Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH LÝ, LÂM SÀNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN


••

NGUYỄN THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
7
BỆNH LÝ, LÂM SÀNG VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
• • •



_
_

«

_
____Ầ

_

7

• •


s_______________________,

A

._______

BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


%

THÁI NGUYÊN, 2012


MỤC LỤC
*

*

^

Trang

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1

2. Mục tiêu của đề tài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

4. Những đóng góp mới của đề tài

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. SÁN DÂY KÝ SINH Ở GÀ

4

1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật

4

1.1.2. Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam

5

1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài sán dây ký sinh ở gà

6


1.1.4. Chu kỳ sinh học của sán dây ký sinh ở gà

11

1.2. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ

13

1.2.1. Cơ chế sinh bệnh

13

1.2.2. Dịch tễ học của bệnh sán dây gà

14

1.2.3. Miễn dịch học bệnh sán dây gà

22

1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây

23

1.2.5. Bệnh tích của gà bị bệnh sán dây

25

1.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh sán dây gà


27

1.2.7. Điều trị và phòng bệnh sán dây cho gà

28

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

34

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

34

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

35

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái
Nguyên
35
2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh sán dây gà
35
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh sán dây gà
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá tỷ lệ, cường độ
nhiễm sán dây


36
36
36


- ii 2.4.2. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán dây, thu thập bệnh phẩm làm
tiêu bản vi thể

37

2.4.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh sán
dây ở gà thả vườn
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đốt và trứng sán dây ở ngoại cảnh

38
39

2.4.5. Xác định loài kiến - KCTG của sán dây Raillietina spp, tỷ lệ kiến nhiễm ấu trùng
Cysticercoid, đặc điểm hoạt động của kiến theo mùa vụ 41
2.4.6. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây Raillietina spp.41
2.4.7. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà
44
2.4.8. Phương pháp xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh
sán dây cho gà thả vườn

45

2.4.9. Thử nghiệm quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh sán dây cho gà thả vườn 46
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

47

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

48

3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ THẢ
VƯỜN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
48
3.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên

48

3.1.1.1.Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên48
3.1.1.2.Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện, thành - tỉnh
Thái Nguyên

50

3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà

55

3.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái

57

3.1.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo mùa vụ

60


3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm, phân huỷ đốt và sự tồn tại của trứng sán dây
gà ở ngoại cảnh
3.1.2.1. Sự ô nhiễm đốt và trứng sán dây ở nền chuồng, xung quanh chuồng và
vườn thả gà
62

62


- iii S.l.2.2. Thời gian đốt sán phân huỷ giải phóng trứng sán dây và thời
gian sống của phôi G móc trong trứng sán dây trên phân

G4

5.1.2.5.Thời gian phân huỷ đốt và thời gian sống của phôi G móc trong trứng
sán dây ở đất bề mặt
S.l.S. Nghiên cứu về kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp.

GS
71

5.1.5.1. Thành phần loài kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp.

71

5.1.5.2.Tỷ lệ nhiễm Cysticercoid của các loài kiến đã phát hiện ở tỉnh Thái
Nguyên

7S


5.1.5.5. Đặc điểm hoạt động của kiến - ký chủ trung gian của sán dây
Raillietina spp. theo mùa
S.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN DÂY GÀ

74
7B

5.2.1. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp. 7 G
5.2.1.1.Gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum bằng trứng sán dây
Raillietina spp.

7G

5.2.1.2. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây

77

5.2.1.5. Diễn biến thải đốt sán của gà sau gây nhiễm

7S

5.2.1.4. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày của gà gây nhiễm

79

5.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng của gà sau gây nhiễm sán dây

SO


S.2.1.

S1

G. Kết quả mổ khám gà gây nhiễm sán dây

S.2.1.7. Xác định một số chỉ số máu của gà gây nhiễm và gà đối chứng

SS

5.2.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của gà bị bệnh sán dây ở các địa phương SG
5.2.2.1. Tỷ lệ gà nhiễm sán dây ở các địa phương có triệu chứng lâm sàng
SG
5.2.2.2. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày

S7

5.2.2.5.Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hóa gà bị bệnh sán dây ở các địa
phương

S9

S.2.2.4. Bệnh tích vi thể do sán dây gây ra

91

S.S. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH SÁN DÂY CHO GÀ
THẢ VƯỜN
5.5.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây cho gà


92
92


- iv 3.3.1.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện hẹp 92
3.3.1.2. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng

96

3.3.1.3. Sử dụng thuốc tẩy sán dây đại trà cho gà

97

3.3.2. Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh sán dây cho gà
thả vườn

99

3.3.2.1.Xác định tác dụng diệt trứng sán dây gà bằng thuốc sát trùng trong điều kiện
phòng thí nghiệm

99

3.3.2.2.Xác định tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng trong điều kiện
phòng thí nghiệm và ở thực địa
3.3.3. Thử nghiệm và đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà

100

thả vườn


101

3.3.3.1. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn trên diện hẹp
101
3.3.3.2. Thử nghiệm quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn
ở các địa phương
3.3.3.3. Đề xuất quy trình phòng trị bệnh sán dây cho gà thả vườn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

103
105

107

1. KẾT LUẬN

107

2. ĐỀ NGHỊ

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

109

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


126

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

127

PHỤ LỤC

141


-v-vi -

MỤCTẮT
CÁCTRONG
BẢNG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC DANH
CHỮ VIẾT
Trang
0

độvườn
ẩm của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1. Những loài sánAdây ký sinh ở gà thả
cs
cộng sự
Bảng 3.2a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn của các huyện, thành
ĐC
(qua
xét nghiệm phân) đối chứng


