Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hoạt động xuất khẩu bạc của bồ đào nha ở nhật bản thế kỷ XVI XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.57 KB, 86 trang )

Khúa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ của các thầy, cô giáo trong tổ Lịch sử thế giới, khoa Lịch sử. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là tới thầy
Nguyễn Văn Vinh, ngƣời đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong thời gian qua,
nhờ đó mà tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận Hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào
Nha ở Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
có tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, dƣới sự giúp đỡ khoa học
của Thạc sĩ Nguyễn Văn Vinh. Khóa luận không sao chép từ một tài
liệu, công trình có sẵn nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Lƣu Thị Hải Yến

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Bố cục của khóa luận
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP ĐÔNG Á CỦA NGƢỜI BỒ ĐÀO
NHA VÀ VÀI NÉT VỀ NHẬT BẢN TRONG THẾ KỶ XVI –XVII
1.1. Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha
1.1.1. Phát kiến địa lý và công cuộc tiến sang phƣơng Đông của Bồ Đào Nha
1.1.1.1. Những tiền đề để Bồ Đào Nha tiến hành phát kiến địa lý thành công
1.1.1.2. Bồ Đào Nha và sự thành lập Estado de India
1.1.2. Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha
1.1.2.1. Xây dựng căn cứ ở Goa và khu vực Ấn Độ
1.1.2.2. Từ Goa đến Malacca (1511)
1.1.2.3. Xây dựng căn cứ Ma Cao
1.2. Vài nét về Nhật Bản trong thế kỷ XVI – XVII
1.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII
1.2.2. Tình hình bang giao và thƣơng mại
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU BẠC CỦA BỒ ĐÀO NHA Ở
NHẬT BẢN THẾ KỶ XVI – XVII
2.1. Đặc trƣng của bạc Nhật Bản
2.1.1. Về trữ lƣợng
2.1.2. Quá trình khai thác và sử dụng
2.2. Hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lƣu Thị Hải Yến


K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XVI – XVII, trong khi bức tranh chính trị ở châu Á khá ảm
đạm: Nhật Bản đang trong thời kì Chiến quốc – thời kì diễn ra các cuộc
chiến tranh giành quyền lực quyết liệt giữa các Daimyo, Đại Việt đang
tồn tại ở cục diện chia cắt Đàng trong – Đàng Ngoài, Đế chế Ăng - co
huyền thoại đang trên đà suy yếu . . .) thì bức tranh kinh tế nhất là mảng
ngoại thƣơng lại có những chuyển biến to lớn và tích cực. Các cuộc phát
kiến địa lý lớn của ngƣời Tây Âu thế kỉ XV – XVI đã mở ra một con
đƣờng mới sang phƣơng Đông. Từ sau đó thƣơng nhân Tây Âu đã ồ ạt
sang đây để trao đổi, buôn bán. Bồ Đào Nha – một trong hai nƣớc đi tiên
phong trong công cuộc phát kiến, đồng thời cũng là nƣớc đi tiên phong
trong việc thiết lập quan hệ buôn bán với các nƣớc châu Á. Kể từ khi thiết
lập cứ điểm đầu tiên ở Goa (1498), Bồ Đào Nha đã thiết lập đƣợc một
loạt các thƣơng điếm ở các khu vực trọng yếu nhƣ: Malacca, Macao,
Kyushu ... , tiến hành buôn bán với hai thị trƣờng khổng lồ là Trung
Quốc, Ấn Độ, với hầu hết các nƣớc Đông Nam Á, và với Nhật Bản.
Nhật Bản là điểm cuối cùng của châu Á mà ngƣời Bồ đặt chân tới

song lại là nơi mà họ nhanh chóng xác lập đƣợc vị trí của mình trong
quan hệ thƣơng mại. Thế kỉ XVI – XVII, Bồ Đào Nha gần nhƣ giữ vai trò
độc quyền trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản.
Trong số các thƣơng phẩm mà ngƣời Bồ buôn bán với Nhật Bản,
bạc là thƣơng phẩm chủ yếu và mang lại giá trị cao nhất cho thƣơng nhân
Bồ Đào Nha. Qua thƣơng nhân Bồ, một lƣợng bạc lớn của Nhật Bản đã
đƣợc xuất ra bên ngoài.
Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật
Bản thế kỉ XVI – XVII có ý nghĩa rất sâu sắc, giúp dựng lại thời kì hoàng
kim của đế chế thƣơng mại Bồ Đào Nha ở châu Á, góp phần làm sáng tỏ
các quan hệ kinh tế không chỉ giữa Bồ Đào Nha với Nhật Bản mà còn
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
giữa Bồ Đào Nha với các nƣớc châu Á. Từ đó bức tranh thƣơng mại châu
Á thế kỉ XVI – XVII đƣợc khôi phục lại một cách chân thực, rõ nét.
Hơn nữa vấn đề “Hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở
Nhật Bản thế kỉ XVI – XVII” là một vấn đề thuộc mảng lịch sử thƣơng
mại cổ - trung đại, mảng đề tài ít đƣợc quan tâm nghiên cứu từ trƣớc tới
giờ. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ bổ sung đƣợc phần nào những thiếu sót
đó.
Chính bởi những ý nghĩa trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Hoạt
động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản thế kỉ XVI – XVII” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu hoạt động thƣơng mại của đế chế biển Bồ Đào Nha đã
thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong khi các

thành tựu nghiên cứu trong nƣớc còn khá khiêm tốn về mảng đề tài hải
thƣơng thì các nghiên cứu chuyên sâu của các học giả nƣớc ngoài đã góp
phần quan trọng vào việc hoàn thành đề tài nghiên cứu mà tôi lựa chọn
thực hiện. Rất nhiều công trình, bài viết, chuyên khảo đề cập đến vấn đề
này.
2.1. Tài liệu tiếng Việt
Ở Việt Nam, mảng lịch sử thƣơng mại thời cổ trung đại vẫn còn là
một miền đất vắng, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này.
Trong số các tác giả Việt Nam nghiên cứu về mảng đề tài này, chúng ta
còn phải kể đến tên tuổi của TS Nguyễn Văn Kim với một loạt những
nghiên cứu, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo và có sức thuyết phục rất lớn đối
với giới nghiên cứu nhƣ: “Nhật Bản với Châu Á những mối liên hệ lịch
sử và chuyển biến kinh tế xã hội”, “Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam
Á thế kỷ XV- XVII”. Đặc biệt trong giáo trình chuyên đề “Quan hệ của
Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV- XVII”, tác giả đã đƣa ra rất nhiều
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
tƣ liệu liên quan đến hoạt động của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản. Ở chƣơng 1,
mục 1.3 “Nhật Bản trước sự xâm nhập của các cường quốc phương
Tây”, tác giả có viết “Tại Nhật Bản, thuyền buôn Bồ Đào Nha đã bán
hàng để mua về bạc ... Chính lượng bạc mà Bồ Đào Nha thu được từ thị
trường Nhật Bản đã đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho nước này”.
Ngoài ra cũng có một số bài nghiên cứu khác liên quan tới đề tài
này nhƣ:“Sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản thời kỳ Edo và gia tộc
Sumitomo” của Nguyễn Văn Hoàn đăng tên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
và Đông Bắc Á, “Nhật Bản thời đại châu Ấn thuyền và quan hệ quốc tế”

