Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát thực trạng công tác quản lí môi trường trong chăn nuôi tại huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.96 KB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐẶNG THỊ HÀ NGÂN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp

HÀ NỘI - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐẶNG THỊ HÀ NGÂN

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TRONG CHĂN NUÔI
TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN NGỌC SƠN

HÀ NỘI - 2014




LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn
Ngọc Sơn TT phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tận
tình hƣớng dẫn và truyền đạt cho tôi các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
và những kinh nghiệm học thuật quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – KTNN
Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc tiếp thu
những kiến thức chuyên môn về chuyên ngành kĩ thuật nông nghiệp
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này mặc dù đã hết sức cố gắng
nhƣng chắc chắn không thể tránh đƣợc những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong
nhận đƣợc ý kiến đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đặng Thị Hà Ngân

Đặ

T ị Hà N â

Lớ

36C – Sp KTNN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày

trong khóa luận: “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG TRONG CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI”, dưới sự hướng dẫn của T S. N

yễ N ọc Sơ là hoàn

toàn trung thực và không trùng với kết quả của tác giả khác. Nếu sai, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên
Đặng Thị Hà Ngân

Đặ

T ị Hà N â

Lớ

36C – Sp KTNN


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ...................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam ................................................. 3
1.2. Định hƣớng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 ........................................... 4
1.3. Ảnh hƣởng của chăn nuôi đến môi trƣờng ................................................ 5

1.4. Công tác quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi ở nƣớc ta ............... 12
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 16
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Đông Anh .............................. 16
3.2. Quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi tại Đống Anh .................................. 19
3.3. Các tiêu chí đảm bảo về môi trƣờng của cơ sở chăn nuôi ....................... 25
3.4. Công tác quản lý môi trƣờng trong hoạt động chăn nuôi ........................ 27
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trƣờng ...................... 30
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 34
1. Kết luận ....................................................................................................... 34
2. Kiến nghị. .................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 39

Đặ

T ị Hà N â

Lớ

36C – Sp KTNN


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển chăn nuôi vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng, vừa
góp phần giúp ngƣời dân ở vùng nông thôn và ven đô tăng thu nhập, xoá đói

giảm nghèo. Theo Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg ngày 16/01/2008 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm
2020, ngành chăn nuôi sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa, từng
bƣớc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.[11]
Mặc dù vậy, một trong những hạn chế lớn của ngành chăn nuôi là gây ô nhiễm
môi trƣờng do chất thải từ vật nuôi (phân, nƣớc giải) và một lƣợng lớn nƣớc,
rác thải từ vệ sinh chuồng trại. Thống kê cho thấy trung bình bò thải ra 15 kg
chất thải/con/ngày; lợn thải 1,5 - 2,5 kg chất thải/con/ngày và gia cầm thải
100 - 120 g chất thải/con/ngày. Lƣợng nƣớc sử dụng cho lợn vào khoảng 100
lit/con/ngày, chủ yếu là tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại.
Nhiều nghiên cứu đều đi đến nhận định: chất thải, kể cả nƣớc thải vệ sinh
chuồng trại từ các hoạt động chăn nuôi đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trƣờng không khí và ảnh hƣởng nặng nề tới nguồn nƣớc và tài nguyên đất, ảnh
hƣởng tới sức khỏe của con ngƣời…; Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
chƣa đƣợc khống chế, chăn thả tràn lan, chăn nuôi nhỏ lẻ và không có công
nghệ chế biến chất thải là các nguyên nhân làm chăn nuôi đƣợc coi là ngành gây
ô nhiễm môi trƣờng lớn ở nƣớc ta. [1][7]
Nhƣ chúng ta đã biết một trong những nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng
đối với hoạt động chăn nuôi là trong quá trình chăn nuôi, cơ sở phải thực hiện
các biện pháp xử lý chất thải theo quy định. Trƣờng hợp hoạt động chăn nuôi
gây ô nhiễm môi trƣờng, chủ cơ sở chăn nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý,
khắc phục triệt để, trƣờng hợp không khắc phục đƣợc phải ngừng hoạt động
chăn nuôi, thông báo khả năng gây tổn hại cho dân cƣ xung quanh, đồng thời
Đặ