4S
SO

Bảng 3.2b. Tỷ lệ và cườngGN
độ nhiễm sán dâygây
ở gànhiễm
thả vườn của các huyện, thành
(qua mổ khám)
SS
H.
huyện
Bảng 3.3a. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà
KCTG
ký chủ trung gian
(qua xét nghiệm phân)
SS
kg TT
kg khối lượng
Bảng 3.3b. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo tuổi gà (qua mổ khám) SS Bảng 3.4. Tỷ lệ và
Nxb
Nhà xuất bản
cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái
R.
Raillietina
(qua xét nghiệm phân)
SS
s
pp nhiễm sán dây ởspecies
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ

gà thả plural
vườn theo mùa vụ
t0 xét nghiệm phân) nhiệt độ
(qua

GO

Bảng 3.6. Sự ô nhiễm đốtTN
và trứng sán dây ởthí
nềnnghiệm
chuồng, xung quanh chuồng
và vườn thả TP.


thành phố

G2

TX.trong phân gà phân
thị xã
Bảng 3.7. Thời gian đốt sán
huỷ giải phóng trứng sán dây

GS

Bảng 3.8. Thời gian sống của trứng sán dây trong phân gà

GG

Bảng 3.9. Thời gian phân huỷ đốt giải phóng trứng sán dây ở lớp đất bề mặt


GS

Bảng 3.10. Thời gian sống của trứng sán dây ở lớp đất bề mặt

7O

Bảng 3.11. Loài kiến - ký chủ trung gian của sán dây Raillietina spp. ở các
vùng sinh thái của tỉnh Thái Nguyên

72

Bảng 3.12. Tỷ lệ mẫu kiến mang ấu trùng Cysticercoid trong cơ thể

7S

Bảng 3.13. Đặc điểm hoạt động của kiến - ký chủ trung gian của sán dây gà

7S

Bảng 3.14. Gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum bằng trứng sán dây
Raillietina spp.
Bảng 3.15. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải đốt sán dây

7G
77


- vii Bảng 3.16. Diễn biến thải đốt sán của gà sau gây nhiễm


78

Bảng 3.17. Sự thải đốt sán theo thời gian trong ngày của gà gây nhiễm

79

Bảng 3.18. Trạng thái phân của gà sau gây nhiễm sán dây

80

Bảng 3.19. Kết quả mổ khám bệnh tích gà gây nhiễm sán dây

82

Bảng 3.20. Một số chỉ số máu của gà gây nhiễm sán dây và gà đối chứng

83

Bảng 3.21. Công thức bạch cầu của gà gây nhiễm sán dây và gà đối chứng

85

Bảng 3.23. Sự thải đốt sán dây ở các khoảng thời gian trong ngày theo mùa

88

Bảng 3.24. Bệnh tích đại thể và số lượng sán dây ký sinh ở gà bị bệnh

89


Bảng 3.25. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể của gà bị bệnh sán dây

91

Bảng 3.26a. Thử nghiệm thuốc Praziquantel tẩy sán dây cho gà

92

Bảng 3.26b. Thử nghiệm thuốc Niclosamide tẩy sán dây cho gà

93

Bảng 3.26c. Thử nghiệm thuốc Fenbendazole tẩy sán dây cho gà

94

Bảng 3.27. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho gà trên diện rộng

96

Bảng 3.28. Sử dụng thuốc Praziquantel tẩy đại trà cho gà nhiễm sán dây

98

Bảng 3.29. Tác dụng của chất sát trùng đối với trứng sán dây

99

Bảng 3.30. Tác dụng diệt kiến của một số thuốc diệt côn trùng


100

Bảng 3.31. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà thả vườn sau 1,5 và 3 tháng
thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh

102

Bảng 3.32. Khối lượng gà ở lô thí nghiệm và đối chứng

103

Bảng 3.33. Thử nghiệm quy trình phòng bệnh sán dây cho gà ở tỉnh Thái Nguyên 104


- viii -

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ


7



Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên

S4

Biểu đồ 3.2. Cường độ nhiễm sán dây/ gà theo lứa tuổi (qua xét nghiệm phân)


SG

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà theo vùng sinh thái

SS

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà theo mùa vụ GO Biểu đồ 3.5. Sự ô nhiễm đốt và trứng
sán dây ở nền chuồng,
xung quanh chuồng và vườn thả gà

GS

Biểu đồ 3.6. So sánh một số chỉ số máu của gà gây nhiễm và gà đối chứng

SS

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà theo lứa tuổi

SG


- ix -

DANH MỤC CẤC ẢNH
Trang
Ảnh 1. Những đàn gà nhiễm sán dây nặng

127 Ảnh 2. Gà bị bệnh sán dây gày, lông xơ xác,

có con chết do sán dây ký sinh

quá nhiều, sán lòng thòng ở hậu môn

127

Ảnh 3. Đốt sán dây thải ra ngoài theo phân gà, phân lầy nhầy lẫn máu
Ảnh 4. Thu thập mẫu phân, mẫu đất và bố trí các thí nghiệm

128

128 Ảnh 5. Thời gian đốt sán

phân hủy ra trứng và diễn biến của trứng trong điều
kiện phân khô tự nhiên

129

Ảnh 6. Chuẩn bị mẫu tìm đốt và soi mẫu tìm trứng sán dây

130

Ảnh 7. Mổ khám gà gây nhiễm sán dây đợt I và đợt II

130

Ảnh 8. Sán dây ký sinh dày đặc trong ruột gà

130

Ảnh 9. Sán dây ký sinh gây xuất huyết, làm chất chứa ở ruột có màu nâu hồng


131 Ảnh 10.

Thu thập mẫu sán dây để định loài và thu thập bệnh phẩm ruột non,
ruột già có nhiều sán dây làm tiêu bản vi thể

131

Ảnh 11. Phần đầu và phần thân R. echinobothrida

132

Ảnh 12. Phần đầu và phần thân R. tetragona

132

Ảnh 13. Phần đầu và phần thân R. cesticillus

132

Ảnh 14. Phần đầu và phần thân R. volzi

133

Ảnh 15. Phần đầu và phần thân R. Macassariensis

133

Ảnh 16. Đỉnh đầu và phần thân Cotugina digonopora

133


Ảnh 17. Các loài kiến - KCTG của sán dây Raillietina spp.