của Trịnh Tiến Thuận …
2.2. Tài liệu tiếng Anh
Nhƣ đã trình bày ở trên, tƣ liệu viết về thƣơng mại Bồ Đào Nha ở
Nhật Bản rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến:
- “Portuguese trade in Asia under Harbsburg 1580 - 1640” của
James C. Boyajian. Trong cuốn sách tác giả đã dựng lại chân thực bức
tranh lịch sử thƣơng mại của Bồ Đào Nha, tập trung ở châu Á thời kỳ
Harbsburg 1580 - 1640. Tác giả tập trung vào việc phân tích quá trình
thành lập các công ty thƣơng mại để buôn bán với châu Á, hoạt động của
những công ty này; Các cuộc đấu tranh thƣơng mại ở châu Á 1599 –
1619; Sự phồn vinh của các hãng thƣơng mại tƣ nhân Bồ Đào Nha với
châu Á, thƣơng mại tƣ nhân của Caireira da India; Sự phát triển kinh tế
và sự đình trệ công việc kinh doanh của Bồ Đào Nha, tìm hiểu căn
nguyên sự suy giảm kinh tế của Bồ Đào Nha ở châu Á. Trong quá trình
tái hiện lại bức tranh thƣơng mại năng động của Bồ Đào Nha ở châu Á, ở
trang 13 của cuốn sách, tác giả cũng có đề cập đôi dòng về hoạt động
buôn bán bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản “Bồ Đào Nha giữ vai trò trung
gian trong việc trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong
số các kim loại quý, bạc là kim loại mà Trung Quốc có yêu cầu nhiều
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
nhất, mặt hàng này lại được sản xuất một khối lượng đáng kể ở Nhật
Bản. Nhật Bản lại muốn có các sản phẩm của Trung Quốc như tơ lụa,
gốm sứ, các mặt hàng xa xỉ khác. Việc trao đổi hàng hóa Trung Quốc lấy
bạc Nhật Bản đã đem lại lợi nhuận lớn cho Nhật Bản”.
- “The Survival of empire”, cuốn sách là những đóng góp của

George Bryan Souza vào lịch sử châu Âu thời kỳ bành trƣớng ở châu Á.
Trong đó tác giả tập trung nghiên cứu về đế chế Bồ Đào Nha, về quá
trình Bồ Đào Nha thiết lập vị trí ở châu Á, sự tham gia của Bồ Đào Nha
trong hoạt động hải thƣơng ở châu Á, vai trò của các tƣ thƣơng Nhật Bản
trong việc thiết lập quan hệ Đông – Tây thời kỳ đầu. Trong khi nghiên
cứu về hoạt động hải thƣơng của đế chế Bồ ở châu Á, tác giả đã đƣa ra
đƣợc một số bảng số liệu về số lƣợng bạc Bồ Đào Nha xuất khẩu từ Nhật
Bản thế kỷ XVI – XVII. Những số liệu đó đã giúp ích cho tôi rất nhiều
trong việc nghiên cứu đề tài này.
- “Unification and Adaption, the early shogunate and Dutch trade
policies” của Eii chi Kato. Bài viết miêu tả quá trình mà VOC thiết lập
đƣợc vị trí vững chắc của mình ở Nhật Bản. Để làm rõ quá trình này, tác
giả đã đi vào tìm hiểu quan hệ của Nhật Bản với bên ngoài, sự thay đổi về
chính trị, xã hội Nhật Bản đầu thời kỳ thực dân phƣơng Tây mở rộng xâm
lƣợc, sự xuất hiện và thiết lập của ngƣời Bồ ở biển Đông. Những thông
tin trong bài viết trên đã cung cấp cho tôi nhiều tƣ liệu cho chƣơng 1 của
khóa luận.
- Bên cạnh đó có rất nhiều các cuốn sách, các bài nghiên cứu trên
các tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đế mà tôi nghiên cứu nhƣ:
“Portuguese merchants and missionaries in feudal Japan 1543 1640”của C. R. Boxer, “The Portugese empire in Asia 1500 – 1700: A
political and economic history”của Sanjay Subrahmanyam, “Reorient:
global economy in the Asian Age” của Andre Gunder Frank ... Các tác
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
phẩm kể trên đều đƣa ra đƣợc những số liệu, thông tin về hoạt động xuất
khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản tuy nhiên những số liệu, thông tin

đó còn khá vụn vặt, lẻ tẻ, chƣa mang tính hệ thống, chi tiết. Tuy nhiên đó
đều là những tác phẩm mang tính chất học thuật cao, đƣợc sự ghi nhận
và tín nhiệm của của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có giá trị tham
khảo rất lớn trong việc tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào
Nha ở Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII.
Nói chung, cho tới thời điểm hiện tại chƣa có một công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể, hệ thống về hoạt
động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản. Các công trình nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở mức đô sơ sài, nằm rải rác trong các công trình.
Tuy vậy các nhà nghiên cứu cũng đã góp phần gợi ý, định hƣớng cho tôi
trong việc hoàn thành khóa luận này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở những nguồn tƣ liệu tiếp cận đƣợc, khóa luận nhằm
những mục đích:
- Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật
Bản thế kỷ XVI – XVII.
- Rút ra ý nghĩa của hoạt động này.
3.2. Nhiệm vụ
Khóa luận tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Khái quát về quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào
Nha.
- Trình bày một vài nét về Nhật Bản trong thế kỷ XVI – XVII
- Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật
Bản thế kỷ XVI – XVII, từ đó rút ra ý nghĩa của hoạt động này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử



Khúa luận tốt nghiệp
Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu thời điểm thế kỷ XVI – XVII,
khoảng thời gian mà Bồ Đào Nha hoạt động ở Nhật Bản.
Về mặt không gian và nội dung, đề tài chỉ đề cập đến hoạt động
xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả khóa luận đã sử dụng các nguồn tƣ
liệu sau:
- Nguồn thứ nhất: các tác phẩm nghiên cứu về Bồ Đào Nha, nhất là
các tác phẩm tập trung vào nghiên cứu hoạt động thƣơng mại của
Bồ Đào Nha ở châu Á.
- Nguồn thứ hai: các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản thời
kỳ cổ - trung đại.
- Nguồn thứ ba: các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí liên quan
tới Bồ Đào Nha, Nhật Bản.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng
pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện
lịch sử đồng đại, lịch đại để rút ra kết luận khái quát cần thiết. Bên cạnh
đó, một số phƣơng pháp khoa học liên ngành cũng đƣợc sử dụng nhƣ:
phƣơng pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, giải thích, phân tích, tổng hợp,
liệt kê …
5. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Tác giả đã đƣa ra những phân tích, những số liệu
cụ thể liên quan đến hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật
Bản thế kỷ XVI – XVII. Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của hoạt động này
đối với Bồ Đào Nha, với Nhật Bản, với thị trƣờng châu Á nói chung.


Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành lịch sử tìm hiểu về hoạt động thƣơng mại thời cổ - trung đại ở
vùng biển châu Á.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận tốt nghiệp đƣợc chia làm hai chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1: Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha
đầu thế kỷ XVI và vài nét về Nhật Bản trong thế kỷ XVI – XVII.
Chƣơng 2: Hoạt động xuất khẩu bạc của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản
thế kỷ XVI – XVII

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP ĐÔNG Á CỦA NGƢỜI BỒ ĐÀO
NHA ĐẦU THẾ KỶ XVI VÀ VÀI NÉT VỀ NHẬT BẢN TRONG THẾ
KỶ XVI –XVII
1.1.


Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha đầu thế kỷ
XVI

1.1.1. Phát kiến địa lý và công cuộc tiến sang phƣơng Đông của Bồ Đào
Nha
1.1.1.1 Những tiền đề để Bồ Đào Nha phát kiến địa lý thành công
Adam Smith - nhà kinh tế học nổi tiếng của thế giới sống ở thế kỷ
XVIII, trong cuốn “Của cải của các dân tộc” đã viết: “Việc tìm ra châu Mỹ và
khám phá con đường sang Đông Ấn bằng cách dong thuyền qua Mũi Hảo Vọng
là hai sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại”. Trong “sự
kiện lớn nhất” và “quan trọng nhất” đó, ngƣời Bồ Đào Nha là một trong
những ngƣời đầu tiên và tham gia tích cực nhất:
 Năm 1415, ngƣời Bồ chiếm đƣợc pháo đài Ceita trên bờ biển
châu Phi.
 Năm 1419, họ chiếm đƣợc hòn đảo Porto Xanto do ngƣờiÝ tìm ra
trƣớc kia và biến đảo này thành thuộc địa, từ đó hầu nhƣ năm nào

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi về phía nam dọc theo
bờ biển châu Phi.
 Năm 1445, Bồ Đào Nha đến đƣợc Cap Vert (mũi Xanh).
 Năm 1472, đến Vịnh Ghinê.
 Năm 1486, Điaxơ đến cực Nam châu Phi.
 Năm 1498, Vasco Da Gama đã đi vòng qua cực Nam châu Phi tới

Ấn Độ.
Những khám phá có tính bƣớc ngoặt trong lịch sử này không phải do
Anh, Hà Lan hay Pháp – những nƣớc có kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển khá
phát triển bấy giờ mà lại là hai quốc gia trên bán đảo Iberia?
Thứ nhất là do, nƣớc này có vị trí địa lý rất thuận lợi. Trên bản đồ Tây
Âu, Bồ Đào Nha nằm ở điểm cực Tây Nam, trên bán đảo Iberia nhô ra biển. Từ
vị trí đó, ngƣời Bồ Đào Nha có thể đi lên phía Bắc, đi xuống phía Nam để
xuống châu Phi hoặc đi vào eo biển Gibralta để đi vào khu vực Trung Cận
Đông. Tuy nhiên, có một thực tế là nguồn lợi từ hàng hóa phƣơng Đông mà
khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải mang lại cho ngƣời Bồ tƣơng đối hạn
chế bởi sự cạnh tranh của các thƣơng nhân châu Âu khác, đặc biệt là ngƣời Ý.
Họ là những thƣơng nhân nắm độc quyền về thƣơng mại ở châu Âu trong nhiều
thế kỷ với các cảng thị sầm uất nhƣ Venice, Genoese … Từ vị trí địa lý thuận
lợi đó, Bồ Đào Nha trở thành nƣớc tiên phong trên con đƣờng tiến sang phƣơng
Đông.
Thứ hai là do trong thời kỳ diễn ra những hoạt động thám hiểm, nền
kinh tế hàng hóa của nƣớc này khá phát triển, nhất là ở các thành thị ven biển
nhƣ Lisbon, Oporto, Vimeiro, Ericeira ... đặc biệt là Lisbon.Trƣớc thế kỷ XIII,
Lisbon mới chỉ là một thị trấn đồn trú ở biên giới, dân cƣ thƣa thớt. Nhƣng từ
giữa thế kỷ XIII, khi Afonso III chuyển kinh đô từ Combra về Lisbon, kể từ đó
Lisbon từ một thị trấn nhỏ đƣợc mở rộng nhanh chóng và khẳng định đƣợc vị
thế của mình.
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
Ở Lisbon cũng nhƣ các thành thị ven biển khác không chỉ tập trung
đông thƣơng nhân Bồ đến buôn bán mà còn có một số lƣợng lớn thƣơng nhân

Italia (chủ yếu là ngƣời Genoese và Floren), thƣơng nhân Anh, Pháp ... hoạt
động thƣơng mại của họ ở đây khiến cho các thành thị này càng thêm sầm uất.
Thứ ba là do Bồ Đào Nha có những đội hạm thuyền vào loại mạnh nhất
châu Âu thời bấy giờ với nhiều thủy thủ gan dạ. Điều kiện tự nhiên ở Bồ Đào
Nha không thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vƣơng quốc này thậm
chí còn phải thƣờng xuyên nhập khẩu lúa mì ở bên ngoài. Song điều kiện tự
nhiên lại rất ƣu đãi cho họ phát triển kinh tế biển. Truyền thống đi biển đã làm
nảy sinh ra một đội ngũ những thủy thủ gan dạ, có kinh nghiệm. Nếu không
gan dạ, không dũng cảm, không ngại mạo hiểm, họ không thể nào vƣợt qua
đƣợc những đại dƣơng lớn mà trƣớc đó con ngƣời chƣa bao giờ tƣởng tƣợng là
sẽ đi tới đƣợc, không thể vƣợt qua đƣợc những gian nan, vất vả, cái đói, cái rét,
bệnh tật ... trên hành trình khám phá.
Đồng thời bấy giờ Bồ Đào Nha đã xây dựng đƣợc những đội hạm
thuyền lớn mạnh, đủ sức chống chọi với bão táp của đại dƣơng. Đội tàu của
Gama khi rời cảng Lisbon với một lực lƣợng hùng hậu, gồm 4 đội tàu, trong đó
có hai chiếc nặng 178 tấn, dài 27 m, rộng 8,5 m, buồm rộng 372 m. Không phải
nƣớc nào ở châu Âu lúc đó cũng có đƣợc những hạm đội tàu lớn mạnh nhƣ
vậy.
Thứ tƣ là do nền chính trị của Bồ Đào Nha khá ổn định. Thế kỷ VIII, Bồ
Đào Nha rơi vào tay ngƣời Hồi giáo. Đầu thế kỷ XII, trong cuộc “tái chinh
phục”, ngƣời Hồi giáo đã bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ Bồ. Trong
khi tình hình chính trị của vƣơng quốc này đã khá ổn định thì các nƣớc Tây Âu
vẫn đang mải mê với các cuộc chiến tranh tranh giành lãnh thổ, các cuộc nội
chiến giành quyền lực giữa các phe phái (Anh - nƣớc có thế mạnh về hàng hải
vừa bƣớc ra khởi cuộc chiến tranh 100 năm với Pháp lại bƣớc vào cuộc nội
chiến Hai hoa hồng, Hà Lan vẫn là thuộc địa của Tây Ban Nha). Nền chính trị
ổn định do vậy chính quyền trung ƣơng có thể cung cấp tiền cho những chuyến
thám hiểm. Chỉ có một chính quyền trung ƣơng thống nhất mới có đủ khả năng
Lƣu Thị Hải Yến