T ị Hà N â

1

Lớ


36C – Sp KTNN


báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, cơ quan quản lý
nhà nƣớc về chăn nuôi - thú y của địa phƣơng.[6]
Tuy nhiên, thực tế công tác quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi ở nƣớc
ta chƣa phát huy hiệu quả, hoạt động quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi còn
yếu kém dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi trở thành vấn đề nan giải.
Ở những khu vực chăn nuôi phát triển nhƣ Đông Anh, trong điều kiện
mật độ dân cƣ lớn, đất chật, ngƣời đông, quy hoạch chăn nuôi xa khu dân cƣ
còn đang trong giai đoạn triển khai nếu không có các giải pháp hữu hiệu để
quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi cũng nhƣ quản lí môi trƣờng trong chăn
nuôi thì ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm gây ra sẽ vô cùng
nặng nề.
Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: Khảo sát hiện trạng quản lý
môi trường trong chăn nuô tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục ê



q

- Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng vấn đề và tìm kiếm những giải
pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi trong hoàn
cảnh cụ thể.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi của cộng đồng và
đƣa hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi theo đúng pháp luật.
* Mục ê cụ




- Khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh và hoạt
động quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi;
- Đánh giá công tác quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi tại Đông Anh
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trƣờng trong
chăn nuôi.

Đặ

T ị Hà N â

2

Lớ

36C – Sp KTNN


PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông
qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. [2]
Sản lƣợng lƣơng thực tăng nhanh trong thời gian gần đây đƣa Việt Nam
từ một nƣớc thiếu lƣơng thực trong thập kỷ 80 trở thành nƣớc xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 - 3 thế giới. Sản xuất lƣơng thực đạt sản lƣợng cao đã tạo điều

kiện tốt cho sự phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và
đƣa chăn nuôi phát triển nhanh và ổn định.
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO): Châu Á sẽ
trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất.
Thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) năm 2013[11]:
Chăn nuôi trâu: tổng số trâu của cả nƣớc năm 2013 khoảng 2,56 triệu con.
Đàn trâu chủ yếu đƣợc nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi và trung du với khoảng
1,4 triệu con (chiếm 55,6% của cả nƣớc), vùng đồng bằng đàn trâu chiếm tỷ lệ
thấp và có xu hƣớng giảm dần do diện tích chăn thả thu hẹp và cơ giới hóa
trong nông nghiệp ngày càng cao.
Chăn nuôi lợn: Lợn là loài vật nuôi có khả năng lợi dụng tốt các phụ phẩm
công- nông nghiệp, khả năng sinh sản cao, quay vòng khá nhanh, cho phân bón
nhiều và tốt. Vì vậy chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nông dân
và là ngành chăn nuôi chủ yếu ở nƣớc ta. Theo kết quả điều tra 1/10/2013 của
Tổng cục Thống kê, cả nƣớc hiện có 26,3 triệu con lợn; đàn lợn nái có 3,9 triệu
con. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ

Đặ

T ị Hà N â

3

Lớ

36C – Sp KTNN


năm trƣớc. Đàn lợn vẫn đƣợc nuôi chủ yếu theo phƣơng thức bán thâm canh
trong nông hộ (90 - 95%) với quy mô nhỏ (3- 5 con/hộ), số hộ nuôi quy mô

lớn hơn từ 6 con trở lên chỉ chiếm 1,8%. Một tỷ lệ nhỏ đàn lợn (5- 10%) đƣợc
nuôi trong các trang trại theo phƣơng thức thâm canh (công nghiệp) [11]
Chăn nuôi gia cầm: Tổng số gia cầm của cả nƣớc năm 2013 ƣớc đạt 314,7
triệu con; trong đó gà có 231,8 triệu con.
1.2. Định hƣớng phát triển chăn nuôi đến năm 2020
Ngày 16/01/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
10/2008/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm
2020 [11], trong đó nêu mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi đến năm 2020:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phƣơng
thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo
chất lƣợng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%,
trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế
có hiệu quả cácbệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phƣơng thức trang trại,
công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử
lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến giải
pháp quy hoạch trong chăn nuôi để vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa bảo vệ
môi trƣờng:
- Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng
vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong
từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ
môi trƣờng;

Đặ

T ị Hà N â


4

Lớ

36C – Sp KTNN


- Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều
kiện về đất đai, nguồn nƣớc ngọt và bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhƣ Trung
du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng
bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ;
- Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia
cầm theo hƣớng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, vệ sinh thú y,
an toàn thực phẩm và xử lý môi trƣờng...
 Định hƣớng phát triển chăn nuôi của thành phố Hà Nội trong thời gian

tới
Tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi
quy mô lớn ngoài khu dân cƣ theo Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày
17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội nhằm phát huy, khai thác tối đa điều
kiện thuận lợi, tiềm năng lợi thế của vùng, địa phƣơng phù hợp với từng đối
tƣợng vật nuôi.
- Xây dựng các thƣơng hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của