134

Ảnh 18. Đàn kiến đang ăn đốt sán và tha về tổ135 Ảnh 19. Âu trùng Cysticercoid của sán dây
Raillietina spp. ở ngày thứ 20 và
ngày thứ 28 trong kiến Tetramorium caespitum 135 Ảnh 20. Theo dõi sự thải đốt sán
của gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp.
đợt I và đợt II
Ảnh 21. Lấy máu gà nhiễm sán dây để xét nghiệm máu

136
136


Ảnh 22. Mổ khám gà gây nhiễm sán dây Raillietina spp. và gà đối chứng

1SG

Ảnh 23. Các biến đổi vi thể chủ yếu ở ruột non có sán dây ký sinh

1S7

Ảnh 24. Bố trí thí nghiệm thử hiệu lực của thuốc tẩy sán dây

1SS

Ảnh 25. Các loại thuốc tẩy sán dây cho gà


1SS

Ảnh 26. Tẩy sán dây cho gà trên diện rộng và tẩy đại trà

1S9

Ảnh 27. Thuốc diệt kiến và thuốc sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả

1S9

Ảnh 28. Thử nghiệm tác dụng diệt trứng sán dây của thuốc sát trùng 140 Ảnh 29. Gà ở lô thí
nghiệm và lô đối chứng trước và sau khi thử nghiệm biện
pháp phòng bệnh sán dây

140


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Ngân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại
học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú ỵ, Bộ môn
Bệnh động vật, Bộ môn Dược lý - Vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng các thầy cô giáo, các em sinh viên
Khoa Chăn nuôi Thúy - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn
tới những sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên, các Trạm Thúỵ, Phòng Nông
nghiệp - Phát triển Nông thôn của 9 huyện, thành, thị và các trang trại, hộ chăn nuôi gà thả vườn trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch, PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam - Khoa
Thú y - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; TS. Bùi Tuấn Việt - Viện Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam;
ThS. Trần Thị Bính, TS. Nguyễn Văn Đức - Phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên: Nguyễn Thị Thơm, Lê Thị Thuyết, Hoàng Vân
Thanh, Nguyễn Thị Tuyến, Ngô Thị Chang, Vũ Thị Kim Hương, Phan Thanh Tùng, Vũ Minh Quân, Vũ
Minh Đức, Nguyễn Thị Thùy Dương, Diệp Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Thị Khánh,
Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Thúy Lâm (Khóa 37, 38 - TY, CNTY) đã giúp tôi
thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty BIO - Pharmachemie đã hỗ trợ tôi về thuốc thú y trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 2 năm 2012 NGHIÊN CỨU SINH


-1-

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi nước ta. Nghề nuôi gà đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu thế tiếp cận
với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó, gà nuôi thả vườn luôn chiếm
một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn, thành thị, vùng ven đô, trung du, miền núi
với quy mô ngày càng tăng. Thịt gà thả vườn luôn là món ăn ưa thích của nhiều người vì
chất lượng thịt cao, thơm, ngon. Vì vậy, trong những năm qua và hiện tại, nghề nuôi gà thả
vườn đang ngày càng phát triển.
Song song với sự phát triển của nghề nuôi gà thì dịch bệnh trên đàn gà cũng ngày
càng phức tạp. Khác với phương thức nuôi nhốt, khi nuôi thả vườn gà thường tìm bới và ăn
tạp nên có nhiều cơ hội nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Nếu
gà nhiễm ký sinh trùng với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột và chết. Không
chỉ vậy, ký sinh trùng còn tiết ra độc tố tác động lên vật chủ, làm vật chủ giảm sức đề
kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký sinh trùng gây tác hại đáng kể cho chăn
nuôi gà thả vườn. Bệnh được phân bố rộng ở hầu hết các vùng trên thế giới. Ở nước ta,
bệnh sán dây ở gà thả vườn xảy ra phổ biến ở các vùng địa lý khác nhau, gà ở vùng núi và
trung du thường nhiễm sán dây cao hơn vùng đồng bằng. Sán dây gà cần ký chủ trung gian
là các loài kiến, ruồi, bọ cánh cứng... Đặc biệt, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của các loài ký chủ trung gian của sán dây gà (Nguyễn Thị Kim
Lan và cs, 1999 [10]).
Khi ký sinh trong ống tiêu hoá, sán dây chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của gà, làm
gà gầy yếu, thiếu máu, thể hiện rõ nhất là niêm mạc vàng, nhợt nhạt, mào và dái tai gà xanh
tái. Gà thở khó, thường vươn cao cổ để thở. Sán gây ra các tác động cơ học trong ruột non
của gà: niêm mạc ruột bị tổn thương do các móc bám của sán, viêm ruột thứ phát và xuất
huyết, gà tiêu chảy, phân có lẫn máu. Gà con bị


-2nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao. Trong quá trình ký sinh, sán

dây tiết ra độc tố tác động đến hệ thần kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít vận động, ủ rũ. Gà con
bị bệnh thể cấp tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết (Phạm Sỹ Lăng và
Phan Địch Lân, 2002 [14]).
Ở nước ta, trung bình có 68,8 % gà bị nhiễm sán dây, thường thấy các loài sau: R.
echinobothrida, R. cesticillus, Spirocrynacei, Cotugnia digonopora, Fimbriaria fasciolasis,
Dilipisdoides bauchei và Diorchis americana, Davainea proglottina (Phạm Văn Khuê và Phan Lục,
1996 [7]).
Theo số liệu của Trung tâm tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2011) [35], tại thời điểm tháng 4/2011 tổng số gia cầm nước ta có khoảng 293,7 triệu
con, tăng 5,87 % cùng kỳ năm 2010 và sản lượng thịt hơi tăng
16,8 % so cùng kỳ năm 2010. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) [2] đã định
hướng trong chiến lược phát triển chăn nuôi: đàn gia cầm nước ta phấn đấu tăng bình quân
5 %/năm, đến năm 2020 có trên 300 triệu con, trong đó gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng
33 %. Như vậy, ở thời điểm hiện nay cũng như định hướng đến năm 2020, gà thả vườn vẫn
chiếm ưu thế.
Thái Nguyên là tỉnh trung du nên có nhiều đồi, núi, bãi chăn thả rộng, rất thuận lợi
cho phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thả vườn nói riêng. Đàn gà của tỉnh Thái
Nguyên năm 2011 có trên 7.600.000 con (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái
Nguyên, 2011) [23]. Kết quả điều tra tại 5 xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên cho
thấy: gà chủ yếu được nuôi theo phương thức chăn thả tự do, chiếm 79,34 %; bán chăn thả
là 17,56 %; hình thức nuôi nhốt chỉ chiếm 3,10 % (Nguyễn Thị Thuý Mỵ và cs, 2011 [18]).
Việc phòng, trị ký sinh trùng cho gà thả vườn nhìn chung chưa được chú ý, hầu hết người
chăn nuôi chưa sử dụng thuốc tẩy sán dây cho gà nên năng suất chăn nuôi giảm, hiệu quả
kinh tế thấp.
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng
ở gà, nhưng các công trình nghiên cứu về sán dây và bệnh do sán dây gây ra còn ít, chưa có
công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về bệnh và quy trình phòng, trị bệnh sán
dây ở gà thả vườn.