K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
và sức mạnh để huy động nguồn của cải trong triều đình, trong nhân dân nhất
là tầng lớp thƣơng nhân cho những chuyến thám hiểm hao ngƣời tốn của.
Thứ năm là do Bồ Đào Nha đã từng tiến hành cuộc đấu tranh mấy trăm
năm với ngƣời Ả rập, đồng thời chống lại sự lũng đoạn của ngƣời Ý. Những
cuộc đấu tranh đó đã sinh ra tầng lớp quý tộc thƣợng võ hiếu chiến. Họ quyết
tâm tham gia vào những hoạt động thám hiểm nhằm bổ cứu cho sự nghiệp kinh
tế đã lung lay của mình do cuộc chiến tranh lâu dài gây nên.
Một lí do cũng rất quan trọng chính là sự phát triển của khoa học – kỹ
thuật. Ngoài những thành tựu chung của khoa hoc – kỹ thuật, nhất là trên lĩnh
vực hàng hải của nhân loại lúc bấy giờ, riêng tại nƣớc Bồ việc nghiên cứu về
kỹ thuật đi biển đã đƣợc chú trọng và rất phát triển. Năm 1415, Hoàng tử
Henry (1393 – 1460), con trai của quốc vƣơng Bồ đã lập ra một trƣờng hàng
hải, thiên văn và địa lý tại Sagie, miền Nam nƣớc Bồ. Trong trƣờng hàng hải,
ngƣời ta đã tập hợp rất nhiều sách vở, bản đồ và các phƣơng tiện để nghiên cứu
địa lý, đồng thời mời nhiều nhà bác học Arập và Do Thái tới làm việc. “Henry
đã để lại cho đất nước Bồ Đào Nha đội tàu thuyền hiện đại nhất thời ấy và
những nhà hàng hải tài hoa nhất để chinh phục đại dương”[lstg trung đại,
nguyễn gia phu chủ biên, 2010, nxb gd vna, .
Do hội tụ đầy đủ những tiền đề cần thiết trên mà Bồ Đào Nha đã trở
thành ngƣời khai phá con đƣờng sang phƣơng Đông. Lịch sử nƣớc Bồ bƣớc
sang một trang mới.
1.1.1.2. Bồ Đào Nha và sự thành lập Estado da India
Phát kiến của ngƣời Bồ Đào Nha tìm ra con đƣờng qua Hảo Vọng Giác
để sang Ấn Độ đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho ngƣời Bồ Đào Nha.
Sau khi phá thế độc quyền của những đối thủ thƣơng mại truyền thống ở
phƣơng Đông, vị thế của Bồ Đào Nha dần dần đƣợc xác lập không chỉ ở châu

Á mà cả ở Tây Âu trong phần lớn thế kỷ XVI. Trung tâm thƣơng nghiệp của
thế giới phƣơng Tây dần chuyển từ khu vực Cận Đông - Địa Trung Hải sang
cho Tây Nam châu Âu, tiêu biểu là Lisbon.
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
Trong 20 năm sau khi đoàn thám hiểm của Vasco da Gama đi vào Ấn
Độ Dƣơng, ngƣời Bồ đã gần nhƣ làm chủ đƣợc các đại dƣơng và là chìa khóa
để củng cố một tuyến hải thƣơng dài kết nối bờ biển Đông Phi ở Sofala (1505),
dọc bờ biển ở phía Tây của Ấn Độ ở Cochin (1503) và Goa (1510), Malacca
(1511), vịnh Ba Tƣ ở Hormuz (1515), quần đảo Moluccu (1522) để từ đó tiến
lên khu vực Đông Bắc Á [90, 3].
Địa điểm thƣơng mại ngƣời Bồ lập đầu tiên là Goa - nằm ở phía Tây của
Ấn Độ, một trung tâm chính trị, một chính quyền của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên ở Ấn Độ - thế giới hƣơng liệu chính là bàn đạp để tiến
đến các tụ điểm khác và thiết lập tụ điểm về thƣơng mại. Quá trình thâm nhập
ấy cũng đồng nghĩa với việc thiết lập một chính thể dƣới một tên gọi là Estado
da India.
Estado da India, chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Đông Ấn, là tên gọi
do Quốc vƣơng Bồ Đào Nha đặt ra. Đó không phải là một nhà nƣớc thống nhất
mà là sự tập hợp của những pháo đài, những hạm đội và những cộng đồng
ngƣời Bồ kéo dài từ Đông Phi đến Nhật Bản [101, 13].the sủvival,tr12
Mục tiêu cơ bản của chính thể Estado da India ở phƣơng Đông là chi
phối nền hải thƣơng châu Á trong lĩnh vực buôn bán hƣơng liệu, đặc biệt là hồ
tiêu – vốn là động lực cho sự tồn tại và phát triển của nền hải thƣơng năng
động ở Ấn Độ Dƣơng nhiều thế kỷ trƣớc đó”the sủvival, tr12. Cho đến thời
điểm này, nền thƣơng mại hƣơng liệu có giá trị lớn hơn giá trị kinh tế của các