Thủ đô. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các giống bản địa, truyền thống.
- Định hƣớng và xây dựng vùng nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ công

nghiệp tập trung.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về chăn nuôi, chế biến công nghệ


cao theo hƣớng giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm./.
1.3. Ảnh hƣởng của chăn nuôi đến môi trƣờng
Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh
nhiều vấn đề về chất lƣợng môi trƣờng, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân
cƣ địa phƣơng và ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên mà nguyên
nhân chính là do sự phát triển không bền vững của ngành chăn nuôi, cộng với
công tác quản lý và xử lí chất thải chăn nuôi còn yếu kém.
1.3.1. Chất thải chăn nuôi
1.3.1.1. Khối lƣợng chất thải
Đặ

T ị Hà N â

5

Lớ

36C – Sp KTNN


Hàng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lƣợng phân và nƣớc tiểu rất
lớn. Khối lƣợng phân và nƣớc tiểu đƣợc thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối
lƣợng cơ thể gia súc. Thống kê cho thấy trung bình bò thải ra 15 kg chất
thải/con/ngày; lợn thải 1,5 - 2,5 kg chất thải/con/ngày và gia cầm thải 100 120 g chất thải/con/ngày.[7]
Khối lƣợng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn
phát triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng đối với
gia súc, lƣợng phân và nƣớc tiểu tăng nhanh theo quá trình tăng thể trọng.
Nếu tính trung bình theo khối cơ thể thì lƣợng phân thải ra mỗi ngày của vật
nuôi rất cao, nhất là đối với gia súc cao sản.
Ngoài phân và nƣớc tiểu, lƣợng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết,

các vật dụng chăm sóc, nƣớc tắm gia súc và vệ sinh chuồng nuôi cũng đóng
góp đáng kể làm tăng khối lƣợng chất thải. Lƣợng nƣớc sử dụng cho lợn vào
khoảng 100 lit/con/ngày, chủ yếu là tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại.[7]
1.3.1.2. Thành phần chất thải chăn nuôi [7]
Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả
các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lƣu trữ, chế
biến hay sử dụng chất thải. Các chất thải chăn nuôi đƣợc phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm nhƣ phân, nƣớc tiểu, lông, vảy
da và các phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm...
- Nƣớc thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và
thiết bị chăn nuôi, nƣớc làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi…
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình
chăn nuôi.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mƣơng dẫn, hố chứa hay lƣu trữ và chế biến hay xử lý
chất thải

Đặ

T ị Hà N â

6

Lớ

36C – Sp KTNN


Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm
môi trƣờng, làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển của gia súc, gia cầm

và sức khỏe của con ngƣời.
 Phân
Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá của gia súc, gia cầm
bị bài tiết ra ngoài qua đƣờng tiêu hóa. Chính vì vậy phân gia súc là sản phẩm
dinh dƣỡng tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác nhƣ cá, giun…. Do
thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các
sản phẩm độc, khi phát tán vào môi trƣờng có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi,
cho con ngƣời và các sinh vật khác. Thành phần hoá học của phân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các
sản phẩm trao đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lƣợng, vi lƣợng).
- Nƣớc: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối
lƣợng của phân.
Do hàm lƣợng nƣớc cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi trƣờng
tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chât hữu cơ tạo
nên các sản phẩm có thể gây độc cho môi trƣờng.
 Nƣớc tiểu
Nƣớc tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều
độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi
trƣờng có thể chuyển hoá thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con ngƣời
và môi trƣờng. Thành phần chính của nƣớc tiểu là nƣớc, chiếm 99% khối
lƣợng. Ngoài ra một lƣợng lớn nitơ (chủ yếu dƣới dạng urê) và một số chất
khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, axít mật và nhiều sản phẩm phụ của quá
trình trao đổi chất của con vật...
Trong tất cả các chất có trong nƣớc tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và
dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac
Đặ