-3Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thái Nguyên, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng, trị
bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên ”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây ở
gà thả vườn tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài những thông tin khoa học mới có giá trị về đặc điểm dịch tễ học,
về bệnh lý và lâm sàng, về quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi gà thả vườn áp
dụng quy trình phòng, trị bệnh sán dây, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở
gà, hạn chế thiệt hại do sán dây gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy
ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm
sàng và biện pháp phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn ở các huyện, thành của tỉnh
Thái Nguyên.
- Đã xây dựng được quy trình phòng, trị bệnh sán dây cho gà thả vườn có hiệu
quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các nông hộ, các trang trại chăn nuôi gà thả vườn.


-4-

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SÁN DÂY KÝ SINH Ở GÀ
1.1.1. Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật
Sán dây ký sinh chủ yếu ở ruột non của gà, gồm nhiều giống, loài. Năm 1940,

Skrjabin K. I. đã giới thiệu hệ thống phân loại bộ Cyclophyllidea, tác giả đã chia bộ này
thành một số phân bộ (Anoplocephalata, Davaineata, Hymenolepidata, Taeniata...). Sán
dây ký sinh ở động vật Việt Nam được phân loại theo hệ thống phân loại của Schulz và
Gvozdev (1970) (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008 [25]).
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [37], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [9], Nguyễn Thị Lê
và cs (1996) [15], sán dây gà có vị trí như sau:
Ngành Plathelminthes Schnerder, 1873 Lớp
Cestoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Eucestoda
Southwell, 1930 Bộ Cyclophyllidea Beneden in
Braun, 1900 Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940
Họ Davaineidae Braun, 1900 Giống Cotugnia
Diamare, 1893
Loài Cotugnia digonopora Pasquale, 1890
Giống Davainea Blanchard, 1891
Loài Davainea proglottina Davaine, 1860 Giống
Raillietina Fuhrmann, 1920 Phân giống
Raillietina Stiles et Orleman, 1926 Loài R.
echinobothrida Megnin, 1881 Loài R. penetrans
Baczyncka, 1914 Loài R. penetrans novo Johri,
1934 Loài R. peradenica Sawada, 1957 Loài R.
tetragona Dolin, 1858 Loài R. volzi Fuhrmann,
1905


- 56 PhânThị
giống
(Paroniella)
Fuhrmann,
1920ởLoài
R. tìm thấy ở Việt

Theo Nguyễn
Kỳ Raillietina
(1994) [9],
các loài sán
dây ký sinh
gà đã
(P.) macassariensis
Yamaguti,
1956
Loài R. (P.) tinguiana
Nam là: Cotugnia digonopora,
Davainea
proglottna,
R. echinobothrida,
R. georgiensis, R. penetrans,
et Masilungan,
1937
giống Raillietina
R. peradenica nova, Tubangui
R. peradenica,
R. tetragona, R.
volzi,Phân
R. macassariensis,
R. tinguiana, R. cesticillus.
Nguyễn Thị
Kim LanFuhrmann,
và cs (1999)
[10];
Lăng và(Molin,
Phan Địch Lân (2002)

(Skrjabinia)
1920
LoàiPhạm
R. (S.)Sỹ
cesticillus
[14] cho biết: sán
dâyFuhrmann,
thường gặp
1858)
1920ở gà gồm những loài chính là: R. tetragona, R.
echinobothrida,
cesticillus,
Cotugnia
Davainea
1.1.2. ThànhR.phần
loài sán
dây ký digonopora,
sinh ở gà Việt
Nam proglottina. Trong đó, có 3 loài
nhiễm phổ
biến ởThị
gà Kỳ
là: R.
tetragona,
echinobothrida
và R.kýcesticillus.
Nguyễn
(1994)
[9] R.
cho

biết: giun sán
sinh ở động vật Việt Nam rất
1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài sán dây ký sinh ở gà
phong phú, riêng sán dây (Cestoda Rudolphi, 1808) là một trong 4 lớp giun sán ký sinh và
Đặc điểm chung
đã phát hiện được 148 loài thuộc lớp này. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán
Cơ thể sán dây dẹp theo hướng lưng - bụng, thân dài, gồm nhiều đốt riêng biệt.
dây Diphyllobothrium latum tìm thấy trên đối tượng là người ở Nam Bộ. Sau đó 10 năm xuất
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11]: những đốt sán dây hầu như là những cơ thể
hiện lẻ tẻ một số công trình nghiên cứu về một vài loài sán dây gây bệnh cho người. Từ đó,
độc lập với nhiều cơ quan riêng biệt. Nhờ có sự hoá đốt mà khả năng sinh đẻ của sán dây
việc nghiên cứu về thành phần loài sán dây ở người được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi
tăng lên gấp bội. Trong cùng một lúc, ở những đốt thành thục của sán dây có thể sinh ra
nghiên cứu sang một số động vật nuôi và động vật hoang dã khác.
hàng chục triệu trứng. Ngoài ra, sự hoá đốt còn có lợi cho sán dây về những mặt khác. Đó
là do có những đốt sán già lần lượt đứt và thải ra môi trường bên ngoài mà sự gieo rắc
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [37], thành phần loài sán dây ký sinh ở gà gồm:
trứng ở đó được thuận lợi hơn, bản thân sán dây thải bỏ đi những đốt già cỗi, đời nó hầu
Loài
Giong
như từng thời được trẻ lại, có sức lực và năng lượng mới để phát triển những loạt đốt thành
Davainea Branchard, 1891
Davaineaproglostina (Davaine, 1860)
thục mới.
r • /K