loại hàng hóa xa xỉ phẩm. Những lợi ích mà Estado da India mang lại là những
lợi ích rõ ràng, dƣới sự bảo trợ của Quốc vƣơng Bồ Đào Nha thì những điều đó
đƣợc bảo đảm là rất rõ ràng.
Sự thành lập Estado da India đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của
những ngƣời theo Hồi giáo. Tuy nhiên, không lâu sau đó sự phản ứng của
ngƣời theo đạo Hồi đã bị dẹp bỏ. Vị thế của Quốc vƣơng và chức năng của
Estado da India đồng nghĩa với việc hoạt động thƣơng mại và hoạt động truyền
giáo ở châu Á.
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
Xuyên suốt nền thƣơng mại thế giới ở châu Á trong thế kỷ XVI là hiện
thực về sức mạnh của cộng đồng ngƣời Bồ Đào Nha đã lấn lƣớt những ngƣời
châu Âu khác đang tìm cách thâm nhập phƣơng Đông. Những trung tâm quan
trọng của Bồ Đào Nha ở Đông Ấn nhƣ Goa, Malacca là tƣợng trƣng cho quyền
lực của Quốc vƣơng và họ đã gắng chiếm lấy để làm của cải cho hàng ngàn
ngƣời - trƣớc hết là cho bản thân chính thể Estado da India ở phƣơng Đông.
Việc thiết lập Estado da India trƣớc hết là làm lợi cho Bồ Đào Nha. Đã
có những mối liên hệ giữa ngƣời Bồ với thƣơng nhân địa phƣơng trong việc
thu mua hƣơng liệu về châu Âu và thƣơng mại biển từ phía đông Địa Trung
Hải, Biển Đỏ, vịnh Ba Tƣ và sự trợ sức từ con đƣờng đến Mũi Hảo Vọng. Với
châu Á, những ngƣời Bồ Đào Nha tìm cách kiểm soát nền thƣơng mại hiện có
bằng cách chiếm độc quyền các con đƣờng thƣơng mại đó và điều khiển lại sự
tồn tại thƣơng mại trong việc chi phối các cảng thị bởi lực lƣợng Bồ Đào Nha.
Đến cuối thế kỷ XVI, Quốc vƣơng Bồ và những ngƣời Bồ Đào Nha có liên
quan trong nền hải thƣơng quốc tế ở châu Á đã thu đƣợc những giá trị thƣơng
mại giữa Cochin - Goa và Lisbon qua Mũi Hảo Vọng [101, 14].the sủvival,

tr14
Trong suốt thế kỷ XVI, đặc biệt là vào nửa sau thế kỷ XV (1570), ngƣời
Bồ Đào Nha đã có mặt ở hầu hết các khu vực ở phƣơng Đông. Từ những sự
kiện thiết lập đƣợc vị trí của mình ở châu Á, có thể thấy đây là giai đoạn Bồ
Đào Nha bành trƣớng ở châu Á, đánh đấu một khu vực địa lý mà ngƣời Bồ đã
thiết lập đƣợc mở rộng thêm, quá trình khai thác khu vực địa lý rộng lớn đó đã
đƣợc thực thi một cách sâu rộng vào thập niên 70 của thế kỷ XVI. Những thuộc
địa nhỏ của Bồ Đào Nha, những đoàn truyền giáo, những tƣ thƣơng hoặc
những ngƣời đại diện của Quốc vƣơng đã có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Đông Nam Á lục địa và hải đảo, Nam Á rộng lớn, Iran, đế chế Ôttôman. Đông
Phi.
Sự có mặt ở hầu khắp phƣơng Đông cho thấy uy quyền và sức mạnh của
Bồ Đào Nha đã trải khắp lục địa châu Á. Sự có mặt này cho thấy một sự thật
hiển nhiên về sự đại diện của Công ty kinh doanh thƣơng mại Bồ Đào NhaLƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
Estado da India. Trong thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha là quốc gia chiếm thế thƣợng
phong trên biển, Lisbon là cái chợ lớn ở châu Âu và Estado da India giữ chức
năng chính là công ty phân phối (Redistributive Enterprise) các sản phẩm gia
vị, hƣơng liệu, tơ lụa, vàng bạc của Tân Thế Giới và Phƣơng Đông cho thị
trƣờng châu Âu.
Công cuộc mở rộng lãnh thổ đƣợc đánh dấu bằng mốc mở đầu từ cực
nam châu Phi – Mũi Hảo Vọng, xuyên qua Etiopia, Biển Đỏ, Iran, Gujarat và
Goa, Kanara và bờ biển Malaba, Coromadel, Orissa, Bengal, Buram và thế giới
Malay, Sumatra, Java, quần đảo Moluccu và sự kết thúc ngẫu nhiên của cuộc
phiêu lƣu dài ngày là ở Trung Hoa. Công ty Hoàng gia Bồ Đào Nha đã tồn tại
dƣới sự chỉ huy của nền thƣơng mại hàng hải. Nhận thức đƣợc điều này, vào

những năm 1560, chính quyền Hoàng gia Bồ Đào Nha tiếp tục đảm nhiệm
thêm công cuộc bành trƣớng và xâm lƣợc [103, 106].Subrahmanyam, S (1993),
“The Portuguese in and Economic History”, New york, Longman.
Một lý do khá truyền thống của cuộc bành trƣớng và xâm lƣợc của Bồ
Đào Nha là nhằm kiểm soát hoạt động thƣơng mại và nguồn hƣơng liệu của
châu Á. Sự có mặt của Estado da India ở châu Á là khâu trung gian trong việc
thu mua và phân phối, song chức năng chính vẫn là phân phối.
Trong các thế kỷ XVI và XVII, châu Á (phạm vi toàn thế giới nói
chung) chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu: quá
trình “Toàn cầu hóa” cận đại sơ kỳ, trong đó Manila (Philippins) là một trong
những mắt xích của quá trình đó. Manila là cầu nối cung cấp nguồn bạc khổng
lồ từ Tân Thế Giới chảy về qua các đội tàu của ngƣời Tây Ban Nha vƣợt Thái
Bình Dƣơng sang Đông Á. Từ Manila, bạc theo các thuyền buôn đến các thị
trƣờng châu Á. Bên cạnh bạc Tân Thế giới qua Manila, một lƣợng bạc khác từ
Tân Thế Giới cũng theo tàu buôn Bồ Đào Nha chảy từ châu Âu qua châu Á.
Nguồn bạc này kết hợp với nguồn bạc Nhật Bản mà ngƣời Bồ Đào Nha thu
mua đƣợc từ Nagasaki đã trở thành huyết mạch của mạng lƣới thƣơng mại của
ngƣời Bồ tại phƣơng Đông, nhất là thị trƣờng Đông Á. Mạng lƣới buôn bán
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
Nội Á của ngƣời Bồ (bạc - lụa – vàng - hƣơng liệu …) đã đƣợc ngƣời Bồ khai
thác triệt để trong phần lớn thế kỷ XVI [101, 15].The survival
Nhƣ vậy, việc thành lập Estado da India vào nửa đầu thế kỷ XVI là một
nét đặc thù, một điều tất yếu khi ngƣời Bồ thiết lập mạng lƣới thƣơng mại liên
hoàn ở châu Á. Estado da India là trung gian thƣơng mại từ châu Á đến
Lisbon, là động cơ chính để biến Lisbon thành trung tâm thƣơng mại cung cấp