T ị Hà N â


7

Lớ

36C – Sp KTNN


gây mùi khó chịu. Amoniac là một khí rất độc và thƣờng đƣợc tạo ra rất nhiều
từ ngay trong các hệ thống chuồng trại, nơi lƣu trữ, chế biến và trong giai
đọan sử dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nƣớc tiểu gia súc đƣợc sử dụng hợp lý
hay bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dƣỡng giàu nitơ,
photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
 Nƣớc thải
Nƣớc thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nƣớc tiểu, nƣớc tắm gia súc,
rửa chuồng. Nƣớc thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lƣợng
phân đƣợc gia súc, gia cầm thải ra. Nƣớc thải là dạng chất thải chiếm khối lƣợng
lớn nhất trong chăn nuôi. Theo khảo sát của Trƣơng Thanh Cảnh và ctv (2006)
[3] trên gần 1.000 trại chăn nuôi heo qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam
cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lƣợng lớn nƣớc cho
gia súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra đƣợc pha thêm với từ 20 đến
49 kg nƣớc. Lƣợng nƣớc lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc
hay dùng để rửa chuồng nuôi hàng ngày… Việc xử dụng nƣớc tắm cho gia súc
hay rửa chuồng làm tăng lƣợng nƣớc thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu
gom và xử lý nƣớc thải sau này. Thành phần của nƣớc thải rất phong phú, chúng
bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong
đó nhiều nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nƣớc thải chăn nuôi còn
chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh
sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi
sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho
cả môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải phụ thuộc vào thành phần của
phân, nƣớc tiểu gia súc, lƣợng thức ăn rơi vãi, mức độ và phƣơng thức thu gom
(số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân trƣớc
khi rửa chuồng), lƣợng nƣớc dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại…
 Xác gia súc, gia cầm chết
Đặ

T ị Hà N â

8

Lớ

36C – Sp KTNN


Xác gia súc, gia cầm chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi.
Thƣờng các gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng
là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia
súc chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc
tố có thể đƣợc lƣu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi
trƣờng nƣớc và không khí, gây nguy hiểm cho ngƣời, vật nuôi và khu hệ sinh
vật trên cạn hay dƣới nƣớc. Gia súc, gia cầm chết có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Việc xử lý phải đƣợc tiến hành nghiêm túc. Gia súc, gia cầm
bị bệnh hay chết do bị bệnh phải đƣợc thiêu hủy hay chôn lấp theo các quy
định về thú y. Chuồng nuôi gia súc bị bệnh, chết phải đƣợc khử trùng bằng
vôi hay hóa chất chuyên dùng trƣớc khi dùng để nuôi tiếp gia súc. Trong điều
kiện chăn nuôi phân tán, nhiều hộ gia đình vứt xác chết vật nuôi bị chết do bị
dịch ra hồ ao, cống rãnh, kênh mƣơng… đây là nguồn phát tán dịch bệnh rất
nguy hiểm.

 Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, ngƣời chăn nuôi thƣờng dùng rơm, rạ
hay các chất độn khác,… để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những vật
liệu này sẽ đƣợc thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lƣợng không
lớn, nhƣng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do phân, nƣớc
tiểu các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng cũng phải đƣợc thu
gom và xử lý hợp vệ sinh, không đƣợc vứt bỏ ngoài môi trƣờng tạo điều kiện
cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trƣờng.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì
thức ăn chứa nhiều chất dinh dƣỡng dễ bị phân hủy trong môi trƣờng tự
nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô
nhiễm môi trƣờng xung quanh, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển của
gia súc và sức khỏe con ngƣời.
 Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Đặ

T ị Hà N â

9

Lớ

36C – Sp KTNN


Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ nhƣ bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thứa ăn, thuốc thú y,… cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm
môi trƣờng. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng
thuốc có thể xếp vào các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý nhƣ
chất thải nguy hại.

 Khí thải
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất. Có tới
trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4,
NH3, NO2, N2O, NO, H2S, …và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết
các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con ngƣời và môi
trƣờng.
Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thóang kém thƣờng dễ
tạo ra các khí độc ảnh hƣởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công
nhân chăn nuôi và ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân xung quanh khu vực
chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn nuôi đƣợc thu gom sớm, lữu trữ và xử lý
hợp quy cách, ở điều kiện bình thƣờng, các chất bài tiết từ gia súc , gia cầm
nhƣ phân và nƣớc tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có
khả năng gây độc cho ngƣời và vật nuôi nhất là các bệnh về đƣờng hô hấp,
bệnh về mắt, tổn thƣơng các niêm mạc, gây ngạt thở, xẩy thai và ở trƣờng hợp
nặng có thể gây tử vong.
 Tiếng ồn
Tiếng ồn trong chăn nuôi thƣờng gây nên bởi hoạt động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong
chăn nuôi. Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định
(thƣờng là ở thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc
gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là trong những khu
chuồng kín. Ngƣời tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và các khí
độc ở nồng độ cao trong chuồng nuôi hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào
Đặ

