Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Công Tác Thống Kê Văn Thư Lưu Trữ Của Chính Quyền Cơ Sở _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.64 KB, 50 trang )

BÀI GIẢNG

CÔNG TÁC THỐNG KÊ VĂN THƯ LƯU
TRỮ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
ThS. Lê Văn Quyến
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước



NỘI DUNG
I. CÔNG TÁC THỐNG KÊ
II.CÔNG TÁC LƯU TRỮ


I. CÔNG TÁC THỐNG KÊ

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC
THỐNG KÊ
a.Đối tượng thống kê
Thống kê học là mặt lượng trong sự liên hệ mật
thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn, trong
điều kiện thời gian, không gian cụ thể


b. Các khái niệm thường dùng trong công tác thống kê
- Thống kê

Là môn học thu thập, trình bày các dữ liệu, phân
tích, diễn giải để từ đó tìm ra bản chất hay một quy
luật về một hiện tượng.
- Thông tin thống kê


Bao gồm số liệu thống kê, bản phân tích các số liệu
đó, là sản phẩm thu được của hoạt động thống kê do
một tổ chức hoặc một cá nhân nhất định tiến hành
trong một không gian và thời gian cụ thể


b. Các khái niệm thường dùng trong công tác thống

- Tổng thể thống kê

Là hiện tượng số lớn, bao gồm những đơn vị,
hoặc phần tử cấu thành hiện tượng số lớn bao
gồm những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành
hiện tượng cần được quan sát, phân tích mặt
lượng của chúng.


b. Các khái niệm thường dùng trong công tác thống

- Chỉ tiêu thống kê
Là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh
quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của
hiện tượng kinh tế - xã hội, tự nhiên trong điều kiện
thời gian- không gian cụ thể.
- Hoạt động thống kê
Là thu thập những thông tin định lượng về hiện
tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể, trên cơ sở
đó phát hiện bản chất, quy luật phát triển của hiện
tượng, giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn



2. Tổ chức thống kê Việt Nam

a. Hệ thống thống kê nhà nước
- Hệ thống thống kê nhà nước tập trung

- Hệ thống tổ chức thống kê tập trung của cơ
quan nhà nước ở trung ương


b. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thống kê
nhà nước
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
thống kê;
- Cơ quan thống kê TW thực hiện công tác
thống kê trong nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn
thuộc nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực,
ngành theo quy định của chính phủ
- ủy ban nhân dân tỉnh-tp thuộc TW trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm quản lý nhà nước về thống kê


c. Điều tra thống kê tại chính quyền cơ sở
-Khái niệm điều tra thống kê

Là hình thức thu thập thông tin thống kê theo
phương pháp điều tra, là việc tổ chức một cách
khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc
thu thập, nghi chép nguồn tài liệu ban đầu về

hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể
về thời gian và không gian


- Ý nghĩa của điều tra thống kê

+ Là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực
trạng hiện tượng nghiên cứu
+ Cung cấp những luận cứ cho việc phân tích,
phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động, những
yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng
nghiên cứu
+ Là căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu
hướng, quy luật hiện tượng trong tương lai
+ Giúp cho việc xây dựng các định hướng, các
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong
tương lai


- Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê
+ Trung thực
+ Chính xác
+ Kịp thời
+ Đầy đủ


- Các loại điều tra thống kê
+ Điều tra thống kê thường xuyên và không
thường xuyên
+Điều tra toàn bộ và không toàn bộ



- Phương pháp thu thập thông tin trong
điều tra thống kê
+ Phương pháp đăng ký trực tiếp
+ Phương pháp phỏng vấn


3. Công tác báo cáo thống kê

a.Chế độ báo cáo thống kê
-Khái niệm:
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở gồm các
quy định về đối tượng thực hiện, phạm vi,
nội dung, báo cáo, kỳ hạn, thời gian thực
hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành để thu thập
thông tin thống kê từ các chứng từ, sổ ghi
chép số liệu ban đầu.


3. Công tác báo cáo thống kê
a.Chế độ báo cáo thống kê
-Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở
+ Không được trùng lặp về nội dung, kỳ báo cáo giữa
các chế độ báo cáo
+ Đáp ứng yêu cầu của chế độ báo cáo thống kê tổng
hợp và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực
+ đảm bảo tính khả thi
-Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở

-Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ báo
cáo thống kê cơ sở


b. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Khái niệm:

Bao gồm các quy định về đối tượng thực hiện,
phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn
thực hiện, nơi nhận báo cáo do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành để tổng hợp
thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ
sở, báo cáo tài chính, kết quả các cuộc điều tra
thống kê và các nguồn tin khác.


b. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp.
+ Việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
phải căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đáp ứng yêu cầu kinh tế -xã hội;
+ Không được trùng lắp về nội dung, kỳ báo cáo
giữa các chế độ báo cáo;
+ Bảo đảm tính khả thi.


b. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
- Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê

tổng hợp
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện chế độ
báo cáo thống kê tổng hợp
+ Tổ chức thu thập, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo
cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê tổng
hợp
+ Lập báo cáo chế độ báo cáo thống kê tổng hợp trung
thực, chính xác
+ Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính liên quan đến chế độ báo cáo thống kê tổng
hợp


c. Thẩm địịnh chế độ báo cáo thống kê
Cục thống kê có trách nhiệm thẩm định
về chuyên môn, nghiệp vụ đối với chế
độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo
cáo thống kê tổng hợp thuộc thẩm
quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang
bộ, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm
sát nhân dân tối cao.


II. CÔNG TÁC VĂN THƯ
1.Các khái niệm công tác văn thư
a. Văn bản
Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là một
phương tiện để ghi nhận và truyền đạt các
thông tin, quyết định từ chủ thể này sang
chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn

ngữ nhất định nào đó.


Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các
tài liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định,
được sử dụng trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính
trị - xã hội, các tổ chức kinh tế...


b. Công tác văn thư
Công tác văn thư là họat động đảm bảo thông
tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý và điều hành các công việc
trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và
các đơn vị vũ trang nhân dân.


c. hồ sơ
Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ ( hoặc một ) văn
bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn
đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có
cùng một đặc điểm chung về thể loại hoặc tác
giả hình thành tài liệu trong quá trình giải
quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân


2. Ý nghĩa, vai trò của công tác văn thư

-Cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin cần
thiết phục vụ nhiệm vụ quản lý, điều hành và các
công việc chuyên môn của mỗi cơ quan, tổ chức
nói chung.
- Giải quyết nhanh chóng công việc của cơ quan
- Lưu gĩư lại đầy đủ chứng cứ về mọi hoạt động
của cơ quan, tổ chức


×