hàng hóa phƣơng Đông cho toàn châu Âu. Estado da India là một chính quyền
bảo hộ của đế chế Bồ Đào Nha đƣợc thiết lập trên một khu vực địa lý rộng lớn
trên các vùng bờ biển của châu Á. Ngƣời Bồ Đào Nha đã có mặt ở khắp châu
Á, những hạm đội, pháo đài, công sự của ngƣời Bồ đƣợc thiết lập để tạo nên sự
hậu thuẫn trong công cuộc bành trƣớng thƣơng mại và truyền giáo. Có thể nói,
việc phân phối các sản phẩm thƣơng mại của châu Á đối với Estado da India là
một trong những điển hình của chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha.
Nhƣ vậy, cho đến đầu thế kỷ XVI, sau các phát kiến lớn về địa lý, Bồ
Đào Nha là một trong những quốc gia tiên phong trong sứ mệnh tìm kiếm
những thiên đƣờng mới ngoài châu Âu. Quốc vƣơng Bồ Đào Nha đã cho thiết
lập Estado da India - một thể chế bảo hộ thƣơng mại và truyền giáo cho ngƣời
Bồ ở Đông Ấn. Từ đó, vị trí của Bồ Đào Nha trong thƣơng mại Tây Âu giai
đoạn cận đại sơ kỳ đã thay đổi, những vị trí trọng yếu trƣớc đây của châu Âu đã
có một thay đổi. Chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha là chính quyền đƣợc bảo trợ
về thƣơng mại đầu tiên xuất hiện ở châu Á và đã giành đƣợc những thành công
bƣớc đầu, mang lại cho Bồ Đào Nha những lợi nhuận lớn và làm thay đổi vị trí
của họ trong nền thƣơng mại thế giới.
1.1.2. Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha đầu thế kỷ XVI
1.1.2.1. Xây dựng căn cứ ở Goa và khu vực Ấn Độ
Trên con đƣờng thâm nhập các xứ thuộc khu vực Đông Ấn, sau khi vƣợt
qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi), Ấn Độ là địa điểm đầu tiên đƣợc ngƣời Bồ Đào
Nha ghé thăm và nhanh chóng xây dựng vị trí thƣơng mại và truyền giáo. Vào
năm 1503, ngƣời Bồ Đào Nha đã tiếp cận đƣợc bờ biển Ấn Độ Dƣơng nhằm
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
khống chế thƣơng mại của thƣơng nhân Ả rập và Địa Trung Hải và độc chiếm

con đƣờng hàng hải buôn bán với Ấn Độ. Ngƣời Bồ Đào Nha đã dùng vũ lực
để buộc các vƣơng công Ấn Độ phải mở cửa buôn bán với họ. Tiếp đó, trong
những năm đầu thế kỷ XVI, ngƣời Bồ lần lƣợt chiếm các điểm nhƣ Diu (1503),
Cochin (1505), Goa (1510), Colombo (1518)… Trong số các địa điểm đó, Goa
là điểm quan trọng nhất ở phía Tây Ấn Độ. “Ngƣời Bồ Đào Nha chiếm Goa
vào ngày 25 tháng 11 năm 1510 - ngày của Thánh Catherin từ tay ngƣời thống
trị bản xứ , Ismael Adil Shah. Goa là một thành phố đƣợc tạo dựng và che chở
bởi những hòn đảo với hợp lực của sông Man-đô-vi và Zwari trên bờ biển Ấn
Độ. (Pỏtuguese trade in asea, tr4
Dƣới nền hành chính, quản trị của Chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha
(Estado da India), Goa - một vị trí đắc địa ở phía tây bắc Ấn Độ - đã đƣợc xây
dựng thành một “tiểu Lisbon” và là khu buôn bán có quy mô bậc nhất trong
nền thƣơng mại của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ. Đặc trƣng cơ bản của Estado da
India là hoạt động phân phối các sản phẩm của châu Á và Goa đã mang đầy đủ
tính chất để hỗ trợ cho hoạt động này, đặc biệt dƣới giai đoạn Habsburgs
(1580-1640) - khi Bồ Đào Nha bị sát nhập vào Tây Ban Nha.
Cùng với các địa điểm khác nhƣ Diu, Cochin … việc chiếm Goa năm
1510 là tiền đề cho các hoạt động thƣơng mại của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ. Một
vị trí đƣợc coi là tiêu điểm đầu tiên mà ngƣời Bồ Đào Nha hƣớng đến. Trong
nửa đầu thế kỷ XVI, Goa đƣợc xây dựng thành một trung tâm buôn bán lớn,
nơi thu hút nhiều loại thƣơng phẩm nhƣ hồ tiêu, các loại hƣơng liệu, vải sợi,
gạo, dầu cọ, cau … Goa không chỉ là nơi cung cấp hàng chủ yếu cho Bồ Đào
Nha ở Ấn Độ Dƣơng mà còn là khu chứa hàng hết sức quan trọng [97, 131141]. Russel Wood cho rằng, trên cơ sở đó, đến giữa thế kỷ XVI, ngƣời Bồ
Đào Nha đã xây dựng Goa thành một vị trí thích hợp để củng cố thêm sức
mạnh về chính trị và trung tâm thƣơng mại của họ ở phƣơng Đông [109, 44].
The Portuguese A world on the Move”, Bantimore and London.
Chiếm đƣợc Goa và xác lập ảnh hƣởng ở vùng miền Tây mở ra một giai
đoạn mới để Bồ Đào Nha giành nhiều vị trí quan trọng khác, đặc biệt là về
Lƣu Thị Hải Yến