T ị Hà N â

10

Lớ


36C – Sp KTNN


tình trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hƣởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức
đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra tiếng ồn quá lớn còn có thể gây nên hiện
tựơng điếc tạm thời hay mất hẳn thính giác sau một thời gian dài tiếp súc với
tiếng ồn.[2]
1.3.2. Ô nhiễm do chăn nuôi
Hầu hết các nghiên cứu về ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi tại các
địa phƣơng khác nhau, trên các mô hình chăn nuôi khác nhau và đối tƣợng vật
nuôi khác nhau [1][8]... đều có chung một số nhận xét:
- Việc phát triển chăn nuôi đã kéo theo sự gia tăng về mức độ ô nhiễm
môi trƣờng ở các vùng nông thôn. Phát triển sản xuất chăn nuôi với qui mô
ngày càng lớn, với mật độ nuôi cao có thể gây ô nhiễm từ bên trong chuồng
trại, ô nhiễm từ hệ thống lƣu trữ chất thải và ô nhiễm từ nguồn nƣớc thải sinh
ra trong việc dội chuồng và tắm rửa gia súc.
- Trang trại, gia trại và hàng vạn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã trở thành tâm
điểm về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.
- Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nƣớc do các chất thải chăn nuôi
đã làm ảnh hƣởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khoẻ con ngƣời.
- Đặc biệt nguy hiểm ô nhiễm môi trƣờng về vi sinh vật (các mầm
bệnh truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh nhƣ ỉa chảy, lở mồm
long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1.
- Chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất. Chăn
nuôi sử dụng tới 70% diện tích đất giành cho nông nghiệp hoặc 30% diện tích
bề mặt của hành tinh. Trên toàn cầu, có 4 nguồn phát thải lớn nhất khí nhà
kính: sử dụng năng lƣơng hóa thạch, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi (bao
gồm cả sử dụng phân bón từ chăn nuôi) và khí sinh ra từ công nghiệp lạnh.
Chăn nuôi sản sinh ra tới 18% tổng số khí nhà kính của thế giới tính quy đổi

theo CO2, trong khi đó ngành giao thông chỉ chiếm 13,5%. Chăn nuôi sinh ra
65% tổng lƣợng NO, 37% tổng lƣợng CH4 hay 64% tổng lƣợng NH3 do họat
Đặ

T ị Hà N â

11

Lớ

36C – Sp KTNN


động của loài ngƣời tạo nên. Chăn nuôi đóng góp đáng kể đến việc làm tăng
nhiệt độ trái đất do sản sinh các khí gây hiệu ứng nhà kính nhƣ CH4, CO2,
NH3…, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất, sinh hoạt và biến đổi
khí hậu toàn cầu.[1]
1.4. Công tác quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi ở nƣớc ta
Theo kết quả thống kê năm 2010, cả nƣớc có khoảng 8,5 triệu hộ có
chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình; khoảng 18 nghìn trang trại chăn
nuôi tập trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ
thống xử lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhƣng hiệu quả xử lý
chƣa triệt để. Chăn nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% tƣơng ứng với
khoảng 5.950.000 hộ có chuồng trại chăn nuôi, trong đó mới có khoảng 8,7%
hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm Biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Còn khoảng
23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi và chỉ có 0,6% số hộ có
cam kết bảo vệ môi trƣờng. Số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải
bằng biogas khoảng 67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động
môi trƣờng [9]

Hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm của nƣớc ta thải vào môi trƣờng
khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn. Đây là một trong những nguồn chất thải lớn
đang gây ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn. Trong mối quan tâm chung về môi
trƣờng nông thôn thì những quan ngại về chất thải chăn nuôi thƣờng đƣợc gắn
nhiều hơn với chăn nuôi lợn do số lƣợng tƣơng đối lớn và tập trung, chiếm
tới 70% tổng đàn gia súc trong khi các gia trại chăn nuôi các loại khác chỉ có
quy mô nhỏ và phân tán [9]
Hiện nay, phƣơng thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy,
việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nƣớc ta gặp nhiều khó khăn. Những
năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ đƣợc xử lý bằng 3 biện pháp chủ
yếu sau đây:
Đặ