Cotugnia
Diamare,
digonopora
Phần

trước 1893
cơ thể có đầu (Scolex), có cơ Cotugnia
quan bám,
giúp sán(Pasquale,
dây bám 1890)
chặt vào
thành
ruột Fuhrmann,
của vật chủ.1920
Raillietina

Raillietina tetragona (Dolin, 1858) R.
Ở một số loài sán dây trên giác bám có các móc bé xếp thành nhiều hàng. Giác bám
echinobothrida (Megnin, 1880)
là đặc trưng của sán dây bậc cao. Móc bám nằm ngay trên đầu hay ở phần cuối vòi, sắp xếp
R. penetrans (Barzynska, 1914)
thành một hay hai hàng. Số lượng móc ở các nhóm sán dây dao động từ vài chục đến vài
R. cesticillus (Molin, 1858)
trăm móc. Ít khi vòi thiếu móc. Kích thước, cấu tạo và số lượng móc cố định cho mỗi loài.
R. macassariensis (Yamaguti, 1956)
Cổ không phân đốt - là vùng sinh trưởng, từ đó hình thành các đốt mới, số lượng
Dilepidoides Spassky et Spaskaja, 1954
Dilepidoides bauchei (Joyeux, 1924)
các đốt dao động rất lớn tuỳ loài, từ ba đốt đến vài trăm đốt. Các đốt ở phía trước là các đốt
Echinolepis Spassky et Spaskaja, 1954
Echinolepis carioca (Magalhaes, 1898)
non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già.
Microsomacanthus Lopez - Neyra, 1942
Microsomacanthus (Joyeux et Baer, 1935)
Staphylepis Spassky et Oschmarin, 1954


Staphylepis cantaniana (Polonio, 1960)

Orientolepis Spassky et Jurpalova, 1964

Orientolepis exigua (Yoshida, 1910)

Amoebotania Cohn, 1900

Amoebotania cuneata (Linstow, 1872)


-7Chiều dài của sán dây ký sinh ở gia cầm từ 1,5 mm - 500 mm. Cơ thể màu trắng
hoặc màu vàng. Cơ thể sán dây phủ lớp tiểu bì, đến lớp hạ bì rồi đến lớp cơ vòng - cơ dọc.
Phần bên trong chứa đầy nhu mô. Nội quan gồm có hệ thần kinh, hệ bài tiết và hệ sinh dục.
Không có hệ tiêu hoá.
Hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương nằm ở
trên đầu, từ đó có các dây chạy dọc cơ thể. Có hai dây phát triển hơn nằm bên ngoài ống
bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bởi các cầu nối ngang.
Hệ bài tiết của sán dây theo kiểu nguyên đơn thận. Gồm 4 ống chính chạy dọc cơ
thể: 2 ống mặt lưng, 2 ống mặt bụng và nối với nhau ở phần đầu. Ngoài ra, ở mỗi đốt các
ống trái và phải nối với nhau bằng cầu nối ngang.
Hầu hết các loài sán dây có hệ sinh dục lưỡng tính. Mỗi đốt có một, hai cơ quan
sinh dục đực và cái. Sự phát triển của hệ sinh dục theo một thứ tự nhất định: ở các đốt non,
cơ quan sinh dục chưa phát triển; sau đó hình thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan
sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, hệ sinh dục đực teo dần còn lại bộ phận sinh dục cái. Ở các
đốt già, trứng chứa đầy trong tử cung.
Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh. Số lượng tinh hoàn có thể rất khác
nhau từ một đến vài trăm. Mỗi tinh hoàn có ống dẫn đổ vào ống dẫn tinh chung, hoặc
thẳng, hoặc cong và cuối cùng mở ra ở huyệt sinh dục (bên cạnh lỗ sinh dục cái). Phần cuối

ống dẫn tinh là cơ quan giao phối (nang lông gai) chứa gai giao phối phủ các gai nhỏ hoặc
vảy. Trước gai giao phối, ống dẫn tinh phình rộng tạo thành túi chứa tinh. Có thể có túi
chứa tinh ngoài (ở ngoài túi giao phối) và túi chứa tinh trong (nằm trong túi giao phối).
Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp hơn, gồm có buồng trứng, ống dẫn trứng,
ootyp, tuyến noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyến vò (thể Mehlis) và tử cung, thường có hai
buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt sinh dục, ít khi ở phía trước.
Trong buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào trứng). Từ buồng
trứng có ống nối với âm đạo, mở ra ở huyệt sinh dục. ồng này phình rộng ra gọi là túi nhận
tinh. Trứng thụ tinh được đưa vào ootyp. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn bé nằm
trong nhu mô hoặc thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía


-8sau buồng trứng. Từ tuyến noãn hoàng các chất dinh dưỡng đổ vào ootyp giúp cho việc
hình thành trứng.
Về đặc điểm hình thái, kích thước của một số loài sán dây ký sinh ở gà
- Các loài thuộc giống Raillietina Fuhrmann, 1920:
Chuỗi đốt có nhiều đốt. Vòi có hai hàng móc dạng búa. Bờ của giác bám có vài
hàng gai nhỏ. Tinh hoàn thường nhiều, nang lông gai nhỏ, thường không đạt tới ống bài tiết
bên, rất ít khi cắt ngang ống bài tiết. Lỗ sinh dục ở một phía hoặc xen kẽ không đều. Buồng
trứng hai thuỳ ở giữa đốt hoặc phần có lỗ. Noãn hoàng hình khối, nằm dưới buồng trứng,
có túi tinh. Mỗi nang trứng chứa từ một đến vài trứng. Sán trưởng thành ký sinh ở thú và
chim, ấu trùng ký sinh ở côn trùng (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008) [25].
Nguyễn Thị Kỳ (1994) [9], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [15], Nguyễn Thị Kim Lan
và cs (1999) [10], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [14], Senlik B. (2005) [146],
Mohammad H. R. (2011) [109] đã mô tả như sau:
+ Loài R. echinobothrida:
Ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác
thuộc bộ gà (Gallifomes). Dài 250 mm, rộng 1,2 - 4 mm, trứng: 93 X 74 ụm. Đường kính đầu
0,322 - 0,483 mm, vòi dài 0,108 - 0,159 mm.
Đầu có 4 giác bám bao gồm từ 8 - 10 dãy móc; vòi của đầu có hai dãy móc khoảng

