanh nghiệp 2005 đã cho phép thành viên góp vốn được tham gia vào Hội
đồng thành viên của công ty hợp danh và trao cho họ một số quyền biểu quyết về các vần
đề như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền, nghĩa vụ của các
thành viên góp vốn, tổ chức lại và giải thể công ty...(điểm a, khoản 1 Điều 140 Luật doanh
nghiệp 2005). Tuy nhiên, với những quy định tại Điều 135 về hoạt động của hội đồng
thành viên có thể thấy quyền của thành viên góp vốn chỉ mang tính chất hình thức. Bởi lẽ,
phiếu biểu quyết của thành viên góp vốn không hề có trọng lượng đối với các quyết định
của công ty, mọi quyết định dù quan trong trọng hay không của công ty đều dựa trên số
phiếu biểu quyết của thành viên hợp danh. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng đối với các
thành viên góp vốn. Do vậy, pháp luật cần có những cơ chế nhằm đảm bảo việc thực hiện
quyền của các thành viên góp vốn bằng cách quy định rõ ràng giá trị pháp lý của quyền
biểu quyết của thành viên góp vốn khi tham gia biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm
quyền của họ. Chẳng hạn: với quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty thì phải
được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh và 1/2 tổng số thành viên góp vốn chấp
nhận.
Như vậy, việc quy định rõ giá trị pháp lý phiếu biểu quyết của thành viên góp vốn
khi biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của họ sẽ giúp thành viên góp vốn thực
hiện hoá các yêu cầu của mình. Có như vậy, mới nâng cao ý thức trách nhiệm của thành

viên góp vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty, tạo động lực cho các nhà đầu tư
tham gia góp vốn để trở thành thành viên viên góp của công ty hợp danh. Từ đó tăng khả
năng huy động vốn trong công ty hợp danh.

3.2.5

Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 130 luật doanh nghiệp 2005 nhằm thống nhất các quy
định của luật doanh nghiệp năm 2005 về nghĩa vụ của thành viên góp vốn trongcông
ty hợp danh

Page
14


Như đã phần tích ở phần 2, việc quy định nghĩa vụ của các thành viên góp vốn
trong doanh nghiệp không thống nhất với nhau. Tại điểm c, khoản 1 Điều 130 quy định
thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp và công ty. Tuy nhiên, khi quy định về nghĩa vụ của thành viên góp vốn tại
điểm a,khoản 2, Điều 140 thì thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi “số vốn đã cam kết góp”. Như vậy,
quy định của luật doanh nghiệp 2005 hiện đang không thống nhất về nghĩa vụ của thành
viên góp vốn, Bởi lẽ, số vốn đã góp khác với số vốn đã cam kết góp, trong nhiều trường
hợp số vốn đã góp không giống số vốn cam kết góp. Điều này gây khó khăn trong việc
xác định nghĩa vụ của các thành viên góp vốn khi công ty hợp danh bị phá sản.
Dựa vào quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật doanh nghiệp 2005: “trường hợp
thành viên góp vốn không đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa đủ được coi
là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty” ta thấy thành viên góp vốn sẽ chịu trách
nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty hợp danh. Do vậy, cần phải sửa đổi
điểm c, khoản 1 Điều 130 theo hướng: “thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty” . Có như vậy mới

tạo nên sự nhất quán trong các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của thành viên góp vốn,
tạo điều kiện thực hiện tốt trong thực tiễn.
KẾT LUẬN
Cho đến nay, công ty đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận gần 13 năm. Đó không
phải là khoảng thời gian ngắn nhưng nhìn vào số lượng công ty hợp danh ở Việt Nam hiện
nay (năm 2009 có 67 công ty) có thể laoị hình doanh nghiệp này chậm phát triển và dường
như không mấy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Để loại hình công ty này phát triển và
phát huy hết vai trò của nó đối với nền kinh tế đòi hỏi phải có một nền tảng pháp lý vững
chắc ổn định. Nhận thức được điều đó, từ khi công ty hợp danh được quy định trong Luật
doanh nghiệp 1999 đã có những quy định điều chỉnh về các vấn đề cơ bản của công ty.
Luật doanh nghiệp 2005 là một bước tiến quan trọng khi đã quy định đầy đủ, chi tiết và rõ
ràng hơn các vấn đề của doanh nghiệp, trong đó có công ty hợp danh. Tuy nhiên, trên cơ
sở đi sâu tìm hiểu một vài quy định của pháp luật hiện hành về công ty hợp danh ở Việt
Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Nguyên nhân của những bất cập này có thể do yếu tố
khách quan khác nhau nhưng đều dẫn đến một hệ quả là đã và đang gây khó khăn trong
việc áp dụng thực tiễn. Để công ty hợp danh phát huy hết vai trò của nó đối với nền kinh
tế cần phải có sự điều chỉnh những bất cập trong quy định của pháp luật để làm cho công
ty hợp danh thực sự trở thành mô hình công ty hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trên cơ sở
tiếp thu, học hỏi thế hệ đi trước và đi sâu tìm sâu tìm hiểu bài luận đã đưa ra một số kiến
nghị, hy vọng đã góp vai trò nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh.
Page
15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật Hà Nội – “Giáo trình Luật thương mại tập 1”, Nxb. CAND, Hà Nội
2006;


2.

Luật Doanh nghiệp 1999;

3.

Luật Doanh nghiệp 2005;

4.

Khoá luận tốt nghiệp “Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh theo quy định của pháp
luật hiện hành” – Trần Thị Huệ - Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012;

5.

Khoá luận tốt nghiệp “Công ty hợp danh trong pháp luật Việt Nam” – Đặng Gia Kiên –
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009;

6.

Bộ luật Dân sự 2005;

7.

TS. Ngô Huy Chương – Khoa Luật Đại học Quốc gia hà Nội – “ Khái niệm công ty hợp
danh tại luật doanh nghiệp 2005” Posted on 24/06/2009 by Civillawfor;

8.


Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Tập 1: Luật doanh nghiệp, Tình huống – Phân
tích – Bình luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006;

9.

Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Đoàn Trung Kiên, Vũ Phương Đông, Trần Quỳnh Anh,
Nguyễn Như Chính, Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb. Chính trị-hành chính, 2011;

10.

Vũ Đặng Hải Yến, Những vấn đề pháp lí cơ bản về công ti hợp danh, luận văn thạc sĩ luật
học, 2003.

Page
16


MỤC LỤC

Page
17



×