T ị Hà N â

12

Lớ

36C – Sp KTNN


- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mƣơng và trực tiếp xuống ao,
hồ;
- Chất thải đƣợc ủ làm phân bón cho cây trồng;
- Chất thải chăn nuôi đƣợc xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phƣơng pháp khác, nhƣng chƣa đƣợc nhân
rộng nhƣ xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nƣớc, bèo lục
bình..), xử lý bằng hồ sinh học.
Việc tăng số lƣợng gia súc đã làm tăng số lƣợng chất thải chăn nuôi và

gây ô nhiễm môi trƣờng. Do đó việc đặt ra quản lí chất thải chăn nuôi để vừa
ngăn chặn tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải này vừa tái tạo năng lƣợng phục
vụ sản xuất đang là vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi gây ra, nhiều
chuyên gia cho biết cần đẩy nhanh tiến độ qui hoạch các vùng chăn nuôi, giết
mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trƣờng. Cùng với đó, tăng cƣờng quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng chăn nuôi, thực hiện thanh kiểm tra theo pháp luật về
cam kết bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở chăn nuôi. Qua đó, xử lý dứt điểm
các cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biến gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi
trƣờng.
Đã có một số chƣơng trình/ dự án hợp tác quốc tế về xử lí chất thải
chăn nuôi ( với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…). Nhiều doanh nghiệp
cũng đã cung cấp các dịch vụ xử lí chất thải vật nuôi. Tuy vậy cho đến nay,
các chất thải vật nuôi ở nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc xử lí nhiều, hoặc có xử lí
nhƣng công nghệ xử lí chƣa triệt để
Quản lí nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong chăn nuôi còn nhiều bất
cập về nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lí
địa phƣơng để triển khai công tác BVMT trong chăn nuôi chƣa đạt nhiều hiệu
quả. Các chƣơng trình/ dự án hợp tác quốc tế chƣa phát huy rộng rãi và có

Đặ

T ị Hà N â

13

Lớ

36C – Sp KTNN



hiệu quả trong công tac BVMT chăn nuôi; chƣa thu hút đƣợc sự đầu tƣ ở
nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi
Thêm vào đó, nhận thức của ngƣời chăn nuôi về BVMT trong chăn
nuôi có hạn chế cộng với các cơ sở chăn nuôi ở Việt Nam phát triển tự phát,
chƣa theo quy hoạch, chủ yếu còn xây dựng ngay trong khu dân cƣ, gây ô
nhiễm lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải chăn nuôi gây ra, nhiều
chuyên gia cho biết, cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các vùng chăn nuôi,
giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trƣờng. Cùng với đó, tăng cƣờng quản lí
nhà nƣớc về môi trƣờng chăn nuôi, thực hiện thanh tra kiểm tra theo pháp luật
về cam kết bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở chăn nuôi. Qua đó, xử lí dứt điểm
các cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biến gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi
trƣờng.[5]

Đặ

T ị Hà N â

14

Lớ

36C – Sp KTNN


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Công tác quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh
- Thực trạng quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi tại Đông Anh
- Công tác quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi tại Đông Anh
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí môi trƣờng trong chăn
nuôi
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp điều tra tại thực địa kết hợp phỏng vấn
- Sử dụng phiếu điều tra: lập phiếu điều tra gửi đến ngƣời dân địa
phƣơng và chính quyền cơ sở để lấy ý kiến về hiện trạng quản lý môi trƣờng
tại các cơ sở chăn nuôi.

\

Đặ

T ị Hà N â

15

Lớ

36C – Sp KTNN


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Đông Anh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến phát triển chăn
nuôi của huyện Đông Anh [14]
Đông Anh là một huyện ngoại thành của Hà Nội, gồm có 23 xã và 1 thị
trấn.
- Diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 9921
ha, đất canh tác là 7622.24 ha, đất công nghiệp và đô thị là 686.76 ha.
- Dân số toàn huyện là 283.297 ngƣời. Trong đó, vùng nông nghiệp là
255.228 ngƣời (chiếm 90.1%), dân số khu công nghiệp và đô thị là 28.069
ngƣời (chiếm 9.9%).
- Tổng số lao động từ 18 tuổi đến 55 tuổi khoảng 170.000 ngƣời (chiếm
60% dân số), nữ thanh niên từ 18t-35 tuổi khoảng 41.000 ngƣời.
- Số lao động có việc làm nhƣng thu nhập thấp, không ổn định khoảng
47.600 ngƣời (trong đó nữ thành niên khoảng 25.700 ngƣời). Số lao động
không có việc làm khoảng 14.700 ngƣời (trong đó nữ thanh niên 7.800
ngƣời). [14]
- Về kinh tế, Đông Anh là một trong những huyện của Hà Nội có nhiều
bƣớc phát triển vƣợt bậc. Kinh tế của huyện nhiều năm liền đạt mức độ tăng
trƣởng đạt 17,4% hoạt động thƣơng mại dịch vụ ngày càng mở rộng phát triển
theo hƣớng văn minh hiện đại; nhiều khu công nghiệp mới đƣợc hình thành
nhƣ khu công nghiệp Thăng Long, Nguyên Khê đã góp phần giải quyết việc
làm cho lao động địa phƣơng.
- Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đƣợc huyện quan tâm đầu tƣ mạnh, có
trọng tâm, trọng điểm với tổng đầu tƣ cao; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao với mũi nhọn là: phát triển các mô hình
trang trại tập trung, đƣa chăn nuôi tách khỏi khu dân cƣ, phù hợp với quy