200 chiếc, dài 0,010 - 0,012 mm. Giác bám tròn có đường kính 0,113 - 0,159 mm. Bờ giác
có nhiều gai nhỏ, có hình dạng và kích thước khác nhau. Ở hàng trong cùng gai dài 0,006
mm, hàng gai ngoài cùng dài 0,016 mm. Chiều dài của nang lông gai 0,190 - 0,250 mm,
đường kính tối đa 0,075 - 0,100 mm. Lông gai có gai nhỏ.
Lỗ sinh dục đực đơn tính, nằm ở giữa cạnh sườn đốt sán. Có từ 28 - 38 tinh hoàn
nằm ở giữa đốt. Buồng trứng nhiều thuỳ, noãn hoàng phân thuỳ. Trong những đốt già tử
cung phân thành 100 - 130 nang trứng, mỗi nang chứa 1 - 12 trứng.
Cấu trúc, hình thái của sán dây R. echinobothrida ký sinh phổ biến ở gà thả vườn
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Samad M. A. và cs, 1986 [143], Radha T. và
cs, 2006 [132], Lalchhandama K., 2009 [101]).


-9+ Loài R. tetragona:
Ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác
thuộc bộ gà (Gallifomes). Cơ thể dài 250 mm, rộng 1 - 4 mm. Đường kính đầu 0,284 - 0,358
mm, vòi dài 0,051 - 0,058 mm, có 100 móc vòi xếp thành một vòng, móc dài 0,06 - 0,08
mm.
Giác bám hình trứng, kích thước 0,169 - 0,175 x 0,073 - 0,076 mm. Giác có gai xếp
thành 10 hàng trên bờ giác, chiều dài gai từ hàng ngoài vào giữa giảm dần từ 0,08 - 0,09
mm. Nang lông gai hình trứng (0,075 - 0,100 x 0,044 - 0,047 mm), có 30 - 35 tinh hoàn
xếp thành hai nhóm.
Các lỗ sinh dục nằm ở tất cả các đốt sán và hơi lệch về phía trước, cạnh sườn các
đốt sau. Trong những đốt già tử cung phân thành các nang, mỗi nang chứa 4 - 12 trứng.
Kích thước trứng: 93 x 74 ụm, ấu trùng có đường kính 10 - 14 ụm.
+ Loài R. cesticillus:
Ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà rừng, chim bồ câu và các loài chim khác thuộc bộ
gà. Cơ thể dài 90 - 130 mm; rộng 1,5 - 3 mm, trứng có kích thước: 93 x 74 ụm. Đường kính
đầu 0,307 - 0,449 mm. Vòi có hình trứng rất đặc trưng, rộng 0,252 - 0,321 mm. Trên bờ
gần gốc của vòi có hai hàng gai gồm 400 - 500 gai, có chiều dài 0,0012 - 0,0015 mm. Giác
bám có đường kính 0,075 - 0,099 mm, không có gai. Lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nang

lông gai 0,172 - 0,188 x 0,072 - 0,088 mm. Có 15 - 20 tinh hoàn xếp ở nửa dưới đốt. Tử
cung phân ra thành các nang trứng, mỗi nang trứng chứa một trứng.
+ Loài R. volzi:
Ký sinh ở ruột của gà nhà, gà rừng. Sán dài 40 - 60 mm, rộng 2 mm. Đầu dài 0,3
mm, rộng 0,045 mm. Giác bám có đường kính 0,18 mm, có nhiều gai, phần trên giác có 12
- 14 hàng móc, còn ở phần dưới chỉ có 4 - 6 hàng. Gai phần ngoài giác bám lớn hơn phần
trong (0,013 và 0,018 mm), vòi nhỏ chiều ngang 0,088 mm, có hai hàng vòng móc gồm
240 móc, dài 0,04 mm. Có 30 tinh hoàn ở hai bên và phía dưới tuyến sinh dục cái. Nang
lông gai dài 0,2 mm, rộng 0,013 mm. Buồng trứng 0,20 - 0,24 mm. Noãn hoàng rộng 0,1
mm. Tử cung chia thành các nang, mỗi nang chứa 8 - 12 trứng.


- 10 + Loài R. macassarensis:
Ký sinh ở ruột của gà nhà, gà rừng. Sán dài 47 - 72 mm, đường kính đầu 0,21 - 0,25
mm. Giác bám hình bầu dục, có gai, có kích thước 0,096 - 0,100 x 0,075 - 0,085 mm, gai
xếp thành các hàng xoáy trôn ốc đều nhau, mỗi hàng 16 gai, dài 0,005 mm ở hàng ngoài,
giảm dần ở các hàng trong.
Vòi hình hạt đậu, đường kính 0,075 - 0,090 mm, có hai vòng móc, móc hàng trên
dài 0,084 mm, hàng dưới 0,072 mm. Kích thước 0,5 - 0,65 x 0,15 - 0,20 mm, chuỗi đốt có
chiều rộng lớn hơn chiều dài.
Có 20 - 28 tinh hoàn ở hai bên tuyến sinh dục cái, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích
thước 0,045 - 0,060 x 0,042 - 0,045 mm, ống dẫn tinh rất uốn khúc. Nang lông gai hình quả
lê, kích thước 0,075 - 0,200 x 0,15 - 0,50 mm, kích thước noãn hoàng 0,033 - 0,100 x
0,075 - 0,150 mm ở giữa và dưới buồng trứng.
- Các loài thuộc giống Davainea Blanchard, 1891:
Sán có kích thước nhỏ, chuỗi đốt có ít đốt. Trên đầu có 4 giác bám nhỏ. Không có
cổ. Lỗ sinh dục thường xen kẽ, ít khi ở một phía. Có từ 4 - 50 tinh hoàn. Nang lông gai có
kích thước lớn, vượt qua ống bài tiết. Mỗi nang trứng có một trứng. Ở Việt Nam mới gặp
một loài thuộc giống này (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008 [25]).
Nguyễn Thị Kỳ (1994) [9], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [15], Phạm Sỹ Lăng và