K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
thƣơng mại, trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là tiến từ vùng biển miền tây
Ấn Độ sang vịnh Bengal ở miền Đông và tiếp đó là sang khu vực Đông Á để
chiếm lĩnh vùng quần đảo hƣơng liệu và khai thác tuyến thƣơng mại tơ lụa nổi
tiếng của thế giới Đông Á.
1.1.2.2. Xây dựng căn cứ ở Goa và khu vực Ấn Độ:
Trên con đƣờng thâm nhập các xứ thuộc khu vực Đông Ấn, sau khi vƣợt
qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi), Ấn Độ là địa điểm đầu tiên đƣợc ngƣời Bồ Đào
Nha ghé thăm và nhanh chóng xây dựng vị trí thƣơng mại và truyền giáo. Vào
năm 1503, ngƣời Bồ Đào Nha đã tiếp cận đƣợc bờ biển Ấn Độ Dƣơng nhằm
khống chế thƣơng mại của thƣơng nhân Ả rập và Địa Trung Hải và độc chiếm
con đƣờng hàng hải buôn bán với Ấn Độ. Ngƣời Bồ Đào Nha đã dùng vũ lực
để buộc các vƣơng công Ấn Độ phải mở cửa buôn bán với họ. Tiếp đó, trong
những năm đầu thế kỷ XVI, ngƣời Bồ lần lƣợt chiếm các điểm nhƣ Diu (1503),
Cochin (1505), Goa (1510), Colombo (1518)…. Trong số các địa điểm đó, Goa
là điểm quan trọng nhất ở phía Tây Ấn Độ. “Người Bồ Đào Nha chiếm Goa
vào ngày 25 tháng 11 năm 1510 - ngày của Thánh Catherin từ tay người thống
trị bản xứ , Ismael Adil Shah.Goa là một thành phố được tạo dựng và che chở
bởi những hòn đảo với hợp lực của sông Man-đô-vi và Zwari trên bờ biển Ấn
Độ. (Pỏtuguese trade in asea, tr4
Dƣới nền hành chính, quản trị của Chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha
(Estado da India), Goa - một vị trí đắc địa ở phía tây bắc Ấn Độ - đã đƣợc xây
dựng thành một “tiểu Lisbon” và là khu buôn bán có quy mô bậc nhất trong
nền thƣơng mại của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ. Đặc trƣng cơ bản của Estado da
India là hoạt động phân phối các sản phẩm của châu Á và Goa đã mang đầy đủ
tính chất để hỗ trợ cho hoạt động này, đặc biệt dƣới giai đoạn Habsburgs
(1580-1640) - khi Bồ Đào Nha bị sát nhập vào Tây Ban Nha.

Cùng với các địa điểm khác nhƣ Diu, Cochin … việc chiếm Goa năm
1510 là tiền đề cho các hoạt động thƣơng mại của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ. Một
vị trí đƣợc coi là tiêu điểm đầu tiên mà ngƣời Bồ Đào Nha hƣớng đến. Trong
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
nửa đầu thế kỷ XVI, Goa đƣợc xây dựng thành một trung tâm buôn bán lớn,
nơi thu hút nhiều loại thƣơng phẩm nhƣ hồ tiêu, các loại hƣơng liệu, vải sợi,
gạo, dầu cọ, cau … Goa không chỉ là nơi cung cấp hàng chủ yếu cho Bồ Đào
Nha ở Ấn Độ Dƣơng mà còn là khu chứa hàng hết sức quan trọng [97, 131141]. Russel Wood cho rằng, trên cơ sở đó, đến giữa thế kỷ XVI, ngƣời Bồ
Đào Nha đã xây dựng Goa thành một vị trí thích hợp để củng cố thêm sức
mạnh về chính trị và trung tâm thƣơng mại của họ ở phƣơng Đông [109, 44].
Chiếm đƣợc Goa và xác lập ảnh hƣởng ở vùng miền Tây mở ra một giai
đoạn mới để Bồ Đào Nha giành nhiều vị trí quan trọng khác, đặc biệt là về
thƣơng mại, trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là tiến từ vùng biển miền tây
Ấn Độ sang vịnh Bengal ở miền Đông và tiếp đó là sang khu vực Đông Á để
chiếm lĩnh vùng quần đảo hƣơng liệu và khai thác tuyến thƣơng mại tơ lụa nổi
tiếng của thế giới Đông Á.
1.1.2.3. Từ Goa đến Malacca
Vào năm 1511, ngƣời Bồ Đào Nha đã tiến sang chiếm Malacca, mở đầu
cho công cuộc bành trƣớng ở khu vực Đông Nam Á.
Hồi quốc Malacca ra đời vào năm 1400. Vốn là đất cống cho vƣơng
quốc Ayuthaya (Xiêm) nhƣng đƣợc sự ủng hộ của chính quyền Trung Hoa nên
Malacca thoát khỏi sự thống trị của ngƣời Xiêm để trở thành quốc gia độc lập
và triều cống triều đình Trung Hoa. Từ năm 1405 với những cuộc thám hiểm
của Trịnh Hòa, nhà Minh đã mở rộng con đƣờng tơ lụa trên biển xuống phía
nam biển Nam Trung Hoa nên việc công nhận Malacca cũng không nằm ngoài

sự tính toán của nhà Minh là việc kiểm soát con đƣờng mậu dịch biển qua các
eo biển Đông Nam Á, nối liền “thế giới Trung Hoa” và “thế giới Ấn Độ”, xa
hơn nữa là thế giới phƣơng Tây. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XV cũng đƣợc coi là
sự bắt đầu của “kỷ nguyên thƣơng mại” (Age of Commerce, 1450-1680) ở
Đông Nam Á, trong đó Malacca là trung tâm thƣơng mại nổi tiếng thời bấy giờ,
là “trung tâm thương mại liên thế giới” hay là một trạm trung chuyển quan

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
trọng nhất và lớn nhất, là một kho chứa hàng của toàn vùng biển Đông Nam Á,
nối liền thị trƣờng Đông Nam Á với Đông Bắc Á và Tây Nam Á [83, 37-55].
Theo những mô tả đƣơng thời, Malacca không phải là một trung tâm
buôn bán thông thƣờng mà là một khu hội chợ lớn. Nơi đây vào mùa buôn bán,
các sản phẩm của Trung Quốc và Viễn Đông đƣợc trao đổi lấy các sản phẩm
của Tây Á và châu Âu. Tomé Pires - ngƣời đã đến đó với tƣ cách là thƣ ký và
kế toán cho cơ quan thƣơng mại Bồ Đào Nha một năm sau khi Albuquerque
chinh phục Malacca, đã viết trong cuốn sách Suma Oriental nổi tiếng của ông
một bài tƣờng thuật chi tiết chƣa từng có trong các tài liệu về thƣơng mại và
hành chính của Malacca dƣới sự cai trị của các triều vua. Theo Pires thì:
“Người ta không thể đánh giá hết giá trị của Malacca qua tầm vóc và lợi
nhuận của nó”. Đƣơng thời, ở Malacca có thể thấy các đồ thủy tinh, kim khí
của Venice; tơ lụa Ấn Độ; dê, bò, gạo, tỏi của Java; hồ tiêu, vàng của Sumatra;
các loại hƣơng liệu của Ai Cập; đƣờng của Philippin; gỗ bƣởi của Thái Lan;
gƣơng đồng của Trung Quốc … hàng hóa nhìn đến mỏi mắt, Đông - Tây
thƣơng phẩm đều có ở đây ... [15, 328]
Trong thời gian này, Malacca là một trong những trạm trung chuyển lớn

nhất của “thế giới Đông Nam Á”. Tại đây, các loại hàng hóa của các vùng khác
nhau trên thế giới đƣợc luân chuyển qua đây ngày càng nhiều, theo đó mà giá
trị hải quan thu đƣợc ở Malacca trong giai đoạn từ 1546 đến 1617 cũng đứng ở
mức khá cao:
Bảng 2.2: Giá trị hải quan thu được tại Malacca (1542 – 1586)
(đơn vị tính: Reis)
Năm thu hải quan