Đặ

T ị Hà N â


16

Lớ

36C – Sp KTNN


hoạch, hình thành các vùng rau an toàn tại Vân Nội, Tiên Dƣơng, Nam
Hồng… Nhờ có những định hƣớng phát triển kinh tế đúng đắn, tỉ lệ hộ nghèo
trên địa bàn huyện giảm còn 0,5%. [14]
3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013 của huyện Đông Anh
Huyện Đông Anh là một trong những vùng chăn nuôi trọng điểm của
thành phố Hà Nội. Nhiều xã có phong trào chăn nuôi trang trại, gia trại phát
triển mạnh, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 60% tổng giá trị thu nhập
từ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm chăn nuôi của Đông Anh có sức cạnh
tranh cao, giữ đƣợc uy tín trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nhƣ sản phẩm
lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, thịt, trứng, vịt, gà v.v…[ ]
Tổng hợp báo cáo thống kê của trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc Sở NN-PTNT Hà Nội [15], tình hình phát triển chăn nuôi huyện Đông Anh
năm 2013 nhƣ sau:
3.1.2.1.Chăn nuôi trong khu dân cƣ
Bảng 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013
( Trong khu dân cư)
STT Đối tƣợng nuôi
1

Lợn

Tình hình chăn nuôi
Số hộ nuôi


8507

Không có hộ nuôi > 10 lợn

Tổng đàn
59.600
2



Số hộ nuôi
Tổng đàn

BQ: 7 con/hộ

9357

nái hoặc > 100 lợn thịt
BQ: 183 con/hộ

1.713.964 Không có hộ nuôi > 500 con

3

Thủy cầm

Tổng đàn

128.180


4

Bò thịt, sinh sản

Số hộ nuôi

6090

Tổng đàn

6510

5

Trâu

Tổng đàn

1132

6

Bò sữa

Số hộ nuôi

121

Tập trung ở 5 xã ( Vĩnh


Tổng đàn

349

Ngọc, Tàm Xá, Đại Mạch,
Xuân Canh, Đông Hội)

Đặ

T ị Hà N â

17

Lớ

36C – Sp KTNN


Với đàn lợn gần 60 nghìn con và đàn gà 1,73 triệu con cho thấy chăn
nuôi trong khu dân cƣ vẫn rất phát triển tại Đông Anh. Tuy không có những
hộ gia đình nuôi với quy mô lớn nhƣng bình quân chung cũng đạt 7 đầu lợn/
hộ hoặc 183 đầu gia cầm/ hộ. Điều này cũng là tình trạng chung của ngành
chăn nuôi của Hà Nội, phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng song chủ
yếu với quy mô nhỏ lẻ.
Chăn nuôi nông hộ len lỏi trong khu dân cƣ. Đầu tƣ cho chăn nuôi từ
con giống, thức ăn, quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh, nguồn nƣớc, chuồng
trại,… hạn chế, phụ thuộc vào vốn, lao động và kinh nghiệm của chủ hộ.
Thêm vào đó mật độ dân cƣ lớn, chuồng trại chăn nuôi liền kề nhà ở dẫn đến
nhiều tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi khó đƣợc đảm bảo, vấn đề xử lí chất
thải cũng gặp khó khăn dẫn đến ô nhiễm chất thải chăn nuôi trở nên khó kiểm

soát.
Để từng bƣớc xóa bỏ chăn nuôi theo kiểu tự phát, gây nhiều tác động
xấu tới môi trƣờng, Đông Anh đã chủ trƣơng xây dựng chăn nuôi theo vùng,
xã trọng điểm và xa khu dân cƣ. Đây là việc làm cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu
cầu bức xúc của ngƣời dân về ô nhiễm môi trƣờng nhƣng việc triển khai đang
gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.2. Chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cƣ
Với quan điểm tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và có
khả năng cạnh tranh nhƣ trâu bò, lợn, gia cầm.., huyện Đông Anh khuyến
khích các tổ chức và cá nhân đầu tƣ phát triển chăn nuôi theo hƣớng trang trại
công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi theo phƣơng
thức truyền thống chuyển dần sang phƣơng thức chăn nuôi trang trại, công
nghiệp.[13]