Phan Địch Lân (2002) [14], Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) [25] cho biết:
Loài Davainea proglottina: ký sinh ở ruột non của gà nhà, gà tây, gà rừng, chim bồ câu
và các loài chim khác thuộc bộ gà (Gallifomes). Dài 0,5 - 3 mm, rộng 0,18 - 0,6 mm, chỉ có
4 - 9 đốt. Đầu nhỏ, dài 0,15 - 0,25 mm, rộng 0,135 - 0,20 mm, vòi có 90 - 95 gai nhỏ, dài
0,065 - 0,075 mm. Vòi dài 0,055 mm, rộng 0,060 - 0,085 mm. Giác bám nhỏ, kích thước
0,025 - 0,035 mm, có thể tới 0,048 mm.
Đầu Davainea proglottina có 4 hàng móc. Móc có dạng gai, dài 0,0086 - 0,0054 mm.
Lỗ sinh dục xen kẽ không đều, ở nửa trước đốt sán. Túi dương vật dài bằng 2/3 chiều
ngang đốt sán. Có 12 - 15 tinh hoàn xếp 2 hàng ở nửa sau đốt sán, trứng sán rải rác trong
đốt. Đường kính trứng 0,035 - 0,04 mm.


- 11 - Giống Cotugnia Diamare, 1893:
Chuỗi đốt bao gồm những đốt rất ngắn, trừ những đốt cuối cùng. Cơ quan
sinh dục kép, tuyến sinh dục rất gần mép đốt. Tinh hoàn ở vùng giữa đốt, không
vượt ra ngoài ống bài tiết bên, hoặc có thể xếp thành hai nhóm. Trứng chứa trong
các nang nhu mô và mỗi nang chỉ có một trứng, phân bố rải rác trong đốt (Đặng
Ngọc Thanh và cs, 2008 [25]).
Theo Nguyễn Thị Kỳ (1994) [9], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [15], Đặng
Ngọc Thanh và cs (2008) [25]:
Loài Cotugnia digonopora: ký sinh ở ruột của gà. Sán dài 22 - 107 mm,
rộng 1 - 4 mm, kích thước đầu 0,66 x 1,07 mm. Kích thước vòi 1,12 x 1,40 mm.
Giác bám có kích thước 0,36 x 0,25 mm. Cổ ngắn, cơ quan sinh dục kép. Có gần
100 tinh hoàn. Nang lông gai dài 0,3 mm, hẹp, có gai nhỏ. Buồng trứng phân thuỳ.
Trứng hình bầu dục, kích thước 0,063 x 0,058 mm.
1.1.4. Chu kỳ sinh học của sán dây ký sinh ở gà
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]; Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân
(2002) [14] cho biết:
Sán dây ký sinh ở gà muốn hoàn thành vòng đời cần phải có ký chủ trung
gian, do vậy gà chỉ bị nhiễm sán dây khi nuốt phải ký chủ trung gian mang ấu trùng

có sức gây bệnh.
Đốt sán rụng theo phân ra
ngoài, trứng sán phân tán, ký chủ
trung gian ăn phải, vỏ trứng bị phân
huỷ ở ruột ký chủ trung gian, phôi 6
móc chui vào cơ thể ký chủ trung
gian tiếp tục phát triển thành ấu trùng
Cysticercoid.



ăn



chủ

trung

fMss,
f \msấ

t

A

gian có mang ấu trùng này, vào
đường tiêu hoá ký chủ trung gian bị

ít


phân huỷ, ấu trùng dùng giác hút
bám vào niêm mạc ruột phát triển
thành sán dâ trư
y ỏng thành.

Raillietina spp. [161]
Hình 1: Vòng đời của sán dây

í


- 12 Thời gian phát triển ở ký chủ trung gian là 14 - 16 ngày (mùa hè) và 66 ngày (mùa
đông) đối với ký chủ trung gian là côn trùng cánh cứng; 20 - 22 ngày với ký chủ trung gian
là nhuyễn thể trên cạn.
Thời gian hoàn thành vòng đời tuỳ loại sán dây: R. tetragona và R. echinobothrida là
19 - 23 ngày; R. cesticillus là 11 - 20 ngày; Davainea proglottina là 12 - 16 ngày.
Thời gian từ khi kiến nuốt trứng sán dây đến khi hoàn thành giai đoạn Cysticercoid là
20 - 24 ngày (Saeed A. E. M. và cs, 2009 [139]). Sau khi gà nuốt kiến, Cysticercoid được
giải phóng bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành sau 2 - 3
tuần (Permin A. và Hansen J. W., 2003 [127]).
+ Loài R. echinobothrida:
Theo Akhumiam X. (1952): vòng đời loài này cần vật chủ trung gian là loài kiến
Pheidole pallidula, ruồi nhà Musca domestica (dẫn theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002
[14]). Các đốt sán già rụng chứa nhiều trứng theo phân ra ngoài. Đốt vỡ ra, giải phóng
trứng, kiến và ruồi nhà - vật chủ trung gian ăn trứng sán vào cơ thể, phát triển thành ấu
trùng. Gà ăn kiến, ruồi có ấu trùng, ấu trùng vào ruột non gà phát triển thành sán trưởng
thành.
+ Loài R. tetragona:
Vòng đời phát triển của R. tetragona có sự tham gia của vật chủ trung gian là một số