Giá trị

1542
1543
1550
1555
1568
1574
1581

10.648.800
10.278.000
4.320.000
18.000.000
21.600.000
17.118.000
15.985.600

Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử



Khúa luận tốt nghiệp
1586

21.600.000

Nguồn: L. F. Thomaz, “Les Portugais dans les mers de l’ Archipel” (p.116) c.f:
Sanjay Subrahmanyam, “Commerce and conflict: Two views of Portuguese Melaka in
the 1620s”, Journal of Southeast Asian Studies, p. 64 (Vol. XIX/No. 1, 3/1988).

Nhìn vào bảng thống kê trên có thể thấy, chỉ trong khoảng nửa thế kỷ,
lƣợng hàng hóa luân chuyển qua Malacca có giá trị gấp đôi so với nửa thế kỷ
trƣớc đó, qua đó có thể nhận thấy rằng đây là một trung tâm trao đổi sầm uất và
tấp nập của khu vực thƣơng mại Đông Nam Á. Lƣợng tàu thuyền và hàng hóa
lƣu động qua Malacca với eo biển cùng tên để đi vào các thị trƣờng khác ở
Đông Á lớn nhƣ thế nào.
Ngoài vị trí là nơi lƣu thông của các loại hàng hóa, Malacca còn là nơi
luân chuyển, trao đổi của các kim loại quý, là nơi nhập khẩu vàng của các nƣớc
trong khu vực. Có ý kiến cho rằng: “Từ sau thế kỷ XV, đã có những nhận định
là vàng của Việt Nam, chất lượng hảo hạng, đã xuất sang Malacca và đã góp
phần cùng với vàng của Sumatra làm cho Malacca trở thành trung tâm vàng
của châu Á” [110, 376]. Withmore, John, “Vietnam and the Monetary Flow of
Eastern Asia the Thirteenth to Eighteeth Centuries”, in J. F. the later Medieval
and the Early Modern World, Press, 1984.
Tuy nhiên, sự hƣng thịnh của Malacca với tƣ cách là một cảng thị độc
lập chỉ tồn tại đƣợc hơn một thế kỷ. Năm 1511, sau khi đã gây dựng đƣợc vị trí
thƣơng mại và quân sự tại Ấn Độ, hạm đội của ngƣời Bồ Đào Nha dƣới sự chỉ
huy của toàn quyền Afonso de Albuquerque đã tiến sang đánh chiếm Malacca.
Mặc dù kháng cự ngoan cƣờng, Malacca vẫn thất thủ và rơi vào tay Bồ Đào
Nha. Việc chiếm đƣợc Malacca đã mở đƣờng để ngƣời Bồ thâm nhập vào các

khu vực khác nhau của vùng quần đảo hƣơng liệu, nhất là khu vực Moluccu, và
khống chế các tuyến thƣơng mại truyền thống của phƣơng Đông.
Ngoài ra, với vị trí thuận lợi trên con đƣờng giao thƣơng Đông - Tây,
Malacca còn trở thành trung điểm, trạm dừng chân, khu tiếp tế hàng hóa và nhu
yếu phẩm cho thƣơng thuyền Bồ Đào Nha trong hành trình từ châu Âu sang
khu vực Viễn Đông và ngƣợc lại. Chiếm đƣợc Malacca, ngƣời Bồ Đào Nha đã
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


Khúa luận tốt nghiệp
cho xây dựng nơi đây thành một pháo đài kiên cố, một trạm thƣơng mại quy
mô, không chỉ góp phần vào hoạt động buôn bán hƣơng liệu, mà còn hỗ trợ
chiến lƣợc thâm nhập các thị trƣờng Đông Bắc Á quan trọng là Trung Quốc,
Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó là Đại Việt trong các thập niên tiếp
theo.
Nằm án ngữ con đƣờng hàng hải nối liền Trung Quốc - Ấn Độ, Malacca
giữ vai trò “yết hầu”, là “cửa ngõ hai chiều” của con đƣờng đó. Từ Malacca,
ngƣời Bồ Đào Nha tiếp tục mở rộng địa bàn sang vùng quần đảo hƣơng liệu ở
phía đông Java. Và nhƣ thế, ngƣời Bồ Đào Nha đã kiểm soát đƣợc toàn bộ khu
vực Đông Nam Á. Con đƣờng từ Lisbon đến Đông Nam Á đã đƣợc xác lập và
trở thành cửa ngõ để ngƣời Bồ Đào Nha mở rộng địa bàn hoạt động ra toàn bộ
khu vực Đông Á trong những năm tiếp theo. “Chiếm được Malacca, eo biển có
vị thế chiến lược trên con đường giao lưu nối liền giữa phương Đông và
phương Tây, Bồ Đào Nha đã sớm biến nơi đây thành cứ điểm để thâm nhập
vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á và từ đó tiến dần lên vùng biển Đông
Bắc Á” (quanhệ của nhật bản với đông nan á, tr 45).
1.1.2.4. Xây dựng căn cứ Ma Cao


Từ sau Công nguyên, Trung Quốc đã nổi tiếng trong nền thƣơng mại thế
giới với những thƣơng phẩm nổi tiếng nhƣ tơ lụa và gốm sứ, hấp dẫn ngƣời
tiêu dùng khắp mọi nơi. Đặc biệt, với sự phát triển song hành của cả hai tuyến
đƣờng tơ lụa trên đất liền và trên biển từ thời Đƣờng, Trung Quốc càng trở
thành địa bàn buôn bán hấp dẫn thƣơng nhân ngoại quốc. Dƣới triều Minh
(1368-1644), mặc dù triều đình thi hành chính sách Hải cấm song ngoại thƣơng
Trung Quốc vẫn có điều kiện duy trì và mở rộng. Trong bối cảnh đó, ngƣời Bồ
Đào Nha đã tìm cách thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc ngay sau khi xây dựng
xong căn cứ địa Malacca trong thập niên đầu của thế kỷ XVI.
Các tài liệu lịch sử cho biết, sau khi làm chủ Ấn Độ Dƣơng và tiến sang
vùng biển Đông Nam Á để chinh phục vùng eo Malacca, những ngƣời Bồ Đào
Nha tình cờ đã trông thấy thuyền của Trung Hoa buông neo ở cảng và đây là cơ
Lƣu Thị Hải Yến

K34 A Lịch sử


×