Đặ

T ị Hà N â

18

Lớ

36C – Sp KTNN


Bảng 3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi năm 2013
( Chăn nuôi trang trại tập trung ngoài khu dân cư )
STT

Đối tƣợng nuôi


Số trang

Tổng số con

trại

Quy mô đàn
( con)

1

Lợn nái

8

762

23 – 240

2

Lợn thịt

28

4664

100 -500


3

Gà thịt

4

3000

0500 – 1000

4

Gà đẻ

115

422400

1000 – 30 000

5

Vịt, ngan, ngỗng

22

20700

500- 1500


Tổng cộng

177

Từ kết quả thống kê của Trung tâm phát triển chăn nuôi gia súc lớn, Sở
NN- PTNT Hà Nội nhận thấy có 18/24 đơn vị xã, thị trấn của huyện Đông
Anh có mô hình chăn nuôi trang trại. Cụ thể có tổng cộng có 177 trang trại
chăn nuôi, chủ yếu là các trang trại chuyên về một đối tƣợng nuôi, trong đó
trang trại nuôi gà đẻ trứng chiếm số lƣợng lớn nhất 115 trang trại, sau đó đến
trang trại nuôi lợn thịt, nuôi thủy cầm, các đối tƣợng nuôi khác nhƣ lợn nái,
gà thịt…ít hơn.
Các trang trại nuôi gà đẻ có quy mô chăn nuôi rất lớn, có những trang
trại nuôi một vài vạn gà đẻ, nâng tổng đàn gà đẻ trứng lên trên 400 nghìn con.
Sản phẩm trứng gà có mặt hầu khắp các thị trƣờng khu vực nội thành Hà
Nội.Đàn thủy cầm cũng tới trên 20 nghìn con.
3.2. Quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi tại Đống Anh
Những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi là vấn
đề của hầu hết các vùng chăn nuôi trong cả nƣớc. Sự ô nhiễm đất, không khí
và nguồn nƣớc ngầm do chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hƣởng đáng kể tới hệ
sinh thái và sức khỏe con ngƣời. Ô nhiễm mùi và nƣớc thải từ các chất thải

Đặ

T ị Hà N â

19

Lớ

36C – Sp KTNN



chăn nuôi trong chuồng trại, các hệ thống dự trữ …đang là vấn đề quan tâm
của nhân dân trong các khu vực chăn nuôi.
3.2.1. Chất thải chăn nuôi và nguồn phát sinh
 Chất thải chăn nuôi: Là các chất thải ra trong quá trình chăn nuôi, gồm các
dạng chủ yếu: Chất thải rắn (bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn
thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết hàng ngày); chất thải lỏng (bao gồm
nƣớc rửa chuồng, nƣớc tắm cho vật nuôi, nƣớc tiểu, một phần phân); chất thải khí;
chất thải bán lỏng (gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng).
 Chăn nuôi càng phát triển thì chất thải càng nhiều. Chất thải phát sinh từ
tất cả các khâu hoạt động chăn nuôi. Điều tra tại các cơ sở chăn nuôi ở Đông
Anh chúng tôi nhận thấy trong các loại hình chăn nuôi, các đối tƣợng nuôi từ
khâu dinh dƣỡng, vệ sinh chăm sóc cho đến phòng chống dịch bệnh đều phát
sinh chất thải, trong đó có chất thải độc hại, chất thải khó phân hủy ở cả các
dạng rắn, lỏng và khí.
Có thể liệt kê một số loại chất thải phát sinh từ các nguồn thải sau:
Bảng 3.3. Dạng chất thải và nguồn phát sinh
Dạng chất thải

STT

Nguồn phát sinh

1

Phân, nguyên liệu đệm lót

Chuồng gà


2

Vỏ trứng gà

Trạm ấp

3

Phân, nƣớc tiểu, độn chồng

Chuồng lợn

4

Phân, nƣớc tiểu, thức ăn thô thừa

Chuồng bò sữa

5

Vỏ bao bì thức ăn

Tất cả các chuồng

6

Bao bì, vỏ chai thuốc thú y

Phòng thú y, chuồng


7

Xác vật nuôi chết

Tất cả các chuồng

8

Nƣớc vệ sinh chuồng trại, tắm cho Tất cả các chuồng
gia súc

9

Các loại khí gây mùi hôi, khí độc

Chuồng trại, hệ thống xử lí
nƣớc thải, hệ thống cống thải…

Đặ

T ị Hà N â

20

Lớ

36C – Sp KTNN



×