loài kiến như: Pheidole pallidula và Tetramorium caespitum (Orlov M. F., 1975 [22]). Các giai
đoạn phát triển của ấu trùng thực hiện trong các loài kiến - vật chủ trung gian để trở thành
ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải kiến có ấu trùng sẽ nhiễm sán.
+ Loài R. cesticillus:
Vòng đời có sự tham gia của vật chủ trung gian là 19 loài bọ hung (Coleoptere) thuộc
các giống Geotrupes, Carabus, Broscus, Panagatus, Ophnus, Tenebrria, Aphodius, Plastysm và
Orytes. Các loài bọ hung ăn phải trứng sán ở môi trường tự nhiên, trứng sán sẽ phát triển
qua các giai đoạn trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu
trùng sẽ bị nhiễm sán.
+ Loài Davainea proglottina:
Ký chủ trung gian là nhuyễn thể cạn (ốc cạn). Vòng đời bắt đầu từ khi đốt sán chửa
rụng theo phân ra ngoài, vỡ ra, giải phóng trứng sán. Ký chủ trung gian


- 13 nuốt phải trứng sán, vào đến ruột, ấu trùng 6 móc nở ra, chui vào cơ thể ký chủ trung gian
và phát triển thành ấu trùng gây bệnh Cysticercoid. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu
trùng sẽ bị nhiễm sán.
Theo Permin A. và Hansen J. W. (2003) [127]: thời gian phát triển thành
Cysticercoid là 3 tuần (ký chủ trung gian gồm các loài nhuyễn thể trên cạn: Limax, Cepaea,
Agriolimax và Arion), sau khi gà nuốt các ký chủ trung gian có Cysticercoid vào đường tiêu
hóa, Cysticercoid được giải phóng, sau 2 tuần phát triển thành sán dây trưởng thành.
1.2. BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ
Cơ chế sinh bệnh
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [14]: bệnh sán dây ở gà rất phổ biến,
tuy không gây ra thể bệnh cấp tính làm chết gà hàng loạt, nhưng làm cho gà gầy yếu, giảm
tăng trọng rõ rệt đối với gà nuôi thịt và giảm sản lượng trứng đối đối với gà đẻ, gây thiệt
hại đáng kể cho chăn nuôi gà, nhất là nuôi gà thả vườn.
Nhiều gà mắc bệnh sán dây không có triệu chứng rõ rệt, bản thân chúng trở thành
nguồn gieo rắc đốt và trứng sán dây, làm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và làm bệnh lây
lan sang những đàn gà khác.

Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10];
Nguyễn Hùng Nguyệt và cs (2008) [21]) cho biết: sán dùng giác bám bám sâu vào niêm
mạc ruột gây tổn thương. Nếu nhiều sán làm tắc ruột, thủng ruột gây viêm xoang bụng. Khi
ký sinh, sán còn tiết ra chất độc làm gà bị trúng độc, sán lấy dinh dưỡng làm gà gầy yếu,
còi cọc.
Theo Dương Công Thuận (2003) [34]: tác động gây bệnh sán đối với gà con nặng
hơn gà lớn. Cũng tuỳ loài sán, mức độ gây bệnh có khác nhau. Bệnh do Davainea và
Raillietina spp. thường nặng hơn. Bệnh có thể ở thể cấp tính do sán non gây nên, kéo dài từ 1
- 7 ngày; hoặc ở dạng mãn tính do sán trưởng thành gây nên, kéo dài nhiều ngày.
Theo nhiều tác giả, khi gà nhiễm sán dây sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ, làm
giảm sức đề kháng của con vật (Padhi B. C., 1986 [119], Jansen J. và


- 14 Pandy V. S., 1989 [90], Sonajya E. B., 1990 [148], Salfina, 1992 [142], Kunjara N. A. C.
và Sangvar A. A., 1994 [98], Bagust T. J., 1994 [50], Khalil L. F. và cs,
[95], Khan R. W. và cs, 1994 [96], Dougald L. R., 2003 [69], Permin A., Hansen J. W.,
2003 [127], Dube S. và cs, 2010 [70]). Tác hại của sán dây gà gây ra thể hiện qua 4 tác
động sau:
Tác động cơ giới: với số lượng lớn sống trong ống tiêu hoá của gà, sán dùng giác
bám bám sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương, viêm ruột và xuất huyết. Gà ỉa lỏng, phân
có lẫn máu. Gà con bị nhiễm sán thường thể hiện viêm ruột cấp và chết với tỷ lệ cao.
Tác động tiết độc tố: trong quá trình ký sinh, sán dây tiết ra độc tố. Độc tố là dịch tiết
của các tuyến trong miệng và các chất bài tiết của sán dây, độc tố tác động đến hệ thần
kinh, làm cho gà mệt mỏi, ít vận động, thích đứng ủ rũ trong bóng tối. Gà con bị bệnh cấp
tính có thể bỏ ăn, hôn mê, lên cơn động kinh và chết.
Tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng, sán nuôi dưỡng bản thân bằng cách thẩm thấu
dinh dưỡng qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Do số lượng sán nhiều và tồn tại trong thời gian kéo
dài làm gà gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, thiếu máu. Gà bị nhiễm sán nặng giảm tăng trọng rõ
rệt đối với gà nuôi thịt và giảm sản lượng trứng đối với gà đẻ.
Tác động mang trùng:, sán bám chặt vào niêm mạc ruột gây tổn thương, phá vỡ

phòng tuyến thượng bì, tạo điều kiện cho vi khuẩn (E.colli, Salmonella...) từ môi trường xâm
nhập gây nên các bệnh ghép với bệnh sán dây.
Dịch tễ học của bệnh sán dây gà
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học các bệnh
do sán dây gây ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn ít và chưa hệ thống nên chưa phản
ánh đầy đủ những vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh.
Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) [25] cho biết: Viện Động vật học Peterburg (1962)
đã công bố 9 loài sán dây, trong đó loài R. (Paroniella) tinguiana được phát hiện lần đầu tiên.
Năm 1968, Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục, Đoàn Tuân phát hiện được gà ở Hà
Bắc (cũ) nhiễm 4 loài: Cotugnia digonopora, R. tetragona,


×